Đánh giá thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên châu Á: Sử dụng điểm cắt BMI của Iotf có thích hợp?

BÀN LUẬN Cho đến nay, các điểm cắt của IOTF nhằm xác định thừa cận – béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên vẫn còn đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì cho phép chúng ta có sự so sánh giữa các nước khác nhau. Tuy nhiên, cũng từ nhiều năm nay, đã xuất hiện nhiều tranh cãi về việc diễn giải các điểm cắt của BMI do IOTF đề nghị để xác định tỉ lệ thừa cân – béo phì ở người châu Á. Ngày nay, một số nước trên thế giới có xu hướng xây dựng các điểm cắt riêng cho từng quốc gia sử dụng các số liệu tham chiếu từ các cuộc điều tra trên phạm vi toàn quốc của từng nước. Ưu điểm của các điểm cắt riêng này là rất thích hợp cho từng quốc gia vì dựa trên các số liệu về nguy cơ ở người lớn của từng nước để ước tính các điểm cắt ở trẻ em. Nhưng ngược lại, việc so sánh tỉ lệ thừa cân – béo phì giữa các nước trở nên khó khăn trong trường hợp này do các nước khác nhau có các chuẩn khác nhau. Người châu Á có tầm vóc nhỏ hơn người phương Tây, do đó BMI sẽ thấp hơn. Vì vậy sử dụng điểm cắt của IOTF – mặc dù được xây dựng trên số liệu tham chiếu của 6 nước trên toàn thế giới – vẫn ước lượng thấp tỉ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên châu Á. Trong nghiên cứu này tỉ lệ thừa cân ở trẻ em và trẻ vị thành niên nữ Việt Nam khi sử dụng điểm cắt chuyên biệt cho người chấu Á thấp hơn khá nhiều tỉ lệ được xác định bằng điểm cắt của IOTF. Sự khác biệt này càng lớn đối vớ tỉ lệ béo phì ở trẻ nữ (số liệu không trình bày ở đây). Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu cho rằng trẻ vị thành niên Châu Á có nhiều mô mỡ dưới da hơn hơn người phương Tây, vì vậy, việc sử dụng điểm cắt dành cho người châu Á sẽ phản ánh tỉ lệ thừa cân – béo phì thật hơn khi sử dụng điểm cắt quốc tế. Tác giả Deurenberg P đã từng nhấn mạnh rằng tỉ lệ mỡ cơ thể cao có thể thấy ở người lớn và trẻ em có mức BMI thấp. Có nhiều lý do có thể giải thích tình trạng này trong đó sự khác biệt trong hoạt động thể lực và loại thực phẩm tiêu thụ có thể là nguyên nhân góp phần.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 57 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thừa cân và béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên châu Á: Sử dụng điểm cắt BMI của Iotf có thích hợp?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 278 ĐÁNH GIÁ THỪA CÂN VÀ BÉO PHÌ Ở TRẺ EM VÀ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN CHÂU Á: SỬ DỤNG ĐIỂM CẮT BMI CỦA IOTF CÓ THÍCH HỢP? Tăng Kim Hồng*, Michael J Dibley**, Li Ming*** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm xây dựng một phương pháp xác ñịnh các ñiểm cắt BMI chuyên biệt cho trẻ em Châu Á và khảo sát sự thay ñổi tỷ lệ ước tính thừa cân và béo phì ở trẻ em Châu Á với các ñiểm cắt thấp hơn này. Phương pháp: Để xác ñịnh ñiểm cắt BMI chuyên biệt cho trẻ em Châu Á bị thừa cân-béo phì, chúng tôi ñã sử dụng lại phương pháp của IOTF và tính các ñiểm Z-score chính xác ở trẻ 18 tuổi với các ñiểm cắt BMI chuyên biệt cho người lớn Châu Á, sử dụng dân số tham chiếu là CDC 2000. Kết quả: Các ñường cong tạo từ ñiểm cắt BMI của IOTF ñể xác ñịnh thừa cân và béo phì luôn luôn nằm cao hơn các ñường cong tạo từ ñiểm cắt với số liệu tham chiếu của CDC ở mọi lứa tuổi. Tỷ lệ thừa cân nếu dùng các ñiểm cắt chuyên biệt cho người Châu Á thì cao hơn tỷ lệ thừa cân ñược xác ñịnh bằng các ñiểm cắt của IOTF. Kết luận: Việc sử dụng ñiểm cắt BMI theo IOTF có thể ước lượng thấp mức ñộ thừa cân và béo phì ở trẻ em Châu Á. Từ khóa: ñiểm cắt, ñường cong tăng trưởng tham chiếu, trẻ vị thành niên SUMMARY ASSESSING OVERWEIGHT AND OBESITY IN ASIAN CHILD AND ADOLESCENT POPULATIONS: IS THE USAGE OF IOTF BMI CUT-OFFS FOR OVERWEIGHT/OBESITY APPROPRIATE? Tang Kim Hong*, Michael J Dibley, Li Ming * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 14 - Supplement of No 2 - 2010: 278 - 282 Objective: To develop a method to define Asian-specific BMI cut-offs for child populations, and to assess the impact on estimates of prevalence of overweight and obesity in Asian child populations of these lower BMI cut-offs. Methods: We replicated the IOTF method and calculated exact Z-scores in children aged 18 years for adult Asian-specific BMI cut-offs using the CDC 2000 growth reference to define Asian-specific child BMI cut-offs for overweight. Results: The curves for the IOTF BMI cut-offs for overweight were consistently higher than similar cut-offs from the CDC growth reference at all ages. The prevalence of overweight using Asian-specific cut-offs was higher than that of IOTF cut-offs. Conclusion: Use of IOTF BMI cut-offs to define overweight and obesity may underestimate the extent of overweight and obesity in Asian child populations. Key words: Cut-offs, growth reference, adolescents ĐẶT VẤN ĐỀ Đường cong tăng trưởng là công cụ ñánh giá tầm vóc và tăng trưởng của trẻ em. Các ñường cong này tóm tắt sự phân bố các số ño nhân trắc (như chiều cao, cân nặng) và các chỉ số nhân trắc (như BMI). Các ñiểm bách phân vị tham chiếu (reference centiles) cần phải ñược xây dựng ñể cho phép chuyển ñổi giữa các số ño có ñược sang ñiểm z- score tương ứng. Ở trẻ em, việc xác ñịnh các ñiểm cắt BMI gặp khó khăn vì chỉ số này thay ñổi theo tuổi và giới. Hơn thế nữa, chúng ta còn thiếu các ñịnh nghĩa về nguy cơ sức khỏe cho các trường hợp có BMI cao ở trẻ em. Tổ chức hành ñộng vì béo phì Quốc tế (International Obesity Task Force – IOTF) ñã xác ñịnh BMI cao ở trẻ em có liên quan ñến giá trị ñiểm cắt ở người lớn(1). Đường cong BMI Z-score hay ñường cong bách phân vị tương ứng với các ñiểm cắt BMI người lớn ñược * Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ** Trường Y tế Công cộng, Đại học Sydney, Úc *** Trường Y, Đại học Jiaotong, Tây An, Trung Quốc Địa chỉ liên hệ: TS.BS.Tăng Kim Hồng ĐT: 0903350503 Email: hongutc@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 279 xây dựng bằng cách tính ñiểm Z-score chính xác ở trẻ em 18 tuổi với các ñiểm cắt BMI của người lớn. Các ñiểm cắt này ñược xây dựng từ số liệu của sáu quốc gia ñại diện Anh, Braxin, Hà lan, Hồng kông, Mỹ và Sing-ga-po. Mặc dù ñược sử dụng rộng rãi, nhưng những ñiểm cắt theo IOTF này có một số hạn chế: Thứ nhất, ñó là chỉ có những ñiểm cắt tương ứng với BMI 25 và 30 kg/m2 ở người lớn. Thứ hai, các ñường cong LMS làm số liệu tham chiếu cho việc tạo nên các ñiểm cắt BMI chưa ñược công bố, vì vậy gây khó khăn trong vệc tạo ra các ñiểm cắt khác. Cuối cùng, các chỉ số nhân trắc khác như chiều cao theo tuổi không thể hiện trên ñường cong tăng trưởng này. Người trưởng thành Châu Á có mỡ cơ thể nhiều hơn và có nhiều nguy cơ về mặt sức khỏe liên quan ñến béo phì hơn người da trắng. Deurenberg P ñã chứng minh rằng người Singapore gốc Hoa có nhiều mô mỡ dưới da hơn người da trắng cùng tuổi và giới(2). Kết quả các nghiên cứu cho thấy: tỉ lệ mỡ cơ thể và các yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch ở cùng mức BMI tăng cao ở người châu Á hơn so với người phương Tây. Do ñó, trong một hội nghị do WHO tài trợ gần ñây các chuyên gia ñã ñề nghị rằng ñối với người Châu Á ñiểm cắt BMI ñể xác ñịnh thừa cân và béo phì nên là > 23.0 kg/m2 và > 27.5 kg/m2(6). Vậy các ñiểm cắt thấp hơn có nên ñược sử dụng ñể ñịnh nghĩa thừa cân và béo phì ở trẻ em Châu Á hay không? Trong bài nghiên cứu này chúng tôi nhằm xây dựng một phương pháp xác ñịnh các ñiểm cắt BMI chuyên biệt cho trẻ em Châu Á và ñồng thời khảo sát sự thay ñổi tỷ lệ ước tính thừa cân và béo phì ở trẻ em Châu Á với các ñiểm cắt thấp hơn này. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để xác ñịnh ñiểm cắt BMI chuyên biệt cho trẻ em Châu Á bị thừa cân-béo phì, chúng tôi ñã sử dụng lại phương pháp của IOTF và tính các ñiểm Z-score chính xác ở trẻ 18 tuổi với các ñiểm cắt BMI chuyên biệt cho người lớn Châu Á, sử dụng dân số tham chiếu là CDC 2000. Từ các giá trị ñiểm cắt Z-score tương ñương với các ñiểm cắt BMI chuyên biệt cho người châu Á, các ñường cong tương ứng ñược xây dựng và so sánh với các ñường cong của IOTF. Các giá trị ñiểm cắt BMI chuyên biệt cho người Châu Á ñược so sánh với các giá trị ñiểm cắt BMI chuẩn của IOTF. Các ñiểm cắt chuyên biệt cho người Châu Á này ñược sử dụng với số liệu trong các nghiên cứu cắt ngang trên trẻ mẫu giáo và trẻ vị thành niên ở Việt Nam(4,4) và Trung Quốc(3,Error! Reference source not found.) . Ngoài ra, chúng tôi còn so sánh với số liệu BMI theo tuổi của người Trung quốc (2004). KẾT QUẢ Số liệu ñược phân tích 670 trẻ mẫu giáo và 1504 học sinh cấp II thành phố Hồ Chí Minh, cùng 1804 trẻ vị thành thành niên ở thành phố Tây An Trung Quốc. Kết quả cho thấy các ñường cong tạo từ ñiểm cắt BMI của IOTF ñể xác ñịnh thừa cân và béo phì luôn luôn nằm cao hơn các ñường cong tạo từ ñiểm cắt với số liệu tham chiếu của CDC ở mọi lứa tuổi (Hình 1). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 280 Hình 1. So sánh các ñiểm cắt của IOTF ñể xác ñịnh thừa cân (BMI người lớn >25 kg/m2) béo phì (BMI người lớn >30 kg/m2) với các ñiểm cắt tương ñương dùng số liệu tham chiếu CDC 2000 Hình 2 so sánh các ñiểm cắt BMI của IOTF ñể xác ñịnh thừa cân (tương ñương với BMI người lớn > 25 kg/m2) với ñiểm cắt chuyên biệt cho người Châu Á (23 kg/m2) và với ñiểm cắt của Trung Quốc (24 kg/m2). Các ñiểm cắt của IOTF và Trung Quốc tương tự nhau ngoại trừ lứa tuổi trên16 - ở ñó ñường cong tạo từ các ñiểm cắt của người Trung Quốc ñi xuống. Đường cong tạo ra bởi các ñiểm cắt ñược ñề nghị cho người Châu Á sử dụng số liệu tham chiếu của CDC luôn luôn thấp các ñiểm cắt của IOTF ở mọi lứa tuổi. Hình 2. So sánh các ñiểm cắt của IOTF, ñiểm cắt chuyên biệt cho người Châu Á và ñiểm cắt của Trung Quốc ñể ñánh giá thừa cân ở trẻ em Trong biểu ñồ 1, ta thấy việc sử dụng ñiểm cắt chuyên biệt cho người Châu Á ñưa ñến tỷ lệ thừa cân ở trẻ vị thành niên từ 12-15 tuổi ở Việt Nam cao hơn, ví dụ tỷ lệ thừa cân ở nam nếu dùng ñiểm cắt của IOTF là 8,2% nhưng nếu dùng các ñiểm cắt chuyên biệt cho người Châu Á thì tỷ lệ này là 17,1%. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 281 Biểu ñồ 1: Tỷ lệ thừa cân ở trẻ vị thành niên tuổi từ 12-15 TPHCM, Việt Nam năm 2004 theo các ñiểm cắt của IOTF & theo ñiểm cắt chuyên biệt cho người Châu Á Biểu ñồ 2: Tỷ lệ thừa cân ở trẻ vị thành niên tuổi từ 11-17 tại Tây An, Trung Quốc năm 2004 theo các ñiểm cắt của IOTF, theo ñiểm cắt chuyên biệt cho người Châu Á và theo ñiểm cắt của người Trung Quốc Tương tự, biểu ñồ 2 cho thấy ở trẻ vị thành niên Trung Quốc, tỷ lệ thừa cân gia tăng ở nam từ 14,4% theo ñiểm cắt của IOTF lên 24,7% theo ñiểm cắt chuyên biệt của người Châu Á. BÀN LUẬN Cho ñến nay, các ñiểm cắt của IOTF nhằm xác ñịnh thừa cận – béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên vẫn còn ñang ñược sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới vì cho phép chúng ta có sự so sánh giữa các nước khác nhau. Tuy nhiên, cũng từ nhiều năm nay, ñã xuất hiện nhiều tranh cãi về việc diễn giải các ñiểm cắt của BMI do IOTF ñề nghị ñể xác ñịnh tỉ lệ thừa cân – béo phì ở người châu Á. Ngày nay, một số nước trên thế giới có xu hướng xây dựng các ñiểm cắt riêng cho từng quốc gia sử dụng các số liệu tham chiếu từ các cuộc ñiều tra trên phạm vi toàn quốc của từng nước. Ưu ñiểm của các ñiểm cắt riêng này là rất thích hợp cho từng quốc gia vì dựa trên các số liệu về nguy cơ ở người lớn của từng nước ñể ước tính các ñiểm cắt ở trẻ em. Nhưng ngược lại, việc so sánh tỉ lệ thừa cân – béo phì giữa các nước trở nên khó khăn trong trường hợp này do các nước khác nhau có các chuẩn khác nhau. Người châu Á có tầm vóc nhỏ hơn người phương Tây, do ñó BMI sẽ thấp hơn. Vì vậy sử dụng ñiểm cắt của IOTF – mặc dù ñược xây dựng trên số liệu tham chiếu của 6 nước trên toàn thế giới – vẫn ước lượng thấp tỉ lệ thừa cân – béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên châu Á. Trong nghiên cứu này tỉ lệ thừa cân ở trẻ em và trẻ vị thành niên nữ Việt Nam khi sử dụng ñiểm cắt chuyên biệt cho người chấu Á thấp hơn khá nhiều tỉ lệ ñược xác ñịnh bằng ñiểm cắt của IOTF. Sự khác biệt này càng lớn ñối vớ tỉ lệ béo phì ở trẻ nữ (số liệu không trình bày ở ñây). Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả của một số nghiên cứu cho rằng trẻ vị thành niên Châu Á có nhiều mô mỡ dưới da hơn hơn người phương Tây, vì vậy, việc sử dụng ñiểm cắt dành cho người châu Á sẽ phản ánh tỉ lệ thừa cân – béo phì thật hơn khi sử dụng ñiểm cắt quốc tế. Tác giả Deurenberg P ñã từng nhấn mạnh rằng tỉ lệ mỡ cơ thể cao có thể thấy ở người lớn và trẻ em có mức BMI thấp. Có nhiều lý do có thể giải thích tình trạng này trong ñó sự khác biệt trong hoạt ñộng thể lực và loại thực phẩm tiêu thụ có thể là nguyên nhân góp phần. Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 14 * Phụ bản của Số 2 * 2010 Nghiên cứu Y học Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch Năm 2010 282 KẾT LUẬN Việc sử dụng ñiểm cắt BMI theo IOTF có thể ước lượng thấp mức ñộ thừa cân và béo phì ở trẻ em Châu Á. Các nguy cơ sức khỏe liên quan ñến các ñiểm cắt BMI của trẻ em chuyên biệt cho người Châu Á hay theo IOTF cần ñược ñánh giá ở trẻ em Châu Á. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Cole, T. J., Bellizzi, M. C., Flegal, K. M. and Dietz, W. H. (2000). Establishing a standard definition for child overweight and obesity worldwide: international survey. BMJ, 320: 1240-3. 2. Deurenberg, P., Bhaskaran, K. and Lian, P. L. (2003). Singaporean Chinese adolescents have more subcutaneous adipose tissue than Dutch Caucasians of the same age and body mass index. Asia Pac J Clin Nutr, 12: 261-5. 3. Li, M., Dibley, M. J., Sibbritt, D. and Yan, H. (2006). Overweight and obesity and associated socio-demographic risk factors in adolescents attending junior high schools in Xi’an City, Shaanxi Province, China. Int J Pediatr Obes, 1; 50-8. 4. Tang Hong Kim, Dibley, M. J., Sibbritt, D. and Tran, H. M. (2007). Gender and socio-economic differences in BMI of secondary high school students in Ho Chi Minh City. Asia Pac J Clin Nutr, 16: 74-83. 5. Thi Thu Dieu, H., Dibley, M. J., Sibbritt, D. and Thi Minh Hanh, T. (2007). Prevalence of overweight and obesity in preschool children and associated socio-demographic factors in Ho Chi Minh City, Vietnam. International Journal of Pediatric Obesity, 2; 40-50. 6. WHO (2004). Appropriate body-mass index for Asian populations and its implications for policy and intervention strategies. Lancet, 363: 157-63. 7. Ye J. (2004). Body mass index reference norm for screening overweight and obesity in Chinese children and adolescents. Chinese Journal of Epidemiology, 25: 97-102.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thua_can_va_beo_phi_o_tre_em_va_tre_vi_thanh_nien_c.pdf