Thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch và số ngày trong năm có điều kiện khí hậu
thích hợp với sức khỏe con người được xác định cụ thể sẽ là cơ sở để các cơ sở kinh doanh
du lịch xác định chính xác hơn về việc đầu tư dịch vụ du lịch theo mùa, khai thác tối ưu các
thời gian thuận lợi trong năm để tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh du
lịch còn có thể xác định mùa vụ để thuê nhân công, trang bị các trang thiết bị hỗ trợ du
khách, cũng như đưa ra các khuyến cáo cho du khách khi tham gia hoạt động du lịch tại địa
bàn, đặc biệt là đối với khách du lịch ngoài tỉnh
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thời gian khai thác du lịch cho các điểm du lịch tự nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 55-63 55
ĐÁNH GIÁ THỜI GIAN KHAI THÁC DU LỊCH
CHO CÁC ĐIỂM DU LỊCH TỰ NHIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN
Nguyễn Thị Ngạn*
Trường Đại học Phú Yên
Ngày nhận bài: 09/04/2020; ngày nhận đăng: 08/06/2020
Tóm tắt
Bài báo trình bày về vấn đề đánh giá thời gian khai thác du lịch cho 17 điểm du lịch tự
nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên, đánh giá theo hai tiêu chí: số ngày trong năm có thể triển khai
tốt hoạt động du lịch và số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con
người. Kết quả đánh giá sẽ góp phần cho các cơ sở kinh doanh du lịch có hướng đầu tư, khai
thác hoạt động du lịch phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ khóa: thời gian khai thác du lịch, điểm du lịch tự nhiên, tỉnh Phú Yên.
1. Mở đầu
Du lịch là ngành kinh tế chịu ảnh hưởng rất nhiều của tự nhiên. Thời tiết, khí hậu có
tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của ngành, nó quyết định trực tiếp đến lượng du khách
của điểm du lịch. Theo quy luật chung của tự nhiên, trong một năm sẽ có những khoảng
thời gian rất thích hợp cho việc đi du lịch của du khách và ngược lại cũng sẽ có những
khoảng thời gian du khách khó thực hiện chuyến đi của mình.
Tỉnh Phú Yên thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ, với đặc trưng khí hậu nhiệt
đới, ẩm, gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều thì các điểm du lịch của Phú Yên bị ảnh hưởng như
thế nào về thời gian khai thác du lịch trong năm. Bài báo sẽ đưa ra các đánh giá chi tiết để
xác định được số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch trong năm ở các điểm du lịch tự
nhiên trên địa bàn tỉnh Phú Yên, để từ đó các nhà kinh doanh du lịch có hướng đầu tư kinh
doanh phù hợp.
2. Nội dung
2.1. Các điểm du lịch tự nhiên được chọn để đánh giá
Phú Yên có khoảng 50 điểm du lịch tự nhiên, trong bài báo, tác giả lựa chọn 17
điểm tiêu biểu, đại diện cho 2 khu vực: ven biển phía Đông (10 điểm) và đồi núi phía Tây
(7điểm) để đánh giá.
Bảng 1. Các điểm tài lịch tự nhiên cho đánh giá
TT Tên điểm TNDL Xếp hạng Địa phương Ghi
chú
1 Vịnh Xuân Đài Cấp quốc gia TX. Sông Cầu và huyện Tuy An
Khu
2 Gành Đá Đĩa Cấp quốc gia Xã An Ninh Đông, H. Tuy An
3 Quần thể Hòn Yến Cấp quốc gia Xã An Hòa, huyện Tuy An
4 Đầm Ô Loan Cấp quốc gia H. Tuy An
5 Bãi Môn - Mũi Điện Cấp quốc gia Xã Hòa Tâm, H. Đông Hòa
*
Email: nguyenthingan@pyu.edu.vn
56 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 55-63
6 Núi Đá Bia Cấp quốc gia Xã Hòa Xuân Nam, H. Đông
Hòa
vực
ven
biển
phía
đông
7 Bãi biển Từ Nham -Vịnh
Hòa
Chưa xếp hạng Xã Xuân Thịnh, TX. Sông Cầu
8 Bãi Xép Chưa xếp hạng Xã An Chấn, H. Tuy An
9 Cù Lao Mái Nhà Chưa xếp hạng Xã An Hải, H. Tuy An
10 Bãi biển TP. Tuy Hòa Chưa xếp hạng TP. Tuy Hòa
11 Đập Đồng Cam Cấp tỉnh Xã Hòa Hội, H. Phú Hòa
Khu
vực
đồi
núi
phía
tây
12 Suối khoáng Triêm Đức Chưa xếp hạng Xã Xuân Quang 2, H. Đồng
Xuân
13 Cao nguyên Vân Hòa Chưa xếp hạng Xã Sơn Long, Sơn Định, Sơn
Xuân, H. Sơn Hòa
14 Hồ thủy điện Sông Ba hạ Chưa xếp hạng H. Sơn Hòa và H. Sông Hinh
15 Hồ thủy điện Sông Hinh Chưa xếp hạng Xã Đức Bình Đông và Sông
Hinh, H. Sông Hinh
16 Hồ trung tâm thị trấn Hai
Riêng (hồ Xuân Hương)
Chưa xếp hạng TT. Hai Riêng, H. Sông Hinh
17 Thác H’Ly Chưa xếp hạng Xã Sông Hinh, H. Sông Hinh
[Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Phú Yên (2012)]
2.2. Phương pháp đánh giá
Bài báo sử dụng phương pháp đánh giá theo hướng tiếp cận thích nghi sinh thái, là
dạng đánh giá nhằm thể hiện mức độ thích hợp (thuận lợi) theo khía cạnh tự nhiên của cảnh
quan và các hợp phần của chúng đối với hoạt động kinh tế nào đó [Trương Quang Hải
(2015)]. Mức độ thuận lợi của các địa tổng thể thường được thể hiện ở dạng điểm và phân
thành các cấp (mức) khác nhau.
Trong bài báo, tiêu chí khí hậu được dùng để đánh giá cho thời gian hoạt động du
lịch trong năm.
2.3. Xây dựng tiêu chí đánh giá
Thời gian khai thác hoạt động du lịch được xem xét dưới góc độ tác động của các
yếu tố khí tượng đến họat động du lịch, có liên quan trực tiếp đến điều kiện khí hậu của
điểm du lịch. Qua phân tích tài liệu của các tác giả: Nguyễn Hữu Xuân (2009); Nguyễn
Thanh Tưởng (2016); Nguyễn Trọng Hiếu (2017); Lê Văn Tin (2017) và đặc điểm khí hậu
của địa bàn nghiên cứu, các tiêu chí cho thời gian khai thác hoạt động du lịch ở Phú Yên
được xác định gồm: số ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và số ngày
trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với sức khỏe con người. Cụ thể:
+ Số ngày trong năm có thể triển khai tốt các hoạt động du lịch được xác định tổng
số ngày trong một năm trừ đi số ngày có thời tiết không thuận lợi.
Đối tượng đánh giá của đề tài là điểm tài nguyên du lịch tự nhiên, địa bàn du lịch
chủ yếu diễn ra ngoài trời, hoạt động du lịch diễn ra thuận lợi khi thời tiết phù hợp. Những
ngày có thời tiết đẹp, quang mây, không mưa bão, sấm chớp,.. sẽ là thời gian có thể triển
khai các hoạt động du lịch. Ngược lại, những ngày thời tiết u ám, dông, mưa, bão, gió
mạnh,...không thuận lợi cho hoạt động du lịch.
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 55-63 57
Ở Phú Yên, khí hậu còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hiện tượng gió “phơn Tây
Nam” vào mùa hè (thường gọi là gió Lào), những ngày có gió “phơn” sẽ làm cho thời tiết
cực khô nóng (nhiệt độ cao trên 350C, độ ẩm tương đối dưới 55%), kiểu thời tiết này sẽ làm
cho con người cảm thấy rất khó chịu, nên đây cũng là thời gian không thuận lợi cho hoạt
động du lịch. Ngoài ra, khoảng cuối tháng 5 và tháng 6, ở Phú Yên còn có những cơn mưa
dông vào buổi chiều (gọi là mưa tiểu mãn), thời gian mưa ngắn nhưng cường độ mưa lớn và
thường kéo theo hiện tượng sấm chớp. Vì vậy, khi đánh giá tác giả cũng lưu ý vấn đề này
để kết quả đánh giá được chính xác hơn.
+ Để xác định số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất với sức khỏe
con người, tác giả sử dụng giản đồ thực nghiệm về tương quan giữa các yếu tố khí hậu là
nhiệt độ không khí (0C) và độ ẩm tuyệt đối trung bình (mb). Giản đồ này đã được Tổ chức
du lịch thế giới (World Tourism Organization - UNWTO) công nhận và sử dụng trong
nghiên cứu, đánh giá các điều kiện khí hậu cho mục đích du lịch. Ở nước ta, các tác giả
Đặng Duy Lợi (1992), Nguyễn Hữu Xuân (2009)... cũng đã sử dụng giản đồ nhiệt - ẩm
trong đánh giá khí hậu cho du lịch.
Giản đồ nhiệt ẩm có các đường cong giới hạn phân chia mặt phẳng tọa độ ra thành
các khu vực có các kiểu thời tiết khác nhau, những kiểu thời tiết này chính là cơ sở để đánh
giá điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người. Các kiểu thời tiết bao gồm: lạnh
(ít thích hợp); dễ chịu – gồm có ẩm và mát (rất thích hợp); hơi nóng (thích hợp) và nóng
nực (ít thích hợp). Thời gian có điều kiện khí hậu thuận lợi, thích hợp nhất sẽ là lúc giá trị
nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối của không khí nằm trong vùng dễ chịu. Điều kiện khí
hậu ở Phú Yên, theo số liệu quan trắc trung bình 10 năm (2009 – 2018) không có tháng nào
có điều kiện về nhiệt độ không khí và độ ẩm tuyệt đối đạt mức rất thích hợp (nằm trong
vùng dễ chịu), nên tiêu chí số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với
sức khỏe con người được điều chỉnh là số ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp
đối với sức khỏe con người để làm tiêu chí đánh giá.
Trong đánh giá, tác giả sử dụng giản đồ tương quan nhiệt - ẩm của trạm khí tượng
Tuy Hòa, Sơn Hòa. Các điểm đánh giá thuộc khu vực ven biển phía Đông sẽ dùng kết quả
quan trắc của trạm Tuy Hòa và các điểm đánh giá thuộc khu vực đồi núi phía Tây sẽ dùng
kết quả quan trắc của trạm Sơn Hòa để tính toán. (Phú Yên chỉ có hai trạm khí tượng là Tuy
Hòa và Sơn Hòa).
Bảng 2. Thang đánh giá thời gian hoạt động du lịch
Cấp Chỉ tiêu Điểm
Rất dài
(T4)
Có ≥240 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch và
≥150 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức
khỏe con người.
4
Dài (T3) Có 200-239 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch
và 120-149 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với
sức khỏe con người.
3
Trung bình
(T2)
Có 160-199 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch
và 90-119 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với
2
58 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 55-63
sức khỏe con người.
Ngắn (T1) Có dưới 160 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch
và dưới 90 ngày trong năm có điều kiện khí hậu thích hợp đối với
sức khỏe con người.
1
[Tác giả xây dựng]
2.4. Đánh giá thời gian hoạt động du lịch
2.4.1. Đánh giá số ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch (số ngày thuận lợi
cho hoạt động du lịch)
Số ngày thuận lợi cho du lịch là số ngày trong năm (365 ngày) trừ đi các ngày có
thời tiết bất lợi cho du lịch (bao gồm ngày mưa liên tục, ngày dông lốc, ngày gió phơn tây
nam mạnh, ngày sương mù, ngày bão). Số liệu dùng để tính toán là số liệu của các trạm đo
mưa: Sông Cầu, Tuy Hòa, Sơn Hòa, Hà Bằng, Phú Lạc, Sơn Thành và 2 trạm khí tượng Tuy
Hòa và Sơn Hòa (số liệu trung bình 10 năm từ 2009 – 2018). Kết quả tính toán được thể
hiện ở bảng 3 và bảng 4.
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 55-63 59
Bảng 3. Tổng hợp số ngày thời tiết bất lợi cho hoạt động du lịch theo năm (ĐVT: Ngày)
Địa
điểm
Yếu tố
Vịnh
Xuân
Đài
Gành
Đá
Đĩa
Hòn
Yến
Đầm
Ô
Loan
Bãi
Môn -
Mũi
Điện
Núi
Đá Bia
Bãi
biển Từ
Nham -
Vịnh
Hòa
Bãi
Xép
Cù
Lao
Mái
Nhà
Bãi
biển
Tuy
Hòa
Đập
Đồng
Cam
Suối
khoáng
Triêm
Đức
Cao
nguyên
Vân
Hòa
Hồ
thủy
điện
Ba hạ
Hồ
thủy
điện
Sông
Hinh
Hồ
trung
tâm
Hai
Riêng
Thác
H’Ly
Số ngày mưa
liên tục
60,0 89,0 72,0 72,0 41,0 41,0 60,0 72,0 72,0 72,0 54,0 64,0 71 71 71 71 71
Số ngày
dông, lốc
41,2 41,2 41,2 41,2 41,2 41,2 41,2 41,2 41,2 41,2 105,0 105,0 105 105 105 105 105
Số ngày gió
phơn mạnh
2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 2,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0 15,0
Số ngày
sương mù
2,9 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9 2,9 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5 17,5
Số ngày bão 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0
TỔNG
CỘNG
108 120 120 120 89 89 108 120 120 120 195 205 212 212 212 212 212
[Số liệu do trạm KTTV Tuy Hòa cung cấp, tác giả xử lý]
Bảng 4. Kết quả đánh giá số ngày thuận lợi cho hoạt động du lịch theo năm (ĐVT: Ngày)
Địa điểm
Vịnh
Xuân
Đài
Gành
Đá Đĩa
Hòn
Yến
Đầm Ô
Loan
Bãi
Môn -
Mũi
Điện
Núi
Đá
Bia
Bãi biển
Từ Nham -
Vịnh Hòa
Bãi
Xép
Cù Lao
Mái
Nhà
Bãi
biển
Tuy
Hòa
Đập
Đồng
Cam
Suối
khoáng
Triêm
Đức
Cao
nguyên
Vân
Hòa
Hồ
thủy
điện Ba
hạ
Hồ thủy
điện
Sông
Hinh
Hồ trung
tâm Hai
Riêng
Thác
H’Ly
Số ngày 257 245 245 245 267 267 257 245 245 245 170 160 153 153 153 153 153
[Kết quả tính toán của tác giả]
60 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 55-63
2.4.2. Đánh giá số ngày có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người
Số ngày có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người được tính dựa vào tính dựa
vào nhiệt độ trung bình và độ ẩm tuyệt đối trung bình theo tháng, được biểu thị trên giản đồ
nhiệt - ẩm (hình 1 và hình 2).
Bảng 5. Độ ẩm tuyệt đối và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trạm Tuy Hòa
[Số liệu do trạm KTTV Tuy Hòa cung cấp, tác giả xử
lý]
Bảng 6. Độ ẩm tuyệt đối và nhiệt độ trung bình các tháng trong năm trạm Sơn Hòa
[Số liệu do trạm KTTV Tuy Hòa cung cấp, tác giả xử lý]
Chú thích: T1; T2; T3...: Tháng 1; tháng 2; tháng 3...
Hình 1. Giản đồ nhiệt - ẩm trạm Tuy Hòa Hình 2. Giản đồ nhiệt - ẩm trạm Sơn Hòa
Kết quả phân tích giản đồ tương quan nhiệt - ẩm trạm Tuy Hòa cho thấy:
+ Số ngày có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người là 121 ngày (tháng 12,
Tháng
Yếu tố
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Độ ẩm tuyệt đối TB (mb) 24,7 24,6 26,9 29,9 31,3 29,5 29,1 29,3 30,2 29,4 29,8 26,2 28,5
Nhiệt độ TB (oC) 23,5 24,2 25,7 27,8 29,3 29,9 29,3 29,5 28,5 26,8 26,0 24,5 24,9
Nhiệt độ thấp nhât TB (oC) 21,1 21,4 22,6 24,2 25,4 26,1 25,8 25,6 24,8 24,1 23,3
22,0
23,9
Nhiệt độ cao nhất TB (oC) 26,5 27,8 29,8 32,0 33,9 34,3 34,3 33,9 32,5 29,7 27,9 26,5 30,8
Tháng
Yếu tố
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm
Độ ẩm tuyệt đối TB (mb) 23,0 22,6 24,9 27,8 30,1 29,5 29,0 29,1 30,6 28,9 28,0 25,4 27,4
Nhiệt độ TB (oC) 22,5 23,1 25,3 27,6 28,9 28,9 28,6 28,5 27,5 25,8 25,2 23,4 24,1
Nhiệt độ thấp nhât TB (oC) 19,0 19,6 21,2 23,1 24,6 24,9 24,7 24,6 23,9 22,9 21,7 20,1 22,5
Nhiệt độ cao nhất TB (oC) 27,2 29,4 32,4 34,9 35,6 34,6 34,6 34,1 32,8 30,0 28,2 26,6 31,7
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 55-63 61
1,2,3), nhiệt độ tối thấp trung bình là 21,1oC (tháng 1), nhiệt độ tối cao trung bình là 29,8oC,
không có ngày nào nhiệt độ trên 33oC. Đối chiếu với kết quả nghiên cứu về chỉ số nhiệt
thích hợp với sức khỏe con người của các tác giả: Phạm Ngọc Toàn – Phan Tất Đắc, các
nhà khoa học Ấn Độ là phù hợp.
+ Số ngày có khí hậu không thích hợp với sức khỏe con người là 244 ngày.
Kết quả phân tích giản đồ tương quan nhiệt - ẩm trạm Sơn Hòa cho thấy:
+ Số ngày có khí hậu thích hợp với sức khỏe con người là 150 ngày (tháng 11, 12,
1,2,3 trừ đi 1 ngày nhiệt độ trên 33oC), nhiệt độ tối thấp trung bình là 19,0oC (tháng 1),
nhiệt độ tối cao trung bình là 32,4oC, có 1 ngày nhiệt độ trên 35oC. Đối chiếu với kết quả
nghiên cứu về chỉ số nhiệt độ thích hợp với sức khỏe con người của các tác giả: Phạm Ngọc
Toàn – Phan Tất Đắc, các nhà khoa học Ấn Độ là phù hợp.
+ Số ngày có khí hậu không thích hợp với sức khỏe con người là 215 ngày.
Bảng 7. Kết quả đánh giá thời gian hoạt động du lịch
TT
Tên điểm TNDL
Số ngày có thể
triển khai tốt
hoạt động du
lịch
Số ngày có điều
kiện khí hậu thích
hợp đối với sức
khỏe con người
Điểm
đánh
giá
Mức
đánh
giá
1 Vịnh Xuân Đài 257 121 3 Dài
2 Gành Đá Đĩa 245 121 3 Dài
3 Quần thể Hòn Yến 245 121 3 Dài
4 Đầm Ô Loan 245 121 3 Dài
5 Bãi Môn - Mũi Điện 276 121 3 Dài
6 Núi Đá Bia 270 121 3 Dài
7 Bãi biển Từ Nham -
Vịnh Hòa
257 121 3 Dài
8 Bãi Xép 245 121 3 Dài
9 Cù Lao Mái Nhà 245 121 3 Dài
10 Bãi biển TP. Tuy Hòa 245 121 3 Dài
11 Đập Đồng Cam 170 150 2 TB
12 Suối khoáng Triêm Đức 160 150 2 TB
13 Cao nguyên Vân Hòa 153 150 1 Ngắn
14 Hồ thủy điện sông Ba
hạ
153 150 1 Ngắn
15 Hồ thủy điện Sông
Hinh
153 150 1 Ngắn
16 Hồ Xuân Hương 153 150 1 Ngắn
17 Thác H’Ly 153 150 1 Ngắn
[Kết quả đánh giá của tác giả]
3. Kết luận
Như vậy, kết quả đánh giá cho thấy: các điểm du lịch ở khu vực ven biển phía Đông
có thời gian khai thác du lịch trong năm đạt mức dài còn các địa điểm phía Tây chỉ đạt mức
62 Journal of Science – Phu Yen University, No.24 (2020), 55-63
trung bình và ngắn.
Thời gian thuận lợi cho hoạt động du lịch và số ngày trong năm có điều kiện khí hậu
thích hợp với sức khỏe con người được xác định cụ thể sẽ là cơ sở để các cơ sở kinh doanh
du lịch xác định chính xác hơn về việc đầu tư dịch vụ du lịch theo mùa, khai thác tối ưu các
thời gian thuận lợi trong năm để tối đa hóa lợi nhuận. Bên cạnh đó, các cơ sở kinh doanh du
lịch còn có thể xác định mùa vụ để thuê nhân công, trang bị các trang thiết bị hỗ trợ du
khách, cũng như đưa ra các khuyến cáo cho du khách khi tham gia hoạt động du lịch tại địa
bàn, đặc biệt là đối với khách du lịch ngoài tỉnh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trương Quang Hải. (2015). Nghiên cứu, đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch, hoạch định
không gian và đề xuất các giả pháp phát triển du lịch Tây Nguyên, Chương trình
KHCN trọng điểm cấp nhà nước “Khoa học và Công nghệ phục vụ phát triển kinh tế -
xã hội vùng Tây Nguyên”, Mã số KHCN-TN3/11-15 (Chương trình Tây Nguyên 3),
Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hà Nội.
Nguyễn trọng Hiếu. (2017). Đánh giá mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch và định
hướng khai thác bền vững tài nguyên du lịch Tây Ninh. Kỷ yếu Hội nghị địa lý toàn
quốc lần IX. NXB KHTH&CN.
Đăng Duy Lợi. (1992). Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên huyện Ba Vì (Hà Tây) phục vụ mục đích du lịch. Luận án Phó tiến sĩ. Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội.
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Phú Yên. (2012). Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú
Yên giai đoạn đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025.
Lê Văn Tin, Đặng Thùy Dương, Nguyễn Trọng Quốc. (2017). Đánh giá tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái các huyện miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế. Kỷ yếu Hội nghị địa
lý toàn quốc lần X. NXB KHTH&CN.
Nguyễn Thanh Tưởng. (2016). Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phục vụ phát triển một số loại hình du lịch.
Kỷ yếu Hội nghị địa lý toàn quốc lần IX. NXB KHTH&CN.
Nguyễn Hữu Xuân. (2009). Đánh giá điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thành phố
Đà Lạt và vùng phụ cận phục vụ phát triển một số loại hình du lịch. Luận án tiến sĩ
Địa lý. Trường ĐHSP Hà Nội.
Tạp chí Khoa học – Trường Đại học Phú Yên, Số 24 (2020), 55-63 63
Time assessment for tourism exploitation at some natural tourist
destinations in Phu Yen province
Nguyen Thi Ngan
Phu Yen University
Email: nguyenthingan@pyu.edu.vn
Received: April 09, 2020; Accepted: June 08, 2020
Abstract
The paper presents the issue of assessing the time for tourism exploitation at 17
natural tourist sites in Phu Yen province, based on two criteria: the number of days in the
year that tourism can be implemented well and number of days in the year with appropriate
climatic conditions for human health. The evaluation results will partially enable tourism
businesses to plan for their appropriate investment on tourism activities, bringing about
high economic efficiency.
Keywords: time of tourism exploitation, natural tourist destination, Phu Yen
province
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_thoi_gian_khai_thac_du_lich_cho_cac_diem_du_lich_tu.pdf