ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM NỒNG ĐỘ CÁC HỢP CHẤT LƯU HUỲNH BAY HƠI CỦA THUỐC SÚC MIỆNG LISTERINE VÀTHUỐC SÚC MIỆNG PROGINVEX
TÓM TẮT
Mở đầu: Đinh hương và Bạch chỉ là những vị thuốc cổ truyền Đông y dùng cho nhiều chỉ định, trong đó có điều trị chứng hôi miệng. Hiện nay, hai dược liệu này được bào chế thành dung dịch Proginvex. Đề tài này được thực hiện nhằm đánh giá tác dụng giảm nồng độ các hợp chất lưu huỳnh bay hơi - VSCs của thuốc súc miệng Listerine và thuốc súc miệng Proginvex.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của Listerine và Proginvex đối với nồng độ VSCs sau khi súc miệng một giờ (T ), hai giờ (T ), ba giờ (T ) và sau một tuần súc miệng đều đặn (T ); so sánh tác dụng giảm nồng độ VSCs của Listerine và Proginvex; đánh giá các tác dụng không mong muốn và ghi nhận cảm quan về mùi vị của hai loại thuốc súc miệng trên. Phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bắt chéo, tiến hành trên 30 sinh viên khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược thành phố Hồ chí Minh, chia ngẫu nhiên vào hai nhóm thử nghiệm: súc miệng Listerine (liều súc miệng 20
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM NỒNG ĐỘ CÁC HỢP CHẤT LƯU HUỲNH BAY HƠI CỦA THUỐC SÚC MIỆNG LISTERINE VÀTHUỐC SÚC MIỆNG PROGINVEX
21 trang |
Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2232 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tác dụng giảm nồng độ các hợp chất lưu huỳnh bay hơi của thuốc súc miệng listerine và thuốc súc miệng proginvex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG GIẢM NỒNG ĐỘ CÁC HỢP CHẤT LƯU
HUỲNH BAY HƠI CỦA THUỐC SÚC MIỆNG LISTERINE® VÀ
THUỐC SÚC MIỆNG PROGINVEX®
TÓM TẮT
Mở đầu: Đinh hương và Bạch chỉ là những vị thuốc cổ truyền Đông y dùng
cho nhiều chỉ định, trong đó có điều trị chứng hôi miệng. Hiện nay, hai dược
liệu này được bào chế thành dung dịch Proginvex. Đề tài này được thực hiện
nhằm đánh giá tác dụng giảm nồng độ các hợp chất lưu huỳnh bay hơi - VSCs
của thuốc súc miệng Listerine và thuốc súc miệng Proginvex.
Mục tiêu: Đánh giá tác dụng của Listerine và Proginvex đối với nồng độ VSCs
sau khi súc miệng một giờ (T1), hai giờ (T2), ba giờ (T3) và sau một tuần súc
miệng đều đặn (Tt); so sánh tác dụng giảm nồng độ VSCs của Listerine và
Proginvex; đánh giá các tác dụng không mong muốn và ghi nhận cảm quan về
mùi vị của hai loại thuốc súc miệng trên.
Phương pháp: nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bắt chéo, tiến hành trên 30
sinh viên khoa Răng Hàm Mặt, Đại Học Y Dược thành phố Hồ chí Minh, chia
ngẫu nhiên vào hai nhóm thử nghiệm: súc miệng Listerine (liều súc miệng 20
ml pha loãng ½), súc miệng Proginvex (liều súc miệng 40 giọt pha trong 40 ml
nước). Mỗi đối tượng trong hai nhóm thử nghiệm đều lần lượt sử dụng hai loại
thuốc súc miệng, xen kẽ là thời kỳ rửa. Sau thử nghiệm hai tuần không dùng
thuốc súc miệng, số liệu được dùng như nhóm chứng. Nồng độ VSCs được đo
bằng máy Halimeter vào các thời điểm một giờ, hai giờ, ba giờ sau khi súc
miệng và sau một tuần súc miệng đều đặn.
Kết quả: trong ngày đánh giá đầu tiên, nồng độ VSCs giữa các thời điểm đo
của hai nhóm Listerine và Proginvex khác biệt không có ý nghĩa. Ở nhóm
chứng, nồng độ VSCs giữa thời điểm T0 và T2 khác biệt có ý nghĩa (p<0,001).
Nồng độ VSCs của nhóm Listerine thấp hơn nhóm chứng có ý nghĩa ở thời
điểm T2 (p<0,001), T3 (p<0,05). Nồng độ VSCs của nhóm Proginvex thấp hơn
nhóm chứng có ý nghĩa ở thời điểm T2 (p<0,05). Sau một tuần súc miệng đều
đặn, nồng độ VSCs của nhóm Listerine và Proginvex khác biệt không có ý
nghĩa (p>0,005) so với T0. Cảm nhận về vị của nhóm Proginvex tốt hơn nhóm
Listerine. 33,3% đối tượng cảm thấy vị Listerine khó chịu và 20% cảm thấy vị
rất khó chịu; 56,7% cho biết có cảm giác cay và 43,3% có cảm giác bỏng rát
khi súc miệng Listerine.
Kết luận: nồng độ VSCs giảm sau khi súc miệng Listerine và Proginvex một
giờ, hai giờ, ba giờ so với không súc miệng; sự khác biệt có ý nghĩa ở thời điểm
hai giờ và ba giờ đối với Listerine và ở thời điểm hai giờ đối với Proginvex.
Không nhận thấy hiệu quả giảm nồng độ VSCs sau một tuần súc miệng đều
đặn với cả hai loại thuốc trên. Tác dụng giảm nồng độ VSCs của Listerine và
Proginvex khác biệt không có ý nghĩa.
Từ khóa: hợp chất lưu huỳnh bay hơi – VSCs, chứng hôi miệng, Listerine,
Proginvex, súc miệng, máy Halimeter.
ABSTRACT
ASSESS THE EFFECT OF LISTERINE AND PROGINVEX ON THE
CONCENTRATION OF VSCS
Vo Thi Hoang Yen, Hoang Tu Hung
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol.14 - Supplement of No 1-2010: 322 - 327
Background: the Angelique and Giroflier are herbs used in many medicinal
indications, including the treatement of halitosis. Thesedays, they are prepared
in the product named Proginvex. We conducted this topic to assess the effect of
Listerine and Proginvex on the concentration of VSCs.
Objectives: assess the effect of Listerine and Proginvex on the concentration of
VSCs an hour, two hours, three hours after rinsing and after a week of daily
rinsing; compare that effect of Listerine and Proginvex; assess undesirable
effects and opinions on the smell and the taste of Listerine and Proginvex.
Method: the crossover clinical trial was carried out on 30 students of the
Faculty of Odonto Stomatology, University of Science Mediacales Ho Chi
Minh City. They were randomly selected in two test groups Listerine (dose of
20ml rinse diluted ½) and Proginvex (dose of 1.5ml diluted 1/26). Each subject
of the two groups will use in turn these two mouthwash. After each period, a
rest period will take one week before starting the next one. After two week
without rinsing, these events are used as controlers. The concentration of VSCs
is measured by Halimeter before washing, at time points an hour, two hours,
three hours after rinsing and after a week of daily rinsing. Results: there was no
significant difference between time points of mesurement in VSCc of groups
Listerine and Proginvex. In controller, the values of VSCc measured at T0 and
T2 are significantly different (p<0.001). The value of Listerine VSCc is
significantly lower than that of controller at T2 (p<0.001), T3 (p<0.05). So is
Proginvex at T2 (p<0.05). At Tt, VSCc of two groups are not significantly
different (p>0.05) comparing with that at T0. The taste of Proginvex is
commentid to be more agreeable than that of Listerine. 33.3% of subject feel
uncomfortable with taste of Listerine, 20% feel terrible; 56.7% of subject
remark to be hot and 43.3% remark to be burned once rinsing with Listerine.
Conclusion: the VSCs decreased one hour, two hours, three hours after rinsing
with Listerine and Proginvex comparing with the condition of no rinsing, but
the difference was only significant three hours after rinsing with Listerine, two
hours after rinsing with Proginvex. There were no decrease in concentration of
VSCs after a week of daily rinsing. The effect of Listerine and Proginvex is not
significantly different.
Keywords: VSCs, halitosis, Listerine, Proginvex, rinsing, Halimeter.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hôi miệng ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới và là một trong
những than phiền chính của bệnh nhân khi tìm đến nha sĩ. Nhiều nghiên cứu
đã chứng minh rằng nguyên nhân chính gây ra hôi miệng là những phân tử
có mùi bay hơi (bao gồm các hợp chất lưu huỳnh và các axít hữu cơ) được
sinh ra từ các vi khuẩn trong môi trường miệng, chủ yếu là những vi khuẩn
trên bề mặt lưng lưỡi(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.). Vì
vậy, việc đưa tác nhân kháng khuẩn vào thuốc súc miệng cũng là một biện
pháp hữu hiệu chống hôi miệng, bên cạnh các biện pháp vệ sinh răng miệng
cơ học như chải răng, chải lưỡi.
Hiện nay, phần lớn các thuốc súc miệng điều trị là những sản phẩm công
nghiệp. Trong đó, Listerine được xem là loại thuốc súc miệng có hiệu quả
kháng khuẩn hàng đầu, được chứng nhận bởi ADA (Hiệp hội Nha Khoa Hoa
Kỳ) vào năm 1987(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.). Nghiên cứu của Fine DH và cộng sự (2005) đã cho thấy
tác dụng điều trị hôi miệng lâu dài của Listerine. Bên cạnh đó, trong xu
hướng phát triển các ứng dụng y học cổ truyền và các liệu pháp điều trị bằng
thảo dược, tinh dầu đã được chứng minh hiệu quả kháng khuẩn phổ rộng qua
nhiều nghiên cứu trên thế giới(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not
found.). Những hỗn hợp tinh dầu chanh, trà xanh và bạc hà… đã được đề nghị
sử dụng để điều trị hơi thở hôi. Đinh hương, Bạch chỉ cũng là những thảo
dược có chứa tinh dầu, từ lâu đã được dùng trong các bài thuốc dân gian
chữa chứng hôi miệng(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.,Error!
Reference source not found.). Hai loại thảo dược này được chiết xuất toàn phần, kết
hợp bào chế thành dạng dung dịch súc miệng Proginvex.
ĐỐI TƯỢNG -PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: 30 sinh viên khoa Răng Hàm Mặt ĐHYD Tp.HCM,
trong độ tuổi từ 18 – 24, thỏa các tiêu chí: không có bệnh toàn thân (bệnh
đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, tiểu đường...); không sử dụng thuốc điều
trị toàn thân, tại chỗ; không có bệnh lý vùng miệng (bệnh nha chu, lở loét,
áp xe…); không có những biến dạng thông thường (lưỡi bản đồ, lưỡi
lông…) và những tổn thương cơ bản (dát sắc tố, mụn mủ, mụn nước, vết
loét…) ở lưỡi, nướu, niêm mạc khẩu cái và niêm mạc miệng; không sử dụng
thuốc súc miệng trong khoảng thời gian một tuần trước khi tham gia nghiên
cứu; không mang khí cụ chỉnh hình; không mang hàm giả.
Phương pháp nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng bắt chéo.
Phương pháp tiến hành
Cách pha thuốc: với Listerine, pha 20 ml thuốc trong 20 ml nước, súc miệng
trong 30 giây hai lần mỗi ngày sau khi chải răng. Với Proginvex, pha 40 giọt
thuốc trong 40 ml nước, súc miệng trong 30 giây hai lần mỗi ngày sau khi
chải răng.
Các thời kỳ thử nghiệm: 30 đối tượng nghiên cứu được chia thành hai nhóm
(mỗi nhóm gồm 15 đối tượng), đều trải qua ba đợt đánh giá nồng độ VSCs,
giữa đợt một và đợt hai là thời kỳ rửa một tuần. Sau đợt sử dụng thuốc súc
miệng thứ nhất, hai nhóm bắt chéo (nhóm súc miệng Proginvex chuyển sang
súc miệng Listerine và nhóm súc miệng Listerine chuyển sang súc miệng
Proginvex). Sau hai đợt sử dụng thuốc súc miệng là thời kỳ rửa hai tuần. Đợt
đánh giá thứ ba của cả hai nhóm được sử dụng như nhóm chứng. Sau ba đợt
đánh giá, số liệu được tổng hợp thành ba nhóm (Listerine, Proginvex và
chứng).
Sau một tuần súc miệng với thuốc Listerine và Proginvex, mỗi đối tượng
nghiên cứu được khám và ghi nhận biểu hiện của dị ứng nếu có (lưỡi bản đồ,
mụn nước, bóng nước, hồng ban…); vết chợt, vết loét; vết dính trên răng,
miếng trám và niêm mạc. Ngoài ra, mỗi đối tượng nghiên cứu sẽ đưa ra cảm
nhận về mùi và vị ở năm mức độ (rất khó chịu, khó chịu, chấp nhận được, dễ
chịu, rất dễ chịu), và đưa ra nhận xét chung.
Phương pháp thu thập số liệu: các đối tượng được đánh giá vào các thời
điểm:
Ngày súc miệng đầu tiên của một đợt (Listerine hoặc Proginvex): trước khi
súc miệng (T0); một giờ sau khi súc miệng (T1); hai giờ sau khi súc miệng
(T2); ba giờ sau khi súc miệng (T3).
Đánh giá sau một tuần (Tt): kết thúc đợt súc miệng một tuần bằng Listerine
hoặc Proginvex, đối tượng được đo VSCs vào ngày đầu tiên của tuần tiếp
theo (thời kỳ rửa thứ nhất và thứ hai). Đánh giá sau một tuần giúp thu thập
số liệu về VSCs sau một tuần súc miệng đều đặn.
Đánh giá sau thời kỳ rửa thứ hai (kéo dài hai tuần): các đối tượng được đo
VSCs tại các thời điểm T0, T1, T2, T3. Số liệu của đợt này được coi là số liệu
chứng, giúp thu thập số liệu về sự thay đổi VSCs sau vệ sinh răng miệng
thông thường.
Vào ngày đánh giá, các đối tượng nghiên cứu đều phải ăn sáng với thức ăn
không có hành tỏi, gia vị có mùi, mỹ phẩm có mùi thơm, không uống những
thức uống có cồn, không hút thuốc lá. Các đối tượng đều phải chải răng
trước khi đo nồng độ VSCs; không ăn, uống giữa các thời điểm đo. Trong
quá trình tham gia nghiên cứu, các đối tượng sử dụng bàn chải, kem đánh
răng giống nhau, chải răng ba lần mỗi ngày sau khi ăn và không được sử
dụng bất kỳ hình thức vệ sinh răng miệng nào khác.
KẾT QUẢ
Nồng độ VSCs vào ngày đánh giá đầu tiên
Nồng độ VSCs của ba nhóm vào ngày đánh giá đầu tiên:
Nồng độ VSCs của ba nhóm ở thời điểm T0 khác biệt không có ý nghĩa (p >
0,05) (bảng 1).
Bảng 1: Nồng độ VSCs trước khi thử nghiệm
Nhóm
T0
(VSCs: TB
± ĐLC)
p
Listerine
30,40 ±
22,81
PL/C =
0,996
Proginvex
31,37 ±
23,44
PP/C =
0,963
Chứng
29,90 ±
18,78
PL/P =
0,984
p: phân tích ANOVA một yếu tố kết hợp phương pháp Tukey
Trong ngày đánh giá đầu tiên, nhìn chung nồng độ VSCs trung bình của mỗi
nhóm đều gia tăng so với ban đầu. Nồng độ VSCs của hai nhóm Listerine và
Proginvex đều nhỏ hơn so với nhóm chứng ở các
thời điểm một giờ, hai giờ, ba giờ sau khi súc miệng
(đồ thị 1).
Đồ thị 1: Sự thay đổi nồng độ VSCs của ba nhóm theo thời gian.
Nồng độ VSCs giữa các thời điểm đo của hai nhóm Listerine và Proginvex
khác biệt không có ý nghĩa. Ở nhóm chứng, nồng độ VSCs giữa thời điểm T0
và T2 khác biệt có ý nghĩa (p < 0,001).
Nồng độ VSCs của nhóm Listerine so với nhóm chứng vào ngày đánh giá
đầu tiên
Ở thời điểm T2, nồng độ VSCs của nhóm Listerine giảm so với trước khi súc
miệng, nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa. Nồng độ VSCs của nhóm
Listerine và nhóm chứng khác biệt có ý nghĩa rất lớn (p < 0,001). Ở thời
điểm T3, nồng độ VSCs giữa nhóm Listerine và nhóm chứng khác biệt có ý
nghĩa (p < 0,05) (bảng 2).
Bảng 2: Nồng độ VSCs vào ngày đánh giá đầu tiên của nhóm Listerine và nhóm
chứng.
VSCs (TB ± ĐLC)
Nhóm T0 T1 T2 T3
Listerine
30,40
±
22,81
32,77
±
26,89
29,67 ±
24,41
31,30
±
26,48
Chứng
29,90
±
18,78
40,47
±
28,39
55,00 ±
26,07
49,60
±
29,85
P 0,996 0,506 <0,001(***) 0,024(*)
p: Phân tích ANOVA một yếu tố kết hợp phương pháp Tukey.
Tỷ lệ % đối tượng giảm nồng độ VSCs của nhóm Listerine cao hơn nhóm
chứng ở các thời điểm. Trong đó, sự khác biệt giữa nhóm Listerine và nhóm
chứng có ý nghĩa ở thời điểm hai giờ sau khi súc miệng (p < 0,01) và ba giờ
sau khi súc miệng (p < 0,05) (bảng 3).
Bảng 3: Tỷ lệ % đối tượng giảm nồng độ VSCs vào ngày đánh giá đầu tiên của
nhóm Listerine và nhóm chứng.
Tỷ lệ % giảm VSCs so với ban đầu
Nhóm T1 T2 T3
Listerine
n
%
17
56,7%
15
50%
18
60%
Chứng
n
%
10
33,3%
5
16,7%
9
30%
P 0,069 0,006(**) 0,02(*)
p: kiểm định χ2.
p: phân tích ANOVA một yếu tố có lặp kết hợp phương pháp Bonferroni.
Nồng độ VSCs của nhóm Proginvex so với nhóm chứng vào ngày đánh giá
đầu tiên:
Nồng độ VSCs của nhóm Proginvex thấp hơn nhóm chứng ở các thời điểm
T1, T2, T3. Trong đó, sự khác biệt có ý nghĩa ở thời điểm T2 (p < 0,05) (bảng
4).
Bảng 4: Nồng độ VSCs vào ngày đánh giá đầu tiên của nhóm Proginvex và
nhóm chứng.
VSCs (TB ± ĐLC)
Nhóm T0 T1 T2 T3
Proginvex
31,37
±
23,44
35,50
±
24,68
37,63
±
22,94
39,50
±
22,72
Chứng
29,90
±
18,78
40,47
±
28,39
55,00
±
26,07
49,60
±
29,85
P 0,963 0,755 0,020(*) 0,308
p: Phân tích ANOVA một yếu tố kết hợp phương pháp Tukey.
Số đối tượng giảm VSCs của nhóm Proginvex cao hơn nhóm chứng ở thời
điểm một giờ, hai giờ sau khi súc miệng, và thấp hơn nhóm chứng ở thời
điểm ba giờ sau khi súc miệng. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở thời điểm
hai giờ (p < 0,05) (bảng 5).
Bảng 5: Tỷ lệ % đối tượng giảm nồng độ VSCs vào ngày đánh giá đầu tiên của
nhóm Proginvex và nhóm chứng.
Tỷ lệ % giảm VSCs so với
ban đầu
Nhóm T1 T2 T3
Proginvex
n
%
14
46,7%
12
40%
8
26,7%
Chứng
n
%
10
33,3%
5
16,7%
9
30%
p 0,292
0,045(*)
0,774
p: kiểm định χ2.
Nồng độ VSCs sau một tuần súc miệng đều đặn
So sánh nồng độ VSCs trước và sau một tuần súc miệng với Listerine hoặc
Proginvex, không thấy có sự khác biệt có ý nghĩa (p > 0,005). Ở mỗi thời
điểm T0 và Tt, nồng độ VSCs của nhóm Proginvex đều cao hơn nhóm
Listerine nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05) (Bảng 6).
Bảng 6: Nồng độ VSCs trung bình của nhóm Listerine và nhóm Proginvex
trước khi súc miệng và sau một tuần súc miệng đều đặn.
VSC (TB ± ĐLC)
Nhóm T0 Tt p2
Listerine
30,40 ±
22,81
31,33
±
22,21
0,826
Proginvex
31,37 ±
23,44
41,37
±
23,51
0,038
p1 0,984 0,095
p1: phân tích ANOVA một yếu tố kết hợp phương pháp Tukey.
p2: phân tích ANOVA một yếu tố có lặp kết hợp phương pháp Bonferroni.
Tỷ lệ % đối tượng giảm nồng độ VSCs của nhóm Listerine cao hơn có ý
nghĩa so với nhóm Proginvex sau một tuần súc miệng đều đặn (p < 0,01)
(bảng 7).
Bảng 7: Số đối tượng giảm nồng độ VSCs của nhóm Listerine và nhóm
Proginvex sau một tuần súc miệng đều đặn.
Nhóm n % P
Listerine 17 56,7%
Proginvex 7 23,3%
0,008(**)
p: kiểm định χ2.
Sự khác biệt giữa Listerine và Proginvex về hiệu quả giảm nồng độ VSCs
Nồng độ VSCs trung bình của nhóm Listerine đều thấp hơn nhóm Proginvex
ở các thời điểm một giờ, hai giờ, ba giờ sau khi súc miệng và sau một tuần
súc miệng đều đặn. Nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa giữa hai nhóm (p
> 0,05) (bảng 8).
Bảng 8: Nồng độ VSCs trung bình vào các thời điểm đo của nhóm Listerine và
nhóm Proginvex.
VSCs (TB ± ĐLC)
Nhóm T0 T1 T2 T3 Tt
Listerine
30,40±
22,81
32,77±
26,89
29,67±
24,41
31,30±
26,48
31,33±
22,21
Proginvex
31,37±
23,44
35,50±
24,68
37,63±
22,94
39,50±
22,72
41,37±
23,51
p 0,986 0,91 0,422 0,458 0,095
p: phân tích ANOVA một yếu tố kết hợp phương pháp Tukey.
Sau khi súc miệng Listerine, tỷ lệ % đối tượng giảm nồng độ VSCs cao hơn
khi súc miệng Proginvex. Trong đó có sự khác biệt có ý nghĩa ở thời điểm
ba giờ sau khi súc miệng và sau một tuần súc miệng (p < 0,01) (bảng 9).
Bảng 9: Tỷ lệ % đối tượng giảm nồng độ VSCs sau khi súc miệng vào bốn thời
điểm đo ở hai nhóm Listerine và Proginvex.
Tỷ lệ % giảm VSCs so với ban đầu
Nhóm T1 T2 T3 Tt
Listerine
n
17
56,7%
15
50%
18
60%
17
56,7%
%
Proginvex
n
%
14
46,7%
12
40%
8
26,7%
7
23,3%
P 0,438 0,436 0,009(**) 0,008(**)
p: kiểm định χ2.
Tác dụng không mong muốn và cảm nhận về mùi vị của Listerine và
Proginvex
Sau hai đợt súc miệng với Listerine và Proginvex, không ghi nhận trường
hợp nào có biểu hiện dị ứng, chợt loét hay vết dính. Tuy nhiên, ghi nhận một
trường hợp bị bong tróc niêm mạc niêm mạc má (P), (T) và môi dưới sau hai
ngày sử dụng Listerine.
Kết quả cũng cho thấy phần lớn có cảm nhận tốt về mùi của Listerine và
Proginvex. Tuy nhiên, cảm nhận về vị của nhóm Proginvex tốt hơn nhóm
Listerine. 33,3% đối tượng cảm thấy vị Listerine khó chịu và 20% cảm thấy
vị rất khó chịu. Ngoài ra, 56,7% đối tượng cho biết có cảm giác cay và
43,3% có cảm giác bỏng rát khi súc miệng Listerine.
KẾT LUẬN
Đối với thuốc súc miệng Listerine pha loãng ½:
Một giờ, hai giờ, ba giờ sau khi súc miệng Listerine, nồng
độ VSCs thấp hơn so với khi không súc miệng; sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở thời điểm hai giờ và ba giờ sau khi súc miệng.
Hai giờ sau khi súc miệng Listerine, nồng độ VSCs giảm
so với trước khi súc miệng; nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Nồng độ VSCs không thay đổi sau khi súc miệng
Listerine đều đặn trong một tuần.
Phần lớn đối tượng nhận xét Listerine có vị từ khó chịu
đến rất khó chịu (63,3%); 56,7% đối tượng cho biết có cảm giác cay và
43,3% có cảm giác bỏng rát khi súc miệng.
Đối với thuốc súc miệng Proginvex (40 giọt thuốc pha 40 ml nước):
Một giờ, hai giờ, ba giờ sau khi súc miệng Proginvex,
nồng độ VSCs thấp hơn so với khi không súc miệng; sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê ở thời điểm hai giờ sau khi súc miệng.
Nồng độ VSCs không thay đổi sau khi súc miệng
Proginvex đều đặn trong một tuần.
Đa số đối tượng cho rằng Proginvex có mùi vị chấp nhận
được và dễ chịu (80%).
Đối với cả hai loại thuốc súc miệng:
Một giờ, hai giờ, ba giờ sau khi súc miệng và sau một tuần súc miệng đều
đặn với Listerine, nồng độ VSCs thấp hơn so với khi súc miệng Proginvex;
nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 208_1798.pdf