KẾT LUẬN
Tỷ lệ mẫu nước giếng khoan thuộc khu vực
xung quanh nghĩa trang Bình Hưng Hòa, bãi rác
Đông Thạnh, bãi rác Gò Cát bị nhiễm bẩn hữu
cơ khá thấp. Tác giả chưa tìm thấy sự tác động
của các yếu tố bên ngoài tới chất lượng nước
giếng khoan ở các khu vực này. Quận Gò vấp là
một trong 4 địa bàn khảo sát có chất lượng nước
giếng khoan bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng.
Loại trừ nguyên nhân gây ô nhiễm hữu cơ do
gần nhà tiêu, gần bãi rác hay gần nghĩa trang thì
nguyên nhân gây ra sự nhiễm bẩn hữu cơ cho
nước giếng khoan trên địa bàn này, tác giả nhận
định là do sự tác động của con người trong việc
xây dựng khu dân cư mới.
KIẾN NGHỊ
Các cấp chính quyền địa phương, hội phụ
nữ, hội chữ thập đỏ cần được tập huấn về vệ
sinh nước sạch và nước an toàn, giúp người dân
yên tâm với nguồn nước mình đang sử dụng.
Sở Y tế thành phố hướng dẫn các Trung tâm
Y tế dự phòng ở các quận huyện chưa được cấp
nước sạch phải nhanh chóng triên khai thực hiện
thông tư 15 về việc kiểm tra nước sinh hoạt hộ
gia đình.
Qua kết quả khảo sát tác giả kiến nghị các
cấp có thẩm quyền nên nhanh chóng triển khai
mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch trên địa
bàn. Những khu vực, địa bàn dân cư chưa có
điều kiện dẫn nước sạch thì nên khuyến khích
địa phương triển đóng góp khoan giếng theo
từng cụm dân cư, khuyến cáo và nghiêm cấm
người dân khoan giếng riêng lẻ vừa không đảm
bảo mức độ an toàn mà còn gây thất thoát và
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Riêng các cấp có thẩm quyền cần nhanh
chóng lắp đặt hệ thống nước máy đến cho các hộ
gia đình sống trên khu vực dân cư trên địa bàn
phường 16 quận Gò Vấp
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá sự ô nhiễm các hợp chất của nitơ trong nước giếng khoan ở một số khu vực có yếu tố nguy cơ cao trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 1
ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM CÁC HỢP CHẤT CỦA NITƠ
TRONG NƯỚC GIẾNG KHOAN Ở MỘT SỐ KHU VỰC CÓ YẾU TỐ
NGUY CƠ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Nga*, Nguyễn Xuân Thủy*, Đặng Ngọc Chánh*, Đỗ Khắc Cúc*, Trần Bích Ngọc* và cộng sự*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cho tất cả động thực vật, tồn tại trong môi trường với
nhiều dạng khác nhau và tùy thuộc chu trình biến đổi của nó. Tuy nhiên, khi nồng độ nitrat hay nitrit vượt quá
mức trong nước uống có thể gây nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai (2).
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất của nitơ trong nước giếng khoan: NH4+; NO3-;
NO2-; pH và xác định các yếu tố liên quan đến sự ô nhiễm này.
Phương pháp nghiên cứu: 214 mẫu với phương pháp điều tra cắt ngang. Điều tra thu thập thông tin về
các yếu tố gây ô nhiễm.
Kết quả nghiên cứu: Tổng số phiếu điều tra là 214 và tổng số mẫu nước khảo sát là 214: Khu vực bãi rác
Gò Cát lấy 50 mẫu, tỷ lệ mẫu đạt tiêu chuẩn 1329 của Bộ Y tế là 96%. Khu vực bãi rác xã Đông Thạnh lấy 60
mẫu, tỷ lệ mẫu đạt tiêu chuẩn 1329 của Bộ Y tế là 63,3%. Khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa lấy 42 mẫu, tỷ
lệ mẫu đạt tiêu chuẩn 1329 của Bộ Y tế là 0% (đối với chỉ tiêu pH). Khu vực nghĩa trang phường 16 Quận Gò
vấp lấy 62 mẫu, tỷ lệ mẫu đạt tiêu chuẩn 1329 của Bộ Y tế là 6,45%. Các mẫu không đạt chủ yếu là do NH4+ và
pH.
Kết luận: Nước giếng khoan thuộc khu vực xung quanh nghĩa trang Bình Hưng Hòa, bãi rác Đông Thạnh,
bãi rác Gò Cát bị nhiễm bẩn hữu cơ khá thấp. Tác giả chưa tìm thấy sự tác động của các yếu tố bên ngoài tới chất
lượng nước giếng khoan khu vực này. Quận Gò vấp là một trong 4 địa bàn khảo sát có chất lượng nước giếng
khoan bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng. Nguyên nhân nước giếng khoan trên địa bàn này bị ô nhiễm, tác giả
nhận định là do sự tác động của con người trong việc xây dựng khu dân cư mới
ABSTRACT
RESULTS OF ASSESSING NITROGENOUS COMPOUND POLLUTION
IN DRILLING WELLS AT HIGH DANGEROUS AREAS IN HO CHI MINH CITY
Tran Thi Nga, Nguyen Xuan Thuy, Dang Ngoc Chanh, Tran Bich Ngoc et al
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 - Supplement of No 4 - 2008: 205 - 210
Background: Nitrogen is essential for all living things as it is a component of protein. Nitrogen exists in the
environment in many different forms depending on its nitrogenous cycle. However, excessive concentrations of
nitrate or nitrit in drinking water can be hazardous to health, especially for infants and pregnant women (2)
Objectives: Determination of pollution level of nitrogenous compound in drilling wells such as NH4+; NO3-;
NO2-, pH; in addition also determining factors related with the pollution.
Method and materials: 214 samples have been taken by a cross-sectional study and collected data on
contaminated factors.
Results: A total of household questionnaires was 214 and 214 water samples for test. 50 samples in Go Cat
dump area were collected, the rate of samples reached the Standard 1329 of Ministry of Health was 96%. 60
samples in Dong Thanh dump, the rate of samples reached the Standard was 63.33%. 42 samples in Binh Hung
Hoa cemetery area, the rate of samples reached the Standard was 0 % (for pH parameter). 62 samples in cemetery
* Viện Vệ sinh-Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 2
area of ward 16, Go Vap district, the rate of samples reached the Standard was 6.45%. The parameters did not
reach the Standard 1329 of Ministry of Health mainly pH and NH4+.
Conclusion: The drilling wells water of Go Cat and Dong Thanh dump and Binh Hung Hoa cemetery had
low contamination with nitrogenous compound. The author has not seen any affects from outside factors to
quality of the drilling wells water. In Go Vap district, where the drilling wells water has been seriously
contaminated of nitrogenous compound; the reason for the contamination was probably caused by building of new
human settlements.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu
cho tất cả động thực vật, tồn tại trong môi
trường với nhiều dạng khác nhau và tùy thuộc
chu trình biến đổi của nó. Trên thế giới đã có
những nghiên cứu về sự ảnh hưởng đến sức
khỏe do sự hiện diện của nitrat trong nước khi
nitrat chuyển hóa thành nitrit. Nitrit có thể ôxy
hoá Hemoglobin thành methemoglobin, là loại
huyết sắc tố không có khả năng vận chuyển
ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu và có khả
năng gây tử vong ở trẻ em(3). Ngoài ra nitrit có
thể tác dụng với các acid amin để tạo thành
nitrosamin. Nitrosamin là chất có khả năng
gây độc và ung thư(1)
Hợp chất của nitơ trong nước không thể
phát hiện nếu không được kiểm tra, bởi vì nó
không màu, không mùi, không vị. Các nhà khoa
học khuyến cáo mọi người nên mang tất cả
những nguồn nước cấp đi kiểm tra ít nhất hai
đến ba lần trong năm, để kiểm tra sự gia tăng
của các hợp chất này trong nước. Sự gia tăng các
hợp chất hữ cơ phần lớn do hoạt động của con
người như: rác thải, nước thải sinh hoạt, nhà vệ
sinh, chăn nuôi. Theo nguồn tin từ các tờ báo:
Sài Gòn giải phóng, Báo Người Lao Động, Tuổi
Trẻ, Thanh Niên thì chất lượng nước từ các
giếng khoan khu vực nghĩa trang Bình Hưng
Hòa và bãi rác Gò cát đã và đang bị nhiễm nitrat,
nitrit, amoniac, và vi sinh rất trầm trọng.
Trước tình trạng bức xúc, lo lắng và hoang mang
của người dân về chất lượng nguồn nước đang
sử dụng. Khoa Sức khỏe môi trường – Viện Vệ
sinh Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh tiến
hành điều tra khảo sát lấy mẫu phân tích. Kết
quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn cung cấp
thông tin đầy đủ, chính xác về thực trạng chất
lượng nguồn nước người dân đang sử dụng.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thúc
đẩy các cấp thẩm quyền, các ngành chức năng
nhanh chóng đưa ra giải pháp cung cấp nước
sạch cho người dân.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định mức độ ô nhiễm các hợp chất của
nitơ trong nước giếng khoan: pH; NH4+; NO3-;
NO2- và xác định các yếu tố liên quan đến sự ô
nhiễm các hợp chất của nitơ trong nước giếng
khoan.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Điều tra cắt ngang. Lấy mẫu mang tính chất
đại diện cho cả khu vực nghiên cứu đảm bảo các
tiêu chí sau: Tổng số mẫu của đề tài là 214 mẫu.
Kỹ thuật sử dụng cho việc lấy mẫu dựa theo tiêu
chuẩn TCVN 6000 – 1995 (5) Mẫu được bảo quản
theo đúng tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn
TCVN 5993 – 1995 (4). Các chỉ tiêu và phương
pháp được phân tích: Chỉ tiêu NH4+ - phương
pháp APHA 4500-NH 3D, Chỉ tiêu NO3- -
phương pháp TCVN 4562: 1988, Chỉ tiêu NO2- -
phương pháp APHA 4500-NO2B và Chỉ tiêu pH-
phương pháp TCVN 6492:1999.
Địa bàn nghiên cứu: Bãi rác Gò Cát thuộc
phường Bình Hưng Hòa A quận Bình Tân, lấy
50 mẫu ở các tuyến đường số 9, đường số 10,
đường số 11 thuộc khu phố 4 và 9. Bãi rác Đông
Thạnh thuộc xã Đông Thạnh, huyện Hốc môn,
lấy 60 mẫu trên địa bàn thuộc ấp 2, ấp 3, ấp 4 và
ấp 7. Khu nghĩa trang Bình Hưng Hòa, phường
Bình Hưng Hòa A quận Bình Tân, lấy 42 mẫu ở
tuyến đường số 8 thuộc khu phố 7, 8. Khu nghĩa
trang phường 16 quận Gò vấp, lấy 62 mẫu trên
tuyến đường Lê Đức Thọ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 3
KẾT QUẢ
Bảng 1: Điều tra về tình hình xét nghiệm, xử lí nước
và độ sâu của giếng
% hộ gia đình có
xét nghiệm và
xử lí nước
Độ sâu của giếng
Địa
điểm
Chưa
mang
nước đi
xét
nghiệm
Qua lọc 100m
Đông
Thạnh 93,33% 20% 21,67% 58,33% 20% 0%
Gò Cát 94% 26% 34% 32% 34% 0%
Nghĩa
Trang
Bình
Hưng
Hòa
100% 20,93% 46,51% 27,91% 25,58% 0%
Gò Vấp 94% 14,28% 31,75% 58,73% 7,94% 1,58%
Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ hộ gia đình
mang nước đi kiểm tra chất lượng còn khá thấp,
ở xã Đông Thạnh là 6,67%, Gò Vấp 6%, Gò cát
6% và nghĩa trang Bình Hưng Hòa 0%. Ngoài ra
kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ hộ gia đình khoan
giếng ở độ sâu dưới 45m khá cao, tỷ lệ này ở xã
Đông Thạnh là 80%, ở Gò Vấp 90,48%, Gò cát là
66% và nghĩa trang Bình Hưng Hòa là 74,42%.
Tầng nước ngầm này dễ bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố tác động từ bên ngoài.
Tình hình sử dụng nước giếng qua lọc ở xã
Đông Thạnh là 20%, ở Gò Vấp 14,28%, Gò cát
26% và nghĩa trang Bình Hưng Hòa là 20,93%.
Tổng số bốn địa bàn khảo sát thì tỉ lệ hộ gia đình
có sử dụng cột lọc chiếm khoảng ¼, tuy nhiên số
hộ gia đình mang nước đi kiểm định sau khi lọc
là 0%. Mức độ tin cậy của người dân đối với
nước sau khi lọc gần như 100%.
Bảng 2: Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
nước giếng khoan ở khu vực bãi rác Đông Thạnh và
Gò Cát
Vị trí giếng so với bãi rác Vị trí giếng so
với nhà tiêu Địa
điểm
700m < 2m 2 -5m
Đông
Thạnh 0% 26,67% 73,33% 5% 8,35
Gò Cát 30% 34% 36% 8% 48%
Bảng 3: Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
nước giếng khoan ở nghĩa trang Bình Hưng Hòa và
Gò vấp
Vị trí giếng so với nghĩa
trang
Vị trí giếng so với
nhà tiêu Địa điểm
100m < 2m 2 -5m
Nghĩa
trang Bình
Hưng Hòa
13,86% 20,93% 27,91% 0% 39,52%
Gò Vấp 6,17% 9,53% 84,13% 1,59% 31,74%
Theo TCXD 261:2001 quy định khoảng cách
thích hợp khi thiết kế bãi chôn lấp đối với cụm
dân cư (từ 15 hộ trở lên) là 2.000m(7). Tuy nhiên,
kết qủa khảo sát cho thấy số hộ gia đình sinh
sống cách bãi rác dưới 500m tại bãi rác Đông
Thạnh có đến 20,93% (13 hộ) và bãi rác Gò cát là
34% (17 hộ).
Trên thế giới người ta khuyến cáo vị trí
giếng, con suối nơi làm nguồn nước cấp cho
cộng đồng phải cách xa nghĩa trang tối thiểu
50m(3). Kết quả khảo sát cho thấy khu vực nghĩa
trang Bình Hưng Hòa có đến 13,86% số hộ gia
đình sống cách nghĩa trang dưới 50m. 100% các
hộ gia đình thuộc khu dân cư phường 16 Gò
Vấp sống ngay trên nền nghĩa trang. Đây là địa
bàn có tỷ lệ mẫu nước bị ô nhiễm hữu cơ rất cao,
nhưng theo kết quả nhận định của hầu hết
người dân là chất lượng nước không có vấn đề
gì (không có màu và cũng không có mùi hôi).
Theo thông tư 15/2006 của Bộ Y tế, nguồn
nước cấp phải cách xa nhà vệ sinh tối thiểu là
10m(6). So với quy định này thì có đến 13,35% các
giếng khoan khu bãi rác xã Đông Thạnh, 56%
khu bãi rác Gò cát, 39,52% khu nghĩa trang Bình
Hưng Hòa và 31% khu phường 16 Gò vấp trong
tổng số hộ được khảo sát có giếng cách nhà tiêu
dưới 5m. Tuy nhiên tác giả chưa tìm thấy sự
nhiễm bẩn hữu cơ trong nước giếng khoan do
nguyên nhân này.
Kết quả khảo sát chất lượng nước khu vực
bãi rác xã Đông Thạnh, huyện Hốc Môn
Kết quả khảo sát cho thấy chất lượng nước ở
khu vực ấp 2 không có mẫu bị nhiễm hợp chất
hữu cơ, khu vực ấp 3 có 1 mẫu bị nhiễm hữu cơ
NH4+ = 2,82 và ở ấp 7 có 3 mẫu bị nhiễm NH4+.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 4
Trong 3 hộ gia đình có nước giếng bị nhiễm hữu
cơ thì cả ba đều có trẻ em dưới 5 tuổi và thời
gian sử dụng giếng từ 5 đến 10 năm chưa hộ gia
đình nào mang nước đi kiềm tra và theo nhận
định của gia đình thì nước không có vấn đề gì,
vẫn sử dụng tốt. Ngoài chỉ tiêu NH4+ thì nước ở
khu vực này có đến 36,67 % mẫu không đạt là
do pH không đạt.
% các thông số đạt so với tiêu chuẩn
1329/2002/BYT
63.33%
93% 98.33% 100%
63.33%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
pH NH4+ NO3- NO2- mẫu
đạt
các thông số phân tích
%
Hình 1: Biểu đồ minh họa các thông số được phân
tích đạt so với tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ, mẫu
nước khu vực bãi rác Đông Thạnh
Kết quả khảo sát chất lượng nước khu vực
bãi rác Gò cát phường Bình Hưng Hòa A
quận Bình Tân
Kết quả khảo chất lượng nước giếng khoan
cùng tại khu vực bãi rác Gò Cát, tác giả chưa tìm
thấy được sự ảnh hưởng của bãi rác đến chất
lượng nước giếng khoan trên địa bàn. Có 8%
tương đương với 4 hộ gia đình được điều tra
khảo sát lấy mẫu sống cặp bờ rào bao xung
quanh bãi rác nhưng chất lượng nước giếng vẫn
không thấy có dấu hiệu của nhiễm hợp chất hữu
cơ. Với 8% số hộ gia đình có giếng cách nhà tiêu
dưới 2m, tuy nhiên chỉ có 4/50 mẫu không đạt là
do pH, 100% số mẫu được phân tích không phát
hiện nhiễm hữu cơ
% các thông số đạt so với tiêu chuẩn
1329/2002/BYT
96.00%
100.00% 100%
96.00%
100%
94.00%
95.00%
96.00%
97.00%
98.00%
99.00%
100.00%
101.00%
pH NH4+ NO3- NO2- mẫu đạt
các thông số phân tích
%
Hình 2: Biểu đồ minh họa % các chỉ tiêu được phân
tích đạt so với tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ, khu
vực Bãi rác Gò cát.
Kết quả khảo sát chất lượng nước khu vực
dân cư phường 16 quận Gò vấp
Theo báo cáo của Trưởng trạm y tế Phường
16 Quận Gò vấp (Chị Phướng), 100% hộ gia đình
được lấy mẫu khảo sát là sống ngay trên nền
nghĩa trang đã giải tỏa. Kết quả nghiên cứu cho
thấy 85,48% số mẫu nước có thông số NH4+và
83,87 % thông số pH vượt tiêu chuẩn vệ sinh
nước ăn uống 1329/2002/BYT. Tỷ lệ mẫu đạt so
với tiêu chuẩn này khá thấp, chiếm tỷ lệ 6,45%.
Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan môi
trường Anh quốc, 50% chất ô nhiễm của một thi
hài diễn ra trong năm đầu sau khi chôn và sự
phóng thích chất ô nhiễm chỉ diễn ra trong
khoảng thời gian từ 10 đến 12 năm (2).Do đó
khu vực phường 16 quận Gò vấp có nước giếng
khoan bị nhiễm bẩn có thể là do sự tác động của
con người trong quá trình xây dựng khu dân cư.
Mặc dù khu vực này đã được xây dựng quy
hoạch làm khu dân cư, với những ngôi nhà kiên
cố khang trang nhưng nguồn nước sạch thì chưa
được dẫn về. Các hộ sinh sống trên địa bàn này
đều tự khoan giếng lấy nước sử dụng, nhưng đa
phần là khoan giếng ở tầng nông <30m.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 5
% các thông số đạt so với tiêu chuẩn
1329/2002/BYT
16.13%
96.78% 100%
6.45%
14.52
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
pH NH4+ NO3- NO2- mẫu đạt
các thông số phân tích
%
Hình 3: Biểu đồ minh họa % các chỉ tiêu được phân
tích đạt so với tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ, khu
vực dân cư phường 16 quận Gò vấp.
Kết quả khảo sát chất lượng nước khu vực
nghĩa trang Bình Hưng Hòa
Khu vực nghĩa trang Bình Hưng Hòa có
nhiều hộ gia đình sinh sống sát vách bờ tường
bao xung quanh khu vựa nghĩa trang, trên 35%
các hộ gia đình sống cách nghĩa trang dưới
100m. Số hộ gia đình có các giếng khoan ở tầng
nông chiếm tỷ lệ đến hơn 64%.Tuy nhiên kết quả
phân tích không tìm thấy sự ô nhiễm của các
hợp chất hữu cơ, 100% số mẫu ở khu vực này
không đạt là do pH không đạt.
% các thông số đạt so với tiêu chuẩn
1329/2002/BYT
0.00%
100.00% 100%
0.00%
100%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
pH NH4+ NO3- NO2- mẫu đạt
các thông số phân tích
%
Hình 4: Biểu đồ minh họa % các chỉ tiêu được phân
tích đạt so với tiêu chuẩn 1329/2002/BYT/QĐ, khu
nghĩa trang Bình Hưng Hòa đạt
KẾT LUẬN
Tỷ lệ mẫu nước giếng khoan thuộc khu vực
xung quanh nghĩa trang Bình Hưng Hòa, bãi rác
Đông Thạnh, bãi rác Gò Cát bị nhiễm bẩn hữu
cơ khá thấp. Tác giả chưa tìm thấy sự tác động
của các yếu tố bên ngoài tới chất lượng nước
giếng khoan ở các khu vực này. Quận Gò vấp là
một trong 4 địa bàn khảo sát có chất lượng nước
giếng khoan bị ô nhiễm hữu cơ nghiêm trọng.
Loại trừ nguyên nhân gây ô nhiễm hữu cơ do
gần nhà tiêu, gần bãi rác hay gần nghĩa trang thì
nguyên nhân gây ra sự nhiễm bẩn hữu cơ cho
nước giếng khoan trên địa bàn này, tác giả nhận
định là do sự tác động của con người trong việc
xây dựng khu dân cư mới.
KIẾN NGHỊ
Các cấp chính quyền địa phương, hội phụ
nữ, hội chữ thập đỏ cần được tập huấn về vệ
sinh nước sạch và nước an toàn, giúp người dân
yên tâm với nguồn nước mình đang sử dụng.
Sở Y tế thành phố hướng dẫn các Trung tâm
Y tế dự phòng ở các quận huyện chưa được cấp
nước sạch phải nhanh chóng triên khai thực hiện
thông tư 15 về việc kiểm tra nước sinh hoạt hộ
gia đình.
Qua kết quả khảo sát tác giả kiến nghị các
cấp có thẩm quyền nên nhanh chóng triển khai
mở rộng hệ thống cung cấp nước sạch trên địa
bàn. Những khu vực, địa bàn dân cư chưa có
điều kiện dẫn nước sạch thì nên khuyến khích
địa phương triển đóng góp khoan giếng theo
từng cụm dân cư, khuyến cáo và nghiêm cấm
người dân khoan giếng riêng lẻ vừa không đảm
bảo mức độ an toàn mà còn gây thất thoát và
làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Riêng các cấp có thẩm quyền cần nhanh
chóng lắp đặt hệ thống nước máy đến cho các hộ
gia đình sống trên khu vực dân cư trên địa bàn
phường 16 quận Gò Vấp
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Kim Chi (2001)– Hóa học môi trường- Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật; tr-200.
2. Environment Agency (2004). Essessing the Groundwater
Pollution potential of Cemetery Developments.Published by
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 6
Environment Agency Waterside Drive, Aztec West
Almondsbury,Bristol; page: 6 -7.
3. Mr. Brian Oram (1998).Nitrates and Nitrites in drinking water.
Wilkes University Environmental Engineering and Earth
Sciences; page:1-5.
4. Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường.Tiêu chuẩn hướng
dẫn bảo quản và xử lý mẫu TCVN – 5993 -1995. Ban hành
ngày 13 tháng 07 năm 2007
5. Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường.Tiêu chuẩn chất
lượng nước. Lấy mẫu, hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm TCVN
– 6000 -1995. Ban hành ngày 13 tháng 07 năm 2007
6. Bộ Y tế. Thông tư 15/2006/TT-BYT. Hướng dẫn việc kiểm tra
vệ sinh nước sạch, nước ăn uống và nhà tiêu hộ gia đình.Ban
hành ngày 30 tháng 11 năm 2006
7. Bộ Xây Dựng. TCXDVN 261 – 2001.Bãi chôn lấp chất thải rắn
tiêu chuẩn thiết kế. Ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2001.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 7
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản của Số 4 * 2008 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng và Y Học Dự Phòng 8
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_su_o_nhiem_cac_hop_chat_cua_nito_trong_nuoc_gieng_k.pdf