Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay

Thứ hai, về tổ chức đánh giá tác động của chính sách: (i) Các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm, nhất là đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cần nhận thức sâu sắc hơn và từ đó dành sự quan tâm, đầu tư xứng đáng hơn cho hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật, coi đây là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất trong công tác xây dựng pháp luật nói chung, công tác lập pháp nói riêng. (ii) Chú trọng đánh giá tác động của chính sách theo phương pháp định lượng; các cơ quan cần sự phối hợp chia sẻ, sử dụng các thông tin, số liệu khoa học, có căn cứ cho việc đánh giá, từ đó đề xuất và chọn lựa được giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề của xã hội. Cùng với đó, cần phải thực hiện nghiêm quy định trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới để tránh tình trạng bỏ lọt chính sách không được đánh giá tác động

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 19/01/2022 | Lượt xem: 231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 11 (411) - T6/202032 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH 1. Chính sách pháp luật và chính sách trong xây dựng pháp luật Theo Từ điển Tiếng Việt, “chính sách” là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra1. Điều 2 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ (Nghị định số 34) quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TRONG XÂY DỰNG PHÁP LUẬT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY Lê Tuấn Phong* * ThS. Văn phòng Bộ Tư pháp. Thông tin bài viết: Từ khóa: Chính sách, đánh giá tác động của chính sách, xây dựng pháp luật. Lịch sử bài viết: Nhận bài : 16/5/2020 Biên tập : 24/5/2020 Duyệt bài : 25/5/2020 Article Infomation: Keywords: Policy; Assassment of the policy impacts; law-making activity. Article History: Received : 16 May. 2020 Edited : 24 May. 2020 Approved : 25 May. 2020 Tóm tắt: Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật đang dần trở thành hoạt động quan trọng của các cơ quan, cá nhân có tham gia vào công tác xây dựng pháp luật ở nước ta. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã có những quy định về hoạt động đánh giá tác động của chính sách, tập trung vào 05 nội dung (lĩnh vực) cần đánh giá, bao gồm: kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích khái quát lý luận, thực tiễn về đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật; các quy định của pháp luật hiện hành và đề xuất các kiến nghị. Abstract: Assessment of the policy impacts is gradually becoming an important activity by any agency and individual involving in the law-making activities in our country. Law on Promulgation of Legal Documents of 2015 and Decree No. 34/2016/ND-CP dated May 14, 2016 of the Government providing detailed provisions for a number of articles and measures to implement the Law on Promulgation of Normative Documents of 2015 possesses such regulations on the assessment of policy impacts, focusing on 05 issues (areas) to be assessed, including: economics, society, gender, administrative procedures and system of legal regulations. Within the scope of this article, the author analyzes theoretical and practical overviews on assessment of policy impacts in law-making activities; applicable regulations and recommendations. 1 Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng, tr.157. 33Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH phạm pháp luật năm 2015 (Luật Ban hành VBQPPL) quy định: “Chính sách là định hướng, giải pháp của Nhà nước để giải quyết vấn đề của thực tiễn nhằm đạt được mục tiêu nhất định”. Ở một khía cạnh khác, Chính sách là hệ thống quan điểm, nhận thức, lý luận có tính chính thống, nền tảng cho việc hình thành quá trình tác động, điều chỉnh tới một đối tượng hoặc một lĩnh vực cụ thể2. Như vậy, khi nói đến chính sách là đã bao hàm cả cách thức để giải quyết vấn đề đặt ra, trong cách thức đó đã gồm mục tiêu, định hướng, giải pháp để thực hiện; còn vấn đề của xã hội chính là thực tiễn cần giải quyết. Xuất phát từ khái niệm chính sách, có thể nói chính sách có trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, được thể hiện bằng nhiều hình thức đa dạng khác nhau, gắn với các chủ thể khác nhau. Một trong những loại chính sách phổ biến và quan trọng nhất là chính sách thể hiện trong lĩnh vực pháp luật: Chính sách pháp luật. Chính sách pháp luật phổ biến và quan trọng thể hiện ở các nội dung: (i) Chính sách được coi là linh hồn, là nội dung của pháp luật, còn pháp luật là hình thức, là phương tiện thể hiện của chính sách3; mà pháp luật là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến nhất để điều chỉnh quan hệ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội. Trong mối quan hệ giữa chính sách và pháp luật, có thể có chính sách chưa được luật pháp hóa (thể chế hóa), hoặc cũng có thể không bao giờ được luật pháp hóa vì nó không được lựa chọn để luật pháp hóa khi không còn phù hợp với tư tưởng mới hay sự thay đổi của thực tiễn, nhưng sẽ không có pháp luật phi chính sách hay pháp luật ngoài chính sách. Như vậy, trong mối quan hệ giữa pháp luật và chính sách, có thể nói rằng một phần hoạt động xây dựng pháp luật chính là hoạt động “dịch” các quan điểm, tư tưởng, định hướng xây dựng của một văn bản quy phạm pháp luật (chính sách pháp luật) bằng ngôn ngữ pháp lý để có một văn bản quy phạm pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với chính sách đối với vấn đề (quan hệ xã hội/nhóm quan hệ xã hội) mà văn bản quy phạm pháp luật đó điều chỉnh. (ii) Chủ thể tạo ra chính sách pháp luật là Nhà nước, cụ thể là các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm trong hoạt động xây dựng pháp luật. Có những loại chính sách (như chính sách phát triển doanh nghiệp, chính sách lao động...) có thể do những chủ thể khác nhau tạo ra (Nhà nước, doanh nghiệp, các tập đoàn kinh tế...), nhưng khi nói đến chính sách pháp luật thì chỉ có Nhà nước tạo ra. Tất nhiên, để phục vụ cho quản lý xã hội, Nhà nước tạo ra nhiều loại chính sách khác nhau bên cạnh chính sách pháp luật, nhưng nhìn chung thì đây là loại chính sách để đạt được mục tiêu giải quyết vấn đề của xã hội nhanh và hiệu quả nhất. Tùy thuộc vào từng hoạt động cụ thể liên quan trực tiếp đến pháp luật mà phân biệt những chính sách pháp luật khác nhau. Chính sách pháp luật được nhận diện dưới các lĩnh vực hoạt động lớn như: chính sách xây dựng pháp luật, chính sách thực hiện pháp luật, chính sách bảo vệ pháp luật, chính sách đào tạo pháp luật, chính sách thông tin pháp luật Như vậy, chính sách trong xây dựng pháp luật là một bộ phận của chính sách pháp luật, đó là những quan điểm, tư tưởng, 2 Lê Vương Long, “Phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp – Một số vấn đề cần quan tâm ở nước ta hiện nay”, Tài liệu giảng dạy nghiên cứu sinh (NCS), 2020. 3 Đinh Dũng Sỹ, Chính sách và mối quan hệ giữa chính sách với pháp luật trong hoạt động lập pháp, , truy cập ngày 20/12/2019. Số 11 (411) - T6/202034 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH định hướng chỉ đạo quá trình xây dựng nên những quy phạm pháp luật cụ thể. Cũng có thể coi chính sách trong xây dựng pháp luật là bộ phận đầu tiên của chính sách pháp luật, các bộ phận khác của chính sách pháp luật (chính sách thực hiện pháp luật, chính sách bảo vệ pháp luật) đều phải xuất phát từ chính sách trong/khi xây dựng pháp luật. 2. Đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật Có thể hiểu một cách khái quát, đánh giá tác động của chính sách là phân tích những ảnh hưởng của chính sách đối với đời sống kinh tế - xã hội, cụ thể hơn là đối với các đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Đánh giá tác động của chính sách nói chung thường được thực hiện ở cả hai giai đoạn: Trước khi chính sách được ban hành (đánh giá sự cần thiết, dự báo những ảnh hưởng tích cực/tiêu cực nếu chính sách được thực thi...); và sau khi chính sách đã được ban hành và đi vào cuộc sống (đánh giá kết quả, hiệu quả của chính sách trong thực tiễn thi hành). Khi đề cập đến đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật là chủ yếu đề cập đến dự báo tác động của chính sách nếu được luật hóa thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các đối tượng chịu sự tác động, cũng như tác động ra sao đến chủ thể (cơ quan nhà nước) chịu trách nhiệm tổ chức thi hành. Tất nhiên, nếu hiểu rộng ra thì chính sách trong xây dựng pháp luật khi đã được luật hóa và đi vào thực thi thì việc đánh giá lại nó vẫn là điều cần thiết để có thể điều chỉnh kịp thời nhằm đạt được mục tiêu giải quyết vấn đề của xã hội một cách hiệu quả nhất. Pháp luật hiện hành, cụ thể là Điều 35 Luật Ban hành VBQPPL; Điều 6, 7 và 8 Nghị định số 34 quy định về đánh giá tác động của chính sách trong quá trình lập đề nghị xây dựng VBQPPL, cụ thể như sau: - Về các nội dung (lĩnh vực) cần đánh giá: (i) Tác động về kinh tế được đánh giá trên cơ sở phân tích chi phí và lợi ích đối với một hoặc một số nội dung về sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, môi trường đầu tư và kinh doanh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân, cơ cấu phát triển kinh tế của quốc gia hoặc địa phương, chi tiêu công, đầu tư công và các vấn đề khác có liên quan đến kinh tế; (ii) Tác động về xã hội của chính sách được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội; (iii) Tác động về giới của chính sách (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới; (iv) Tác động của thủ tục hành chính (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo về sự cần thiết, tính hợp pháp, tính hợp lý và chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính để thực hiện chính sách; (v) Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo khả năng về thi hành và tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tác động đối với tổ chức bộ máy nhà nước, khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế. - Về chủ thể đánh giá: Hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do đại biểu Quốc hội lập thì đại biểu có thể đề nghị Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp hỗ trợ thực hiện đánh giá tác động của chính sách. Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, 35Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án luật, pháp lệnh, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách. - Về phương pháp đánh giá: Điều 7 Nghị định số 34 quy định: Tác động của chính sách được đánh giá theo phương pháp định lượng, phương pháp định tính. Trong trường hợp không thể áp dụng phương pháp định lượng thì trong báo cáo đánh giá tác động của chính sách phải nêu rõ lý do. - Về tiêu chí đánh giá: Mặc dù Nghị định số 34 đã quy định đánh giá tác động của chính sách theo 5 nội dung nêu trên, nhưng đến nay, vẫn chưa có văn bản nào quy định cụ thể về các tiêu chí chi tiết để đánh giá tác động của chính sách đối với kinh tế, xã hội, giới, hệ thống pháp luật; trong khi đó, đây là những khái niệm có nội hàm rất rộng, cần thiết phải được cụ thể hóa thành từng tiêu chí trên từng lĩnh vực, từng ngành. Đối với đánh giá tác động về thủ tục hành chính, trước Luật Ban hành VBQPPL và Nghị định số 34, đã có những quy định khá cụ thể cho nội dung này. Điều 10 Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính quy định việc đánh giá tác động được thực hiện theo 04 tiêu chí: sự cần thiết, tính hợp lý, tính hợp pháp và tính hiệu quả của thủ tục hành chính. Ngày 24/02/2014, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đã ban hành Thông tư số 07/2014/TT-BTP hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành chính. Đặc biệt, các văn bản này hướng dẫn cả về đánh giá tác động của thủ tục hành chính sau khi được ban hành. Theo đó, hàng năm, các cơ quan kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện rà soát, đánh giá thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý và phạm vi giải quyết, trong đó tiếp tục đánh giá lại về sự cần thiết4 của thủ tục hành chính; tính hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ thủ tục hành chính; từ đó đề xuất các phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (nếu cần thiết). 3. Bất cập trong hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật và một số kiến nghị - Mặc dù đã có một số quy định bước đầu về đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật nói chung và quy định khá cụ thể về đánh giá tác động của thủ tục hành chính, nhưng kết quả triển khai trong thực tế lại chưa được quan tâm đúng mức và kết quả chưa như mong muốn. Chẳng hạn, đối với đánh giá tác động của chính sách khi xây dựng các luật trình Quốc hội, Báo cáo số 1182 - BC/BCSĐCP ngày 13/11/2019 của Ban Cán sự Đảng Chính phủ về Tổng kết Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 (trang 31) nêu: việc đánh giá tác động kinh tế - xã hội trước khi ban hành luật chưa được chú trọng đúng mức. Nhiều đạo luật vẫn còn chậm được ban hành hoặc được ban hành nhưng khó đi vào cuộc sống do thiếu các điều kiện bảo đảm, thiếu cơ chế kiểm tra, theo dõi, việc đánh giá tác động kinh tế - xã 4 Trong đó, xem xét, đánh giá kỹ về: (i) Mức độ đáp ứng của thủ tục hành chính trong trường hợp mục tiêu quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không thay đổi; (ii) Mức độ đáp ứng của thủ tục hành chính trong trường hợp mục tiêu quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức thay đổi; (iii) Giải pháp dự kiến được lựa chọn khi mục tiêu quản lý nhà nước; quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức không được đáp ứng. Số 11 (411) - T6/202036 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH hội của đạo luật sau khi đã có hiệu lực thi hành. Việc xác định một VBQPPL cần được sửa đổi, bổ sung trong một số trường hợp chưa được đánh giá đầy đủ, khách quan, khoa học, nhất là đánh giá tác động kinh tế, xã hội của chính văn bản đó. - Bên cạnh đó, sản phẩm của hoạt động đánh giá tác động của chính sách chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế hiện nay, có rất ít báo cáo đánh giá tác động thực hiện phương pháp định lượng đối với các giải pháp; đa số đề nghị xây dựng luật chưa có số liệu tính toán để giải trình về việc tăng ngân sách nhà nước và các nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các giải pháp này, làm hạn chế đến tính khả thi, tính dự báo của nội dung chính sách5. - Các văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa quy định cụ thể quy trình thực hiện đánh giá. Do đó, các cơ quan sẽ phải dựa vào các tài liệu, sổ tay hướng dẫn để thực hiện quy trình này. Việc không quy định ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các cơ quan trong việc tuân thủ quy trình đánh giá tác động đã dẫn đến thực tế là quy trình đánh giá tác động khá khép kín, thiếu sự tham vấn (một trong những nguyên tắc quan trọng của đánh giá tác động là cần có sự tham vấn sớm ngay từ giai đoạn xác định vấn đề, xác định mục tiêu cho đến khi xác định các phương án cũng như lựa chọn giải pháp tối ưu)6. - Quy định hiện hành về 05 nội dung đánh giá (kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và hệ thống pháp luật) một mặt còn quá rộng (chung chung), mặt khác còn có sự trùng lặp trong nội hàm của các nội dung cần đánh giá, cụ thể: + Quy định nội dung đánh giá tác động về “kinh tế”, “xã hội” đã bao quát hết tất cả các lĩnh vực của đời sống. Trong khi đó, điều mấu chốt nhất của đánh giá về thủ tục hành chính là đánh giá về chi phí tuân thủ của thủ tục hành chính, mà đây rõ ràng là nội dung của tác động kinh tế. + Đánh giá tác động đối với hệ thống pháp luật đang được quy định là đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo khả năng về thi hành và tuân thủ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, tác động đối với tổ chức bộ máy nhà nước, khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế. Theo chúng tôi, quy định này chưa “trúng” phạm vi và yêu cầu quan trọng nhất của đánh giá tác động đối với hệ thống pháp luật, đó là “tính ổn định” của hệ thống pháp luật. Tính ổn định đang ngày càng trở thành một “tiêu chuẩn” quan trọng và cũng đang là thách thức lớn đối với thực trạng công tác xây dựng pháp luật ở nước ta hiện nay. Thời gian gần đây, có không ít văn bản được ban hành đã kéo theo yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung hàng loạt văn bản khác, “phá vỡ” tính ổn định của hệ thống pháp luật (đơn cử như sau khi Quốc hội ban hành Luật Quy hoạch năm 2017, các cơ quan đã phải rà soát, trình Quốc hội sửa đổi tổng số 48 luật có liên quan bằng 02 luật khác: Luật số 28/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật có liên quan đến quy hoạch và tại kỳ họp tiếp theo Quốc hội ban hành tiếp Luật số 35/2018/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch). Để nâng cao hiệu quả hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật, tác giả kiến nghị một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần sớm hoàn thiện quy định của pháp luật đối với hoạt động đánh giá tác 5 Nguyễn Thị Hạnh, “Thực trạng hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong quá trình lập đề nghị xây dựng luật và giải pháp hoàn thiện”, Chuyên đề thuộc Đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Tư pháp “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn tiếp tục đổi mới quy trình xây dựng luật”, 2020. 6 Nguyễn Thị Hạnh, Tldd. 37Số 11 (411) - T6/2020 NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP CHÍNH SÁCH động của chính sách trong Luật Ban hành VBQPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành, trong đó chú trọng các quy định sau: (i) Về quy trình thực hiện đánh giá: Cần quy định rõ quy trình (các bước đánh giá tác động chính sách). Việc bổ sung quy định liên quan đến quy trình đánh giá tác động của chính sách không có nghĩa là gia tăng gánh nặng cho hoạt động lập pháp, mà đây chỉ là những yêu cầu tối thiểu cần thực hiện để có được hệ thống chính sách, pháp luật chất lượng cao7. (ii) Về các nội dung (lĩnh vực) đánh giá: Cần hoàn thiện quy định về các nội dung đánh giá tác động của chính sách theo hướng: (1) Quy định đánh giá về những nội dung quan trọng nhất tác động đến đời sống của người dân, đến hoạt động của doanh nghiệp, hoạt động quản lý nhà nước, như nội dung tác động về: Chi phí tuân thủ chính sách; tác động về môi trường đầu tư và kinh doanh; tác động về việc làm; tác động về môi trường; tác động về việc tổ chức thi hành của cơ quan nhà nước (ngân sách nhà nước, nhân lực cần thiết để tổ chức thi hành); tác động về tính ổn định của hệ thống pháp luật; (2) Trường hợp vẫn giữ quy định đánh giá tác động về kinh tế, xã hội thì trong mỗi nội dung này (“kinh tế”, “xã hội”) cần chia nhỏ từng nội dung cụ thể hơn, như: Tác động về mặt kinh tế đối với mỗi giới, tác động về mặt kinh tế đối với thủ tục hành chính, tác động về mặt kinh tế đối với việc tổ chức thi hành pháp luật; tác động về mặt xã hội đối với mỗi giới, tác động về mặt xã hội đối với thủ tục hành chính, tác động về mặt xã hội đối với việc tổ chức thi hành pháp luật (iii) Giao các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách đối với từng nội dung đánh giá cụ thể. Chẳng hạn, Bộ Tài chính ban hành các tiêu chí đánh giá tác động về chi phí tuân thủ, về ngân sách nhà nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành các tiêu chí đánh giá tác động về môi trường đầu tư kinh doanh; Bộ Tư pháp ban hành các tiêu chí đánh giá tác động về tính ổn định của hệ thống pháp luật; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách đối với môi trường; Bộ Nội vụ ban hành các tiêu chí đánh giá tác động của chính sách đối với nhân lực triển khai thực hiện Thứ hai, về tổ chức đánh giá tác động của chính sách: (i) Các cá nhân, cơ quan có thẩm quyền và trách nhiệm, nhất là đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cần nhận thức sâu sắc hơn và từ đó dành sự quan tâm, đầu tư xứng đáng hơn cho hoạt động đánh giá tác động của chính sách trong xây dựng pháp luật, coi đây là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất trong công tác xây dựng pháp luật nói chung, công tác lập pháp nói riêng. (ii) Chú trọng đánh giá tác động của chính sách theo phương pháp định lượng; các cơ quan cần sự phối hợp chia sẻ, sử dụng các thông tin, số liệu khoa học, có căn cứ cho việc đánh giá, từ đó đề xuất và chọn lựa được giải pháp tối ưu để giải quyết vấn đề của xã hội. Cùng với đó, cần phải thực hiện nghiêm quy định trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đề xuất chính sách phải xây dựng báo cáo đánh giá tác động của chính sách mới để tránh tình trạng bỏ lọt chính sách không được đánh giá tác động n 7 Nguyễn Anh Phương, Quy trình chính sách và phân tích chính sách trong hoạt động lập pháp ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp Số 2+3 (306+307)- Tháng 1+2/2016.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tac_dong_cua_chinh_sach_trong_xay_dung_phap_luat_o.pdf
Tài liệu liên quan