Tên đề tài là"Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng cộng đồng tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh"
Luân văn gồm 3 chương và 76 trang
37 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3275 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng cộng đồng tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN
Thực tập và làm chuyên đề tốt nghiệp là nhiệm vụ cuối cùng của mỗi sinh viên sau mỗi khóa học. Được sự đồng ý của Bộ môn Nông lâm kết hợp, Khoa Lâm học Trường Đại học Lâm Nghiệp tôi tiến hành thực hiện chuyên đề tốt nghiệp “Đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của Rừng cộng đồng tại xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh”. Sau thời gian làm việc cố gắng và nỗ lực đến nay chuyên đề đã hoàn thành.
Để hoàn thành chuyền đề này, Tôi chân thành cảm ơn:
Thầy Ths.Trần Bình Đà đã hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình trong suốt quá trình làm chuyên đề tốt nghiệp.
Lãnh đạo BQL Rừng phòng hộ huyện Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh, UBND xã Tiên Lãng, đã hỗ trợ tạo điều kiện để đoàn nghiên cứu tiếp cận với hiện trường, nông dân và cung cấp các thông tin dữ liệu cơ bản về Kinh tế - Xã hội của địa phương
Các cán bộ văn phòng BQL Rừng phòng hộ huyện Tiên Yên và cán bộ kỹ thuật của BQL huyện Tiên Yên đã tham gia thu thập số liệu hiện trường và cung cấp các thông tin về mô hình quản lý rừng Cộng đồng ở địa phương.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Phạm Ngọc Minh
TỪ VIẾT TẮT
CDM: Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch
ICRAF: World Agroforestry Center - Trung tâm NLKH thế giới
KTXH- Kinh tế xã hội
NLKH: Nông lâm kết hợp
REDD: Reducing Emssions from Deforestation and Degradation - Giảm thiểu phát thải từ suy thoái và mất rừng.
SEANAFE: Southeast Asian Network for Agroforestry Education. Mạng lưới giáo dục NLKH Đông Nam Á
VNAFE: Vietnam Network for Agroforestry Education - Mạng lưới giáo dục NLKH Việt Nam
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
GIỚI THIỆU
Rừng cộng đồng đã tồn tại từ lâu đời, gắn liền với sự sinh tồn và tín ngưỡng của các cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Thực tiễn một số nơi đã chỉ rõ quản lý rừng với sự tham gia của cộng đồng địa phương sống gần rừng là mô hình quản lý rừng có tính khả thi về kinh tế - xã hội, phù hợp với tập quán sản xuất truyền thống của nhiều dân tộc ở Việt Nam. Không những mô hình quản lý rừng cộng đồng có tính khả thi về kinh tế - xã hội dân sinh, mà còn đáp ứng các yêu cầu về bền vững môi trường như, bảo vệ, cải thiện đất, giữ nước và khả năng hấp thụ và tích lũy khí C02 trong hệ thống, giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính và thay đổi khí hậu
Tiên Lãng là xã vùng thấp thuộc huyện Tiên Yên, sinh sống chủ yếu ở nơi đây là dân tộc Dao và số ít là dân tộc Kinh, do đó các phương thức canh tác độc canh sẽ mang lại nhiều nguy cơ về môi trường và thiếu bền vững. Mô hình quản lý bền vững rừng cộng đồng nơi đây đã giúp cho việc hấp thụ và lưu giữ lượng carbon, và như vậy nó còn có ý nghĩa làm giảm khí gây hiệu ứng hiện nay.
Vì vậy, nghiên cứu khả năng tích lũy carbon của trạng thái rừng cộng đồng nhằm cũng cấp các cơ sở giữ liệu, thông tin về đóng góp của rừng cộng đồng trong giảm khí hiệu ứng nhà kính, từ đó có cơ sở khuyến cáo nhân rộng và định hướng cho việc chi trả dịch vụ môi trường cho mô hình Quản lý rừng Cộng đồng là rất cần thiết
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu này nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau
Đánh giá được hiện trạng của trạng thái rừng Cộng đồng.
Xác định được khả năng tích lũy C02 của trạng thái Rừng cộng đồng.
Đề suất các biện pháp nhằm quản lý, bảo vệ và phát triển Rừng cộng đồng
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đánh giá hiện trạng rừng cộng đồng tại thôn Cái Mắt, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
+ Đặc điểm rừng cộng đồng
Điều tra sinh khối và lượng carbon tích lũy trong thành phần thực vật
+ Tầng cây cao
+ Thảm tươi, cây bụi, vật rơi rụng và thảm mục
Phân tích lượng carbon trong đất
Lượng carbon hấp thụ và giá trị kinh tế
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Nghiên cứu khả năng tích lũy C02 của cây rừng
Với tầm quan trọng của các bể chứa carbon của rừng nhiệt đới, trong Rừng cộng đồng, trong gần một thập niên qua, nhiều tổ chức trên thế giới đã có các nghiên cứu liên quan đến sinh khối và lượng carbon tích lũy trong các hệ sinh thái rừng để đưa ra các phương pháp luận hoặc các đề xuất về thể chế chính sách trong việc bảo vệ các khu rừng nhiệt đới, sử dụng đất bền vững vì giá trị môi trường trong tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu[14].
Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp quốc tế - CIFOR (2007) đưa ra nhu cầu nghiên cứu để theo dõi thay đổi che phủ rừng, bể chứa carbon và chính sách để thực hiện chương trình REDD. Trung tâm NLKH thế giới – ICRAF (2007) đã phát triển phương pháp dự báo nhanh lượng carbon lưu giữ thông qua việc dám sát thay đổi sử dụng đất thông qua ảnh viễn thám, lập ô mẫu nghiên cứu sinh khối và ước tính lượng carbon tích lũy. Các phương pháp này cần được kế thừa và xem xét áp dụng môt cách phù hợp hơn đối với các hệ sinh thái rừng ở Việt Nam.
Trường đại học tổng hợp Wageningen, Hà Lan đã phát triển phần mềm Co2Fix v3.1 để ứng dụng trong tính toán sinh khối và lượng carbon tích lũy của rừng. Phần mềm này thực chất là xuất ra các dữ liệu tổng hợp, thông tin về sinh khối và lượng carbon lưu giữ trên cơ sở phải có các thông tin đầu vào thích hợp như trữ lượng, tăng trưởng, sinh khối rừng, lượng carbon lưu giữ ban đầu, tuổi rừng; và chủ yếu là cho các khu rừng thuần loại, đồng tuổi. Vì vậy phần mềm này chưa tương thích với các hệ sinh thái rừng Việt Nam, tuy nhiên tiếp cận theo hướng lập phần mềm để đưa ra thông tin dữ liệu về sinh khối và khả năng tích lũy carbon của rừng nhiệt đới hỗn loài khác tuổi là một cách làm cần quan tâm ứng dụng.
Ước lượng carbon hấp thụ trong cây rừng nói chung là theo cách tiếp cận dựa trên dữ liệu điều tra như thể tích thân cây để tính ra sinh khối và lượng carbon trong cây, các mô hình kinh nghiệm hay lý thuyết thường được sử dụng để ước lượng carbon trong các thành phần khác nhau trong hệ sinh thái rừng như cây sống, cây chết, hay trong đất [1] , [5], [6]. Một số nghiên cứu đã xác định hàm lượng carbon thông qua sinh khối khô bằng cách nhân sinh khối khô với hệ số 0,5 [1], [7], [8], [9]. Nghiên cứu lượng carbon lưu trữ trong rừng trồng nguyên liệu giấy, Romain Pirard (2005) đã tính lượng carbon lưu trữ dựa trên tổng sinh khối tươi trên mặt đất, thông qua lượng sinh khối khô (không còn độ ẩm) bằng cách lấy tổng sinh khối tươi nhân với hệ số 0,49, sau đó nhân sinh khối khô với hệ số 0,5 để xác định lượng carbon lưu trữ trong cây [8].
Để tính carbon trong cây, Erica A. H. Smithwick cùng cộng sự đã phân chia cây mẫu thành các bộ phận khác nhau, đo đường kính của toàn bộ cây trong ô tiêu chuẩn. Sinh khối của từng bộ phận được tính toán thông qua các hàm hồi quy sinh trưởng riêng cho từng loài, trong một số trường hợp, loài nào đó chưa xây dựng hàm hồi quy sinh trưởng thì sẽ áp dụng hàm sinh trưởng của loài tương đối gần gũi. Nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ carbon chiếm trong từng bộ phận như cành nhánh chiếm 5,9± 0,4%; thân: 33,8 ± 1,7%, vỏ chiếm 5,1 ± 1,4%. Đồng thừoi nghiên cứu của Roger M. Gifford cho thấy, carbon chứa trong loài thông bản địa Pinus radiata khoảng 50±2%. Theo Sara Beth Gann (2003), carbon cần được tính đối với tất cả các bộ phận của cây như lá, thân, cành nhánh, rễ, tuy vậy việc tính toán cần phải phù hợp với điều kiện thực tế cũng như chi phí để thực hiện. Việc ước tính C trong cây rừng, lâm phần thường được tính trên cơ sở dự báo khối lượng sinh khối khô của rừng trên đơn vị diện tích (tấn/ha) tại từng thời điểm trong quá trình sinh trưởng. Từ đó tính trực tiếp lượng CO2 hấp thụ và tồn trữ trong vật chất hữu cơ của rừng, hoặc tính khối lượng carbon (C) với bình quân là 50% của khối lượng sinh khối khô (biomass) rồi từ carbon suy ra CO2 [4].
Ở Việt Nam cho đến nay chưa có nghiên cứu đầy đủ và hoàn chỉnh về xác định sinh khối (biomass) và carbon tích lũy trong các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các mô hình NLKH ở Việt Nam để làm cơ sở lượng giá dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của các kiểu rừng, canh tác NLKH khác nhau.
Về sinh khối rừng được Nguyễn Ngọc Lung (1989) nghiên cứu đầu tiên cho rừng thông thuộc tỉnh Lâm đồng. Đã đưa ra phương pháp mô hình hóa sinh khối rừng dựa vào các chỉ tiêu điều tra, giám sát rừng.
Trung tâm sinh thái rừng và môi trường thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã có nghiên cứu xác định trữ lượng carbon của thảm tươi cây bụi, tương ứng với trạng thái rừng IA, IB; để cung cấp thông tin nhằm xác định đường carbon cơ sở trong các dự án trồng rừng theo cơ chế CDM. Việc xác định sinh khối tươi khô được thực hiện theo từng bộ phận thân, cành và lá. Trữ lượng carbon được xác định thông qua sinh khối khô của các bộ phận và hệ số chuyển đổi 0,5. Tuy nhiên nghiên cứu chấp nhận lượng carbon lưu giữ được chuyển đổi theo hệ số, chưa được phân tích hàm lượng trong từng bộ phận thực vật cụ thể [11].
Về nghiên cứu hấp thụ carbon trong các khu rừng trồng, trung tâm sinh thái rừng và môi trường trong đề tài nghiên cứu định giá rừng đã đưa ra ước tính carbon thông qua đường kính cây rừng cho 5 loài trồng rừng là Acacia mangium, A. auriculiformis; A. hybrid; Pinus assoniana và P. merkusii [12]. Võ Đại Hải (2009) [10] cũng đã có nghiên cứu và lập các mối quan hệ để ước tính carbon hấp thụ trong rừng trồng bạch đàn.
Bảo Huy, Pham Tuấn Anh (2007 - 2008) [2] với sự tài trợ của Tổ chức Nông Lâm kết hợp thế giới (ICRAF) đã có nghiên cứu dự báo khả năng hấp thụ CO 2 của rừng lá rộng thường xanh ở Tây Nguyên. Kết quả đã xây dựng được phương pháp nghiên cứu, phân tích hàm lượng carbon hấp thụ của cây rừng và lâm phần trên mặt đất rừng bao gồm trong thân, vỏ, lá, cành của cây gỗ và cho lâm phần; đã đưa ra phương pháp dự báo lượng CO 2 hấp thụ cho cây rừng và trên lâm phần. Trên cơ sở năm 2009, Bảo Huy đã phát triển phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng carbon trong các bể chứa ở các hệ sinh thái rừng tự nhiên Việt Nam [3].
2.2 Chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO 2 của rừng
Trong các dịch vụ môi trường mà những cộng đồng vùng cao có thể được đền bù (hấp thụ carbon, bảo vệ vùng đầu nguồn và bảo tồn đa dạng sinh học) thì cơ chế đền bù cho thị trường carbon là cao hơn cả, thậm chí rừng carbon được xem là một đóng góp quan trọng trong giảm nghèo [1]. Các kế hoạch đền bù carbon hiện cũng đang tăng lên nhanh chóng (Bass, 2000), vì vậy Smith và Scherr (2002) cho rằng có tiềm năng sinh kế từ các dự án rừng carbon.
Trên cơ sở này hình thành khái niệm rừng carbon (Carbon Forestry), đó là các khu rừng được xác định với mục tiêu điều hoà và lưu giữ khí carbon phát thải từ công nghiệp. Khái niệm rừng carbon thường gắn với các chương trình dự án cải thiện đời sống cho cư dân sống trong và gần rừng, đang bảo vệ rừng. Họ là những người bảo vệ rừng và chịu ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu, do đó cần có sự đền bù, chi trả thích hợp, có như vậy mới vừa góp phần nâng cao sinh kế cho người giữ rừng đồng thời bảo vệ môi trường khí hậu bền vững trong tương lai, hay nói cách khác là các hoạt động nhằm tích lũy carbon dựa vào cộng đồng chỉ có thể thành công nếu như có một cơ chế cụ thể để duy trì và bảo vệ lượng carbon lưu trữ gắn với sinh kế của người dân sống gần rừng và đang sử dụng đất rừng.
Cơ chế trao đổi carbon vẫn đang được tranh luận, từ chương trình CDM và cho đến nay khái niệm mới là REDD cũng mới ở bước phát triển khung khái niệm, tiếp cận và một số nơi đang được thúc đẩy thử nghiệm. Tuy nhiên với xu thế biến đối khí hậu hiện nay do lượng CO 2 phát thải không giảm xuống, thì việc bảo vệ, phát triển rừng tự nhiên; phát triển NLKH là một chiến lượng đúng đắn nhằm cân bằng lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính; đồng thời với nó các quốc gia đang gần đến các thỏa thuận để đền bù, chi trả cho các cộng đồng ở các quốc gia đang phát triển để bảo vệ và phát triển rừng với mục đích lưu giữ và tăng khả năng hấp thụ CO 2 của các hệ sinh thái rừng, các kiểu sử dụng đất ở vùng nhiệt đới [3]
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Điều tra sơ thám
Phỏng vấn cán bộ ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, cán bộ xã và người chủ chốt ở địa phương để xác định khu vực khảo sát.
Sử dụng các tài liệu thứ cấp, bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng để xác định khu vực nghiên cứu.
Tiến hành điều tra sơ thám và lựa chọn các địa điểm nghiên cứu.
Chọn khu vực (hay vị trí) nghiên cứu: cần dựa vào những căn cứ điển hình sau:
Điển hình về đặc trưng của thảm thực vật.
Điển hình về địa hình, các loại đất.
Điển hình về hướng phơi.
Điển hình về kỹ thuật canh tác.
Trên cơ sở này đề tài chọn thôn Cái mắt làm điểm điều tra thu thập số liệu
Phương pháp lập ô tiêu chuẩn
Sau khi chọn được vị trí nghiên cứu điển hình tiến hành lập ô tiêu chuẩn tại vị trí điển hình đó.
Diện tích ô tiêu chuẩn
Đối với tầng cây tái sinh lập ô tiêu chuẩn có diện tích 1.000m2. Chiều dài ÔTC song song với đường đồng mức, chiều rộng vuông góc với đường đồng mức.
Số ô tiêu chuẩn
Để đảm bảo cho tính khách quan mỗi công thức đánh giá/nghiên cứu phải lập ít nhất 3 ÔTC mang tính đại diện về vị trí, địa hình, loại đất, kỹ thuật canh tác.
Điều tra trên ô tiêu chuẩn sau khi lập được ÔTC
Điều tra tổng diện tích lô rừng, tên chủ hộ, điều tra cấp tuổi, loài cây tái sinh chủ yếu.
Điều tra cây tái sinh có đường kính nhỏ nhất là 6cm (D1.3 < 5cm), sau đó tiến hành mô tả đặc điểm nhận biết vị trí ÔTC (địa hình, đất đai, hướng dốc, vị trí, hướng phơi, độ cao, tên loài cây…).
Lập ô thứ cấp và ô dạng bản:
Trong ô tiêu chuẩn lập 5 ô thứ cấp (4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa) có diện tích 25m2 (5mx5m). Trong mỗi ô thứ cấp lập 1 ô dạng bản (ÔDB) có diện tích 1m2 để điều tra cây bụi thảm tươi
40m
25m
3.3. Phương pháp thu mẫu đất
Trong mỗi ÔDB trong ÔTC tiến hành lấy mẫu đất ở độ sâu 0 - 30 cm
Mẫu đất xác định dung trọng được lấy bằng ống dung trọng 5cm3.
Ở độ sâu cần xác định dung trọng – cắt cho đất cho thật phẳng rồi đóng ống dung trọng theo hướng thẳng vuông góc với mặt đất. Sau đó dùng xẻng lấy ống và đất ra (bẩy nhẹ) lau sạch đất bám xung quanh ống, dùng dao cắt đất ở 2 đầu ống dung trọng sao cho thật phẳng rồi cho đất đã đóng được vào túi nilon buộc kín.
Mẫu đất phân tích N và C được lấy ở các ÔDB, sau khi trộn đều ở các ÔDB lại với nhau, lấy lượng mẫu đủ phân tích.
Mẫu đất được cho vào túi nilon có nhãn ghi rõ các thông tin về địa điểm và độ sâu lấy mẫu. Mẫu đất được buộc kín trong túi nilon để mang về phòng thí nghiệm phân tích.
(chú ý: trong một số trường hợp đặc biệt người ta thường lấy mẫu đất ở 2 độ sâu 0 - 15 cm và 15 - 30cm.)
3.4. Phương pháp điều tra
Điều tra trong ô tiêu chuẩn
Đo đường kính ngang ngực D1.3 bằng thước dây: sử dụng thước dây để đo chu vi thân cây tại vị trí 1,3m, sau đó tính ra được D1.3 bằng công thức:
D1.3 = chu vi/π
(đây là phương pháp đo có độ chính xác cao nhất)
Đối với cây bị chết, cây đổ chết và các gốc cây còn sót lại trong ô thì áp dụng công thức toán hình trụ để tính sinh khối.
𝑉=
𝜋
4
𝑥
𝑑
𝑜
2
+
𝑑
𝑛
2
2
𝑥 ℎ
Trong đó: do – là đường kính gốc cây đổ.
dn – là đường kính ngọn cây đổ.
h – là chiều cao thân cây đổ.
(kết quả điều tra được ghi vào mẫu biểu 01: “ biểu điều tra thu thập số liệu tầng cây cao”)
Mẫu biểu 01: BIỂU ĐIỀU TRA, THU NHẬP SỐ LIỆU TẦNG CÂY CAO
Mẫu số:……………...
Vị trí :………………..
Ngày thu mẫu:……….
Loài cây:……………..
Họ tên chủ hộ:………………
Địa chỉ hộ:…………………
Diện tích phương thức:………
STT
Tên loài
TT cành
Chu vi
D1.3 (cm)
Sinh khối (m3)
1
2
...
Điều tra cây bụi thảm tươi, vật rơi rụng
Trong mỗi ô thứ cấp tiến hành cắt lấy toàn bộ cây bụi thảm tươi, sau đó phân chia ra thành các bộ phận: là của cây bụi thảm tươi; thân + cành của cây bụi thảm tươi. Cân tươi ngay các bộ phận này ngay tại rừng thu được sinh khối tươi cây bụi thảm tươi.
Đối với vật rơi rụng: trong ÔDB tiến hành thu nhặt toàn bộ vật rơi rụng sau đó phân loại: lá mới rụng; lá đang phân hủy. Cân ngay tại rừng.
Sau khi điều tra, cân xong ở mỗi ô thứ cấp số liệu được ghi vào mẫu biểu 02 “ biểu điều tra thu thập số liệu cây bụi, thảm tươi, vật rơi rụng và thảm mục”. Mỗi loại mẫu của các ô thứ cấp cân riêng từng loại sau đó trộn đều (trong một ô tiêu chuẩn chộn đều các mẫu của các ô thứ cấp sau đó trộn đều các mẫu của các ô tiêu chuẩn khác nhau), cân và mang về phòng thí nghiệm mỗi loại 1kg, mỗi mẫu để vào các túi nilon riêng và ghi cụ thể tên mẫu để có thể nhận biết được.
Ảnh 01
Mẫu biểu 02: BIỂU ĐIỀU TRA THU THẬP SỐ LIỆU CÂY BỤI, THẢM TƯƠI, VẬT RƠI RỤNG VÀ THẢM MỤC
Mẫu số:…………………..
Vị trí:……………………...
Ngày thu mẫu...................
Họ tên chủ hộ:…………
Địa chỉ hộ:………………….
Diện tích phương thức:……..
ÔTC
ÔDB
Thân, cành (g)
Lá tươi (g)
Thảm tươi (g)
Lá rụng (tầng cây cao)
Thảm mục
Tươi
khô
1
1
2
3
4
5
2
1
2
3
4
5
Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm
Sấy mẫu
Với mỗi mẫu thực vật và thảm thực vật được lấy mẫu đem về phòng thí nghiệm để tính sinh khối. Đây là cơ sở để xác định lượng carbon tích lũy trong cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng.
Phân tích trong phòng thí nghiệm: Mẫu sinh khối thu thập từ hiện trường được đem sấy khô trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp sấy mẫu bằng tủ sấy ở nhiệt độ tăng dần đến 750C. Trong quá trình sấy phải kiểm tra sự thay đổi khối lượng mẫu sấy, nếu sau 3 lần kiểm tra khối lượng mẫu sấy không đổi thì đó chính là khối lượng khô kiệt của mẫu.
Phân tích đất
Phân tích dung trọng đất bằng phương pháp thông thường.
Xác định carbon trong đất bằng phương pháp Walkley – Black: phương pháp này tiến hành đốt carbon bằng hỗn hợp K2Cr2O7 và H2SO4 đậm đặc với thuốc thử là muối Morh. Lượng carbon được tính bằng 58% hàm lượng mùn trong đất.
Xác định lượng N tổng hợp theo phương pháp Kieldahl
(Kết quả phân tích đất được ghi vào mẫu biểu 03: “biểu phân tích hàm lượng carbon trong đất”).
Mẫu biểu 03: BIỂU PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG CARBON TRONG ĐẤT
STT
Địa điểm lấy mẫu
Độ sâu (cm)
Dung trọng (g/cm3)
Hàm lượng C phân tích
Hàm lượng N phân tích
1
2
3
TB
Phương pháp tính sinh khối và carbon
Đối với tầng cây cao
Việc xác định sinh khối và lượng carbon tầng cây cao được xác định qua công thức xác định sinh khối khô của tầng cây cao theo công thức (Ketterings et al. 2001):
B = 0,11*p*D2,62
Trong đó: B – Sinh khối khô, kg/cây.
D – đường kính tại vị trí 1,3m (cm)
p – Tỷ trọng gỗ (g/cm3), các loại cây thuộc nhóm gỗ nặng, p=0,8; cây thuộc nhóm gỗ trung bình, p = 0,5 và gỗ nhẹ p =0,3 (hoặc sử dụng các giá trị tỉ trọng chính xác của loài cây).
Lượng carbon tích lũy trong cây trồng được tính thông qua hệ số mặc định 0,46.
Công thức tính sinh khối rễ: Sinh khối rễ = ¼ sinh khối các bộ phận của cây trên mặt đất.
Xác định sinh khối khô và lượng carbon tích lũy của cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng
Công thức xác định độ ẩm mẫu sấy.
MC(%) = (( FW – DW)/FW(*100
Trong đó: MC – là độ ẩm tính bằng phần trăm.
FW – là trọng lượng tươi của mẫu (g).
DW – là trọng lượng khô kiệt của mẫu.
Sinh khối của từng bộ phận lá, thân cành, cỏ, thảm mục, được tính theo công thức sau:
TDM(i) = (TFW(i)*(1-MC(i)(*0,01
Trong đó: - TDM(i) – là sinh khối của lá, thân cành, cỏ, thảm mục (tấn/ha)
TFW(i) – là tổng sinh khối tươi của lá, thân cành, cỏ và thảm mục đo đếm trong ÔDB (g)
MC(i) – là độ ẩm tính bằng % của lá, thân cành, cỏ và thảm mục.
0,01 là hệ số chuyển đổi.
(kết quả tính toán được ghi vào mẫu biểu số 04: “biểu tính sinh khối khô và độ ẩm của cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng”).
Mẫu biểu 04: BIỂU TÍNH SINH KHỐI VÀ ĐỘ ẨM CỦA CÂY BỤI THẢM TƯƠI VÀ VẬT RƠI RỤNG.
Thành phần
TFW (g/m2)
MC (%)
TDM(i)=(TFW(i)*1-MC(i)*(*0,01(tấn/ha)
Thân, cành
Lá tươi
Thảm tươi
Lá rụng
Thảm mục
Tổng
Tổng sinh khối khô của cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng(TBD) được tính như sau
TBD (tấn/ha) = TDM(I) +TDM(tc) + TDM(c) = TDM(tm)
Hàm lượng carbon trong cây bụi, thảm tươi được xác định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0,5 (IPCC, 2003).
Theo đó hàm lượng carbon của cây bụi, thảm tươi sẽ là tổng hàm lượng carbon ở các bộ phận: lá, thân cành, cỏ và thảm mục, và được tính theo công thức:
CS = [TDM(I) +TDM(tc) + TDM(c) +TDM(tm)]*0,5 (tấnC/ha)
Xác định hàm lượng carbon trong đất
Carbon tích lũy trong đất (tấnC/ha) (theo IPCC, 2003)được tính theo công thức:
Cđất = h x Dđất x Cđất% x UFC
Trong đó: UFC – hệ số chuyển đổi và băng 100.
Cđất% - là hàm lượng carbon tích lũy/ha đất (%).
h – là độ sâu lấy đất (cm).
Dđất – là dung trọng đất (g/cm3)
Xác định lượng CO2 được hấp thụ
Lượng carbon tổng số:
Wctổng = Wcthựcvật + Wcđất (tấn/ha).
Trong đó: Wctổng – tổng lượng carbon. (tấn/ha)
Wcthựcvật – lượng carbon từ thảm thực vật. (tấn/ha)
Wcđất – lượng carbon tích lũy trong đất. (tấn/ha)
Lượng CO2 hấp thụ của phương pháp NLKH (Wco2)
Wco2 = Wctổng x 44/12 (tấn CO2/ ha)
Phương pháp sử lý số liệu
Sau khi thu thập được toàn bộ số sử dụng Excel để tính đặc trưng mẫu
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế của xã Tiên Lãng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Khu vực điều tra rừng thuộc 2 thuộc Cái mắt và Mũi Chùa xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh, cách trung tâm thị trấn Tiên Yên 5,6 Km về phía Đông.
Phía Bắc và Tây giáp với Thị trấn Tiên yên và xã Yên than.
Phía Nam giáp với xã Hải lạng và xã Đồng rui.
Phía Đông giáp với xã Đông ngũ
4.1.1.2 Khí hậu thuỷ văn
Khu vực điều tra nằm sát bờ biển nên chịu ảnh hưởng vùng khí hậu biển đông , khí hậu được chia là 2 mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến 10 tháng, lượng mưa khoảng 1.700- 2,900 mm tập trung vào tháng 4-10, mùa đông khô lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng đặc 3 biệt là có sương giá và các tháng 12.
4.1.1.3 Địa hình địa thế
Khu vực điều tra thuộc kiểu địa hình miền núi bị chia cắt mạnh bởi các con suối nhỏ và hệ thống sông, khe đổ vào các thung lũng nhỏ hẹp năm xen lẫn trong khu vực. Nhìn chung kiểu địa hình này khá phức tạp và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân tạo ra sự khác nhau về trạng thái rừng cũng như làm phong phú sự đa dạng loài cây gỗ nói riêng và thực vật nói chung.
4.1.2 Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội
4.1.2.1 Dân số, dân tộc, lao động
Hai thôn Cái Mắt và mũi chùa xã Tiên Lãng huyện Tiên Yên, cộng đồng trực tiếp quản lý diện tích rừng được điều tra có 163hộ, nhân khẩu: 803
lao động: 629, thành phần dân tộc chính là người: Dao và Kinh.
Người dân địa phương ở đây sinh sống bằng 2 nghề chính đó là làm nông nghiệp và đánh bắt hải sản. Số lượng hộ gia đình tham gia đánh bắt hải sản tập trung chủ yếu ở thôn Mũi Chùa, ở thôn Cái Mắt phần lớn các hộ Nông nghiệp.
Do người dân sống gần với rừng nên họ thường xuyên vào rừng hái củi, đốt than, và thu nhặt các laọi cây dược liệu có giá trị khác. Khi tài nguyên rừng còn dồi dào thì rừng cũng là một nguồn thu nhập chính của họ. Do việc quản lý rừng chưa hợp lý nên diện tích của chất lượng rừng càng ngày càng bị suy thoái bởi chính những người chủ rừng được nhà nước giao cho quản lý.
4.1.2.2- Kết cầu hạ tầng
Do nằm không xa trung tâm thị trấn huyên Tiên Yên, dọc theo con đường nhựa ra cảng Mũi Chùa, nên hệ thống kết cấu hạ tầng tại khu vực 2 thôn này khá tốt. Bên cạnh tuyến đường chính là đường nhựa còn có nhiều con đường nhỏ đi vào trung tâm thôn, người dân địa phương ở đây có thể sử dụng xe máy đi lại khá dễ dàng vào cả 2 mùa trong năm. bên cạnh đó thôn cũng gần với biện nên việc giao thông bằng đường thuỷ khá dễ dàng.
4.2. Tài nguyên rừng
4.2.1 Sự phân bố tài nguyên rừng
Tổng diện tích tự nhiên của Thôn là : 1.254,2 ha. Trong đó :
+ Đất lâm nghiệp : 606,7ha. Chia ra :
- Đất có rừng tự nhiên : 347,5 ha.
- Rừng trồng hiện có: 50,0 ha
- Đất trống: 208,7ha.
+ Đất Nông nghiệp : 46,5ha. ( Mũi Chùa không có đất nông nghiệp)
+ Đất khác : 601 ha. ( Chủ yếu là đất mặt nước)
4.2.2 Về phát triển lâm nghiệp
Từ những thập kỷ 90 trở về đây rừng và tài nguyên rừng xã Tiên lãng đã bị suy giảm một cách nhanh chóng . cả về diện tích và tổ thành.. Đánh giá nguyên nhân ảnh hưởng đến sự suy giảm tài nguyên rừng tại Thôn cụ thể như sau:
+ Những hiểu biết về vai trò ý nghĩa và giá trị của rừng còn rất hạn chế .
+ Ít hiểu biết về kỹ thuật khai thác hợp lý.
+ Đại bộ phận các nông dân do không đáp ứng được kinh tế gia đình nên đã tăng áp lực vào rừng .
+ Mặc dù đã được giao đất giao rừng, nhưng nhiều hộ chưa nhận biết được vị trí lô đất được giao nên thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ.
+ Do nông dân vùng lân cận ( Hải lạng, thị trấn) vào khai thác....
Trước thực trạng trên , thực hiện nghị quyết của Đảng Bộ Huyện, xã về đẩy mạnh công tác phát triển và bảo vệ rừng , những năm gần đây công tác trồng và bảo vệ rừng đã thực sự trở thành phong trào rộng khắp ở hầu hết các thôn xã:
Cấp Xã, thành lập Ban quản lý bảo vệ rừng. Cấp Thôn Thành lập đội tự quản, thông qua công tác truyền thông, nhiều hộ đã tự nguyện trồng và quản lý bảo vệ rừng ... Song do việc đầu tư thấp, thiếu hiểu biết về kỹ thuật trồng và phương pháp, cách thức tổ chức quản lý bảo vệ, thực hiện thiếu qui hoạch .... dẫn đến hiệu quả đạt được là chưa cao.
Mặt khác, do nhiều diện tích rừng bị chặt phá nên môi trường, sinh thái bị đe doạ nghiêm trọng. gây ảnh lớn lớn đến đời sống kinh tế của nhân dân.
Xuất phát từ thực trạng trên , Được sự quan tâm của Ngân hàng Tái Thiết Đức, BQL các dự án Lâm nghiệp... đã Hỗ trợ cho 2 Thôn thực hiện Mô hình “ Quản lý biền vững rừng tự nhiên”.
Mục tiêu: Xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng để quản lý, bảo vệ , phát triển và phục hồi bền vững rừng tự nhiên. Thông qua đó nhằm nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò ý nghĩa của rừng . Đồng thời cải thiện mức sống, tạo nguồn thu nhập ổn định lâu dài cho nông dân trong thôn .
4.2.3 Thảm thực vật
Qua số liệu thu thập tại địa phương cho thấy thôn Cái Mắt có:
tổng cộng 96 loài cây đã được phát hiện
Bảng sau đây cho thấy số lượng các loài cây chính ( trên 1ha) với đường kính thân cây ngang ngực lớn hơn 5cm, số lượng tái sinh tự nhiên và tái phát triển của chúng.
Loài cây ( Nhóm mục đích )
D1.3 > 6cm
(nr & r )
Lim xanh (1)
59
52
Sến (1)
5
13
Sến mỡ (1)
Sến mủ (1)
15
1
Trám (1)
53
28
Re vàng (2)
7
16
Bứa (3)
43
127
Chẹo (3)
43
35
De (3)
119
130
Dung đen (3)
45
22
Hà nu (3)
39
22
Re (3)
75
247
Sến đất (3)
12
8
Số liệu trên cho thấy một số loài cây có giá trị cao ( Nhóm mục đích 1) chiếm một tỷ lệ rất thấp. Đặc biệt, một dẫn chứng là tình trạng thiếu tái sinh tự nhiên. Chỉ có những loài cây chịu bóng là sinh sản đủ số lượng cây để phát triển lên tầng tán chính. Điều này có nghĩa rằng những cây gỗ lớn cần được bảo vệ để liên tục cung cấp hạt và cần tỉa thưa những cây cạnh tranh có giá trị thấp[13].
4.2.4 Tầng tán
Số lượng cây ở các tầng tán khác nhau của rừng thể hiện gần như đầy đủ lớp phủ thực vật của khu vực.
Thuộc khu vực rừng tự nhiên của Cái Mắt, có khoảng 2260 cây/ha. Số lượng cây non là khoảng hơn trên dưới 500 cây - chủ yếu là tái sinh tự nhiên từ hạt và tái sinh từ chồi, rễ. Số lượng cây phân bố ở các tầng tán của rừng thôn Cái Mắt là đều và tốt. Nhìn chung đường kính trung bình thân cây ở tầng cây chính của thôn là khoảng 14,5 cm[13].
4.2.5 Tuổi cây
Sự xác định xác tuổi của cây rừng là khá khó khăn. Trong điều tra đã cố gắng thu thập những số liệu đáng tin cậy, tuy nhiên việc ước lượng tuổi cây theo đường kính thân cây ở nhiều trường hợp tỏ ra khác biệt khá lớn so với tuổi thực của cây[13].
4.3. Sinh khối và lượng carbon tích lũy trong thành phần thực vật
Sinh trưởng đường kính D1.3 của rừng
Việc nghiên cứu tiến hành trên 3 ÔTC. Qua điều tra đường kính của tấng cây cao tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 01: Dường kính bình quân của tầng cây cao
Địa điểm
ÔTC
D1.3bq(cm)
Thôn Cái Mắt
01
17,6
02
14,22
03
13,3
Theo bảng 01, ta thấy trạng thái rừng tại thôn Cái Mắt phát triển không đồng đều với cỡ đường kính D1.3bq của 3 ÔTC. Do đây là rừng của BQL giao cho cộng đồng thôn Cái Mắt tự khoanh nuôi bảo vệ nên việc người dân lựa chọn các cây gỗ to để phục vụ xây dựng nhà.
Các đặc trưng mẫu về đường kính D1.3
Đề tài tập trung vào đánh giá khả năng tích lũy carbon thông qua chỉ tiêu sinh trưởng là D1.3, nên trong phần này chỉ đánh giá sơ bộ sinh trưởng dường kính của tầng cây cao.
Bảng 02: Các đặc trưng mẫu về đường kính D1.3
D1.3
ÔTC1
ÔTC2
ÔTC3
Trung bình mẫu
8,70
7,75
8,73
Sai số của TB mẫu
1,34
0,93
1,26
Trung vị mẫu
-9,26
-5,28
-1,30
Mode
46,50
39,33
25,32
Sai tiêu chuẩn (S)
5,99
5,25
5,91
Phương sai mẫu (S2)
35,91
27,55
34,87
Độ nhọn phân bố (Ek)
3422,64
219,43
3055,49
Độ lệch phân bố (Sk)
-211,74
-24,22
-189,90
Hệ số biến động S%
68,87
67,72
67,67
Dung lượng mẫu
20,00
32,00
22,00
sai số tuyệt đối của ước lượng với độ tin cây (95,0%)
2,63
1,82
2,47
Qua bảng 02 cho ta thấy sai tiêu chuẩn về đường kính của cây rừng ở các ÔTC là khá lớn điều này cho thấy, trong cùng một ÔTC thì cây rừng sinh trưởng không đều. Mức độ biến động ở ba ÔTC chênh lệch nhau nhau và tương đối cao, cao nhất là ÔTC1 chứng tỏ rằng mức độ phân hóa về đường kính của ÔTC01 là sớm nhất.
Khả năng tích lũy carbon
Khả năng sinh trưởng của cây rừng có mối liên hệ chặt chẽ với khả năng tích lũy carbon của cây rừng. Vì vậy, trên cơ sở đánh giá sinh trưởng đề tài sẽ xác định khả năng tích lũy carbon của rừng cộng đồng tại thôn Cái Mắt. Khả năng tích lũy carbon của lâm phần được đánh giá qua sinh khối mà rừng đạt được.
4.3.1. Sinh khối thảm thực vật
Sinh khối là lượng vật chất mà cây rừng và lâm phần tạo ra và tích lũy được trong một đơn vị thời gian. Sinh khối được xác định là tất cả các chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở trên cây) ở trên hoặc ở dưới mặt đất (Brown, 1997; Ponce-Hernandez, 2004).
Sinh khối là đơn vị đánh giá năng suất của lâm phần. Mặt khác để có được số liệu hấp thụ về carbon, khả năng và động thái qua quá trình hấp thụ carbon của rừng, người ta phải tính từ sinh khối rừng. Vì vậy điều tra sinh khối cũng chính là điều tra hấp thụ carbon của rừng (Ritson and Sochacki, 2003).
4.3.1.1. Sinh khối của tầng cây cao
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh khối ở tầng cây cao của Rừng Cộng đồng tại thôn Cái mắt ta có biểu số liệu sau:
Bảng 03: Kết quả tổng hợp lượng sinh khối khô của tầng cây cao
ÔTC
W khô tầng cây cao (tấn/ha)
W thân, lá
W rễ
∑
1
24,77
6,19
30,96
2
19,73
4,93
24,66
3
9,49
2,37
11,86
TB
18,00
4,50
22,50
Bảng 02 ta thấy rằng: sinh khối tầng cây cao của rừng cộng đồng tại thôn Cái Mắt tương đối đồng đều; đối với sinh khối thân, lá tầng cây cao dao động trong khoảng 9,49tấn/ha – 24,77 tấn/ha, trung bình là 18,00 tấn/ha; đối với sinh khối rễ của tầng cây cao dao động trong khoảng 2,37 tấn/ha – 6,19 tấn/ha, trung bình là 4,50 tấn/ha.
Nhìn chung lượng sinh khối tầng cây cao của rừng cộng đồng của thôn Cái Mắt tương đối lớn, trung bình là 22,50 tấn/ha và dao động trong khoảng 11,86 – 30,96 tấn/ha. Do người dân ở thôn Cái Mắt sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản và làm ruộng ít phụ thuộc vào rừng nên mật độ rừng dày và có trữ lượng.
Sinh khối cây bụi thảm tươi và vật rơi rụng
Sinh khối tươi của thảm tươi cây bụi là trọng lượng tươi của thảm tươi cây bụi trên một đơn vị diện tích xác định (thường tính bằng tấn/ha)
Sinh khối của thảm tươi cây bụi là trọng lượng khô kiệt của thảm tươi cây bụi trên một đơn vị diện tích. Bằng phương pháp xác định trọng lượng khô kiệt theo phương pháp đã nêu ở chương 4, kết quả xác định sinh khối thảm tươi
Bảng 04: Kết quả tổng hợp lượng sinh khối khô của tầng thảm tươi, vật rơi rụng và thảm mục
ÔTC
W khô tầng thảm tươi, vật rơi rụng và thảm mục (tấn/ha)
W cây bụi, thảm tươi
W vật rơi rụng
W thảm mục
∑
1
4,3
3,0
1,0
8,3
2
4,5
3,1
1,1
8,7
3
5,6
2,8
0,8
9,2
TB
4,8
3,0
1,0
8,7
Số liệu bảng 03 cho thấy: Nhìn chung sinh khối của tầng cây bụi, thảm tươi vật rơi rụng và thảm mục trong 3 ôtc là tương đương nhau.
Sinh khối khô tích lũy trong cây bụi, thảm tươi của rừng ở thôn Cái Mắt khá lớn, trung bình là 4,8 tấn/ha, dao động trong khoảng 4,3 tấn/ha – 5,6 tấn/ha. Lượng sinh khối của thảm tươi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: điều kiện tự nhiên, đặc điểm khí hậu, đất đai, địa hình, loài cây, biện pháp tác động và mức độ tác động vào rừng...Trong đó độ tàn che của tầng cây cao rất quan trọng. Bên cạnh đó còn có sự tác động do chăn thả gia súc như: trâu, bò, lợn... vào rừng hạn chế quá trình sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi. Đất bị bỏ hóa lâu năm nên nghèo chất dinh dưỡng cũng là nguyên nhân lượng sinh khối của thảm tươi không nhiều.
Sinh khối của vật rơi rụng ở đây dao động trong khoảng 2,8 tấn/ha – 3,1 tấn/ha. Vật rơi rụng là lá tươi, lá khô tầng cây cao và cành khô tầng cây cao rơi rụng xuống. Do cây ở trạng thái rừng này là rừng già đã có trữ lượng, tán cây rừng lớn nên lượng sinh khối của vật rơi rụng khá nhiều trung bình là 3,0 tấn/ha.
Lượng sinh khối của thảm mục ít nhất, trung bình là 1,0 tấn/ha và dao động trong khoảng 0,8 tấn/ha – 1,1 tấn/ha. Lượng sinh khối ở các ô tiêu chuẩn đại diện cho thôn Cái Mắt tương đối đồng đều.
Tóm lại: sinh khối khô của tầng thảm tươi, vật rơi rụng và thảm mục khá nhiều với tổng lượng sinh khối trung bình là 8,7 tấn/ha, tổng lượng sinh khối thảm tươi, vật rơi rụng và thảm mục ở các ô tiêu chuẩn đại diện cho thôn Cái Mắt dao động trong khoảng 8,3 tấn/ha – 9,2 tấn/ha.
=> Từ kết quả của bảng 02, 03 ta thấy rằng lượng sinh khối ở thực vật tập chung lớn nhất ở vật rơi rụng của tầng cây cao.
4.3.1.3. Trữ lượng carbon trong thành phần thực vật
Trong thực vật nói chung và cây rừng nói riêng đều tích lũy một lượng carbon nhất định, mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây rừng sẽ tích lũy một lượng carbon khác nhau, cây rừng càng nhiều tuổi thì tích lũy càng nhiều carbon và mỗi loài cây rừng khác nhau sẽ tích lũy một lượng carbon khác nhau. Kết quả tổng hợp lượng carbon tích lũy trong thành phần thực vật rừng của thôn Cái Mắt được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 05: Kết quả tổng hợp lượng các bon tích lũy trong thành phần thực vật
ÔTC
Tầng cây cao
Tầng thảm tươi, vật RR và thảm mục
∑
C (tấn/ha)
Tỉ lệ %
C (tấn/ha)
Tỉ lệ %
C (tấn/ha)
Tỉ lệ %
1
14,24
77,51
4,13
22,49
18,37
100,00
2
11,34
72,24
4,36
27,76
15,70
100,00
3
5,46
54,19
4,61
45,81
10,07
100,00
TB
10,35
67,98
4,37
32,02
14,71
100,00
Kết quả bảng 04 cho thấy, tỷ lệ carbon tập trung chủ yếu ở thảm tươi, vật rơi rụng và thảm mục của rừng, lượng carbon trung bình của tầng này là 67,95 tấn/ha (chiếm 86,81%), lượng carbon trung bình của tầng cây cao là 10,35 tấn/ha (chiếm 13,19%). Lượng carbon ở các ô tiêu chuẩn chênh lệch nhau khá nhiều, tầng cây cao dao động trong khoảng 5,46 tấn/ha – 14,24 tấn/ha, tầng thảm tươi; vật rơi rụng và thảm mục dao động trong khoảng 61,55 tấn/ha – 72,50 tấn/ha.
Tổng trung bình lượng carbon tích lũy của rừng cộng đồng thôn Cái Mắt là 78,30 tấn/ha.
4.4. Trữ lượng carbon trong đất
Trong tự nhiên, chủ yếu CO2 được hấp thụ bởi các thành phần của hệ sinh thái nằm phía trên mặt đất qua lá để tạo ra sinh khối chứa carbon sau đó carbon hấp thụ được sẽ chuyển xuống dưới mặt đất thông qua rễ. Tuy nhiên một phần khác lại được truyền xuống đât thông qua quá trình phân hủy xác hữu cơ, tiết dịch của rễ kết hợp với các thành phần rơi rụng xuống đất của thực. Vì vậy để xác định đầy đủ lượng carbon tích lũy trong mỗi hệ thống, việc cần thiết phải xác định cả lượng carbon chứa trong đất. Thành phần carbon trong đất là thành phần của tất cả các hợp chất hữu cơ có trong đất.
Bảng 06: Kết quả tổng hợp lượng các bon tích lũy trong đất
Mẫu
Độ sâu (m)
D
C (tấn/ha)
N (tấn/ha)
C/N
C (tấn/ha)
CM01
0,3
1,21
1,95
0,24
8,02
23,52
CM02
0,3
1,32
1,82
0,13
13,76
24,04
CM03
0,3
1,11
1,71
0,25
6,73
18,91
TB
0,3
1,21
1,83
0,21
9,50
22,16
4.5. Tổng hợp lượng carbon tích lũy trong lâm phần
Lượng carbon tích lũy trong lâm phần bao gồm lượng carbon được tích lũy trong tầng cây cao, cây bụi, thảm tươi (cây thân thảo), thảm mục, vật rơi rụng (cành, lá, quả) của tầng cây cao và trong tầng đất mặt dưới tán rừng.
Lượng carbon trong tầng cây cao được tích lũy trong thân, cành, lá và trong rễ và được tính thông qua hệ số mặc định 0,46. Từ sinh khối khô của tầng cây cao chúng ta tính được lượng carbon thông qua hệ số này bằng cách nhân trực tiếp sinh khối khô với hệ số 0,46.
Tương tự, lượng carbon trong thành phần cây bụi, thảm tươi, vật rơi rụng và thảm mục dưới tán rừng được tính thông qua hệ số 0,5. Trong đó, vật rơi rụng bao gồm thân, cành và lá cây khô của cây gỗ và cây bụi thảm tươi rơi xuống mặt đất. Những thành phần này chiếm một lượng carbon nhất định, do vậy, khi ước tính lượng carbon của rừng không thể bỏ qua thành phần này.
Kết quả tính toán trên 3 ô tiêu chuẩn được tổng hợp ở bảng sau.
Bảng 07: Lượng carbon tích lũy trong lâm phần
Đợn vị: tấn/ha)
ÔTC
C Tầng cây cao
C Thảm tươi, khô và VRR
C Đất
Tổng
C
Tỷ lệ %
C
Tỷ lệ %
C
Tỷ lệ %
C
Tỷ lệ %
1
14,24
34,00
4,13
9,87
23,52
56,14
41,89
100
2
11,34
28,54
4,36
10,96
24,04
60,50
39,74
100
3
5,46
18,82
4,61
15,91
18,91
65,26
28,98
100
TB
10,35
27,12
4,37
12,25
22,16
60,63
36,87
100
Kết quả cho thấy, lượng carbon của lâm phần tích lũy trong đất và trong tầng cây cao là chính. Cụ thể như, trong tầng cây cao chiếm 49,29%, trong đất chiếm 45,43%, lượng carbon còn lại được tích lũy trong cây bụi, thảm tươi và vật rơi rụng. Như vậy, ngoài lượng carbon được tích lũy trong thực vật thì một lượng lớn carbon được tích lũy trong đất.
Kết quả được thể hiện rõ qua biểu đồ sau:
/
Hình 02: Biểu đồ tỉ lệ lượng carbon tích lũy ở từng ở từng thành phần
Quan sát biểu đồ trên ta thấy rằng sự biến động lượng carbon trong lâm phần có sự biến động khá lớn. Lượng carbon tích lũy của tầng cây cao chiếm 27,12% tổng lượng carbon trong lâm phần. Chúng ta cũng có thể thấy rằng lượng carbon trong đất cũng chiếm tỷ trọng cao nhất, gần gấp đôi lượng carbon của tầng cây cao (60,63%). Lượng carbon trong thành phần cây bụi chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ đạt 12,25% tổng lượng carbon tích lũy trong lâm phần.
4.6. Lượng carbon hấp thụ và giá trị thương mại
Rừng là lá phổi xanh của trái đất, không chỉ tích lũy carbon làm sạch không khí rừng còn có rất nhiều vai trò môi trường khác như: làm giảm tốc độ gió, giảm tốc độ hạt mưa rơi xuống đất để từ đó làm hạn chế xói mòn và làm tăng khả năng rửa trôi chất dinh dưỡng xuống các tầng đất sâu, làm tăng độ phì và độ xốp của đất, vai trò phòng hộ, …
Trong tương lai chúng ta có thể bán khả năng tích lũy carbon của rừng. Thông qua lượng carbon tích lũy trong lâm phần ta có thể tính được giá trị thương mại từ việc bán chứng chỉ carbon dưới bảng sau: với giá bán khả năng tích lũy carbon của rừng là 4 USD/tấn CO2. (Giá ngoại tệ: 1 USD = 18479 VNĐ, ngày 24/12/2009).
Bảng 08: Kết quả tổng hợp lượng CO2 hấp thu và giá trị thương mại
ÔTC
C thực vật
C đất
∑ C (tấn/ha)
∑ CO2 (tấn/ha)
Giá bán (USD/tấn CO2)
Thành tiền
C (tấn/ha)
Tỉ lệ %
C (tấn/ha)
Tỉ lệ %
USD
Triệu đồng
TB
14,71
39,91
22,16
60,09
36,87
101,40
4
405,59
7.706.178
Như vậy với việc bán chứng chỉ carbon của rừng thì mỗi ha trạng thái rừng cộng đồng thôn Cái Mắt, xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh ta sẽ có thu nhập 7.706.178 đồng. Đây sẽ là một mức thu nhập khá lớn góp phần vào thu nhập hàng năm của người dân, từ đó thì giá trị của rừng cũng sẽ được nâng cao. Người dân sẽ thấy được lợi ích từ rừng mà không phải vào rừng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi. Hơn nữa, còn có thể nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu, cho thấy có các kết luận sau:
Trạng thái rừng ở thôn Cái Mắt xã Tiên Lãng chủ yếu là rừng tự nhiên, lâu năm nhưng trong những năm gần đây do dân số tăng lên và hệ thống giáo thông thuận tiện, tạo điều kiện cho người dân địa phương khai thác gỗ để bán và xây dựng nhà, trữ lượng gỗ nhóm 1 và 2 suy giảm đáng kể, tán rừng thưa suy giảm tài nguyên đất (đất bị bạc màu).
Tổ thành loài: khá đa dạng về loài chủ yếu là những cây ưa sáng có giá trị cao: Lim xanh, Hà nu, Dung đen, Sến...
Tổng lượng carbon của rừng là 36,87 tấn/ha, trong đó thực vật là 14,71tấn/ha, đất là 22,16 tấn/ha, tương ứng với tổng lượng CO2 hấp thụ là 101,40 tấn/ha. Giá trị kinh tế đạt 7.706.178 đồng/ha.
6.2 Tồn tại
Do còn hạn chế về thời gian và vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ ở Việt Nam nên kiến thức và nguồn tài liệu còn hạn chế, cộng kết quả nghiên cứu chưa sâu. Không có số liệu thống kê cụ thể về lượng vật rơi rụng và lượng củi do người dân lấy về là nhiên liệu đốt nên:
Chưa phân tích, đánh giá được tình hình sinh trưởng của rừng.
Chưa xác định được lượng carbon rò rỉ
6.3 Kiến nghị
Qua thời gian làm đề tài có một số kiến nghị như sau
Tiếp tục áp dụng phương pháp đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon cho nhiều trạng thái rừng khác nhau. Và đây cũng là công việc rất cần thiết để định giá rừng, làm cho người bảo vệ rừng và người trồng rừng thấy được giá trị thực của rừng và họ sẽ nhận được nhiều giá trị hơn từ rừng.
Cần có chính sách phát triển và bảo vệ rừng cộng đồng trên cơ sở chi trả dịch vụ môi trường hấp thụ CO2 của cây rừng.
Đối với phát triển lâu dài rừng tự nhiên, việc cần thiết là tiến hành bảo vệ cẩn thận các diện tích rừng này trong khoảng thời gian từ 3 tới 5 năm tới. Trong khoảng thời gian đó, cac đợt tập huấn, đào tạo để nâng cao kiến thức cho người dân sông trong và xung quanh rừng là rất cần thiết. Bên cạnh việc xủ lý đối với các vấn đề lâm sinh, đa dạng sinh học cũng là một nội dung chính của các đợt đào tạo, tập huấn. Giám sát và quản lý với sự giúp đỡ của kiểm lâm, người gác rừng ở quy mô thôn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alves, D.S., J.V.Soares, etal. (1997): Biomass of primary and secondary vegetation in Rondonia, western Brazilian Amazon. Global Change Biology 3:451-462.
Bao Huy, Pham Tuan Anh (2008): Estimating CO2 sequestration in natural broad-leaved evergreen forests in the Central Highlands of Vietnam. Aia- Pacific Agroforestry Newsletter - APANews, FAO, SEANAFE; No.32, May 2008, ISSN 0859-9742.
Bảo Huy (2009): Phương pháp nghiên cứu ước tính trữ lượng carbon của rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO 2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Số 1/2009. Hà Nội; tr. 85 - 91.
Daniel Murdiyarso (2005): Sustaining local livelihood through carbon sequestration activities: A research for practical and strategic approach. Carbon Forestry, Center for International Forestry Research, CIFOR.
Haswel, W. T (2000): Techniques for estimating forest carbon. Journal of Forestry 98(9): Focus, 1-3.
Hooverc et al. (2000): How to estimate carbon sequestration on small forest tracts Journal of forestry 98(9):13-19.
Md. Mahmudur Rahman (2004): Estimating Carbon Pool and Carbon Release due to Tropical Deforestation Using Highresolution Satellite Data. Faculty of Forest, Geo and Hydro Sciences, Dresden University of Technology, Germany.
Romain Pirard (2005): Pulpwood plantations as carbon sinks in Indonesia: Methodological challenge and impact on livelihoods. Carbon Forestry, Center for International Forestry Research, CIFOR.
Sandra Brown (2002): Measuring carbon in forests: current status and future challenges. Environmental Pollution 116: 363-372.
Võ Đại Hải (2009): Nghiên cứu khả năng hấp thụ các bon của rừng trồng bạc đàn Urophylla ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn; số 1/2009, Hà Nội; tr. 102 - 106.
Vũ Tấn Phương (2006): Trữ lượng Các bon của cây bụi và thảm tươi. Cơ sở để xác định kịch bản đường Các bon cơ sở trong các dự án trồng rừng và tái trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học & Công nghệ Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn - Số 1 (2006).
Vũ Tấn Phương và cs (2007): Lượng giá kinh tế giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài "Nghiên cứu lượng giá kinh tế giá trị môi trường và DVMT của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam". Đề tài cấp bộ. Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng (RCFEE). Hà Nội.
Lý Văn Diểng (2004): Báo cáo kết quả điều tra tài nguyên rừng thôn Cái Mắt và thôn mũi chùa, xã tiên lãng, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
PGS.TS.BẢO HUY: Nghiên cứu hấp thụ CO2 của cây rừng, lâm phần “Ước lượng năng lực hấp thụ CO2 của Bời Lời đỏ trong mô hình nông lâm kết hợp Bời Lời đỏ - Sắn ở huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai – Tây Nguyên, Việt Nam”
Phụ biểu 01: SINH KHỐI KHÔ CÂY BỤI, THẢM TƯƠI, VẬT RƠI RỤNG VÀ THẢM MỤC (tấn/ha)
ÔTC
Thân cành (g)
Lá tươi (g)
Thảm tươi (g)
Lá rụng tầng cây cao (g)
Thảm mục
Cành khô tầng cây cao
Tổng SK khô
Tươi
Khô
1
1,6
1,0
1,8
1,0
1,3
1,0
0,7
8,3
2
1,3
1,0
2,3
1,0
1,2
1,1
0,9
8,7
3
1,4
1,2
3,0
1,1
1,1
0,8
0,7
9,2
TB
1,4
1,0
2,3
1,0
1,2
1,0
0,7
8,7
Phụ biểu 02: SINH KHỐI CỦA TẦNG CÂY CAO
ÔTC
TẦNG CÂY CAO
Tổng (tấn/ha)
sinh khối (kg/m2)
tấn/ôtc
tấn/ha
Sinh khối rễ
tấn/ôtc
tấn/ha
1
2.476,77
2,48
24,77
619,19
0,62
6,19
30,96
2
1.972,61
1,97
19,73
493,15
0,49
4,93
24,66
3
948,75
0,95
9,49
237,19
0,24
2,37
11,86
TB
/
Hình 01
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuyen de sua_Minh.docx