Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh (118trang)Mục Lục
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục ảnh viii
1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1 Tổng quan về đánh giá tác động xã hội 4
2.2 Tổng quan về đánh giá tác động môi trường 15
2.3 Những nghiên cứu về đánh giá tác động xã hội, tác động môi trường trong các phương án quy hoạch phát triển 21
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
3.1 Đối tượng nghiên cứu 27
3.2 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn đề tài 27
3.2.1 Phạm vi nghiên cứu 27
3.2.2 Giới hạn nghiên cứu 27
3.3 Nội dung nghiên cứu 27
3.3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH của thị xã Từ Sơn 27
3.3.2 Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý sử dụng đất theo 3 nội dung chính. 28
3.3.3 Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng KCN đến môi trường thị xã Từ Sơn. 28
3.3.4 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội và môi trường. 28
3.4 Phương pháp nghiên cứu 28
3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu. 28
3.4.2 Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp tài liệu 29
3.4.3 Phương pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu 29
3.4.4 Phương pháp lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá 29
3.4.5 Phương pháp xử lý số liệu và minh hoạ trên bản đồ 30
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
4.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, KTXH thị xã Từ Sơn có liên quan đến đề tài. 31
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 31
4.1.2 Thực trạng phát triển KTXH 37
4.2 Tình hình thực hiện 3 nội dung quản lý nhà nước về đất đai tại thị xã Từ Sơn 43
4.2.1 Tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 43
4.2.2 Tình hình thực hiện giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất 47
4.2.3 Tình hình phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 51
4.3 Đánh giá tác động xã hội của việc quản lý sử dụng đất đai 54
4.3.1 Những tác động tích cực 54
4.3.2 Những tác động tiêu cực 55
4.4 Đánh giá tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng KCN đến môi trường thị xã Từ Sơn 66
4.4.1 Đánh giá khái quát về môi trường thị xã Từ Sơn khi hình thành, phát triển các khu, cụm công nghiệp và làng nghề 66
4.4.2 Đánh giá ảnh hưởng của một số khu cụm công nghiệp tới môi trường 70
4.5 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội và môi trường. 82
4.5.1 Để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội cần có những giải pháp: 82
4.5.2 Để hạn chế ô nhiễm môi trường cần có những giải pháp. 85
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
5.1 Kết luận 87
5.2 Kiến nghị 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 93
119 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác động xã hội và môi trường trong quản lý sử dụng đất thị xã Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CN, các làng nghề, các đô thị ngày càng khang trang và đi vào hoạt động ổn định. Bên cạnh việc tăng trưởng mạnh về kinh tế, vấn đề môi trường ngày càng trở thành vấn đề bức xúc ở các vùng, các khu vực. Đặc biệt ở các làng nghề, CCN vừa và nhỏ. Ô nhiễm môi trường nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại đã gây ô nhiễm môi trường ở diện rộng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng và môi trường sinh thái.
Theo báo cáo công tác môi trường quý I năm 2009, thị xã Từ Sơn với hơn 130 nghìn người, có 54 bãi rác tập trung tự phát, trung bình mỗi ngày có khoảng 100 tấn rác thải thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp cần thu gom và xử lý. Trung bình mỗi thôn có một bãi rác tự phát được hình thành từ đất thùng vũng, khu vực ven đường. Các bãi này đều gây ô nhiễm môi trường và ngày càng đầy lên, trong khi toàn thị xã có duy nhất một doanh nghiệp tư nhân- công ty Môi trường Từ Sơn làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác thải tại khu vực trung tâm thị xã và một số điểm ven đường QL 1A. Một số thôn, làng đã thành lập được đội vệ sinh môi trường chuyên thu gom rác thải, nhưng rác thải mới chỉ được phân loại bằng phương pháp thủ công rồi đem đốt hoặc chôn lấp, không đảm bảo vệ sinh môi trường.
Bên cạnh rác thải, môi trường làng nghề và các KCN, CCN cũng đang bức xúc. Một số làng nghề, CCN như: Sắt thép Đa Hội, dệt nhuộm Tương Giang, đồ gỗ mỹ nghệ gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân
Theo kết quả quan trắc môi trường của Chi cục môi trường Bắc Ninh thì ô nhiễm môi trường ở đây tồn tại dưới nhiều dạng: Không khí, nguồn nước, tiếng ồn... ở làng nghề Đa Hội, hàm lượng bụi tại khu vực ít có các hoạt động sản xuất và sinh hoạt như chợ, trạm y tế có chỉ số vượt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) từ 1,1-1,2 lần; trong khu vực dân cư sinh sống nồng độ CO, SO2 vượt từ 10-400 lần; nhiệt độ nước thải lên đến 500C, vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) 120C, độ màu vượt TCVN 3,3 lần... ở Đồng Kỵ hàm lượng bụi vượt TCVN từ 1-1,67 lần, nồng độ chất hữu cơ cao hơn TCVN từ 23,4-26,1 lần. Còn ở làng nghề Tương Giang, hàm lượng coliforn vượt TCVN 1,3 lần...[28]. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do công nghệ sản xuất ở các làng nghề lạc hậu và ý thức về bảo vệ môi trường, đầu tư manh mún, mặt bằng sản xuất chặt hẹp. Trong khi đó, nguồn vốn của doanh nghiệp lại hạn chế, họ chỉ quan tâm tới lợi ích kinh tế, ít quan tâm đầu tư, kiện toàn hệ thống xử lý chất thải. Còn bởi KCN, CCN, phát triển nhanh nhưng lại chưa quan tâm đến môi trường khu vực; chưa xây dựng được hệ thống xử lý chất thải tập trung, dẫn đến tình trạng nước thải từ hoạt động sản xuất thường gây ô nhiễm môi trường. Trong chăn nuôi, phương pháp chăn nuôi còn thủ công, chuồng trại còn sơ sài, phân chăn nuôi còn chưa được xử lý, được sự khuyến khích của Nhà nước đã có hơn 1400 hộ xây bể bioga xử lý chất thải nhưng hiệu quả xử lý còn thấp...
Trước thực trạng này, từ nhiều năm qua thị xã Từ Sơn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong các cấp, ngành, người dân và nhất là các cơ sở sản xuất. Ngoài ra, Từ Sơn còn thực hiện xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của doanh nghiệp theo qui định; phối hợp với sở Tài nguyên và Môi trường, thanh kiểm tra định kỳ hoặc theo đơn kiến nghị của nhân dân về việc thực hiện qui định bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn.
4.4.2 Đánh giá ảnh hưởng của một số khu cụm công nghiệp tới môi trường
4.4.2.1 Cụm công nghiệp Mả Ông- Đình Bảng
CCN Mả Ông có 24 tổ chức và 1 hộ gia đình thuê đất với tổng diện tích là 38.535 m2. Theo báo cáo của ban quản lý CCN Mả Ông, nhìn chung các doanh nghiệp đều sản xuất kinh doanh hiệu quả theo đúng ngành nghề đăng ký: Đúc, cán thép, bao bì… CCN Mả Ông bình quân một ngày thải ra môi trường khoảng 20 m3 chất thải rắn song quy hoạch không dành đất để làm bãi thu gom nên các doanh nghiệp đổ bừa bãi lên cả lòng đường, vỉa hè. Trong khi đó đường giao thông hẹp, tỷ lệ cây xanh ít các xe tải trọng lớn đi lại khó khăn, môi trường bị ảnh hưởng.
Theo kết quả quan trắc môi trường không khí, nước thải của Chi cục Môi trường Bắc Ninh cho thấy các chất ô nhiễm của CCN Mả Ông thể hiện trong bảng 4.10, 4.11.
Bảng 4.10. Số liệu chất lượng không khí Cụm CN Mả Ông
TT
Chất ô nhiễm
Đơn vị đo
Đợt 1 năm 2008
Đợt 2 năm
2008
TCVN
5937/1995
1
NO2
mg/m3
0,130
0,152
0,4
2
SO2
mg/m3
0,380
0,27
0,5
3
H2S
mg/m3
0,001
Kphđ
0,008*
4
O3
mg/m3
0,001
0,001
0,2
5
Bụi tổng số
mg/m3
0,64
0,73
0,3
Nguồn: Chi cục Môi trường Bắc Ninh.
Ghi chú: Kphđ: Không phát hiện được.*:TCVN 5938 – 1995 - Trung bình ngày đêm
Qua bảng trên ta thấy: Hàm lượng các chất ô nhiễm có xu hướng giảm và đều nằm rất thấp so với TCCP, riêng hàm lượng bụi là cao hơn mức cho phép đối với môi trường xung quanh là 2,43 lần.
Bảng 4.11. Kết quả quan trắc nước thải tại cụm công nghiệp Mả Ông
TT
Vị trí
Năm
pH
BOD5
(mg/l)
COD
(mg/l)
TSS
(mg/l)
Kẽm
(mg/l)
Cadimi
(mg/l)
Chì
(mg/l)
Đồng
(mg/l)
Amoni
(mg/l)
P tổng
(mg/l)
1
Tháng 7
2007
6.8
16
39
79
1.8
2008
6.4
8
19
45
0.042
Kphđ
0.010
0.031
0.3
0.1
2
Tháng 9
2007
6.8
17
43
65
2
2008
6.4
8
19
45
0.042
Kphđ
0.010
0.031
0.3
0.1
3
Tháng 12
2007
6.8
20
46
69
2.3
2008
6.8
34.8
80
38
0.01
Kphđ
Kphđ
0.025
26
0.002
TCVN 5945/95B
5.5-9
50
100
100
2
0.02
0.5
1
1
6
Nguồn: Chi cục Môi trường Bắc Ninh.
Ghi chú: Kphđ: không phát hiện được
Trong đó: + pH là độ pH.
+ BOD5 là nhu cầu oxi sinh hóa.
+ COD là nhu cầu oxi hóa học.
+ TSS là tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
+ P tổng là tổng phốt pho.
Nhận xét:
Kết quả quan trắc nước thải tháng 7 cũng cho thấy chỉ tiêu tổng phốt pho năm 2008 ở KCN thấp hơn so với năm 2007. Chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng trong nước năm 2008 cũng giảm so với năm 2007. Chỉ tiêu nhu cầu oxi hóa học và nhu cầu oxi sinh hóa ở KCN giảm hơn hẳn so với 2007 .
Kết quả quan trắc nước thải tháng 9 cũng cho thấy chỉ tiêu tổng phốt pho năm 2008 thấp hơn so với năm 2007. Các chỉ tiêu nhu cầu oxi sinh hóa và nhu cầu oxi hóa học thấp hơn so với năm 2007. Tổng quát kết quả phân tích qua các tháng của năm 2008 cho thấy:
- Về chỉ tiêu pH cho thấy: nước thải của KCN có pH tương đối ổn định qua các tháng và đều nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu nhu cầu oxi sinh hóa: tại KCN Mả Ông có xu hướng tăng theo thời gian nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu nhu cầu oxi hóa học: KCN Mả Ông tăng giảm không ổn định nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng trong nước: KCN Mả Ông có xu hướng giảm theo thời gian nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu kẽm: chỉ tiêu kẽm tại KCN có xu hướng tăng theo thời gian nhưng đều nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu Cadimi: chỉ tiêu Cadimi tại KCN không phát hiện được
- Về chỉ tiêu chì: hàm lượng chì tại KCN tăng nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu đồng: cũng tương tự như chỉ tiêu chì, hàm lượng đồng tăng, nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu Amoni: KCN Mả Ông amoni tăng theo thời gian, vượt TCCP, riêng tháng 12 vượt tiêu chuẩn 26 lần.
- Về chỉ tiêu tổng phốt pho: hàm lượng tổng phốt pho tại KCN giảm nhưng vẫn nằm trong TCCP.
Từ thực tế này, địa phương xác định để bảo vệ môi trường tại các CCN ngoài ý thức tự giác của từng doanh nghiệp cần có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Tất cả phải chi tiết từ việc bố trí mặt bằng, cấp thoát nước, xử lý môi trường trong từng doanh nghiệp cho đến hệ thống giao thông, tiêu chí môi trường của cả CCN. Tất cả các doanh nghiệp muốn đầu tư sản xuất, kinh doanh bắt buộc phải có dự án về thoả thuận môi trường với ngành chức năng và cam kết thời gian thực hiện.
4.4.2.2 Cụm công nghiệp sản xuất thép Châu Khê
CCN sản xuất thép Châu Khê với quy mô diện tích 13,3 ha đáp ứng nhu cầu sản xuất của 82 hộ đúc, 41 hộ cán thép và 4 hộ kinh doanh dịch vụ. Sản xuất chủ yếu là đúc phôi, cán kéo thép các loại, làm đinh… theo công nghệ của Việt Nam, Trung Quốc. Tuy nhiên, sự phát triển này vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, trình độ công nghệ còn thấp, lao động chủ yếu là giản đơn không qua đào tạo. Hơn nữa, tổ chức sản xuất kinh doanh tại đây còn nhỏ lẻ, khép kín, thiết bị sản xuất lạc hậu, chủ yếu là thủ công. Nguyên liệu chủ yếu là sắt, thép phế liệu được thu gom từ nhiều nguồn khác nhau trên toàn quốc. Theo báo cáo của ban quản lý CCN sắt Châu khê, trung bình tiêu thụ mỗi ngày gần 1000 tấn sắt thép các loại và 31,5 tấn than/ngày, 3,5 tấn hoá chất các loại như: silic, Mangan, phấn chì, dầu, nhôm, than. Mỗi ngày thải ra khoảng 25 tấn/ngày rác thải, lưu lượng nước thải công nghiệp khoảng 8.000m3/ngày, lượng lớn khí CO2 và bụi được thải ra.
Theo kết quả quan trắc môi trường không khí, nước thải của Chi cục Môi trường Bắc Ninh cho thấy các chất ô nhiễm của CCN sản xuất thép Châu Khê thể hiện trong bảng 4.12, 4.13.
Bảng 4.12. Kết quả quan trắc không khí CCN sản xuất thép Châu Khê
TT
Chất ô nhiễm
Đơn vị
Đợt 1 năm 2008
Đợt 2 năm 2008
TCVN 5937/95
(TB 1 h)
K1
K2
K1
K2
1
NO2
mg/m3
0,135
0,180
0,14
0,10
0,4
2
SO2
mg/m3
0,43
0,650
0,40
0,480
0,5
3
H2S
mg/m3
0,002
0,001
0,001
Kphđ
0,008*
4
O3
mg/m3
0,001
0,003
0,001
0,001
0,2
5
Bụi tổng số
mg/m3
0,90
0,86
0,78
0,82
0,3
Nguồn: Chi cục Môi trường Bắc Ninh.
Ghi chú:*:TCVN 5938 – 1995 - Trung bình ngày đêm.
Trong đó: + pH là độ pH.
+ BOD5 là nhu cầu oxi sinh hóa.
+ COD là nhu cầu oxi hóa học.
+ TSS là tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
+ P tổng là tổng phốt pho.
K1: Giữa CCN Châu Khê; K2:Cổng trường tiểu học(Làng nghề Châu Khê).
Từ bảng kết quả trên ta có thể nhận thấy: chất lượng môi trường không khí tại khu vực làng nghề Châu Khê đã và đang bị ô nhiễm; Nồng độ bụi tổng số tại các vị trí quan trắc ở 2 đợt năm 2008 đều có giá trị lớn hơn TCCP 2,6 – 3,0 lần. Hàm lượng SO2 có đợt đã vượt TCCP 1,3 lần.
So sánh với năm 2007:
- Hàm lượng bụi giảm đi nhiều ( năm 2007 vượt TCCP 4.3 lần)
- Hàm lượng SO2 giảm ( năm 2007 là 0.67 mg/m3).
Bảng 4.13. Kết quả quan trắc nước thải CCN sản xuất thép Châu Khê
TT
Vị trí
Năm
pH
BOD5
(mg/l)
COD
(mg/l)
TSS
(mg/l)
Kẽm
(mg/l)
Cadimi
(mg/l)
Chì
(mg/l)
Đồng
(mg/l)
Amoni
(mg/l)
P tổng
(mg/l)
1
Tháng 7
2007
6.7
4
16
65
1.6
2008
7
7.3
16
35
0.21
Kphđ
0.02
0.033
4.5
0.1
2
Tháng 9
2007
6.9
5
80
66
1.7
2008
7
7.3
16
35
0.21
Kphđ
0.02
0.033
4.5
0.1
3
Tháng 12
2007
6.8
5.5
18
69
2.2
2008
7.1
18
40
43
Kphđ
Kphđ
0.026
0.018
0.5
0.003
TCVN 5945/95B
5.5-9
50
100
100
2
0.02
0.5
1
1
6
Nguồn: Chi cục Môi trường Bắc Ninh.
Ghi chú: Kphđ: không phát hiện được
Nhận xét:
Kết quả quan trắc nước thải tháng 7 cũng cho thấy chỉ tiêu tổng phốt pho năm 2008 ở KCN thấp hơn so với năm 2007. Chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng trong nước năm 2008 cũng giảm so với năm 2007. Chỉ có chỉ tiêu nhu cầu oxi hóa học và nhu cầu oxi sinh hóa cao hơn hẳn so với 2007 nằm trong TCCP.
Kết quả quan trắc nước thải tháng 9 cũng cho thấy chỉ tiêu tổng phốt pho năm 2008 ở KCN thấp hơn so với năm 2007. Chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng trong nước năm 2008 thấp hơn so với năm 2007.
Kết quả tháng 12 cũng cho thấy chỉ tiêu tổng phốt pho giá trị thấp hơn so với năm 2007. Riêng chỉ tiêu nhu cầu oxi sinh hóa và nhu cầu oxi hóa học thì năm 2008 đều cao hơn so với năm 2007.
Tổng quát kết quả phân tích qua các tháng của năm 2008 cho thấy:
- Về chỉ tiêu pH cho thấy: nước thải của KCN có pH cao hơn qua các tháng và đều nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu nhu cầu oxi sinh hóa: KCN Châu Khê có xu hướng tăng theo thời gian nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu nhu cầu oxi hóa học: KCN Châu Khê có xu hướng tăng theo thời gian nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng trong nước: KCN Châu Khê có xu hướng giảm và nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu kẽm: chỉ tiêu kẽm tại các KCN tăng giảm không án định nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu Cadimi: không phát hiện được.
- Về chỉ tiêu chì: hàm lượng chì tại KCN tăng nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu đồng: cũng tương tự như chỉ tiêu chì, hàm lượng đồng tăng, nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu Amoni: hàm lượng amoni tại KCN Châu Khê tăng giảm không ổn định nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu tổng phốt pho: hàm lượng tổng phốt pho tại KCN giảm nằm trong TCCP.
Tất cả các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong CCN đều chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải; Chất rắn phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không được thu gom vận chuyển đến khu vực quy hoạch xử lý, mà đổ tuỳ tiện xung quanh CCN. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường, cảnh quan, sức khoẻ cộng đồng nơi đây đang chịu ảnh hưởng rất nhiều. Môi trường đất chịu tác động của các chất độc hại từ các nguồn thải đổ bừa bãi và nước mưa bị nhiễm bẩn ngấm xuống. Dải đất canh tác phía sau các hộ sản xuất đều bị bỏ hoang do ô nhiễm.
Ảnh 4.8. Chất thải rắn được đổ ra đường tại CCN sắt Châu Khê
Môi trường không khí tại khu vực này cũng bị ô nhiễm nặng bụi, khí thải, tiếng ồn, nhiệt độ cao từ các lò đúc, cán thép, máy cắt, dập đinh và các hoạt động vận tải. Các hoạt động sản xuất của CCN đang làm ô nhiễm và thay đổi hoàn toàn môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực.
Để khắc phục thực trạng trên, ngành chức năng và chính quyền Châu Khê cần sớm thực hiện tốt các giải pháp quản lý bảo vệ môi trường, trong đó tập trung: có kế hoạch quản lý tốt môi trường, đề ra những qui định về quản lý môi trường và an toàn lao động; duy trì các hoạt động quản lý và bảo vệ môi trường của xã… Sự tồn tại và phát triển của CCN sản xuất thép Châu Khê đã góp phần đáng kể vào sự phát triển KTXH của địa phương.
4.4.2.3 Khu công nghiệp Tiên Sơn
Tiên Sơn là KCN lớn nhất trong các KCN hiện có ở Bắc Ninh, hiện nay đã có hơn 90 nhà đầu tư trong và ngoài nước vào thuê đất với tổng diện tích là 349 ha, đóng góp một phần quan trọng vào phát triển KTXH của tỉnh. Đồng hành cùng với mục tiêu phát triển kinh tế, mục tiêu về bảo vệ môi trường cũng được các nhà đầu tư, doanh nghiệp quan tâm.
Theo báo cáo của Ban quản lý KCN Tiên Sơn năm 2008 chất thải tại KCN Tiên Sơn là 453,8 tấn/tháng và 156,42m3, chất thải nguy hại 559 kh/tháng và 1.000 lít dầu thải các loại, chất thải sinh hoạt 288,8 tấn/tháng và 196,62m3/tháng. Hầu hết các chất thải trong KCN được hai công ty môi trường Từ Sơn và Bắc Ninh ký hợp đồng vận chuyển đem chôn lấp. Riêng nước thải công nghiệp, tại KCN đã xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 2.000 m3 nước thải/ngày đêm và đã có gần 70 doanh nghiệp đăng ký đưa nước thải vào xử lý.
Theo kết quả quan trắc môi trường không khí, nước thải của Chi cục Môi trường Bắc Ninh cho thấy các chất ô nhiễm của KCN Tiên Sơn thể hiện trong bảng 4.14, 4.15.
Bảng 4.14. Số liệu chất lượng không khí KCN Tiên Sơn
TT
Chất ô nhiễm
Đơn vị đo
Đợt 1 năm 2008
Đợt 2 năm
2008
TCVN
5937/1995
1
NO2
mg/m3
0,097
0,12
0,4
2
SO2
mg/m3
0,230
0,310
0,5
3
H2S
mg/m3
0,0016
Kphđ
0,008*
4
O3
mg/m3
0,0024
0,0017
0,2
5
Bụi tổng số
mg/m3
0,42
0,48
0,3
Nguồn: Chi cục Môi trường Bắc Ninh
Ghi chú: Kphđ: Không phát hiện được.*:TCVN 5938 – 1995 - TB ngày đêm
Qua bảng trên ta thấy: Hàm lượng các chất ô nhiễm tăng không đáng kể và đều nằm rất thấp so với TCCP. Chỉ có hàm lượng bụi là cao hơn mức cho phép đối với môi trường xung quanh là 1,4 lần.
Bảng 4.10. Kết quả quan trắc nước thải KCN Tiên Sơn
TT
Vị trí
Năm
pH
BOD5
(mg/l)
COD
(mg/l)
TSS
(mg/l)
Kẽm
(mg/l)
Cadimi
(mg/l)
Chì
(mg/l)
Đồng
(mg/l)
Amoni
(mg/l)
P tổng
(mg/l)
1
Tháng 7
2007
6.8
39
85
182
2
2008
7.5
65.3
210
97
0.12
0.002
0.17
0.1
7.5
0.31
2
Tháng 9
2007
6.8
51
165
140
2.3
2008
7.2
55.7
182
88
0.20
0.001
0.11
0.1
8
0.45
3
Tháng 12
2007
6.8
48
159
96
2.5
2008
7.1
186
400
137
0.02
Kphđ
0.2
0.03
8.6
0.03
TCVN 5945/95B
5.5-9
50
100
100
2
0.02
0.5
1
1
6
Nguồn: Chi cục Môi trường Bắc Ninh.
Ghi chú: Kphđ: không phát hiện được
Trong đó: + pH là độ pH.
+ BOD5 là nhu cầu oxi sinh hóa.
+ COD là nhu cầu oxi hóa học.
+ TSS là tổng chất rắn lơ lửng trong nước.
+ P tổng là tổng phốt pho.
Nhận xét:
Kết quả quan trắc nước thải tháng 7 cũng cho thấy chỉ tiêu tổng phốt pho năm 2008 thấp hơn so với năm 2007. Chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng trong nước năm 2008 giảm so với năm 2007. Chỉ có chỉ tiêu nhu cầu oxi hóa học và nhu cầu oxi sinh hóa cao hơn hẳn so với 2007 và cao hơn TCCP.
Kết quả quan trắc nước thải tháng 9 cũng cho thấy chỉ tiêu tổng phốt pho năm 2008 thấp hơn so với năm 2007. Chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng trong nước năm 2008 thấp hơn so với năm 2007 nhưng vẫn nằm trong TCCP.
Kết quả tháng 12 cũng cho thấy chỉ tiêu tổng phốt pho có giá trị thấp hơn so với năm 2007. Nhưng các chỉ tiêu nhu cầu oxi sinh hóa, nhu cầu oxi hóa học, tổng chất rắn lơ lửng trong nước, amoni năm 2008 cao hơn năm 2007 và cao hơn TCCP. Chỉ tiêu amoni cao hơn 8,6 lần. Các chỉ tiêu khác năm 2008 đều cao hơn so với năm 2007.
Tổng quát kết quả phân tích qua các tháng của năm 2008 cho thấy:
- Về chỉ tiêu pH cho thấy: nước thải có pH tương đối ổn định qua các tháng và đều nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu nhu cầu oxi sinh hóa: KCN Tiên Sơn nhu cầu oxi sinh hóa có xu hướng tăng theo thời gian và vượt TCCP, tháng 12 chỉ tiêu nhu cầu oxi sinh hóa vượt tiêu chuẩn gấp 3,7 lần.
- Về chỉ tiêu nhu cầu oxi hóa học: KCN Tiên Sơn nhu cầu oxi hóa học tăng theo thời gian, trung bình năm vượt 2,3 lần so với TCCP.
- Về chỉ tiêu tổng chất rắn lơ lửng trong nước: KCN Tiên Sơn tổng chất rắn lơ lửng trong nước có xu hướng giảm từ tháng 3 đến tháng 9 nhưng tháng 12 tăng và vượt tiêu chuẩn 1,37 lần.
- Về chỉ tiêu kẽm: chỉ tiêu kẽm tại KCN tăng theo thời gian nhưng đều nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu Cadimi: không phát hiện được.
- Về chỉ tiêu chì: hàm lượng chì tại KCN tăng nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu đồng: cũng tương tự như chỉ tiêu chì, hàm lượng đồng tăng, nhưng vẫn nằm trong TCCP.
- Về chỉ tiêu Amoni: hàm lượng amoni tại KCN Tiên Sơn cũng tăng giảm thất thường và tháng 12 vượt TCCP 8,6 lần.
- Về chỉ tiêu tổng phốt pho: hàm lượng tổng phốt pho tại KCN giảm nhưng vẫn nằm trong TCCP.
Để tăng cường công tác bảo vệ môi trường tại các KCN tập trung, hạn chế mức độ ô nhiễm, tiến đến bảo đảm các loại chất thải trước khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn qui định. Ban quản lý KCN Tiên Sơn yêu cầu các dự án đầu tư trong KCN có nước thải phải xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi thải vào hệ thống thu gom của toàn khu. Các doanh nghiệp có khí thải vượt TCCP phải có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Các doanh nghiệp có khí thải vượt TCCP phải có hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Tất cả các doanh nghiệp có chất thải nguy hại phải có hợp đồng thuê các đơn vị chức năng và đủ năng lực để xử lý. Cương quyết tạm đình chỉ hoạt động nếu doanh nghiệp để tình trạng ô nhiễm kéo dài.
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng ô nhiễm môi trường trong KCN trước hết phải kể đến công tác qui hoạch KCN còn nhiều bất cập như việc bố trí KCN gần đường giao thông, khoảng cách quá gần khu dân cư... Mặt khác, chi phí xây dựng hệ thống xử lý chất thải cao đã khiến các nhà đầu tư chậm triển khai các hệ thống này... Để khắc phục việc ô nhiễm môi trường cần phải có sự hợp tác đồng bộ giữa ba bên: chính quyền, công ty kinh doanh hạ tầng và các doanh nghiệp hoạt động.
4.5 Đề xuất một số giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội và môi trường
4.5.1 Để giảm thiểu những tác động tiêu cực đến những vấn đề xã hội cần có những giải pháp
1- Thị xã cần hạn chế quy hoạch thêm các KCN trên địa bàn. Cần có biện pháp lấp đầy các KCN đã quy hoạch và không làm ảnh hưởng đến việc canh tác của diện tích đất nông nghiệp xung quanh. Khắc phục tình trạng “quy hoạch treo”, đất đã được thu hồi nhưng không triển khai dự án đúng tiến độ, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng cũng không triển khai xây dựng dẫn đến người dân mất đất không có việc làm, còn doanh nghiệp cũng không thu hút được lao động vào làm việc. Đặc biệt, phải kiên quyết loại bỏ tình trạng một số người lợi dụng quy hoạch để lấy đất của nông dân hoặc là bố trí cho các dự án không khả thi, hoặc đầu cơ đất đai bất động sản, dẫn đến đất nông nghiệp bị bỏ không, trong khi nông dân không có đất sản xuất.
2- Chính sách đền bù và bồi thường thiệt hại phải đảm bảo tính đủ giá trị quyền sử dụng đất cho người dân có đất bị thu hồi. Giá trị quyền sử dụng đất này phải được xây dựng trên cơ sở mặt bằng giá cả tính đến lợi ích thỏa đáng cho người dân.
Áp dụng nguyên tắc thỏa thuận thay cho ép giá: Đành rằng, việc thu hồi đất là vì mục tiêu phát triển chung mà lợi ích cuối cùng là người dân được hưởng, song đối với những đối tượng trực tiếp có đất bị thu hồi phải chịu sự xáo trộn về việc làm, thu nhập và đời sống. Vì thế, để người dân thực hiện lợi ích chung, Nhà nước phải đảm bảo lợi ích trước mắt và thiết yếu của họ. Vì thế vấn đề giá cả đất thu hồi phải được xác lập trên nguyên tắc thỏa thuận giữa người dân với các cơ quan thực thi của Nhà nước.
3- Chính sách về tạo việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định lâu dài cho người dân có đất bị thu hồi.
- Cần bổ sung vào Luật đất đai và các nghị định của chính phủ về trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước các cấp có liên quan đến vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo nghề đối với người dân có đất bị thu hồi.
Trên cơ sở đó, quy hoạch đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch phát triển KTXH, quy hoạch sử dụng đất để xây dựng KCN và vấn đề đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân phải được giải quyết trước khi thu hồi đất của người dân.
- Chính quyền địa phương cần chủ động hướng dẫn người dân sử dụng tiền đền bù một cách có hiệu quả. Từ kinh nghiệm của nhiều địa phương, số tiền đền bù do thu hồi đất chia thành hai phần. Một phần giao cho người dân xây dựng nhà cửa và chi dùng vào những việc thật cần thiết. Phần còn lại lớn hơn có thể được góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần, hoặc gửi vào ngân hàng hoặc mua bảo hiểm. Với cách làm này, người dân sau khi bị thu hồi đất, vẫn được chia lợi nhuận từ kết quả sản xuất công nghiệp, kể cả có việc làm ngay trên mảnh đất của mình hoặc nhận được lãi suất tiền gửi để có thu nhập ổn định.
4- Chính sách liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển KCN.
Đối với các doanh nghiệp, các chủ đầu tư các KCN, cần đề cao trách nhiệm trước dân. Trong các nghị định có liên quan đến vấn đề này cần quy định rõ:
- Những gì đã cam kết, đã hứa trước dân phải được chủ đầu tư và doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc. Xóa bỏ tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, gây mất lòng tin đối với người dân.
- Cần quy định thời gian sử dụng lao động của các doanh nghiệp đối với lao động địa phương để khắc phục tình trạng thu hút lao động chỉ là hình thức rồi sau một thời gian ngắn lại sa thải lao động. Có thể quy định, thời gian hợp đồng lao động trong 5 năm, quá thời hạn đó, nếu doanh nghiệp thấy người lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc mới sa thải lao động, hoặc người lao động muốn sang làm việc ở lĩnh vực khác mới được di chuyển.
- Khi xây dựng phương án đầu tư của từng dự án, phải ghi rõ các khoản chi phí đào tạo nghề cho người có đất bị thu hồi một cách cụ thể, rõ ràng, công khai để người dân biết và giám sát quá trình thực hiện.
- Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp.
5- Chính sách xã hội trong công tác thu hồi và giải quyết việc làm ổn định đời sống của người dân có đất bị thu hồi.
Liên quan đến vấn đề này, Nhà nước cần quan tâm đến đời sống ở các khu tái định cư. Cần phải quy định và kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện các quy định đảm bảo điều kiện sinh sống bình thường cho người dân trong khu tái định cư.
- Các khu tái định cư phải được đảm bảo về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội như giao thông, điện, nước sạch; Phải có trường học cho học sinh từ nhà trẻ mẫu giáo đến phổ thông cơ sở; Phải có bệnh viện và chợ cho dân cư ổn định sinh hoạt.
- Cần thực hiện nguyên tắc, chừng nào các khu tái định cư không đảm bảo các quy định trên thì chưa nghiệm thu; và nếu chưa nghiệm thu khu tái định cư thì cũng chưa thực hiện việc di dời, giải phóng mặt bằng.
- Cán bộ công chức trong bộ máy quản lý Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc nghiệm thu các khu tái định cư nếu không được xây dựng theo đúng thiết kế, không đồng bộ, hoặc không đảm bảo chất lượng.
6- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi, tạo việc làm và ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.
- Các Sở ngành liên quan cần sâu sát thực tiễn, tham mưu cho Đảng, UBND tỉnh xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp và đồng bộ. Cần có những cuộc điều tra và nghiên cứu tỷ mỉ, tìm hiểu những băn khoăn, bức xúc và lắng nghe những kiến nghị chính đáng của người dân sau khi bị thu hồi đất. Từ đó có những cơ chế, chính sách để trình cấp có thẩm quyền ban hành. Chính sách việc làm thu nhập và đời sống của người nông dân sau đền bù, cần được xây dựng với sự thảo luận dân chủ, rộng rãi của người dân có đất bị thu hồi.
- Ở từng địa phương, mọi cam kết đã hứa với dân cần được thực hiện một cách nghiêm túc. Chính quyền phải cùng dân tháo gỡ những khó khăn trong quá trình thực hiện. Kinh nghiệm thành công của nhiều địa phương cho thấy, người lãnh đạo cao nhất của địa phương cần trực tiếp đối thoại để giải quyết những vấn đề gay cấn nhất trong việc thu hồi, đền bù, giải tỏa, cũng như trong việc giải quyết việc làm, thu nhập và tổ chức đời sống cho người dân thì việc giải phóng mặt bằng sẽ tiến hành thuận lợi.
- Bên cạnh việc kiểm tra, đôn đốc của cấp ủy Đảng, cần phát huy vai trò kiểm tra, giám sát của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nhân dân, nhất là Hội nông dân và Hội cựu chiến binh cùng cấp. Nêu cao vai trò của các tổ chức quần chúng trong việc giáo dục nâng cao dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh tiến bộ.
4.5.2 Để hạn chế ô nhiễm môi trường cần có những giải pháp.
1- Công tác truyền thông: UBND thị xã phối hợp chặt chẽ với các Sở ngành của tỉnh, các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức tuyên truyền việc thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi và công tác Bảo vệ Môi trường đến cơ sở.
2- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: UBND thị xã phối hợp với các ngành Tài nguyên và Môi trường, Y tế, công nghiệp, chỉ đạo các cơ sở sản xuất thực hiện lộ trình xử lý triệt để nguồn gây ô nhiễm theo QĐ số 64/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ.
3- Công tác thanh tra, kiểm tra: UBND thị xã phối hợp với các sở, ban, ngành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm Luật Bảo vệ Môi trường.
4- Chính sách hỗ trợ hoạt động Bảo vệ Môi trường: Cần xây dựng Quy chế Quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn thị xã phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa.
Xây dựng, chỉnh sửa các văn bản pháp quy của tỉnh nhằm cụ thể hóa Luật Bảo vệ Môi trường sửa đổi phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương.
5- UBND thị xã khẩn trương quy hoạch xây dựng bãi rác tập trung cho toàn thị xã và các bãi trung chuyển ở các xã phường.
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu đã được trình bày ở trên chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Thị xã Từ Sơn nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có thế mạnh trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa và tiêu thụ sản phẩm.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm khá cao 21,05%, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Thị xã Từ Sơn với tốc độ phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhanh đã làm cho sự chuyển dịch lao động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ. Công tác giải quyết việc làm cũng được các cấp, các nhành quan tâm thực hiện. Đời sống các tầng lớp dân cư từng bước dần được ổn định.
2. Tình hình thực hiện 3 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
- Sau khi tái lập huyện Từ Sơn (nay là thị xã Từ Sơn) năm 1999, công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của thị xã và tất cả các xã, phường đã được triển khai.
+ Đất nông nghiệp: Theo QHSDĐ của huyện giai đoạn 2003 - 2010 được duyệt thì chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp tăng 324,1 ha do các loại đất khác chuyển sang. Nhưng trong giai đoạn 2003 đến hết năm 2008 đã thực hiện được 106,66 ha đạt 32,91 % so với quy hoạch được duyệt.
+ Đất phi nông nghiệp: Trong giai đoạn 2003 - 2010 diện tích đất phi nông nghiệp theo quy hoạch được duyệt tăng 1.254,56 ha. Kết quả thực hiện đến hết năm 2008 được 1.116,52 ha đạt 89% so với quy hoạch.
Từ năm 2003 đến năm 2008 toàn thị xã đã thu hồi 972,77 ha đất nông nghiệp gồm 948,01 ha đất sản xuất nông nghiệp và 24,76 ha đất nuôi trồng thủy sản để xây dựng các KCN, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH và các công trình công cộng. Trong đó, đất dành cho đất ở là 232,2 ha, đất chuyên dùng 730,28 ha, đất phi nông nghiệp khác là 11,84ha.
3. Những tác động xã hội của việc quản lý sử dụng đất đai
- Có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp, hóa hiện đại hóa và đô thị hóa:
+ Làm cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng tốt hơn.
+ Làm cho quá trình đô thị hóa cũng được đẩy mạnh.
+ Hệ thống kết cấu hạ tầng được nâng cấp và xây dựng mới được khá đồng bộ và tương đối hiện đại.
- Ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực: việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN, CCN, khu đô thị, kết cấu hạ tầng KTXH và các công trình công cộng làm sản lượng lương thực giảm đáng kể và ảnh hưởng đến vấn đề an toàn lương thực.
- Ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động: Việc thu hồi đất có mức độ ảnh hưởng khác nhau nhưng tất cả đều ảnh hưởng tới việc làm, thu nhập và đời sống của người dân.
4. Tác động của việc chuyển mục đích sử dụng đất xây dựng KCN đến môi trường thị xã Từ Sơn.
Thu hồi đất để xây dựng các KCN, CCN, các làng nghề, các khu đô thị bên cạnh việc thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá của thị xã Từ Sơn thường xảy ra những mâu thuẫn về môi trường. Đến nay mức độ ô nhiễm môi trường tại các KCN, CCN, các làng nghề, các khu đô thị của thị xã Từ Sơn chưa đến mức nghiêm trọng.
5. Những giải pháp khắc phục những tác động tiêu cực đến vấn đề xã hội và môi trường
- Thị xã cần hạn chế quy hoạch thêm các KCN trên địa bàn. Cần có biện pháp lấp đầy các KCN đã quy hoạch và không làm ảnh hưởng đến việc canh tác của diện tích đất nông nghiệp xung quanh.
- Đền bù và bồi thường thiệt hại phải đảm bảo tính đủ giá trị quyền sử dụng đất cho người dân có đất bị thu hồi.
- Tạo việc làm và đảm bảo thu nhập ổn định lâu dài cho người dân có đất bị thu hồi.
- Nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển KCN phải thực hiện nghiêm túc.
- Tăng cường quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc thu hồi, tạo việc làm và ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.
- Tăng cường công tác truyền thông, thanh tra, kiểm tra Luật Bảo vệ Môi trường.
- Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- UBND thị xã khẩn trương quy hoạch xây dựng bãi rác tập trung cho toàn thị xã và các bãi trung chuyển ở các xã phường.
5.2 Kiến nghị
- Từ Sơn cần thực hiện những quy định của Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường ... để giảm thiểu những tác động bất lợi đến những vấn đề xã hội và môi trường, trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Cần có những nghiên cứu sâu hơn nữa về đánh giá tác động xã hội và môi trường trong các phương án quy hoạch và thực hiện QHSDĐ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Lê Đức An, Lê Thạc Cán, Luc Hens, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Sổ tay hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chung các dự án phát triển, Hà Nội.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Giáo trình Đào tạo Quản lý Dự án ODA,Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2006), Báo cáo về tình hình sử dụng đất nông nghiệp xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và đời sống của người có đất bị thu hồi, Hà Nội.
4. Lê Thạc Cán và Tập thể tác giả (1994), Đánh giá tác động môi trường, phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
5. Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng,Hà Nội.
6. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai, Hà Nội.
7. Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội.
8. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.
9. Trung Chính - Trần Khâm: “Đời sống và việc làm của người nông dân những vùng bị thu hồi đất”, báo Nhân Dân, các ngày 10, 11, 12 tháng 5-2005.
10. Võ Hùng Dũng (2008), Cần hiểu an ninh lương thực theo nghĩa rộng hơn, báo VietNamNet.
11. Phạm Ngọc Hồ, Hoàng Xuân Cơ (2004), Đánh giá tác động môi trường, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
12. PGS.TS Nguyễn Đình Mạnh (2005), Đánh giá tác động môi trường, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
13. Huyền Ngân: “Chất lượng lao động nông thôn thấp”, Thời báo kinh tế Việt Nam, số ra ngày 23-3-2005.
14. GS. TSKH. Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội các công trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Từ Sơn, Số liệu thống kê đất đai huyện Từ Sơn năm 2000, 2003, 2005, 2008, Từ Sơn.
16. Phòng Thống kê thị xã Từ Sơn, Báo cáo niên giám thống kê từ năm 2000 đến năm 2008, Từ Sơn.
17. Khánh Phương (2008), An ninh lương thực, vấn đề nóng nhất, báo kinh tế nông thôn.
18. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
19. Quốc hội (2005), Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Hà Nội.
20. Anh Tân (2008), Đảm bảo giữ vững 4 triệu hecta đất trồng lúa, báo Nông trường sông Hậu.
21. Võ Văn Thành- Đức Bình (2009), Bảo tồn quỹ đất nông nghiệp, báo Tuổi trẻ.
22. Hoàng Tạo: “Bất ổn trong công tác đền bù giải tỏa dự án đại lộ Đông Tây”, báo Thanh Niên, ngày 12-9-2005.
23. Ủy ban nhân dân huyện Từ Sơn (2003), Báo cáo Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Từ Sơn thời kỳ 2002- 2010, Từ Sơn.
24. Ủy ban nhân dân huyện Từ Sơn (2005), Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 2005- 2010, Từ Sơn.
25. Ủy ban nhân dân huyện Từ Sơn (2008), Báo cáo kết quả thực hiện chỉ thị số 09/2007/CT-TTg về tăng cường quản lý sử dụng đất của các quy hoạch và dự án đầu tư trên địa bàn huyện Từ Sơn, Từ Sơn.
26. Ủy ban nhân dân thị xã Từ Sơn (2009), Báo cáo công tác môi trường quý I năm 2009, Từ Sơn.
27. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII về phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015 tầm nhìn 2020, Bắc Ninh.
28. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh (2008), Báo cáo hiện trạng môi trường, Bắc Ninh.
Tiếng anh
29. Alian Gilpin, Environmental Impact Assessment (EIA) (1995), Cutting edge for the twenty- first century, Cambridge University Press.
PHỤ LỤC
Số phụ lục
Tên phụ lục
Phụ lục 01
Hiện trạng sử dụng đất năm 2008 của thị xã Từ Sơn
Phụ lục 02
Tình hình biến động sử dụng đất từ năm 2003 đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn.
Phụ lục 03
Tổng hợp biến động sử dụng đất từ năm 2003 đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn.
Phụ lục 04
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn.
Phụ lục 05
Tổng hợp các dự án đất sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Phụ lục 06
Tổng hợp các dự án đất có mục đích công cộng trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Phụ lục 07
Tổng hợp các dự án đất ở trên địa bàn thị xã Từ Sơn
Phụ lục 08
Phiếu điều tra hộ
Phụ lục 03: Tổng hợp biến động sử dụng đất từ năm 2003 đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn
Thứ Tự
Chỉ tiêu
Mã
Năm 2003
Năm 2008
Tăng (+), giảm (-) năm 2008 so với năm 2003
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
(7)
(8)=(6)-(4)
(9)=(8)/(4)*100
Tổng diện tích đất tự nhiên
6140.15
100.00
6133.23
100.00
-6.92
-0.11
1
ĐẤT NÔNG NGHIỆP
NNP
4098.65
66.75
3160.31
51.53
-938.34
-22.89
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
3908.70
63.66
2952.41
48.14
-956.29
-24.47
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
3897.64
63.48
2920.15
47.61
-977.49
-25.08
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
3894.09
63.42
2915.52
47.54
-978.57
-25.13
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC(a)
3.55
0.06
4.63
0.08
1.08
30.42
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
11.06
0.18
32.26
0.53
21.20
191.68
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
4.30
0.07
1.34
0.02
-2.96
-68.84
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
4.30
0.07
1.34
0.02
-2.96
-68.84
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
182.80
2.98
206.10
3.36
23.30
12.75
1.4
Đất làm muối
LMU
0.00
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
2.85
0.05
0.46
0.01
-2.39
-83.86
2
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
PNN
2016.54
32.84
2952.09
48.13
935.55
46.39
2.1
Đất ở
OTC
575.05
9.37
755.84
12.32
180.79
31.44
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
564.17
9.19
365.39
5.96
-198.78
-35.23
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
10.88
0.18
390.45
6.37
379.57
3488.69
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
1224.36
19.94
1923.86
31.37
699.50
57.13
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
35.22
0.57
40.47
0.66
5.25
14.91
2.2.2
Đất quốc phòng, an ninh
CQA
3.97
0.06
4.63
0.08
0.66
16.62
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
72.13
1.17
615.10
10.03
542.97
752.77
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
1113.04
18.13
1263.66
20.60
150.62
13.53
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
19.88
0.32
24.21
0.39
4.33
21.78
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
45.69
0.74
58.21
0.95
12.52
27.40
2.5
Đất sông suối và mặt nước CD
SMN
149.78
2.44
182.19
2.97
32.41
21.64
2.6
Đất phi nông nghiệp khác
PNK
1.78
0.03
7.78
0.13
6.00
337.08
3
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG
CSD
24.96
0.41
20.83
0.34
-4.13
-16.55
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
24.96
0.41
20.83
0.34
-4.13
-16.55
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
Phụ lục 04: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2008 của thị xã Từ Sơn.
Thứ tự
Chỉ tiêu
Mã
QHSD đất đã được duyệt (ha)
Kết quả thực hiện đến năm 2008 (ha)
Tỷ lệ (%) giai đoạn 2003 - 2008 so với QH được duyệt
Tổng diện tích đất tự nhiên
1484.02
1225.66
100.00
1
Đất nông nghiệp
NNP
260.00
109.14
41.98
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
52.21
#DIV/0!
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
26.58
#DIV/0!
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
9.00
22.00
244.44
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC(a)
50.00
4.58
9.16
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
5.10
25.63
502.55
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
#DIV/0!
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
#DIV/0!
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
#DIV/0!
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
#DIV/0!
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
260.00
56.93
21.90
1.4
Đất làm muối
LMU
0.00
#DIV/0!
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
0.00
#DIV/0!
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
1224.02
1116.52
91.22
2.1
Đất ở
OTC
234.71
260.47
110.98
2.1.1
Đất ở nông thôn
ONT
108.71
256.58
236.02
2.1.2
Đất ở đô thị
ODT
126
3.89
3.09
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
972.83
843.44
86.70
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
45.23
5.25
11.61
2.2.2
Đất quốc phòng, an ninh
CQA
3.25
1.04
32.00
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi NN
CSK
615.23
529.36
86.04
2.2.3.1
Đất khu công nghiệp
SKK
523.16
474.65
90.73
2.2.3.2
Đất cơ sở SX, kinh doanh
SKC
92.07
54.71
59.42
2.2.3.3
Đất SXVLXD, gốm sứ
SKS
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
309.12
307.79
99.57
2.2.4.1
Đất giao thông
DGT
179.88
190.58
105.95
2.2.4.2
Đất thủy lợi
DTL
16.62
2.27
13.66
2.2.4.3
Đất để truyền dẫn NL
DNT
3.75
1.02
27.20
2.2.4.4
Đất cơ sở văn hoá
DVH
2.5
45.22
1,808.80
2.2.4.5
Đất cơ sở y tế
DYT
3.71
6.95
187.33
2.2.4.6
Đất cơ sở GD - ĐT
DGD
42.81
48.36
112.96
2.2.4.7
Đất cơ sở TD - TT
DTT
30.91
7.94
25.69
2.2.4.8
Đất chợ
DCH
0.9
1.42
157.78
2.2.4.9
Đất di tích danh thắng
LDT
0
4.03
#DIV/0!
2.2.4.10
Đất bãi thải
RAC
28.04
0.00
0.00
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
6.33
1.06
16.75
2.4
Đất nghĩa trang, NĐ
NTD
10.15
11.55
113.79
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
0
0.00
#DIV/0!
2.6
Đất phi NN khác
PNK
30.54
0
0.00
3
Đất chưa sử dụng
CSD
0
0
#DIV/0!
3.1
§Êt b»ng cha sö dông
BCS
0
0
#DIV/0!
3.2
§Êt ®åi nói cha sö dông
DCS
0
0
#DIV/0!
3.3
Nói ®¸ kh«ng cã rõng c©y
NCS
0
0
#DIV/0!
Phụ lục 05: Tổng hợp các dự án đất sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thị xã Từ Sơn
(Từ 01/01/2003 đến hết tháng 12/2008)
STT
Tên dự án, công trình
Diện tích
(ha)
Ghi chú
I
Năm 2003
65.23
1
Công ty Thành Hưng
0.95
2
HTX công nghiệp Đông Đô
0.29
3
Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT thị xã T.Sơn
0.32
4
Cty TPMB Bộ TM- XD nhà máy chế biến nông sản
2.72
5
Chi nhánh ngân hàng NN&PTNT thị xã T.Sơn
0.13
6
Cty Huy Hựng(TNHH)
0.67
7
Trụ sở chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Hà Nội
0.42
8
Xí nghiệp chăn nuôi Bắc Đẩu (TN)
1.34
9
HTX Thương binh Hồng Sơn
2.22
10
Xí nghiệp Thành Đồng (TN)
0.66
11
HTX chế biến nông sản thực phẩm Đức Dũng
0.25
12
Khu CN làng nghề Đồng Quang đạt chuẩn MT
29.62
13
Cty TNHH Đại An- XD mở rộng chế biến gỗ
0.51
14
Cty CP Vinh Hưng
1.19
15
HTX đỗ gỗ mỹ nghệ Đại Lộc
0.47
16
Công ty TNHH Cẩm Tú
0.45
17
Công ty TNHH Tân Hà An
0.56
18
Công ty sơn tĩnh điện Việt Thái (TNHH)
0.60
19
Công ty Danh Tiến (TNHH)
0.80
20
Cty TNHH in tráng bao bì Tín Thành
1.00
21
Công ty Thành Linh (TNHH)
0.53
22
Cty hạ tầng
18.61
23
Cty Mạnh Đức(TNHH)
0.92
II
Năm 2004
67.51
24
DNTN Thanh Ngọc - XD KS và cửa hàng DV
0.39
25
Cty TNHH Thông Hiệp- Mở rộng
0.71
26
Cty lâm sản Giang Hà(TNHH)- XD trụ sở, xưởng chế biến
0.14
27
Doanh nghiệp tư nhân Tuấn Đạt- XD trụ sở và xưởng
0.41
28
Công ty Long Vinh (TNHH)
0.14
29
Cửa hàng xăng dầu Tam Sơn
0.17
30
Công ty Thành Lộc Bắc Ninh (TNHH)
0.52
31
Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển khu vực Từ Sơn
0.28
32
Mở rộng cụm công nghiệp SX thép Châu Khê
9
33
Cty TNHH Lục Giao- XD trụ sở, xưởng SX
0.37
34
Công ty Hồng Ngọc (TNHH)
10.57
35
Công ty Quế Lâm
1.77
36
Công ty mỹ nghệ Mỹ Đức
1.84
37
Cty TNHH Tuyết Lụa- XD nhà máy SX dây cáp điện
1.02
38
Cty TNHH Kim Long XD xưởng SX gỗ, gốm sứ
0.43
39
Công ty TNHH Tân Hà An
0.26
40
Xí nghiệp mỹ nghệ Hoàng Hải (TN)
0.25
41
Công ty mỹ nghệ Đông Dương Bắc Ninh (TNHH)
0.25
42
Cty Phúc Anh
0.28
43
Cty Hương Gia Vị Sơn Hà
2.40
44
Cty Ngọc An- XD xưởng may và chế biến NLS- XK
0.52
45
Xí nghiệp đồ gỗ Mạnh Dũng (TN)
0.31
46
Cty hạ tầng
0.15
47
Doanh nghiệp tư nhân Ánh Dương
0.39
48
Cty viễn thông Sài Gòn- Khu công nghệ thông tin
34.94
III
Năm 2005
78.84
49
Công ty Cổ Pháp
0.18
50
HTX cơ khí Thống Nhất
0.31
51
XN Nông lâm sản Đồng Nguyên- XD TTDVTM
0.65
52
HTX Hiền Tài- XD xưởng SX
0.20
53
Cụm công nghiệp làng nghề Tam Sơn
13.3
54
BQLDA- XD hạ tầng cụm Đồng Nguyên
49.6
55
BQLDA- XD hạ tầng cụm Dốc Sặt
9.74
56
Cty CP công nghiệp điện Đức Hoàng
4.86
IV
Năm 2006
70.38
57
HTX Sơn Tùng
0.44
58
HTX Bao bì Thái Bình mở rộng
0.06
59
Doanh nghiệp tư nhân Đức Anh
0.09
60
Công ty TNHH Hải Ngọc Hà
0.44
61
Công ty Thành Lợi
0.39
62
DN tư nhân Phú Nham
0.09
63
DN tư nhân Hữu Ân
0.09
64
Công ty Hương Mạnh
0.19
65
Công ty dệt nhuộm Hải Khánh
0.37
66
5 tổ chức thuê đất tại Tương Giang
1.14
67
Khu công nghiệp Tiên Sơn đợt 15
67.08
V
Năm 2007
431.03
68
Công ty dệt may Phú Trung
0.66
69
Công ty Bông Sen
0.54
70
Công ty Đại Phú Lộc
0.19
71
Khu công nghiệp VISip
6.56
72
Khu công nghiệp VISip
38.52
73
Khu công nghiệp VISip
384.56
VI
Năm 2008
78.44
74
Công ty Long Phương
1.46
75
Xây dựng KCN VSIP
57.98
76
Xây dựng bệnh viện cuộc sống mới
7.00
77
Công ty Phúc Quang- Hồng Anh
2.06
78
Công ty Xanh Hà
0.21
79
Công ty Cửu Long
4.72
80
Công ty Cao Lâm Viện
4.13
81
Xây dựng Trung tâm thương mại dịch vụ Hà Nội
0.88
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn
Phụ lục 06: Tổng hợp các dự án đất có mục đích công cộng trên địa bàn thị xã Từ Sơn
(Từ 01/01/2003 đến hết tháng 12/2008)
STT
Tên dự án, công trình
Diện tích
(ha)
Ghi chú
I
Năm 2003
21.98
1
Trạm BVTV và thú y thị xã Từ Sơn
0.1
2
Trụ sở Công an thị xã Từ Sơn
0.53
3
XD đường T2 - Khu lưu niệm đ/c Nguyễn Văn Cừ
0.29
4
Cty nước và môi trường VN- XD nhà máy cấp nước TS
1.24
5
Đường nhánh HN5 TT thị xã T.Sơn(đợt 1)
0.35
6
Đường liên xã Phù Chẩn-Tân Hồng
0.26
7
Đường TL 271 đoạn Km13+390 đến Km14+630 (đợt 2)
2.25
8
Trường mầm non xã Đồng Nguyên
0.13
9
XD chùa Hồng Ân thôn Phù Khê Thượng
0.88
10
Đường chùa Dận cầu Tháp T.Sơn
0.83
11
Đường dây 110KV và trạm biến áp - Cụm CN Châu Khê
0.73
12
Đường tỉnh lộ 271 đoạn Đồng Kỵ- Từ Sơn (đợt 1)
3.69
13
Trường mầm non Tam Sơn
0.30
14
Đường TL.295
10.40
II
Năm 2004
54.40
15
Trường TH Đồng Quang I
1.7
16
Trường Trung học Thuỷ sản 4
10.09
17
UBND thị trấn- XD mở rộng trường mần non TT Từ Sơn
0.08
18
UBND xã Tân Hồng- XD mở rộng trường THCS
0.3
19
UBND xã Tân Hồng-XD trường MN, sân TT thôn D.Lôi
0.88
20
Mở rộng Công an thị xã Từ Sơn
0.39
21
BQL các DAXD thị xã- Khu công viên và tượng đài
4.3
22
Đường vào khu dân cư số 1
0.08
23
BQL các DA XD-XD đường qua khu du lịch Đền Đầm
8.05
24
Trạm bơm Phù Khê 2 - Từ Sơn
0.19
25
Đường vào viện Thuỷ Sản
1.77
26
Kênh tiêu KCN Tiên Sơn
2.08
27
Trường mầm non và sân VĐ thôn Hồi Quan
1.77
28
Trường THCS Đồng Nguyên
0.70
29
Trường mầm non tư thục Thanh Hiền
0.32
30
XD trường CĐ DL công nghệ Bắc Hà
21.7
III
Năm 2005
37.35
31
Trung tâm GDTX thị xã Từ Sơn
0.71
32
Trụ sở HĐND-UBND xã Phù Chẩn
1.06
33
Đường 271 (đoạn Từ Sơn- Đồng Quang)
4.82
34
Đường 271 (đoạn Từ Sơn- Cầu Chạt)
4.44
35
Trường THPT Nguyễn Văn Cừ
2.5
36
Bãi đỗ xe và công trình phụ trợ Đền Đô
1.61
37
Ban CH quân thị xã Từ Sơn (nhà luyện tập TT)
0.12
38
TT bồi dưỡng chính trị và nhà làm việc liên cơ quan
0.73
39
UBND xã Đồng Nguyên - XD trụ sở HĐND - UBND
2.1
40
BQL DA XD-XD đường qua khu du lịch Đền Đầm(Đợt 2)
1.58
41
Nút giao khác mức QL1A mới với TL 271
16.67
42
Trường Tiểu học Châu Khê 1
1.01
IV
Năm 2006
10.78
43
Đường dây 35KV Châu Khê
0.16
44
Đường nhánh HN4B-Từ Sơn
0.05
45
Nghĩa trang xã Đình Bảng
3.57
46
Đường vào khu nhà ở Ba Gia
3.28
47
Đường vào khu di tích Chùa Tiêu
0.16
48
Đường vào thôn Đồng Kỵ
0.21
49
Trường Mần non thôn Nội Trì
0.09
50
Trung tâm đăng kiểm cơ giới Bắc Ninh
0.55
51
Đường TL271 Đồng Kỵ-Từ Sơn
0.12
52
Nhà võ chỉ di tích Đền Đô
0.52
53
Trường THCS Tương Giang
2.07
V
Năm 2007
24.58
54
Mở rộng nghĩa địa xã Tân Hồng
0.44
55
Mở rộng nghĩa trang nhân dân xã Đồng Quang
0.83
56
Khu liên hợp khoa học- đào tạo
19.95
57
Mở rộng trường THCS thị trấn Từ Sơn
1.17
58
Xây dựng nhà văn hóa thôn Tam Lư
0.65
59
Xây dựng đường Tam Sơn- Cầu Hồi Quan
1.54
VI
Năm 2008
25.19
60
Xây dựng nghĩa trang xã Phù Chẩn
7.61
61
Xây dựng mở rộng TL 295
9.08
62
Khu lưu niệm đồng chí Ngô Gia Tự
4.91
63
Xây dựng trung tâm văn hoá thôn Nguyễn Giáo
1.02
64
Xây dựng đường 277 đi nghĩa trang Phù Chẩn
1.47
65
Trường mầm non thôn Tam Sơn
0.5
66
Trường mầm non tư thục Sao Mai
0.6
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn
Phụ lục 07: Tổng hợp các dự án đất ở trên địa bàn thị xã Từ Sơn
(Từ 01/01/2003 đến hết tháng 12/2008)
STT
Tên dự án, công trình
Diện tích
(ha)
Ghi chú
I
Năm 2003
25.34
1
Đất ở xã Châu Khê
0.74
2
Đất ở xã Tương Giang
2.02
3
Đất ở xã Đồng Nguyên
1.43
4
Đất ở xã Phù Khê
0.28
5
Đất ở xã Phù Khê
0.10
6
Đất ở xã Tân Hồng
1.78
7
Đất ở xã Phù Chẩn
1.23
8
Khu nhà ở số 2 thị xã Từ Sơn
0.56
9
Khu dân cư số 1 thị xã Từ Sơn
7.67
10
Khu dân cư xã Đình Bảng
6.25
11
Khu đất tạo vốn , khu dân cư số 1 thị xã Từ Sơn
2.16
12
Khu đất tạo vốn tại xã Đình Bảng, thị xã Từ Sơn
1.12
13
Cty Thiên Đức- Khu đô thị mới Nam Từ Sơn
22.02
14
Cty CP ĐT&TM Phú Điền- Khu đô thị mới Đồng Nguyên
7.21
II
Năm 2004
49.41
15
Khu dân cư dịch vụ Đồng Nguyên
7.29
16
Khu nhà ở xã Đồng Nguyên
2.36
17
Cty đầu tư PT Hạ Tầng-Khu nhà xã Đình Bảng
2.83
18
Khu đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng xã Châu Khê
10.57
19
Khu đất tạo vốn XDCSHT trên địa bàn thị xã Từ Sơn
4.89
20
Khu đất tạo vốn CSXDHT thị xã Từ Sơn
7.45
21
Khu đô thị mới Tân Hồng- Đồng Nguyên
14.02
III
Năm 2005
50.43
22
Khu nhà ở xã Tương Giang
0.89
23
Khu dân cư dịch vụ xã Tân Hồng
10.41
24
Khu nhà ở xã Châu Khê
2.12
25
Đất ở tạo vốn tại xã Tân Hồng và Đình Bảng
16.15
26
Đất ở tạo vốn xã Tân Hồng
3.9
27
Khu đô thị xã Đình Bảng
16.96
IV
Năm 2006
11.76
28
Khu nhà ở xã Tam Sơn
4.31
29
Khu nhà ở xã Đồng Quang
0.2
30
Khu nhà ở xã Tương Giang
3.97
31
Khu nhà ở xã Phù Chẩn
3.28
V
Năm 2007
37.76
32
Khu nhà ở xã Hương Mạc
3.43
33
Khu nhà ở số 5, thôn Phù Khê Thượng
1.52
34
Đất ở xã Tân Hồng (kho lương thực)
0.12
35
Khu nhà ở xã Tân Hồng
7.40
36
Khu nhà ở xã Phù Khê
5.46
37
Khu dân cư dịch vụ xã Tân Hồng
5.31
38
Khu nhà ở để đấu giá QSDĐ tại Đồng quang (trường ĐHTDTT)
0.19
39
Khu dân cư dịch vụ Đồng Sen- Đồng Nguyên
10.04
40
Khu nhà ở Đền Đô- Đình Bảng
4.29
VI
Năm 2008
34.49
41
Khu dân cư dịch vụ Mả Mực
3.48
42
Khu dân cư dịch vụ Đồng khu
1.77
43
Khu dân cư dịch vụ Đình Bảng
4.52
44
Khu dân cư dịch vụ xã Tam Sơn
10.51
45
Khu nhà ở xã Phù Khê
14.21
Nguồn: UBND thị xã Từ Sơn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Danh gia tac dong xa hoi va moi truong trong quan ly su dung dat thi xa Tu Son tinh Bac Ninh.doc