Đánh giá quy định về người đại diện của đương sự theo pháp luật dân sự và tố tụng dân sự Việt Nam

Vì vậy, để có được sự minh bạch và thống nhất, BLDS cần có điều khoản độc lập quy định về người thân thích. Từ đó, BLTTDS cũng như các luật có liên quan như Luật Hôn nhân và gia đình có thể dẫn chiếu hoặc quy định rõ ràng hơn đối với khái niệm người thân thích khác. Ngoài ra, quy định tại khoản 4, Điều 85 BLTTDS sẽ đặt ra câu hỏi: cha, mẹ, người thân thích khác trong trường hợp này là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền? Không giống như đại diện theo pháp luật, nếu là đại diện theo uỷ quyền sẽ phải thông qua những thủ tục nhất định. Theo chúng tôi, để đảm bảo sự tương thích với quy định của BLDS năm 2015, Điều 85 BLTTDS năm 2015 cần sửa theo hướng: “Trường hợp người thân thích yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì người thân thích là người đại diện theo pháp luật. Người thân thích theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLDS là người thân thích trong TTDS”.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 22/01/2022 | Lượt xem: 246 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá quy định về người đại diện của đương sự theo pháp luật dân sự và tố tụng dân sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 31 ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH VỀ NGƯỜI ĐẠI DIỆN CỦA ĐƯƠNG SỰ THEO PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM Bùi Thị Hà1 Tóm tắt: Đại diện là nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội cũng như trong môi trường pháp lý. Trong tố tụng dân sự, đương sự có quyền tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên, không phải bất kỳ trường hợp nào đương sự cũng có thể tự mình thực hiện các quyền tố tụng đó. Vì nhiều lý do khác nhau như năng lực hành vi, thời gian, vị trí địa lý, trình độ chuyên môn... đương sự phải thông qua người khác, tổ chức khác để thực hiện các quyền tố tụng đó. Sự tham gia tố tụng dân sự của người đại diện đương sự thời gian qua cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của họ đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như việc làm rõ sự thật của vụ việc dân sự. Bài viết phân tích những điểm tương thích trong quy định về người đại diện của đương sự theo pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng dân sự của Việt Nam và một số vướng mắc nhằm đề xuất kiến nghị hoàn thiện pháp luật về một số nội dung liên quan đến vấn đề này. Từ khóa: Đại diện, chỉ định, ủy quyền, Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự. Nhận bài: 05/05/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018 Abstract: Representation is an indispensible demand in the social life as well as in the legal environment. In civil procedure, the litigants have the right to take part in proceedings to protect their legitimate rights and interests. However,it does not mean that the litigants can execute those rights themselves. Due to different reasons such as competence of act, time, location, qualification... the litigans have to execute the rights of procedure through other individuals, organizations. The participation of litigants’ representatives in civil procedure over the past time shows that the representatives have important status, role in protecting litigants’ legitimate rights and interests as well as clarifying the truth of the civil case. This article analyzes some points of compatibility in the law on the representative of the litigant in civil law and civil procedure law of Vietnam and some obstacles to propose recommendations to improve the law on some contents related to this issue. Keywords: Representation, designation, authorization, civil code, civil procedure code. Date of receipt: 05/05/2018; Date of revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018 Chế định đại diện đã được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2004, tiếp tục được sửa đổi, bổ sung năm 2011. Tuy nhiên, nhiều quy định về đại diện của đương sự trong BLTTDS sửa đổi năm 2011 vẫn chưa đầy đủ, nhiều quy định còn thiếu tính cụ thể, rõ ràng, nhiều vấn đề cấp thiết chưa được luật hóa. BLTTDS năm 2015 được ban hành đã khắc phục nhiều điểm chưa hợp lý về người đại diện trong các văn bản pháp luật tố tụng dân sự trước đây, đảm bảo tốt hơn sự tương thích giữa pháp luật tố tụng dân sự với pháp luật nội dung. Thứ nhất, BLTTDS năm 2015 bổ sung người đại diện là pháp nhân là phù hợp với quy định của Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015. Có thể thấy, các quy định về đại diện của BLDS năm 2005 cơ bản đã đáp ứng được những yêu cầu trong xác lập, thực hiện các quan hệ dân sự. Tuy nhiên, một số nội dung quan trọng về đại diện vẫn chưa được BLDS năm 2005 quy định cụ thể, rõ ràng như: đại diện trong trường hợp một cá nhân, pháp nhân có nhiều người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền; đại diện trong trường hợp một cá nhân, pháp nhân làm đại diện cho nhiều chủ thể khác nhau; thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba trong trường hợp một bên hoặc cả hai bên không thực hiện đúng quy định về đại diện, đặc biệt trong trường hợp người đại diện thực hiện vượt quá phạm vi đại diện của mình và người thứ ba có lý 1 Thạc sỹ Luật, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ, Học viện Tư pháp HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 32 do chính đáng để tin rằng người đại diện có thẩm quyền để thực hiện hành vi đó; thực hiện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bên giao kết hợp đồng với người không có thẩm quyền đại diện nhưng lại giao kết hợp đồng với tư cách là người đại diện cho người khác và người bị cho là người được đại diện yêu cầu tuyên bố đại diện không có giá trị pháp lý; đại diện của cộng đồng, dòng họ trong các giao dịch và trách nhiệm ngoài hợp đồng; trường hợp pháp nhân là người đại diện theo ủy quyền của cá nhân hoặc pháp nhân khác2. Khắc phục các hạn chế của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã có một số sửa đổi, bổ sung quy định về đại diện nhằm tạo điều kiện pháp lý tốt hơn trong việc trợ giúp cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự, là cơ chế pháp lý thuận lợi, minh bạch cho các cá nhân, pháp nhân thực hiện, bảo vệ tốt hơn các quyền dân sự, hạn chế được các rủi ro pháp lý. Khái niệm “đại diện” trong BLDS năm 2015 đã xác định rõ hơn về chủ thể đại diện. Nếu như Điều 139 BLDS năm 2005 hướng đến người đại diện là “một người” thì Điều 134 BLDS năm 2015 xác định rõ chủ thể đó là “cá nhân, pháp nhân” mà không giới hạn về số lượng. Điều này là phù hợp với thực tiễn, góp phần tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia vào quan hệ đại diện dễ dàng hơn, không bị bó buộc chỉ có một chủ thể là người đại diện như trước kia, điều quan trọng là các chủ thể đại diện này xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhân danh và vì lợi ích của người được đại diện. Bên cạnh đó, khác với BLDS năm 2005, chủ thể đại diện khá chung chung (có thể là cá nhân, tổ chức có tư cách hoặc không có tư cách pháp nhân) thì Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định rõ chủ thể đại diện là cá nhân và pháp nhân. Những tổ chức không có tư cách pháp nhân thì việc tham gia tố tụng thông qua tư cách chủ thể cá nhân. Quy định này hướng đến việc xác định rõ trách nhiệm cũng như tư cách pháp lý của người đại diện, từ đó hướng đến bảo vệ tốt hơn lợi ích hợp pháp của người được đại diện. BLDS năm 2015 quy định mỗi pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và pháp nhân có thể là đại diện theo ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác (khoản 2 Điều 137 và Điều 138). Việc chính thức khẳng định một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật xuất phát từ thực tiễn hoạt động của pháp nhân (chủ yếu là doanh nghiệp) và để bảo đảm tính thống nhất với các văn bản pháp luật khác có liên quan, chẳng hạn như Luật doanh nghiệp năm 20143. Như vậy quy định tại Điều 85 BLTTDS năm 2015: “Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của BLDS” là đảm bảo sự tương thích với quy định của BLDS năm 2015. Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 141 BLDS năm 2015 quy định một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Đây là quy định mới mở rộng khả năng đồng đại diện rất phổ biến trong thực tiễn từ trước đến nay và đảm bảo sự tương thích với quy định tại Điều 87 BLTTDS năm 20154. Mặc dù vậy, thực tiễn cũng đã nảy sinh nhiều trường hợp vướng mắc từ chính quy định này đòi hỏi cần có sự nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung. Ví dụ: Công ty A thực hiện hợp đồng thi công xây dựng với Công ty B. Công ty B có giấy ủy quyền cho hai người thực hiện công việc trong 2 Một số điểm mới về giám hộ và đại diện trong Bộ luật dân sự năm 2015, truy cập ngày 10/3/2018. 3 Khoản 2 Điều 13 Luật doanh nghiệp quy định: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp” 4 Điều 87 BLTTDS năm 2015. Những trường hợp không được làm người đại diện 1. Những người sau đây không được làm người đại diện theo pháp luật: a) Nếu họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện; b) Nếu họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ việc. Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 33 cùng một thời điểm và nội dung giấy ủy quyền giống nhau. Công ty B xuất trình cho Công ty A cả hai giấy ủy quyền và giải thích rằng: “một người được ủy quyền để ký hợp đồng và một người được ủy quyền để ký các văn bản tài chính như hóa đơn, thanh quyết toán công trình”. Câu hỏi công ty A đặt ra là: “Giấy ủy quyền cho hai người cùng một nội dung nhưng lại thực hiện một hợp đồng trong một thời điểm có được xem là hợp pháp không? Do nội dung uỷ quyền giống nhau nên trong quá trình triển khai hai người đại diện có ý kiến trái ngược nhau về cùng một vấn đề thì sẽ giải quyết thế nào?” Về căn cứ pháp lý, theo khoản 2 Điều 137 BLDS năm 2015 thì “một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này”. Đồng thời, BLDS năm 2015 không quy định cấm việc ủy quyền thực hiện cùng một công việc cho hai hay nhiều người, do đó việc ủy quyền này là không trái pháp luật. Tuy nhiên, do nội dung uỷ quyền không phân định rõ phạm vi uỷ quyền dẫn tới chồng chéo và vướng mắc khi người đồng đại diện bất đồng quan điểm với nhau về cùng một vấn đề thì sẽ gây khó khăn đến quá trình thực hiện hợp đồng. Trường hợp này công ty A có quyền yêu cầu công ty B điều chỉnh sao cho phù hợp hoặc khởi kiện nếu có tranh chấp. Chỉ với một tình huống nêu trên đã cho thấy quy định về đại diện vẫn còn có những lỗ hổng pháp lý cần nghiên cứu để hoàn thiện. Theo quan điểm của chúng tôi, cần quy định rõ, trong trường hợp có nhiều cá nhân/pháp nhân đại diện cho một chủ thể cần xác định rõ phạm vi đại diện của từng cá nhân/pháp nhân để tránh mâu thuẫn về quan điểm và hành động của các đồng đại diện làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện. Bên cạnh đó, cũng có người đặt ra câu hỏi: Liệu pháp nhân đại diện có bắt buộc phải là tổ chức hành nghề luật sư hay không? Theo quy định của BLDS hiện hành, không có một điều khoản nào bắt buộc pháp nhân đại diện phải là tổ chức hành nghề luật sư. Điều này là phù hợp với quy định của các luật chuyên ngành có liên quan và phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Bởi vì, hoạt động đại diện tồn tại trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó đòi hỏi tri thức phong phú của tất cả các ngành, các lĩnh vực để giải quyết nhu cầu đại diện đặt ra của bên được đại diện. Do đó, pháp nhân đại diện có thể là bất kỳ pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực nào, ngành nào mà không bắt buộc phải là tổ chức hành nghề luật sư. Thứ hai, quy định về chấm dứt và hậu quả của chấm dứt đại diện tố tụng dân sự là phù hợp với quy định của BLDS năm 2015. Điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 là xác định thời hạn đại diện cũng như việc chấm dứt đối với từng trường hợp đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật5. Để đảm bảo sự tương thích với quy định của BLDS năm 2015, BLTTDS năm 2015 không quy định cụ thể về chấm dứt đại diện mà quy định dưới dạng dẫn chiếu:“Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự chấm dứt việc đại diện theo quy định của BLDS”6. Song xuất phát từ đặc thù của hoạt động tố tụng dân sự, BLTTDS còn quy định cụ thể hậu quả pháp lý của việc chấm dứt đại diện. Trường hợp chấm dứt đại diện theo pháp luật mà người được đại diện đã thành niên hoặc đã khôi phục năng lực hành vi dân sự thì người đó tự mình tham gia tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người khác tham gia tố tụng dân sự theo thủ tục do BLTTDS quy định. Trường hợp chấm dứt đại diện theo ủy quyền thì đương sự hoặc người thừa kế của đương sự trực tiếp tham gia tố tụng hoặc ủy quyền cho người khác đại diện tham gia tố tụng theo thủ tục do BLTTDS quy định. Thứ ba, quy định của BLTTDS năm 2015 về việc khởi kiện của tổ chức đại diện tập thể lao động vì lợi ích của người lao động là tương thích với quy định của Bộ luật lao động năm 2012 và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 thì tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, là tổ chức 5 Điều 140 BLDS năm 2015. 6 Điều 89 BLTTDS năm 2015. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 34 được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong quan hệ lao động. Do đó, để bảo đảm sự tương thích với quy định của Bộ luật lao động năm 2012, Điều 187 BLTTDS năm 2015 quy định tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật; tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án. Đối với vụ việc lao động mà có đương sự có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của BLTTDS năm 2015 hoặc người lao động là người chưa thành niên mà không có người đại diện và Tòa án cũng không chỉ định được người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 88 BLTTDS năm 2015 thì Tòa án chỉ định tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động đó7. Có thể thấy các quy định này của BLTTDS năm 2015 là phù hợp với tinh thần của Bộ luật Lao động năm 2012, bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong tố tụng dân sự. Thứ tư, quy định về chỉ định người đại diện tố tụng dân sự về cơ bản là phù hợp với quy định của BLDS năm 2015. Điều 136 BLDS năm 2015 quy định Tòa án có thể chỉ định người đại diện theo pháp luật cho cá nhân trong trường hợp không xác định được cha, mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ8. Quy định tại khoản 3 Điều 136 BLDS năm 2015 khắc phục được thực tế không xác định được người đại diện theo pháp luật cho người chưa thành niên hay người được giám hộ và góp phần bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của những chủ thể trên. Tương thích với quy định của BLDS năm 2015, Điều 88 BLTTDS năm 2015 quy định: Khi tiến hành tố tụng dân sự, nếu có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hoặc người đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 87 của Bộ luật này thì Tòa án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng. Thứ năm, quy định về đại diện khởi kiện vụ án ly hôn để bảo vệ quyền lợi của cho vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình tương thích với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn xã hội, Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thừa nhận quyền của cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức 7 Khoản 2 Điều 88 BLTTDS năm 2015. 8 Điều 47 BLDS năm 2015. Người được giám hộ bao gồm: a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ; b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; c) Người mất năng lực hành vi dân sự; d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 35 khỏe, tinh thần của họ. Để đảm bảo sự tương thích với quy định trên, Điều 85 BLTTDS năm 2015 đã quy định về quyền khởi kiện của cha, mẹ, người thân thích khác trong trường hợp này9. Tuy nhiên, điểm hạn chế là cả Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và BLTTDS không xác định rõ người thân thích khác ở đây là chủ thể nào. Mặc dù tại khoản 1 Điều 51 BLDS năm 2015 cũng đã đề cập tới người thân thích và thứ tự người thân thích được phân công giám sát việc giám hộ: “Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ” nhưng đây chưa thể xem là quy định độc lập về người thân thích nói chung. Vì vậy, để có được sự minh bạch và thống nhất, BLDS cần có điều khoản độc lập quy định về người thân thích. Từ đó, BLTTDS cũng như các luật có liên quan như Luật Hôn nhân và gia đình có thể dẫn chiếu hoặc quy định rõ ràng hơn đối với khái niệm người thân thích khác. Ngoài ra, quy định tại khoản 4, Điều 85 BLTTDS sẽ đặt ra câu hỏi: cha, mẹ, người thân thích khác trong trường hợp này là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền? Không giống như đại diện theo pháp luật, nếu là đại diện theo uỷ quyền sẽ phải thông qua những thủ tục nhất định. Theo chúng tôi, để đảm bảo sự tương thích với quy định của BLDS năm 2015, Điều 85 BLTTDS năm 2015 cần sửa theo hướng: “Trường hợp người thân thích yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì người thân thích là người đại diện theo pháp luật. Người thân thích theo quy định tại khoản 1 Điều 51 BLDS là người thân thích trong TTDS”. Trên đây là nghiên cứu của tác giả về những điểm phù hợp và chưa phù hợp trong quy định về người đại diện của đương sự theo quy định của BLDS năm 2015 và BLTTDS năm 2015, rất mong nhận được các ý kiến đóng góp./. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC - QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN (Tiếp theo trang 30) Tài liệu tham khảo: 1. Nguyễn Ngọc Nhuận, Nguyễn Tá Nhí (2003), Quốc triều hình luật- Luật hình triều Lê, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Văn Thành - Vũ Trinh - Trần Hựu (1994), Hoàng Việt luật lệ - Quyển V, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 3. Nguyễn Quang Thắng, Nguyễn Văn Tài (1994), Hoàng Việt Luật Lệ, Nxb Văn hóa - thông tin. 4. may-hanh-chinh/Sac-lenh-so-47-giu-tam-thoi- luat-le-hien-hanh-Bac-Trung-Nam-bo-ban-hanh 5. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Công văn số 73/TK ngày 2/3/1995 của TANDTC về việc xét xử loại tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em, Hà Nội 6. Dương Tuyết Miên (1998), “Về các tội xâm phạm tình dục trong Luật Hình sự Việt Nam”, Luật học, (06) tr.44 9 Điều 85 BLTTDS năm 2015: Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích là người đại diện.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_quy_dinh_ve_nguoi_dai_dien_cua_duong_su_theo_phap_l.pdf
Tài liệu liên quan