Về các công trình xử lý môi trường: đảm bảo đầu tư xây dựng đúng thời hạn hoàn thành các công trình xử lý ô nhiễm (thời hạn hoàn thành các công trình xử lý ô nhiễm: trước khi khu Cao ốc đi vào hoạt động chính thức) và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận trước khi Cao ốc đi vào hoạt động.
Chương trình quan trắc: lập hồ sơ giám sát như trình bày ở chương 5 và tổ chức giám sát chất lượng môi trường xung quanh của khu Cao ốc và có những biện pháp kịp thời đối với các kết quả giám sát.
Quản lý môi trường: chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành các hệ thống khống chế ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra.
3.3 Các cam kết khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.
Phòng chống sự cố cháy nổ: cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ như chương 4 của báo cáo.
Về an toàn lao động: chủ đầu tư thực hiện theo đúng qui định ban hành kèm theo Quyết định số: 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ Y Tế ngày 10/10/2002 về Môi trường lao động như đã đề ra chương 4 của báo cáo.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cam kết phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý an ninh trật tự, tệ nạn xã hội trong giai đoạn xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động.
Chủ đầu tư cam kết thực hiện kế hoạch quản lý, theo dõi thường xuyên hoạt động của khu Cao ốc cũng như các công trình xử lý môi trường nhằm hạn chế tối thiểu sự cố, rủi ro môi trường có thể xảy ra như đã nêu trong mục 4.2, chương 4 của báo cáo. Chủ đầu tư cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam nếu xảy sự cố gây ô nhiễm môi trường.
129 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 667 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường "Dự án đầu tư xây dựng Tháp SJC", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
át nước sinh hoạt được đính kèm bên dưới.
Thông số thiết kế các hạng mục công trình của trạm xử lý nước thải công suất 320 m3/ngày.đêm
STT
CÁC HẠNG MỤC
SL
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
VẬT LIỆU
A/. CÁC HẠNG MỤC XÂY DỰNG
1
- Hố thu gom + tách rác
1
Giữ lại các loại rác thô, tập trung nước thải
L x W x H = 2,0m x 2,0m x 3,0m
BTCT M200
2
- Bể điều hòa nồng độ và lưu lượng
1
L x W x H = 6,0m x 4,0m x 2,5m
- Chống thấm bitumen 3 lớp
BTCT M200
3
- Thiết bị lọc sinh học biofor hiếu khí + lưới chặn & đỡ vật liệu
1
L x W x H = 4,5m x 4,5m x 3,0m
- Chống thấm bitumen 3 lớp
BTCT M200
4
- Thiết bị lắng đứng
1
L x W x H = 3,0m x 3,0m x 3,0m
- Đáy côn + nắp đan
- Chống thấm bitumen 3 lớp
BTCT M200
5
- Bể chứa bùn
1
L x W x H = 3,5m x 3,5m x 1,5m
- Chống thấm bitumen 3 lớp
Gạch + BT đáy
6
- Bể khử trùng
1
L x W x H = 2,5m x 1,6m x 1,7m
- Chống thấm bitumen 3 lớp
Gạch + BT đáy
7
- Phòng điều hành
1
3,0m x 2,0m x 2,8m
Xây
gạch
B/. CÁC THIẾT BỊ MÁY MÓC
8
- Bơm nước thải (bơm chìm)
(01 dự phòng)
2
Công suất: 15-20 m3/h
2HP, 10m
Đầu inox, cánh gang
9
- Bơm nước thải trục ngang
(01 dự phòng)
2
Công suất: 10-15 m3/h
Đầu inox, cánh gang
10
- Bơm bùn (bơm chìm)
1
Công suất: 5m3/h
1HP
Đầu inox, cánh gang
11
- Bồn chứa hóa chất
1
300L
Nhựa
12
- Bơm định lượng hóa chất
1
Công suất: 35 l/h
Thiết bị
13
- Máy nén khí
1
Công suất: 7,5 HP
Thiết bị
14
-Hệ thống đường ống công nghệ
- Lắp đặt toàn bộ hệ thống
1
Đường nước thải, khí thải, hóa chất
uPVC
15
- Ống lắng trung tâm
1
D x H: 0,8m x 2m
Thép
16
-Hệ thống điện, tủ điện điều khiển tự động
1
Linh kiện LG, cáp CADIVI
_
17
- Vật liệu đệm
_
Cho thiết bị hiếu khí
Karemzite
hoặc Ống mềm plastic
(Nguồn: ASIATECH, 2010)
Điều kiện làm việc của hệ thống xử lý
Hệ thống được thiết kế hoạt động tự động, độc lập đảm bảo xử lý 320 m3/ngày đêm, khả năng vượt tải k = 1,1 – 1,3, chất lượng nước sau xử lý ổn định, đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của cơ quan chức năng phù hợp với pháp luật Việt Nam. Thời gian vận hành liên tục 24/24.
Với phương án này, hệ thống xử lý nước thải đạt được một số ưu điểm sau:
Hệ số vượt tải cao;
Vốn đầu tư không quá lớn;
Khả năng chịu sốc của vi sinh cao;
Chi phí vận hành thấp;
Chất lượng nước sau xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của cơ quan chức năng phù hợp với pháp luật Việt Nam;
Thời gian làm việc liên tục;
Vận hành dễ dàng;
Hệ thống hoạt động tự động;
Đảm bảo mỹ quan chung.
Hiệu quả hệ thống xử lý:
Hiệu quả xử lý: Nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008, cột B và được xả ra nguồn tiếp nhận.
Theo tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải sinh hoạt, Trịnh Xuân Lai, hàm lượng các chất ô nhiễm giảm qua các thiết bị xử lý như sau:
Bể tách dầu: BOD, COD giảm 10%
Bể điều hòa: BOD, COD giảm 10%
Bể hiếu khí: BOD, COD giảm 80%; SS giảm 60%; Nt giảm 60%
Bể khử trùng: BOD, COD giảm 10%; Coliform giảm 100%
Bảng 4. 1 Hiệu quả xử lý qua từng công đoạn xử lý nước thải
Thông số
Bể tách dầu
Bể điều hòa
Bể hiếu khí
Bể khử trùng
QCVN 14:2008/BTNMT, cột B, K=1
Vào
Ra
Vào
Ra
Vào
Ra
Vào
Ra
BOD (mg/l)
73
66
66
59
59
12
12
11
50
COD (mg/l)
138
124
124
112
112
22
22
21
-
SS (mg/l)
-
-
-
-
195
68
68
65
100
Tổng Nitơ (mg/l)
-
-
-
-
16,2
5,67
5,67
5,38
-
Dầu mỡ (mg/l)
40,4
4,04
-
-
-
-
-
-
20
Coliform
-
-
-
-
-
-
KGH
0
5.000
Ghi chú: KGH: không giới hạn
b. Nước mưa chảy tràn
Để giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn gây ra, dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
Hệ thống thoát nước mưa được thiết kế tách riêng một cách hợp lý và hạn chế nước mưa chảy tràn qua khu vực chứa rác tạm thời. Dọc theo cống thoát, tại điểm xả cuối cùng đặt song chắn rác để tách rác có kích thước lớn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Những khu vực được tráng nhựa, tạo độ dốc cần thiết để nước mưa thoát nhanh.
Nước mưa từ sàn mái được thu vào các ống đứng đi trong hộp gen xuống tầng 01 dẫn ra hố ga thoát nước mưa. Nước mưa trên mặt sân và các nơi khác được thu vào hố ga từ đó ra mạng thoát nước mưa chung của khu vực.
Khu vực sân bãi thường xuyên được làm vệ sinh sạch sẽ, không để vương vãi rác thải trong quá trình sinh hoạt của khách trong khu vực dự án.
Hệ thống thoát nước mưa cũng như các loại nước sinh hoạt khác có hệ thống chắn rác đúng yêu cầu kỹ thuật. Kích thước khe chắn < 25mm. Diện tích song chắn được tính toán để vận tốc nước qua song chắn < 1m/giây.
c. Nước giải nhiệt cho máy phát điện dự phòng
Do máy phát điện dự phòng chỉ hoạt động phục vụ trường hợp sự cố mất điện, cho nên tần suất hoạt động rất ít, đặc biệt đối với khu vực dự án là khu trung tâm nội thành thành phố nên vấn đề xảy ra sự cố mất điện và sửa chữa lưới điện sẽ diễn ra nhanh chóng nhằm đảm bảo an ninh và hoạt động của khu vực.
Nếu vận hành máy phát điện dự phòng thì sẽ phát sinh lượng nước giải nhiệt 2 m3/giờ. Lượng nước giải nhiệt này sẽ dẫn về tháp giải nhiệt để tái sử dụng tuần hoàn, không thải ra ngoài.
4.1.2.3 Giảm thiểu tác động từ chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt
Theo điều 50 của Luật bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11, toàn bộ chất thải rắn phát sinh trong dự án phải tiến hành phân loại tại nguồn trong khâu tồn trữ trước khi được thu gom, vận chuyển và xử lý theo qui định.
Vì vậy, dự án sẽ thực hiện chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn. Phân loại chất thải rắn tại nguồn được thực hiện tại nguồn phát sinh từ các khu vực trong dự án nhằm tách chất thải rắn thành các loại riêng biệt.
Phương pháp thu gom và xử lý
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của cao ốc có 2 loại: CTR vô cơ và CTR hữu cơ. CTR vô cơ như vỏ chai, thủy tinh, kim loại, ni lông, giấy sẽ tận thu để sử dụng lại hoặc tái chế. CTR vô cơ khác không sử dụng được vào các mục đích trên sẽ được thu gom để chôn lấp cùng với chất thải rắn hữu cơ (chủ yếu là các loại rác thực phẩm).
Đối với các tầng bố trí căn hộ:
Bố trí phòng chứa rác (3mx4m) và ống thu rác (600mmx600mm).
Tại phòng chứa rác sẽ bố trí thùng chứa có dung tích 50l. Các loại rác vô cơ: chai, lọ, miếng kim loại sẽ được bỏ vào thùng chứa. Định kỳ 2 ngày nhân viên vệ sinh sẽ thu gom 1 lần.
Đối với các loại rác hữu cơ, rác thực phẩm sẽ cho vào túi nylon và bỏ vào ống thu rác. Tại tầng dưới cùng của các tầng bố trí căn hộ (tầng 20) sẽ bố trí phòng chứa rác với các thùng chứa chuyên dụng có kích thước lớn 660lit. Đối với loại rác này sẽ được thu gom hàng ngày để tránh gây mùi hôi. Đồng thời, các thùng rác sẽ được bố trí nắp đậy kín tránh ruồi, muỗi
Đối với các tầng bố trí văn phòng cho thuê
Bố trí phòng chứa rác (2mx3m) và ống thu rác (400mmx500mm).
Tại phòng chứa rác sẽ bố trí thùng chứa có dung tích 120l. Các loại rác vô cơ: chai, lọ, miếng kim loại sẽ được bỏ vào thùng chứa. Định kỳ 2 ngày nhân viên vệ sinh sẽ thu gom 1 lần.
Đối với các loại rác hữu cơ, rác thực phẩm sẽ cho vào túi nylon và bỏ vào ống thu rác. Tại tầng dưới cùng của các tầng bố trí văn phòng cho thuê (tầng 8) sẽ bố trí phòng chứa rác với các thùng chứa chuyên dụng có kích thước lớn 660lit. Đối với loại rác này sẽ được thu gom hàng ngày để tránh gây mùi hôi. Đồng thời, các thùng rác sẽ được bố trí nắp đậy kín tránh ruồi, muỗi
Đối với các tầng dịch vụ
Bố trí phòng chứa rác 3mx4m.
Tại phòng chứa rác sẽ bố trí 2 thùng chứa có dung tích 240lit, có 2 màu khác nhau xanh lá cây (chứa rác thực phẩm, hữu cơ) và màu xám (rác vô cơ, các loại có thể tái chế).
Thùng chứa rác thực phẩm sẽ được thu gom hàng ngày.
Thùng chứa rác vô cơ sẽ được thu gom với tần suất 2 ngày/lần.
Tại tầng trệt, phòng chứa rác có diện tích 3,5mx7m được bố trí thuận lợi cho xe thu gom rác của công ty môi trường đô thị vào lấy rác hàng ngày.
Rác từ các tầng cao sẽ được vận chuyển xuống tầng trệt bằng ống thu gom rác, ống được làm bằng thép không rỉ.
Vị trí các phòng chứa rác được thể hiện trên mặt bằng tổng thể của các tầng được đính kèm trong phần phụ lục 4.
Số lượng thùng chứa rác:
Tổng khối lượng chất thải rắn phát sinh 1.449 kg/ngày, trong đó:
Các tầng văn phòng có khối lượng CTR phát sinh là 474 kg/ngày. Trong đó, khối lượng rác hữu cơ chiếm 73,5%, khối lượng riêng là 315 kg/m3 và rác còn lại có khối lượng riêng là 132kg/m3
Khối lượng rác hữu cơ: 73,5% x 474 kg/ngày = 348 kg/ngày
Thể tích rác hữu cơ: (348 kg/ngày) / (315kg/m3) = 1,1 m3/ngày. Số lượng thùng chứa 660 lít là 2 thùng.
Thể tích rác còn lại: [(474 kg/ngày) - (348kg/ngày)] / 132kg/m3 = 0,95 m3/ngày. Số lượng thùng chứa 120 lít là 8 thùng. Như vậy, mỗi tầng sẽ bố trí 01 thùng rác 120 lít.
Các tầng căn hộ có khối lượng CTR phát sinh là 392 kg/ngày. Trong đó, khối lượng rác hữu cơ chiếm 73,5%, khối lượng riêng là 315 kg/m3 và rác còn lại có khối lượng riêng là 132kg/m3
Khối lượng rác hữu cơ: 73,5% x 392 kg/ngày = 288 kg/ngày
Thể tích rác hữu cơ: (288 kg/ngày) / (315kg/m3) = 0,91 m3/ngày. Số lượng thùng chứa 660 lít là 2 thùng.
Thể tích rác còn lại: [(392 kg/ngày) - (288kg/ngày)] / 132kg/m3 = 0,79 m3/ngày. Số lượng thùng chứa 50 lít là 16 thùng. Như vậy, mỗi tầng sẽ bố trí 01 thùng rác 50 lít.
Các tầng dịch vụ có khối lượng CTR phát sinh là 208 kg/ngày. Trong đó, khối lượng rác hữu cơ chiếm 73,5%, khối lượng riêng là 315 kg/m3 và rác còn lại có khối lượng riêng là 132kg/m3
Khối lượng rác hữu cơ: 73,5% x 208 kg/ngày = 152 kg/ngày
Thể tích rác hữu cơ: (152 kg/ngày) / (315kg/m3) = 0,48 m3/ngày. Số lượng thùng chứa 240 lít là 2 thùng.
Thể tích rác còn lại: [(208 kg/ngày) - (152kg/ngày)] / 132kg/m3 = 0,42 m3/ngày. Số lượng thùng chứa 120 lít là 2 thùng. Như vậy, mỗi tầng sẽ bố trí 02 thùng rác với dung tích mỗi thùng là 120 lít.
Riêng khu vực siêu thị và khu vực công cộng sẽ bố trí thùng rác như các khu dịch vụ khác.
Chủ đầu tư có kế hoạch thu gom thường xuyên không để chất thải rắn tràn lan hay bị phân hủy bởi các thành phần trong môi trường. Khi có xe của công ty Môi trường đô thị Thành Phố đến thu gom thì mới được đem rác ra đổ, không đổ rác tùy tiện và không để cho người ngoài vào bới rác.
Đối với chất thải rắn có khả năng thu hồi và tái chế như: giấy, chai nhựa, lon nước có thể thu gom riêng và bán phế liệu.
Rác phải được thường xuyên vận chuyển đổ thải vào mỗi ngày, tuyệt đối tránh tình trạng lưu trữ quá 24 tiếng.
Lượng chất thải rắn sinh hoạt sẽ được ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom định kỳ hằng ngày và xử lý hợp lý theo quy định hiện hành.
Đối với bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải
Lượng bùn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sẽ được hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý định kỳ 01 tháng/lần.
Chất thải rắn nguy hại
Tuân thủ các yêu cầu về thu gom, lưu trữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng Qui chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Chất thải rắn nguy hại của dự án chủ yếu như bóng đèn huỳnh quang, pin, mực in Theo kết quả tính toán trong chương 3, lượng CTRNH phát sinh từ dự án khoảng 54-78kg/tháng.
Đối với chất thải rắn nguy hại cần phải thu gom và lưu trữ riêng với chất thải rắn sinh hoạt, do chất thải rắn nguy hại có độc tính cao nếu để lẫn vào chất thải rắn sinh hoạt sẽ gây nguy cơ nhiễm độc đối với người thu gom rác. Chất thải rắn nguy hại được cho vào thùng chứa chất thải nguy hại bố trí tại khu vực tầng trệt. Sau khi lưu trữ chủ dự án sẽ tiến hành thu gom và ký hợp đồng xử lý với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn theo đúng quy định, định kỳ thu gom 1 tháng/lần.
Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn phát sinh từ khu Cao ốc được thể hiện qua hình sau:
Rác thải
sinh hoạt
Vị trí tập trung
Dịch vụ thu gom rác
sinh hoạt
Rác sinh hoạt tái chế
Vị trí tập trung
Dịch vụ thu gom, bán
phế liệu
Chất thải rắn nguy hại
Vị trí tập trung
Đơn vị có chức năng
thu gom, xử lý
Hình 4. 4 Sơ đồ thu gom chất thải rắn của Cao ốc văn phòng
4.1.2.4 Giảm thiểu ô nhiếm nhiệt và tiếng ồn
Khống chế ô nhiễm nhiệt
Mục đích của việc khống chế ô nhiễm nhiệt là làm mát không khí, làm sạch bụi và một số khí độc trong không khí Chủ đầu tư đã đưa ra những giải pháp quy hoạch kiến trúc cho khu Cao ốc có thiết kế kết cấu phòng phù hợp đảm bảo thông thoáng theo nguyên tắc thông gió tự nhiên.
Đối với kính ốp trang trí xung quanh: chọn loại kính dày, giảm hấp thụ nhiệt.
Đối với khu vực hệ thống xử lý nước thải tập trung cũng được lắp đặt quạt hút khí và quạt thổi khí để thông thoáng khu vực.
Đối với một số thiết bị chính như máy phát điện thường làm phát sinh nhiệt đáng kể, do đó chủ đầu tư đã bố trí đặt tại khu kỹ thuật và lắp đặt hệ thống thông gió cưỡng bức nhằm giảm tác động nhiệt trong khu vực đặt máy, giảm thiểu các sự cố rủi ro do nhiệt gây ra cho máy.
Khống chế ô nhiễm tiếng ồn, rung
Tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện dự phòng, các phương tiện vận chuyển và từ hệ thống xử lý nước thải (máy bơm, máy thổi khí...)
Tiếng ồn từ máy phát điện dự phòng có tính chất gián đoạn, không liên tục. Mặt khác máy được đặt trong phòng cách âm và cách ly với môi trường xung quanh nên những tác động này không gây ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của nhân viên làm việc và trong dự án. Ngoài ra được bố trí các thiết bị quạt thông gió cưỡng bức để giải nhiệt. Máy phát điện dược sử dụng có sẵn hệ thống giảm chấn. Liên kết cao su bền, không cần lắp thêm bệ cao su hoặc lò xo giảm chấm. Do đó tác động về độ rung do máy phát điện được khống chế.
Riêng đối với tiếng ồn phát ra từ bãi xe là những tiếng ồn có tính chất không liên tục, cường độ ồn không quá cao nên mức độ tác động đến cộng đồng dân cư sinh sống trong dự án và xung quanh không quá lớn. Tuy nhiên, để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động do tiếng ồn gây ra, bãi xe được xây dựng ở tầng hầm với thiết kế phù hợp sao cho khả năng cách âm là cao nhất.
Ngoài ra, chủ đầu tư cũng áp dụng một số biện pháp khống chế tiếng ồn phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại đây, tiếng ồn phát sinh do hoạt động của máy thổi khí có thể được khắc phục bằng các biện pháp sau:
Máy thổi khí được đặt trong các container kín hoặc đặt trong nhà trạm có bố trí vật liệu cách âm;
Bảo dưỡng máy theo định kỳ và sửa chữa khi cần thiết.
Để hạn chế tiếng ồn, cũng như giảm khả năng phát tán mùi hôi (nếu có) đến khu vực lân cận, hệ thống xử lý được thiết kế kín sao cho cách âm là tốt nhất và được bố trí ở tầng hầm.
4.1.2.5 Giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội
Các tác động đến môi trường xã hội như đã trình bày ở trên không lớn, tuy nhiên đáng chú ý nhất là khi dự án đi vào hoạt động sẽ gây ảnh hưởng đến tình hình giao thông trong khu vực. Để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động này, chủ đầu tư sẽ tiến hành xây dựng tuyến đường giao thông nội bộ kết nối với đường giao thông chính trong khu vực một cách hợp lý nhằm bảo đảm lưu lượng xe cộ lưu thông ra đường chính thấp nhất ở mức có thể. Khi các phương tiện đến Cao ốc sẽ được nhân viên tại đây di chuyển ngay xuống tầng hầm. Do đó, hoạt động của dự án không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân tại khu vực và hạn chế kẹt xe trên đường đi vào cao ốc .
Bên cạnh đó, chủ dự án sẽ lập Ban quản lý dự án khi Cao ốc văn phòng đi vào hoạt động, nhằm bảo đảm sự lưu thông của các phương tiện trong và ngoài khu dự án, không để tình trạng lấn chiếm mặt đường nội bộ và đậu đỗ xe cộ bừa bãi gây ách tắc giao thông trong khu vực.
Kết hợp với công an giao thông khu vực nhằm bảo đảm sự an toàn lưu thông cũng như giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động do Cao ốc đến tình hình giao thông trên địa bàn.
4.1.2.6 Biện pháp giảm thiểu tác động đến tình hình giao thông khu vực khi dự án đi vào hoạt động
Có nhân viên bảo vệ hướng dẫn và điều xe suốt thời gian hoạt động.
Bố trí lối ra vào hợp lý, tránh ảnh hưởng đến giao thông của các tuyến đường hiện hữu, cụ thể như sau:
Lối vào chính công trình từ 3 mặt đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Trung Trực và Lê Thánh Tôn tạo được hành lang đi bộ bên trong tầng trệt công trình kết nối với hệ thống đi bộ dự kiến tổ chức quy hoạch thiết kế đô thị tại khu vực này.
Lối vào ô tô (1 chiều) phía đường Nguyễn Trung Trực dẫn vào 6 tầng hầm đậu xe, lối ra ô tô (1 chiều) từ phía đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Phân phối lượng khách, xe cộ ra vào từng cụm hạng mục của dự án nhằm tránh tập trung nhiều xe vào cùng thời điểm, gây cản trở giao thông, cụ thể như sau:
Giao thông dành cho khách tới làm việc tại khu văn phòng: khi khách tới các công ty để liên hệ công việc sẽ vào bằng lối vào sảnh được tổ chức trên đường Nguyễn Trung Trực.
Giao thông dành cho dân cư căn hộ sẽ vào bằng sảnh trên đường Lê Thánh Tôn.
Giao thông dành cho khách tới mua sắm, tham quan: khách có thể dừng xe trực tiếp tại sảnh đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Trung Trực.
4.2 ĐỐI VỚI SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
4.2.1 Phòng chống sự cố môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng
Biện pháp an toàn lao động, phòng chống cháy nổ
Lập ban an toàn lao động và bảo vệ môi trường tại công trường.
Quy định các nội quy làm việc tại công trường, bao gồm nội quy ra, vào làm việc tại công trường; nội quy về trang phục bảo hộ lao động; nội quy sử dụng thiết bị nâng cẩu; nội quy về an toàn điện; nội quy an toàn giao thông; nội quy an toàn chất nổ.
Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các nội quy cho công nhân bằng nhiều hình thức khác nhau như in nội quy vào bảng treo tại công trường, nhà ăn lán trại; tổ chức học nội quy; tổ chức tuyên truyền bằng loa phóng thanh; thanh tra và nhắc nhở tại hiện trường.
Tổ chức giáo dục, nhận thức cho công nhân trong quá trình xây dựng dự án nhằm hạn chế các sai phạm có thể xảy ra bắt nguồn từ công nhân, như làm rơi vật liệu xây dựng, la hét, chữi tục ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
Tổ chức theo dõi tai nạn lao động, xác định kịp thời nguyên nhân tai nạn và áp dụng các biện pháp khắc phục kịp thời nhằm tránh trường hợp lập lại các tai nạn tương tự.
Lắp đặt các biển cấm người qua lại khu làm việc của thiết bị nâng cẩu;
Lập hệ thống biển báo cấm lửa tại các khu vực dễ gây ra cháy nổ (khu vực xăng dầu, kho vật tư dễ cháy nổ, trạm biến áp..)
Trang bị các phương tiện chữa cháy tại công trường (bình bọt, bình CO2, cát...)
Các loại máy móc, thiết bị phải có hồ sơ kèm theo và phải được kiểm định bởi các cơ quan đo lường chất lượng.
Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Thường xuyên kiểm tra sự rò rỉ, các đường ống kỹ thuật phải sơn màu đúng quy định (đường ống nhiên liệu, hơi nước, khí). Công nhân trực tiếp thi công xây dựng hoặc cán bộ vận hành được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác và vận hành đúng kỹ thuật, tiến hành sữa chữa định kỳ. Trong những trường hợp có sự cố, công nhân được hướng dẫn và thực tập xử lý theo quy tắc an toàn.
Khi thi công xây lắp dựng dàn giáo, thiết bị trên cao bắt buộc sẽ được trang bị dây đeo móc khóa an toàn.
Lập trạm y tế tại công trường để kịp thời sơ cứu các ca tai nạn nghiêm trọng trước khi chuyển lên tuyến trên.
Trang bị rào chắn di động để cách ly khu vực sự cố, cách ly đám đông khi xảy ra sự cố cháy nổ.
Biện pháp thi công chống sụt, lún, nứt các công trình lân cận
Để hạn chế tác động xảy ra trong quá trình thi công đóng cọc, xây dựng tầng hầm sẽ gây ảnh hưởng đến các công trình xung quanh dự án, chủ dự án sử dụng hệ thống tường vây barette, thi công xây dựng tầng hầm bằng phương pháp Top-Down. Phương pháp này sẽ khắc phục được một số tác động như tiếng ồn, bụi, sạt lở đất.
Phương pháp móng cọc khoan nhồi được thực hiện như sau: lỗ cọc được tạo ra bằng các máy khoan và mũi khoan, khi khoan đến độ sâu đạt yêu cầu thì dùng máy hoặc thủ công để vét đất, làm sạch lỗ khoan trước khi đặt lồng thép và đổ bêtông xuống.
Đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trước khi chuẩn bị thi công; tiến hành khảo sát địa chất kỹ thuật, địa chất thủy văn tại khu vực dự án theo quy định.
Chọn công nghệ thi công ít gây chấn động để hạn chế ảnh hưởng đến công trình lân cận.
Thiết kế biện pháp thi công phù hợp với nền đất địa chất tại công trình nhằm tạo điều kiện thi công an toàn.
Sử dụng cọc tường vây barrete (loại thường được sử dụng đối với công trình có tầng hầm sâu hơn 10m và có mực nước ngầm cao).
Tính toán độ ổn định của hệ thống chống đỡ thành hố đào cho tầng ngầm phải kể đến áp lực đất, tải trọng của công trình ở khu vực lân cận và các tải trọng khác có thể phát sinh trong quá trình thi công.
Độ sâu hạ cừ phải đảm bảo sự ổn định của thành hố đào, trong đó trọng tâm là ổn định trượt
Độ lún ở khu vực xung quanh do tác động của hạ mực nước ngầm trong hố móng. Biện pháp phòng ngừa và hạn chế ảnh hưởng do hạ mực nước ngầm là:
- Thi công nhanh từng công đoạn;
- Tạo lớp cách nước dưới đáy hố đào bằng biện pháp khoan phụt vữa xi măng, vữa xi măng/bentonite, silicat hóa;
- Giữ ổn định mực nước ngầm phía ngoài hố đào bằng biện pháp ép bù nước, bố trí các giếng quan trắc độ tụt mực nước ngầm tại khu vực thi công và khu vực xung quanh.
Thi công hố đào được thực hiện theo đúng biện pháp thi công đã thiết kế.
Cần đào đất theo từng đợt, chiều sâu mỗi đợt không quá 1m. Bắt đầu đào từ phía cạnh ngắn của hố móng và từ khu vực giữa hố rồi tiến dần ra xung quanh.
Có quan trắc trước khi bắt đầu thi công và trong quá trình thi công: độ sụt lún, độ nghiêng, nứt của công trình lân cận; Theo dõi chuyển vị ngang của đất nền; Quan trắc mực nước ngầm...
Biện pháp phòng tránh sự cố thiếu khí do thi công tầng hầm
Thiết kế thông gió tầng hầm: ngoài đường vận chuyển đất đào còn có thêm đường thông thoáng khí và lối thoát hiểm khi gặp sự cố.
Bố trí quạt thông gió cưỡng bức tạo sự lưu thông không khí bên trong tầng hầm.
Hướng dẫn công nhân thi công xử lý các tình huống khi gặp nguy hiểm do thiếu khí.
Bố trí đén hiệu tại vị trí cửa thoát hiểm.
Tại khu vực thi công dự án gần Bệnh viện Sài Gòn nên các vấn đề về sơ cấp cứu cũng thuận tiện hơn so với khu vực khác.
Tại khu vực công trường có công bố số điện thoại, tên người quản lý, người chịu trách nhiệm chính và người chịu trách nhiệm về an toàn lao động để người lao động dễ dàng liên hệ trong trường hợp xảy ra sự cố.
4.2.2 Phòng chống sự cố trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Biện pháp phòng chống cháy nổ
Cháy nổ có thể xảy ra với bất kỳ hoạt động nào trong dự án để phòng tránh sự cố cháy nổ, chủ đầu tư dự án xây dựng khu Cao ốc SJC tiến hành thực hiện một số biện pháp sau:
Ban quản lý khu Cao ốc SJC sẽ tổ chức các buổi học, tập huấn về PCCC cho nhân viên làm việc và hướng dẫn khi có sự cố xảy ra.
Những khu vực dễ cháy như phòng máy phát điện chạy Diesel, khu vực kỹ thuật, phòng bố trí tủ điện trang bị các bình chữa cháy loại treo tường, những khu vực có diện tích rộng được trang bị các loại bình lớn hơn.
Thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc, thiết bị, giám sát các thông số kỹ thuật.
Thiết lập các hệ thống báo cháy, đèn hiệu và thông tin tốt. Các phương tiện chữa cháy được kiểm tra thường xuyên và luôn trong tình trạng sẵn sàng.
Kiểm tra dây dẫn điện tránh sự quá tải trên đường dây.
Nhân viên vận hành được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố.
Chủ đầu tư đã thiết kế hệ thống PCCC về mặt kiến trúc, công trình xây dựng và các hạng mục kỹ thuật báo cháy tự động, cấp nước chữa cháy, chống sét theo đúng yêu cầu và quy định của các cơ quan quản lý chức năng.
Chi tiết hệ thống PCCC được trình bày trong Chương 1.
Biện pháp giải quyết sự cố gãy hay bể hệ thống ống thu gom nước thải và hệ thống ống thu gom rác
Khi sự cố rò rỉ hay gãy hệ thống đường ống xảy ra, ban quản lý khu Cao ốc sẽ cho nhân viên kỹ thuật sửa chữa ngay lập tức và đồng thời báo ngay với cơ quan có chức năng nếu sự cố nghiêm trọng và giảm thiểu đến mức thấp nhất khả năng ảnh hưởng đến môi trường trong khu vực.
Bên cạnh đó, phải thường xuyên theo dõi kiểm tra đường ống định kỳ để tránh tuyệt đối các hiện tượng này xảy ra.
Sự cố đối với hệ thống xử lý nước thải
Đảm bảo vận hành hệ thống theo đúng quy trình đã được hướng dẫn;
Vận hành và bảo trì các máy móc thiết bị trong hệ thống một cách thường xuyên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của nhà cung cấp;
Lập hồ sơ giám sát kỹ thuật các công trình đơn vị để theo dõi sự ổn định của hệ thống, đồng thời cũng là tạo ra cơ sở để phát hiện sự cố một cách sớm nhất;
Lấy mẫu và phân tích chất lượng mẫu nước sau xử lý nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống xử lý;
Báo ngay cho nhà cung cấp, hoặc cơ quan có chức năng về môi trường các sự cố để có biện pháp khắc phục kịp thời khi hệ thống xử lý xảy ra sự cố.
Nhân viên vận hành được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố.
Sự cố vỡ đường ống cấp nước
Các biện pháp phòng ngừa vỡ đường ống nước:
Đường ống dẫn nước phải có đường cách ly an toàn;
Thường xuyên kiểm tra và bảo trì những mối nối, van khóa trên hệ thống được ống dẫn đảm bảo tất cả các tuyến ống có đủ độ bền và độ kín khít an toàn nhất;
Bố trí các van khóa phù hợp để đảm bảo cắt nguồn nước để sửa chữa kịp thời.
Sự cố sét đánh và chạm mạch điện: thiết kế và lắp đặt hệ thống chống sét hiện đại, đồng thời đảm bảo an toàn cho toàn bộ khu cao ốc.
Hệ thống chống sét
Kim thu sét tia tiên đạo, đặt trên mái toàn nhà, bán kính phục vụ tối thiểu 50m.
Cáp dẫn sét loại cáp bọc cách điện 1kV, chống nhiễu cho các đường dây, thiết bị thông tin.
Hệ thống tiếp địa có điện trở tiếp đất không quá 10.
Các nối cáp và cọc tiếp địa sử dụng hàn hóa nhiệt để đảm bảo tiếp xúc tại các mối hàn bền vững theo thời gian.
Hệ thống tiếp đất
Trạm tiếp đất chính cho đường dây điện cao thế và hạ thế sẽ được đặt trong phòng điện hạ thế và được nối với những cột thu lôi bằng đồng lõi thép, được đi vào lòng đất ở bên ngoài công trình.
Vỏ bọc bên ngoài của tủ phân phối điện hạ thế, vỏ bọc máy biến thế, hộp bảng điện cao thế, dây dẫn bảo vệ dân dẫn trung tính máy biến thế sẽ được gắn vào trạm tiếp đất chính.
Hệ thống tiếp đất thông thường có điện trở tiếp đất không vượt quá 4.
CHƯƠNG 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ
GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Chương trình quản lý môi trường cho Cao ốc SJC được thực hiện trong cả 2 giai đoạn – giai đoạn xây dựng và giai đoạn hoạt động, bao gồm các nội dung chủ yếu:
- Chương trình kiểm soát và giảm thiểu các tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng.
- Chương trình kiểm soát và giảm thiểu các tác động môi trường trong giai đoạn hoạt động.
Chương trình quản lý môi trường được thể hiện trong bảng 5.1
Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường
Stt
Nguồn và các tác động môi trường
Biện pháp giảm thiểu
Cơ quan thực hiện
Cơ quan
giám sát
Trong giai đoạn thi công, xây dựng
1
Từ các phương tiện giao thông và thiết bị thi công xây dựng: bụi, ồn, khí thải (CO, NO2, SO2)...
Thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do các phương tiện vận chuyển và máy móc/thiết bị thi công
Chủ đầu tư
Nhà thầu
Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 1,
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM
2
Sinh hoạt của công nhân xây dựng: nước thải, chất thải rắn, an ninh trật tự
Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và chất thải rắn sinh hoạt
Chủ đầu tư
Nhà thầu
UBND Phường Bến Thành, Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 1,
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM
3
Hoạt động xây dựng: chất thải rắn.
Thực hiện biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải xây dựng
Chủ đầu tư
Nhà thầu
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM
4
Trong quá trình lao động và làm việc trên công trường
Thực hiện chương trình an toàn lao động
Thực hiện các biện pháp hỗ trợ khác
Chủ đầu tư
Nhà thầu
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM,
Sở Lao động Thương binh Xã hội
Trong giai đoạn hoạt động
1
Phương tiện giao thông như xe máy, ô tô, xe vận chuyển ra vào khu vực
Thực hiện kiểm soát lượng xe ra vào, Quy định tốc độ khi các xe lưu thông vào Cao ốc văn phòng
Chủ đầu tư
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM
2
Nước thải sinh hoạt
Thực hiện kiểm soát ô nhiễm do nước thải.
Chủ đầu tư
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM
3
Chất thải rắn: chất thải rắn sinh hoạt, nguy hại, không nguy hại.
Thực hiện kiểm soát ô nhiễm do chất thải rắn sinh hoạt và nguy hại
Chủ đầu tư
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM
4
An toàn trong giai đoạn hoạt động
Thực hiện phòng chống cháy nổ.
Xây dựng hệ thống chống sét
Chủ đầu tư
Phòng cảnh sát
PCCC Thành phố
Sở Xây dựng Tp.HCM
5
Theo dõi quá trình hoạt động
Thực hiện chương trình giám sát môi trường
Chủ đầu tư
Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM
(Nguồn: ASIATECH, 2010)
Danh sách các công trình xử lý môi trường của dự án và thời gian thực hiện được thể hiện trong bảng 5.2
Bảng 5.2 Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện
Stt
Công trình xử lý môi trường
Kế hoạch thực hiện
A. Trong giai đoạn xây dựng
1
Thùng chứa chất thải rắn sinh hoạt.
Trang bị khi dự án bắt đầu được triển khai xây dựng và kết thúc khi hoàn tất giai đoạn xây dựng.
2
Thùng chứa chất thải nguy hại
Trang bị khi dự án bắt đầu được triển khai xây dựng và kết thúc khi hoàn tất giai đoạn xây dựng.
3
Nhà vệ sinh di động
Trang bị khi dự án bắt đầu được triển khai xây dựng và kết thúc khi hoàn tất giai đoạn xây dựng
4
Trạm rửa xe
Trang bị khi dự án bắt đầu được triển khai xây dựng và kết thúc khi hoàn tất giai đoạn xây dựng
5
Giếng bơm hạ mực nước ngầm
Trong giai đoạn thi công xây dựng
B. Giai đoạn hoạt động
1
Hệ thống thoát nước mưa
Lắp đặt đồng thời với quá trình xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động.
2
Hệ thống thoát nước thải
Lắp đặt đồng thời với quá trình xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động.
3
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung
Lắp đặt đồng thời với quá trình xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động.
4
Hệ thống thu gom rác thải và điểm tập kết rác
Bố trí, lắp đặt đồng thời với quá trình xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động.
5
Hệ thống phòng chống cháy
Lắp đặt đồng thời với quá trình xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động.
6
Hệ thống phòng chống sét
Lắp đặt đồng thời với quá trình xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động.
7
Hệ thống thông gió
Lắp đặt đồng thời với quá trình xây dựng dự án; đưa vào sử dụng khi dự án bắt đầu hoạt động.
8
Hệ thống xử lý khí thải máy phát điện dự phòng
Lắp đặt đồng thời với quá trình lắp đặt máy phát điện
(Nguồn: ASIATECH, 2010)
Kinh phí dự kiến cho các công trình xử lý môi trường của dự án trong giai đoạn xây dựng như sau:
Bảng 5.3 Kinh phí công tác bảo vệ môi trường của cao ốc
Stt
Nội dung thực hiện
Kinh phí (đồng)
Ghi chú
A. GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
25.000.000
1
Xây dựng các giếng bơm hạ mực nước ngầm
18.000.000
2
Đào rãnh thoát nước tạm thời
2.500.000
3
Thuê nhà vệ sinh lưu động
1.500.000
4
Bố trí các thùng chứa CTR
3.000.000
B. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG
1.333.180.000
1
Bố trí các thùng chứa CTR
50.280.000
2
Hệ thống thoát nước mưa
-
Được bao gồm trong chi phí đầu tư cơ bản
3
Hệ thống thoát nước thải
-
4
Hệ thống thông gió
-
5
Hệ thống thoát nước thải và hệ thống XLNT tập trung
1.282.900.000
6
Hệ thống xử lý khí thải từ máy phát điện dự phòng (04 set)
920.000.000
Các công trình xử lý môi trường sẽ được xây dựng và hoàn thành trước khi dự án đi vào hoạt động, đồng thời được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền khi dự án đi vào hoạt động.
5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
Việc giám sát chất lượng môi trường là một trong những chức năng quan trọng của công tác quản lý chất lượng môi trường và cũng là một trong những phần rất quan trọng của công tác đánh giá tác động môi trường. Việc giám sát có thể được định nghĩa như một quá trình để lập lại các công tác quan trắc và đo đạc. Từ đó xác định lại các dự báo trong báo cáo đánh giá tác động môi trường có đúng hay không hoặc mức độ sai khác giữa tính toán và thực tế.
Chủ dự án tự đề xuất chương trình giám sát ô nhiễm môi trường nhằm mục đích giám sát các tác động tới môi trường cũng như đánh giá hiệu quả của các biện pháp xử lý ô nhiễm. Dự án sẽ thực hiện chương trình giám sát chất lượng môi trường như sau:
5.2.1 Giai đoạn xây dựng
Chất lượng môi trường không khí xung quanh
Thông số chọn lọc: bụi tổng cộng, SO2, NO2, CO, tiếng ồn, rung, vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm).
Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5949-1998, QCVN 05:2009/BTNMT.
Vị trí lấy mẫu:
02 điểm tại công trường đang xây dựng.
01 điểm tại khu vực xung quanh công trường.
Tần suất giám sát: 6 tháng/lần trong quá trình xây dựng.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư sẽ thực hiện quan trắc theo dõi hiện tượng sụt lún, gãy đỗ các công trình lân cận trong giai đoạn thi công xây dựng.
5.2.2 Giai đoạn dự án đi vào hoạt động
Không khí xung quanh
Thông số chọn lọc: bụi, SO2, NO2, CO, tiếng ồn. Riêng khu vực trạm xử lý nước thải và khu vực thu gom chất thải rắn sẽ bổ sung một số thông số liên quan: NH3, H2S, CH4.
Tiêu chuẩn so sánh: TCVN 5949-1998, QCVN 05:2009/BTNMT
Vị trí lấy mẫu:
01 điểm tại hệ thống xử lý nước thải tập trung
01 điểm tại vị trí thu gom rác
01 điểm tại khu vực ra vào của cao ốc
01 điểm tại khu vực tầng hầm
Tần số giám sát: 06 tháng/lần.
Khí thải nguồn
Thông số chọn lọc: bụi, SO2, NO2, CO.
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT.
Vị trí lấy mẫu: 04 ống khói máy phát điện dự phòng
Tần số giám sát: 03 tháng/lần.
Nước thải
Thông số chọn lọc: pH, BOD5 (200C), Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), Tổng chất rắn hòa tan, Sunfua (tính theo H2S), Amoni (tính theo N), Nitrat (NO3-) (tính theo N), Dầu mỡ động, thực vật, Tổng các chất hoạt động bề mặt, Phosphat (PO43-) (tính theo P), Tổng Coliforms.
Tiêu chuẩn so sánh: QCVN 14:2008/BTNMT (cột B).
Vị trí lấy mẫu: đầu ra của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi đấu nối vào cống thoát nước thải của thành phố.
Tần số giám sát: 03 tháng/lần.
Sơ đồ vị trí giám sát được đính kèm bên dưới:
Sơ đồ vị trí giám sát được đính kèm bên dưới:
CHƯƠNG 6: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
6.1 Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC PHƯỜNG BẾN THÀNH
Ủy ban nhân dân phường Bến Thành có ý kiến góp ý như sau:
Thiết lập phương án bao che công trình trong suốt quá trình thi công;
Chưa nêu thời gian để vận chuyển nguyên vật liệu;
Bổ sung biện pháp giảm thiểu nước thải từ quá trình thi công xây dựng;
Giảm thiểu tiếng ồn trong thi công; giảm thiểu môi trường đất.
Chưa nêu biện pháp thoát nước từ nhà vệ sinh di động
Chưa nêu rõ biện pháp thoát nước mặt.
Chưa nêu được biện pháp vận chuyển đất đào.
Trong giai đoạn đi vào hoạt động: kiểm soát xe ra vào cao ốc; giảm thiểu nhiệt từ việc sử dụng kính ốp công trình; đồng thời cũng đề nghị áp dụng các biện pháp giảm thiểu đến xã hội.
(Nội dung chi tiết ý kiến UBND Phường được thể hiện trong công văn đính kèm trong phần Phụ lục)
Ủy ban MTTQ phường Bến Thành có ý kiến như sau:
Trong giai đoạn thi công xây dựng
Về vị trí: Công trình nằm trong khu dân cư tại khu vực trung tâm thành phố, do đó, việc vận chuyển vật tư, xà bần, rác, đất phải đảm bảo vệ sinh môi trường và lưu thông tại khu vực.
+ Phải có cầu rửa xe trước khi xe rời khỏi công trình.
+ Không để nước bùn, đất rơi vãi trên đường vận chuyển.
+ Xe vận chuyển xà bần, rác, đất đá phải được bịt kín trước khi rời khỏi công trình.
+ Phải có phương tiện tháo dỡ công trình phù hợp.
Về mỹ quan đô thị: do công trình nằm ngay khu vực trung tâm thành phố nên trong quá trình thi công phải đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị, công trình phải được bao che trong quá trình tháo dỡ và thi công.
Về nước thải: Phải có biện pháp xử lý nước thải có lẫn bùn, đất cát trước khi xả ra cống thoát nước chung của thành phố đối với công đoạn thi công móng và san lấp.
Về thời gian: đảm bảo thời gian nghĩ trưa và về đêm cho khu dân cư theo quy định.
Trong giai đoạn đưa công trình vào sử dụng
Về tiếng ồn và độ rung: Khi vận hành máy phát điện dự phòng và độ rung tránh ảnh hưởng cho các hộ liền kề (phải cách âm và có hệ thống giảm ồn...)
Về khói bụi: chủ đầu tư có biện pháp xử lý khói bụi tại vị trí máy phát điện trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
Về nước thải: chủ đầu tư đảm bảo quy trình xử lý nước thải trước khi thải ra cống chung của thành phố (đảm bảo chất lượng nước thải đạt Quy chuẩn Việt Nam hiện hành)
Về chất thải: chủ đầu tư phải phân loại chất thải, thu gom và tập trung trước khi vận chuyển đến nơi xử lý, không gây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh.
(Văn bản góp ý của UBMTTQ Phường Bến Thành được đính kèm trong Phần Phụ lục)
6.2 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương đồng ý với quan điểm của Ủy ban nhân dân và Ủy ban mặt trận Tổ quốc phường Bến Thành và cam kết thực hiện đầy đủ các đề nghị mà Ủy ban đã nêu cũng như thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu như đã trình bày trong báo cáo, cụ thể như sau:
Biện pháp giảm thiểu khói bụi trong quá trình thi công xây dựng:
Thiết lập phương án bao che công trình theo từng giai đoạn thi công.
Bổ sung thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, xà bần (từ 22 giờ tới 5 giờ sáng hôm sau).
Biện pháp giảm thiểu nước thải từ quá trình thi công xây dựng:
Biện pháp thoát nước từ nhà vệ sinh di động: thuê xe hút hầm cầu định kỳ.
Đối với nước thải từ quá trình thi công móng, tầng hầm: nước thải được thu gom về hố thu, lắng đất cát trước khi bơm vào hệ thống thoát nước của thành phố.
Bổ sung bản vẽ mặt bằng thoát nước của dự án.
Phương án vận chuyển đất có nước: dùng xe ben vận chuyển có thùng chứa kín, tránh rơi vãi nước.
Giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình thi công:
Sử dụng phương án khoan ép cọc nhồi nên không phát sinh tiếng ồn, rung ảnh hưởng tới nền đất (không dùng búa đóng cọc bê tông như trước đây).
Giảm thiểu tác động tới môi trường đất
Không có công đoạn đóng cọc bê tông
Đánh giá tác động do bơm hút hạ mực nước ngầm
Khi dự án đi vào hoạt động
Bố trí hệ thống giao thông và xe cộ ra vào cao ốc đối với các tuyến đường tiếp giáp dự án.
Giảm thiểu ô nhiễm nhiệt: dùng kính ốp dày, giảm hấp thụ nhiệt.
Giảm thiểu tác động đến môi trường xã hội:
Việc xây dựng công trình sẽ áp dụng để các khoảng lùi so với các tuyến đường theo quy định nên sẽ không ảnh hưởng đến vỉa hè, lề đường người đi bộ hiện tại. Hiện tại, công trình đã được che chắn bằng tôn và chừa lề đường dành riêng cho người đi bộ đúng quy định.
Bổ sung khả năng sự cố trong quá trình thi công tầng hầm.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT
1. KẾT LUẬN
Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng Khu cao ốc văn phòng, thương mại, căn hộ cao cấp – Tháp SJC do Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương làm chủ đầu tư, có thể đưa ra một số kết luận sau:
Báo cáo đã nhận dạng và đánh giá được các tác động từ quá trình thi công xây dựng và hoạt động của dự án cụ thể như sau:
Trong giai đoạn xây dựng: đã nhận dạng và đánh giá được các tác động đến người lao động, đến môi trường xung quanh và tình hình kinh tế xã hội xung quanh khu vực dự án.
Trong giai đoạn hoạt động của dự án: đã nhận dạng và đánh giá được các tác động đến môi trường nước, không khí trong và xung quanh khu vực dự án. Bên cạnh đó, báo cáo đã dự báo được các sự cố môi trường có thể xảy ra. Các tác động có hại trên đều ở mức độ nhẹ hơn nhiều nếu có các biện pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường.
Ứng với sự nhận dạng và đánh giá tác động từ quá trình xây dựng và hoạt động của dự án, báo cáo đã đề ra các biện pháp giảm thiểu tác động ở từng giai đoạn:
Trong giai đoạn xây dựng: báo cáo đã đề ra các biện pháp giảm thiểu đến các thành phần môi trường, đồng thời đề xuất các biện pháp an toàn lao động cũng như các giải pháp nhằm giảm thiểu những sự cố có thể xảy ra như cháy nổ, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, bất ổn về an ninh trật tự.
Trong giai đoạn hoạt động: báo cáo đã đề xuất tương đối đầy đủ các biện pháp giảm thiểu tác động đến các thành phần môi trường. Đây là các biện pháp mang tính khả thi cao và đã được ứng dụng vào thực tế tại các dự án tương tự.
Tuy nhiên, việc nhận dạng và đánh giá về những tác động của dự án cũng như các biện pháp giảm thiểu được đề xuất trong báo cáo không thể tránh khỏi những sơ suất do nhiều nguyên nhân như thông tin từ dự án chưa hoàn chỉnh, số liệu về hiện trạng môi trường nền còn tương đối ít, những hạn chế về mặt chuyên môn
Vì vậy để kiểm soát, hạn chế ô nhiễm và giảm thiểu các tác động của dự án tới môi trường thì từ khi xây dựng và đi vào hoạt động và kể cả sau này, chúng tôi sẽ áp dụng các biện pháp (chủ yếu về mặt kỹ thuật và công nghệ) để hạn chế ô nhiễm ngay tại nguồn phát sinh ô nhiễm như đã trình bày trong Chương IV của báo cáo. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng chống cháy nổ và phòng chống sự cố môi trường.
Sau khi được cấp Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, chúng tôi sẽ tiến hành thực hiện phương án bảo vệ môi trường theo đúng hướng dẫn.
2. KIẾN NGHỊ
Công ty cổ phần Sài Gòn Kim Cương – Chủ đầu tư Dự án xây dựng Cao ốc SJC kiến nghị đến Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.Hồ Chí Minh xem xét, cấp Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án.
3. CAM KẾT
Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim Cương - chủ Dự án đầu tư xây dựng Cao ốc SJC xin cam kết:
3.1 Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn chuẩn bị và xây dựng đến thời điểm trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức:
Sẽ nghiêm túc thực hiện các biện pháp theo đúng các phương án kỹ thuật để khống chế các nguồn gây ô nhiễm như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các tác động này sẽ được Chủ đầu tư cam kết thực hiện như sau:
Khống chế khói bụi trong quá trình thi công;
Khắc phục tiếng ồn, rung trong quá trình thi công;
Khống chế nước thải từ quá trình thi công xây dựng;
Thực hiện nghiêm túc các biện pháp thi công phù hợp, không gây ảnh hưởng sụt, lún, nứt các công trình lân cận.
Biện pháp kỹ thuật an toàn lao động và phòng cháy chữa cháy trong quá trình xây dựng cơ bản.
Cam kết thực hiện các phương án tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng vật liệu xây dựng bền vững.
3.2 Các cam kết về các giải pháp, biện pháp bảo vệ môi trường sẽ được thực hiện và hoàn thành trong các giai đoạn từ khi dự án đi vào hoạt động chính thức cho đến khi kết thúc dự án.
Sẽ nghiêm túc thực hiện các công trình xử lý các nguồn gây ô nhiễm môi trường từ hoạt động của dự án theo đúng các phương án kỹ thuật để khống chế các nguồn gây ô nhiễm như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Các công trình xử lý môi trường sẽ hoàn thành và được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền trước khi dự án đi vào hoạt động. Các tác động này sẽ được Chủ đầu tư cam kết thực hiện như sau:
Khống chế ô nhiễm không khí
Quy chuẩn về khí thải: QCVN 05:2009/BTNMT, QCVN 19:2009/BTNMT;
Tiêu chuẩn về độ ồn, rung: TCVN 5949-1998, TCVN 6962:2001.
Khống chế nguồn gây ô nhiễm nước thải
Xây dựng hệ thống thoát nước mưa tách riêng biệt với hệ thống thoát nước thải
Nước thải: nước thải sinh hoạt được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) trước khi thải vào cống thoát nước của thành phố.
Thu gom và quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn theo đúng qui chế quản lý chất thải rắn ban hành kèm theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ.
Chủ đầu tư Dự án sẽ ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom hàng ngày và vận chuyển chất thải rắn không gây nguy hại đến nơi xử lý đúng nơi qui định.
Thu gom và xử lý chất thải nguy hại
Tuân thủ các yêu cầu về thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại theo đúng Qui chế quản lý chất thải nguy hại ban hành kèm theo Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại và Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại.
Hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và vận chuyển chất thải rắn nguy hại đến nơi xử lý theo đúng qui định.
Thực hiện thủ tục đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM.
Về các công trình xử lý môi trường: đảm bảo đầu tư xây dựng đúng thời hạn hoàn thành các công trình xử lý ô nhiễm (thời hạn hoàn thành các công trình xử lý ô nhiễm: trước khi khu Cao ốc đi vào hoạt động chính thức) và được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận trước khi Cao ốc đi vào hoạt động.
Chương trình quan trắc: lập hồ sơ giám sát như trình bày ở chương 5 và tổ chức giám sát chất lượng môi trường xung quanh của khu Cao ốc và có những biện pháp kịp thời đối với các kết quả giám sát.
Quản lý môi trường: chủ đầu tư sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng trong quá trình thiết kế, thi công và vận hành các hệ thống khống chế ô nhiễm môi trường nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường theo quy định và phòng chống sự cố môi trường khi xảy ra.
3.3 Các cam kết khắc phục ô nhiễm môi trường trong trường hợp các sự cố, rủi ro môi trường xảy ra do triển khai dự án.
Phòng chống sự cố cháy nổ: cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng chống sự cố cháy nổ như chương 4 của báo cáo.
Về an toàn lao động: chủ đầu tư thực hiện theo đúng qui định ban hành kèm theo Quyết định số: 3733/2002/QĐ – BYT của Bộ Y Tế ngày 10/10/2002 về Môi trường lao động như đã đề ra chương 4 của báo cáo.
Bên cạnh đó, chủ đầu tư cam kết phối hợp với chính quyền địa phương trong việc quản lý an ninh trật tự, tệ nạn xã hội trong giai đoạn xây dựng cũng như khi dự án đi vào hoạt động.
Chủ đầu tư cam kết thực hiện kế hoạch quản lý, theo dõi thường xuyên hoạt động của khu Cao ốc cũng như các công trình xử lý môi trường nhằm hạn chế tối thiểu sự cố, rủi ro môi trường có thể xảy ra như đã nêu trong mục 4.2, chương 4 của báo cáo. Chủ đầu tư cam kết chịu trách nhiệm trước Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam nếu vi phạm các công ước quốc tế, các tiêu chuẩn Việt Nam nếu xảy sự cố gây ô nhiễm môi trường.
Tp.HCM, tháng 12 năm 2010
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1. 1 Các thông số cơ bản của Tháp SJC 9
Bảng 1. 2 Dự kiến số lượng người quy hoạch sinh sống và làm việc tại khu vực dự án 10
Bảng 1.3 Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện của dự án 19
Bảng 1. 4 Nhu cầu nước cấp phục vụ PCCC 21
Bảng 1.5 Nhu cầu cấp nước cho dự án 23
Bảng 2. 1 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp 1 25
Bảng 2. 2 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp 2a 26
Bảng 2. 3 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp 2 27
Bảng 2. 4 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp TK1 28
Bảng 2. 5 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp 3 29
Bảng 2. 6 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp 3a 29
Bảng 2. 7 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp 3b 30
Bảng 2.8 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp 4 31
Bảng 2. 9 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp 5 32
Bảng 2.10 Các chỉ số vật lý và các đặc tính cơ học của lớp TK2 32
Bảng 2.11 Diễn biến nhiệt độ trung bình các năm của thành phố 34
Bảng 2.12 Diễn biến độ ẩm tương đối trung bình các năm của thành phố 35
Bảng 2.13 Diễn biến lượng mưa trung bình tháng các năm 36
Bảng 2.14 Diễn biến số giờ nắng các năm trên địa bàn thành phố 37
Bảng 2.15 Kết quả vi khí hậu và chất lượng không khí xung quanh tại khu vực 39
Bảng 3.1 Các hoạt động và nguồn gây tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng 42
Bảng 3. 2 Nhiên liệu sử dụng phục vụ cho các phương tiện thi công 43
Bảng 3.3 Thành phần và tính chất dầu DO 43
Bảng 3.4 Hệ số ô nhiễm của các chất trong khí thải khi đốt dầu DO 44
Bảng 3.5 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm từ quá trình đốt dầu DO 45
Bảng 3. 6 Tải lượng ô nhiễm do quá trình vận chuyển đất đào 46
Bảng 3.7 Tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe tải chạy trên đường 46
Bảng 3.8 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí do phương tiện vận chuyển 47
Bảng 3.9 Nồng độ các chất khí độc trong quá trình hàn điện vật liệu kim loại 48
Bảng 3. 10 Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh 52
Bảng 3. 11 Tải lượng khí thải của các phương tiện giao thông 53
Bảng 3. 12 Tải lượng các chất ô nhiễm từ xe gắn máy 53
Bảng 3. 13 Tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện sử dụng dầu DO 54
Bảng 3.14 Tải lượng và nồng độ khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng 55
Bảng 3.15 H2S phát sinh từ các đơn nguyên của hệ thống xử lý nước thải 56
Bảng 3. 17 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 57
Bảng 3.18 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 59
Bảng 3.19 Thành phần, khối lượng các loại chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động của dự án 61
Bảng 3.20 Các nguồn gây tác động môi trường không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng 61
Bảng 3.21 Dự báo mức ồn từ các phương tiện vận chuyển và phương tiện thi công 62
Bảng 3. 22 Kết quả tính toán tỷ lưu lượng 66
Bảng 3. 23 Kết quả hệ số truyền dẫn nước T và khả năng tích nước Sy 66
Bảng 3. 24 Mức ồn của các thiết bị 67
Bảng 3.25 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn xây dựng 69
Bảng 3. 26 Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động 70
Bảng 3.27 Mức độ tin cậy của các phương pháp sử dụng 74
Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường 107
Bảng 5.2 Danh mục các công trình xử lý môi trường và thời gian thực hiện 108
Bảng 5.3 Kinh phí công tác bảo vệ môi trường của cao ốc 109
DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí của dự án 8
Hình 4.2 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý khí thải từ máy phát điện 85
Hình 4.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tập trung công suất 320 m3/ngđ 90
Hình 4. 4 Sơ đồ thu gom chất thải rắn của Cao ốc văn phòng 100
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD : Nhu cầu oxy sinh hóa
BTCT : Bê tông cốt thép
COD : Nhu cầu oxy hóa học
DO : Oxy hòa tan trong nước
GTVT : Giao thông vận tải
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
TSS : Tổng chất rắn lơ lửng
HTXLNT : Hệ thống xử lý nước thải
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
UBMTTQ : Ủy ban mặt trận Tổ quốc
PHỤ LỤC 1
GIẤY TỜ PHÁP LÝ LIÊN QUAN
PHỤ LỤC 2
VĂN BẢN THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG
PHỤ LỤC 3
KẾT QUẢ ĐO ĐẠC
PHỤ LỤC 4
CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN
PHỤ LỤC 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH DỰ ÁN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dtm_sjc_sau_tham_dinh_4043_2076022.doc