Năm 2012 là năm mà các chương trình hỗ trợ SMEs bắt đầu được triển khai một cách
hệ thống theo Nghị định 56 (có hiệu lực thi hành vào ngày 20/08/2009) khi các Thông
tư hướng dẫn thi hành được ban hành đầy đủ và áp dụng trong thực tế đời sống xã hội.
Với Dữ liệu SMEs 2013, tỷ lệ các SMEs thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu trên địa
bàn TPHCM được thụ hưởng ít nhất một trong các chương trình hỗ trợ của nhà nước
(bao gồm cả ở cấp trung ương và địa phương) là 10,9 % ở năm 2012 (Khoảng tin cậy
95% của tỷ lệ tổng thể là 8,1% đến 14,5%). Bảng 1 cũng trình bày tỷ lệ này chi tiết
cho các doanh nghiệp chính thức và các cơ sở sản xuất công nghiệp (hộ kinh doanh)
thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu.
Năm 2012 là năm mà các chương trình hỗ trợ SMEs bắt đầu được triển khai một cách
hệ thống theo Nghị định 56 (có hiệu lực thi hành vào ngày 20/08/2009) khi các Thông
tư hướng dẫn thi hành được ban hành đầy đủ và áp dụng trong thực tế đời sống xã hội.
Với Dữ liệu SMEs 2013, tỷ lệ các SMEs thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu trên địa
bàn TPHCM được thụ hưởng ít nhất một trong các chương trình hỗ trợ của nhà nước
(bao gồm cả ở cấp trung ương và địa phương) là 10,9 % ở năm 2012 (Khoảng tin cậy
95% của tỷ lệ tổng thể là 8,1% đến 14,5%). Bảng 1 cũng trình bày tỷ lệ này chi tiết
cho các doanh nghiệp chính thức và các cơ sở sản xuất công nghiệp (hộ kinh doanh)
thuộc 4 ngành công nghiệp trọng y
11 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 280 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động của chính sách của chính phủ Việt Nam về hỗ trợ doanh nghiệp lên các SMEs được thụ hưởng ở thành phố Hồ Chí Minh – một số kết quả sơ bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WORKING PAPER SERIES
School of Economics
University of Economics Ho Chi Minh City
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ
VIỆT NAM VỀ HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP LÊN CÁC SMEs
ĐƯỢC THỤ HƯỞNG Ở TPHCM – MỘT SỐ KẾT QUẢ SƠ BỘ
Nguyễn Khánh Duy & Nguyễn Thị Hoàng Oanh
Tóm tắt
Báo cáo này bước đầu chuẩn bị các thông tin, mô hình logic nhằm thiết kế đánh giá tác động của
các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lên các SMEs được hưởng lợi thuộc 4 ngành công nghiệp
trọng yếu của TPHCM (Chế biến tính lương thực-thực phẩm; Hóa, Nhựa-Cao su; Cơ khí; Điện tử
& Công nghệ thông tin) cũng như các ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói chung. Có nhiều
biến kết quả tiềm năng của chính sách, tuy nhiên chúng tôi hướng đến một số biến kết quả tiềm
năng thông dụng của chính sách hỗ trợ SMEs là doanh thu, giá trị gia tăng, năng suất lao động
(doanh thu bình quân một lao động, giá trị gia tăng bình quân một lao động), việc làm, xuất khẩu,
cung ứng sản phẩm cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài, sự cải tiến-đổi mới (hay đổi mới sáng
tạo) trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của DN; đầu tư; các biến kết quả này cũng được các
nghiên cứu đánh giá tác động của các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
quan tâm
Working Paper Series
UEHSEWP #002/2017
School of Economics
University of Economics Ho Chi Minh City
Address: 1A Hoang Dieu, Phu Nhuan, Ho Chi Minh City, Vietnam
Phone: +84-28-3844-8222
Email: kkt@ueh.edu.vn
Website: www.se.ueh.edu.vn
1
Đánh giá tác động của chính sách của chính phủ Việt Nam về hỗ trợ doanh
nghiệp lên các SMEs được thụ hưởng ở TPHCM – một số kết quả sơ bộ
Nguyễn Khánh Duy, Nguyễn Thị Hoàng Oanh
1. Giới thiệu
Từ năm 2011 đến nay (năm 2017), có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh
nghiệp đã được nhiều bộ, ngành trung ương, cũng như các tỉnh, thành phố triển khai.
Các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) được thể hiện trọng tâm ở
Nghị định 56 của Chính phủ (ban hành ngày 30/6/2009) và các văn bản hướng dẫn thi
hành nghị định này. Tuy nhiên, SMEs cũng được hưởng lợi từ các chương trình được
quy định ở một số văn bản không phải chỉ dành riêng cho SMEs mà cho các doanh
nghiệp nói chung nếu thỏa mãn những điều kiện đặt ra (Cục phát triển doanh nghiệp
2014a 2014d 2013a 2016)
Năm 2013, 2015 Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương, Viện lao động
& xã hội, Khoa Kinh tế - ĐH Copenhagen (Đan Mạch) đã thu thập dữ liệu liên quan
đến các SMEs ở 10 tỉnh/thành phố ở Việt Nam. Trong đó, có thông tin về việc được
thụ hưởng hay không được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của chính
phủ. Dữ liệu này có thể đại diện tốt cho từng tỉnh được khảo sát, cũng như cho loại
hình sở hữu (các doanh nghiệp chính thức, và các hộ kinh doanh) (CIEM, ILSSA &
DoE 2014 2012 2009). Các chương trình hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung, doanh
nghiệp nhỏ và vừa nói riêng được đề cập trong trang Web của cục phát triên doanh
nghiệp (Cổng thông tin doanh nghiệp: ), và hệ thống tương đối
đẩy đủ trong “Sách hướng dẫn chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa”
Báo cáo này bước đầu chuẩn bị các thông tin, mô hình logic nhằm thiết kế đánh
giá tác động của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp lên các SMEs được hưởng lợi
thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TPHCM (Chế biến tính lương thực-thực
phẩm; Hóa, Nhựa-Cao su; Cơ khí; Điện tử & Công nghệ thông tin) cũng như các
ngành công nghiệp chế biến chế tạo nói chung. Có nhiều biến kết quả tiềm năng của
chính sách, tuy nhiên chúng tôi hướng đến một số biến kết quả tiềm năng thông dụng
của chính sách hỗ trợ SMEs là doanh thu, giá trị gia tăng, năng suất lao động (doanh
thu bình quân một lao động, giá trị gia tăng bình quân một lao động), việc làm, xuất
khẩu, cung ứng sản phẩm cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài, sự cải tiến-đổi mới
(hay đổi mới sáng tạo) trong thực tiễn sản xuất kinh doanh của DN; đầu tư; các biến
kết quả này cũng được các nghiên cứu đánh giá tác động của các chính sách, chương
trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quan tâm, ví dụ: Grimm và Paffhausen (2015),
López-Acevodo và Tan (2011), Higuchi và ctg. (2015), McKenzies và Woodruff
(2012), Valdivia 2015, Mano và ctg. 2011, Mano và ctg (2014)
2
2. Phương pháp và dữ liệu
Đánh giá tác động của một chính sách lên các doanh nghiệp được thụ hưởng
được hiểu là xem xét xem chính sách có thực sự mang lại lợi ích cho các doanh
nghiệp được thụ hưởng hay không; nói cách khác, đây là việc tìm hiểu xem những
thay đổi trong các kết quả tiểm năng của các doanh nghiệp được thụ hưởng mà do
chính sách tạo ra thực sự là bao nhiêu (Imas & Rist 2009, Gertler & ctg. 2011 ). Công
việc này có nhiều thách thức, bởi vì những thay đổi trong kết quả tiềm năng của các
doanh nghiệp được thụ hưởng có thể xuất phát từ nhiều yếu tố, trong đó các chính
sách mà chúng ta đang quan tâm chỉ là một trong các yếu tố; hơn nữa chúng ta không
thực hiện được việc phân bổ ngẫu nhiên các DN trong nền kinh tế thành 2 nhóm được
thụ hưởng và không được thụ hưởng ngay từ đầu (Khandker & ctg 2010). Có nhiều
phương pháp để đánh giá tác động của chính sách mà có thể kiểm soát các vấn đề trên
(PSM, DID, PSM-DID, IV, RD); phương pháp so sánh điểm xu hướng (PSM) và
phương pháp so sánh điểm xu hướng kết hợp với khác biệt kép (PSM-DID) được sử
dụng trong phân tích; Đây là hai phương pháp thông dụng thuộc thiết kế bán thí
nghiệm trong đánh giá tác động của các chính sách, hay chương trình, dự án (Imas &
Rist 2009, Gertler & ctg. 2011). Phương pháp PSM, PSM-DID được phát triển bởi
Rosenbaum & Rubin (1983), Heckman & ctg. (1998a, 1998b). Hiện nay, cũng có
nhiều tài liệu hướng dẫn việc đánh giá tác động mang tính thực hành, ví dụ như tài
liệu của Ngân hàng thế giới do Khandker và ctg. (2010) biên soạn.
Sau khi phân tích các chính sách nhằm hiểu rõ bối cảnh, xác định được những
biến kết quả tiềm năng cần phải quan tâm1; Phương pháp PSM, PSM-DID gồm có 3
bước chính:
Bước 1, đầu tiên, cần xác định được những doanh nghiệp được thụ hưởng
chính sách (nhóm tham gia) và nhóm doanh nghiệp không được thụ hưởng (nhóm đối
chứng). Có 2 trường hợp sẽ được xem xét: Trường hợp 1, nhóm tham gia gồm các
doanh nghiệp trả lời rằng họ nhận được một trong các hỗ trợ từ phía nhà nước ở năm
2012 [từ dữ liệu khảo sát năm 2013]; Trường hợp 2, nhóm tham gia gồm các doanh
nghiệp nhận được sự hỗ trợ của nhà nước ở một trong hai năm 2012 (từ dữ liệu khảo
sát năm 2013) hoặc năm 2014 (từ dữ liệu khảo sát năm 2015).
Bước 2. Xây dựng một mô hình kinh tế lượng (probit, hoặc logit, hoặc một số
mô hình xác suất khác) nhằm giải thích tình trạng tham gia chính sách của các DN. Từ
đó tính toán xác suất tham gia chính sách của các DN (còn gọi là điểm xu hướng), xác
định vùng xác suất mà có thể bao gồm các doanh nghiệp có thể so sánh được với nhau
1 Các kết quả tiềm năng của can thiệp chính sách, chương trình, dự án cũng như các chỉ số đo lường các kết quả
này, sự lý giải cơ chế dẫn đến các kết quả tiềm năng có thể xuất phát từ mục tiêu của của các can thiệp, từ các lý
thuyết/nghiên cứu thực nghiệm có liên quan, từ quan sát tham dự & phỏng vấn bán cấu trúc/phi cấu trúc với các
đối tượng có liên quan, v.v (Imas & Rist 2009). Hình 1 trình bày một chuỗi kết quả của can thiệp hỗ trợ
SMEs do Grimm & Paffhausen (2015) đề xuất.
3
(thường gọi là vùng hỗ trợ chung), thực hiện việc kiểm định cân bằng nhằm đảm bảo
việc so sánh giữa DN tham gia với DN tương đồng là hợp lý. Trong mô hình này, các
biến độc lập nên ở trước thời điểm tham gia chính sách (Gertler & ctg. 2011); tuy
nhiên, không bắt buộc như vậy (Khandker & ctg. 2010). Các biến giải thích cho xác
suất tham gia chính sách hỗ trợ SMEs có căn cứ từ nhiều nghiên cứu khác mà được
tổng hợp bởi Nguyễn Khánh Duy (2017).
Nguồn: Grimm & Paffhausen (2015)
Hình 1 Chuỗi kết quả của can thiệp hỗ trợ SMEs của Grimm & Paffhausen (2015)
Chính sách/
Hoạt động
(Policies/
Activities)
Dịch vụ tài
chính
(Financial
services)
Đào tạo
(Training)
Dịch vụ phát
triển kinh
doanh và hỗ
trợ R&D
(business
development
services and
R&D support)
Đơn giản
hóa thủ tục
đăng ký
(registration
procedures)
Các khuyến
khích khu
vực tư nhân
(trọng tâm là
khuyến khích
về lương)
(Wage
incentives) Đầu ra
(Output)
-MSMEs
nhận được
các đầu vào
về tài chính
(MSMEs
receive
financial
inputs)
-Giảm chi phí
vốn (reduced
cost of
capital)
-MSMEs cải
thiện thực
tiễn kinh
doanh
(MSMEs
improve
business
practices)
-MSMEs
nhận biết thị
trường (xuất
khẩu) mới, áp
dụng quy
trình mới
(MSMEs are
aware of new
(export)
markets;
adopt new
proceses)
MSMEs
được chính
thức hóa
(MSMEs
formalize)
Người lao
động được
thuê ở mức
chi phí thấp
hơn
(Workers are
hired at lower
cost)
Kết quả
(Outcomes)
Đầu tư
(Investment)
Hiệu quả / năng suất được cải thiện
(Increased efficiency/productivity)
Tác động
trung gian
(Intermediate
impacts)
Sản lượng và lợi nhuận được tăng lên
(increased output and profits)
Tác động
cuối cùng
(Final Impact)
Việc làm
(Employment)
Việc làm và đầu tư
(Employment and Investment)
4
Bước 3. Mỗi DN thuộc nhóm tham gia sẽ được so sánh với một hoặc một số
DN tương đồng (có đặc điểm gần nhất với DN thuộc nhóm tham gia được xem xét)
trong các DN thuộc nhóm đối chứng về các biến kết quả tiềm năng. Có nhiều phương
pháp so sánh khác nhau; tuy nhiên báo cáo này sử dụng phương pháp so sánh Kernel
với Bootstrapped standard errors nhằm tận dụng tối đa các quan sát ở nhóm kiểm soát
khi tính đến yếu tố trọng số trong các quan sát và phù hợp với trường hợp mẫu nhỏ.
Trung bình của các chênh lệch kết quả tiềm năng khi so sánh giữa từng DN thuộc
nhóm tham gia với một hoặc một số DN tương đồng cho biết tác động của chính sách.
Với PSM, biến kết quả tiềm năng được sử dụng ở thời điểm sau khi DN được thụ
hưởng, hoặc ở ngay năm được thụ hưởng. Với PSM-DID, biến kết quả cần tiềm năng
cần có ở 2 thời điểm: sau khi được thụ hưởng (hoặc ở năm được thụ hưởng) và trước
khi được thụ hưởng.
Với mục tiêu đánh giá tác động, chúng tôi dự kiến sẽ sử dụng dữ liệu khảo sát
SMEs ở năm 2013 và năm 2015. Các DN của 2 năm này sẽ được ghép nối với nhau
nhằm có thể xác định được tình trạng được thụ hưởng của DN (được thụ hưởng chính
sách và không được thụ hưởng chính sách) ở năm 2012, năm 2014. Trong dữ liệu
này, các DN là các doanh nghiệp chính thức và các hộ kinh doanh (cơ sở sản xuất
công nghiệp) có đăng ký kinh doanh ở mà tồn tại ở cả 2 đợt khảo sát sẽ được sử dụng
trong phân tích tác động của chính sách. Các DN được sử dụng trong phân tích thuộc
4 ngành công nghiệp trọng yếu của TPHCM. Mỗi doanh nghiệp đều có thể xác định
được các kết quả tiềm năng (ví dụ doanh thu, giá trị gia tăng, năng suất lao động) ở
thời điểm năm 2014. Một số biến kết quả tiềm năng mà có được ở năm 2011 cũng sẽ
được sử dụng trong việc sử dụng phương pháp PSM-DID.
3. Kết quả sơ bộ
3.1 Tình hình được thụ hưởng chính sách ở năm 2012
3.1.1 Tỷ lệ DN được thụ hưởng chính sách thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu
Thông tin đầy đủ về việc được thụ hưởng hay không được thụ hưởng các
chương trình hỗ trợ cụ thể gắn với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nói chung và
SMEs nói riêng của chính phủ (và được triển khai tại các tỉnh/thành phố; hoặc các
chính sách của riêng các tỉnh/thành phố) trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2017
chưa được Tổng Cục Thống Kê hoặc các bộ, ngành, địa phương lồng ghép vào các đợt
khảo sát doanh nghiệp định kỳ. Hiện nay, chúng ta chỉ có được một số thông tin cơ
bản về vấn đề này qua cuộc khảo sát SMEs định kỳ 2 năm một lần do hai viện nghiên
cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động-Thương Binh & Xã hội, và ĐH
Copenhagen (Đan Mạch) phối hợp triển khai. Các chương trình can thiệp của chính
5
phủ cần thu thập thông tin từ các SMEs được hệ thống trên trang Web của Cục phát
triển doanh nghiệp để và SMEs được khảo sát có thể tham khảo2.
Cuộc khảo sát SMEs gần đây nhất đã được công bố là bộ số liệu SMEs 2013.
Nếu phân tích riêng bộ số liệu này cho các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc
doanh trong nước được khảo sát ở TPHCM, thuộc ngành công nghiệp chế tác nói
chung (trong đó có các doanh nghiệp thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu của
TPHCM) chúng ta có được các thông tin như Bảng 1, Bảng 2 và Bảng 3.
Bảng 1 Số lượng và tỷ lệ DN được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ SMEs
đvt
4 ngành CN
Trọng yếu
DN
chính thức
Hộ
kinh doanh
(1) (2) (3) (4) (5)
Năm 2012
Số DN được thụ hưởng DN 40 22 18
Số DN DN 367 173 194
Tỷ lệ mẫu % 10,9 12,7 9,3
Cận dưới của khoảng tin cậy 95% % 8,1 8,5 5,9
Cận trên của khoảng tin cậy 95% % 14,5 18,6 14,3
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ dữ liệu khảo sát SMEs năm 2013
Ghi chú: Số liệu chỉ bao gồm các DN và Hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh chính thức
của TPHCM thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu của TPHCM. Tỷ lệ được ước lượng với
lệnh proportion của Stata.
Năm 2012 là năm mà các chương trình hỗ trợ SMEs bắt đầu được triển khai một cách
hệ thống theo Nghị định 56 (có hiệu lực thi hành vào ngày 20/08/2009) khi các Thông
tư hướng dẫn thi hành được ban hành đầy đủ và áp dụng trong thực tế đời sống xã hội.
Với Dữ liệu SMEs 2013, tỷ lệ các SMEs thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu trên địa
bàn TPHCM được thụ hưởng ít nhất một trong các chương trình hỗ trợ của nhà nước
(bao gồm cả ở cấp trung ương và địa phương) là 10,9 % ở năm 2012 (Khoảng tin cậy
95% của tỷ lệ tổng thể là 8,1% đến 14,5%). Bảng 1 cũng trình bày tỷ lệ này chi tiết
cho các doanh nghiệp chính thức và các cơ sở sản xuất công nghiệp (hộ kinh doanh)
thuộc 4 ngành công nghiệp trọng yếu.
2
6
3.1.2 Tình trạng thụ hưởng của SMEs năm 2012 phân theo các chương trình hỗ
trợ
Bảng .2 Chi tiết tình trạng thụ hưởng chính sách năm 2012 theo nhóm chương trình
4 Ngành CN
trọng yếu
Ngành CN
chế tác khác
Ngành
CN chế tác
Số lượng tỷ lệ % Số lượng tỷ lệ %
Số
lượng tỷ lệ %
(1) (2) (3)
(4) (5) (6) (7)
Hỗ trợ về tài chính 34 9,3 23 9,6
57 9,4
Khuyến khích đầu tư
(miễn, giảm thuế) 23 6,3
17 7,1
40 6,6
Vay ưu đãi 18 4,9
13 5,4
31 5,1
Hỗ trợ kỹ thuật 10 2,7 8 3,3 18 3,0
Đào tạo nguồn nhân
lực
(về khởi sự DN, quản
trị DN) 6 1,6
4 1,7
10 1,7
CTQG về xúc tiến TM 5 1,4
3 1,3
8 1,3
CT XT công nghệ và
chất lượng 2 0,5 2 0,8 4 0,7
Các hỗ trợ khác 5 1,4 2 0,8 7 1,2
Được hỗ trợ ít nhất từ
1 CT 40 10,9
26 10,9
66 10,9
Không được hỗ trợ 327 89,1 213 89,1 540 89,1
Tổng số doanh
nghiệp 367 100,0 239 100,0 606 100
Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả từ dữ liệu khảo sát SMEs năm 2013
4. Lời kết
Báo cáo này đã mô tả một Sơ đồ phát triển thể hiện khung lôgic làm căn cứ cho
việc đánh giá tác động của can thiệp. Theo đó, các chỉ số đo lường kết quả có thể tiếp
tục được thu thập từ dữ liệu khảo sát SMEs năm 2015 khi dữ liệu này được công bố.
Việc xác định được những doanh nghiệp thuộc nhóm tham gia chính sách thuộc 4
ngành công nghiệp trọng yếu (cũng như các ngành công nghiệp chế biến chế tạo) của
TPHCM ở năm được lựa chọn (2012) sẽ góp phần hiện thực hóa những mục tiêu
đánh giá tác động của chính sách này trong tương lai gần.
7
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), Bộ Tài Chính (MOF), 2011. Thông tư liên tịch: hướng dẫn
trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa [Thông
tư 05/2011/TTLT-BKHĐT-BTC], ban hành ngày 31/03/2011, có hiệu lực thi hành kể
từ ngày 16/5/2011. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật – Bộ tư pháp .Sẵn có
tại Website (Truy cập ngày 10/10/2016):
011.TTLT.BKH.BTC.zip
và
011.TTLT.BKH.BTC.phuluc.zip
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), 2013. Báo cáo tóm tắt tình hình đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2012
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) và Bộ Tài Chính (MOF), 2014. Thông tư liên tịch: Hướng
dẫn trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
[Thông tư 04/2014/TTLT-BKHĐT-BTC], ban hành ngày 13/08/2014, có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 26/09/2014. Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật – Bộ tư
pháp. Sẵn có tại Website (truy cập ngày 10/10/2016):
LT.BKHDT.BTC.doc
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), 2015. Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn
2016-2020 [Bản dự thảo 1, tháng 10/2015]
Chính phủ, 2009. Nghị định về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa [Nghị định số
56/2009/NĐ-CP], Ban hành ngày 30/06/2009, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
20/08/2009, Cổng thông tin điện tử - Chính phủ nước Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa
Việt Nam, Sẵn có tại Website (truy cập ngày 10/10/2016):
v2/DownloadServlet?filePath=vbpq/2009/07/91865_ND56CP.DOC
Chính phủ, 2010a. Nghị quyết về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa [Nghị quyết 22/NQ-CP], ban hành ngày 05/05/2010, Cổng thông tin điện tử -
Chính phủ nước Cộng hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam. Sẵn có tại Website (truy cập
ngày 10/10/2016):
8
v2/DownloadServlet?filePath=vbpq/2010/05/99319_NQ22CP.DOC
Chính phủ, 2010b. Nghị quyết về việc triển khai thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP
ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa [Nghị quyết số 22/NQ-CP]. Cổng thông tin điện tử - Chính phủ nước Cộng hòa
Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam
Chính phủ, 2016a. Nghị định về giám sát và đánh giá đầu tư, [Nghị định số 84/2015/NĐ-
CP], ban hành ngày 30/09/2015. Cổng thông tin điện tử - Chính phủ nước Cộng hòa
Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam. Sẵn có tại Website:
v2/DownloadServlet?filePath=vbpq/2015/10/84.signed.pdf
Cục phát triển doanh nghiệp, 2013a. Báo cáo tình hình trợ giúp đào tạo, bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho DNNVV năm 2012, định hướng kế hoạch năm 2013, Cổng thông tin
doanh nghiệp.
Cục phát triển doanh nghiệp, 2013b. Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Hiệp hội
doanh nghiệp năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, Cổng thông tin doanh nghiệp.
Cục phát triển doanh nghiệp, 2014a. Sách hướng dẫn chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ
và vừa, Cổng thông tin doanh nghiệp.
Cục phát triển doanh nghiệp, 2014b. Báo cáo tình hình công tác hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp năm 2013 của các tỉnh phía Bắc, Cổng thông tin doanh nghiệp.
Cục phát triển doanh nghiệp, 2014c. Báo cáo thực trạng công tác hỗ trợ doanh nghiệp tại 6
tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, Cổng thông tin doanh nghiệp.
Cục phát triển doanh nghiệp, 2014d. Tình hình thực hiện chính sách, chương trình trợ giúp
phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Báo cáo phục vụ Hội thảo do Cục phát triển
doanh nghiệp tổ chức ngày 9/9/2014) tại Hà Nội, Cổng thông tin doanh nghiệp.
Cục phát triển doanh nghiệp, 2014e. Báo cáo kế hoạch sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và
phát triển DNNVV, Cổng thông tin doanh nghiệp.
Cục phát triển doanh nghiệp, 2016. Tình hình thực hiện Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của
Bộ Khoa học và công nghệ. Cổng thông tin doanh nghiệp.
Imas, L. G. M., Rist, R. C., 2009. Đường đến kết quả: thiết kế và thực hiện các đánh giá phát
triển hiệu quả, bản dịch Tiếng Việt, Washington DC: Ngân hàng thế giới
Nguyễn Khánh Duy, 2017. Can thiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về đào tạo-tư vấn kinh
doanh: phát triển mô hình logic và đánh giá tác động thực nghiệm ở Việt Nam. Luận
án (bản thảo), Việt Nam: Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – CIEM, Viện Khoa học Lao động và Xã hội -
ILSSA, Khoa Kinh tế (DoE) của ĐH Copenhagen, 2014. Đặc điểm môi trường kinh
doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2013
9
[Characteristics of the Vietnamese Business Environment: Evidence from a SME
survey in 2013]. Hà Nội: NXB Tài chính
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – CIEM, Viện Khoa học Lao động và Xã hội -
ILSSA, Khoa Kinh tế (DoE) của ĐH Copenhagen, 2012a. Đặc điểm môi trường kinh
doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2011
[Characteristics of the Vietnamese Business Environment: Evidence from a SME
survey in 2011]. Hà Nội: NXB Lao động-Xã hội.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – CIEM, Viện Khoa học Lao động và Xã hội -
ILSSA, Khoa Kinh tế (DoE) của ĐH Copenhagen, 2012b. Năng lực cạnh tranh và
công nghệ ở cấp độ doanh nghiệp tại Việt Nam: Kết quả điều tra năm 2011 [Firm-
level competitiveness and technology in Vietnam evidence from a survey in 2011].
Hà Nội: NXB Lao động-Xã hội.
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương – CIEM, Viện Khoa học Lao động và Xã hội -
ILSSA, Khoa Kinh tế (DoE) của ĐH Copenhagen, 2010. Đặc điểm môi trường kinh
doanh ở Việt Nam: Kết quả điều tra doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2009
[Characteristics of the Vietnamese Business Environment: Evidence from a SME
survey in 2009]. Hà Nội: NXB Tài Chính.
Tiếng Anh
Caliendo, M. & Kopeinig, S., 2008. Some Practical Guidance For The Implementation of
Propensity Score Matching. Journal of Economic Surveys, 22(1), pp. 31-72
Cancino, C. A., Bonilla, C.A., & Vergara, M., 2015. The Impact of Government Support
Programs for The Development of Business in Chile. Management Decision, 53(8),
pp.1736-1754.
Gertler, P.J., Martinez, S., Premand, P., Rawlings, L.B, & Vermeemrsch, C.M.J., 2011.
Impact evaluation in practice. The Worldbank.
Grimm, M., Paffhausen, A.L., 2015. Do Interventions Targeted at Micro-Entrepreneurs
and Small and Medium-Sized Firms Create Jobs? A Systematic Review of The
Evidence For Low and Middle Income Countries. Labour Economics, 32, pp. 67-85
Heckman, J., Ichimura, H., & Todd, P., 1998a. Matching as an econometric evaluation
estimator. Review of Economic Studies, 65 (2), pp. 261-294
Heckman, J., Ichimura, H., Smith, J. & Todd, P., 1998b. Characterizing selection bias
using experimental data. Econometrica, 66(5), pp. 1017-1098
Higuchi, Y., Vu Hoang Nam, Sonobe, T., 2015. Sustained Impacts of Kaizen Training.
Journal of Economic Behavior & Organization (accepted manuscript)
Jaramillo, M. & Diaz, J.J., 2011. Evaluating SME Support Programs in Peru, in López-
Acevodo, G. & Tan, H.W. 2011. Impact Evaluation of Small and Medium
10
Enterprise Programs in Latin America and the Caribbean. Washington, D.C.:The
World Bank
Khandker, S.R., Koolwal, G.B., Samad, H.A., 2010. Handbook on impact evaluation –
Quantitative methods and practices. The World Bank.
López-Acevodo, G. & Tan, H.W. 2011. Impact Evaluation of Small and Medium
Enterprise Programs in Latin America and the Caribbean. Washington, D.C.:The
World Bank
López-Acevodo, G. & Tinajero, M. 2010. Mexico: Impact Evaluation of SME Programs
using Panel Firm Data. Policy Research Working Paper. The World Bank
Mano, Y., Akoten, J., Yoshino, Y., & Sonobe, T., 2014. Teaching Kaizen to small
business owners: An experiment in a metalworking cluster in Nairobi. Journal of
The Japanese and International Economies, 33, pp. 25-42
Mano, Y., Iddrisu, A., Yoshino, Y. & Sonobe, T. 2011. How Can Micro and Small
Enterprises in Sub-Saharan Africa Become More Productive? Impacts of
Experimental Basic Managerial Training. World Development, 40(3), pp. 458-468
McKenzies, D., & Woodruff, C., 2012. What Are We Learning form Business Training
and Entrepreneurship Evaluations around The Developing World?. Policy Research
Working Paper, 6202, The World Bank.
Valdivia, M., 2015. Business Training Plus for Female Entrepreneurship? Short and
Medium-term Experimental Evidence from Peru. Journal of Development
Economics, 113, pp. 33-51
United Nations Development Group (UNDG), 2011, Results-Based Management
Handbook, UNFPA & UNICEF
Rakícevíc, Z., Omerbegovíc-Bijelovíc, J., & Lecíc-Cvetkovíc, D., 2016. A model for
effective planning of SME support services. Evaluation and Program Planning, 54,
pp. 30-40
Rosenbaum, P. R. & Rubin, D. B., 1983. The Central Role of the Propensity Score in
Observational Studies for Causal Effects. Biometrika, 70 (1), pp. 41-55
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tac_dong_cua_chinh_sach_cua_chinh_phu_viet_nam_ve_h.pdf