Bên cạnh những đóng góp có
được, đó là đánh giá năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh khách sạn; nghiên cứu này
vẫn có một số giới hạn, và từ đó
gợi ý cho các nghiên cứu tương
lai như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ
đánh giá năng lực cạnh tranh của
một số khách sạn 4 sao dựa trên
việc điều tra các nhà chuyên môn
và các công ty, đại lý lữ hành có
quan hệ với các khách sạn; chưa
dựa vào việc kết hợp điều tra khách
du lịch để đánh giá năng lực cạnh
tranh của các khách sạn toàn diện
hơn. Do đó hướng nghiên cứu tiếp
theo là cần đánh giá năng lực cạnh
tranh kết hợp dựa trên các quan
điểm: nhà chuyên môn, doanh
nghiệp du lịch và khách du lịch.
Thứ hai, nghiên cứu dựa trên
3 tiêu chí chung cho việc đánh
giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp (khách sạn): Vị thế cạnh
tranh các phối thức thị trường, và
nguồn lực; chưa dựa vào việc đánh
giá năng lực cạnh tranh dựa trên
việc xây dựng các tiêu chí riêng
cho lĩnh vực kinh doanh khách sạn
(cụ thể là các khách sạn 4 sao). Do
đó hướng nghiên cứu tiếp theo là
cần mở rộng phạm vi các khách
sạn khảo sát; và tiến hành phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của các khách sạn
bằng việc ứng dụng mô hình cấu
trúc tuyến tính (SEM), rồi từ đó sử
dụng tiêu chí này để đánh giá năng
lực cạnh tranh cho từng khách sạn
nghiên cứul
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 678 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4 sao trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
78
1. Giới thiệu
Ngày nay du lịch phát triển với
tốc độ ngày càng nhanh và dần dần
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
của nhiều quốc gia. Ở VN trong
hơn hai thập kỷ qua, ngành du
lịch đã có những bước phát triển
đáng ghi nhận với sự tăng trưởng
nhanh và mức độ đóng góp ngày
càng cao vào GDP. Cùng với sự
phát triển chung của ngành du lịch
VN, du lịch Thừa Thiên-Huế đã
có những bước phát triển đáng kể,
nhiều cơ sở kinh doanh trong lĩnh
vực du lịch liên tục tăng, trong đó
phải kể đến lĩnh vực kinh doanh
khách sạn. Thực tế cho thấy
trong những năm qua hoạt động
kinh doanh khách sạn phát triển
không chỉ về số lượng mà còn cả
chất lượng nên đã làm cho mức
độ cạnh tranh trong lĩnh vực này
ngày càng cao, điều này làm cho
hoạt động kinh doanh khách sạn
trở nên khó khăn hơn. Do đó, việc
nghiên cứu năng lực cạnh tranh
trong lĩnh vực kinh doanh khách
sạn có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Vì vậy, bài viết này tập trung đánh
giá năng lực cạnh tranh của các
khách sạn 4 sao điển hình trên địa
bàn Thừa Thiên-Huế (khách sạn
Xanh, khách sạn Hương Giang,
khách sạn Morin, và khách sạn
Century) để thấy được mức độ
cạnh tranh của các khách sạn
thông qua các tiêu chí: Vị thế cạnh
tranh, các phối thức thị trường, và
các nguồn lực.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Khái niệm năng lực cạnh
tranh
Qua thời gian, năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp (DN)
ngày càng được công nhận là quan
trọng. Nó không chỉ quyết định sự
tồn tại và vươn lên của DN trong
cạnh tranh mà ngay cả khi xem xét
sự cạnh tranh của các quốc gia, hay
của các ngành trên thị trường quốc
tế thì năng lực cạnh tranh của DN
vẫn là yếu tố nền tảng. (M. Porter,
1990). Vì vậy trong số các cấp độ
của năng lực cạnh tranh, cấp độ
DN thu hút được nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu nhất.
Dưới đây là một số quan niệm về
năng lực cạnh tranh của DN phổ
biến hiện nay:
Đánh giá năng lực cạnh tranh
của các khách sạn 4 sao
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế
Trong thị trường cạnh tranh, năng lực cạnh tranh là một trong những vấn đề sống còn của bất cứ doanh nghiệp nào đang tồn tại và hoạt động. Việc đánh giá năng lực cạnh tranh cần phải được các doanh
nghiệp thường xuyên thực hiện để từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh hợp
lý nhằm thích ứng với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và đạt được mức
lợi nhuận như kỳ vọng. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá năng lực cạnh
tranh của các khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế đạt chuẩn 4 sao
theo quan điểm của các nhà chuyên môn và các công ty, đại lý lữ hành. Kết quả
nghiên cứu đã xác định được năng lực cạnh tranh của các khách sạn theo các
tiêu chí: Vị thế cạnh tranh, các phối thức thị trường, và các nguồn lực.
Từ khóa: Năng lực cạnh tranh, khách sạn 4 sao, Thừa Thiên-Huế.
ThS. Trần Bảo An & DươnG Bá Vũ Thi
Đại học Phú Xuân Huế
Trần ĐứC Trí
Đại học Kinh tế Huế
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
79
- Năng lực cạnh tranh là khả
năng của một công ty đứng vững
trong kinh doanh và đạt được
những kết quả mong đợi trên khía
cạnh lợi nhuận, giá, tỷ suất sinh
lời hay chất lượng sản phẩm và
có năng lực trong việc khai thác
các thị trường hiện tại và tạo ra thị
trường mới (Asian Development
Outlook, 2003).
- Năng lực cạnh tranh của DN
là khả năng của DN trong việc
thiết kế, sản xuất và Marketing
các sản phẩm vượt trội hơn so với
các đối thủ cạnh tranh, xét cả về
khía cạnh giá cả lẫn các khía cạnh
phi giá ( D’Cruz, 1992; trích trong
Ambastha & Momaya, 2004).
- Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp là khả năng duy trì
và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận
của doanh nghiệp (Trần Sữu,
2005).
- Năng lực cạnh tranh của DN
thể hiện ở khả năng tạo dựng, duy
trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi
thế cạnh tranh của DN nhằm đáp
ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng
(so với các đối thủ cạnh tranh)
và đạt được các mục tiêu của DN
trong môi trường cạnh tranh trong
nước và quốc tế (Vũ Trọng Lâm,
Nguyễn Kế Tuấn và cộng sự,
2006).
Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp là thực lực và lợi thế của
doanh nghiệp so với đối thủ cạnh
tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất
các đòi hỏi của khách hàng để thu
lợi ngày càng cao hơn (Ngô Kim
Thanh, 2012).
Tóm lại, ngoài tính đa cấp của
khái niệm năng lực cạnh tranh
(cấp độ quốc gia, cấp độ tỉnh, cấp
độ ngành, cấp độ doanh nghiệp
và cấp độ sản phẩm), từ các cách
định nghĩa về năng lực cạnh tranh
khác nhau như trên có thể cho
thấy tồn tại hai trường phái khái
niệm về năng lực cạnh tranh.
Trường phái thứ nhất xem năng
lực cạnh tranh là các nhân tố tạo ra
và điều khiển hiệu quả hoạt động
của DN (hay còn được gọi là các
tiềm năng cạnh tranh) như thiết kế
tốt, chất lượng đảm bảo, chi phí
thấp, thương hiệu được biết đến
Trong khi đó, trường phái thứ hai
lại cho rằng biểu hiện của năng lực
cạnh tranh chính là ở kết quả mà
DN có được từ lợi thế cạnh tranh:
tăng trưởng lợi nhuận, thị phần,
hiệu quả sử dụng vốnNghiên
cứu này tiếp cận khái niệm năng
lực cạnh tranh theo trường phái
thứ nhất nhằm tìm ra nguồn gốc
tạo nên năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp (Võ Thị Quỳnh Nga
& Nguyễn Trường Sơn, 2013).
2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp
Do cách quan niệm khác nhau
nên hệ quả là giá trị của năng lực
cạnh tranh cũng có nhiều cách đo
lường. Hay nói cách khác, có nhiều
tiêu chí để đo lường (đánh giá) năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuỳ vào quan điểm của các trường
phái (quản trị chiến lược, năng lực
cạnh tranh hoạt động, năng lực
cạnh tranh dựa trên tài sản, năng
lực cạnh tranh theo quá trình,..) và
đặc điểm của doanh nghiệp (lĩnh
vực, ngành nghề kinh doanh; thị
trường kinh doanh,) mà các tiêu
chí có sự khác nhau.
Với quan điểm nghiên cứu
năng lực cạnh tranh của DN dựa
trên tiềm năng cạnh tranh, nghĩa
là năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp phải được tạo ra từ thực
lực của doanh nghiệp (Ngô Kim
Thanh, 2012). Trên cơ sở nghiên
cứu và kế thừa các lý thuyết, nghiên
cứu có liên quan (ví dụ, Rudolf
Grunig & Richard Kuhn, 2002;
Lại Xuân Thủy, 2012) chúng tôi
đề xuất các tiêu chí đánh giá năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp
(khách sạn) bao gồm: vị thế cạnh
tranh, các phối thức thị trường, và
các nguồn lực.
Vị thế cạnh tranh của doanh
nghiệp
Vị thế cạnh tranh phản ánh vị trí
của doanh nghiệp trong thị trường
mà nó phục vụ. Vị thế cạnh tranh
được xác định bởi các chỉ tiêu như
thị phần, khả năng thay đổi thị
phần, uy tín và hình ảnh của công ty
đối với người tiêu dùng và các bên
liên đới, khả năng thu lợi,Vị thế
mạnh nghĩa là doanh nghiệp phải
chiếm được thị phần đáng kể trong
các thị trường phục vụ hoặc trong
các phần thị trường thích hợp. Việc
xây dựng vị thế mạnh trong những
thị trường hấp dẫn mà công ty phục
vụ là nhiệm vụ và mục tiêu quan
trọng của chiến lược cấp công ty.
Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ở cấp độ phối thức thị
trường
Năng lực cạnh tranh trong phối
thức thị trường có thể đạt được
bằng cách có được chi phí thấp hơn
so với đối thủ cạnh tranh, khác biệt
hoá sản phẩm của mình để đáp ứng
nhu cầu khách hàng, hoặc là kết
hợp cả hai điều kiện này. Sự khác
biệt hoá có thể theo nhiều khía cạnh
khác nhau: Chất lượng sản phẩm,
tính đa dạng và phong phú, hình
thức và tính năng sử dụng, phân
phối, các chính sách hỗ trợ,
Năng lực cạnh tranh ở cấp độ
phối thức thị trường được xây
dựng dựa trên bốn yếu tố chủ yếu
sau: chất lượng tốt hơn, hiệu suất
và hiệu quả cao hơn, đổi mới hơn,
sẵn sàng đáp ứng khách hàng.
Năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ở cấp độ nguồn lực
Tất cả mọi yếu tố dẫn đến tiềm
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
80
lực thành công lâu dài của doanh
nghiệp đều có thể coi là nguồn
lực. Nguồn lực của tổ chức được
phân thành 2 cấp độ: các năng lực
phân biệt và các tài nguyên và khả
năng.
- Năng lực phân biệt (Distinctive
Competency) là điểm mạnh cho
phép công ty có được chất lượng,
hiệu quả, khả năng đổi mới và đáp
ứng khách hàng tốt hơn so với đối
thủ cạnh tranh.
- Tài nguyên hàm chỉ các nguồn
tài lực, vật lực, nhân lực và tổ chức
của công ty. Những nguồn lực này
có thể phân thành những nguồn
lực vật chất (địa ốc, nhà máy, trang
thiết bị, các nguồn lực tài chính, )
và phi vật chất (thương hiệu, uy tín
đối với người mua, uy tín đối với
những người cung ứng, giấy phép
kinh doanh, các hệ thống và quy
trình,.)
Khả năng hàm chỉ những kỹ
năng của tổ chức trong việc khai
thác sử dụng các nguồn tài nguyên
một cách có hiệu quả. Các kỹ năng
này được thể hiện trong quá trình
quản lý của tổ chức, quá trình ra
quyết định và triển khai thực hiện
các quyết định nhằm đạt được các
mục tiêu của tổ chức.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp tiếp cận
Có 4 phương pháp cơ bản để
đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp: (1) Sử dụng ma trận
SWOT; (2) Sử dụng mô hình kim
cương của Michael Porter; (3) Sử
dụng phương pháp ma trận hình ảnh
cạnh tranh; và (4) Sử dụng phương
pháp của Thompson – Strickland
(Trần Thế Hoàng, 2011).
Phương pháp ma trận SWOT
thích hợp với cho những nghiên
cứu xây dựng chiến lược cạnh
tranh. Nếu sử dụng SWOT trong
nghiên cứu năng lực cạnh tranh thì
có một số hạn chế trong việc đánh
giá tổng quát về sức cạnh tranh của
doanh nghiệp (không cho phép xác
định năng lực cạnh tranh tuyệt đối
của doanh nghiệp). Mô hình kim
cương của Michael Porter phân tích
4 yếu tố chính tạo ra năng lực cạnh
tranh là: Nhu cầu thị trường, vốn,
chiến lược doanh nghiệp và ngành
công nghiệp hỗ trợ. Đây là phương
pháp phù hợp khi phân tích năng
lực cạnh tranh của một quốc gia
hoặc một địa phương. Tuy nhiên,
khi sử dụng để phân tích năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp thì
phương pháp này bỏ sót việc phân
tích nhiều yếu tố nội bộ của doanh
nghiệp như lao động, công nghệ,
các mối quan hệ, thương hiệu, là
những yếu tố rất quan trọng khi cần
phân tích chi tiết về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Phương
pháp do Thompson – Strickland đề
xuất sẽ sử dụng ma trận đánh giá
các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp.
Phương pháp này không đòi hỏi
phải nắm rõ thông tin về đối thủ,
mà chỉ cần có cái nhìn tổng quan về
tình hình cạnh tranh trên thị trường
và hiểu rõ bản thân doanh nghiệp
(được chọn làm đối tượng nghiên
cứu). Phương pháp Thompson –
Strickland phù hợp với điều kiện
khi mà người nghiên cứu khó có
thể thu thập được đầy đủ thông tin
về các đối thủ cạnh tranh của doanh
nghiệp. Phương pháp ma trận hình
ảnh cạnh tranh trong quản trị chiến
lược có ưu điểm là chỉ rõ tương
quan giữa doanh nghiệp nghiên
cứu với các đối thủ cạnh tranh về
từng khía cạnh. Nó cũng cho biết
năng lực cạnh tranh tuyệt đối của
doanh nghiệp so với đối thủ.
Chính vì vậy, để đánh giá năng
lực cạnh tranh của các khách sạn 4
sao trên địa bàn Thừa Thiên-Huế,
nghiên cứu này sẽ lựa chọn phương
pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh
đối với các yếu tố nguồn lục của
khách sạn làm phương pháp tiếp
cận.
3.2. Nghiên cứu sơ bộ
Nghiên cứu này cũng được tiến
hành bao gồm ba bước nghiên cứu
đó là: (1) Nghiên cứu tài liệu thứ
cấp; (2) Nghiên cứu sơ bộ định
tính; và (3) Nghiên cứu sơ bộ định
lượng.
- Nghiên cứu tài liệu thứ cấp:
Thu thập thông tin từ các giáo
trình, bài giảng, Internet, các tạp
chí khoa học chuyên ngành liên
quan đến cạnh tranh và năng
lực cạnh tranh của ngành, doanh
nghiệp.
- Nghiên cứu sơ bộ định tính:
Nghiên cứu sơ bộ định tính được
thực hiện thông qua kỹ thuật thảo
luận tay đôi. Mục đích của nghiên
cứu này chủ yếu nhằm xây dựng,
điều chỉnh và bổ sung các tiêu chí
phản ánh năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực kinh doanh khách sạn dựa
trên các tiêu chí của cơ sở lý thuyết
đã trình bày ở phần trên.
- Nghiên cứu sơ bộ định
lượng: Nghiên cứu sơ bộ định
lượng được thực hiện thông qua
việc điều tra khảo sát một số nhà
chuyên môn, doanh nghiệp và đại
lý lữ hành. Mục đích của nghiên
cứu này chủ yếu nhằm hoàn thiện
bảng hỏi phục vụ quá trình điều
tra chính thức.
3.3. Nghiên cứu chính thức
Đối tượng điều tra
- Nhà chuyên môn: Là những
người hiện đang công tác, có
trình độ chuyên môn và đang giữ
chức vụ khá cao trong các doanh
nghiệp du lịch, các trường đào tạo
về du lịch và kinh doanh du lịch.
- Các công ty, đại lý lữ hành: Là
các đơn vị đã và đang gửi khách
đến các khách sạn nghiên cứu
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
81
(khách sạn Xanh, Hương Giang,
Morin, và Century).
Phương pháp đánh giá
Trên cơ sở điều tra 20 nhà
chuyên môn, nghiên cứu này đã
xác định các trọng số (mức độ
quan trọng) của từng tiêu chí đánh
giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh khách sạn. Mức
độ quan trọng được đo bằng thang
đo 10 điểm, trong đó 1 điểm tương
ứng với hoàn toàn không quan
trọng, 10 điểm tương ứng với
cực kỳ quan trọng (Fred R.David,
2000); sau khi thu thập xong ý kiến
đánh giá của các nhà chuyên môn,
việc xác định trọng số của các tiêu
chí được thực hiện thông qua việc:
(1) Tính toán giá trị đánh giá trung
bình của từng tiêu chí; và (2) quy
đổi ra trọng số của từng tiêu chí.
Đối với việc điều tra 21 công ty,
đại lý lữ hành, nghiên cứu này đã sử
dụng thang đo 4 điểm để đánh giá
mức điểm cho từng tiêu chí phản
ánh năng lực cạnh tranh của các
khách sạn, trong đó 1 điểm là mức
đánh giá thấp nhất và 4 điểm mức
đánh giá cao nhất (Fred R.David,
2000). Việc xác định này được thực
hiện như sau: (1) Tính toán giá trị
đánh giá trung bình của từng khách
sạn theo các tiêu chí; (2) Quy đổi
các giá trị đánh giá trung bình này
theo các trọng số đã được xác định;
và (3) Xác định năng lực cạnh
tranh của các khách sạn thông qua
tổng điểm đánh giá của các tiêu chí
đã được quy đổi.
4. Kết quả nghiên cứu
4.1. Đánh giá năng lực cạnh tranh
của các khách sạn
Căn cứ vào các tính toán tổng
hợp về kết quả điều tra nhà chuyên
môn và doanh nghiệp, có thể đánh
giá năng lực cạnh tranh của từng
khách sạn thông qua Bảng1.
Bảng 1 cho thấy khách sạn có
điểm cao nhất là khách sạn Morin
với tổng điểm đánh giá quy đổi
là 345,62; kế đến là khách sạn
Hương Giang với tổng điểm đánh
giá quy đổi là 288,04; khách sạn
Century với tổng điểm đánh giá
quy đổi là 283,47; và thấp nhất
là khách sạn Xanh với tổng điểm
đánh giá quy đổi là 283,10.
Xem xét chi tiết từng tiêu chính
thể hiện ở Bảng 1, Hình 1 và 2 có
thể nhận thấy:
Các yếu tố so sánh Mức độ
quan trọng
Xanh Hương Giang Morin Century
ĐG QĐ ĐG QĐ ĐG QĐ ĐG QĐ
I. VỊ THẾ CẠNH TRANH
1. Thị phần 7.07 3.2 22.62 2.5 17.68 3.9 27.57 1.5 10.61
2. Uy tín, thương hiệu 6.05 2.2 13.31 3.6 21.78 4 24.20 2.7 16.34
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ PHỐI THỨC THỊ TRƯỜNG
3. Chất lượng sản phẩm dịch vụ 10.18 2.6 26.47 2.8 28.50 4 40.72 2.8 28.50
4. Chủng loại sản phẩm dịch vụ 4.13 3.2 13.22 4 16.52 2.5 10.33 3 12.39
5. Khả năng cạnh tranh giá 8.82 4 35.28 2.6 22.93 1.8 15.88 3.2 28.22
6. Hoạt động quảng bá sản phẩm 5.31 2.9 15.40 3.3 17.52 2.5 13.28 2.5 13.28
7. Hệ thống kênh phân phối 5.37 2.6 13.96 3.9 20.94 3.2 17.18 2.3 12.35
III. NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ NGUỒN LỰC
8. Vị trí khách sạn 1.98 3.3 6.53 3.6 7.13 3.8 7.52 3.6 7.13
9. Quy mô phòng 1.13 4 4.52 3 3.39 3.3 3.73 3 3.39
10. Chất lượng nguồn nhân lực 9.16 1.8 16.49 2.2 20.15 3.9 35.72 2.6 23.82
11. Năng suất lao động 1.64 2.2 3.61 1.8 2.95 4 6.56 2.9 4.76
12. Khả năng tài chính 6.16 1.3 8.01 1.9 11.70 3.1 19.10 3.6 22.18
13. Cơ sở vật chất kỹ thuật 8.25 3.1 25.58 2.6 21.45 3.5 28.88 2.8 23.10
14. Vấn đề vệ sinh công cộng 10.18 2.9 29.52 2.6 26.47 3.9 39.70 2.8 28.50
15. Vấn đề an ninh, an toàn 11.31 3.6 40.72 3.6 40.72 3.9 44.11 3.6 40.72
16. Văn hoá doanh nghiệp 3.28 2.4 7.87 2.5 8.20 3.4 11.15 2.5 8.20
Tổng đánh giá 100 283.10 288.04 345.62 283.47
Bảng 1: Đánh giá năng lực cạnh tranh của khách sạn theo các yếu tố
Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra Chú thích: ĐG : Đánh giá QĐ: Quy đổi
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
82
- Đối với khách sạn Morin:
So với các khách sạn cùng hạng,
Morin vượt trội hơn ở hầu hết các
tiêu chí phản ánh năng lực cạnh
tranh, cụ thể là: Thị phần, uy tín -
thương hiệu, chất lượng sản phẩm
- dịch vụ, chất lượng nguồn nhân
lực, cơ sở vật chất, vấn đề vệ sinh
công cộng, an ninh an toàn, và văn
hoá doanh nghiệp. Điều này cũng
dễ hiểu bởi khách sạn Morin là
khách sạn đã ra đời và hoạt động
với thời gian khá lâu nên phần nào
đã khẳng định được những giá trị
vượt trội mang lại cho khách hàng
so với những khách sạn khác. Tuy
nhiên, qua đánh giá vẫn còn tồn
tại một số tiêu chí phản ánh năng
lực cạnh tranh kém hơn so với các
khách sạn cùng hạng như: chủng
loại sản phẩm - dịch vụ, và khả
năng cạnh tranh giá.
- Đối với khách sạn Hương
Giang: Điểm mạnh tuyệt đối so với
các khách sạn cùng hạng khác thể
hiện ở các tiêu chí: Chủng loại sản
phẩm, hoạt động quảng bá, và hệ
thống kênh phân phối. Điểm yếu
thể hiện ở các tiêu chí: Năng suất
lao động, văn hoá doanh nghiệp
và vấn đề vệ sinh công cộng.
- Đối với khách sạn Century:
Century chỉ có điểm mạnh vượt
trội duy nhất so với các khách sạn
cùng hạng khác đó là khả năng tài
chính. Có thể nói, đây chính là lợi
thế cạnh tranh của Century trước
các đối thủ. Bên cạnh khả năng
tài chính, một số tiêu chí khác vẫn
được đánh giá là điểm mạnh tương
đối như: Chất lượng sản phẩm,
giá cả (so với khách sạn Morin và
Hương Giang); chất lượng nguồn
nhân lực (so với khách sạn Hương
Giang và Xanh). Ngoài ra khi so
sánh với khách sạn Xanh thì khách
sạn Century vẫn vượt trội hơn
khách sạn Xanh ở một vài tiêu chí.
- Đối với khách sạn Xanh: Theo
kết quả đánh giá, khách sạn Xanh
có năng lực cạnh tranh thấp hơn so
với các khách sạn cùng hạng, điều
này được thể hiện rõ qua một số
tiêu chí như: Uy tín-thương hiệu,
chất lượng sản phẩm dịch vụ, chất
lượng nguồn nhân lực, khả năng
tài chính, riêng hệ thống kênh phân
phối của khách sạn Xanh chỉ cao
hơn so với khách sạn Century. Điều
này có thể được giải thích bởi tiền
thân của khách sạn Xanh là khách
sạn 2 sao, việc chuẩn hoá đội ngũ
nhân lực, cách thức tổ chức quản
lý từ chuẩn 2 sao lên 4 sao phần
nào vẫn còn tồn tại khoảng cách
và hạn chế so với yêu cầu đặt ra
trong công tác quản trị, vận hành
nên đã gây ảnh hưởng đến một
số khả năng cạnh tranh của khách
sạn. Bên cạnh các tiêu chí thấp
hơn so với các đối thủ, khách sạn
Xanh vẫn tồn tại một vài tiêu chí
Hình 1: Các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của các khách sạn
Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra
Hình 2: Radar các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của các khách sạn
Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra
Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014 PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
83
vượt trội tương đối như: Thị phần,
chủng loại sản phẩm dịch vụ, hoạt
động quảng bá sản phẩm, cơ sở vật
chất kỹ thuật, và vấn đề về vệ sinh
công cộng trong khách sạn; ngoài
ra khách sạn Xanh chỉ có một tiêu
chí vượt trội tuyệt đối hơn so với
đối thủ là khả năng cạnh tranh giá.
Đây chính là những lợi thế cạnh
tranh mà khách sạn Xanh cần phải
giữ vững và duy trì trước các đối
thủ.
4.2. Một số gợi ý nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh khách sạn
Dựa vào kết quả nghiên cứu có
thể đề xuất một số giải pháp như
sau:
- Các khách sạn cần tăng cường
hơn nữa công tác quản lý thông
qua việc ban hành quy định chức
năng, quyền hạn các bộ phận rõ
ràng hơn tránh chồng chéo trong
công việc.
- Tạo điều kiện cho nhân viên
nâng cao trình độ nghiệp vụ của
mình, đặc biệt là trình độ ngoại
ngữ, thông qua các lớp học ngắn
hạn, thường là tổ chức vào mùa
thấp điểm, và ưu tiên đối với các
nhân viên trực tiếp phục vụ khách
hoặc là nhân viên có trình độ sơ
cấp, phổ thông. Ngoài ra có thể
chọn một số nhân viên có tiềm
năng cử đi học các lớp do dự án
phát triển nguồn nhân lực VN tổ
chức tại trường Cao đẳng Nghề
Du lịch Huế sau đó về đào tạo lại
tại khách sạn.
- Thực hiện chính sách nâng
cao chất lượng và đa dạng hoá sản
phẩm, dịch vụ nhằm kéo dài thời
gian lưu trú của khách như: Chú
trọng hơn nữa công tác vệ sinh
phòng ốc, bố trí các vật dụng đảm
bảo thẩm mỹ hơn, nghiên cứu phát
triển nhiều món ăn mới lạ hơn nhất
là các món ăn mang đậm truyền
thống văn hoá Huế, chú trọng xây
dựng thực đơn theo hướng chất
lượng và thẩm mỹ cao, tạo ra nhiều
chương trình du lịch có độ hấp dẫn
cao phù hợp với tâm lý, đặc trưng
tiêu dùng của từng thị trường khách
(khách Đức thích chương trình du
lịch mạo hiểm, khách Mỹ thích vui
chơi giải trí, khách Pháp thích tham
quan chiến trường xưa...)...
- Thực hiện chính sách chiết
khấu vào mùa cao điểm, đồng
thời đưa ra các mức giảm giá khác
nhau cho từng đối tượng cung cấp
khách tuỳ theo mối quan hệ với
khách sạn, chẳng hạn như đối với
các khách hàng, nhà cung cấp thân
thiết thì có thể miễn phí hoặc giảm
giá với mức cao hơn các đối tượng
khác.
- Ngoài các hình thức quảng cáo
truyền thống như: báo chí, truyền
hình, tập gấp... khách sạn cần chú
trọng đến hình thức quảng cáo qua
Internet và thông qua các sự kiện
văn hoá, thể thao và du lịch trong
và ngoài tỉnh.
- Với kênh gián tiếp khách sạn
tăng cường hơn nữa quan hệ với
các hãng lữ hành, đặc biệt là các
hãng lữ hành quốc tế nhằm thu hút
khách quốc tế đến khách sạn; với
kênh trực tiếp khách sạn nên trực
tiếp đặt quan hệ với các cơ quan
trong ngoài tỉnh để thu hút các đối
tượng khách công vụ, khách từ các
cơ quan đi tham quan, nghỉ mát.
- Kiểm soát chặt chẽ vấn đề an
ninh, an toàn và môi trường xanh
sạch đẹp đảm bảo cho du khách
hài lòng trong quá trình lưu trú tại
khách sạn.
- Nâng cao hơn nữa uy tín,
hình ảnh của mình trên thương
trường thông qua việc chứng thực
nhờ khách VIP như ca sĩ, nguyên
thủ quốc gia, hoặc những người
nổi tiếng khác...biện pháp này ở
khách sạn Morin đã thực hiện rất
tốt trong thời gian qua, hiện tại
khách sạn còn lưu giữ và trưng
PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 17 (27) - Tháng 07-08/2014
Phát Triển Kinh Tế Địa Phương
84
bày một số hình ảnh các nhân vật
nổi tiếng và một số nguyên thủ
quốc gia đã từng đặt chân và lưu
trú tại khách sạn, chính điều này
đã góp phần quảng bá được uy tín
của khách sạn Morin đến với du
khách các nước trên thế giới, các
khách sạn khác nên tìm hiểu và
thực hiện biện pháp này một cách
hữu hiệu như khách sạn Morin đã
và đang thực hiện.
5. Kết luận
Năng lực cạnh tranh của khách
sạn là sự tổng hợp của các yếu tố cấu
thành như: vị thế cạnh tranh, năng
lực cạnh tranh ở cấp độ phối thức
thị trường, và năng lực cạnh tranh
ở cấp độ nguồn lực. Việc nâng cao
năng lực cạnh tranh của các khách
sạn là yêu cầu cấp thiết và là vấn đề
sống còn của các khách sạn trong
môi trường kinh doanh hiện nay.
Kết quả nghiên cứu cho thấy
khách sạn Morin có năng lực cạnh
tranh vượt trội so với các khách sạn
cùng hạng khác, tiếp đến là khách
sạn Hương Giang, khách sạn
Century, và thấp nhất là khách sạn
Xanh. Tuy nhiên nếu xem xét chi
tiết thì không có khách sạn nào có
ưu thế tuyệt đối hơn hẳn các khách
sạn cùng hạng khác; qua đánh giá
vẫn còn tồn tại một số điểm mạnh
và điểm yếu cụ thể đối với từng
khách sạn theo từng tiêu chí. Do
đó, đây là cơ sở quan trọng để các
khách sạn đưa ra chiến lược kinh
doanh phù hợp trong bối cảnh cạnh
tranh gay gắt như hiện nay.
6. hạn chế của nghiên cứu và
hướng nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những đóng góp có
được, đó là đánh giá năng lực
cạnh tranh trong lĩnh vực kinh
doanh khách sạn; nghiên cứu này
vẫn có một số giới hạn, và từ đó
gợi ý cho các nghiên cứu tương
lai như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu này chỉ
đánh giá năng lực cạnh tranh của
một số khách sạn 4 sao dựa trên
việc điều tra các nhà chuyên môn
và các công ty, đại lý lữ hành có
quan hệ với các khách sạn; chưa
dựa vào việc kết hợp điều tra khách
du lịch để đánh giá năng lực cạnh
tranh của các khách sạn toàn diện
hơn. Do đó hướng nghiên cứu tiếp
theo là cần đánh giá năng lực cạnh
tranh kết hợp dựa trên các quan
điểm: nhà chuyên môn, doanh
nghiệp du lịch và khách du lịch.
Thứ hai, nghiên cứu dựa trên
3 tiêu chí chung cho việc đánh
giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp (khách sạn): Vị thế cạnh
tranh các phối thức thị trường, và
nguồn lực; chưa dựa vào việc đánh
giá năng lực cạnh tranh dựa trên
việc xây dựng các tiêu chí riêng
cho lĩnh vực kinh doanh khách sạn
(cụ thể là các khách sạn 4 sao). Do
đó hướng nghiên cứu tiếp theo là
cần mở rộng phạm vi các khách
sạn khảo sát; và tiến hành phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của các khách sạn
bằng việc ứng dụng mô hình cấu
trúc tuyến tính (SEM), rồi từ đó sử
dụng tiêu chí này để đánh giá năng
lực cạnh tranh cho từng khách sạn
nghiên cứul
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ambastha, A.; Momaya, K. (2004),
“Competiveness of firms: review of
theories, frameworks and models”,
Singapore Management Review, vol.26,
no 1, p. 45-61.
Asian Development Outlook (2003),
Competitiveness in Developping
Countries, Oxford University Press (xuất
bản cho Asian Development Bank).
Fred R.David (2000), Khái luận về quản trị
chiến lược, Nhà xuất bản Thống kê, Hà
Nội.
Lại Xuân Thủy (2012), Quản trị chiến lược,
NXB Đại học Huế, Huế.
Michael Porter (1990), “The Competitive
Advantage of Nations”, Havard Business
Review, Iss March+April, tr. 73-91.
Michael Porter (2008), Lợi thế cạnh tranh,
NXB Trẻ, Hà Nội.
Ngô Kim Thanh (2012), Giáo trình Quản trị
chiến lược, NXB Đại học Kinh tế Quốc
dân, Hà Nội.
Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp
nghiên cứu khoa học trong kinh doanh,
NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.
Nguyễn Văn Mạnh và Hoàng Thị Lan Hương
(2008), Giáo trình Quản trị kinh doanh
khách sạn, NXB Lao động – Xã hội, Hà
Nội.
Nguyễn Văn Thanh (2003), “Một số vấn đề
về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh
tranh quốc gia”, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, số 317.
Ninh Đức Hùng, Đỗ Kim Chung (2011),
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành rau quả”, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế, (số 397), tr. 51 - 58.
Rudolf Grunig & Richard Kuhn (2002), Hoạch
định chiến lược theo quá trình, NXB Khoa
Học Kỹ Thuật, Hà Nội.
Thompson & Strickland (2003), Strategic
Management, 11th edition, New York.
Trần Bảo An & Dương Bá Vũ Thi (2012),
“Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh của các khách sạn 4
sao trên địa bàn Thừa Thiên - Huế”, Tạp
chí Phát triển kinh tế, số 261.
Trần Sữu (2005), Nâng cao năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp trong điều
kiện toàn cầu hoá, NXB Lao động, Hà
Nội.
Trần Thế Hoàng (2011), Nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản VN đến năm 2020, Luận án tiến
sỹ.
Võ Thị Quỳnh Nga & Nguyễn Trường Sơn
(2013), “Thiết kế mô hình ứng dụng
đánh giá năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp may vùng kinh tế trọng
điểm Trung Bộ, Tạp chí Kinh tế phát
triển, số 198.
Vũ Trọng Lâm, Nguyễn Kế Tuấn và cộng
sự (2006), Nâng cao sức cạnh tranh của
các doanh nghiệp trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản chính
trị quốc gia, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nangluccanhtranhcuaks4sao_1996.pdf