KẾT LUẬN
Mộng thịt tái phát thường gặp ở người còn trẻ,
tuổi trung bình 51,77± 8,79, nữ nhiều hơn nam,
nghề nghiệp phần lớn là làm việc ngoài trời,
mộng tái phát đều có hoạt tính từ yếu đến mạnh.
Cả hai phương pháp điều trị đều làm giảm tỉ
lệ tái phát của mộng tái phát, đều không gây biến
chứng trầm trọng nào. Nhưng phương pháp ghép
kết mạc rìa tự thân kết hợp áp MMC chống tái
phát tốt hơn là không có áp MMC, là một phương
pháp hiệu quả, an toàn, kinh tế. Đây có thể là
phương pháp tốt nhất cho đến thời điểm này, áp
dụng cho điều trị mộng thịt tái phát.
Một số yếu tố nguy cơ có tương quan với khả
năng tái phát là: độ tuổi ≤ 50, độ mộng type III,
hoạt tính mộng tái phát mạnh, mức độ kích thích
sau mổ trong tuần đầu nhiều. Trong đó có hai yếu
tố là độ tuổi ≤ 50 và hoạt tính mộng tái phát mạnh
là hai yếu tố nguy cơ trực tiếp có ý nghĩa giữ vai
trò chủ đạo gây nên khả năng tái phát.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá phương pháp điều trị mộng thịt tái phát bằng ghép kết mạc rìa tự thân kết hợp áp và không áp Mitomycin-C, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Mắt 205
ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỘNG THỊT TÁI PHÁT
BẰNG GHÉP KẾT MẠC RÌA TỰ THÂN KẾT HỢP ÁP
VÀ KHÔNG ÁP MITOMYCIN-C
Lê Minh Thông*, Trần Tuấn Huy**
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá phương pháp điều trị mộng thịt tái phát bằng phẫu thuật ghép kết mạc
rìa tự thân kết hợp áp MMC. Khảo sát mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và tái phát.
Phương pháp nghiên cứu: thực nghiệm lâm sàng, tiền cứu, ngẫu nhiên, có đối chứng trên 65 mộng thịt
tái phát của 65 bệnh nhân, được phân ngẫu nhiên thành 2 lô, lô 1: ghép kết mạc rìa có áp MMC (n=33) và
lô 2: ghép kết mạc rìa không áp MMC (n=32) tại bệnh viện Mắt-TMH-RHM An Giang từ 10/04 - 03/06. Aùp
MMC với nồng độ 0,02% trong 2 phút. Thu thập kết quả tái phát, mức độ kích thích, thị lực, nhãn áp, biến
chứng. Các số liệu được xử lý bằng chương trình thống kê SPSS 10.0.
Kết quả: Lô 1 có tỉ lệ tái phát (6,1%) thấp hơn lô 2 (28,1%), p=0,018. Lô 1 đạt được tỉ lệ thành công
tốt hơn lô 2. Không có biến chứng nào trầm trọng xảy ra ở cả 2 lô. Không có trường hợp nào mảnh ghép bị
loại. Hai yếu tố độ tuổi và hoạt tính mộng tái phát là 2 yếu tố nguy cơ trực tiếp có ý nghĩa giữ vai trò chủ
đạo gây nên khả năng tái phát có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
Kết luận: Phương pháp ghép kết mạc rìa tự thân kết hợp áp MMC chống tái phát tốt hơn là không có
áp MMC, là một phương pháp hiệu quả, an toàn, kinh tế. Có hai yếu tố là độ tuổi ≤ 50 và hoạt tính mộng
tái phát mạnh là hai yếu tố nguy cơ trực tiếp có ý nghĩa giữ vai trò chủ đạo gây nên khả năng tái phát.
ABSTRACT
EVALUATION OF LIMBAL CONJUNCTIVAL AUTOGRAFT TRANSPLANTATION
WITH AND WITHOUT INTRAOPERATIVE MITOMYCIN-C FOR RECURRENT PTERYGIUM
Le Minh Thong, Tran Tuan Huy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 - 2007: 204 – 209
Objective: to compare the recurrence rate following treatment of using one of two techniques- limbal
conjunctival autograft transplantation with intraoperative mitomycin C versus without intraoperative
mitomycin C.
Method: control, randomized, prospective, clinical trial study, 65 patients (65eyes) with recurrent
perygium treated by limbal conjunctival autograft transplantation with intraoperative mitomycin C (n=33)
(group 1) or without intraoperative mitomycin C (n=32) (group 2) after pterygium excision was performed
at AnGiang from 10/04 to 03/06. Intraoperative application of MMC at the concentration of 0.02% for 2
minutes. Main outcome measures consist of pterygium recurrences and complications. Data is alnalyzed by
SPSS 10.0.
Results: The mean follow-up period was 8.78 ± 2.86 months (range, 6-16 months), two recurrences
(6.1%) in the group 1, nine recurrences (28.1%) in the group 2 were obsered (p=0.018).
There were no complications and there was no graft rejection. There’re the correlation between age ≤
50, strong active pterygium and recurrences.
* Bộ Môn Mắt Đại học Y Dược TP.HCM
** Khoa Mắt Bệnh viện Mắt – TMH – RHM An Giang
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 206
Conclusions: limbal conjunctival autograft transplantation with intraoperative mitomycin C was better
than without intraoperative mitomycin C, it may be a safe and effective procedure for recurrent pterygium.
Age ≤ 50 and strong active pterygium are direct risk factors causing recurrences.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mộng thịt là một trong những bệnh mắt cổ
điển nhất, bệnh rất phổ biến, nhất là các nước ở vùng
khí hậu nhiệt đới, ở Việt Nam bệnh này đứng hàng
thứ hai, chỉ sau bệnh đục thuỷ tinh thể. Theo thống
kê của Bệnh viện Mắt TW Hà Nội năm 1996 tỉ lệ
bệnh mộng thịt chiếm 5,24% trong dân số
(2)
, của
Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh năm 1987 là 6%
(1)
.
Là một trong những nguyên nhân dẫn đến giảm thị
lực và mù. Phương pháp điều trị hiệu quả là phẫu
thụât, nhưng sự tái phát sau mổ vẫn là vấn đề thách
thức đối với các bác sĩ nhãn khoa. Vì vậy nó vẫn cần
phải được nghiên cứu tiếp tục để tìm ra một phương
pháp hiệu quả hơn.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá phương pháp điều trị mộng thịt tái
phát bằng phẫu thuật ghép kết mạc rìa tự thân kết
hợp áp MMC.
Mục tiêu chuyên biệt
- Phân tích đặc điểm dịch tễ học của mộng
thịt tái phát.
- So sánh kết quả điều trị của phẫu thuật ghép
kết mạc rìa tự thân có áp và không áp MMC.
- Khảo sát các yếu tố nguy cơ liên quan đến tái
phát.
- Đề ra các tiêu chuẩn để chỉ định phương
pháp điều trị tốt nhất cho người bệnh.
ĐỐI TƯỢNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả những bệnh nhân đến khám và điều trị
bệnh tại Bệnh viện Mắt-TMH-RHM An Giang, bị
mộng thịt tái phát một hoặc nhiều lần, từ tháng
10-2004 đến tháng 10-2005.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
-Mộng thịt tái phát ≤ 3 lần. -Mộng thịt tái phát
type II, III. -Tuổi từ 40 – 70 tuổi.-Chỉ số nhãn áp
bình thường: từ 16 - 22 mmHg (đo bằng nhãn áp
kế Maklakov).
Tiêu chuẩn loại trừ
-Thời gian tái phát tính từ lần mổ gần đây
nhất ≤ 6 tháng.
-Mộng tái phát kèm dính mi cầu.
-Mộng thịt kèm các tình trạng viêm nhiễm
khác ở mắt như viêm giác mạc, viêm màng bồ
đào, khô mắt.
-Có mắc các bệnh lý toàn thân nặng
khác(Tiểu đường, cao huyết áp...).
Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực nghiệm lâm sàng, tiền cứu,
ngẫu nhiên, có đối chứng.
Cỡ mẫu: n = 32.
Phân lô nghiên cứu ngẫu nhiên thành 2 lô:
ghép kết mạc rìa tự thân có áp MMC(lô 1), ghép
kết mạc rìa tự thân không áp MMC(lô 2).
Chuẩn bị trước mổ
Khám mắt tổng quát
Thị lực, kiểm tra tật khúc xạ nếu có, đo nhãn
áp, khám sinh hiển vi với nhuộm Fluorescein, soi
đáy mắt phát hiện các bệnh thuộc bán phần sau.
Khám nội tổng quát
-Xét nghiệm máu: công thức máu, TS, TC,
đường huyết.
-Giải thích cho bệnh nhân.
-Lập phiếu theo dõi với đầy đủ các chi tiết
như: tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ, độ mộng, số
lần tái phát, tính chất mộng, ngày mổ, thời gian
tái khám sau mổ: 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng.
Phẫu thuật
Mảnh ghép kết mạc được lấy từ vùng thái
dương trên cùng mắt mổ. MMC đuợc áp với nồng
độ 0.02% và thời gian áp 2 phút.
(5),(3)
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Mắt 207
Điều trị hậu phẫu và theo dõi bệnh
Triệu chứng chủ quan, mảnh ghép, biến
chứng, thị lực, nhãn áp, tái phát. Thời gian theo
dõi 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng.
Thu thập các thông số theo các tiêu chuẩn
đánh giá: tuổi, nghề nghiệp, độ mộng, hoạt tính
mộng, tái phát, mức độ kích thích sau mổ, thị lực,
nhãn áp, biến chứng.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Bảng 1.Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu.
Đặc điểm Tần suất Tỉ lệ(%) P
Giới: Nam
Nữ
22
43
33,8
66,2
P= 0,035
Tuổi: ≤ 50
> 50
33
32
50,7
49,3
P=0,901
Nghề: Trong nhà
Ngoài trời
13
52
20
80
P= 0,000
Mắt bệnh: Phải
Trái
30
35
46,2
53,8
P= 0,535
Vị trí: Trong
Ngoài
65
00
100 00
Độ mộng: Type II
Type III
40
25
61,5
38,5
P= 0,018
Hoạt tính: Yếu
Mạnh
54
11
83,1
16,9
P= 0,000
Giới
Nữ nhiều hơn nam có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Có sự khác biệt khi so sánh với tác giả
Donald-T-H-Tan thì tỉ lệ nam > nữ, Duke-Elder:
nam mắc bệnh cao gấp đôi nữ và theo Lucio
Buratto thì nam và nữ tương đương
(8)
. Nhưng kết
quả này lại phù hợp với nhận định của tác giả
trong nước như Hoàng Thị Luỹ về tỉ lệ mắc bệnh
giữa nam và nữ tại Việt Nam, có lẽ do môi trường
lao động của người Việt Nam, đặc biệt là ở An
Giang một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long,
có trên 80% dân số sống bằng nghề nông, lao
động nữ phải làm việc ngoài trời, tiếp xúc thường
xuyên với yếu tố kích thích, môi trường gió, bụi
cũng như nam.Tuổi từ 40 đến 70, tuổi trung bình
là 51,77 ± 8,79. Những người làm việc ngoài trời
mắc bệnh nhiều hơn những người làm việc trong
nhà có ý nghĩa thống kê (P<0,05), điều này phù
hợp với dịch tễ học và sinh bệnh học của bệnh
mộng thịt là người làm việc ngoài trời tiếp xúc
thường xuyên với UV, gió, bụi ...gây tổn thương,
rối loạn chức năng tế bào mầm vùng rìa, phá vỡ
hàng rào ngăn cách biểu mô kết mạc và giác mạc
dẫn đến các tế bào mộng thịt từ kết mạc rìa xâm
lấn vào giác mạc gây ra mộng thịt
(5)
. Tất cả các
trường hợp mộng tái phát đều có hoạt tính từ yếu
đến mạnh, nhưng hoạt tính yếu thì nhiều hơn (P<
0,05). Điều này phù hợp với đặc điểm mộng tái
phát, thường gây kích thích.
(6)
Bảng2.So sánh đặc điểm của 2 lô nghiên cứu.
Đặc điểm Lô 1 N
% Lô 2 N
% P
Tuổi: 40-50
51-60
61-70
Giới: Nam
Nữ
Nghề nghiệp: Trong
nhà
Ngoài trời
Mắt bệnh: Phải
Trái
Vị trí: Trong
Ngoài
Độ mộng: Type II
Type III
Hoạt tính: Nhẹ
Trung bình
Nặng
17 51.5
11 33.3
5 15.2
12 36.4
21 63.6
8 24.2
25 75.8
19 57.6
14 42.4
33 100
00 00
22 66.7
11 33.3
17 51.5
12 36.4
4 12.1
16 50.0
9 28.1
7 21.9
12 37.5
20 62.5
5 15.6
27 84.4
11 34.4
21 65.6
32 100
00 00
20 62.5
12 37.5
15 46.9
10 31.3
7 21.8
P= 0.760
P= 0.924
P= 0.385
P= 0.06
P= 0.725
P= 0.574
Hai lô nghiên cứu có các đặc điểm chung
trước mổ như giới tính, tuổi, nghề nghiệp, độ
mộng, hoạt tính mộng tương đương nhau, thời
gian theo dõi như nhau: 1 ngày, 1 tuần, 1 tháng, 3
tháng, 6 tháng. Điều này chứng tỏ rằng đặc tính
nghiên cứu của 2 lô là đồng nhất. Vì vậy kết quả
nghiên cứu của 2 lô sẽ có độ tin cậy và độ chính
xác cao.
So sánh kết quả điều trị của 2 lô nghiên
cứu
Tỉ lệ tái phát
Lô 1 có tỉ lệ tái phát (6,1%) thấp hơn lô 2
(28,1%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, mức ý
nghĩa 0,05.(p = 0,018, < 0,05). Các trường hợp bị
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 208
tái phát rơi vào nhóm bệnh có tuổi ≤ 50, mộng
type 3 và có hoạt tính mộng mạnh, điều này phù
hợp với các yếu tố nguy cơ cao gây tái phát của
các tác giả khác như Robert L. Phillips.
(8)
So sánh tái phát theo từng thời điểm
Thời điểm tái phát của lô 1 chậm hơn lô 2.
Theo thời gian, ở cùng thời điểm 3 tháng, 6 tháng
thì lô 1 có tỉ lệ tái phát thấp hơn lô 2 có ý nghĩa
thống kê(P< 0,01).
Survival Function
thoi gian theo doi
20100-10
C
u
m
S
u
rv
iv
a
l
1.1
1.0
.9
.8
.7
lo nghien cuu
lo 2
lo 1
Biểu đồ 1. Đường biểu diễn biểu đồ Kaplan Meyer.
Đường biểu diễn biểu đồ Kaplan Meyer cho
thấy thời gian chưa tái phát của lô 1 kéo dài hơn
lô 2, và tỉ lệ tái phát tích luỹ của lô 1 thấp hơn lô
2, ở các thời điểm 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Sau
6 tháng trong số các trường hợp còn được theo dõi
thì không thấy trường hợp nào bị tái phát thêm,sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê, mức ý nghĩa 0,05
(Test kiểm định Wilcoxon, p= 0,0359 <0,05).
Điều này chứng tỏ lô 1 có khả năng chống tái
phát tốt hơn lô 2 theo thời gian, có thể là nhờ tác
dụng ức chế tăng sinh mô sợi mạch của MMC hỗ
trợ cho phương pháp ghép kết mạc
(4)
.
Sự biến đổi của thị lực sau mổ
Trong 15 TH (23,1%) tăng thị lực sau mổ, ở lô
1 là 10/33 TH (30,3%) và ở lô 2 là 5/32 TH
(15,6%). Sự khác biệt về tăng thị lực sau mổ ở 2
lô không có ý nghĩa thống kê (p=0,16>0,05). Kết
quả này cũng phù hợp với kết quả về thay đổi thị
lực sau mổ mộng thịt tái phát của Oscar
Gris
(4,6)
.Thị lực tăng sau mổ có thể là do vùng
quang học được giải phóng, không còn bị che bởi
mộng thịt nữa, hoặc do giảm độ loạn thị sau mổ.
Còn lại số trường hợp thị lực không đổi có thể do
giác mạc đã bị sẹo đục, vẫn còn loạn thị, và bị
đục thuỷ tinh thể.
Nhãn áp sau mổ
Ở cả 2 lô, không có trường hợp nào bị tăng
nhãn áp sau mổ. Chứng tỏ MMC liều thấp, áp thời
gian ngắn đã không gây tác dụng phụ tăng nhãn
áp sau thời gian theo dõi
(4,8)
.
Mức độ kích thích sau mổ:
Bảng 3.So sánh mức độ kích thích sau mổ của 2 lô
nghiên cứu.
Thời điểm Lô 1 N
0
% Lô 2 N
0
%
P
1 tuần: Kích thích nhẹ
Kích thích tb
Kích thích nặng
8 24,2
20 60,6
5 15,2
8 25
19 59,4
5 15,6
P=0,995
1 tháng: Không kích thích
Kích thích nhẹ
Kích thích tb
Kích thích nặng
23 69,7
04 12,1
06 18,2
00 00
21 65,6
03 9,4
08 25,0
00 00
P= 0,777
3 tháng: Không kích thích
Kích thích nhẹ
Kích thích tb
Kích thích nặng
28 84,8
05 15,2
00 00
00 00
26 81,2
02 6,3
04 12,5
00 00
P= 0,069
6 tháng: Không kích thích
Kích thích nhẹ
Kích thích tb
Kích thích nặng
31 93,9
02 6,1
00 00
00 00
26 81,2
03 9,4
03 9,4
00 00
P= 0,163
Mức độ kích thích giảm theo thời gian hậu phẫu,
và sự khác biệt về mức độ kích thích theo từng thời
điểm 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng giữa 2 lô là
không có có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở lô 1 có sử
dụng MMC áp củng mạc, nhưng mức độ kích thích so
với lô 2 không dùng MMC là tương đương, như vậy
MMC ở lô 1 không làm cho mắt bị kích thích nhiều
hơn ở lô 2, có thể là vì trong nghiên cứu này chúng tôi
chỉ sử dụng nồng độ MMC thấp (0,02%), và thời gian
áp ngắn (2 phút), nên tránh được các tác dụng ngoại ý
do MMC. Điều này phù hợp với tác giả Nabawi KS
(10)
đưa ra rằng MMC áp với liều thấp, thời gian ngắn, kết
hợp ghép kết mạc sẽ giảm được tác dụng phụ của
MMC.
Biến chứng
Các biến chứng nặng như nhiễm trùng hậu
phẫu, thải trừ mảnh ghép, viêm củng mạc hoại tử
không xảy ra. Trường hợp biến chứng kích thích
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007
Mắt 209
mắt kéo dài trên 3 tháng của 2 lô là không có sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,06 > 0,05).
Điều này chứng tỏ rằng kích thích dai dẵng kéo
dài không phải là do tác dụng phụ của áp MMC.
Có thể là do sự chậm lành biểu mô, hoặc hậu quả
của chấn thương nhiều trong lúc phẫu thuật ở
những trường hợp mộng tái phát dính nhiều với
chủ mô giác mạc, củng mạc
(7,9)
.
So sánh tỉ lệ thành công
Đánh giá kết quả thành công của 2 phương
pháp được dựa trên nhiều yếu tố như tỉ lệ tái phát,
mức độ kích thích sau mổ, mảnh ghép và biến
chứng. Phương pháp 1 đã đạt kết quả tốt, và tốt
hơn phương pháp 2 có ý nghĩa thống kê, mức ý
nghĩa 0,01 (P= 0,006 < 0,01). Điều này chứng tỏ
với sự phối hợp ghép kết mạc rìa tự thân và áp
MMC không những không bị tác động đối kháng
nhau mà còn có một tác dụng hiệp đồng rất tốt,
làm giảm tỉ lệ tái phát của mộng thịt tái phát.
Các yếu tố nguy cơ liên quan đến tái phát
Bảng 4.Nguy cơ tương đối của mộng thịt tái phát
Yếu tố nguy cơ Tỉ lệ (%)
RR P
CI (95%)
RD
(%)
ARP
(%)
Thời gian: 3 tháng
6 tháng
Giới: Nam
Nữ
Tuổi: ≤ 50
> 50
Nghề nghiệp:
Trong nhà
Ngoài trời
Độ mộng:Type II
Type III
Hoạt tính mộng:
Yếu
Mạnh
Kích thích sau mổ
1 tuần: Ít
Nhiều
3/65 (4,6)
11/65 (16,9)
6/24 (25)
5/41 (12,2)
10/33 (30,3)
1/32 (3,1)
1/13 (7,6)
10/52 (19,2)
3/42 (7,1)
8/23 (34,7)
2/54 (3,7)
9/11 (81,1)
4/55 (7,2)
7/10 (70)
3,6 P= 0,001
(1,24 - 10,21)
2,0 P=0,184
(0,68 – 5,80)
9,7 P=0,003
(1,32 – 68,8)
2,5 P= 0,321
(0,36 – 17,5)
4,8 P= 0,004
(1,43 – 15,8)
21,9 P= 0,001
(5,36 – 84,7)
9,7 P= 0,000
(3,46 – 26,3)
12,3
13
27,2
11,6
27,6
77,4
62,8
72,7
52
89,7
60,4
79,5
95,4
89,7
Các yếu tố thời gian, tuổi, độ mộng, hoạt tính
mộng, kích thích sau mổ 1 tuần là các yếu tố nguy
cơ liên quan đến tái phát, có ý nghĩa thống kê,
p<0,05.
Bảng 5. Tương quan Spearman’s giữa các yếu tố
nguy cơ và tái phát.
Yếu tố nguy cơ Hệ số tương quan P
rs
Thời gian tái phát
Giới tính
Độ tuổi
Nghề nghiệp
Độ mộng
Hoạt tính mộng
Mức độ kích thích sau mổ 1 tuần
0,997
-0,165
-0,326
-0,123
0,352
0,781
0,604
0,000
0,190
0,003
0,329
0,004
0,000
0,000
Sử dụng hồi quy tuyến tính từng phần.
Để xác định các yếu tố nguy cơ trực tiếp có ý
nghĩa giữ vai trò chủ đạo gây nên khả năng tái
phát và nguy cơ gây nhiễu làm sai kết quả nhận
định, chúng tôi sử dụng hồi qui đa yếu tố.
Bảng 6. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính từng
phần.
Mô
hình
Biến
chấp
nhận
Biến loại T P Tiêu chuẩn
1 Độ tuổi -2.701 0.009 Hồi qui từng
2
Hoạt tính
mộng
4.270 0.000 phần với:
3
Kích thích sau
mổ 1 tuần
1.654 0.103
Fvào
<0,05(nhận)
Fra>0.1(loại)
Biến phụ thuộc: tái phát
Yếu tố kích thích sau mổ 1 tuần trên lâm sàng
và qua phép kiểm tương quan Spearman’s thì có
tương quan với khả năng tái phát có ý nghĩa thống
kê với P<0,05. Nhưng qua sử dụng phép kiểm hồi
quy tuyến tính từng phần đã chỉ ra yếu tố này chỉ
là yếu tố gây nhiễu làm cho sự nhận định bị sai
lầm với P>0,1. Còn hai yếu tố độ tuổi và hoạt tính
mộng tái phát là 2 yếu tố nguy cơ trực tiếp có ý
nghĩa giữ vai trò chủ đạo gây nên khả năng tái
phát có ý nghĩa thống kê với P<0,05.
KẾT LUẬN
Mộng thịt tái phát thường gặp ở người còn trẻ,
tuổi trung bình 51,77± 8,79, nữ nhiều hơn nam,
nghề nghiệp phần lớn là làm việc ngoài trời,
mộng tái phát đều có hoạt tính từ yếu đến mạnh.
Cả hai phương pháp điều trị đều làm giảm tỉ
lệ tái phát của mộng tái phát, đều không gây biến
chứng trầm trọng nào. Nhưng phương pháp ghép
kết mạc rìa tự thân kết hợp áp MMC chống tái
phát tốt hơn là không có áp MMC, là một phương
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Tai Mũi Họng – Mắt 210
pháp hiệu quả, an toàn, kinh tế. Đây có thể là
phương pháp tốt nhất cho đến thời điểm này, áp
dụng cho điều trị mộng thịt tái phát.
Một số yếu tố nguy cơ có tương quan với khả
năng tái phát là: độ tuổi ≤ 50, độ mộng type III,
hoạt tính mộng tái phát mạnh, mức độ kích thích
sau mổ trong tuần đầu nhiều. Trong đó có hai yếu
tố là độ tuổi ≤ 50 và hoạt tính mộng tái phát mạnh
là hai yếu tố nguy cơ trực tiếp có ý nghĩa giữ vai
trò chủ đạo gây nên khả năng tái phát.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Chen PP, Ariyasu RG, KaraV, et al(1995). “Arandomized trial
comparing Mitomycin-C and conjunctival autograft after
excision of primary pterygium”, Am J Ophthalmol, vol.120,
pp.151-60.
2 Decaris I, Gabric N(2002), “Limbal conjunctival autograft
transplantation for recurrent pterygium”,Eur J Ophthalmol,
vol. 12(3), pp. 177-82.
3 Hoàng Minh Châu (1998), Ghép kết mạc rìa tự thân điều trị
mộng thịt, tr. 5-6.
4 Kenneth R Kenyon, MD. Scheffer CG Tseng, MD, Phd
(1998). “Limbal autograft transplantation for advanced and
recurrent pterygium”, Ophthalmology, vol. 92, pp.1460-67.
5 Lê Minh Thông (2003), “Giải phẫu học và sinh lý mắt”, Giáo
trình nhãn khoa, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, tr. 4-8.
6 Lucio Buratto, MD, Robert L. Phillips, MD, Giuseppe carito,
MD (2000), “Mitomycin-C in treatment of
pterygium”,Pterygium surgery, Slack, pp. 85-8.
7 Lucio Buratto, MD, Robert L. Phillips, MD, Giuseppe carito,
MD (2000), “Surgery of pterygium with limbal graft”,
Pterygium surgery, Slack, pp. 73-5.
8 Nabawi KS, Ghonim MA, Ali MH (2003),“Evaluation of
Limbal conjunctival autograft and low-dose mitomycin-c in
the treatment of recurrent pterygium”, Ophthalmic Surg Laser
Imaging, vol. 34(3), pp. 193-6.
9 Phan Dẫn, Phạm Trọng Văn, Vũ Quốc Lương (2001), Giác
mạc: giải phẫu, sinh lý, miễn dịch, phẫu thuật, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội, tr. 7-24.
10 Trần Hải Yến (2001), Phòng ngừa mộng tái phát bằng áp
Mitomycin-c trong phẫu thuật điều trị mộng nguyên phát,
Luận văn Thạc sĩ, tr. 56-59.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_phuong_phap_dieu_tri_mong_thit_tai_phat_bang_ghep_k.pdf