Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điên

Ống khói được xây dựng cao 100m có lắp đặt hệthống quan trắc phát thải tự động đểphát tán khói thải ra môi trường. Nhờáp dụng các biện pháp đó, Dựán sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam vềmôi trường hiện hành cảvềlượng phát thải vào môi trường không khí xung quanh (TCVN 7440:2005 và TCVN 5937:2005). Áp dụng công nghệxửlý nước thải theo dây truyền kín, tái tuần hoàn tối đa, nước thải sau khi đã xửlý (đảm bảo chất lượng nước cho chu trình nước làm mát của Nhà máy) được bổsung trởlại cho chu trình làm mát bình ngưng không thải ra môi trường. Các cặn bã ởtrạng thái rắn sẽ được đưa ra bãi thải xỉcủa Nhà máy. Chính vì vậy, nước thải của Nhà máy chắc chắn sẽkhông gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước và hệsinh thái. - Tiết kiệm nguồn nước mặt và hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của việc lấy và thải nước thải làm mát nhờsửdụng hệthống làm mát tuần hoàn kín có tháp làm mát cưỡng bức. - Ảnh hưởng do bãi thải xỉ được giảm thiểu tối đa nhờáp dụng các biện pháp kỹthuật nhưlót lớp chống thấm bằng vải địa kỹthuật, phun ẩm bềmặt bãi xỉ, xây dựng hệthống rãnh thoát nước với các hốthu tro. - Xây dựng hồ điều hoà trong khuôn viên Nhà máy đểtạo cảnh quan Nhà máy và điều tiết khí hậu bên trong khuôn viên Nhà máy. - Sửdụng các vật liệu cách nhiệt và cách âm đểgiảm ảnh hưởng do nhiệt độ cao và độ ồn đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 5949:1998. - Thực thi các biện pháp quản lý đểkhông xảy ra các sựcốvềmôi trường nhưcháy nổ gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, mất an toàn cho Nhà máy và cho nhân viên vận hành. Hệthống PCCC được thiết kếtheo đúng quy định kỹ thuật của Việt Nam.

pdf91 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m thiểu tác động do chất thải rắn: a. Chất thải rắn sinh hoạt: Như ở Chương III đã nêu, lượng chất thải rắn sinh hoạt của Nhà máy hàng năm không lớn (khoảng 150kg/ngày) và Nhà máy chủ trương hợp đồng với một đơn vị chức năng xử lý rác thải địa phương để vận chuyển rác thải của Nhà máy đi xử lý với cách thức như sau: - Tại các phân xưởng, được bố trí các thùng chứa rác, cuối ngày công nhân vệ sinh thu gom vận chuyển ra bãi rác thải của Nhà máy. Rác thải sinh hoạt được thu gom 100%. - Các loại chất thải rắn như giẻ lau, cặn dầu mỡ từ việc xúc rửa bồn dầu, các bao bì bỏ đi, các chất thải giấy, kim loại sinh ra trong quá trình bảo dưỡng thiết bị của các phân xưởng sẽ được thải bỏ tập trung tại bãi thải tạm thời. Rác thải sinh hoạt và công nghiệp (giấy, gỗ, giẻ lau, kim loại,…) sau khi được thu gom và tập trung tại bãi thải tạm thời sẽ được cơ quan chuyên xử lý rác thải địa phương chuyển đến nơi xử lý theo hợp đồng của Nhà máy. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Bãi thải tạm thời của NMNĐ Lục Nam 50MW được thiết kế, xây dựng và quản lý theo TCVN 320:2004 – Bãi thải chôn lấp chất thải nguy hại – tiêu chuẩn thiết kế và thông tư 12/2006/TT – BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại để ngăn ngừa và hạn chế tối đa nguy cơ ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm. Phương án thiết kế chi tiết bãi thải sẽ được thực hiện trong giai đoạn thiết kế thi công. b. Chất thải rắn từ hoạt động sản xuất của Nhà máy: Loại này chủ yếu là tro xỉ của Nhà máy tạo ra từ nhiên liệu đốt than và đá vôi. Theo tính toán trong Báo cáo đầu tư xây dựng, lượng chất thải rắn loại này hàng năm của Nhà máy vào khoảng 97.644 tấn gồm tro xỉ và chất thải từ đá vôi (vôi và thạch cao). Theo kinh nghiệm từ các Nhà máy Nhiệt điện đốt than sử dụng công nghệ CFB của Trung Quốc, 100% lượng tro xỉ thải ra đều có thể sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng mà không cần thải ra bãi thải. Vì vậy, khả năng tận dụng được tro xỉ của NMNĐ Lục Nam là rất lớn. Đặc biệt, điều kiện địa điểm của NMNĐ Lục Nam rất thuận tiện cho việc sử dụng nguồn tro xỉ này. Hơn nữa, khu vực này đang rất phát triển các nghề phụ như đóng gạch và sản xuất các loại vật liệu xây dựng khác. Đây có thể là nguồn bổ sung doanh thu của Chủ đầu tư là Công ty EIC sau này và biện pháp hữu hiệu cho vấn đề quản lý lượng tro xỉ với khối lượng rất lớn này. Để thuận tiện cho việc khai thác và vận chuyển xỉ, phương thức thải khô sẽ được sử dụng. Tại các silo tro xỉ được cấp trực tiếp cho các xe tải chuyên dụng (xe Xitec) để đi đến các Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng hoặc vận chuyển ra bãi thải xỉ khi chưa có nhu cầu sử dụng. + Hệ thống thải xỉ và bãi thải xỉ: Xỉ đáy lò từ các bộ phận làm mát xỉ của lò hơi tầng sôi được làm mát tới nhiệt độ <2000C. Một hệ thống băng tải kiểu vít bên dưới mỗi khối và một bộ cơ cấu kiểu vận thăng sẽ vận chuyển và đưa xỉ vào trong silo xỉ. Hệ thống thải xỉ được thiết kế với công suất 200% lượng tro xỉ tính toán. Lò hơi được trang bị một silo chứa xỉ làm bằng bê tông cốt thép có đường kính 12m và có thể tích chứa là 1.500m3 đủ để chứa xỉ của lò hơi thải ra trong 2 ngày khi vận hành đầy tải. Thiết bị bốc dỡ xỉ khô và ẩm sẽ được lắp đặt bên dưới mỗi xilo để bốc dỡ xỉ trong silo. + Hệ thống xử lý tro bay: Tro bay sẽ được tách ra từ khói thải của lò hơi khi đi qua các bộ khử bụi tĩnh điện. Với các bộ khử bụi tĩnh điện được lựa chọn thì khoảng 99,5% lượng tro bay này sẽ được giữ lại và được thải ra ở các phễu. Lượng tro bay này sẽ được vận chuyển tới silo chứa tro của lò hơi nhờ hệ thống thải tro bằng khí nén. Công suất của hệ thống tro bay là 150% so với công suất yêu cầu thực tế của hệ thống. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Dự kiến tro xỉ sẽ được vận tải bằng xe chuyên dụng (xe xitec 12 tấn) chở ra bãi thải tro xỉ của Nhà máy. Tro xỉ trước khi được đưa lên ôtô sẽ được phun nước làm ẩm để không gây bụi. e. Bãi thải xỉ: Bãi thải xỉ của Nhà máy được lựa chọn là các moong than đã khai thác hết của mỏ than Suối Nước Vàng cách Nhà máy khoảng 20km được tái thiết mặt bằng dần trả lại cảnh quan tro khu vực khai thác này. Các moong than này đã được các Công ty Cổ phần Khoáng sản Bắc Giang đồng ý cho sử dụng để đổ xỉ. Căn cứ vào kết quả khảo sát, moong than được lựa chọn đổ xỉ sẽ được lót lớp chống thấm để ngăn không cho nước bãi thải xỉ thấm ra xung quanh. Xung quanh khu vực bãi thải xỉ không có các công trình xây dựng, cơ quan và dân cư sinh sống nên việc lựa chọn địa điểm chứa xỉ than khô ở đây là hợp lý và có tính khả thi cao, ít có tác động xấu tới môi trường xung quanh, đặc biệt là môi trường nước mặt và nước ngầm. Để giải quyết bụi do quá trình đổ rót xỉ từ ô tô xuống cũng như ngăn bụi từ lớp bề mặt bãi xỉ và chống tràn nước thải xỉ khi có mưa Chủ đầu tư phải trang bị hệ thống phun ẩm xỉ trước khi đổ và khi xuống bãi, xỉ sẽ được lu lèn theo từng lớp. Bên cạnh đó, để phòng ngừa nước mưa chảy tràn qua khu vực bãi xỉ kéo theo tro xỉ ô nhiễm môi trường, ngoài việc lu lèn để hạn chế tro xỉ trôi theo nước mưa, bãi xỉ có xẻ đường thoát nước mưa và bố trí các lớp lưới chắn cùng các hố ga dọc theo tuyến mương để lắng đọng tro xỉ. Trong giai đoạn thiết kế kỹ thuật tuân thủ theo tiêu chuẩn Việt Nam TCXDVN 261:2001 bãi chôn lấp chất thải rắn – tiêu chuẩn thiết kế. Trong trường hợp bãi thải đầy sẽ được phủ lấp đất và trồng cây xanh tạo cảnh quan môi trường. Nhà máy sẽ kết hợp với chính quyền địa phương để quản lý việc khai thác bãi thải xỉ không để cho tình trạng người dân vào khai thác xỉ một cách tự do gây ô nhiễm môi trường. Nhà máy sẽ cử cán bộ giám sát theo dõi Nhà thầu trong việc tưới nước giữ ẩm, khai thác xỉ theo từng ngăn, xe vận chuyển xỉ phải là xe chuyên dụng và có bao che. Khai thác và vận chuyển tro xỉ. Chủ đầu tư sẽ thực hiện phun nước định kỳ trong quá trình hoạt động và trồng cây chắn bụi. IV.1.2.5. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nhiệt và thông thoáng: Nhiệt độ môi trường lao động tại các khu vực như phân xưởng lò hơi, khu vực gia nhiệt và các khu vực có đường ống dẫn hơi đi qua có thể lên tới 35 – 400C. Biện pháp phù hợp nhất và hiệu quả nhất để khống chế ô nhiễm nhiệt là khống chế ngay tại nguồn phát sinh ra chúng. Các biện pháp giảm thiểu cơ bản sẽ được áp dụng là: Các đường ống tải môi chất có nhiệt độ cao như đường ống hơi, nước cấp, đường ống dầu, bể chứa dầu, ống khói và các van làm việc với môi chất có nhiệt độ cao đều được bọc các lớp bảo ôn cách nhiệt đạt tiêu chuẩn quốc tế. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Lắp đặt thiết bị, đường ống, van có độ kín cao và sẽ được kiểm tra nghiêm ngặt về độ kín trước khi đưa vào vận hành. Trong quá trình hoạt động, thường xuyên kiểm tra độ kín của thiết bị để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố rò rỉ. Giải pháp kiến trúc nhà xưởng hợp lý: Thiết kế nhà xưởng có độ thông thoáng cần thiết lưu thông không khí giữa khu vực sản xuất và môi trường xung quanh. Thiết kế và lắp đặt hệ thống thông gió kết hợp với hệ thống điều hoà không khí cho công trình. Hệ thống điều hoà không khí và hệ thống thông gió sẽ được tính toán, thiết kế đảm bảo các thông số kỹ thuật theo yêu cầu của công trình, phù hợp với các tiêu chuẩn – quy phạm Việt Nam hiện hành và mang tính hiệu quả kinh tế cao. Thiết kế chi tiết hệ thống này sẽ được thực hiện ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật của Dự án. Tuy nhiên có một số hệ thống như: - Hệ thống thông gió: Hệ thống thông gió cưỡng bức độc lập cho từng khu vực như khu vực phân xưởng sản xuất chính, khu vực các thiết bị địên, khu vực chuẩn bị hoá chất, khu vực trạm bơm nước làm mát, trạm bơm nước bổ sung, hệ thống hút thải gió cưỡng bức cho khu vệ sinh,… - Hệ thống điều hoà nhiệt độ: Trong các phòng vi tính, phòng điều khiển, phòng thiết bị điện sẽ được lắp đặt điều hoà nhiệt độ để ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong phòng. Hệ thống điều hoà trung tâm sẽ được lắp đặt tại khu vực nhà hành chính. Các thông số bên trong nhà của hệ thống điều hoà không khí trung tâm được đưa ra trong bảng sau đây: Bảng IV.1: Các thông số bên trong nhà của hệ thống điều hoà không khí trung tâm Mùa Nhiệt độ (0C) Độ ẩm (%) Nhiệt dung (kcal/kg) Mùa hè 25 ± 2 65 ± 5 13 Mùa đông 22 ± 2 65 ± 5 11 Nguồn: Báo cáo Dự án ĐTXDCT NMNĐ Lục Nam IV.2. PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG IV.2.1. Vấn đề an toàn lao động IV.2.1.1. Vấn đề an toàn lao động trong giai đoạn thi công: Đối với vấn đề này, các biện pháp sau sẽ được thực hiện: - Tổ chức các buổi học an toàn về phòng cháy chữa cháy cho công nhân viên trên công trường. - Tuân thủ chặt chẽ các quy định về an toàn lao động trong thi công như các biện pháp thi công móng của công trình, các vấn đề máy móc thiết bị, biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, vấn đề chống sét, thứ tự bố trí các kho tàng, bãi để nguyên vật liệu, lán trại tạm, hậu cần phục vụ,… TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Khi thi công trên cao, vận chuyển, bốc dỡ và lắp đặt máy móc thiết bị, sử dụng điện phục vụ cho thi công ….sẽ tuân thủ các biện pháp an toàn, phòng ngừa trước khi cho phép thi công. - Lập rào chắn cách ly các khu vực nguy hiểm như trạm biến thế, vật liệu dễ cháy nổ, đường giao thông và hàng rào cách ly khu vực Dự án được xây dựng bằng gạch. - Thiết kế hệ thống chiếu sáng phù hợp cho những nơi cần làm việc ban đêm, một mặt đảm bảo an toàn lao động mặt khác bảo vệ công trình. - Kiểm tra và phê duyệt quy định về an toàn điện và phòng chống cháy nổ của Nhà thầu thi công công trình. IV.2.1.2. Vấn đề an toàn lao động trong giai đoạn vận hành: Các hệ thống có nguy cơ gây mất an toàn đặc biệt được quan tâm. Các hệ thống sau có thể sẽ ảnh hưởng đến khía cạch an toàn Nhà máy như an toàn cho nhân viên vận hành và các biện pháp phòng ngừa đó là: - Hệ thống cung cấp điện: Tại các tầng hoặc tại các khu vực bố trí các tủ phân phối điện hạ thế 380/220V để cung cấp điện cho các phụ tải như: Hệ thống điện chiếu sáng, ổ cắm điện, hệ thống máy móc thiết bị dùng điện trong hệ thống điều hoà không khí, thông gió, bơm nước… Để đảm bảo an toàn cho Nhà máy cũng như đảm bảo an toàn cho nhân viên vận hành, dây dẫn cung cấp điện đến các phụ tải được đi kín trong các hộp kỹ thuật. - Hệ thống điện chiếu sáng: Các đèn chiếu sáng và hệ thống chiếu sáng sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo của Việt Nam, chủ yếu dùng đèn huỳnh quang loại lắp ngầm trần đảm bảo độ rọi tối thiểu tại các khu vực như sau: + Khu văn phòng: 200 lux. + Kho : 75 lux. + Gara : 75 lux. Với độ rọi như vậy sẽ đảm bảo cho các nhân viên vận hành về lâu dài không bị hại mắt và tránh được một số các thao tác sai trong vận hành do vấn đề này gây nên. - Hệ thống chống sét - nối đất: Chống sét cho công trình loại đầu kim thu sét được sản xuất theo công nghệ mới nhất,dây nối đất là loại thép đồng trục Triax được bọc bằng 3 lớp cách điện đặc biệt có thể lắp đặt ngay bên trong công trình, đảm bảo mỹ quan, cách ly hoàn toàn dòng sét ra khỏi công trình và hạn chế các tác hại của trường điện từ lên các thiết bị điện tử hiện đại. Sử dụng kỹ thuật nối đất hình tia kiểu “ chân chim” đảm bảo tổng trở đất thấp và giảm điện thế bước gây nguy hiểm cho người và thiết bị. Điện trở nối đất của hệ thống chống sét phải đảm bảo nhỏ hơn 10Ω. Hệ thống nối đất an toàn cho thiết bị được thực hiện độc lập với hệ thống nối đất chống sét. Điện trở nối đất an toàn phải đảm bảo nhỏ hơn 4Ω. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO IV.2.2. Các biện pháp phòng cháy NMNĐ Lục Nam được trang bị một hệ thống phòng chống cháy hoàn chỉnh, hiện đại nhằm: - Phát hiện sớm, cảnh báo và dập lửa. - Ngăn chặn lửa bùng phát hay lan tràn. - Bảo vệ cán bộ công nhân viên. - Giảm thiểu các thiệt hại do cháy. Cùng với việc trang bị hệ thống này, Chủ đầu tư sẽ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về phòng cháy và chữa cháy, xây dựng các phương án dự phòng nhằm giải quyết các sự cố hoả hoạn có thể xảy ra để giảm thiểu mức độ ảnh hưởng của các sự cố cháy nổ xảy ra trong Nhà máy. Hệ thống phòng chống cháy của NMNĐ Lục Nam bao gồm: 1. Hệ thống phát hiện và báo cháy: Hệ thống này cùng các phương tiện chống cháy được thiết kế, lắp đặt theo quy phạm của phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam. Hệ thống này phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như phát hiện nhanh, chuyển tín hiệu rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy trong 24 giờ làm việc trong ngày để đảm bảo phát hiện kịp thời mọi trường hợp xảy ra sự cố trong Nhà máy. 2. Hệ thống chữa cháy: - Hệ thống cấp nước chữa cháy: Hệ thống cấp nước chữa cháy của Nhà máy bao gồm: Nguồn nước chữa cháy, các bơm chữa cháy, hệ thống đường ống dẫn nước chữa cháy. Các bơm cứu hoả được lắp đặt trong trạm bơm cứa hoả của nhá máy. Trạm bơm này gồm 4 bơm : 01 bơm điện, 01 bơm diesel và 2 bơm Jockey tăng áp để duy trì áp lực trong đường ống. Các bơm cứu hoả có lưu lượng tối thiểu 350m3/h. - Hệ thống Sprinkler: Hệ thống được thiết kế gồm một mạng hệ thống các đầu phun bao xung quanh các thiết bị để bảo vệ thiết bị bằng nước có áp lực được dẫn thẳng tới hệ thống từ các đường ống cấp nước thông qua một van xả. Van sẽ được kích hoạt khi sụt áp của khí nén. Trong trường hợp có cháy, hệ thống dò và báo cháy sẽ tự động khởi động van xả. Hệ thống Sprinkler sẽ vận hành tự động. - Hệ thống phun sương: Hệ thống phun sương có tác dụng làm mát các máy móc, thiết bị trong trường hợp quá nhiệt, phòng chống cháy nổ hoặc dập tắt các đám cháy trong phạm vi bảo vệ. Hệ thống được thiết kế tại các khu vực: Máy biến áp tăng áp, máy biến áp tự dùng tổ máy, gian máy phát diesel dự phòng khẩn cấp, thùng dầu bôi trơn tuabin… Hệ thống phun sương sẽ khởi động vận hành tự động và/ hoặc bằng tay. - Hệ thống nước làm mát: Hệ thống làm mát sẽ được trang bị cho các thùng dầu nhiên liệu để tránh chúng khỏi sự giãn nở trong trường hợp có lửa ở bên cạnh. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Hệ thống làm mát bằng nước gồm hệ thống ống cấp nước đặt cố định với hệ thống các đầu phun và các van đóng mở nhanh, được vận hành từ xa bằng tay bằng cách đóng mở các van. - Hệ thống trụ nước chữa cháy: Hệ thống trụ nước chữa cháy được thiết kế gồm một mạng lưới các đường ống chạy nổi và chạy ngầm để cấp nước áp lực tới các van chặn tại các trụ nước chữa cháy trong và ngoài nhà. Các trụ nước chữa cháy này được bố trí tại các vị trí thích hợp trong khắp Nhà máy. Các cuộn ống mềm dài và phù hợp với việc lắp đặt các phụ kiện như ống nhánh, lăng phun, đầu nối… sẽ được đặt trong các hộp kim loại đặt vòi chữa cháy đặt cạnh các trụ nước chữa cháy. Các họng chữa cháy bên trong nhà được lối cạnh lối ra và vào,trên chiếu nghỉ buồng thang, ở sảnh, hành lang và những nơi dễ thấy, dễ sử dụng. - Các hệ thống chữa cháy khác: Hệ thống chữa cháy bằng bọt. Các trụ bọt cứa hoả được trang bị bên trong và bên ngoài bao quanh công trình nhằm hỗ trợ cho hệ thống chữa cháy nói chung và dập các sự cố cháy điện, hệ thống điều khiển mà không sử dụng nước để dập cháy được. Các phương tiện cứa hoả di động như xe cứa hoả,… Các thiết bị chữa cháy sách tay, bánh xa đẩy gồm các bình chữa cháy xách tay, các bình hoá chất khô sách tay và bánh xe đẩy, bình bọt sách tay có bánh xe đẩy…được trang bị tuỳ theo yêu cầu bảo vệ của khu vực. Các thiết bị chữa cháy di động sách tay được trang bị cho tất cả các toà nhà, bên cạnh các cửa ra vào. Các bình chữa cháy có bánh xe đẩy được lắp đặt cho các khu vực có diện tích bảo vệ lớn, mức yêu cầu về khối lượng chất chữa cháy, mật độ tập trung cao. Hệ thống PCCC sẽ được cục PCCC Bộ Công an trực tiếp kiểm tra, phê duyệt thiết kế, nghiệm thu và cấp phép sử dụng. IV.2.3. Giảm thiểu rủi ro và sự cố môi trường IV.2.3.1. Sự cố khu bồn dầu: Kho dầu có diện tích 32m x 63 m và trạm bơm dầu FO nằm ở cuối Nhà máy. Xung quanh kho dầu được đào hào bê tông để phòng tránh hiện tượng tràn dầu ra môi trường xung quanh trong trường hợp cháy nổ, dò rỉ và vỡ bồn dầu. Ngoài ra, hệ thống PCCC sẽ được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật về PCCC của Việt Nam hiện hành. Các cán bộ nhân viên làm việc khu vực này sẽ được đào tạo kỹ về PCCC và an toàn lao động. IV.2.3.2. Khu vực khu kho than và kho đá vôi: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Kho than Nhà máy có sức chứa khoảng 5400 tấn. Đặc biệt là kho than, dầu, có thể gây ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước mặt và nước ngầm có nguy cơ xảy ra cháy cao. Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra từ kho than, khu vực này được thế kế là loại kho kín, có mái che nhưng thông thoáng. Kho than và đá vôi được phun ẩm hàng ngày để hạn chế xảy ra sự cố. Sàn kho than và đá vôi là sàn bê tông hoặc được lót lớp đất sét đảm bảo không để thấm nước kho than xuống nguồn nước ngầm. IV.2.3.3. Tai nạn giao thông và cảng than: Thiết lập nội quy đối với các phương tiện chuyên chở nguyên nhiên vật liệu vào Nhà máy như tốc độ xe, nâng cao ý thức người lái xe… Phối kết hợp với chính quyền địa phương phân luồng ưu tiên cho các loại xe thô sơ và người đi bộ, vạch vách giới trang bị đèn báo an toàn. Ngoài ra, phối hợp với cơ quan quản lý để phân luồng và chỉ dẫn sà lan ra vào cảng. Khu vực kho than sẽ được kè bờ và gia cố để tránh sạt lở. Trồng vành đai cây xanh để chắn bụi. Có biển báo và bảng chỉ dẫn luồng tàu ra vào, biển quy định sà lan không được thải trực tiếp nước thải và rác thải xuống sông. IV.3. CẢNH QUAN CÂY XANH Việc bố trí cây xanh trong Nhà máy được xem xét trong quá trình thiết kế tổng mặt bằng, sao cho trong quá trình phát triển cây xanh không phá vỡ không gian, làm ảnh hưởng tới kết cấu Nhà máy. Đồng thời diện tích cây xanh phải đảm bảo lớn hơn 15% tổng diện tích Nhà máy, cải thiện điều kiện khí hậu, trang trí, tổ hợp kiến trúc, định hướng quy hoạch, đảm bảo an toàn phòng hoả, hạn chế lan truyền tiếng ồn, là lớp lọc bụi bảo vệ môi trường - tạo môi trường sinh thái cho Nhà máy và tạo thêm vẻ đẹp hài hoà cho Nhà máy cần bố trí một hệ thống cây xanh, thảm cỏ và đài phun nước. Cây xanh được bố trí theo những vị trí sau: - Cây phong cảnh, thảm cỏ, đài phun nước tạo thành vườn hoa phía trước khu vực trạm phân phối điện ngoài trời gần cổng chính của Nhà máy. - Cây thấp, tán rộng trồng dọc hàng rào và ven đường đi. - Cỏ được trồng trên thảm đất trống. - Cây bụi thấp được trồng chạy dọc theo các vỉa hè của đường giao thông nội bộ Nhà máy, hoặc các bồn cây tạo dáng kiến trúc. - Cây trang trí tại nơi đất trống. - Cây lấy bóng mát theo dọc vỉa hè hoặc nơi có bãi đất rộng. - Giống cây được trồng là những cây trong danh mục được phép trồng trên các đường phố. IV.4. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Đối với các tác động tiêu cực về kinh tế - xã hội, các biện pháp hỗ trợ nhằm giảm thiểu tác động sau sẽ được thực hiện: Trong giai đoạn chuẩn bị và thi công xây dựng: - Chúng tôi đã lập các phương án để lựa chọn ra địa điểm Dự án tối ưu với mục tiêu thuận lợi về cung cấp nhiên liệu, tối ưu cho sản xuất, nâng cao điều kiện kinh tế cho địa phương và thiệt hại tối thiểu cho người dân trong vùng. - Phù hợp với quy hoạch tổng thể về khu và cụm công nghiệp của địa phương và có thể thuê lại đất cho Dự án một cách dễ dàng theo giá địa phương quy định. - Ngăn ngừa các mâu thuẫn có thể xảy ra trong việc sử dụng đất như: Trong quá trình nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, Chủ đầu tư sẽ lưu ý và lựa chọn phương án chiếm ít diện tích đất nhất nhằm hạn chế mâu thuẫn trong kế hoạch sử dụng đất tại địa phương. - Kiểm soát và quản lý tốt các hoạt động của mình để tránh tiêu tán chất thải vào khu dân cư gần khu vực Dự án và hạn chế tối đa việc công nhân xây dựng và các thiết bị công trình xâm phạm các diện tích xung quanh không thuộc khu vực đất của Dự án. - Có thể hỗ trợ và phối kết hợp với chính quyền địa phương thực hiện tốt chính sách đền bù cho các hộ dân cũng như các công trình trong diện bị giải toả. Mức độ đền bù sẽ được chính quyền địa phương tính toán một cách hợp lý để các hộ dân phải di chuyển có thể ổn định nhanh cuộc sống của họ tại nơi ở mới. Phương án đền bù tái định cư cụ thể sẽ được chính quyền địa phương xây dựng sau khi Ban Đền bù tái định cư (gồm các thành viên của chính quyền địa phương các cấp và các sở ban ngành) được thành lập ở giai đoạn thi công. Ở giai đoạn này, chúng tôi chỉ đưa ra một số chủ trương sau: - Bố trí tái định cư cho các hộ phải di dời bởi Dự án (Sơ đồ phụ lục 3). - Hỗ trợ việc địa phương định hướng phát triển nghề và tổ chức các lớp đào tạo nghề, cơ cấu lại công việc cho người dân bị ảnh hưởng do mất đất canh tác. - Ưu tiên tiếp nhận con em, bản thân người lao động thuộc các hộ bị ảnh hưởng do mất đất canh tác vào làm việc trong Nhà máy điện nếu đáp ứng tiêu chuẩn ngành nghề yêu cầu và làm việc trong các cơ sở lân cận (tại các mỏ than). - Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề đối với những người trong độ tuổi lao động có nguyện vọng chuyển đổi nghề khác hoặc thuộc diện đào tạo chuyển đổi nghề theo định hướng phát triển của địa phương. - Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng khu tái định cư cho các hộ dân bị di dời gồm: Hệ thống điện chiếu sáng, cung cấp nước sạch, thoát nước, trường học, trạm y tế và một số công trình phúc lợi xã hội khác. CHƯƠNG V CAM KẾT THỰC HIỆN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Chúng tôi, Công ty Cổ phần Phát triển Năng lượng và Công nghiệp EIC - Chủ đầu tư Dự án NMNĐ Lục Nam 50MW xin cam kết thực hiện đầy đủ các Quy định về bảo vệ môi trường trong Luật Bảo vệ Môi trường và các Quy định hiện hành của Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu các tác động đã được nhận biết nêu trong Chương III và Chương IV của Báo cáo trong quá trình thực hiện Dự án đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường hiện hành. Thành lập tổ chuyên trách theo dõi, kiểm tra hoạt động của các hệ thống xử lý chất thải đảm bảo chất lượng môi trường theo các tiêu chuẩn Việt Nam, cụ thể là: V.1. TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG - Tuyệt đối không xả nước thải và đổ rác thải trực tiếp vào môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước khu vực. - Tại công trường, có các rãnh thoát nước, trên rãnh bố trí các hố thu nước để xử lý cặn và bùn lắng. - Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh lưu động và xây dựng công trình xử lý nước thải sinh hoạt tạm thời (bể tự hoại kiểu thấm) và bãi chứa chất thải rắn tạm thời theo TCXDVN 320:2004 – bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế và Thông tư 12/2006/TT – BTNMT ngày 29 tháng 12 năm 2006 cho công nhân xây dựng. - Nước thải có chứa dầu mỡ được xử lý tách dầu trước khi xả thải. - Che chắn bằng các tấm chắn polyme để chống lan truyền cặn lơ lửng và chất ô nhiễm sang khu vực lân cận khi nạo vét thi công trạm bơm nước bổ sung. - Che chắn công trình và những khu vực phát sinh bụi và che phủ phương tiện chuyên chở nguyên, nhiên vật liệu và thiết bị. - Mở rộng, nâng cấp các tuyến đường vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu đến Nhà máy. Các tuyến đường này sẽ được trải nhựa hoặc đổ bê tông. - Đầu tư trồng hàng rào cây xanh thích hợp dọc hai bên đường vận chuyển nguyên, nhiên vật liệu và thiết bị. - Dùng xe tưới nước để phun nước đường giao thông hàng ngày để hạn chế bụi, nhất là vào mùa khô và mùa nắng nóng. - Lắp đặt các thiết bị giảm thiểu tiếng ồn và rung cho các máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, máy nén khí,…và hạn chế thi công các hạng mục công trình vào ban đêm. - Thực hiện việc quan trắc và giám sát khí thải từ các máy móc, phương tiện vận tải theo TCVN về môi trường hiện hành và sẽ có biện pháp khống chế nồng độ các chất ô nhiễm khí như bụi, SO2, NOX, CO, Hydrocacbon và chì theo TCVN khi có biểu hiện ô nhiễm do hoạt động thi công của Dự án gây ra. V.2. TRONG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH NHÀ MÁY NMNĐ Lục Nam luôn đảm bảo: - Đảm bảo tiêu chuẩn phát thải chất ô nhiễm trong khói thải dưới mức TCCP theo TCVN 7440:2005 – Tiêu chuẩn áp dụng cho ngành công nghiệp nhiệt điện và TCVN 5937:2005 về kiểm soát chất lượng môi trường không khí xung quanh. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Trong trường hợp thiết bị xử lý môi trường (ESP) có sự cố, Nhà máy sẽ ngừng hoạt động. Có lắp đặt hệ thống giám sát phát thải tự động trên ống khói (đầu vào của ống khói). - Đối với chất lượng nước: NMNĐ Lục Nam đảm bảo không thải nước thải ra môi trường, trong trường hợp thải nước thải phải đảm bảo đạt TCVN 5945:2005 cột B theo quyết định số 22/2006/QĐ – BTNMT. - Tiếng ồn và rung: Đảm bảo theo TCVN 5949:1998 và Tiêu chuẩn của Bộ Y tế về vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ – BYT ngày 10/10/2002. Bên cạnh đó, Nhà máy sẽ tăng cường quản lý, giáo dục cán bộ, công nhân viên nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, ứng cứu khi có sự cố môi trường xảy ra. Kết hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương, làm tốt công tác bảo vệ môi trường, công tác an ninh xã hội. Chịu sự thanh tra, kiểm tra của các Cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường cũng như là các cơ quan quản lý Nhà nước nói chung. Chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam, nếu vi phạm các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường và để xảy ra các sự cố về môi trường, sự cố cháy nổ, an toàn lao động. Đảm bảo hoàn thành các hệ thống xử lý nước thải, khí thải đúng với các thông số kỹ thuật yêu cầu trước khi đưa Dự án đi vào hoạt động. CHƯƠNG VI CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG, CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VI.1. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG Chọn công nghệ lò CFB nhằm giảm thiểu phát thải NOX và SO2 (đốt kèm đá vôi với tỷ lệ CaCO3/S = 2,3% đảm bảo hiệu suất khử 77%). TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Lắp đặt hệ thống lọc bụi tĩnh điện (ESP) hiệu suất 99,5%. - Lắp đặt hệ thống lọc bụi túi ở gian nghiền đá vôi và nghiền than. - Lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động trên ống khói nhằm kiểm soát lượng phát thải khí thải trước khi ra môi trường. - Hệ thống làm mát bằng tháp. - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn khép kín năng suất xử lý là 55 m3/h. - Hệ thống phun nước giữ ẩm kho than, xỉ và tại bãi xỉ. - Các xe phun nước đường. - Hồ điều hoà trong khuôn viên Nhà máy có diện tích 2,8ha. - Lớp nót chống thấm khu vực thải xỉ than. Trong giai đoạn báo cáo Dự án đầu tư, tiến độ thi công các hạng mục công trình xử lý môi trường chưa được xác định cụ thể. Giai đoạn thiết kế kỹ thuật tiếp theo, tiến độ dự kiến được xác định cụ thể và Chủ đầu tư sẽ báo cáo với Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang. VI.2. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG Để đánh giá hiệu quả của các giải pháp giảm thiểu tác động trong các giai đoạn tiền thi công, thi công và giám sát được lượng phát thải các chất độc hại ra môi trường cũng như nồng độ các chất ô nhiễm trong môi trường xung quanh do hoạt động của Dự án NMNĐ Lục Nam, Báo cáo ĐTM này đề xuất chương trình quan trắc môi trường như trình bày dưới đây. Chương trình này sẽ được Công ty EIC thực hiện dưới sự giám sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang. VI.2.1. Chương trình quản lý môi trường Dự án NMNĐ Lục Nam 50 MW, EIC sử dụng một bộ phận phụ trách về môi trường với khoảng 02 cán bộ, 01 chuyên trách và 01 bán chuyên trách thuộc phóng kỹ thuật. Bộ phận phụ trách về môi trường này sẽ tiếp tục hoạt động khi Nhà máy đi vào vận hành. Các cán bộ phụ trách môi trường chịu trách nhiệm tư vấn cho Ban Giám đốc về các hoạt động bảo vệ môi trường của Dự án, giám sát hoạt động xây dựng của Nhà thầu, thực hiện các công việc như nêu trong Báo cáo và lập Báo cáo định kỳ về công tác Bảo vệ môi trường của công trường trình Ban Giám đốc để trình cơ quan Quản lý Môi trường địa phương. VI.2.2. Chương trình giám sát môi trường VI.2.2.1. Giám sát môi trường không khí: a. Các điểm quan trắc: - Giai đoạn thi công: Số lượng điểm quan trắc khoảng 5 vị trí bao gồm các điểm đo được bố trí tại công trường, hàng rào công trường, 3 điểm dọc tuyến đường giao thông chính và công trường, hạ lưu sông Lục Nam. (Các vị trí này được xác định cụ thể trên sơ đồ phụ lục 2). - Giai đoạn vận hành: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO Phát thải khí thải của Nhà máy được kiểm soát và giám sát tự động liên tục nhờ hệ thống quan trắc tự động được lắp trên ống khói. Số liệu quan trắc gồm lưu lượng và nồng độ phát thải từng chất ô nhiễm được ghi và lưu lại hàng giờ cùng với số liệu vận hành của Nhà máy và gửi cho cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường trong Báo cáo định kỳ. Chất lượng không khí xung quanh, với số điểm đo khoảng 5 điểm, các điểm này được bố trí tại các khu vực hoạt động cụ thể của Nhà máy như: Sân Nhà máy, khu hành chính, một số phân xưởng sản xuất và một số điểm bên ngoài Nhà máy dọc tuyến đường giao thông và khu dân cư, đặc biệt là các điểm nằm trên hướng gió chủ đạo và hạ lưu sông Lục Nam. Các vị trí này sẽ được xác định cụ thể trên bản đồ ở giai đoạn vận hành của Nhà máy. b. Các thông số quan trắc: Các thông số cần quan trắc đối với môi trường không khí là: - Vi khí hậu: Nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, hướng gió. - Bụi, SO2, NO2, CO. Lưu ý, trong quá trình thi công xây dựng bụi là chỉ tiêu thiết yếu cần phải quan trắc kỹ lưỡng. c. Tần suất: - Giai đoạn thi công: Thực hiện đo đạc hàng tháng. - Giai đoạn vận hành: Ba năm đầu vận hành thì tần suất đo là hàng quý, còn những năm tiếp theo thì 2 lần/năm. VI.2.2.2. Giám sát môi trường nước: a. Vị trí quan trắc: - Chất lượng nước sông Lục Nam là yêu cầu bắt buộc quan trắc trong giai đoạn tiền thi công để đánh giá chất lượng nước mặt của khu vực Dự án. - Giai đoạn thi công: Vị trí đo đạc là phía trên trạm bơm nước bổ sung và 01 điểm phía dưới hạ lưu. Số lượng: 03 điểm trên sông Lục Nam. - Giai đoạn vận hành: Tiến hành quan trắc khoảng 04 điểm: + 02 điểm trên sông Lục Nam: 01 điểm trước Trạm bơm Khám Lạng về phía thượng lưu và 01 điểm về phía hạ lưu. + 02 điểm nước ngầm (nước giếng) tại khu dân cư gần Nhà máy. (Các điểm đo được bố trí trên sơ đồ phụ lục 2). b. Các thông số quan trắc: Các thông số cần thiết phải quan trắc để đánh giá chất lượng nước là: pH, độ đục, một số kim loại nặng, SS (chất rắn lơ lửng), E.Coliform, BOD5, COD, dầu mỡ, nhiệt độ. c. Tần suất: - Giai đoạn thi công: Thực hiện đo đạc hàng quý (03 tháng/lần). TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Giai đoạn vận hành: 3 năm đầu vận hành thực hiện đo đạc hàng quý (03tháng/lần), còn những năm tiếp theo thi 2lần/năm. VI.2.2.3. Giám sát độ ồn và rung a. Vị trí quan trắc: - Giai đoạn thi công: Tại hàng rào Nhà máy, điểm giáp với công trường, cách công trường 500m nơi có dân cư sinh sống. Các vị trí cụ thể sẽ được xác định rõ trên bản đồ trong quá trình xây dựng. Chỉ số quan trắc: L50, Leq, Lmin, Lmax. b. Tần suất: - Trong giai đoạn thi công: Sẽ được đo đạc hàng tháng trong giai đoạn thi công cao điểm hoặc khi có ý kiến phản ánh của nhân dân. - Giai đoạn vận hành: Ba năm đầu thực hiện 03 tháng/lần, các năm tiếp theo là 06 tháng/lần. VI.3. KIỂM TRA SỨC KHOẺ ĐỊNH KỲ CHO CÔNG NHÂN VIÊN Hoạt động của NMNĐ Lục Nam sẽ có ảnh hưởng đến sức khoẻ của công nhân viên làm việc trong Nhà máy, do đó Chủ đầu tư sẽ tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm cho toàn bộ công nhân viên trong Nhà máy để có biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực. Việc kiểm tra sức khoẻ phải thực hiện mỗi năm một lần cho toàn bộ công nhân viên Nhà máy và mỗi cán bộ công nhân viên sẽ được kiểm tra sức khoẻ một cách tổng thể kể cả chiếu, chụp phim, thử máu,…nhất là những bệnh hay gặp do làm việc trong điều kiện hoạt động của Nhà máy điện như bệnh về thính giác và hô hấp. CHƯƠNG VII DỰ TOÁN KINH PHÍ CHO CÁC CÔNG TRÌNH MÔI TRƯỜNG VII. Dự kiến kinh phí xây dựng và lắp đặt các công trình xử lý môi trường Các công trình xử lý môi trường bao gồm cả trong giai đoạn thi công và giai đoạn vận hành với các hạng mục sau: - Để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường kinh tế - xã hội, chương trình di dân, đền bù, tái định cư phải được thực hiện tốt và thoả đáng. - Hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường như các hố thu nước thải, hệ thống bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải nhiễm dầu…xây dựng hệ thống rửa xe trong công trường và đầu tư các xe phun nước… TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - Công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn nhằm giảm thiểu phát thải hàm lượng khí SO2 và NOX trong khói thải. Với việc áp dụng công nghệ này, kinh phí của phần lò hơi sẽ tăng khoảng 10% so với lò than phun. - Hệ thống khử bụi tĩnh điện để khử bụi trong khói thải. - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải và thiết bị quan trắc chất lượng nước tự động. - Nhà máy trang bị hệ thống thông gió và điều hoà không khí để cải thiện môi trường làm việc trong Nhà máy. - Nhà máy trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy hiện đại và hiệu quả. - Trang bị các loại vật liệu cách nhiệt và cách âm đạt tiêu chuẩn Quốc tế và Việt Nam để cải thiện điều kiện vi khí hậu. - Trang bị hệ thống giám sát phát thải liên tục ra môi trường (CEMS) trên ống khói để liên tục theo dõi được mức phát thải bụi và các chất khí độc hại trong khói thải của Nhà máy. - Nhà máy lót lớp chống thấm và áp dụng các biện pháp chống ô nhiễm bụi, nước chảy tràn của bãi thải xỉ như đào các rãnh thoát nước, các hố thu xỉ. - Xây hồ điều tiết. - Trồng vành đai cây xanh, bồn hoa, thảm cỏ trong khuôn viên Nhà máy và dọc tuyến đường giao thông. Toàn bộ các hạng mục này đều phải được thực hiện xong trước khi đưa Nhà máy đi vào hoạt động. Tổng kinh phí dự kiến cho từng hạng mục được đưa ra trong bảng dưới đây đã bao gồm các chi phí thiết bị và xây lắp trong tổng mức đầu tư của Dự án. Bảng VII.1: Bảng tổng hợp kinh phí xây dựng các công trình xử lý môi trường STT Hạng mục Kinh phí thực hiện (USD) 1 Kinh phí cho việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải tạm tại công trường, hệ thống rửa xe, đầu tư các xe phun nước…trong giai đoạn thi công xây dựng 82.634 2 Kinh phí tăng tăng thêm do áp dụng công nghệ lò CFB để giảm thiểu hàm lượng SO2 và NOX trong khói thải 727.273 3 Hệ thống cung cấp đá vôi để khử SO2 trong khói thải 377.397 TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 4 Hệ thống khử bụi tĩnh điện 523,991 5 Hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy 361.784 6 Hệ thống thông gió và điều hoà không khí 200.000 7 Hệ thống phòng cháy chữa cháy 629.926 8 Vật liệu cách nhiệt và cách âm 100.000 9 Hệ thống giám sát phát thải liên tục ra môi trường (CEMS) 307.000 10 Chống ô nhiễm do bãi thải xỉ 178.819 11 Hệ thống cây xanh, cảnh quan 197.149 12 Xây dựng hồ điều tiết 771.992 Tổng chi phí đầu tư ban đầu 7.342.948 VII.2. Dự kiến kinh phí quan trắc môi trường Để thực hiện tốt Luật Bảo vệ Môi trường Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, công tác quan trắc và giám sát môi trường bắt buộc được thực hiện. Ước tính chi phí hàng năm cho công tác quan trắc môi trường như sau: - Quan trắc chất lượng môi trường không khí (5triệu/lần x 4lần) là 20 triệu đồng. - Quan trắc chất lượng nước (10triệu/lần x 4lấn) là 40 triệu đồng. - Quan trắc chất lượng đất (5triệu/lần x 4lần) là 20 triệu. - Quan trắc tiếng ông vào rung (1triệu/lần x 4 lần) là 4 triệu. - Kiểm tra sức khoẻ định kỳ (1 lần/năm) là 150 triệu. Tổng chi phí ước tính cho công tác quan trắc môi trường và kiểm tra sức khoẻ công nhân hàng năm là 234 triệu đồng. Kinh phí này sẽ do Nhà máy sử dụng để thực hiện quan trắc hoặc thuê các cơ quan có chức năng thực hiện. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO CHƯƠNG VIII THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG Theo yêu cầu của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 và văn bản dưới luật về hình thức tham vấn cộng đồng, để có ý kiến chính thức từ chính quyền địa phương và đại diện của nhân dân trong khu vực xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Lục Nam, ngày 09 tháng 08 năm 2008 Công ty EIC, Chủ đầu tư Dự án đã có công văn số 30/VP – EIC gửi Chính quyền địa phương xã Vũ Xá, cũng như UBMTTQ ở địa phương. Trong văn bản, đã trình bày tóm tắt về Dự án và các biện pháp giảm thiểu để chính quyền địa phương và đại diện người dân được biết và cho ý kiến. Những nội dung chính mà Công ty EIC đề cập đến nhằm xin ý kiến tham vấn của UBND và UBMTTQ xã gồm: 1. Những tác động tích cực của Dự án đến kinh tế - xã hội, đời sống và công ăn việc làm ở địa phương. 2. Những tác động của Dự án đến y tế, sức khoẻ, giáo dục, văn hoá, di tích lịch sử đền chùa, miếu mạo và các di tích lịch sử văn hoá khác. 3. Các tác động xấu của Dự án đến vệ sinh môi trường khu vực. 4. Các biện pháp giảm thiểu mà Dự án sẽ áp dụng. 5. Ý kiến của UBND và UBMTTQ xã về việc xây dựng Nhà máy: TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO - UBND cùng với UBMTTQ Xã Vũ Xá cho phép các bộ phận chuyên môn cung cấp những thông tin về điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương để phục vụ Dự án. - Thống nhất Công ty EIC về các phương án kỹ thuật mà Công ty đã đưa ra. - Ủng hộ việc xây dựng Nhà máy trên địa bàn địa phương. CHƯƠNG IX CHỈ DẪN NGUỒN CUNG CẤP SỐ KIỆU, DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ IX.1. NGUỒN CUNG CẤP SỐ LIỆU, DỮ LIỆU Số liệu và dữ liệu về điều kiện khí tượng thuỷ văn, tài liệu về địa lý tự nhiên tình hình kinh tế - xã hội của khu vực tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Nam do các cơ quan chuyên môn của tỉnh cung cấp. Báo cáo Khảo sát địa chất công trình phục vụ công tác lập Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng NMNĐ Lục Nam 50MW do Công ty Cổ phần Tư vấn Phát triển Năng lượng Việt Nam lập. Báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng môi trường khu vực Dự án NMNĐ Lục Nam - do Trạm Quan trắc Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang thực hiện. IX.1.1 Tài liệu tham khảo 1. Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành, TCVN đã ban hành vào các năm 1995, 1998, 2000, 2001, 2005. 2. Xử lý nước thải, PGS. Hoàng Huệ - trường ĐH Kiến Trúc, Nhà xuất bản Xây Dựng 1996. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO 3. Bảo vệ nguồn nước và không khí do tác động của chất thải Nhà máy nhiệt điện – V.N.Pocrovsvi. 4. Air pollution and atmospheric diffsion; Ed, ME Berlyand 1975. 5. Power plant atmospheric emissions control Loyd. Lavely and Alan W.Ferguson. 6. Public Participation Procedures For EPA’s Emisson Estimation Guidace Material, AP – 42 Emisson Factor, EPA – 454/R – 94 – 022, July 1994. 7. Enveronmental Impact Assessment, Larry W.Canter, University of Oklahoma. Mc Graw – HILL Internation Edition; Inc. Civil Engineering Series, Second Edition, 1996. 8. Air pollution control Engineering. Second Edition 2000, Noel De Nevrs, University of Utah. Mc.GRaw – HILL Internation Edition; Inc. Civil Engineering Series, Second Edition, 1996. IX.1.2. Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tao lập 1. Báo cáo Dự án đầu tư xây dựng công trình NMNĐ Lục Nam 50MW do Viện Năng lượng lập. 2. Báo cáo phương án cung cấp nhiên liệu lập tháng 12/2007. IX.2. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Danh mục các phương pháp sử dụng: - Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu khí tượng thuỷ văn và số liệu về kinh tế - xã hội tại khu vực Dự án. - Phương pháp nghiên cứu, khảo sát thực địa. - Phương pháp so sánh: Đánh giá các tác động trên cơ sở các TCVN về Môi trường, TCVN 2005. - Phương pháp phỏng đoán: Dựa trên cơ sở các tài liệu và kinh nghiệm của Thế giới và đặc trưng của các Dự án hoạt động, phương pháp phỏng đoán được xây dựng dựa trên cơ sở xem xét sơ bộ các tác động của Dự án đối với môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội. - Phương pháp đánh giá nhanh: Sử dụng các hệ số phát thải, các số liệu thống kê của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA), AP – 42 Emisson Factor EPA – 454/R – 94 – 022 July 1994, một số tài liệu của Việt Nam và tổ chức khác, để áp dụng cho các trường hợp sau: + Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của Nhà máy. + Đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống ô nhiễm. - Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp mô hình hoá toán học được áp dụng để mô phỏng các quá trình phát tán ô nhiễm từ nguồn ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Phương pháp này đã được áp dụng vào tính toán tải lượng các chất ô nhiễm, dự báo mức độ ô nhiễm không khí theo các kịch bản khác nhau (loại nhiên TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO liệu, hiệu suất thiết bị khử, chiều cao ống khói trong điều kiện ảnh hưởng của việc thay đổi khí hậu và địa hình). - Tính toán phát thải, sử dụng mô hình Environment Manual for Power Development (EM) của Tổ chức GTZ, Đức xây dựng, là công cụ tính toán phát thải chuyên dụng cho Nhà máy Nhiệt điện. - Tính toán sự phát tán khí thải, sử dụng các mô hình tính toán đã được kiểm nghiệm qua thời gian dài, mô hình Gauss và Perlian. - Phương pháp phân tích chi phí, lợi ích: Dựa trên cơ sở số liệu tính toán về tài chính của Dự án được thực hiện trong Báo cáo Dự án đầu tư, phương pháp này đưa ra các phân tích và đánh giá các lợi ích của Dự án mang lại cho khu vực nói riêng và cho nền kinh tế - xã hội cả nước nói chung. - Bằng các phương pháp nghiên cứu hiện đại, cơ quan nghiên cứu đã cố gắng thực hiện việc đánh giá, dự báo tác động chính xác để đưa ra các ý kiến tư vấn đúng cho Chủ đầu tư và Cơ quan Quản lý Môi trường Việt Nam. Đánh giá mức độ tin cậy của phương pháp đã sử dụng: Các phương pháp đã sử dụng được đánh giá là hoàn toàn tin cậy. Tuỳ thuộc vào đặc tính của từng công việc phải thực hiện và từng chuyên ngành sẽ có chuyên gia của từng lĩnh vực thực hiện với từng phương pháp đánh giá thích hợp. IX.3. NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ Dựa trên đánh giá về công nghệ, các nguồn cung cấp tài liệu, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của đội ngũ chuyên gia lập Báo cáo, có thể đánh giá Báo cáo đảm bảo độ tin cậy. Các tác động được dự báo khá chi tiết, các tác động được đánh giá ở mức cao nhất có xét đến các yếu tố dự phòng trong tương lai để đưa ra các biện pháp giảm thiểu hiệu quả. Dự án NMNĐ Lục Nam đi vào hoạt động, sẽ tạo việc làm cho khoảng 300 lao động và hàng trăm công nhân ngành than ở Mỏ với mức thu nhập ổn định. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của khu vực và thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài đặc biệt đối với xã Vũ Xá, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Dự án tạo nguồn thu cho địa phương, nhà nước thông qua thuế. Các chỉ tiêu về mặt kinh tế của Dự án được thể hiện qua các khía cạnh sau đây: - Tổng chi phí cho cả đời Dự án 25 năm: 65,781 triệu USD. - Tổng doanh thu cho cả đời Dự án: 335,84 triệu USD. - Thuế doanh thu: 24,46 triệu USD. - Lợi nhuận thuần: 9,603 triệu USD. - Thời gian hoàn vốn: 15,1 năm. Sự hoạt động của Dự án là động năng cho các ngành phục vụ đời sống dân sinh như y tế, giáo dục, văn hoá, đường xá giao thông,…phát triển theo và cũng là động năng cải thiện các điều kiện văn hoá tinh thần trong khu vực. Ý thức về sự văn minh xã hội trong mỗi người dân cũng được nâng cao. Các sản phẩm cháy của Nhà máy là TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO thạch cao và tro xỉ còn có thể là nguyên liệu tốt cho ngành công nghiệp sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng trong khu vực. Bên cạnh đó, tồn tại một số vấn đề khó đánh giá và dự báo chính xác được mức độ rủi ro như thiên tai, sự cố… Mặt khác, giai đoạn này mới chỉ là giai đoạn báo cáo Dự án đầu tư xây dựng, do đó một số phương án công nghệ còn có thể được xem xét thay đổi ở giai đoạn sau, khối lượng thi công còn ở mức ước tính, chi tiết về thiết bị và tiến độ thực hiện Dự án chưa rõ ràng. Điều này gây khó khăn cho công tác dự báo và lập Báo cáo. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Như mọi hoạt động sản xuất công nghiệp, Dự án NMNĐ Lục Nam 50MW sẽ mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, trong đó các lợi ích quan trọng phải kể đến đó là giải quyết khó khăn về công ăn việc làm cho người lao động, tiêu thụ lượng lớn than xấu của mỏ than Quảng Ninh. Tạo điều kiện khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nơi đây, đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu tăng trưởng phí tải điện của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn từ năm 2010 trở đi, đồng thời góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực. Bên cạnh những tác động tích cực, Dự án cũng sẽ gây ra một số tác động tiêu cực cho môi trường như đã phân tích chi tiết ở Chương III. Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa các tác động này, NMNĐ Lục Nam 50MW sử dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường và ngay giai đoạn thiết kế cơ sở này, Chủ đầu tư đã dự kiến mức đầu tư khá lớn cho các biện pháp bảo vệ môi trường bao gồm: - Áp dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn là công nghệ tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường, đạt hiệu quả cao trong việc xử lý bụi, SO2, NOX và các khí độc hại khác có mức đầu tư cao hơn so với lò than phun truyền thống. Với công nghệ này, NOX phát thải thấp, SO2 được xử lý ngay trong buồng đốt. - Để xử lý bụi trong khói thải Nhà máy sẽ lắp đặt bộ phận khử bụi tĩnh (ESP) có hiệu suất khử ≥ 99,5%. Ở giai đoạn sau, Chủ đầu tư sẽ yêu cầu Nhà thầu cung cấp thiết bị phải đảm bảo hiệu suất > 99,85% (trong Hồ sơ Mời thầu) để đáp ứng hoàn toàn giới hạn cho phép theo TCVN 7440:2005 về phát thải. Trong trường hợp TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO hệ thống khử bụi tĩnh điện (ESP) gặp sự cố hoặc bị hỏng thì Nhà máy sẽ phải ngừng hoạt động. - Ống khói được xây dựng cao 100m có lắp đặt hệ thống quan trắc phát thải tự động để phát tán khói thải ra môi trường. Nhờ áp dụng các biện pháp đó, Dự án sẽ đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành cả về lượng phát thải vào môi trường không khí xung quanh (TCVN 7440:2005 và TCVN 5937:2005). Áp dụng công nghệ xử lý nước thải theo dây truyền kín, tái tuần hoàn tối đa, nước thải sau khi đã xử lý (đảm bảo chất lượng nước cho chu trình nước làm mát của Nhà máy) được bổ sung trở lại cho chu trình làm mát bình ngưng không thải ra môi trường. Các cặn bã ở trạng thái rắn sẽ được đưa ra bãi thải xỉ của Nhà máy. Chính vì vậy, nước thải của Nhà máy chắc chắn sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước và hệ sinh thái. - Tiết kiệm nguồn nước mặt và hạn chế đến mức tối đa ảnh hưởng của việc lấy và thải nước thải làm mát nhờ sử dụng hệ thống làm mát tuần hoàn kín có tháp làm mát cưỡng bức. - Ảnh hưởng do bãi thải xỉ được giảm thiểu tối đa nhờ áp dụng các biện pháp kỹ thuật như lót lớp chống thấm bằng vải địa kỹ thuật, phun ẩm bề mặt bãi xỉ, xây dựng hệ thống rãnh thoát nước với các hố thu tro. - Xây dựng hồ điều hoà trong khuôn viên Nhà máy để tạo cảnh quan Nhà máy và điều tiết khí hậu bên trong khuôn viên Nhà máy. - Sử dụng các vật liệu cách nhiệt và cách âm để giảm ảnh hưởng do nhiệt độ cao và độ ồn đáp ứng tiêu chuẩn TCVN 5949:1998. - Thực thi các biện pháp quản lý để không xảy ra các sự cố về môi trường như cháy nổ…gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, mất an toàn cho Nhà máy và cho nhân viên vận hành. Hệ thống PCCC được thiết kế theo đúng quy định kỹ thuật của Việt Nam. - Lắp đặt hệ thống thông gió và điều hoà không khí đảm bảo độ thông thoáng cho cán bộ công nhân viên đáp ứng tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn lao động theo Quyết định số 3733/2000/QĐ – BYT của Bộ Y tế. - Triển khai mạng lưới quan trắc môi trường (không khí, nước, đất) theo đúng yêu cầu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam. - Hỗ trợ nhân dân trong diện bị di dời xây dựng cơ sở hạ tầng tốt tại khu vực tái định cư để giúp họ ổn định cuộc sống tuân thủ theo các quy định và chính sách của Nhà nước hiện hành. - Tổng kinh phí đầu tư ban đầu cho các hạng mục Nhà máy để thực hiện việc giảm thiểu các tác động môi trường của Dự án vào khoảng 7.342.948 USD. Ngoài ra, hàng năm Nhà máy còn đầu tư vào khoảng 234 triệu đồng cho công tác quan trắc và quản lý môi trường. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO II. KIẾN NGHỊ Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dư án xây dựng NMNĐ Lục Nam 50MW đã được lập trên cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường và dự báo tác động môi trường khu vực Dự án căn cứ vào các văn bản pháp quy về Bảo vệ Môi trường của Nhà nước Việt Nam hiện hành. Kính đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang và các cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án NMNĐ Lục Nam 50MW để Chủ đầu tư có thể thực hiện các bước tiếp theo đúng tiến độ đề ra. TÀI LIỆU ĐƯỢC CUNG CẤP TẠI DIỄN ĐÀN MÔI TRƯỜNG XANH WWW.MTX.VN TÀI LIỆU CHỈ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDTM Du an Dau tu xay dung Nha may Nhiet dien Luc Nam 50MW xa Vu Xa huyen Luc Nam Bac Giang.pdf
Tài liệu liên quan