Đánh giá tác động môi trường - Dự án: Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê-Xã Phù Linh, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội

Qua việc khảo sát, phân tích các điều kiện tự nhiên, đo đạc và phân tích hiện trạng môi trường tự nhiên và KT-XH khu vực dự án, dựa trên các kết quả dự báo, đánh giá tác động của dự án đến môi trường có thể kết luận như sau: 1- Dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội do Chủ đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội được triển khai thực hiện trên khu đất rộng 68,8563ha là một dự án khả thi theo Quyết định số 5154/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/10/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội, tỷ lệ 1/500]. 2- Dự án được triển khai đã từng bước nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo thêm thế và lực mới phục vụ cho phát triển du lịch của thủ đô, là một khu du lịch và vui chơi, giải trí được đầu tư với quy mô lớn và hoàn chỉnh đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng của người dân Hà Nội, của người dân sống ở các vùng lân cận Hà Nội và của du khách quốc tế. Với nguồn vốn đầu tư lớn, chủ đầu tư đã chọn lựa địa điểm hợp lý và mục tiêu đầu tư rõ ràng, Dự án có tính khả thi cao và khi đi vào vận hành sẽ góp phần vào cải tạo, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo một chuyển biến mới trong sự nghiệp giữ gìn bền vững môi trường. Vị trí đặt dự án là hợp lý và tối ưu theo tính toán chi phí-lợi nhuận.

doc134 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 3213 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động môi trường - Dự án: Khu vui chơi giải trí - Khu biệt thự để bán và cho thuê-Xã Phù Linh, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nước và kiểm soát CTR trình bày ở trên đã góp phần đáng kể vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất. Tuy nhiên, một số biện khác cũng phải được áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa việc gây ô nhiễm và xói lở đất do quá trình thi công Dự án như: - Vét hết lớp bùn (khoảng 300 - 400 mm), tránh tình trạng tồn tại trong lòng đất gây ra phân huỷ kỵ khí, chứa kim loại nặng và thuốc bảo vệ thực vật. - Nghiêm cấm mọi hành vi xả chất ô nhiễm, chất gây hại xuống các vùng trũng hoặc sử dụng để san lấp mặt bằng. Chọn vật liệu san lấp thích hợp là các loại chất trơ như cát, đất sét. - Tại các tuyến đường chuyên chở VLXD và các khu vực thi công phải có các biện pháp đắp bờ bao, trồng cỏ che phủ, bố trí hệ thống tiêu thoát nước và đẩy nhanh tốc độ thi công nhằm hạn chế tình trạng xói mòn, sụt lở. 4.3.9 Các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống sự cố môi trường Các biện pháp đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động Trong quá trình thi công xây dựng Dự án có thể xảy ra tai nạn lao động, do đó tất cả công nhân tham gia trên công trường đều phải được học tập về các quy định về ATVSLĐ và phải có bộ phận y tế thường trực tại công trường. Các công nhân trực tiếp thi công, vận hành máy móc phải được đào tạo kỹ về lý thuyết và thực hành. Bao gồm: - Các thiết bị, máy móc phải được kiểm tra định kỳ. - Có hệ thống đèn chiếu sáng phục vụ thi công cho những nơi cần làm việc vào ban đêm. - Phải có rào chắn, các biển báo nguy hiểm tại những nơi có khả năng rơi, ngã hoặc điện giật. - Cung cấp đầy đủ trang, thiết bị phòng hộ cá nhân như mũ bảo hộ, găng tay, khẩu trang, kính hàn... và phải có những quy định nghiêm ngặt về sử dụng. - Lán trại tạm cho công nhân phải thoáng mát, hợp vệ sinh, có nhà tắm, nhà vệ sinh đầy đủ, có trạm y tế cấp phát thuốc men và sơ cứu tai nạn. - Che chắn những khu vực phát sinh bụi và dùng xe tưới nước để tưới đường và các loại vật liệu như đá trộn bê tông để chống bụi... - Tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng tới các thôn, khu dân cư lân cận về tác hại của: khí độc hại, tiếng ồn, độ rung. Sử dụng các phương tiện như: dùng khẩu trang, bạt chắn, nút bông lỗ tai khi phải tiếp xúc với các nguồn ô nhiễm. Các biện pháp phòng chống sự cố môi trường và đảm bảo trật tự trị an - Lắp đặt thiết bị PCCC theo đúng các tiêu chuẩn quy phạm (TCVN 2622-95) tại khu vực có nguy cơ cháy nổ. - Để hạn chế đến mức thấp nhất những sự cố xảy ra trong hoạt động thi công dẫn đến sự cố môi trường, Dự án sẽ áp dụng các giải pháp kỹ thuật cũng như nâng cao năng lực quản lý, cụ thể như sau: - Lắp đặt thiết bị an toàn cho đường dây tải điện và thiết bị tiêu thụ điện (aptomat bảo vệ ngắn mạch và ngắn mạch chạm đất...). - Định kỳ kiểm tra mức độ tin cậy của các thiết bị an toàn (báo cháy, chữa cháy, chống sét, aptomat..) và có biện pháp thay thế kịp thời. - Đề ra các nội quy lao động, hướng dẫn cụ thể về vận hành, an toàn cho máy móc, thiết bị. Đồng thời kiểm tra chặt chẽ và có biện pháp xử lý đối với các cá nhân vi phạm. - Trong khu vực công trường cần có người bảo vệ thường xuyên để ngăn ngừa và giải quyết các vấn đề như: trộm cắp, tai nạn giao thông, tranh chấp... - Tuần tra thường xuyên, có những quy định nghiêm cấm tệ nạn xã hội tại khu vực lán trại. 4.3.10 Các biện pháp khác - Chủ dự án và các nhà thầu thi công phải tạm dừng tất cả các hoạt động xây dựng ngay lập tức nếu tìm thấy bất kỳ tài sản khảo sát hoặc tài sản văn hóa (tìm thấy tình cờ) trong lòng đất. Có các biện pháp bảo vệ thích hợp hiện trường, đồng thời thông báo ngay cho cơ quan QLNN về văn hóa hoặc chính quyền địa phương. Chỉ sau khi có kết luận chính thức của cơ quan văn hóa đồng ý cho tiếp tục thi công thì dự án mới được tiếp tục thi công xây dựng. - Đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ của các nhà thầu xây dựng trong việc BVMT trong giai đoạn thi công xây dựng dự án. - Những biện pháp giảm thiểu sẽ được đưa vào những tài liệu chính thức cho các nhà thầu thi công và cuối cùng vào hợp đồng xây dựng, các tài liệu này sẽ là những yêu cầu bắt buộc cho các nhà thầu khi tiến hành thi công xây dựng. 4.3.11 Phương án xử lý bùn hữu cơ Lớp bùn cơ được nạo vét trước khi san nền bằng cát đen sẽ được xử lý bằng pháp pháp sau: - Lật và phơi bùn nhằm làm giảm độ ẩm trong bùn, - Vận chuyển bằng xe tải có thùng kín đến vị trí cho phép. Bùn hữu cơ có thể sử dụng làm vật liệu san lấp đối với các công trình không yêu cầu độ đầm nén cao như: công viên, sân bãi,… Trước khi tiến hành đổ bỏ lớp bùn hữu cơ, chủ dự án hoặc đơn vị thi công phải xin phép chính quyền địa phương nơi tiếp nhận và các cơ quan chức năng có liên quan về phương án vận chuyển, đổ bỏ với các thời gian cụ thể. Nghiêm cấm đổ bừa bãi hoặc tại các nơi không được phép. 4.4 CáC BIệN PHáP GIảM THIểU TáC ĐộNG TIÊU CựC TớI MÔI TRƯờNG Tự NHIÊN KHI Dự áN ĐI VàO HOạT ĐộNG 4.4.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí Giảm thiểu bụi, khí thải từ các phương tiện GTVT - Khuyến khích và vận động mọi người sinh hoạt trong dự án sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân. - Đề xuất các biện pháp quản lý giao thông trong khuôn viên: bố trí các bãi gửi xe hợp lý cho từng khu, cấm các phương tiện GTVT không đủ điều kiện hoạt động trong khu dự án... - Hai bên đường nội bộ đều được trồng cây xanh. - Vỉa hè rộng và khoảng cách từ các khu nhà ở đến các luồng xe chạy lớn. - Tổ chức phun nước rửa đường định kỳ hàng ngày. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí từ các hoạt động dịch vụ - Trong thiết kế kiến trúc, tại các khu vực bếp nhà hàng đều có bố trí hệ thống thông gió hút tự nhiên (hoặc cưỡng bức) trong các hành lang kỹ thuật. - Hạn chế tối đa các nguồn gây ô nhiễm mùi như: cống phải có nắp, nghiêm cấm phóng uế và vứt rác thải bừa bãi, đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định... - Tăng cường trồng và chăm sóc cây xanh, phát động các phong trào trồng cây xanh trong dự án, khu biệt thự, khu dịch vụ công cộng. - Cấm hút thuốc trong dự án - Sau khi dán thảm hay đánh véc ni, sơn đồ đạc hay kết cấu nhà phải có biện pháp thông thoáng phòng cẩn thận. - Các máy văn phòng cần để ở chỗ thông thoáng. - Sử dụng các loại xà phòng, nước tẩy rửa và các loại thuốc xịt chứa ít các chất độc hại trong công tác vệ sinh. - Các khu dịch vụ phải có biện pháp thu hút mùi, hơi thức ăn,…tuyệt đối không làm ảnh hưởng hoạt động chung. 4.4.2 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước Mạng lưới cấp nước - Sử dụng nguồn nước cấp từ Công ty Kinh doanh nước sạch số 2, không tự ý khai thác nước dưới đất cho hoạt động sau này của dự án. Nếu dự án của Công ty Kinh doanh nước sạch số 2 chưa cung cấp được nước sạch cho dự án theo tiến độ thì dự án sẽ tiến hành lập hồ sơ xin khai thác nguồn nước ngầm cho hoạt động dự án. - Mạng lưới cấp nước phải bao gồm hệ thống bể chứa, trạm bơm, mạng lưới đường ống cấp nước, hệ thống bể mái cho từng khu nhà. Nước sau khi được tập trung tại bể chứa của cụm khu nhà, cụm công trình được bơm cấp lên hệ thống bể mái của các khối nhà để phục vụ cho sinh hoạt và hoạt động dịch vụ. Ngoài hệ thống mạng lưới đường ống sinh hoạt còn có hệ thống đường ống cấp nước phục vụ cứu hỏa. Hệ thống này bao gồm bơm cấp từ bể chứa, mạng lưới đường ống và các trụ cứu hỏa. - Mạng lưới đường ống cấp nước được đặt chìm dưới đất. Đường kính ống cấp nước vào mỗi khu nhà tối thiểu là F20 với vận tốc trung bình 1 - 2 m/s. - Mạng lưới đường ống cấp nước chữa cháy được thiết kế bao gồm các ống có đường kính F100 với lưu lượng 10 l/s, áp lực tự do tại đầu vòi đảm bảo 10 m. Các trụ cứu hỏa được đặt với khoảng cách từ 50 đến 100 m đảm bảo bảo cấp nước chữa cháy khi có hỏa hoạn xảy ra. - Tính toán lượng nước dự trữ PCCC như sau: QCH = qCC ´ T = 36 ´ 3 = 108 (m3) Trong đó: + q = 10(l/s) = 36(m3/h): Yêu cầu cấp nước chữa cháy. + T = 3h: Thời gian cấp nước chữa cháy. - Tính toán trạm bơm, bể chứa của dự án như sau: + Bơm cứu hỏa gồm 2 máy bơm (1 hoạt động, 1 dự phòng). Đặc tính kỹ thuật của máy bơm như sau: Q = 36(m3/h) ; H = 65 (m) ; N = 2,4 (KW) + Bơm nước sinh hoạt gồm 3 máy bơm (2 hoạt động, 1 dự phòng). Đặc tính kỹ thuật của máy bơm như sau: Q = 30 (m3/h) ; H = 52 (m) ; N =1,8 (KW) + Nguyên lý hoạt động: Khi cấp nước cho sinh hoạt sử dụng 2 bơm với 2 lần hoạt động trong ngày, mỗi lần 2 h. Khi có cháy sử dụng 1 bơm chữa cháy. + Bể chứa: Xây một bể chứa có thể tích 500 m3 trong đó 400 m3 sử dụng cho cấp nước sinh hoạt và các nhu cầu khác, 100 m3 dự trữ cho nước cứu hỏa. Mạng lưới thoát nước và xử lý nước thải a) Mạng lưới thoát nước thải - Hệ thống thoát nước thải là hệ thống thoát nước riêng, độc lập với hệ thống thoát nước mưa. Hệ thống thoát nước thải bao gồm mạng lưới cống thoát nước, các ga thu và trạm xử lý nước thải tập trung, công suất 600 m3/ngđ. - Thiết kế đường cống theo nguyên tắc tự chảy, mạng lưới cống thoát nước là các cống bê tông D300, được thiết kế với chế độ tự chảy có độ dốc nhỏ nhất là 0,0015, và vận tốc tự chảy tối thiểu là 0,7(m/s). Các hố ga được đặt tại các điểm thay đổi dòng chảy hay tại những vị trí dự tính thu nước nước thải ra. Nước bẩn từ các công trình nhà biệt thự, công trình dịch vụ công cộng…sau xử lý sơ bộ được thoát vào các tuyến cống D300mm độ dốc theo độ dốc đường quy hoạch, có độ sâu chôn cống tại các điểm đầu từ 0,7-1m. Xây dựng dọc theo các tuyến đường nội bộ, dẫn nước thải về trạm xử lý. - Dọc theo các tuyến cống thoát nước bẩn bố trí các giếng thăm tại vị trí thay đổi tiết diện cống, chuyển hướng cống, tại điểm xả các công trình để nạo vét bảo dưỡng định kỳ và sửa chữa cống, khoảng cách giữa các giếng là 20 - 25m (đối với cống D300mm). b) Trạm xử lý nước thải tập trung Nước thải sinh hoạt có nồng độ chất bẩn lớn: xí, tiểu... được xử lý làm sạch cục bộ bằng bể tự hoại trước khi cùng với các nguồn nước thải khác như: tắm, rửa, giặt, nước thải khu dịch vụ, nhà hàng... đưa vào các tuyến thoát nước và về trạm thu gom và xử lý tập trung. Trạm xử lý nước thải với công suất tương ứng với nhu cầu sử dụng nước dự án là 600 m3/ngày đêm và diện tích dự kiến là 1.000 m2. Các nguồn nước chảy tràn Như phần trên đã trình bày, lượng nước mưa thường kéo theo bụi bặm, các chất bẩn từ mái nhà, sân bãi, đường nội bộ xuống sân, đường nội bộ. Song chắn rác được dùng để giữ rác và các tạp chất rắn kích thước lớn trong nước thải. Song chắn rác cố định đặt trên đường dẫn nước thải vào bể ngầm, cấu tạo song chắn rác gồm các thanh kim loại hình chữ nhật, hình tròn hay hình elip. Khoảng cách giữa các thanh từ 16-20mm phụ thuộc vào vị trí song chắn rác. Hình 4.1: Sơ đồ song chắn rác, vớt rác thủ công bằng tay Nước chảy tràn hay nước mưa đi qua song chắn rác này sẽ chảy vào cống thoát chung vào hệ thống xử lý. Khi dọn vệ sinh thường nhật, nhân viên vệ sinh sẽ dùng dụng cụ với rác từ các song chắn lên để đường dẫn nước thải luôn thông suốt. Nước thải chung Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945 – 2005 (Loại B) Ngăn hiếu khí Song chắn rắc/ Bể điều hoà Ngăn lắng Hệ cấp N, P Bơm Máy thổi khí Bể chứa bùn Bơm Đơn vị thu gom Ngăn khử trùng Khớ Hoá chất Bùn Bơm bùn tuần hoàn Hoá chất khử trùng Hình 4.2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Hiệu quả của hệ thống xử lý Nồng độ các thông số của nước thải sau khi xử lý bằng hệ thống thu gom, xử lý nói trên sẽ đạt TCVN 5945 loại B và QCVN 14: 2008/BTNMT - Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 4.4.3 Biện pháp quản lý rác thải, chất thải rắn Dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội quản lý và thu gom chất thải theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ. Căn cứ TCVN 6705-2000 và TCVN 6706-2000 về phân loại về chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn nguy hại, Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về ban hành danh mục chất thải nguy hại, Công ty chủ đầu tư đưa ra phương án thu gom chất thải rắn phát sinh hàng ngày sau đó phân loại. - Chất thải sinh hoạt: đổ vào thùng rác chung, đổ rác theo lịch của đơn vị vệ sinh của xã, thôn. Đối với chất thải thông thường: Ký hợp đồng với Công ty MTĐT Hà Nội để vận chuyển và xử lý tại bãi rác tập trung của thành phố Hà Nội. Trong quy hoạch đến năm 2020, rác thải của thành phố sẽ được xử lý tại 2 vị trí sau: + Bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh tại huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, diện tích 20 ha. + Khu liên hợp xử lý CTR liên vùng Hà Nội - Hà Tây - Hòa Bình tại xã Tiến Sơn, huyện Lương Sơn, Hòa Bình, diện tích quy hoạch là 200 ha. Hiện tại vẫn đổ thải tại Khu liên hợp xử lý rác thải sinh hoạt Nam Sơn, Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Chất thải nguy hại như dẻ lau dính dầu mỡ (phát thải từ công đoạn sửa chữa máy móc), dầu mỡ bảo dưỡng ôtô, xe máy tại các gara, khu dịch vụ…được thu gom theo Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên Môi trường về hướng dẫn thụ tục hồ sơ, đăng ký, cấp phép quản lý CTNH, lựa chọn đơn vị có đủ điều kiện để xử lý theo tiêu chuẩn. 4.4.4 Biện pháp phòng chống cháy nổ Trong công tác PCCC, việc phát hiện sớm, chính xác sự cố cháy nổ là điều kiện kiên quyết giúp việc phòng ngừa, hạn chế tổn thất do hoả hoạn gây ra. Việc phát hiện sớm và chính xác vụ cháy, có thể dập tắt đám cháy một cách chắc chắn và dễ dàng bởi các phương tiện chữa cháy tại chỗ, báo cháy tự động là phương pháp tốt nhất giúp con người thực hiện được ý tưởng của mình. Thông qua hệ thống đèn, còi, chuông và bảng chỉ thị vùng xảy ra cháy, hệ thống báo cháy tự động sẽ phát báo tình trạng có cháy để biết và xử lý kịp thời, đúng đắn, hạn chế được tổn thất do hoả hoạn gây ra. Vì chức năng này nên hệ thống báo cháy tự động đòi hỏi những yêu cầu rất cao. Các giải pháp PCCC được đề xuất: a) Giải pháp kỹ thuật chung - Hệ thống báo cháy phải phát hiện nhanh chóng, chính xác, kịp thời khi có cháy xảy ra nhờ khả năng thông báo địa chỉ cụ thể và ngay lập tức vùng xảy ra cháy của tủ báo cháy. - Tổng diện tích đất là 68,9ha vì vậy không thể trang bị thiết bị báo cháy cho toàn bộ diện tích sàn xây dựng. Giải pháp tối ưu là giải pháp kinh tế kỹ thuật. Để thỏa mãn yêu cầu này, lựa chọn giải pháp các đầu báo cháy được bố trí tại các khu vực chứa các vật liệu dễ cháy, phòng đặt các thiết bị điện công suất lớn, các khu vực nhà kho, văn phòng, trạm điện, khu dịch vụ đông người... - Tủ trung tâm báo cháy có số lượng kênh tương ứng với các vùng quan sát cháy, thông báo các sự cố của hệ thống trong quá trình hoạt động bình thường. Hiển thị các thông tin cơ bản về hệ thống. Có khả năng chống nhiễu tốt, loại bỏ các tín hiệu không mong muốn xuất hiện như báo động giả... Không bị tê liệt toàn bộ hay một phần do cháy gây nên trước khi phát tín hiệu báo cháy. - Trang thiết bị phải tiên tiến làm việc nhiều năm không bị lạc hậu. b) Hệ thống báo cháy tự động Tín hiệu báo cháy được đưa về tủ báo cháy đặt tại tầng 1 hoặc phòng thường trực của từ cụm công trình, cụm dịch vụ hay phòng bảo vệ của dự án. Tủ báo cháy có khả năng tự động quay số điện thoại đến cơ quan phòng chống cháy. - Đầu báo khói: Các đầu báo khói được bố trí tại phòng không tự nó phát sinh khói, ngoại trừ khi có cháy. Đầu báo khói sẽ phát hiện chính xác sự xảy ra cháy ngay cả khi nó chỉ là sự cháy âm ỉ. Sản phẩm ban đầu của sự cháy là khói, chỉ khi vụ cháy xảy ra lớn mới phát sinh nhiệt độ cao. Do vậy việc sử dụng đầu báo khói sẽ phát hiện sớm nhất vụ cháy xảy ra. Đầu báo khói được lắp trên trần, khoảng cách giữa các đầu báo £ 9m. - Hộp nút ấn báo cháy khẩn cấp: Hộp nút ấn báo cháy khẩn cấp được lắp đặt trên hành lang gần các cửa ra vào, ở những vị trí thuận tiện để khi mới bắt đầu xảy ra cháy mà các cảm biến báo cháy chưa đủ khả năng phát hiện (như nhiệt độ còn thấp, khói còn ít...) con người phát hiện được, có thể tác động phát báo tình trạng hoả hoạn. Hộp nút được đặt cách sàn 1,5 m. - Chuông báo động cháy: Được lắp cách trần 200 mm ở các vị trí mà sự cộng hưởng âm học là cao nhất và gần nơi các nhân viên làm việc hoặc sinh hoạt, đảm bảo khi phát ra âm thanh báo động mọi người trong khu vực có thể nghe thấy rõ nhất. - Cáp tín hiệu cho hệ thống báo cháy: Sử dụng dây tín hiệu PVC 4 x 1 mm2. Dây tín hiệu luồn trong ống ghen đặt chìm trong tường và trên máng cáp. Sử dụng cáp tín hiệu 20 x 1 mm2 đạt tiêu chuẩn IEC 331 và IEC 332 về trở kháng của dây dẫn sử dụng trong hệ thống báo động cháy. - Trung tâm báo cháy: Để phân định rõ khu vực xảy cháy, tủ trung tâm báo cháy cần có số lượng các kênh báo cháy tương ứng với số đầu báo cháy lắp đặt ở các khu vực riêng biệt của công trình. Tủ trung tâm này được đặt tại phòng bảo vệ hoặc phòng thường trực, luôn có người trực 24/24 giờ. - Nguyên lý làm việc của hệ thống báo cháy tự động: Dùng hệ thống các đầu báo khói hộp báo cháy khẩn cấp để phát hiện sớm, chính xác các vụ cháy chuyển thành tín hiệu điện đưa về tủ trung tâm, thông báo ra loa, chuông, đèn tình trạng có cháy và địa chỉ nơi xảy ra cháy, báo động cho mọi người biết để có biện pháp xử lý cần thiết. Hệ thống còn có chức năng tự động kiểm tra các tín hiệu nhiễu, loại trừ các báo động giả không mong muốn xảy ra, báo động các lỗi của hệ thống như mất nguồn điện chính, mất nguồn điện dự phòng, đứt dây tín hiệu... Ngoài ra hệ thống còn có thể gửi các tín hiệu điều khiển khác theo yêu cầu như tín hiệu điều khiển hệ thống chữa cháy tự động. 4.4.5 Phòng chống và khắc phục sự cố hư hỏng trạm xử lý nước thải tập trung Để hạn chế sự cố trạm xử lý nước thải tập trung, chủ dự án thực hiện các biện pháp: - Nhận chuyển giao và đào tạo nhân lực để vận hành trạm xử lý nước thải theo hướng dẫn của nhà cung cấp thiết bị. - Vận hành trạm xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật. - Thường xuyên bảo dưỡng, thay thế các thiết bị - Luôn dự trữ các thiết bị có nguy cơ hỏng cao như: các máy bơm, phao, van, thiết bị sục khí, cánh khuấy và các thiết bị chuyển động khác,... để kịp thời thay thế khi hỏng hóc. - Quan trắc chất lượng nước thải đầu ra của Trạm xử lý thường xuyên để sớm phát hiện các sự cố. - Các hóa chất sử dụng phải tuân theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất. - Trong trường hợp xảy ra sự cố tại trạm xử lý nước thải tập trung, phải áp dụng biện pháp “nhốt nước thải” tại hồ điều hòa. Nhanh chóng khắc phục trạm xử lý nước thải để đảm bảo nước thải không qua xử lý, thải ra nguồn tiếp nhận là ít nhất. 4.4.6 Biện pháp đảm bảo cho cuộc sống người dân bị mất đất để thực hiện dự án Như đã phân tích trong các phần trên, khi thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội sẽ phải thu hồi nhiều đất lâm nghiệp và đất nông nghiệp, tác động đến cuộc sống nhân dân của xã Phù Linh. Công tác GPMB do Ban GPMB chủ trì thực hiện song cũng cần sự phối hợp chặt chẽ của Chủ đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội, các biện pháp đề xuất như sau: - Về tiền đền bù và phí GPMB: Thực hiện theo đúng Luật đất đai và các quy định hiện hành khác. - Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng sớm cho các hộ dân: Dự án sẽ có phương án thưởng tiền cho các hộ gia đình bàn giao mặt bằng trước hoặc đúng tiến độ. - Hỗ trợ địa phương: Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội cam kết sẽ hỗ trợ xã có liên quan xây dựng cơ sở hạ tầng, khám chữa bệnh miễn phí,…và các biện pháp hỗ trợ khác nhằm cải thiện cuộc sống của nhân dân địa phương cũng như tăng cường mối quan hệ với cộng đồng. Chương trình cụ thể sẽ được các bên thống nhất sau khi đã thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết từ phía địa phương và cân đối ngân sách của dự án. - Hỗ trợ việc làm cho người dân bị thu hồi đất: Dự án sẽ tiếp nhận lao động địa phương vào làm việc tại tổ bảo vệ, VSMT, dịch vụ,... trong dự án. - Vấn đề thu hút lao động địa phương trong dự án cần ưu tiên, vấn đề giải quyết lao động dôi dư sau thu hồi đất phải được sự hỗ trợ và quan tâm của các cấp chính quyền huyện nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung. Chương 5 chương trình quản lý và giám sát môi trường 5.1 CHƯƠNG TRìNH quản lý MÔI TRƯờNG 5.1.1 Chương trình quản lý, giáo dục môi trường GDMT nhằm làm cho người lao động có ý thức BVMT, nhận thức được môi trường sống và làm việc cần được bảo vệ trước hết vì sức khoẻ của chính bản thân người trực tiếp lao động, người dân sống trong dự án và cộng đồng xã hội. Công tác giáo dục môi trường sẽ được thực hiện theo các nội dung như sau: - Chủ đầu tư dự án sẽ tổ chức hội thảo, mở các lớp tập huấn hoặc tuyên truyền bằng các phương tiện truyền thông để mọi người, từ người dân sống trong dự án đến những người lao động làm phục vụ nắm được nội dung cơ bản của Luật BVMT và chấp hành luật. Chương trình giáo dục sẽ chú trọng vào việc trang bị những kiến thức cơ bản cho chủ thể sống và sinh hoạt tại dự án, qua đó con người có ý thức bảo vệ môi trường hơn. Một trong những hành động cụ thể là giáo dục ý thức tiết kiệm, sử dụng hợp lý và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên như nguyên liệu, năng lượng, nước, đất đai... nâng cao ý thức vệ sinh môi trường trong và ngoài khu vực cụm công trình mình đang sống, thực hiện thường xuyên các chương trình vệ sinh, quản lý các chất thải. - Chủ đầu tư dự án sẽ phối hợp với các cấp chính quyền sở tại tích cực đôn đốc và giáo dục người dân và nhân viên phục vụ thực hiện các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, thực hiện việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ. Dự án sẽ cùng với các cơ quan, đơn vị và đơn vị khác trong khu vực tham gia tích cực và thực hiện các kế hoạch hạn chế tối đa các nguồn gây ô nhiễm, BVMT theo quy định và hướng dẫn chung của các cấp chuyên môn có thẩm quyền của thành phố. CHỦ ĐẦU TƯ Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội ĐƠN VỊ THẦU THI CễNG XÂY DƯNG Ban quản lý điều hành dự án CễNG TY TƯ VẤN THIẾT KẾ - QUY HOẠCH Xõy dựng nhà Quản lý mụi trường Quản lý tài chớnh Theo dừi thi cụng Quản lý kế hạch Giỏm sỏt thiết kế Hình 5.1 Sơ đồ tổ chức quản lý môi trường dự án - Tổ chức thực hiện: Ban quản lý điều hành dự án sau này chịu trách nhiệm trực tiếp đối với các vấn đề môi trường nảy sinh tại dự án trước các cấp chính quyền, trước cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp huyện và thành phố. Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội cử cán bộ chuyên môn phụ trách về môi trường để giám sát và thực hiện các nhiệm vụ có liên quan, chịu trách nhiệm liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường tại huyện và thành phố. Trong trường hợp cần thiết, Ban quản lý điều hành dự án, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội sẽ mời các chuyên gia tư vấn về môi trường để thực hiện nhiệm vụ: giáo dục, đào tạo nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ phụ trách và nhận thức cho người lao động về bảo vệ môi trường và nắm được Luật về BVMT để thực hiện chương trình quản lý môi trường đạt hiệu quả cao, đáp ứng được mục tiêu đề ra. - Chế độ kiểm tra, giám sát và thực hiện Luật BVMT: cán bộ phụ trách căn cứ vào quy định của pháp luật và cam kết trong báo cáo về thực hiện chương trình quan trắc môi trường để tiến hành định kỳ chương trình giám sát môi trường tại dự án; thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn bao gồm: + Thường xuyên theo dõi và kiểm tra việc vận hành các hệ thống xử lý môi trường và lên kế hoạch bảo dưỡng hệ thống; + Đề xuất các biện pháp quản lý và giảm thiểu chất thải mới có tính khả thi cao hơn và tiến hành các hợp đồng cần thiết việc xử lý chất thải bảo vệ môi trường. + Lên chương trình, kế hoạch tổ chức tập huấn và nâng cao nhận thức về môi trường cho người dân và nhân viên lao động tại dự án. + Chịu trách nhiệm thực hiện các điều khoản khác quy định trong Luật BVMT, như: kê khai và nộp phí nước thải, đăng ký cấp phép các loại giấy phép về môi trường… - Chế độ báo cáo: thực hiện chế độ báo cáo 2lần/1 năm theo đúng quy định; cán bộ phụ trách có thể mời các cơ quan tư vấn thực hiện việc đo đạc, lấy mẫu lập báo cáo hiện trạng môi trường dự án gửi Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, Phòng kiểm soát ô nhiễm – Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội. Nội dung báo cáo gồm: + Quan trắc chất lượng các thành phần môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường tại dự án: căn cứ theo chỉ tiêu phân tích chất lượng các thành phần môi trường theo chương trình giám sát môi trường. + Đánh giá tính khả thi của các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm đang được áp dụng,ví dụ: hiệu quả xử lý nước thải của hệ thống, khó khăn trong vận hành hệ thống…. + Những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong quá trình thực hiện chương trình quản lý môi trường và các đề xuất, kiến nghị giải quyết, + Các tranh chấp, kiếu nại, tố cáo về vấn đề môi trường liên quan đến dự án + Kế hoạch quản lý môi trường hàng năm. 5.1.2 Danh mục các công trình xử lý môi trường Như đã đề xuất các biện pháp khống chế và xử lý ô nhiễm môi trường tại chương 4 của báo cáo ĐTM này, các công trình xử lý ô nhiễm môi trường được triển khai khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trình bày trong bảng 5.1 Bảng 5.1: Danh mục các công trình xử lý ô nhiễm môi trường TT Danh mục các công trình Trách nhiệm thực hiện I. Giai đoạn thi công xây dựng Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội và các nhà thầu 1 Trạm rửa xe tại công trường 2 Thùng thu gom dầu mỡ, rác thải nguy hại 3 Bể phốt/nhà vệ sinh lưu động 4 Các công trình khác II. Giai đoạn đưa dự án vào hoạt động Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội và Ban quản lý điều hành dự án (thành lập sau khi dự án đi vào hoạt động) 6 Xây dựng hệ thống thoát nước mưa 7 Xây dựng bể phốt tự hoại 3 ngăn tại các cụm công trình 8 Xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung qui mô 600 m3/ngàyđêm 9 Xây dựng hệ thống PCCC, cảnh báo tự động, bán tự động 10 Các thùng chứa rác thải thông thường,… 11 Vị trí tập kết, lưu giữ chất thải nguy hại 12 Trồng bổ sung cây xanh, hồ nước điều hòa và các công trình khác tạo cảnh quan 5.2 chương trình giám sát môi trường 5.2.1 Cơ sở của chương trình Trong quá trình thi công xây dựng và hoạt động dự án, việc quan trắc và giám sát chất lượng môi trường phải được tiến hành theo đúng các quy định tại Chương X, Luật Bảo vệ môi trường về Quan trắc và thông tin về môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp thứ 8, Khóa XI (Luật số 52/2005/QH11). Chủ đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội tổ chức đo đạc, quan trắc, lưu giữ các số liệu quan trắc tại cơ sở, đồng thời báo cáo bằng văn bản cho cơ quan QLNN về BVMT theo quy định của pháp luật. Công tác quan trắc và giám sát chất lượng môi trường trong phạm vi dự án do Chủ đầu tư thực hiện. Chủ đầu tư sẽ phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn, Phòng kiểm soát ô nhiễm – Chi cục bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội thực hiện chương trình giám sát và quan trắc môi trường. ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giám sát chất lượng môi trường - Giám sát chất lượng môi trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác QLMT. Giám sát chất lượng môi trường là quá trình tổng hợp các biện pháp khoa học, kỹ thuật, công nghệ và quản lý nhằm kiểm soát, theo dõi một cách chặt chẽ và có hệ thống các khuynh hướng biến đổi chất lượng môi trường. - Giám sát chất lượng môi trường có thể được định nghĩa như là quá trình “Quan trắc - đo đạc - ghi nhận - phân tích - xử lý và kiểm soát một cách thường xuyên, liên tục các thông số chất lượng môi trường”. Giám sát chất lượng môi trường là công cụ đắc lực để các nhà quản lý, chủ đầu tư, các nhà chuyên môn, khoa học giám sát chặt chẽ các nguồn thải, điều chỉnh kế hoạch kinh doanh và giảm nhẹ chi phí cho việc khắc phục, xử lý ô nhiễm và BVMT cách hữu hiện nhất phát triển bền vững. - Việc giám sát chất lượng môi trường là theo dõi các chỉ thị môi trường qua các thông số lý học, hóa học và sinh học. Kết quả của quá trình giám sát chất lượng môi trường một cách liên tục, lâu dài có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với những thay đổi về môi trường để đề xuất các biện pháp xử lý, bảo vệ mà còn góp phần đánh giá mức độ chính xác của các dự báo tác động môi trường đã được đề cập trong báo cáo ĐTM của dự án. - Việc thiết lập hệ thống các điểm quan trắc giám sát chất lượng môi trường cũng như chương trình giám sát chất lượng môi trường nói chung của khu vực thực hiện phải dựa vào các số liệu về điều kiện tự nhiên, khí tượng, thuỷ văn, địa chất thuỷ văn và hiện trạng chất lượng môi trường của khu vực. Mục tiêu của chương trình giám sát chất lượng môi trường Mục tiêu của chương trình giám sát chất lượng môi trường là thu thập một cách liên tục các thông tin về sự biến đổi chất lượng môi trường bên trong cũng như bên ngoài dự án để kịp thời phát hiện các tác động xấu đến môi trường, trên cơ sở đó để đề xuất các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Mặt khác, giám sát chất lượng môi trường nhằm đảm bảo các hệ thống xử lý ô nhiễm, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tập trung hoạt động có hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt các TCVN và QCVN hiện hành. Các thông tin thu được trong quá trình giám sát chất lượng môi trường phải đảm bảo được các thuộc tính dưới đây: - Độ chính xác của số liệu: Độ chính xác của các số liệu giám sát được đánh giá bằng khả năng tương đồng giữa các số liệu và hiện thực. Sự sai lệch giữa các số liệu và hiện thực càng thấp càng tốt. - Tính đặc trưng của số liệu: Số liệu thu thập được tại 1 điểm quan trắc phải đại diện cho một không gian nhất định. - Tính đồng nhất của số liệu: Số liệu thu thập được tại các thời điểm khác nhau tại những điểm khác nhau phải có thể so sánh được với nhau. Khả năng so sánh này được gọi là tính đồng nhất của các số liệu. - Khả năng theo dõi liên tục theo thời gian - Tính đồng bộ của số liệu: Số liệu phải bao gồm đủ lớn về bản thân yếu tố đó và các yếu tố khác có liên quan. Nội dung của chương trình giám sát Nội dung của chương trình giám sát chất lượng môi trường khu vực dự án bao gồm: - Giám sát chất lượng môi trường không khí, tiếng ồn trong giai đoạn xây dựng và vận hành Dự án. - Giám sát chất lượng môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải) trong giai đoạn thi công xây dựng và vận hành Dự án. - Kiểm tra, giám sát việc thu gom và xử lý CTR. - Kiểm tra công tác thực hiện các công trình xử lý môi trường, trồng cây xanh - Kiểm tra công tác đào tạo, tập huấn và tuyên truyền về BVMT Cơ sở giám sát chất lượng môi trường Giám sát chất lượng môi trường phải dựa theo các quy định của pháp luật và các điều kiện kỹ thuật sau đây: - Luật BVMT và các văn bản pháp lý có liên quan - Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), qui chuẩn QCVN, tiêu chuẩn ngành (TCN) về môi trường - Quy trình khai thác, vận hành dự án theo tiêu chuẩn quốc tế - Hiện trạng chất lượng môi trường khu vực - Trang thiết bị và phòng thí nghiệm chịu trách nhiệm chuyên môn giám sát ô nhiễm môi trường - Nhân lực tham gia giám sát môi trường. 5.2.2 Đề xuất mạng lưới giám sát chất lượng môi trường giai đoạn thi công a) Quan trắc, giám sát môi trường không khí (i). Thông số quan trắc - Điều kiện vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió), tiếng ồn, bụi lơ lửng TSP; CO ; SO2 ; NO2, H2S, tổng CxHy (ii). Vị trí quan trắc - 6 điểm trong khu vực công trường xây dựng. - 4 điểm tại các khu vực xung quanh. (iii). Tần suất thực hiện: - 6 tháng/lần (2 lần/năm) b) Quan trắc, giám sát môi trường nước (i). Đối tượng kiểm tra - Các hệ thống cấp nước thi công và sinh hoạt - Các khu vệ sinh lưu động - Các hệ thống thoát nước thải sinh hoạt - Các hệ thống thoát nước mưa và nước thải thi công (ii). Nội dung kiểm tra - Kiểm tra sự thay đổi về kích thước, chế độ dòng chảy, lắng đọng, tích tụ, biến dạng của hệ thống thoát so với trước khi có hoạt động xây dựng. Xác định các yếu tố gây nên sự thay đổi đó. - Kiểm tra sự tồn tại và khả năng thoát nước của các tuyến thoát nước sinh hoạt, nước mưa, nước thải thi công. Xác định các yếu tố gây cản trở đến khả năng thoát nước và làm gia tăng nồng độ chất bẩn trong các loại nước thải. - Kiểm tra điều kiện vệ sinh tại các khu lán trại, mức độ tiện nghi của các khu vệ sinh công cộng, công trình bể tự hoại. Xác định các yếu tố làm giảm điều kiện vệ sinh tại các khu vực đó. - Xác định các vị trí tiếp nhận, lưu giữ các loại nước thải - Kiểm tra điều kiện vệ sinh của công trình khai thác nước cấp thi công. Hoạt động khai thác nước và hệ thống cấp nước thi công. Các biện pháp bảo vệ nguồn nước đang được thực hiện. - Ghi nhận và kiểm tra lại các thông tin phản hồi có liên quan đến môi trường từ khu vực lân cận và từ công nhân xây dựng. (iii). Tần suất kiểm tra - 6 tháng/lần (2 lần/năm). c) Quan trắc, giám sát các thành phần môi trường khác - Kiểm tra công tác quản lý CTR - Kiểm tra việc mật độ trồng cây xanh và thảm cỏ - Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động. d) Các tiêu chuẩn so sánh - Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ngày 07 tháng 10 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường không khí xung quanh (QCVN 05:2009 và QCVN 06:2009) - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường - Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ TN&MT. - Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 của Bộ Y tế ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009) - Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17 tháng 06 năm 2009 của Bộ Y tế ban hành Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) - Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan. 5.2.3 Quan trắc, giám sát môi trường khi dự án đi vào hoạt động a) Quan trắc, giám sát môi trường không khí (i). Thông số quan trắc Các phương pháp đo đạc và phân tích mẫu kiểm soát chất lượng không khí được được tiến hành theo các TCVN tương ứng (ii). Vị trí giám sát - Trên địa bàn dự án: 16 điểm (4 điểm xung quanh, 12 điểm tại một số cụm công trình, vị trí phát thải khí như nơi đặt máy phát điện dự phòng, khu XL nước thải tập trung…) (iii). Tần suất thực hiện - 6 tháng/lần (2 lần/năm). b) Quan trắc, giám sát môi trường nước (nước mặt, nước thải, nước ngầm) (i). Vị trí kiểm tra a/ Nước ngầm Các chỉ tiêu cần giám sát: pH, cặn tổng số, độ cứng tổng cộng, nitrat, nitrit, amoni, clo, Fe, Mn, Pb, Cd, Cu, Zn, Hg, As, colifrom, Fecal colifrom Vị trí lấy mẫu: 02 mẫu nước ngầm trước và sau xử lý b/ Nước mặt Các chỉ tiêu cần giám sát: pH, DO, COD, BOD5, chất rắn lơ lửng, nitrat, nitrit, amoni, sulfat, tổng phốt pho, tổng nitơ, Coliform, fecal coli. Vị trí lấy mẫu: 02 mẫu nước hồ (hồ Đồng Đẽn và khu vực lân cận) 01 mẫu nước hồ, ao phía ngoài, lân cận dự án c/ Nước thải Các chỉ tiêu cần giám sát: pH, cặn hoà tan, COD, BOD5, dư lượng thuốc BVTV,độ màu, chất rắn lơ lửng, tổng nitơ, tổng photpho, Hg, Pb, As, Cd, colifrom, Fecal colifrom. Vị trí lấy mẫu: 02 mẫu nước thải trước và sau xử lý *Môi trường đất Các chỉ tiêu cần giám sát: pHH2O; pHKCl; Độ ẩm, Al2O3, Fe3+, Mg2+, Ca2+, P2O5, tổng muối, dư lượng thuốc BVTV. Vị trí lấy mẫu: 1 mẫu bên ngoài hàng rào, 1 mẫu tại khu xử lý nước thải (iii). Tần suất kiểm tra - 03 tháng/lần cho năm đầu tiên - 06 tháng/lần cho các năm tiếp theo. d) Các tiêu chuẩn so sánh - QCVN05:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam về giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh (trung bình 1giờ) - TC 3733/2002/ BYT-QĐ: Tiêu chuẩn Bộ Y tế về chất lượng không khí khu làm việc, kinh doanh - QCVN06:2009/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật Việt Nam về một số chất độc hại trong không khí xung quanh - Các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam ban hành theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ trưởng Bộ TN&MT. - Tiêu chuẩn Việt Nam về tiếng ồn TCVN 5949-1998 - QCVN 01:2009/BYT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống - QCVN 02:2009/BYT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt - QCVN 03:2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn tối đa cho phép hàm lượng tổng số As, Cd, Cu, Pb, Zn trong đất, cột “Đất sử dụng cho mục đích thương mại” - QCVN 08: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia chất lượng nước mặt - QCVN 09: 2008: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm - QCVN14: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN15:2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất BVTV trong đất - Tiêu chuẩn TCVN 5945-2005 (loại B) - Các tiêu chuẩn vệ sinh lao động ban hành theo Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các tiêu chuẩn môi trường lao động khác có liên quan. Chương 6 Tham vấn ý kiến cộng đồng 6.1 Giới thiệu Việc tham vấn cộng đồng là phần trong đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo quy định của Luật bảo vệ môi trường 2005. Việc tham vấn đã được Chủ đầu tư phối hợp cùng cơ quan tư vấn về môi trường thực hiện với dân cư xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội là nơi chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi việc triển khai dự án. Kết quả tham vấn sẽ được sử dụng trong quá trình quy hoạch, thiết kế hạ tầng dự án. 6.1.1 Mục tiêu của tham vấn cộng đồng Mục đích tổng thể của công tác tham vấn cộng đồng là để hiểu được mối quan tâm của cộng đồng, chính quyền địa phương về dự án, đặc biệt là những người sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi việc xây dựng và hoạt động của dự án. Trên cơ sở này, những mối quan tâm đó có thể được giải quyết hợp lý trong quá trình triển khai, lập qui hoạch, xây dựng dự án. Tham vấn cộng đồng, phổ biến thông tin cho những người bị ảnh hưởng bởi dự án từ những cơ quan, đơn vi hay cá nhân tham gia là phần quan trọng trong công tác chuẩn bị và thực hiện dự án. Tham vấn với những người bị ảnh hưởng và đảm bảo cho họ tham gia tích cực sẽ giảm khả năng phát sinh mẫu thuẫn và giảm thiểu rủi ro làm chậm tiến độ dự án. Các mục tiêu của tham vấn cộng đồng gồm: Đảm bảo rằng cấp có thẩm quyền ở địa phương cũng như đại diện những người bị ảnh hưởng sẽ tham gia vào quá trình lập kế hoạch và ra quyết định. Chủ dự án, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội đã hợp tác chặt chẽ với UBND xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trong quá trình thực hiện dự án. Chia sẻ toàn bộ thông tin về các hạng mục và hoạt động của dự án với các yếu tố môi trường. Mô tả các ảnh hưởng môi trường của dự án, các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khi thực hiện dự án. Lắng nghe ý kiến cộng đồng và mối quan tâm của họ đối với dự án đặc biệt là các tác động trực tiếp đến cuộc sống của họ. Mang lại cơ hội bày tỏ và đề xuất các giải pháp cho những người có thể bị tác động. Cải thiện khả năng chấp nhận của cộng đồng với các biện pháp giảm nhẹ. Giải quyết các xung đột trong đề xuất từ phía cộng đồng và các vấn đề về môi trường, sự trì hoãn trong thực hiện kế hoạch thi công của chính quyền các cấp. Hiểu được khó khăn chính mà người dân lưu tâm và giá trị của chúng. Cuối cùng, sau khi thông qua tham vấn cộng đồng, dự án sẽ xin ý kiến của chính địa phương về các giải pháp bổ sung và các vấn đề liên quan, nhận được sự tán thành dự án của các cấp chính quyền, tạo cơ sở cho dự án được thực hiện tốt đẹp. 6.1.2 Phương thức và phương pháp thực hiện Phương pháp chính được áp dụng bao gồm: Phổ biến thông tin bằng cách tới thăm và gặp gỡ trực tiếp tại hộ gia đình. Họp cộng đồng và đối thoại cộng đồng Thông qua UBND & MTTQ địa phương. 6.2. Tổ chức thực hiện 6.2.1 Tham vấn cộng đồng Chủ dự án, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội đã gửi báo cáo tóm tắt nội dung dự án, các yếu tố môi trường bị ảnh hưởng và giải pháp giảm thiểu tới cộng đồng dân cư xã Phù Linh thông qua UBND & MTTQ xã. 6.2.2 Tham vấn chính quyền Báo cáo thuyết minh dự án và báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đã được chủ đầu tư và cơ quan tư vấn trình UBND và UBMTTQ xã Phù Linh xem xét và góp ý bằng văn bản. 6.3 Kết quả tham vấn cộng đồng, ý kiến của chủ đầu tư về yêu cầu của kết quả tham vấn. UBND, MTTQ xã Phù Linh đã nhận được công văn số 01/CV-ĐTM ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Công ty về Hồ sơ Dự án đầu tư trong nước mang tên dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội trên diện tích 68,8563 ha xin ý kiến đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường khi thực hiện dự án. Sau khi nghiên cứu nội dung của dự án, các tài liệu pháp lý liên quan, xem xét các tác động đến môi trường tự nhiên, các yếu tố kinh tế-xã hội cùng phương án giảm thiểu các tác động xấu khi triển khai dự án, UBND, MTTQ xã Phù Linh có một số ý kiến như sau: 1. Nhất trí hoàn toàn ủng hộ việc triển khai thực hiện các nội dung của dự án theo Quyết định số 5154/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/10/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội, tỷ lệ 1/500]. 2. Chủ đầu tư nghiêm túc tiến hành lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với cơ quan có thẩm quyền là Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội, trình UBND thành phố ra quyết định phê chuẩn dự án trước khi tiến hành động thổ xây dựng dự án. 3. Chủ đầu tư thực hiện nghiêm các phương án về đền bù, GPMB đã được phê duyệt sao cho phù hợp với người dân và phong tục tập quán của địa phương, phải tuân thủ qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường (qua các Luật, Nghị định, Thông tư, hướng dẫn dưới luật) hạn chế các tác động tiêu cực nẩy sinh trong quá trình thực hiện dự án, MTTQ xã Phù Linh đề nghị chủ đầu tư thực hiện các cam kết nội dung bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động môi trường trong quá trình xây dựng và khi dự án đã đi vào vận hành như trong báo cáo ĐTM của dự án đã thẩm định, tránh ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp ở địa phương. 5. Đề nghị Chủ đầu tư dự án tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút lao động địa phương vào làm việc trong khuôn khổ dự án, đặc biệt có chế độ ưu tiên đối với con em các gia đình trong diện bị thu hồi đất giao cho dự án. Như vậy với sự tham gia tích cực của lãnh đạo UBND và UBMTTQ người dân xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, dự án đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí, khu biệt thự để bán và cho thuê của công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội, đã nhận được nhiều ý kiến ủng hộ và đóng góp quý báu. Ban Lãnh đạo công ty cam kết sẽ nghiêm túc xem xét, nghiên cứu các kiến nghị của chính quyền địa phương và nhân dân xã Phù Linh để hoàn thiện báo cáo DTM cũng như trong quá trình triển khai dự án. kết luận, kiến nghị và Cam kết 1. kết luận Qua việc khảo sát, phân tích các điều kiện tự nhiên, đo đạc và phân tích hiện trạng môi trường tự nhiên và KT-XH khu vực dự án, dựa trên các kết quả dự báo, đánh giá tác động của dự án đến môi trường có thể kết luận như sau: 1- Dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội do Chủ đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội được triển khai thực hiện trên khu đất rộng 68,8563ha là một dự án khả thi theo Quyết định số 5154/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ngày 05/10/2009 về việc Phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn) thuộc khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc – huyện Sóc Sơn – Hà Nội, tỷ lệ 1/500]. 2- Dự án được triển khai đã từng bước nâng cao chất lượng và số lượng cơ sở hạ tầng, đồng thời tạo thêm thế và lực mới phục vụ cho phát triển du lịch của thủ đô, là một khu du lịch và vui chơi, giải trí được đầu tư với quy mô lớn và hoàn chỉnh đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng của người dân Hà Nội, của người dân sống ở các vùng lân cận Hà Nội và của du khách quốc tế. Với nguồn vốn đầu tư lớn, chủ đầu tư đã chọn lựa địa điểm hợp lý và mục tiêu đầu tư rõ ràng, Dự án có tính khả thi cao và khi đi vào vận hành sẽ góp phần vào cải tạo, giữ gìn vệ sinh môi trường, tạo một chuyển biến mới trong sự nghiệp giữ gìn bền vững môi trường. Vị trí đặt dự án là hợp lý và tối ưu theo tính toán chi phí-lợi nhuận. 3- Dự án được triển khai trên diện tích đất do UBND thành phố Hà Nội phê duyệt, qui hoạch của dự án nói chung phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội khu vực (chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, chuyển đổi việc làm,…), điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện môi trường sinh thái và các điều kiện khả thi về bảo vệ môi trường, ứng cứu sự cố đã được tính toán và nghiên cứu một cách thấu đáo. Dự án góp phần giảm mật độ dân cư trong khu vực nội thành Hà Nội, tạo ra cảnh quan phục vụ vui chơi giải trí cho nhân dân khu vực, hình thành một khu vui chơi, giải trí và nghỉ dưỡng mới có quy hoạch hoàn chỉnh, kèm theo hệ thống kỹ thuật hạ tầng hiện đại, góp phần nâng cao chất lượng sống cho nhân dân Hà Nội. 4- Góp phần phát triển dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng hiện đại, chất lượng cao tại huyện Sóc Sơn nói riêng và của toàn quốc nói chung ngày một tiến bộ hơn, hiện đại hơn và có nhiều đóng góp thiết thực trong chiến lược phát triển du lịch Vịêt Nam. 5- Dự án hình thành tạo ra công ăn việc làm cho nhiều lao động, kích thích sự phát triển mạnh mẽ của ngành dịch vụ thương mại khác trong vùng, thúc đẩy sự đầu tư vốn của các doanh nghiệp trong nước và có thêm kinh nghiệm trong đầu tư và mô hình quản lý khu vui chơi hiện đại. 6- Các biện pháp đề xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường của dự án trong báo cáo ĐTM được đánh giá là phù hợp về mặt khoa học, thực tiễn và năng lực của Chủ đầu tư. Chủ đầu tư dự án hoàn toàn có đủ năng lực để thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được đề xuất. 2. KIếN NGHị Với những cam kết BVMT và kết luận nêu trên cho thấy hoạt động của dự án đầu tư xây dựng Khu vui chơi giải trí-Khu biệt thự để bán và cho thuê [Khu I (phần dịch vụ công cộng, cụm biệt thự hồ Đồng Đẽn)] tại xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội thuộc Khu du lịch văn hoá, nghỉ ngơi cuối tuần khu vực Đền Sóc, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội do Chủ đầu tư, Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội được các cấp các ngành ủng hộ và khuyến khích phát triển. - Tăng thêm diện tích nhà ở dạng biệt thự, nhà vườn là 74.079m2, diện tích đất cho dịch vụ công cộng đạt hơn 22.000 m2 cùng các khu cây xanh, khu hạ tầng kỹ thuật, khu công viên giải trí đồng bộ. - Đem lại mỹ quan tổng thể cho khu vực và thành phố. Việc đầu tư xây dựng dự án có tác động tích cực đến môi trường xã hội, nâng cao mức sống của người dân khu vực và vùng lân cận. Tuy nhiên khi thực hiện Dự án khó tránh khỏi những xáo trộn xã hội tại khu vực nghiên cứu và các vùng lân cận. Chủ đầu tư sẽ có các biện pháp giải quyết hợp lý không để người dân bị thiệt thòi khi đền bù nhà cửa đất đai và cây hoa màu. Đề nghị các cơ quan chuyên trách về môi trường của Nhà nước nói chung UBND thành phố Hà Nội và Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội nói riêng tổ chức thẩm định và sớm cấp quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án để dự án được triển khai các công việc liên quan tiếp theo, vừa hoạt động đạt hiệu quả tốt, thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường cho phát triển bền vững. 3. CAM KếT CHUNG Công ty cổ phần đầu tư dịch vụ vui chơi giải trí thể thao Hà Nội cam kết thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về BVMT trong quá trình triển khai và thực hiện dự án. - Chủ đầu tư cam kết thực hiện đầy đủ các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu của dự án đến môi trường trong giai đoạn quy hoạch, giai đoạn lập dự án đầu tư và thi công xây dựng cũng như trong giai đoạn hoạt động của dự án theo nội dung đã trình bày trong Chương 4. - Chủ đầu tư cam kết sẽ tuân thủ các phương án quy hoạch tỷ lệ 1/500 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Chủ đầu tư cam kết hoàn thành các công việc sau khi báo cáo ĐTM được phê duyệt và bồi thường thiệt hại từ các sự cố do hoạt động dự án. - Phối hợp và hỗ trợ với UBND huyện Sóc Sơn, Ban GPMB thực hiện công tác bồi thường đất đai, hoa mầu, GPMB,…. theo quy định của nhà nước. - Chủ đầu tư cam kết sẽ xử lý toàn bộ nước thải phát sinh hàng ngày, trừ nước thải được quy ước là sạch. Công suất của trạm xử lý nước thải là 600 m3/ngàyđêm. Nước thải sau xử lý đạt TCVN 5945 - 2005, mức B và QCVN14: 2008/BTNMT: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt trước khi xả ra hệ thống thoát chung. - Chủ đầu tư dự án cam kết quản lý và thu gom chất thải theo Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về “Ban hành danh mục chất thải nguy hại”. - Sau khi cơ quan chức năng phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án, chủ đầu tư dự án sẽ nghiêm túc bổ sung các biện pháp BVMT vào quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật thi công,… theo đúng các đề xuất trong báo cáo ĐTM. - Các hoạt động của dự án chịu sự giám sát của cơ quan chức năng về QLMT của UBND thành phố Hà Nội, của Sở TN&MT thành phố, Phòng TN&MT huyện Sóc Sơn nhằm đảm bảo phát triển bền vững. phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM khu vui choi giai tri biet thu.doc
Tài liệu liên quan