Đánh giá mức độ phì dưỡng của một số hồ nội thành Hà Nội - Nguyễn Thị Bích Ngọc

Urban lakes in Hanoi play different important roles in the human life such as acclimatization, culture, tourist, etc. However, under the pressure of urbanization coupled with unreasonable water sewage collector system, and pollutants discharged directly into lakes have been increased, causing water pollution in lakes. This paper presents the monitoring results of water quality in 10 lakes in Hanoi during the period from March 2014 to February 2015. Basing on the monitoring results and on the classification methods of Hakanson and Carlson, we could assess the trophic status of these lakes. The results showed that most lakes were classified at different eutrophic levels, decreasing as following trend: Ba Mau > Giang Vo > Ngoc Khanh > Truc Bach > Thanh Cong > Ho Tay > Thien Quang > Bay Mau > Ho Guom > Thu Le.

pdf9 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ phì dưỡng của một số hồ nội thành Hà Nội - Nguyễn Thị Bích Ngọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Công nghệ 55 (1) (2017) 84-92 DOI: 10.15625/0866-708X/55/1/8575 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÌ DƯỠNG CỦA MỘT SỐ HỒ NỘI THÀNH HÀ NỘI Nguyễn Thị Bích Ngọc1, Vũ Duy An1, Lê Thị Phương Quỳnh1, Nguyễn Bích Thủy1, *, Lê Đức Nghĩa1, Dương Thị Thủy2, Hồ Tú Cường2 1Viện Hóa học các Hợp chất thiên nhiên, Viện Hàn lâm KHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội 2Viện Công nghệ Môi trường, Viện HLKHCNVN, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội *Email: nguyenbichthuy2000@yahoo.co.uk Đến Tòa soạn: 28/7/2016; Chấp nhận đăng: 26/10/2016 TÓM TẮT Hệ thống hồ ở Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng về giá trị tài nguyên như: điều hòa môi trường, giải trí, văn hóa và du lịch... Tuy nhiên, áp lực của quá trình đô thị hóa, hệ thống thu gom nước thải không hợp lí, khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả xuống hồ tăng nhanh, gây ô nhiễm nước hồ đô thị. Bài báo này trình bày kết quả quan trắc chất lượng nước tại 10 hồ trong nội đô Hà Nội trong thời gian từ tháng 3 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015. Dựa trên các kết quả quan trắc và dựa vào các phương pháp phân loại của Hakanson và cs và phương pháp của Carson, chúng tôi đã đưa ra mức độ phú dưỡng của các hồ quan trắc. Kết quả cho thấy hầu hết các hồ đều bị phú dưỡng ở mức độ khác nhau, theo thứ tự giảm dần như sau: Ba Mẫu > Giảng Võ > Ngọc Khánh > Trúc Bạch > Thành Công > Hồ Tây > Thiền Quang > Bảy Mẫu > Hồ Gươm > Thủ Lệ . Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, chất lượng nước, mức độ dinh dưỡng, thành phố Hà Nội. 1. MỞ ĐẦU Hồ có mặt tại hầu hết các đô thị và đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và điều hòa nước và khí hậu, tạo cảnh quan, và là nơi vui chơi giải trí của cộng đồng. Hồ và hồ chứa có thể xếp loại theo mức độ phú dưỡng thành 4 nhóm: nghèo dinh dưỡng, dinh dưỡng trung bình, phú dưỡng và siêu phú dưỡng. Sự phân loại này có được từ các nghiên cứu và kiểm nghiệm nhiều về phú dưỡng ở các nước trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Deverlopment (OECD)) từ những năm 1970 và những năm 1980 [1]. Hầu hết các quốc gia ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á đã có hệ thống phân loại chất lượng nước sông, hồ. Ví dụ, ở Hà Lan, phân loại chất lượng nước căn cứ vào 3 thông số: DO; BOD; NH4+; tại Bỉ phân loại chất lượng nước dựa vào 4 thông số: DO; BOD; PO43- và NH4+ Ngoài ra, cũng có thể tính toán trạng thái phú dưỡng của nước hồ và nồng độ chất dinh dưỡng theo chỉ số trạng thái dinh dưỡng TSI (Trophic State Index) theo phương pháp của Carlson [2]. Đánh giá mức độ phì dưỡng của một số hồ nội thành Hà Nội 85 Hà Nội nằm ở vùng địa hình thấp của đồng bằng sông Hồng với nét đặc trưng của vùng địa lí thành phố là “thành phố sông hồ”. Theo số liệu thống kê, trong nội thành Hà Nội có khoảng 120 hồ và hồ chứa, với tổng diện tích khoảng 1.165 ha [3]. Hệ thống hồ ở Hà Nội có một bề dày lịch sử và đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của thành phố, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong đời sống cộng đồng về giá trị tài nguyên như: điều hòa môi trường, giải trí, văn hóa và du lịch,... Tuy nhiên, dưới áp lực của quá trình đô thị hóa, hệ thống thu gom nước thải không hợp lí, ý thức của người dân còn kém khiến tải lượng chất gây ô nhiễm xả xuống hồ tăng nhanh, gây ô nhiễm nước hồ đô thị. Một số kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng (NH4+; NO3-; PO43- mg/l tương ứng) trong một số hồ ở Hà Nội rất cao và dao động trong khoảng sau: hồ Ba Mẫu (8 – 10; 3 – 5; 7,3 – 10), hồ Giảng Võ (7 – 10; 2 – 10); hồ Ngọc Khánh (8 – 9; 30 – 40; 3,2 – 5) [4]. Theo kết quả phân tích nước hồ Thiền Quang năm 2010 [5], các chỉ tiêu BOD, COD, tổng P, NH4+-N, NO2--N không đạt quy chuẩn 08:2008/BTNMT cột B1. Bài báo trình bày kết quả khảo sát chất lượng nước, đặc biệt là mức độ phú dưỡng của 10 hồ nội thành Hà Nội trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 2/2015. Các kết quả quan trắc góp phần đánh giá chất lượng nước mặt và làm cơ sở dữ liệu đánh giá tình trạng phú dưỡng của các hồ nhằm cung cấp thêm cơ sở dữ liệu về môi trường hệ thống hồ trong nội thành Hà Nội. Đồng thời đánh giá mức độ ô nhiễm các hồ nội đô sau khi xây dựng bờ kè và tiến hành một số biện pháp làm sạch nước hồ. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Mẫu nước hồ được thu tại 10 hồ khảo sát trong nội thành Hà Nội, tại mỗi hồ lấy mẫu tại 3 điểm, sau đó 3 mẫu này được trộn đều với nhau thành 1 mẫu và đem phân tích chất lượng nước. Các mẫu nước hồ được lấy hàng tháng trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 2/2015 tại 10 hồ: hồ Tây, Trúc Bạch, Thiền Quang, Ba Mẫu, Bảy Mẫu, Hoàn Kiếm, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Thành Công và Thủ Lệ. Kí hiệu mẫu và một số thông số về các hồ quan trắc được trình bày trong Bảng 1. Bảng 1. Một số thông số về 10 hồ quan trắc [6] . TT Hồ Kí hiệu mẫu *Diện tích (ha) *Chiều sâu (m) 1 Hồ Tây HT 446 2 – 4 2 Hồ Trúc Bạch TB 22 1,5 – 2 3 Hồ Bảy Mẫu 7M 21,3 2 – 2,5 4 Hồ Gươm HG 12 1,5 – 2 5 Hồ Thủ Lệ TL 9,9 2 – 3 6 Hồ Thành Công TC 6,5 3 – 4 7 Hồ Giảng Võ GV 6 2,5 – 3 8 Hồ Thiền Quang TQ 5,5 3 – 4 9 Hồ Ba Mẫu 3M 4,6 2,5 – 3 10 Hồ Ngọc Khánh NK 3,5 2,5 Nguyễn Thị Bích Ngọc và NNK 86 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Lấy mẫu và phân tích mẫu Lấy mẫu, bảo quản và phân tích: Các mẫu được lấy hàng tháng trong thời gian từ tháng 3/2014 đến tháng 2/2015. Các mẫu nước hồ được lấy theo TCVN 5994 : 1995 và được lọc bằng giấy lọc GF/F. Phần mẫu nước lọc được bảo quản riêng biệt trong lọ nhựa (PE) để phân tích các chất dinh dưỡng. Mẫu nước không lọc dùng để phân tích phốt pho tổng và cát bùn lơ lửng. Đo đạc tại hiện trường: Các chỉ tiêu được đo tại thực địa bằng thiết bị đo nhanh chất lượng nước WQC-22A (TOA, Nhật Bản) và thiết bị EC500 (Đài Loan), bao gồm: nhiệt độ (0C), pH, độ dẫn điện Cond (µS/cm), độ muối (‰), tổng chất rắn hòa tan TDS (mg/l). Phân tích mẫu trong Phòng thí nghiệm (PTN): Các chỉ tiêu như NH4+ (mg/l), NO3- (mg/l), NO2- (mg/l), PO43- (mg/l), P tổng (mg/l), Si (mg/l) và Chlorophyll-a được xác định bằng phương pháp so màu trên máy DR 2800 (HACH, Mỹ) và UV – V630 theo các phương pháp của APHA [7]. 2.2.2 Xếp loại mức độ phú dưỡng Có nhiều cách phân loại mức độ phú dưỡng của các hồ. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phân loại của Hakanson và cs [8], phân loại các mức độ phú dưỡng của nước hồ như sau : Mức độ dinh dưỡng Tổng N mg/l Tổng P, mg/l Chl a, µg/l I - Nghèo dinh dưỡng (oligotrophic) II - Trung dưỡng (mesotrophic) III - Phú dưỡng (eutrophic) IV – Siêu phú dưỡng (hypertrophic) < 0,06 0,06 - 0,08 0,18 - 0,43 > 0,43 < 0,008 0,008 - 0,025 0,025 - 0,060 > 0,06 < 2 2 – 6 6 – 20 > 20 Bên cạnh đó, chúng tôi cũng kết hợp với việc đánh giá mức độ phú dưỡng thông qua việc tính toán các chỉ số TSI theo cách đánh giá của Carlson [2] như sau: Chlorophyll a (µg/l): TSI (Chl-a) = 9,81 ln (Chl) + 30,6 Tổng P (µgP/l): TSI (Tổng P) = 14,42 ln (TP) + 4,15 Tổng N (mgN/l): TSI (Tổng N) = 14,43 ln (TN) + 54,45 TSI = (TSI (Tổng N) + TSI (Tổng P) + TSI (Chl-a))/3 TSI <40: hồ nghèo dinh dưỡng; TSI 40-50: hồ dinh dưỡng trung bình; TSI 50-70: hồ phú dưỡng; TSI >70: hồ siêu phú dưỡng. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Các chỉ tiêu hoá lí Giá trị pH trung bình năm dao động từ 7,8 – 9,1, sự thay đổi của pH trong các hồ Hà Nội không rõ rệt và có tính kiềm. Giá trị pH trung bình năm của hồ Gươm cao nhất (9,1) vượt giới Đánh giá mức độ phì dưỡng của một số hồ nội thành Hà Nội 87 hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT (Cột A2), giá trị pH trung bình năm của hồ Ngọc Khánh và hồ Trúc Bạch thấp nhất (đạt 7,8) (Bảng 2). Bảng 2. Các chỉ tiêu hóa lí quan trắc tại 10 hồ ở Hà Nội (giá trị trung bình của năma, giá trị trung bình mùa khôb (tháng 3, 4, 11 và 12 năm 2014; tháng 1 và 2 năm 2015), và giá trị trung bình mùa mưac (từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2014)). Hồ Thông số 3M 7M HG GV NK HT TC TQ TL TB QCVN 08:2008/ BTNMT (Cột A2) pH a) b) c) 8,1 8,0 8,2 7,9 7,9 8,0 9,1 8,8 9,6 7,9 7,9 7,9 7,8 7,8 7,7 8,3 8,0 8,6 8,4 8,2 8,6 7,9 7,8 8,0 8,2 8,1 8,2 7,8 7,8 7,9 6 – 8,5 t 0C a) b) c) 25,7 22,5 29,5 25,6 22,3 29,4 25,5 21,5 30,1 26 22,5 30,0 25,5 21,9 29,7 25,4 21,7 29,6 25,5 21,8 29,9 25,7 22,4 29,5 26 22,5 30,0 25,5 21,7 30,0 - TDS (mg/l) a) b) c) 238,1 291 177 222,8 282 154 74,2 92 54 281,6 358 192 376,1 514 215 190,4 231 144 201,9 291 153 179,8 240 157 179,8 218 136 311,6 393 216 - EC (µS/cm) a) b) c) 419 490,7 374,2 393,9 456 325,9 132,6 150,4 114 492,7 583,4 406 644,6 831,6 446,2 334,8 383,6 290,8 403,3 465,9 323,9 361,3 400 331,4 321,3 361,1 287,3 550,9 646,3 455,6 - SS (mg/l) a) b) c) 61 31 96 13 13 13 54 62 45 22 28 16 24 29 18 34 30 38 18 17 20 16 15 16 11 14,7 7,3 25 25 26 - Tổng chất rắn hòa tan (TDS) trong các hồ Hà Nội biến đổi trong khoảng rộng từ 74,4 – 376,9 mg/l, và có sự thay đổi theo mùa rõ rệt, mùa khô có xu hướng tăng cao hơn so với mùa mưa do mùa mưa có bổ sung nước mưa hòa loãng nên nồng độ TDS giảm, mùa khô mực nước thấp do bốc hơi nước và tiếp xúc chủ yếu với nước thải đô thị nên nồng độ tăng cao (Bảng 2) . Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) dao động trong khoảng rộng từ 11 – 61 mg/l, trong đó giá trị trung bình năm của hồ Ba Mẫu đạt cao nhất (61 mg/l), hồ Thủ Lệ đạt giá trị thấp nhất (11 mg/l). Thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa có sự khác biệt nhau trong các hồ nghiên cứu. Độ dẫn điện (EC) trong các hồ Hà Nội có giá trị trung bình năm dao động trong khoảng lớn từ 133– 644,6 µS/cm và có sự thay đổi theo mùa tương tự như thông số TDS (Bảng 2). Các số liệu trong bảng 2 cho thấy các thông số chỉ tiêu hóa lí và chỉ tiêu môi trường của 10 hồ quan trắc biến đổi trong khoảng rộng, chỉ có nồng độ muối và pH là thay đổi không đáng kể. 3.2. Các chất dinh dưỡng (N, P, Si) Nguyễn Thị Bích Ngọc và NNK 88 Bảng 3. Giá trị trung bình năma, giá trị cao nhất Maxb và giá trị thấp nhất Minc của hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trắc tại 10 hồ ở Hà Nội. Hồ Thông số 3M 7M HG GV NK HT TC TQ TL TB QCVN 08:2008/ BTNMT (Cột A2) NO2- mgN/l a) b) c) 0,140 0,414 0,003 0,116 0,552 0,025 0,019 0,228 0,001 0,193 1,338 0,002 0,246 0,537 0,009 0,039 0,120 0,005 0,048 0,122 0,007 0,149 1,194 0,005 0,024 0,073 0,005 0,179 0,369 0,002 0,020 NO3- mgN/l a) b) c) 0,516 2,087 0,070 0,805 1,268 0,240 0,223 1,752 0,014 0,434 2,045 0,014 0,785 2,104 0,029 0,432 1,599 0,085 0,858 1,752 0,072 0,408 1,396 0,079 0,282 0,964 0,056 0,853 1,544 0,181 5 NH4+ mgN/l a) b) c) 3,349 20,736 0,048 0,891 2,996 0,002 0,108 0,687 0,009 2,164 16,526 0,012 1,662 9,246 0,023 0,806 2,434 0,017 0,872 5,833 0,012 1,495 4,706 0,016 0,566 1,879 0,023 1,255 3,116 0,015 0,200 Si mgSi/l a) b) c) 4,372 8,891 0,100 5,939 7,942 1,533 3,390 5,412 0,490 6,313 8,739 2,637 5,329 10,579 0,821 5,512 8,215 2,107 1,324 2,922 0,338 4,798 9,209 1,439 4,138 6,920 1,342 5,432 9,505 0,350 - PO43- mgP/l a) b) c) 1,089 2,264 0,564 0,072 0,184 0,006 0,071 0,276 0,002 0,653 1,496 0,069 1,068 1,794 0,061 0,109 0,249 0,002 0,149 0,305 0,002 0,116 0,251 0,035 0,041 0,209 0,001 0,163 0,445 0,010 0,200 Ptotal mgP/l a) b) c) 1,69 2,84 0,13 0,28 0,49 0,15 0,26 0,51 0,11 1,27 2,40 0,48 1,77 2,66 1,05 0,41 1,08 0,28 0,40 0,68 0,20 0,41 0,55 0,27 0,23 0,77 0,05 0,55 1,70 0,07 - Tổng Nitơ vô cơ (Nvôcơ tổng): Kết quả quan trắc các hồ cho thấy giá trị trung bình năm của hàm lượng Nvôcơ tổng dao động từ 0,34 – 3,85 mg/l và thay đổi không cùng quy luật, Hồ Gươm và hồ Thành Công có xu hướng mùa mưa cao hơn mùa khô, các hồ còn lại thay đổi theo xu hướng mùa khô cao hơn mùa mưa, có thể do nguồn nước thải đổ vào và khả năng tự làm sạch của các hồ là khác nhau (Hình 1a). Hàm lượng amoni (0,11 – 3,35 mgN/l) (Bảng 3) chiếm phần lớn trong nitơ vô cơ tổng, hầu hết các hồ đều có hàm lượng amoni vượt gấp nhiều lần quy chuẩn cho phép Cột A2 – QCVN 08:2008/BTNMT, trong đó có ba hồ bị ô nhiễm amoni nặng nhất: có thời điểm các hồ Ba Mẫu (tháng 2/2015 đạt 20,74 mgN/l ), Giảng Võ (tháng 12/2014 đạt 16,53 mgN/l) và Ngọc Khánh (tháng 12/2014 đạt 9,25 mgN/l), các giá trị cao này đều được quan trắc vào các tháng trong mùa khô (có mực nước thấp, đời sống thực vật phát triển chậm và có sự tích lũy của các sản phẩm phân hủy) và nước hồ tiếp nhận hệ thống nước thải sinh hoạt chưa qua xử lí (đặc biệt là nước bể phốt). Theo nghiên cứu của Lê Thu Hà [4], hàm lượng amoni trong các hồ nội thành Hà Nội rất cao và đều vượt quy chuẩn gấp nhiều lần: hồ Ba Mẫu (8 – 10 mg/l), hồ Giảng Võ (7 – 10 mg/l) và hồ Ngọc Khánh (8 – 9 mg/l). Điều này cho thấy các hồ nội thành Hà Nội chịu ảnh hưởng lớn bởi nước thải sinh hoạt, đặc biệt là hồ Ba Mẫu, hồ Giảng Võ, hồ Ngọc Khánh và hồ Trúc Bạch. Đánh giá mức độ phì dưỡng của một số hồ nội thành Hà Nội 89 a) b) c) Hình 1. Đồ thị biểu diễn các giá trị trung bình của hàm lượng các chất dinh dưỡng theo mùa tại các hồ quan trắc ở Hà Nội: a) Nvôcơ tổng số, b) P tổng và c) Si. Phốt pho tổng số (P tổng): Hàm lượng thay đổi trong khoảng 0,23 - 1,77 mgP/l trong các hồ quan trắc. Có hai hồ thay đổi theo mùa rõ rệt và theo xu hướng mùa khô cao hơn mùa mưa (Ngọc Khánh và Giảng Võ), các hồ còn lại chênh lệch theo mùa không nhiều (Hình 1b). Trong số đó, hồ Ngọc Khánh, Giảng Võ và Ba Mẫu bị ô nhiễm nặng nhất, hàm lượng phốtphát tại các hồ này vượt gấp nhiều lần giới hạn cho phép cột A2 của QCVN 08:2008/BTNMT. Tại hồ Ba Mẫu có thời điểm hàm lượng phốtpho tổng số lên tới 4,56 mg/l. Hàm lượng phốt pho tổng số trong các hồ nội đô trong quan trắc của chúng tôi đều cao hơn so với một số hồ trên thế giới, như: hồ Dianchi (Trung Quốc) dao động 0,09 - 0,79 mg/l; hồ Tega (Nhật Bản) là 0,1 mg/l; hồ Ypakarai (Mỹ) dao động 0,15 – 0,3 mg/l. Silic (Si): Hàm lượng trung bình năm trong khoảng 1,32 – 6,31 mg/l, cao nhất ở hồ Giangr Võ và thấp nhất ở hồ Thành Công. Có sự thay đổi theo mùa rõ rệt ở các hồ (Ba Mẫu, Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Trúc Bạch) trong đó hồ (Ngọc Khánh,Trúc Bạch) có xu hướng mùa khô cao hơn mùa mưa và hồ (Ba Mẫu, Thủ Lệ) có xu hướng mùa mưa cao hơn mùa khô, các hồ còn lại thay đổi theo mùa không đáng kể (Hình 1c). Tại hồ Ngọc Khánh có thời điểm hàm lượng silic lên tới 10,58 mg/l. Trên thế giới, nghiên cứu phú dưỡng trong các hồ cũng đã được quan tâm nhiều. Nghiên cứu tại một số hồ ở Thái Lan cho thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng thay đổi theo quy luật mùa khô cao hơn mùa mưa: hồ Nong Han (NO3- là 1,50 và 0,62 mgN/l; PO43- là 0,43 và 0,11 mgP/l); hồ Kwan Phayao (NO3- là 1,70 và 0,19 mgN/l); hồ Bung Boraped (NO3- là 1,4 và 0,55 mgN/l; PO43- là 0,51 và 0,051 mgP/l) [9]. Hồ Dianchi (Trung Quốc) là hồ phú dưỡng với sự nở hoa của tảo quan sát thấy rõ rệt và chất lượng nước của hồ như sau: TN: 1,20 - 8,70 mg/l và TP: 0,09 - 0,79 mg/l [10] . Nghiên cứu này cho rằng chất lượng nước hồ bị ô nhiễm nặng trong giai đoạn 1996 - 2003, là thời kì đô thị hóa ở thành phố Tây An, Trung Quốc. Hồ Kojima (Nhật Bản), chất lượng nước là COD: 10 mg/l, TN: 1,8 mg/l, TP: 0,21 mg/l. Ô nhiễm hữu cơ và hiện tượng phú dưỡng tăng nhanh xảy ra trong hồ với sự xuất hiện của tảo nở hoa do các loài Microcystis aeruginosa và Anabaena spiroides [11] . Nghiên cứu này cho thấy trong số các nguồn thải đổ vào hồ, nước thải từ hộ gia đình chiếm khoảng 51,6 %, nước rửa trôi từ các khu rừng, cánh đồng và chăn nuôi chiếm khoảng 31,4 %, nước thải các nhà máy và cơ sở kinh doanh chiếm khoảng 17,0 %. Như vậy, so với các báo cáo trước đây và nghiên cứu một số hồ trên thế giới, có thể thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng trong nước một số hồ ở Hà Nội cao hơn và thay đổi theo mùa không theo quy luật cụ thể. Đồng thời, có thể thấy nước thải sinh hoạt đóng góp lượng lớn chất dinh dưỡng cung cấp cho các hồ nội đô Hà Nội, giống như nhiều hồ nội đô trên thế giới. 3.3 Xếp loại mức độ phì dưỡng của các hồ nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Ngọc và NNK 90 Kết quả xếp loại được đưa ra trong Bảng 4. Bảng 4. Mức độ phú dưỡng trong 10 hồ quan trắc tại Hà Nội. Hồ Thông số 3M 7M HG GV NK HT TC TQ TL TB Tổng N mgN/l 4,63 (IV) 2,23 (IV) 0,82 (IV) 3,22 (IV) 3,12 (IV) 1,72 (IV) 2,20 (IV) 2,47 (IV) 1,29 (IV) 2,72 (IV) Tổng P mgP/l 1,69 (IV) 0,28 (IV) 0,26 (IV) 1,27 (IV) 1,77 (IV) 0,41 (IV) 0,40 (IV) 0,41 (IV) 0,23 (IV) 0,55 (IV) Chl a µg/l 5,0 (II) 1,3 (I) 5,3 (II) 7,7 (III) 4,2 (II) 3,1 (II) 2,4 (II) 1,4 (I) 0,9 (I) 3,1 (II) *Carson - TSI 78,1 61,6 61,0 76,4 75,9 65,0 65,2 64,1 56,8 68,5 Xếp loại chung Siêu phú dưỡng Phú dưỡng Phú dưỡng Siêu phú dưỡng Siêu phú dưỡng Phú dưỡng Phú dưỡng Phú dưỡng Phú dưỡng Phú dưỡng * TSI = trung bình cộng của TSI (Tổng N), TSI (Tổng P) and TSI (Chl-a); TSI <40, nghèo dinh dưỡng; trong khoảng 40-50, dinh dưỡng trung bình; trong khoảng 50-70, phú dưỡng; >70, siêu phú dưỡng. Kết quả Bảng 4 cho thấy: 10 hồ quan trắc đều bị ô nhiễm các chất dinh dưỡng, trong đó hồ Ba Mẫu là cao nhất, tiếp đến là Ngọc Khánh > Giảng Võ > Trúc Bạch > Thiền Quang > Thành Công > Bảy Mẫu > Hồ Tây > Thủ Lệ > Hồ Gươm; và mức độ phú dưỡng khác nhau theo dãy sau: Ba Mẫu > Giảng Võ > Ngọc Khánh > Trúc Bạch > Thành Công > Hồ Tây > Thiền Quang > Bảy Mẫu > Hồ Gươm > Thủ Lệ. Nếu dựa vào tổng P và tổng N để đánh giá trạng thái của nguồn nước theo phương pháp của Jorgensen [1], thì các hồ quan trắc nói trên được xếp loại ở trạng thái phú dưỡng và dinh dưỡng rất cao. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu trước về hồ Hà Nội như các báo cáo [3, 12, 13, 14, 15]. Căn cứ theo số liệu quan trắc những năm 90, chất lượng nước hồ Tây trước năm 1970 thuộc loại A1, nước hồ Bảy Mẫu thuộc loại A2. Từ những năm 2000 đã trở thành nước loại B2, nước hồ Bảy Mẫu sau năm 1998 đã bị ô nhiễm thuộc loại B2 và đặc biệt ô nhiễm nặng vào các năm 2004 – 2006, vượt ngưỡng B2[14, 15]. Sau khi kè bờ và nạo vét chất lượng nước các hồ nội đô Hà Nội đã được cải thiện, nhưng do các hoạt động dịch vụ xung quanh hồ ngày càng phát triển những năm gần đây đã gây ô nhiễm các chất dinh dưỡng trở lại cho các hồ này. Sự phát triển đô thị quy mô lớn do tăng dân số và việc di cư của những người dân từ nông thôn ra thành thị đã làm gia tăng lượng nước thải sinh hoạt thải ra môi trường, điều này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nguồn nước mặt, đặc biệt là các hồ nội đô. 4. KẾT LUẬN Kết quả quan trắc môi trường nước tại 10 hồ nội thành Hà Nội trong giai đoạn từ tháng 3/2014 đến tháng 2/2015 cho thấy giá trị trung bình năm của các thông số hóa - lí biến đổi trong các hồ nghiên cứu như sau: pH (7,8 – 9,1) và có tính kiềm; tổng chất rắn hòa tan (TDS) biến đổi rộng (74,4 – 376,9 mg/l); hàm lượng cặn lơ lửng (SS) (11 – 61) mg/l; độ dẫn điện dao động lớn (134 – 653,7 µS/cm); hàm lượng Nvôcơ tổng (0,34 – 3,85 mgN/l); hàm lượng P tổng (0,23 - 1,77 mgP/l); hàm lượng Si (1,32 – 6,31 mg/l). Các chỉ tiêu dinh dưỡng trong hầu hết các hồ quan trắc Đánh giá mức độ phì dưỡng của một số hồ nội thành Hà Nội 91 đều cao, vượt gấp nhiều lần so với quy chuẩn cho phép Cột A2 – QCVN 08:2008/BTNMT và có nguồn gốc chủ yếu từ nước thải sinh hoạt thành phố và nước mưa chảy tràn. Trong 10 hồ quan trắc: các giá trị pH thay đổi theo mùa không rõ rệt tại mỗi hồ; TDS và EC có xu hướng mùa khô cao hơn mùa mưa còn nhiệt độ nước có xu hướng ngược lại: mùa mưa cao hơn mùa khô trong các hồ; các thông số còn lại (SS, Nvô cơ tổng, P tổng, Si,) thay đổi theo mùa không cùng quy luật trong các hồ, có thể do sự khác biệt về vị trí, cấu trúc và nguồn thải từ môi trường xung quanh của các hồ. Dựa trên các kết quả quan trắc và dựa vào cơ sở phân loại theo phương pháp của Hakanson và cs [8] và của Carson [2], hầu hết các hồ nghiên cứu đều bị phú dưỡng và ở các mức độ khác nhau theo dãy sau: Ba Mẫu > Giảng Võ > Ngọc Khánh > Trúc Bạch > Thành Công > Hồ Tây > Thiền Quang > Bảy Mẫu > Hồ Gươm > Thủ Lệ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jorgensen B. B. - Seasonaly oxygen depletion in the bottom waters of a Danish fjord and its effect on the benthic community, Oikos 34 (1980) 68-76. 2. Carlson R. E. - A Trophic State Index for Lakes, Limnology and Oceanography 22 (2) (1977) 361- 369. 3. Trịnh Thị Thanh - Chất lượng nước hồ Hà Nội và các biện pháp cải thiện. Hội thảo Khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, tháng 10/2010. 4. Le Thu Ha - The eutrophication and phytoplankton biodiversity of some lakes in Hanoi, Vietnam, World Lake Conference, Wuhan, China, 2009, pp. 391. 5. Đỗ Kiều Tú - Nghiên cứu đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ tại các hồ khu vực nội thành Hà Nội cũ thông qua chỉ số chất lượng nước Kannel. Luận văn thạc sỹ Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 2010. 6. Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp. CEETIA. 2004. Báo cáo đề tài “Đánh giá diễn biến môi trường khu vực trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội của hai vùng tam giác phía Bắc và phía Nam”. Chương 5, 127 trang. 7. APHA (American Public Health Association), 1995. Sandard Methods for the Examination of Water and Wastewater 8. Hakanson L., Bryhn A.C., Hytteborn J.K. - On the issue of limiting nutrient and prediction of cyanobacteria in aquatic systems. Sci Total Environ 379 (1) (2007) 89 – 108. 9. Mahakhant A., Sano T., Ratanachot P., Tong-a-ram T., Srivastava V.C., Watanabe M.M. and Kaya K. –Detection of microcystins from cyanobacteria water – blooms in Thailand fresh water. Phycological Reseach, (1998) 46 (suppl) 25-29. 10. Norio Hayashi 2010. - State of Lake Eutrophication and its Control in Developing Nations (deducted from: Manual of Measures against Lake Eutrophication). National History Museum and Institute, Chiba. 2010, 245 pages. 11. Kazuhito M, Hiroshi T., Yasuo O., Tadashige M. - Water Pollution and Purification in lake Kojima. Water and waste 38 (6) (1996) 445 – 450. 12. Luu Lan Huong, Bui Thi Hoa, Do Van Thanh, Nguyen Thi Thanh Nga. The current state on water quality, eutrophication and biodiversity of West Lake (Hanoi, Vietnam), 2008, 6 trang. wldb.ilec.or.jp/data/ilec/WLC13_Papers/others/48.pd Nguyễn Thị Bích Ngọc và NNK 92 13. Bộ Tài nguyên và môi trường - Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2007. Báo cáo, 2007. 92 trang. 14. Phạm Ngọc Đặng - Biến đổi môi trường trong quá trình đô thị hóa thủ đô Hà Nội. Hội thảo Khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội, tháng 10/2010. 15. Phạm Ngọc Đặng - Cần phải ngăn chặn triệt để nước thải chảy vào hồ nhằm phục hồi nước hồ Tây trong sạch, xứng đáng với danh thắng nổi tiềng của Hà thành. Tham luận tại Hội thảo khoa học về Hồ Tây nhân dịp kỷ niệm 60 năm giải phóng Thủ đô, Hà Nội, 2014. ABSTRACT ASSESSMENT OF THE TROPHIC STATUS IN SOME LAKES WITHIN HANOI INNER CITY Nguyen Thi Bich Ngoc1, Vu Duy An1, Le Thi Phuong Quynh1, Nguyen Bich Thuy1, *, Le Duc Nghia1, Duong Thi Thuy2 và Ho Tu Cuong2 1Institute of Natural Product Chemistry, VAST, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay dist., Ha Noi 2Institute of Environmental Technology, VAST, 18 Hoang Quoc Viet, Cau Giay dist., Ha Noi *Email: nguyenbichthuy2000@yahoo.co.uk Urban lakes in Hanoi play different important roles in the human life such as acclimatization, culture, tourist, etc. However, under the pressure of urbanization coupled with unreasonable water sewage collector system, and pollutants discharged directly into lakes have been increased, causing water pollution in lakes. This paper presents the monitoring results of water quality in 10 lakes in Hanoi during the period from March 2014 to February 2015. Basing on the monitoring results and on the classification methods of Hakanson and Carlson, we could assess the trophic status of these lakes. The results showed that most lakes were classified at different eutrophic levels, decreasing as following trend: Ba Mau > Giang Vo > Ngoc Khanh > Truc Bach > Thanh Cong > Ho Tay > Thien Quang > Bay Mau > Ho Guom > Thu Le. Keywords: trophic status, water quality, trophic level, Hanoi city.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf8575_34466_1_pb_6339_2061728.pdf
Tài liệu liên quan