BÀN LUẬN
Tỷ lệ nam : nữ trong mẫu nghiên cứu tương
đồng với đặc điểm NTD TP HCM được thống kê
năm 2015 1:1,08 (3) và tỷ lệ các nhóm tuổi này
tương đồng với các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ
nhóm tuổi củ NTD trên địa bàn TP HCM(6,9).
Mặc dù có tổng mức độ nhận biết thấp hơn
Medic re, Ph rm city là thương hiệu có tỷ lệ
nhận biết đầu tiên cao nhất với 23,3%. Điều này có
thể được giải thích bởi Ph rm city là thương hiệu
mới nổi, với nhiều chương trình hoạt động
marketing trong thời gian ngắn đã nâng c o nhận
biết của khách hàng với những thương hiệu này.
Về mức độ hài lòng, mặc dù r đời lâu năm và
có nhiều nhà thuốc nhưng ECO 10,4% , Ph no
(8,5%), Phúc An Khang (5,8%) vẫn chư chiếm
được sự hài lòng cao của NTD.
KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát 467 NTD tại TP HCM cho
thấy mỗi thương hiệu chuỗi NT có sức mạnh về
thương hiệu và cạnh tranh khác nhau. Thương
hiệu SPG có sức mạnh thương hiệu kém nhất.
Pharmacity có sức mạnh thương hiệu cao nhất với
sự cân bằng giữa các yếu tố sức mạnh thương
hiệu và là đối thủ mạnh nhất chuỗi NT hiện nay.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 81 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thế mạnh cạnh tranh các thương hiệu chuỗi nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 249
ĐÁNH GIÁ THẾ MẠNH CẠNH TRANH
CÁC THƢƠNG HIỆU CHUỖI NHÀ THUỐC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
T n Văn hánh*, Lê Hiền Trang**, Đinh oàng Yến**, Nguyễn Thị Thu Thủy**
TÓM TẮT
Mở đầu: Trong những năm gần đ}y, với nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người d}n ng|y c|ng tăng cao, hệ
thống cung ứng thuốc ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của nhiều hình thức bán lẻ thuốc mới, trong
đó có thể kể đến hệ thống chuỗi nhà thuốc. Để thành công trong môi trường cạnh tranh gay gắt đó, chuỗi nhà
thuốc (chuỗi NT) không chỉ cần đầu tư cả về vật chất lẫn nhân lực, mà còn cần phải xây dựng lợi thế cạnh tranh
của thương hiệu. Phân tích lợi thế cạnh tranh của c{c thương hiệu chuỗi nhà thuốc trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh là nhu cầu cấp thiết.
Mục tiêu: Phân tích thế mạnh cạnh tranh của c{c thương hiệu chuỗi NT trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh (TP HCM).
Đối tượng: Thương hiệu các chuỗi NT ở TP HCM đang hoạt động: Medicare, Phúc An Khang, Phano,
ECO, Mỹ Châu, SPG, Pharmacity, v| người tiêu dùng (NTD) trên địa bàn TP HCM.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang dữ liệu khảo sát NTD tại TP HCM; ph}n tích năng
lực nội tại của các chuỗi NT; ma trận CPM; dữ liệu được xử lý và thống kê bằng phần mềm IBM SPSS Statistics
20.0 với độ tin cậy 95%.
Kết quả: Mẫu nghiên cứu gồm 467 NTD tại TP HCM và kết quả phân tích ma trận CPM, Pharmacity
đang l| đối thủ mạnh nhất trong hệ thống chuỗi NT với mức điểm cạnh tranh là 3,831; theo sau là Medicare
(3,663) và Phano (3,386), Eco (2,964). C{c thương hiệu khác có mức điểm cạnh tranh trung bình như Mỹ Châu
(2,651), Phúc An Khang (2,012) và thấp nhất là SPG (1,831) có sức mạnh thương hiệu kém nhất.
Kết luận: Mỗi thương hiệu chuỗi NT có sức mạnh về thương hiệu và cạnh tranh khác nhau. Thương hiệu
SPG có sức mạnh thương hiệu kém nhất. Pharmacity có sức mạnh thương hiệu cao nhất với sự cân bằng giữa các
yếu tố sức mạnh thương hiệu v| l| đối thủ mạnh nhất chuỗi NT hiện nay.
Từ khóa: Thế mạnh cạnh tranh, chuỗi nhà thuốc, thương hiệu.
ABSTRACT
ASSESSING THE COMPETITIVE STRENGTH OF THE BRAND
OF DRUGSTORE CHAINS IN HO CHI MINH CITY
Ton Van Khanh, Le Hien Trang, Dinh Hoang Yen, Nguyen Thi Thu Thuy
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018:249 - 255
Background: In recent years, the pharmaceutical industry is growing strongly in the world, including
Vietnam. There are many pharmacy chains established. In order to be successful is the competitive market, the
drugstore chains not only need to invest in both material and human resources, but also have to build competitive
advantage of the brand. Therefore, analysing the competitive advantage of the drugstore chains in Ho Chi Minh
City is very neccessary.
*Chuỗi nhà thuốc SK Plus **Khoa Dƣợc, Đại học Y Dƣợc Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: DS. Đinh Hoàng Yến ĐT: 0975121553 Email: yendinh2495@gmail.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 250
Objectives: Analyze competitive strengths of the drugstore brand chains in Ho Chi Minh city.
Materials: The brand of active drugstore chains in Ho Chi Minh City: Medicare, Phuc An Khang, Phano,
ECO, My Chau, SPG, Pharmacity and consumers in Ho Chi Minh City.
Methods: Cross-sectional study based on data from survey of consumers in Ho Chi Minh city. Intrinsic
capacity of the drugstore chains has been analyzed using CPM matrix, the data is processed and statistics by IBM
SPSS Statistics 20.0 software with 95% reliability.
Results: The research sample included 467 consumers in Ho Chi Minh city. Results of CPM matrix analysis
showed that the strongest brand in drugstore chains system is Pharmacity with competitive score of 3.831;
followed by Medicare (3.663) and Phano (3.386), Eco (2.964). Other brands have average competitive score like
My Chau (2.651), Phuc An Khang (2.012). SPG has the worst brand strength with score of 1.831.
Conclusion: Every brand of drugstore chains has the brands and different competition streghth. Pharmacity
has the highest brand strength with balance between the elements of brand strength and is the strongest drugstore
chains' opponent currently.
Key word: Competitive strengths, pharmacy chains, brand
MỞ ĐẦU
Ngày nay, xây dựng thƣơng hiệu đóng v i
trò quan trọng trong việc phát triển và tồn tại
của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế, bao gồm lĩnh vực bán lẻ thuốc. Những
năm gần đ}y ở Việt Nam, hình thức kinh doanh
của chuỗi nhà thuốc (NT) đã ng|y c|ng trở nên
phổ biến. Tuy nhiên, chuỗi NT vẫn gặp khó
khăn nhất định khi cạnh tranh với các nhà thuốc
bán lẻ truyền thống và các chuỗi NT khác(8). Do
đó đ{nh gi{ thế mạnh cạnh tr nh l| bƣớc quan
trọng nhằm có những điều chỉnh phù hợp cho
thƣơng hiệu Đề tài “Đ{nh gi{ thế mạnh cạnh
tr nh thƣơng hiệu chuỗi nhà thuốc trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh” đƣợc thực hiện với
mục tiêu:
1. Khảo s{t đặc điểm ngƣời tiêu dùng (NTD)
trên địa bàn TP HCM.
2 Đ{nh gi{ sức mạnh thƣơng hiệu chuỗi NT
trên địa bàn TP HCM.
3. Phân tích thế mạnh cạnh tranh của các
thƣơng hiệu chuỗi NT trên địa bàn TP HCM.
ĐỐI TƢỢNG – PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu
– Thƣơng hiệu các chuỗi NT ở TP HCM hiện
đ ng hoạt động bao gồm: Medicare, Phúc An
Khang, Phano, ECO, Mỹ Châu, SPG, Pharmacity.
– NTD trên địa bàn TP.HCM.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang dữ liệu khảo sát
NTD tại TP HCM; Phân tích ma trận hình ảnh
cạnh tranh CPM.
Phân tích ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM
đƣợc thực hiện qu 5 bƣớc sau:
– ƣớc 1: X{c định các yếu tố ảnh hƣởng khả
năng cạnh tranh (phỏng vấn sâu nhóm chuyên
gia).
– ƣớc 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0
đến 1,0 - A
– ƣớc 3: X{c định trọng số của từng yếu tố
(Từ 1 đến 4) - B
– ƣớc 4: X{c định điểm số của từng yếu tố
(C=A*B)
– ƣớc 5: X{c định tổng điểm của ma trận(4).
Mẫu nghiên cứu: ngƣời tiêu dùng thành phố
Hồ Chí Minh
Cỡ mẫu: đƣợc ƣớc tính theo công thức:
(1)
Trong đó:
n là cỡ mẫu tối thiểu cần lấy
α l| khoảng tin cậy của giá trị trung bình
(95%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 251
ɀ l| đại lƣợng chuẩn hóa, tra từ bảng phân
phối Z (Z=1,96 với độ tin cậy 95%)
p: tỷ lệ ƣớc tính dựa trên nghiên cứu trƣớc
đó hoặc nghiên cứu thử Trong trƣờng hợp
không rõ, có thể g{n p=0,5, khi đó p* 1-p) sẽ lớn
nhất và giá trị n sẽ tối đ
e: khoảng sai lệch cho phép giữa sai số mẫu
và sai số quần thể (chọn ± 5%)
Để đảm bảo đủ số lƣợng, nghiên cứu dự trù
20% mẫu không hợp lệ, vì vậy cỡ mẫu tối thiểu
cần lấy là 480 mẫu.
Tiêu chí lựa chọn và loại trừ:
Tiêu chí lựa chọn Tiêu chí loại trừ
– Là công dân Viêt Nam,
đang sinh sống và làm việc
tại TP HCM.
– Đối tượng đồng ý tham gia
nghiên cứu
– Có độ tuổi từ 18 tuổi trở lên
– Là người quyết định mua
thuốc khi có nhu cầu
– Đã từng mua thuốc tại
chuỗi NT
– Đang làm việc trong lĩnh vực
bán lẻ thuốc (người bán lẻ
thuốc, nhân viên NT, .).
– Tham gia khảo sát nghiên
cứu thị trường trong lĩnh vực
dược phẩm trong 1 tháng
qua.
– Đối tượng không điền đầy
đủ thông tin của phiếu khảo
sát
Phương ph{p lẫy mẫu
Ngẫu nhiên theo cụm
Để đảm bảo tính đại diện cho NTD TP HCM,
nghiên cứu lựa chọn 3 quận đại diện cho TP
HCM bao gồm quận 7, quận Bình Thạnh và
quận 8 dựa trên tiêu chí số lƣợng d}n cƣ, sự đ
dạng d}n cƣ v| thu nhập bình qu}n đầu ngƣời
với dữ liệu đƣợc cung cấp từ công ty khảo sát thị
trƣờng Nielsen(7). Số lƣợng mẫu cần lấy mẫu l|
160 mẫu/quận
Để đ{nh gi{ sức mạnh thƣơng hiệu một cách
khách quan trên NTD của 3 quận lựa chọn, địa
điểm lấy mẫu đƣợc sử dụng ở mỗi quận là siêu
thị Co-opM rt vì đ}y l| nơi có thể có đƣợc đối
tƣợng NTD có nhiều điểm tƣơng đồng với điểm
NTD tại chuỗi nhà thuốc.
KẾT QUẢ
Đặc điểm ngƣời tiêu dùng tại TP HCM
Khảo sát mẫu nghiên cứu gồm 467 NTD tại
TP HCM thỏa mãn tiêu chí lựa chọn và loại trừ,
đề t|i ghi nhận đặc điểm nh}n khẩu của mẫu và
trình bày trong bảng 1.
Bảng 1: Đặc điểm nhân khẩu mẫu nghiên cứu
Đặc điểm N (%)
Phần trăm
tích lũ (%)
Giới tính
Nam 219 (46,9) 46,9
Nữ 248 (53,1) 100,0
Nhóm tuổi
18 – 29 tuổi 178 (38,1) 38,1
30 – 44 tuổi 173 (37,0) 75,2
45 – 59 tuổi 74 (15,8) 90,1
Từ 60 tuổi trở lên 42 (9,9) 100,0
Trình độ
học vấn
Chưa TN THPT 38 (8,1) 8,1
TN THPT 65 (13,9) 22,1
Trung cấp/ Cao đẳng 67 (14,3) 36,4
Đại học 274 (58,7) 95,1
Sau đại học 23 (4,9) 100,0
Nghề
nghiệp
Nhân viên văn
phòng/ Công nhân
viên chức
215 (46,0) 46,0
Kinh doanh/ Buôn
bán
83 (17,8) 63,8
Nội trợ/ Hưu trí/
Không có việc làm
46 (9,9) 73,7
Lao động tự do 42 (9,0) 82,7
Khác 81 (17,3) 100,0
Thu nhập
hàng
tháng
Chưa có thu nhập 54 (11,6) 11,6
Dưới 3 triệu 16 (3,4) 15,0
Từ 3 – dưới 5 triệu 71 (15,2) 30,2
Từ 5 – dưới 10 triệu 177 (37,9) 68,1
Từ 10 triệu trở lên 149 (31,9) 100,0
Theo bảng 1, tỷ lệ nam : nữ là 1:1,13, với
nhóm tuổi từ 18 – 29 tuổi và từ 30 – 44 tuổi chiếm
đ số với tỷ lệ tƣơng ứng là 38,1% và 37,0%.
NTD có trình độ đại học chiếm trên ½ mẫu
nghiên cứu với tỷ lệ 58,7% Nh}n viên văn
phòng/công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất
với 46,0%; tiếp theo là kinh doanh buôn bán
17,8% Trình độ học vấn và nghề nghiệp tƣơng
đồng với đối tƣợng trong độ tuổi 18 – 29 chiếm
đ số(6,9) Đ số NTD có thu nhập hàng tháng trên
5 triệu với 37,9% từ 5 triệu đến 10 triệu và 31,9%
từ 10 triệu trở lên.
Sức mạnh thƣơng hiệu chuỗi NT trên địa bàn
TP HCM
Sức mạnh thƣơng hiệu chuỗi NT đƣợc
đ{nh gi{ dựa trên mức độ nhận biết, mức độ
yêu thích, mức độ trung thành và mức độ hài
lòng củ NTD đối với thƣơng hiệu v| năng lực
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 252
nội tại của chuỗi nhà thuốc theo nghiên cứu
của Arnett (2003)(2).
Mức độ nhận biết
Khảo sát trên 467 NTD trên địa bàn TP
HCM, đề t|i thu đƣợc kết quả 3 mức độ nhận
biết đầu tiên, tiếp theo và có gợi ý của các
thƣơng hiệu và trình bày trong hình 1. Theo
hình 1, đề tài ghi nhận Medic re l| thƣơng hiệu
có tổng mức độ nhận biết cao nhất với 59,3%;
SPG l| thƣơng hiệu có mức độ nhận biết thấp
nhất với 5,7% đƣợc biết đến ở cả 3 mức độ.
Mức độ trung thành
Mức độ trung thành củ NTD đƣợc thể hiện
qua tỷ lệ NTD tiếp tục sử dụng sản phẩm và
dịch vụ củ thƣơng hiệu(5) với kết quả đƣợc trình
b|y trong hình 2
Hình 1: So sánh các mức độ nhận biết
Hình 2: Tỷ lệ tiếp tục sử dụng thương hiệu
Theo hình 2, Phúc An Khang có mức
độ trung thành dẫn đầu bảng với 73,7%;
đứng thứ 2 là Pharmacity với 67,0%; SPG
và Phano có cùng tỷ lệ NTD tiếp tục sử
dụng là 66,7%. Chiếm các tỷ lệ gần bằng
nhau là Medicare (59,1%); Mỹ Châu
(59,0%) và thấp nhất là ECO 51,4%.
Mức độ yêu thích
Mức độ yêu thích thƣơng hiệu đƣợc thể
hiện qua tỷ lệ giới thiệu thƣơng hiệu với
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 253
ngƣời khác với kết quả đƣợc trình bày
trong hình 3.
Theo hình 3, đề tài ghi nhận SPG, Phano
có mức độ giới thiệu thƣơng hiệu cao nhất
với giá trị lần lƣợt là 66,7% và 51,5%. Các
thƣơng hiệu tiếp theo là Mỹ Châu (37,2%),
Phúc An Khang (36,8%), Pharmacity
(33,0%), Medicare (27,3%). ECO có mức độ
yêu thích thƣơng hiệu thấp nhất (25,7%).
Mức độ hài lòng
Khảo sát mức độ hài lòng của NTD trong
tất cả các hệ thống chuỗi NT mà NTD từng
đến mu , đề tài ghi nhận kết quả trình bày
trong hình 4.
Hình 3: Tỷ lệ giới thiệu thương hiệu
29.3%
24.4%
20.8%
10.4% 8.5% 5.8%
0.8%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
Pharmacity Medicare Mỹ C âu ECO Phano Phúc An
Khang
SPG
Hình 4: Tỷ lệ mức độ hài lòng của người tiêu dùng với từng chuỗi nhà thuốc
Theo hình 4, đề tài ghi nhận
Ph rm city l| thƣơng hiệu đƣợc NTD hài
lòng nhất với 29,3% lƣợt bình chọn, gấp 36
lần so với SPG 0,8% l| thƣơng hiệu NTD
kém hài lòng nhất Đứng thứ 2 về tỷ lệ hài
lòng củ NTD l| thƣơng hiệu Medicare
với 24,4%; tiếp theo là Mỹ Châu với 20,8%.
Năng lực nhà thuốc
Dựa vào nghiên cứu thị trƣờng kể trên,
đề t|i đ{nh gi{ năng lực của từng chuỗi
NT với kết quả đƣợc trình bày trong bảng
2 Trong đó c{c yếu tố năng lực nhà thuốc
cũng nhƣ mức độ quan trọng của từng yếu
tố đƣợc đề xuất v| đ{nh gi{ dựa trên
phỏng vấn sâu nhóm chuyên gia bao gồm
5 gi{m đốc các hệ thống chuỗi nhà thuốc
trên địa bàn TP HCM.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018
Chuyên Đề Dƣợc 254
Bảng 2: Đ{nh gi{ năng lực nhà thuốc
Mức độ quan
trọng
Pharmacity Medicare Phano
Mỹ
Châu
Phúc An
Khang
SPG ECO
Nguồn nhân lực 0,118 0,354 0,236 0,354 0,354 0,236 0,236 0,118
Chất lượng dịch vụ 0,107 0,214 0,107 0,107 0,107 0,321 0,107 0,107
Quy trình quản trị 0,112 0,448 0,224 0,224 0,224 0,112 0,112 0,112
Thương hiệu 0,118 0,472 0,354 0,236 0,236 0,118 0,236 0,236
Hoạt động marketing 0,112 0,336 0,112 0,224 0,336 0,112 0,112 0,112
Công nghệ – Kỹ thuật 0,091 0,273 0,091 0,182 0,182 0,091 0,182 0,091
Hệ thống thông tin 0,107 0,321 0,107 0,214 0,107 0,107 0,107 0,107
Năng lực tài chính 0,102 0,408 0,204 0,306 0,102 0,102 0,102 0,204
Số lượng nhà thuốc trong chuỗi 0,075 0,225 0,225 0,15 0,075 0,15 0,075 0,075
Thời gian hoạt động 0,059 0,177 0,118 0,118 0,059 0,059 0,118 0,118
Tổng 1 3,228 1,778 2,115 1,782 1,408 1,387 1,280
Theo bảng 2, đề tài ghi nhận Pharmacity có
năng lực nhà thuốc mạnh nhất với 3,288 điểm;
tiếp đến là Phano (2,115); Mỹ Châu (1,782);
Medicare (1,778); Phúc An Khang (1,408); SPG
1,387 v| năng lực nhà thuốc yếu nhất là ECO
(1,280).
Tổng hợp kết quả sức mạnh thương hiệu
Tổng hợp các kết quả phân tích về mức độ
nhận biết, sự yêu thích, sự hài lòng, lòng trung
th|nh v| tính điểm năng lực nội tại 7 hệ thống
đề t|i thu đƣợc kết quả trình bày trong hình 5.
Phân tích thế mạnh cạnh tranh của các thƣơng
hiệu chuỗi NT trên địa bàn TP HCM.
Thông qua thảo luận nhóm chuyên gia và tự
đ{nh gi{, đề tài Phân tích ma trận hình ảnh cạnh
tranh CPM ghi nhận kết quả trong bảng 3.
Ph rm city đ ng l| đối thủ mạnh nhất trong hệ
thống chuỗi NT với mức điểm cạnh tranh là
3,831; theo sau là Medicare (3,663) và Phano
3,386 , Eco 2,964 C{c thƣơng hiệu khác có
mức điểm cạnh tranh trung bình và thấp nhất
SPG (1,831).
Bảng 3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM
Thương hiệu
Sức mạnh thương
hiệu
Năng lực tài chính Độ phủ nhà thuốc
Hoạt động
marketing
Chất lượng phục
vụ khách hàng
Tổng
Hệ số 0,265 0,181 0,169 0,169 0,217 1,000
Pharmacity
4 4 4 3 4
3,831
1,060 0,723 0,675 0,506 0,867
Medicare
4 4 3 3 4
3,663
1,060 0,723 0,506 0,506 0,867
Phano
3 3 4 3 4
3,386
0,795 0,542 0,675 0,506 0,867
Mỹ Châu
3 2 3 2 3
2,651
0,795 0,361 0,506 0,337 0,651
Phúc An Khang
2 3 1 2 2
2,012
0,530 0,542 0,169 0,337 0,434
ECO
3 4 3 3 2
2,964
0,795 0,723 0,506 0,506 0,434
SPG
2 2 2 1 2
1,831
0,530 0,361 0,337 0,169 0,434
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Dƣợc 255
Hình 5: Sơ đồ mạng nhện
BÀN LUẬN
Tỷ lệ nam : nữ trong mẫu nghiên cứu tƣơng
đồng với đặc điểm NTD TP HCM đƣợc thống kê
năm 2015 1:1,08 (3) và tỷ lệ các nhóm tuổi này
tƣơng đồng với các nghiên cứu liên qu n đến tỷ lệ
nhóm tuổi củ NTD trên địa bàn TP HCM(6,9).
Mặc dù có tổng mức độ nhận biết thấp hơn
Medic re, Ph rm city l| thƣơng hiệu có tỷ lệ
nhận biết đầu tiên cao nhất với 23,3%. Điều này có
thể đƣợc giải thích bởi Ph rm city l| thƣơng hiệu
mới nổi, với nhiều chƣơng trình hoạt động
marketing trong thời gian ngắn đã n}ng c o nhận
biết của khách hàng với những thƣơng hiệu này.
Về mức độ hài lòng, mặc dù r đời l}u năm v|
có nhiều nhà thuốc nhƣng ECO 10,4% , Ph no
(8,5%), Phúc An Khang (5,8%) vẫn chƣ chiếm
đƣợc sự hài lòng cao của NTD.
KẾT LUẬN
Kết quả khảo sát 467 NTD tại TP HCM cho
thấy mỗi thƣơng hiệu chuỗi NT có sức mạnh về
thƣơng hiệu và cạnh tranh khác nhau. Thƣơng
hiệu SPG có sức mạnh thƣơng hiệu kém nhất.
Pharmacity có sức mạnh thƣơng hiệu cao nhất với
sự cân bằng giữa các yếu tố sức mạnh thƣơng
hiệu v| l| đối thủ mạnh nhất chuỗi NT hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Alkjær E, "William G. Cochran: Sampling Techniques. John Wiley
& Sons, Inc., New York. 1953. 330 sider. $6, 50", Ledelse og
Erhvervsøkonomi. 18.
2. Arnett DB et al. (2003), "Developing parsimonious retailer equity
indexes using partial least squares analysis: a method and
applications", Journal of Retailing, 79 (3), pp. 161-170.
3. Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh (2015), "Niên giám thống kê
2015".
4. David FR (2011), Strategic management: Concepts and cases,
Peaeson/Prentice Hall.
5. Gil-Saura I, Ruiz-M, María E, Michel G, Corraliza-Zapata A (2013),
"Retail brand equity: A model based on its dimensions and
effects", The International Review of Retail, Distribution and Consumer
Research. 23 (2), pp. 111-136.
6. Nguyễn Thế Khải, Nguyễn Thị Lan Anh (2016), "Nghiên cứu ý
định tiêu dùng xanh củ ngƣời tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí
Minh", Tạp chí Khoa học trường đại học Mở thành phố Hố Chí Minh,
2(47), pp. 42-53.
7. Nielsen Market Research Company (2016), "Ranking Districts of
Ho Chi Minh City”
8. Pham CV & Lin CW (2017, April). Organizational challenges to the
development of convenience store chains in vietnam. In Information
Management (ICIM), 2017 3rd International Conference on (pp. 26-30).
IEEE.
9. Trần Thị Trúc Linh (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
chọn cà phê ngoại của người tiêu dùng tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận
văn thạc sĩ, Trƣờng đại học quốc tế Hồng Bàng, Hồ Chí Minh.
Ngày nhận bài báo: 18/10/2017
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2017
Ng|y b|i b{o được đăng: 15/03/2018
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_the_manh_canh_tranh_cac_thuong_hieu_chuoi_nha_thuoc.pdf