Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh bái Tử Long

Du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long hiện nay đang phát triển khá thuận lợi với sự tăng trưởng nhanh của lượng khách (bình quân 14,52%/năm) và được du khách đánh giá cao về giá trị cảnh quan biển đảo. Hoạt động du lịch đã đem lại nhiều doanh thu (466,15 tỷ đồng/năm 2013) và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (18,2% GDP), đặc biệt góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đem lại nguồn thu ổn định cho lao động. Du lịch ở đây bước đầu được đánh giá phát triển bền vững về mặt kinh tế. Song du lịch Vịnh đang đối mặt với các nguy cơ ô nhiễm môi trường biển đảo, sự mất ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn, sự suy thoái về văn hóa, mất dần đi các nét đẹp của phong tục tập quán đặc trưng biển đảo. Do vậy, trong thời gian tới để du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long được phát triển một cách bền vững rất cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ và cần có sự hỗ trợ và phối hợp tích cực của nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng

pdf11 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 727 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh bái Tử Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
J. Sci. & Devel. 2014, Vol. 12, No. 6: 895-905 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2014, tập 12, số 6: 895-905 www.vnua.edu.vn 895 ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN ĐẢO BỀN VỮNG VỊNH BÁI TỬ LONG Châu Quốc Tuấn1*, Nguyễn Thị Minh Hiền2 1Nghiên cứu sinh, Khoa Kinh tế Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2Khoa Kinh tế Phát triển Nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Email*: tuan.tccp@gmail.com Ngày gửi bài: 18.06.2014 Ngày chấp nhận: 01.09.2014 TÓM TẮT Du lịch Vịnh Bái Tử Long chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo Vân Đồn nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung và là ngành kinh tế chủ đạo trong việc xây dựng mô hình đặc khu Kinh tế hành chính đặc biệt Vân Đồn trong thời gian tới. Một khảo sát đã được thực hiện với 641 khách du lịch, 100 người dân và 25 cán bộ văn hóa, cán bộ địa phương để nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch và đánh giá tính bền vững của sự phát triển này. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy du lịch Vịnh đang phát triển khá thuận lợi, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của địa phương, giảm tỷ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Tuy nhiên, hiện nay du lịch biển đảo của Vịnh đang phải đối mặt với những nguy cơ phát triển thiếu tính bền vững: vấn đề về nguy cơ ô nhiễm môi trường biển đảo, sự suy thoái về văn hóa, nguy cơ mất ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn. Nghiên cứu đã gợi ý một số giải pháp về chính sách và qui hoạch phát triển du lịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long. Từ khóa: Bền vững, Du lịch biển đảo, Đánh giá, Phát triển, Vịnh Bái Tử Long. The Evaluation of The Development of Sea Island Tourist Sustainability in Bai Tu Long Bay ABSTRACT Bai Tu Long Bay Tourism plays an important role in the economic - social development of Van Don island district, Quang Ninh province. However, the island tourism is facing to the risk of unsustainable development on several aspects. A survey was carried out through surveying 641 tourists, 100 local people and 25 local leaders and staffs in order to analyze the current situation of tourism development and assess its sustainability. The results of the study showed that tourist activities is growing, contributing to economic growth, reducing the poverty rate, and creating jobs for local people. However, the tourism of Bai Tu Long Bay currently faces with problems of the environmental pollution, traditional cultural deterioration, and risk of destabilizing security and order. The study has provided recommendations and key solutions for sustainable tourism development on planning, environmental protection, human resources improvement and tourism promotion. Keywords: Bai Tu Long Bay, development, evaluation, island tourism, sustainability. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng và phát triển huyện đảo Vân Đồn trở thành khu Kinh tế - Hành chính đặc biệt. Theo quyết định này, vịnh Bái Tử Long ôm trọn huyện đảo Vân Đồn được quy hoạch phát triển thành trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao mang tầm cỡ quốc tế (Quyết định số 1296/QĐ-TTg, 2009). Vịnh Bái Tử Long là hệ thống đảo nổi và biển, vừa có núi đất, vừa có núi đá, được che phủ bởi thảm thực vật rừng nhiệt đới và đa dạng sinh học biển tạo nên cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú được thiên nhiên ban tặng để phát triển du lịch biển đảo. Trong những năm gần đây, du lịch Vịnh Bái Tử Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 896 Long đã có nhiều bước tiến quan trọng thể hiện ở sự tăng trưởng nhanh về lượng khách (14,52%) và doanh thu (27,9%). Tuy nhiên, với sự tăng trưởng này trong khi các hạ tầng, dịch vụ của vịnh vẫn còn đơn sơ chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho khách đã làm cho du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long hiện đang phải đối mặt với một số vấn đề phát triển thiếu tính bền vững như: Nguy cơ ô nhiễm môi trường biển do tác động không nhỏ của hoạt động du lịch đem lại (Trung tâm Quan trắc Môi trường, 2013); Nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự và một số vấn đề về xã hội trên địa bàn, sự phát triển tự phát thiếu sự đồng bộ của các loại hình dịch vụ du lịch. Để đảm bảo cho du lịch vịnh Bái Tử Long trong thời gian tới phát triển một cách bền vững và đồng bộ thì việc nghiên cứu, xem xét đánh giá phát triển du lịch của Vịnh trên các khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường một cách cụ thể là cần thiết và là cơ sở để đề xuất những giải pháp phù hợp. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nguồn số liệu thứ cấp về tình hình phát triển du lịch ở vịnh Bái Tử Long, các chính sách và công tác qui hoạch phát triển du lịch biển đảo, quy hoạch xây dựng Khu kinh tế Vân Đồn, một số chỉ tiêu đánh giá về phát triển du lịch, các kết quả quan trắc và phân tích môi trường vịnh Bái Tử Long được tổng hợp từ các báo cáo kinh tế xã hội hàng năm giai đoạn từ năm 2007 đến 2013 của UBND huyện Vân Đồn, phòng Văn hóa Thông tin Huyện, báo cáo tổng hợp của Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường tỉnh Quảng Ninh và dự án về du lịch có liên quan của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch, tổng cục du lịch. Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập từ việc khảo sát điều tra 641 khách du lịch lưu trú tại Vịnh,100 người dân sinh sống trên địa bàn và 25 cán bộ văn hóa. Các phương pháp như thống kê mô tả, phân tích so sánh, và chuyên gia được sử dụng cho tính toán, phân tích trong nghiên cứu. Các chỉ tiêu nghiên cứu gồm một số chỉ tiêu cơ bản của ngành du lịch để đánh giá sự phát triển du lịch và các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường để đánh giá tính bền vững trong phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long. 3.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long 3.1.1. Công tác xây dựng ban hành các chính sách phát triển du lịch biển đảo Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn, trong các năm qua, tỉnh Quảng Ninh và huyện Đảo Vân Đồn đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản có liên quan về quản lý và phát triển du lịch biển biển đảo vịnh Bái Tử Long. Đặc biệt Quyết định số 120/2007/QĐ-TTg ngày 26/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với mục tiêu cụ thể: Từng bước xây dựng và phát triển Khu kinh tế Vân Đồn trở thành trung tâm du lịch sinh thái biển - đảo chất lượng cao, trung tâm hàng không quốc tế, trung tâm dịch vụ cao cấp và là đầu mối giao thương quốc tế; đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững cho Quảng Ninh... Đây là định hướng cho các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương quản lý, xây dựng phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long đồng thời là cơ sở và mục tiêu để ban hành các văn bản tăng cường về công tác quản lý và phát triển du lịch trên địa bàn vịnh (Bảng 1). 3.1.2. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch Công tác quy hoạch phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long nói riêng, quy hoạch xây dựng khu Kinh tế - Hành chính đặc biệt Vân Đồn nói chung hiện đang rất được quan tâm. Ngay từ năm 2009 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1296/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch chung xây dựng khu Kinh tế Vân Đồn. Trên cơ sở quy hoạch vùng của tỉnh Quảng Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030, quy hoạch phát triển du lịch vịnh Bái Tử Long đang được UBND tỉnh Quảng Ninh xem xét Phê duyệt. Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền 897 Bảng 1. Các văn bản có liên quan đến quản lý và chính sách phát triển du lịch Năm Số hiệu văn bản Nơi ban hành Tên văn bản 2007 Quyết định Số: 120/2007/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Thành lập và ban hành quy chế hoạt động Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh 2009 Quyết định 1296/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ Phê quyệt quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Đông tỉnh, Quảng Ninh đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030 2011 Chỉ thị 11/CT- UBND UBND tỉnh Quảng Ninh Tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2012 Thông báo số 108/TB-TƯ Bộ chính trị Thông báo của Bộ Chính trị về đề án Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh và thí điểm xây dựng hai đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, 2012 Quyết định Số: 3268/2012/QĐ- UBND UBND tỉnh Quảng Ninh Quyết định về quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2013 Quyết định số 2526/2013/QĐ-UB UBND tỉnh Quảng Ninh Ban hành Quy chế quản lý bãi tắm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2013 Thông báo số 287/TB-HU Huyện ủy Vân Đồn Thông báo về nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Vân Đồn giai đoạn 2013 - 2015 2013 Chương trình số 518/Ctr-UBND UBND huyện Vân Đồn Phát triển du lịch Vân Đồn giai đoạn 2013 - 2015 2014 Dự thảo Quy hoạch Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh, 2012; Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, 2014; UBND huyện Vân Đồn, 2013 Theo các quy hoạch này du lịch vịnh Bái Tử Long hiện đang được quy hoạch phát triển khu nghỉ dưỡng cao cấp tại các đảo Trà Ngọ, Ngọc Vừng, Quan Lạn, Minh Châu, Vạn Cảnh, Thắng Lợi... cùng với các loại hình và sản phẩm phong phú như du lịch sinh thái, các khu vui chơi giải trí cao cấp, du lịch văn hoá - di tích lịch sử và loại hình du lịch biển (Phòng Kinh tế - Hạ tầng, huyện Vân Đồn, 2012). Để thực hiện các quy hoạch và thu hút các nhà đầu tư, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành các chính sách ưu đãi như: Chính sách về đất đai; Chính sách thuế... và đơn giản hóa các thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quy hoạch trên địa bàn còn tồn tại một số vấn đề. Thứ nhất: trên địa bàn vịnh hiện đang triển khai cùng lúc quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển du lịch phục vụ cho phát triển khu kinh tế và quy hoạch xây dựng nông thôn mới dẫn đến nhiều khó khăn, vướng mắc, chồng chéo gây lúng túng trong việc áp dụng các tiêu chí quy hoạch. Thứ hai: Công tác quản lý khu du lịch hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt tình trạng xây dựng các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, hệ thống bè dịch vụ ăn uống, nuôi trồng với qui mô nhỏ, dàn trải, tập trung ở các khu vực cảng tàu, bãi biển không theo qui hoạch và qui định còn diễn ra rất nhiều. Các hoạt động cải tạo mặt bằng cho các công trình xây dựng, cải tạo bãi biển, các công trình xây dựng phục vụ cho khách du lịch chưa theo kế hoạch tổng thể; việc xây dựng không theo qui hoạch đã gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan, làm ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân chính là do qui hoạch du lịch của huyện Vân Đồn chưa được phê duyệt, bên cạnh đó chưa có sự đồng thuận cao giữa các cơ quan ban ngành của tỉnh với chính quyền địa phương huyện đảo. 3.1.3. Công tác xúc tiến quảng bá phát triển du lịch biển đảo Trong thời gian qua tỉnh Quảng Ninh và huyện đảo Vân Đồn đã quan tâm đến việc xúc tiến, quảng bá đưa du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long đến với du khách trong và ngoài nước bằng nhiều hình thức như: lập các website cung cấp Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 898 Biểu đồ 1. Nguồn thông tin về Vịnh Bái Tử Long Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2013 các thông tin về vịnh Bái Tử Long, tập trung quảng bá trên các chương trình truyền thanh, truyền hình, các báo và tạp chí thông tin cảnh quan và sản phẩm du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long. Tổ chức các sự kiện, các lễ hội quảng bá du lịch hàng năm như: Lễ hội chèo bơi Quan Lạn, Lễ hội đền Cặp Tiên, Lễ hội chùa Cái Bầu... và đặc biệt tuần lễ Du lịch Carnaval Hạ Long đã trở thành thường niên với cách tổ chức ngày càng đổi mới, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, được dư luận đánh giá cao về cách thức tổ chức. Trong các nguồn thông tin làm cho du khách lựa chọn vịnh Bái Tử Long làm điểm đến thì thông tin tổng hợp (thông tin nhiều chiều) chiếm tỷ lệ cao nhất (34,5%); thông tin từ truyền hình, báo chí cũng chiếm tỷ lệ khá cao (32,7%). Thông qua các buổi phát sóng truyền hình, các tạp chí đã thu hút được một số lớn lượng khách đến Vịnh; tuy nhiên, các nguồn thông tin khác thì không đáng kể như từ các website trên Internet (15,2%), thông tin từ bạn bè, người thân (14,1%) và đặc biệt là nguồn thông tin từ các Trung tâm lữ hành chiếm tỷ lệ rất thấp (3,5%). Qua kết quả điều tra, khảo sát các hãng lữ hành trên địa bàn Vịnh và tỉnh Quảng Ninh cũng cho thấy việc cung cấp thông tin, quảng bá cho du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long còn ít và nghèo nàn, chủ yếu mới quan tâm nhiều đến việc quảng bá hình ảnh Vịnh Hạ Long. Các đơn vị lữ hành cũng thừa nhận là chưa phát huy hết được tính chất và vai trò của một hãng lữ hành đóng trên địa bàn. 3.1.4. Công tác phát triển hạ tầng dịch vụ du lịch và nguồn nhân lực * Cơ sở hạ tầng Số cơ sở lưu trú ngày càng tăng cả về số lượng lẫn quy mô. Tốc độ tăng trưởng số cơ sở lưu trú trên địa bàn là 17,2%. Năm 2007, Vịnh chỉ có 44 cơ sở lưu trú, đến năm 2013 con số này đã tăng lên là 109 với 1.437 phòng nghỉ (tăng gấp 2,5 lần). Tuy nhiên, kết quả khảo sát khách du lịch về hạ tầng và chất lượng dịch vụ lưu trú cho thấy chỉ số độ hài lòng của khách ở loại dịch vụ này là rất thấp 0,49 (Bảng 2) do cơ sở lưu trú ở đây chất lượng kém và giá cả quá cao. Qua đây cho thấy, cần phải xem xét về chất lượng dịch vụ lưu trú cũng như sự quản lý giá cả đối với loại dịch vụ này. Trên Vịnh, phương tiện vận chuyển khách du lịch chủ yếu là bằng đường bộ và đường biển. Các phương tiện vận chuyển đường bộ là xe taxi và ô tô tăng nhanh. Năm 2007, trên địa bàn Vịnh chỉ có 4 hãng taxi với 60 chiếc đến năm 2013 đã tăng lên 10 hãng với 158 chiếc, tốc độ tăng trưởng bình quân 17,8%. Tại một số các đảo như Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng... phương tiện vận chuyển khách bằng đường bộ chủ yếu là xe lam (xe túc túc), đây là một dịch vụ vận chuyển rất đặc trưng và được du khách Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền 899 đến đây khá ấn tượng và ưa thích. Phương tiện đường biển bao gồm tàu cao tốc, tàu gỗ dùng để vận chuyển khách từ quần đảo Cái Bầu ra các đảo. Năm 2007 chỉ có 22 chiếc các loại, đến năm 2013 đã tăng lên 60 chiếc tăng gấp 2,7 lần (tăng với tốc độ bình quân 29,5%). Đây là phương tiện vận chuyển đặc trưng của du lịch biển đảo được các du khách khá ưa thích. Trên các chuyến tàu này du khách được chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn cảnh quan biển đảo hoang sơ của vịnh Bái Tử Long. Chính vì thế, chỉ số hài lòng của du khách đánh giá về hạ tầng và chất lượng loại dịch vụ này cao nhất 2,83. Số lượng nhà hàng, dịch vụ ăn uống tính đến năm 2013 là 74 cơ sở, gấp 6,7 lần so với năm 2007, mức độ tăng trưởng bình quân 37,9% với nhiều quy mô và hình thức khác nhau trên các đảo. Dịch vụ này cũng có chỉ số hài lòng khá cao 1,86 với 41,4% du khách hài lòng. Qua phỏng vấn cho thấy dịch vụ ăn uống tại Vịnh mang tính đặc trưng, nhiều món ăn hải sản hấp dẫn, tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao nên được khách du lịch ưa thích. Hạ tầng và dịch vụ vui chơi giải trí, các dịch vụ bổ trợ khác của Vịnh hiện nay chưa phát triển, còn nghèo nàn, kém phong phú, chính vì thế chỉ số hài lòng về hạ tầng và chất lượng loại hình dịch vụ này còn thấp chỉ là 0,36 (đối với dịch vui chơi giải trí) và 0,56 (đối với các dịch vụ bổ trợ). * Nguồn nhân lực du lịch Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về nguồn nhân lực du lịch là 10,58%. Năm 2013 lượng lao động ngành du lịch của Vịnh là 3.884 người. Trình độ lao động từ trung cấp trở lên chiếm 37,06%, lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn khá cao 40,34%. Đánh giá về tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động du lịch trực tiếp tại Vịnh cho thấy, đội ngũ lao động trực tiếp tại làm việc tại các dịch vụ vận chuyển khách được đánh giá cao nhất (38,2%), sau đó là lao động tại cơ sở lưu trú (26,8%). Các lao động trực tiếp làm việc tại các nhà hàng và trung tâm lữ hành được du khách đánh giá là kém. Nhìn chung chất lượng đội ngũ lao động du lịch trực tiếp tại Vịnh còn nhiều hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm phục vụ, thiếu đội ngũ lao động có tay nghề cao, trình độ ngoại ngữ còn kém, đặc biệt là đội ngũ lao động phục vụ tại các nhà hàng, các trung tâm lữ hành. 3.1.5. Các kết quả phát triển du lịch biển đảo Du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long trong thời gian qua tuy còn non trẻ nhưng với tiềm năng lợi thế về tài nguyên cảnh quan biển đảo nên đã đạt được một số kết quả quan trọng, khẳng định một bước tiến mới của du lịch vịnh Bái Tử Long. Lượng khách du lịch đến Vịnh liên tục tăng. Năm 2000, vịnh Bái Tử Long đón 276.130 lượt khách đến năm 2013 Vịnh đón 622.350 lượt khách du lịch, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 14,52% (Bảng 4). Tuy nhiên, lượng khách du lịch lưu trú tại Vịnh Bảng 2. Tỷ lệ và chỉ số đánh giá mức độ hài lòng về hạ tầng và chất lượng dịch vụ du lịch Chỉ tiêu Độ hài lòng về hạ tầng và chất lượng dịch vụ Chỉ số hài lòng* Rất hài lòng (%) Hài lòng (%) Bình thường (%) Không hài lòng (%) Rất không hài lòng (%) Hạ tầng và chất lượng dịch vụ lưu trú 8,9 11,3 38,7 21,7 19,4 0,49 Hạ tầng và chất lượng dịch vụ vận chuyển 14,8 29,4 40,2 11,3 4,3 2,83 Hạ tầng và chất lượng dịch vụ ăn uống 12,5 28,9 36,3 11,9 10,4 1,86 Hạ tầng và chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí 4,1 15,7 28,4 30,5 21,3 0,38 Hạ tầng và chất lượng dịch các dịch vụ còn lại 4,9 14,3 46,4 17,5 16,9 0,56 Ghi chú: * = (tỷ lệ: rất hài lòng + hài lòng ít)/(tỷ lệ: Không hài lòng + rất không hài lòng) Nguồn: Tổng hợp điều tra và tính toán của tác giả, 2013 Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 900 Bảng 3. Đánh giá của du khách về tính chuyên nghiệp của nguồn nhân lực du lịch Chỉ tiêu Rất chuyên nghiệp (%) Chuyên nghiêp (%) Bình thường (%) Kém chuyên nghiệp (%) Lao động trực tiếp tại cơ sở lưu trú 8,2 18,6 51,3 21,9 Lao động trực tiếp tại dịch vụ vận chuyển 16,7 21,5 45,6 16,2 Lao động trực tiếp tại nhà hàng 6,1 11,3 46,7 35,9 Lao động trực tiếp trung tâm lữ hành 5,9 9,3 43,2 41,6 Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, năm 2013 không cao, năm 2013 khách lưu trú tại Vịnh là 420.860 lượt khách chiếm 67,6% tổng số khách tới Vịnh và chủ yếu là khách nội địa có thời gian lưu trú tại Vịnh rất ngắn (bình quân 1,22 ngày), khách quốc tế đến thăm quan và lưu trú tại Vịnh có số ngày lưu trú dài hơn (bình quân 2,02 ngày) nhưng số lượng khách này không đáng kể chỉ chiếm 2,7% tổng số khách lưu trú. Doanh thu du lịch có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 27,9%, năm 2007 doanh thu du lịch đạt 107,83 tỷ đồng, đến năm 2013 đạt 466,15 tỷ đồng gấp 4,3 lần năm 2007. 3.2. Đánh giá tính bền vững của du lịch biển đảo Vịnh Bái Tử Long 3.2.1. Đánh giá trên khía cạnh kinh tế Hàng năm du lịch vịnh Bái Tử Long tạo ra giá trị mới VA với mức tăng trưởng bình quân 27,93 % (Bảng 5) và đóng góp bình quân vào GDP của huyện đảo Vân Đồn tới 18,2%. Tỷ lệ này đã khẳng định du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long trong thời gian qua tuy còn non trẻ nhưng với sự phát triển nhanh chóng đã khẳng định vị trí quan trọng trong chiến lược việc phát triển kinh tế của địa phương. Như vậy xét riêng về góc độ kinh tế, có thể đánh giá du lịch vịnh Bái Tử Long đang phát triển tạo ra giá trị mới đóng góp cho kinh tế của huyện đảo Vân Đồn với mức độ tăng trưởng bình quân khá cao và ổn định, đồng thời đem lại thu nhập cao và ổn định cho lao động địa phương so với các ngành kinh tế khác trên địa bàn. Có thể nói với tốc độ phát triển như hiện nay, du lịch vịnh Bái Tử Long đang phát triển khá bền vững về kinh tế. 3.2.2. Đánh giá trên khía cạnh xã hội Du lịch tác động đến việc giải quyết công ăn việc làm và đem tăng thu nhập cho lao động địa phương. Nghiên cứu tình hình thu hút lao động địa phương năm 2013 tại 4 khu du lịch cho thấy tỷ lệ lao động địa phương tại các khu du lịch này rất cao (bình quân 86,7%), và thu nhập bình quân đạt 47,4 triệu đồng/năm/người. Chứng tỏ du lịch phát triển đã góp phần giải quyết công ăn việc làm đem lại nguồn thu nhập cao cho lao động địa phương. Bảng 4. Các kết quả cơ bản của phát triển du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng bình quân (%) Tổng số khách du lịch đến vịnh ngàn lượt 276,13 306,90 351,85 409,32 476,73 540,47 622,35 14,52 + Số lượng khách du lịch lưu trú ngàn lượt 177,63 198,40 230,45 267,30 310,35 358,94 420,86 15,48 - Khách quốc tế ngàn lượt 2,42 3,01 3,77 4,78 6,35 8,34 11,57 29,89 - Khách nội địa ngàn lượt 175,21 195,39 226,68 262,52 304,00 350,60 409,29 15,20 + Số lượng khách tham quan ngàn lượt 98,50 108,50 121,40 142,02 166,38 181,53 201,49 12,71 Doanh thu từ du lịch tỷ đồng 107,83 127,47 176,97 225,89 310,52 375,29 466,15 27,9 Nguồn: Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn, 2013 Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền 901 Bảng 5. Tỷ lệ đóng góp giá trị tăng thêm (VA) từ hoạt động du lịch vào GDP của địa phương Chỉ tiêu Đơn vị tính 200 7 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng trưởng bình quân (%) GDP của huyện Vân Đồn Tỷ đồng 359 420 489 670 934 1.080 1.255 23,61 Giá trị tăng thêm (VA) từ du lịch Tỷ đồng 53 65 85 105 152 187 229 27,93 Tỷ lệ đóng góp giá trị tăng thêm (VA) du lịch vào GDP của địa bàn % 14,7 15,5 17,4 15,7 16,3 17,3 18,2 Nguồn: UBND huyện Vân Đồn và tổng hợp tính toán của tác giả, 2013 Bảng 7 . Tỷ lệ lao động địa phương tại các khu du lịch năm 2013 Chỉ tiêu Khu du lịch Vân Hải Khu du lịch Mai Quyền Khu du lịch Việt Mỹ Khu Resort Minh Châu Bình quân Tỷ lệ (%) lao động địa phương trong các khu du lịch 83,7 82,1 89,8 91,3 86,7 Thu nhập bình quân/1 lao động/năm (triệu đồng) 54 45,6 42 48 47,4 Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2013 Du lịch biển đảo tác động tới việc xóa đói giảm nghèo của cộng đồng, địa phương. Qua khảo sát các hộ nghèo và những hộ đã thoát nghèo trong 3 năm 2010 đến 2013 tại các đảo Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, xã Hạ Long nhận thấy trong tổng số 61 hộ nghèo, có 22 hộ đã thoát nghèo (tính đến năm 2013) và trong số này có 63,6% (14 hộ) hiện đang có nhân khẩu lao động cung cấp các dịch vụ có liên quan đến hoạt động du lịch như: Chèo đò đưa đón khách, lái xe thuê (vận chuyển khách du lịch), chế tạo thủ công các đồ lưu niệm từ các vỏ sò, ốc bán cho khách du lịch,..Điều này chứng tỏ du lịch tại đây cũng là một nhân tố quan trọng góp phần vào xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Du lịch tác động đến môi trường văn hóa biển đảo. Sự tác động này nằm ở hai xu hướng, có khả năng làm suy thoái văn hóa truyền thống, thương mại hóa các hoạt động lễ hội, làm mất vẻ đẹp văn hóa truyền thống của địa phương, hoặc có tác động tích cực làm khơi dậy, phong phú thêm bản sắc văn hóa truyền thống của vùng biển đảo. Để đánh giá tác động của của sự phát triển du lịch tới môi trường văn hóa biển đảo, nghiên cứu đã khảo sát, tham vấn ý kiến của 100 người dân bản địa và 25 ý kiến của cán bộ làm công tác văn hóa cấp huyện, cấp xã trên địa bàn. Kết quả cho thấy, người dân bản địa (58,0%) và cán bộ văn hóa (61,6%) nhận định với sự phát triển của du lịch như hiện nay có khả năng sẽ làm suy thoái văn hóa truyền thống vùng biển đảo khá cao. Đây là vấn đề đặt ra cần quan tâm cho sự phát triển du lịch biển đảo của Vịnh trong thời gian tới. Bảng 8. Đánh giá của cộng đồng về các ảnh hưởng của du lịch đến văn hóa truyền thống Chỉ tiêu Khả năng làm phong phú thêm nên văn hóa của vùng (%) Không ảnh hưởng đến văn hóa địa phương (%) Khả năng làm suy thoái văn hóa truyền thống của vùng biển đảo cao (%) Tỷ lệ của người dân địa phương 19,0 23,0 58,0 Tỷ lệ đánh giá của cán bộ quản lý văn hóa 24,3 14,1 61,6 Nguồn: Tổng hợp điều tra của tác giả, 2013 Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 902 Du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long tác động tới an ninh trật tự và an toàn xã hội vùng biển đảo. Trước năm 2005, khi du lịch mới bắt đầu phát triển, số vụ án mại dâm, cờ bạc, ma túy ở mức trung bình 10 đến 15 vụ/năm, đến năm 2013 số vụ án trên đã tăng lên 50 vụ nhưng chỉ chiếm 0,7% số vụ cùng loại trên địa bàn toàn tỉnh và bằng 20% so với địa bàn vịnh Hạ Long (Viện Kiểm sát huyện Vân Đồn, 2013); các tệ nạn về cưỡng đoạt, trộm cắp tài sản cũng gia tăng theo hàng năm cùng với với sự gia tăng của khách du lịch. Ngoài ra, do việc phân bố lợi ích và chi phí của du lịch trong nhiều trường hợp chưa được công bằng sẽ gây ra mâu thuẫn giữa những người làm du lịch với dân địa phương. Như vậy, với sự phát triển mạnh của du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long, ngoài những tác động tích cực tới các vấn đề xã hội như giải quyết việc làm, đem lại thu nhập cao cho lao động địa phương, góp phần giảm nghèo thì bên cạnh đó, với sự phát triển này cũng đặt ra các vấn đề thiếu tính bền vững về mặt xã hội như: Khả năng suy thoái về văn hóa truyền thống biển đảo và nguy cơ mất ổn định an ninh trật tự và an toàn xã hội ngày càng cao cho du lịch của Vịnh. 3.2.3. Đánh giá trên khía cạnh môi trường * Đánh giá lượng phát thải từ hoạt động du lịch biển đảo và việc thu gom xử lý. Dựa theo tính toán của các chuyên gia du lịch và môi trường của Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch đối với các chỉ tiêu thải của khách du lịch tại các vùng biển Đông Bắc và căn cứ vào số lượng khách lưu trú, số lượng lao động du lịch trực tiếp, nghiên cứu đã ước tính được lượng rác thải và lượng nước thải từ hoạt động du lịch hàng năm diễn biến theo biểu đồ 2. Lượng rác thải hàng năm có xu hướng tăng nhanh, mức tăng trưởng bình quân 19,73%. Nếu như năm 2007 lượng rác thải từ hoạt động du lịch là 628,2 tấn thì đến năm 2013 lượng này tăng lên 1830,6 tấn gấp 3 lần so với năm 2007. Thành phần rác thải chủ yếu là bao bì giấy bánh kẹo, vỏ chai nhựa, bao bì nilon, các loại bao bì nước giải khát, thức ăn thừa của khách du lịch. Công tác thu gom xử lý rác thải trên Vịnh hầu như mang tính chất thủ công, trên đất liền do các công nhân môi trường đô thị Vân Đồn đảm nhận, tại các đảo do đội thu gom của xã thực hiện nhưng không qua xử lý, đến nay chưa có hình thức và biện pháp thu gom xử lý rác thải trên biển. Lượng nước thải cũng có mức tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao (18,76%). Nước thải từ hoạt động du lịch hiện nay từ các cơ sở lưu trú cũng chỉ được xử lý thô sơ, cho lắng đọng sau đó thải luôn ra môi trường biển. Môi trường nước biển ven bờ dành cho hoạt động du lịch biển đảo. Kết quả quan trắc môi trường nước biển dành cho hoạt động du lịch của Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường Quảng Ninh tại các bãi tắm và khu du Biểu đồ 2. Lượng nước rác thải và nước thải từ hoạt động du lịch Nguồn: Tổng hợp và tính toán của tác giả, 2013 Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền 903 lịch ven biển cho thấy, đa số các thông số đều chưa vượt quá giới hạn cho phép của môi trường nước biển dành cho hoạt động du lịch. Tuy nhiên, đã có một số thông số gần tới và có nguy cơ vượt quá giới hạn quy định cho phép như thông số nhu cầu ô xy (DO), hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) trong nước biển ven bờ. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy các điểm thực hiện quan trắc đều phát hiện thấy nguy cơ của sự ô nhiễm dầu mỡ của nước biển. Tại các điểm Cầu Cảng Cái Rồng, Bờ biển Ngọc Vừng, Bờ biển Minh Châu, Cầu Vân Đồn hàm lượng dầu mỡ trong nước biển đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép của QCVN 10: 2008/BTNMT về nước biển ven bờ cho hoạt động du lịch tắm biển, với nguyên nhân chính do hoạt động của tàu thuyền chuyên chở khách du lịch, tầu đánh bắt thủy hải sản... thuyền viên, khách du lịch và cộng đồng đã thải hoặc làm rơi rớt các chất thải lỏng, dầu mỡ, nước thải và rác thải xuống trực tiếp nước biển, một phần ô nhiễm từ lượng nước thải từ các hoạt động du lịch, khu dân cư không qua xử lý thải đổ ra biển. Như vậy, với sự phát triển nhanh chóng của lượng khách du lịch hàng năm, đã làm cho môi trường biển đảo đang có nguy cơ và đối mặt với sự phát triển thiếu tính bền vững dưới góc độ môi trường. 3.3. Một số giải pháp phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 3.3.1. Giải pháp về quy hoạch và đầu tư phát triển du lịch Thực hiện ban hành quy hoạch phát triển du lịch vịnh Bái Tử Long; Cần xem xét sự đồng bộ giữa quy hoạch phát triển du lịch, quy hoạch khu kinh tế với hệ thống quy hoạch nông thôn mới giữa các địa bàn, xã, thị trấn. Thực hiện tốt công tác quy hoạch theo đúng tiến độ. Các hạng mục cần tập trung ưu tiên: xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu, các sản phẩm du lịch vui chơi giải trí bổ trợ tạo động lực phát triển chung. Cần quy hoạch phù hợp các khu vực neo đậu an toàn cho hệ thống tàu, thuyền vận chuyển khách; hệ thống tầu nghỉ đêm trên Vịnh; xây dựng khu neo đậu riêng biệt cho hệ thống tàu đánh bắt thủy hải sản. 3.3.2. Phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch du lịch đảm bảo sự hài lòng của khách du lịch Xây dựng các sản phẩm du lịch mới gắn với tài nguyên biển đảo và thân thiện với môi trường, tập trung phát triển các sản phẩm du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao biển đồng thời quan tâm tới phát triển các sản phẩm văn hóa làng nghề biển đảo, các sản phẩm du lịch cộng đồng... Chú trọng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch bổ sung, thay thế để thu hút khách du lịch vào mùa đông là mùa không thuận lợi cho du lịch biển của vịnh như hiện nay. Tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đặc biệt dịch vụ lưu trú và các dịch vụ vui chơi giải trí cụ thể: Nâng cao chất lượng phòng nghỉ, đổi mới các trang thiết bị cơ sở lưu trú cần tạo ra sự mới lạ hấp dẫn về cảnh quan và nhiều loại hình lưu trú để du khách có thể lựa chọn, phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ vui chơi giải trí bổ sung tại các khu du lịch để kéo dài thời gian lưu trú của khách. Cần thực hiện nghiêm công tác quản lý giá dịch vụ du lịch trên địa bàn bằng các hình thức: niêm yết công khai giá cả các dịch vụ, tăng cường công tác thanh kiểm tra chất lượng và giá cả dịch đặc biệt vào mùa cao điểm để đảm bảo quyền lợi cho khách du lịch. 3.3.3. Tăng cường và chú trọng các giải pháp bảo vệ môi trường Thực hiện tăng cường các quy định quản lý môi trường và các công tác thực thi. Thực hiện công tác quản lý thu gom và xử lý rác thải, nước thải, khí thải hợp vệ sinh tại các cơ sở lưu trú, các khu du lịch và các tàu thuyền vận chuyển khách, đồng thời thực hiện đầu tư hệ thống xử lý rác thải phù hợp tại các đảo và các khu vực ven biển. Thường xuyên tổ chức các đoàn liên ngành kiểm tra về môi trường tại các cơ sở kinh doanh du lịch và các bến tàu. Quản lý chặn chẽ nguồn thải dầu cặn của các thuyền và số lượng Đánh giá phát triển du lịch biển đảo bền vững vịnh Bái Tử Long 904 nước thải trên các tàu tham gia hoạt động trong vùng vịnh. Tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng dân cư, khách du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn. 3.3.4. Thực hiện các giải pháp về xã hội để phát triển du lịch biển đảo bền vững Chú trọng phát triển bảo tồn văn hóa biển đảo và tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội vùng biển đảo để phát triển du lịch. Thứ nhất: Thực hiện đầu tư nâng cấp, tu bổ, tôn tạo có trọng tâm các di tích lịch sử, văn hoá lễ hội truyền thống, phong tục tập quán. Phát triển các làng nghề truyền thống về chế biển thủy sản như nghề làm mắm, đào sá sùng, nuôi cấy ngọc trai... nhằm bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể truyền thống vùng biển đảo. Thứ hai: Tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự của địa bàn, đặc biệt các khu du lịch, thực hiện xử lý nghiêm các tệ nạn xã hội phát sinh do hoạt động du lịch đem lại; các tệ nạn trộm cắp tài sản từ khách du lịch và sung đột mâu thuẫn giữa người làm du lịch và cộng đồng địa phương. 3.3.5. Nâng cao chất lượng lao động du lịch biển đảo Cần cân đối cơ cấu lao động trực tiếp, gián tiếp theo cơ cấu của ngành du lịch. Tập trung nâng cao số lượng lao động được đào tạo bài bản, đúng chuyên ngành du lịch cho các cơ sở kinh doanh du lịch, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ hướng dẫn viên, chú trọng đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp phục vụ của đội ngũ lao động tại các cơ sở lưu trú và các nhà hàng. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, nghiệp vụ, cập nhật thông tin cho đội ngũ lao động của ngành. 3.3.6. Tăng cường quảng bá xúc tiến và hợp tác du lịch Tỉnh Quảng Ninh nói chung, huyện Vân Đồn nói riêng cần ưu tiên đối với các hoạt động nghiên cứu thị trường du lịch biển đảo. Xã hội hóa các hoạt động xúc tiến quảng bá, đặc biệt việc tạo dựng hình ảnh vịnh Bái Tử Long tới gần du khách và công chúng. Nội dung xúc tiến quảng bá tập trung vào các điểm đến của du lịch biển đảo, các tour du lịch nổi tiếng, các sản phẩm và thương hiệu du lịch theo từng thị trường mục tiêu. Chiến lược xúc tiến quảng bá phải được thực hiện một cách đồng bộ thông qua sự phối hợp giữa các ban ngành của tỉnh, địa phương trên quy mô lớn, liên tục, đồng thời đặt trọng tâm vào việc củng cố xây dựng thương hiệu du lịch của vùng, lấy chiến lược phát triển sản phẩm làm nội dung xây dựng kế hoạch xúc tiến quảng bá cho du lịch. Xây dựng các website để quảng bá hình ảnh du lịch vịnh Bái Tử Long tới công chúng từ đó cập nhật các thông tin du lịch như tuyến, điểm... và các sản phẩm du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long tới du khách. 4. KẾT LUẬN Du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long hiện nay đang phát triển khá thuận lợi với sự tăng trưởng nhanh của lượng khách (bình quân 14,52%/năm) và được du khách đánh giá cao về giá trị cảnh quan biển đảo. Hoạt động du lịch đã đem lại nhiều doanh thu (466,15 tỷ đồng/năm 2013) và đóng góp ngày càng nhiều cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương (18,2% GDP), đặc biệt góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm đem lại nguồn thu ổn định cho lao động. Du lịch ở đây bước đầu được đánh giá phát triển bền vững về mặt kinh tế. Song du lịch Vịnh đang đối mặt với các nguy cơ ô nhiễm môi trường biển đảo, sự mất ổn định về an ninh trật tự trên địa bàn, sự suy thoái về văn hóa, mất dần đi các nét đẹp của phong tục tập quán đặc trưng biển đảo. Do vậy, trong thời gian tới để du lịch biển đảo vịnh Bái Tử Long được phát triển một cách bền vững rất cần có các chính sách và giải pháp đồng bộ và cần có sự hỗ trợ và phối hợp tích cực của nhà nước, chính quyền địa phương và cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường Châu Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Minh Hiền 905 Phòng Kinh tế - Hạ tầng, huyện Vân Đồn (2012). Thuyết minh báo cáo quy hoạch Khu kinh tế Vân Đồn Phòng Văn hóa Thông tin huyện Vân Đồn (2013). Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển du lịch trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2007-2013. Thủ tướng Chính phủ (2009). Quyết định số 1296- QĐ/TTg ngày 19 tháng 8 năm 2009 về “Phê duyệt quy hoach chung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Trung tâm quan trắc môi trường, Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Quảng Ninh, Báo cáo quan trắc môi trường ven biển tỉnh Quảng Ninh các năm từ 2010 đến 2013. Viện nghiên cứu Phát triển du lịch, tổng cục du lịch (2009). Dự án đánh giá môi trưởng biển đảo vịnh Hạ Long. Viện Kiểm sát (2013). Báo cáo tổng kết về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện Vân Đồn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdulichbiendaobenvungvinhbaitulong_58.pdf
Tài liệu liên quan