Đánh giá mức độ tác động của việc tăng giá xăng dầu thế giới đến nền kinh từ Việt Nam

Kết luận: Từ phân tích trên có thể nhận thấy, kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xăng dầu nhập khẩu, điều này làm hoạt động của nền kinh tế cũng như các ngành kém hiệu quả và thậm chí tăng trưởng kinh tế còn suy giảm khi giá xăng dầu thế tăng. Việc điều chỉnh giá dầu còn có tác động dây truyền tác động lên mặt bằng giá cả chung đặt việc điều hành kinh tế vào thế bị động. Vì thế, trong ngắn hạn, nên giảm thuế nhập khẩu thay vì việc tăng giá bán lẻ xăng dầu. Cũng cần có những biện pháp dài hạn, để làm giảm mức độ phụ thuộc vào xăng dầu thành phẩm nhập khẩu như sử dụng hiệu quả các nhà máy lọc dầu đang xây dựng, lập quỹ dự phòng, hay kho dự trữ để tránh biến động giá cả có tác động tiêu cực đến nền kinh tế. ■ (1) Tính toán dựa trên những mô phỏng các nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án MIMAP, do IDRC (Canada) tài trợ.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá mức độ tác động của việc tăng giá xăng dầu thế giới đến nền kinh từ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 48 ®¸nh gi¸ møc ®é t¸c ®éng cña viÖc t¨ng gi¸ x¨ng dÇu thÕ giíi ®Õn nÒn kinh tÕ viÖt nam Trần Kim Dung, Phó Thị Kim Chi(*) (*) Ban Dự báo, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội quốc gia (NCEIF) Giá dầu thế giới tăng, GDP trong nước suy giảm Dầu được ví như “máu” của nền kinh tế, giữ vai trò chiến lược đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Do là nguyên liệu đầu vào quan trọng đối với nhiều ngành sản xuất, biến động giá dầu không những ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn có ảnh hưởng lớn đến đời sống dân cư và tăng trưởng của tòan nền kinh tế. Trong đợt biến động kỷ lục năm 2008 (thời điểm cao nhất, giá dầu đã tăng đến mức 144 USD/thùng đầu tháng 7/2008, sau đó giảm mạnh xuống mức 33 USD/thùng và vẫn giữ mức thấp, khoảng 40 USD/thùng. Thay đổi giá dầu đã làm chao đảo nhiều nền kinh tế. Việt Nam tuy là quốc gia xuất khẩu dầu thô nhưng cũng là quốc gia phải nhập khẩu lại 100% xăng dầu tinh chế. Vì vậy, nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc mạnh vào biến động giá dầu thô khai thác cũng như dầu thành phẩm thế giới. Do nhu cầu nhập khẩu xăng dầu trong nước rất cao cũng như chênh lệch về giá giữa dầu thô và dầu thành phẩm nên việc tăng giá dầu thế giới có tác dụng ngược chiều, làm suy giảm mức tăng GDP trong nước (xem Bảng 1). Bảng 1: Suy giảm tăng trưởng GDP Việt Nam do tác động của tăng giá xăng dầu (%) Mức tăng giá xăng dầu thế giới 25% 50% 100% Mức suy giảm GDP -0,1 -0,9 -2,2 Nguồn: Tính toán nhóm nghiên cứu theo mô hình CGE(1) Những tính toán trên có thể thấy tăng trưởng kinh tế Việt Nam chịu tác động rất lớn của việc tăng giá xăng dầu thế giới. Điều này có thể giải thích do nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào xăng dầu nhập khẩu. Để phân tích kỹ hơn, chúng tôi chia nền kinh tế thành 7 nhóm ngành chính, bao gồm: 1. Nông nghiệp 2. Khai thác dầu thô, khí tự nhiên 3. Xăng, dầu mỡ 4. Các ngành công nghiệp xuất khẩu: Ngành công nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu trên 5% tổng kim ngạch xuất khẩu (không kể xăng dầu mớ và khai thác dầu thô khí tự nhiên) và các ngành công nghiệp khác: Chế chuyªn san dù b¸o 49 biến thủy hải sản, Quần áo khăn các loại, sản phẩm từ da, 5. Các ngành công nghiệp tiêu dùng trong nước: các ngành có tỷ trọng xuất khẩu nhỏ hơn 5% tổng kim ngạch xuất khẩu và các ngành công nghiệp còn lại. 6. Thương nghiệp 7. Dịch vụ. Kết quả tính toán cho thấy, sự phụ thuộc xăng dầu thông qua cơ cấu tiêu dùng xăng của các nhóm ngành, đặc biệt là các nhóm ngành 5 (công nghiệp phục vụ tiêu dùng trong nước và ngành có tỷ trọng xuất khẩu nhỏ hơn 5%; 35,9%), tiếp đến là nhóm ngành 7 (dịch vụ; 34,5%) và nhóm ngành 1 (nông nghiệp; 15,6%). Có thể thấy, 3 nhóm ngành này cũng đồng thời là những ngành chiếm tỷ trọng GDP lớn nhất trong 7 nhóm ngành. Tuy nhiên, nếu tính đến tỷ lệ nhập khẩu trên sản xuất của nhóm ngành 3 (xăng, dầu mỡ), nhập khẩu chiếm đến 397% sản xuất, sẽ thấy họat động của những ngành này phụ thuộc vào biến động giá xăng dầu (xem bảng 2) và đặc biệt là việc phụ thuộc quá lớn vào xăng dầu nhập khẩu làm giảm hiệu quả thật của các nhóm ngành cũng như với cả nền kinh tế. Bảng 2: Cơ cấu nền kinh tế theo bảng IO2000 % GDP % tiêu dùng xăng % nhập khẩu Nhập khẩu/Sản xuất (%) 1. Nông nghiệp 26,01 15,06 14,1 2,23 2. Khai thác dầu thô, khí tự nhiên 9,46 4,14 0,07 0,34 3. Xăng, dầu mỡ 1,52 0,97 10,52 397 4. Công nghiệp xuất khẩu 2,92 2,33 2,84 9,2 5. Công nghiệp tiêu dùng trong nước 24,33 35,9 61,8 40,63 6. Thương nghiệp 9,46 12,6 12,6 42,25 7. Dịch vụ 26,29 34,5 10,8 15,67 Tổng số 100 100 100 Nguồn: Bảng IO2000 (TCTK) và tính toán của nhóm nghiên cứu Có thế thấy cơ cấu mức tiêu thụ xăng và đóng góp vào GDP của các nhóm ngành khác nhau. Tuy vậy, hai (nhóm ngành 5 và 7) trong ba nhóm ngành chiếm tỷ trọng GDP lớn nhất (nhóm 1 (Nông nghiệp), nhóm 5 (Các ngành công nghiệp tiêu dùng trong nước) và nhóm 7 (Dịch vụ)) có tỷ trọng tiêu thụ xăng thấp hơn tỷ trọng đóng góp vào GDP tương ứng của nhóm ngành này (xem hình 1). Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 50 Hình 1. Cơ cấu tiêu dùng xăng và GDP của các nhóm hàng (%) 0 10 20 30 40 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Nhóm 5 Nhóm 6 Nhóm 7 GDP Tiêu dùng xăng Mức tiêu thụ lớn làm các ngành sản xuất trong nước hoạt động kém hiệu quả đồng thời phụ thuộc vào giá xăng nhập khẩu. Việt Nam cũng là nước xuất khẩu dầu mỏ, tuy nhiên các tính toán chỉ ra rằng nguồn lợi thu được việc tăng giá do xuất khẩu dầu mỏ là không đủ bù đắp cho thiệt hại của toàn nền kinh tế. Có thể thấy điều này qua tính tóan ngành 3 (xăng dầu mỡ), khi giá xăng tăng (lần lượt là 25, 50 và 100%), xuất khẩu nhóm ngành này tăng tương ứng 1,64, 3,48 và 7,23% nhưng GDP tương ứng của nhóm ngành này giảm 12,87; 22,35 và 35,39%. Bảng 3: Thay đổi tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu của các ngành khi giá xăng dầu thế giới thay đổi (%) Giá xăng tăng 25% Giá xăng tăng 50% Giá xăng tăng 100% GDP% XK% GDP% XK% GDP% XK% 1. Nông nghiệp -0,46 3,99 1,58 11,8 5,42 22,55 2. Khai thác dầu thô, khí tự nhiên -0,11 0,03 0,30 0,09 -0,14 0,19 3. Xăng, dầu mỡ -12,87 1,64 -22,35 3,48 -35,39 7,23 4. Công nghiệp xuất khẩu 0,16 0,09 -0,19 0,67 0,85 0,96 5. Công nghiệp tiêu dùng trong nước -6,17 4,63 -5,85 12,23 -22,53 23,68 6. Thương nghiệp 18,83 1,28 -50,91 4,5 -13,43 8,24 7. Dịch vụ -1,36 2,67 0,99 4,71 1,66 9,73 Tổng số -0,1 1,93 -0,9 5,07 -2,2 9,76 Nguồn: Tính toán nhóm nghiên cứu theo mô hình I-O chuyªn san dù b¸o 51 Chính sách trong nước: nên giảm thuế hay tăng giá xăng Việt Nam ngày một hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, chủ trương của Chính phủ điều hành xăng dầu trong nước phải "bám" giá thế giới là hợp lý. Tuy nhiên, do xăng dầu có ý nghĩa chiến lược như đã nêu trên, để đi vào thực tế, chủ trương này cần cân đối được lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Đặc biệt cần cân nhắc trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện tại còn nhiều khó khăn và thời điểm triển khai thực hiện gói kích cầu của Chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế. Để bù lỗ giá xăng trong nước, ngoài việc tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước còn có những biện pháp khác, thường dùng là việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu. Tuy nhiên, việc tăng giá bán lẻ còn có tác động dây chuyền trong xã hội. Xăng dầu quan trọng không chỉ vì nó là nguyên liệu đầu vào của nhiều ngành sản xuất mà nó còn có ý nghĩa với tiêu dùng dân cư. Biến động của giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ làm ảnh hưởng đến mặt bằng giá cả chung trong nước. Cụ thể, nếu tăng giá xăng 10%, CPI sẽ tăng 0,4%. Theo 10 nhóm hàng cơ bản (dùng để tính CPI), khi giá xăng tăng, cả 10 nhóm hàng tiêu dùng cơ bản đều tăng giá, trong đó nhóm hàng chịu tác động mạnh nhất là nhóm hàng thứ 7 (Phương tiện đi lại và Bưu chính viễn thông), tiếp đến là nhóm hàng thứ tư (nhà ở, vật liệu xây dựng gồm cả điện nước) và sau đó là nhóm 1 (Lương thực, thực phẩm, Hàng ăn và dịch vụ ăn uống). Việc tăng giá dây truyền các lọai giá cả rất có thể ảnh hưởng xấu đối với chính sách kích cầu của chính phủ và làm ảnh hưởng đến đời sống người dân hiện vẫn còn phải chịu một mặt bằng giá cao sau đợt tăng giá năm 2008. Bảng 4: Tác động tăng giá khi giá xăng tăng (%) Giá xăng tăng 10% Nhóm hàng Tăng giá (%) Ảnh hưởng vào CPI(%) 1. Lương thực, thực phẩm, Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 0,49 0,21 2. Đồ uống và thuốc lá 0,37 0,02 3. May mặc, mũ nón, giày dép 0,12 0,01 4. Nhà ở và vật liệu xây dựng (gồm cả điện, nước, chất đốt) 0,5 0,05 5. Thiết bị và đồ dùng gia đình 0,05 0,01 6. Dược phẩm y tế (thuốc và dịch vụ y tế) 0,06 0,00 7. Phương tiện đi lại (giao thông), bưu điện (bưu chính viễn thông) 0,69 0,06 8. Giáo dục 0,37 0,02 9. Văn hóa, thể thao, giải trí (cả du lịch) 0,34 0,01 10. Hàng hóa dịch vụ khác 0,49 0,02 Tổng số 0,40 Nguồn: Tính toán nhóm nghiên cứu theo mô hình I-O Th«ng tin Khoa häc Thèng kª 52 Kết luận: Từ phân tích trên có thể nhận thấy, kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào xăng dầu nhập khẩu, điều này làm hoạt động của nền kinh tế cũng như các ngành kém hiệu quả và thậm chí tăng trưởng kinh tế còn suy giảm khi giá xăng dầu thế tăng. Việc điều chỉnh giá dầu còn có tác động dây truyền tác động lên mặt bằng giá cả chung đặt việc điều hành kinh tế vào thế bị động. Vì thế, trong ngắn hạn, nên giảm thuế nhập khẩu thay vì việc tăng giá bán lẻ xăng dầu. Cũng cần có những biện pháp dài hạn, để làm giảm mức độ phụ thuộc vào xăng dầu thành phẩm nhập khẩu như sử dụng hiệu quả các nhà máy lọc dầu đang xây dựng, lập quỹ dự phòng, hay kho dự trữ để tránh biến động giá cả có tác động tiêu cực đến nền kinh tế... ■ (1) Tính toán dựa trên những mô phỏng các nghiên cứu trong khuôn khổ Dự án MIMAP, do IDRC (Canada) tài trợ. Tài liệu tham khảo 1. Dự án MIMAP, báo cáo “Đánh giá tác động của tự do hóa thương mại đến phân phối thu thập các nhóm dân cư Việt Nam” tháng 8/2003. 2. Niên giám thống kê các năm, Tổng cục Thống kê. 3. Bảng I/O 2000, Tổng cục Thống kê; Bảng I/O 2005, Bùi Trinh và nhóm tác giả, Tổng cục Thống kê. 4. Các trang web điện tử của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vneconomy... DỰ BÁO VIỆC LÀM THEO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ... (tiếp theo trang 47) Qua ví dụ minh hoạ trên ta hiểu rõ các dự báo không mang tính chính xác hoàn toàn nhưng cũng phản ánh được xu hướng của các biến động kinh tế. Ở nước ta, dự báo kinh tế thường được thể hiện thông qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và các quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn. Tuy nhiên, cơ sở để đề ra các chỉ tiêu kinh tế cho các kế hoạch trên thường mang nặng tính chủ quan và cảm tính là nhiều, thường thiếu các cơ sở khoa học để luận giải cho các chỉ tiêu đề ra. Điều này có thể nhận thấy qua sự khác biệt lớn của các số liệu thực tế diễn ra sau đó so với các số liệu dự báo. Do đó, việc nghiên cứu tìm kiếm các phương pháp dự báo thích hợp là một việc làm quan trọng ■ Tài liệu tham khảo 1. Minh Đức, Kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2009?, kich-ban-tang-truong-kinh-te-viet-nam-2009.htm 2. Nguyễn Công My (2008), Dự báo chính tắc về tăng trưởng kinh tế vĩ mô, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, Số 19, 10/2008. 3. Nguyễn Văn Phúc, Các phương pháp dự báo kinh tế và khả năng áp dụng cho thành phố Hồ Chí Minh, ?idcha=2415&cap=4&id=2416 4. Vũ Quang Việt, Dự báo hay thực thi nghiêm chỉnh việc công bố thông tin?, Cục Thống kê Liên hợp quốc - New York,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_muc_do_tac_dong_cua_viec_tang_gia_xang_dau_the_gioi.pdf
Tài liệu liên quan