Đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và đề xuất một số giải pháp ở trường Đại học Phú Yên

Kinh phí sử dụng cho hoạt động TDTT và kinh phí đầu tư trang bị, bổ sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi, dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập TDTT Nhằm nâng cao số lượng, chất lượng sân tập, trang bị kỹ thuật dùng cho giảng dạy, tập luyện thể dục thể thao và tổ chức các hoạt động phong trào TDTT. - Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp sân tập, tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường, phục vụ tốt cho việc dạy và học môn GDTC. - Mua sắm thêm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng - Tận dụng tối đa định mức kinh phí của nhà trường, huy động kinh phí từ nguồn quỹ tự đóng góp của sinh viên. - Đề xuất nhà trường dành khoảng 100 triệu đồng/năm cho việc mua các dụng cụ giảng dạy và 150 triệu đồng/năm để tổ chức các hoạt động phong trào TDTT bằng nguồn kinh phí tham mưu thường xuyên. Ngoài ra còn được đầu tư sửa chữa và xây dựng cơ bản bằng nguồn kinh phí tham mưu hằng năm của nhà trường trung bình khoảng 150– 200 triệu đồng

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và đề xuất một số giải pháp ở trường Đại học Phú Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 73 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Nguyễn Quốc Trầm* Tóm tắt Trên cơ sở đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất (GDTC) tại Trường Đại học Phú Yên, kết hợp phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác GDTC trong giai đoạn 2011 – 2016, chúng tôi đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại trường hiện nay. Từ khóa: Đánh giá thực trạng, điều kiện, đảm bảo, giáo dục thể chất, Trường Đại học Phú Yên. Abstract An investigation into the realities of conditions for implementing Physical Education and proposing some measures at Phu Yen University Based on the investigation into the conditions for implementing Physical Education at Phu Yen University, combining with the analysis of some causes affecting the effectiveness of implementing Physical Education in the stage 2011 – 2016, we would like to propose some measures to improve the effectiveness of Physical Education at Phu Yen University in the current time. Keywords: investigation into realities, conditions, ensure, Physical Education, Phu Yen University. 1. Đặt vấn đề Nâng cao chất lượng GDTC cho học sinh – sinh viên là góp phần đào tạo nguồn nhân lực phát triển toàn diện, bền vững phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Chất lượng GDTC trong các bậc học, ngành học của nước ta hiện nay tuy đã có những chuyển biến, đổi mới đáng ghi nhận, song vẫn còn thấp so với trình độ giáo dục thể chất của các nước trên thế giới. Hiện nay công tác GDTC và hoạt động thể thao trường học còn nhiều khó khăn, hạn chế và yếu kém như thể hình và thể lực của học sinh, sinh viên nước ta thua kém nhiều nước; trình độ phát triển các tố chất thể lực quan trọng như sức nhanh, sức mạnh, sức bền, còn thấp; phong trào thể dục thể thao trường học còn hạn chế, Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng nguyên nhân trực tiếp nhất là những thiếu sót trong quá trình dạy và học, một quá trình gồm nhiều yếu tố hợp thành một hệ thống chặt chẽ. Để đạt được mục tiêu đề ra, nhiều năm qua Trường Đại học Phú Yên đã có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy trong đó có những cải tiến nội dung, chương trình giảng dạy môn GDTC và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao ngoài giờ học. Song có thể nói, chương trình đã cải tiến nhưng vẫn chưa thực sự hợp lý, chương trình kế hoạch và nội dung tập luyện chưa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên và đặc điểm cụ thể của ____________________________ * ThS, Trường Đại học Phú Yên 74 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN Nhà trường. Thực trạng đó đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu, điều chỉnh, đề xuất, những giải pháp giáo dục thể chất mới, trong đó quan trọng nhất là nâng cao chất lượng dạy và học nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên để sau khi tốt nghiệp ra trường, các em trở thành những người phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần, thích nghi nhanh và đáp ứng được các yêu cầu công việc. Nghiên cứu các điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác GDTC trong Trường Đại học Phú Yên thời gian qua là hết sức quan trọng, nhằm làm cơ sở để từ đó đề xuất, xây dựng giải pháp nâng cao chất lượng GDTC trong những năm tiếp theo. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất và đề xuất một số giải pháp ở trường Đại học Phú Yên”. 2. Nhiệm vụ, phương pháp và tổ chức nghiên cứu - Đề tài tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu sau: + Đánh giá thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất tại Trường Đại học Phú Yên giai đoạn 2011– 2016. + Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác GDTC tại Trường Đại học Phú Yên. - Đề tài tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác giáo dục thể chất tại Trường Đại học Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016 bao gồm: đội ngũ giảng viên thể dục thể thao (TDTT), cơ sở vật chất trang thiết bị, dụng cụ học tập và kinh phí dành cho hoạt động TDTT. 3. Thực trạng một số điều kiện đảm bảo việc thực hiện công tác GDTC tại Trường Đại học Phú Yên 3.1. Đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên TDTT Thực trạng giảng viên môn GDTC tại Trường Đại học Phú Yên giai đoạn 2010– 2016 được thể hiện qua bảng 1. Bảng 1. Đội ngũ giảng viên môn GDTC tại Trường Đại học Phú Yên giai đoạn 2011–2016 TT Năm học Số lượng Trình độ chuyên môn GV TS Tỷ lệ % ThS Tỷ lệ % ĐH Tỷ lệ % Cơ hữu Tỷ lệ % Thỉnh giảng Tỷ lệ % 1 2011- 2012 8 88.89 1 11.11 1 11.11 2 40.00 6 60.00 2 2012 – 2013 9 75.00 3 25.00 1 8.34 5 41.66 6 50.00 3 2013– 2014 9 69.30 3 30.77 1 8.30 6 50.00 5 41.67 4 2014– 2015 10 100 0 00 0 00 6 60.00 4 40.00 5 2015 - 2016 10 100 0 00 0 00 6 60.00 4 40.00 Từ bảng 1 ta thấy được số lượng đội ngũ giảng viên TDTT qua các năm học như TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 75 sau: – Năm học 2011 – 2012: giảng viên cơ hữu chiếm tỷ lệ 88.89%, giảng viên thỉnh giảng chiếm 11.11%, giảng viên đạt trình độ tiến sĩ chiếm 11.11%, giảng viên trình độ thạc sĩ chiếm 40.00%, giảng viên có trình độ đại học chiếm 60.00%. – Năm học 2012 – 2013: giảng viên cơ hữu chiếm tỷ lệ 75%, giảng viên thỉnh giảng chiếm 25%,giảng viên đạt trình độ tiến sĩ chiếm 8.34%, giảng viên trình độ thạc sĩ chiếm 41.66%, giảng viên có trình độ đại học chiếm 50%. – Năm học 2013 – 2014: giảng viên cơ hữu chiếm tỷ lệ 69.3%, giảng viên thỉnh giảng chiếm 30.77%,giảng viên đạt trình độ tiến sĩ chiếm 8.30%, giảng viên trình độ thạc sĩ chiếm 50.00%, giảng viên có trình độ Đại học chiếm 41.67%. – Năm học 2014 – 2015 và 2015–2016: giảng viên cơ hữu chiếm tỷ lệ 100%, không có giảng viên thỉnh giảng, giảng viên đạt trình độ tiến sĩ chiếm 0%, giảng viên trình độ Thạc sĩ chiếm 60,0%, giảng viên có trình độ đại học chiếm 40,0%. Qua kết quả được trình bày trên có thể thấy rằng từ năm 2011 đến năm 2016 số lượng giảng viên tăng ít nhưng trình độ giảng viên ngày càng tăng lên và ngày càng được chuẩn hóa về trình độ, đến nay đã có 60% cán bộ có trình độ sau đại học, trong đó có 2 cán bộ đang nghiên cứu sinh trong nước. Điều này góp phần nâng cao chất lượng công tác GDTC tại Trường Đại học Phú Yên. Giảng viên thể dục tham gia công tác giảng dạy tại trường đều có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình, yêu nghề. Tuy nhiên, với xu thế ngày càng phát triển của nhà trường, có thể thấy rằng lực lượng giảng viên Khoa GDTC&GDQP tại Trường Đại học Phú Yên còn mỏng, tỉ lệ hiện nay là hơn 280 sinh viên/1 giảng viên, cao hơn so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (150 sinh viên/ giảng viên). Do vậy việc nâng cao chất lượng GDTC tại trường còn gặp nhiều khó khăn. 3.2. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, dụng cụ học tập Cơ sở vật chất, dụng cụ học tập là nhu cầu thiết yếu nhằm đảm bảo chất lượng giảng dạy trong môn học GDTC, nó luôn luôn là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả, chất lượng đào tạo. Những trang thiết bị đúng và đủ chuẩn, nếu được đáp ứng đầy đủ sẽ tạo điều kiện tốt cho giảng viên phát huy hết năng lực chuyên môn của mình trong quá trình lên lớp. Trong những năm vừa qua, Nhà trường luôn quan tâm và trang bị cơ sở vật chất, các trang thiết bị – dụng cụ học tập GDTC, TDTT cho giảng viên và sinh viên sử dụng, song thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế giảng dạy. Thực trạng trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy GDTC tại Trường Đại học Phú Yên đang được sử dụng trong mỗi năm học được thể hiện qua bảng 2. Bảng 2. Cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy GDTC Trường Đại học Phú Yên TT Sân bãi dụng cụ Diện tích (m2) Số lượng Giảng dạy Ngoại khoá Chất lượng sân Đạt Chưa đạt 1 Nhà tập đa năng 11914,9 01 01 01 01 00 2 Nhà tập CL,BB, Võ 01 01 01 01 00 76 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN TT Sân bãi dụng cụ Diện tích (m2) Số lượng Giảng dạy Ngoại khoá Chất lượng sân Đạt Chưa đạt 3 Sân bóng đá+điền kinh 03 01 02 02 01 4 Sân bóng chuyền 02 02 00 02 00 5 Sân bóng rổ 01 00 00 00 00 6 Sân cầu lông 03 03 03 03 00 7 Bàn bóng bàn 20 06 14 10 10 8 Sân và dụng cụ tập TDTT ngoài trời 01 00 01 01 00 Cộng 11914,9 32 14 22 20 11 (Nguồn: Ba công khai năm học 2015-2016 - Công khai cơ sở vật chất Trường Đại học Phú Yên) Qua bảng 2 cho thấy rằng diện tích phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động TDTT rộng lớn, với tổng diện tích sân tập TDTT khoảng: 11914.9m2, bình quân 2,97m2/1SV so với chuẩn qui định là 3,5m2/1 SV đến 4m2/1 SV thì còn thiếu. Trong số đó gồm có: – 01 nhà tập đa năng diện tích 7.965 m2 sử dụng thi đấu, giảng dạy và tập luyện các môn (bóng đá mini, bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, võ, đá cầu...). – 01 nhà tập diện tích 3.210 m2 sử dụng giảng dạy và tập luyện các môn (thể dục dụng cụ, bóng bàn, võ, đá cầu...) và các công trình khác. Tuy nhiên, để phục vụ giảng dạy cho sinh viên toàn trường (khoảng 3.575 sinh viên) thì vẫn chưa đáp ứng nhu cầu sử dụng và thiếu một số công trình quan trọng để giảng dạy và các hoạt động TDTT như: sân bóng đá cỏ nhân tạo, đường chạy, hố nhảy xa, nên việc giảng dạy và phát triển các phong trào ở những môn này còn gặp nhiều khó khăn. Do điều kiện cơ sở vật chất chưa thật sự đảm bảo, cho nên việc tổ chức giảng dạy các môn thể thao tự chọn cũng còn gặp nhiều khó khăn, chỉ có thể tổ chức giảng dạy một số môn ít hoặc không sử dụng dụng cụ. Như vậy, ta có thể thấy, khả năng của Nhà trường không theo kịp sự phát triển về số lượng của sinh viên theo từng năm học. 3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng kinh phí cho hoạt động GDTC tại Trường Đại học Phú Yên giai đoạn 2013 –2016 Thực trạng sử dụng kinh phí dành cho GDTC được trình bày qua bảng 3. Bảng 3. Kinh phí dành cho GDTC giai đoạn 2013– 2016 ĐVT: VnĐ TT Năm học Tổng kinh phí dành cho hoạt động GDTC Kinh phí thường xuyên mua dụng cụ giảng dạy Kinh phí thường xuyên tổ chức TDTT Kinh phí tham mưu TDTT Tổng kinh phí/năm 1 2013 30,170,000 60,900,000 90,000,000 183.070.000 2 2014 45,395,000 75,000,000 115,000,000 235,395,000 TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 16 * 2017 77 3 2015 62,595,000 95,200,000 142,000,000 299,795,000 4 2016 55,800,000 73,240,000 100,000,000 229,040,000 (Nguồn: Báo cáo hàng năm của Phòng Kế hoạch & Tài chính - Trường Đại học Phú Yên ) Qua bảng 3 cho thấy, kinh phí dành cho GDTC hàng năm ba loại kinh phí: – Kinh phí thường xuyên chi mua dụng cụ giảng dạy mỗi năm từ 30 triệu đến 55 triệu đồng. – Kinh phí thường xuyên tổ chức các hoạt động TDTT mỗi năm từ 60 triệu đến 95 triệu đồng, đây là kinh phí chi cho các đơn vị và tổ chức các giải Hội thao trong trường. – Kinh phí thường xuyên tổ chức các hoạt động TDTT mỗi năm từ 90 triệu đến 140 triệu đồng, đây là kinh phí chi tham dự các giải Hội thao khu vực NamTrung Bộ và Tây Nguyên và hội thao toàn quốc. Kinh phí phân giao của Ban Giám Hiệu trong bốn năm qua có tăng và có giảm tùy thuộc vào nguồn kinh phí của nhà trường, bình quân khoảng 183,070,000đồng đến 299,795,000đồng/năm. Nhưng nếu tính bình quân trên mỗi sinh viên thì kinh phí ngày càng giảm, nên kinh phí chi các hoạt động TDTT cũng còn hạn chế. 3.4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng GDTC tại Trường Đại học Phú Yên hiện nay Thực hiện công tác bồi dưỡng nâng cao và kịp thời bổ sung đội ngũ giảng viên TDTT Để đáp ứng đủ nhu cầu thực tế giảng dạy thì đội ngũ giảng viên TDTT của nhà trường hiện nay cần phải được nâng lên về số lượng và trình độ chuyên môn. – Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục thể chất nói riêng, vì vậy cần thực hiện huy động tối đa tiềm năng của đội ngũ giảng viên hiện có và từng bước phát triển đội ngũ giảng viên mới đủ về số lượng và chất lượng, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đề xuất xin tuyển dụng thêm giảng viên thể dục có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên, ở một số môn thể thao chưa có giảng viên chuyên sâu nhưng có trong chương trình bắt buộc hay tự chọn, ngoại khóa. + Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ giảng viên, tăng cường năng lực tự nghiên cứu, tự đào tạo để phục vụ cho công tác giảng dạy thể dục thể thao và tổ chức rèn luyện thể dục thể thao cho sinh viên được tốt hơn. + Có chính sách thu hút, tuyển dụng những sinh viên tốt nghiệp từ các trường chuyên đào tạo về thể dục thể thao có kết quả học tập cao, có năng lực về TDTT nổi trội để tham gia giảng dạy giáo dục thể chất và quản lý các hoạt động phong trào thể dục thể thao trong nhà trường. Kinh phí sử dụng cho hoạt động TDTT và kinh phí đầu tư trang bị, bổ sung, nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, sân bãi, dụng cụ phục vụ cho việc giảng dạy và học tập TDTT Nhằm nâng cao số lượng, chất lượng sân tập, trang bị kỹ thuật dùng cho giảng dạy, tập luyện thể dục thể thao và tổ chức các hoạt động phong trào TDTT. - Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp sân tập, tận dụng tối đa điều kiện của nhà trường, phục vụ tốt cho việc dạy và học môn GDTC. - Mua sắm thêm trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho giảng dạy và tập luyện đủ về số 78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHÚ YÊN lượng đảm bảo về chất lượng - Tận dụng tối đa định mức kinh phí của nhà trường, huy động kinh phí từ nguồn quỹ tự đóng góp của sinh viên. - Đề xuất nhà trường dành khoảng 100 triệu đồng/năm cho việc mua các dụng cụ giảng dạy và 150 triệu đồng/năm để tổ chức các hoạt động phong trào TDTT bằng nguồn kinh phí tham mưu thường xuyên. Ngoài ra còn được đầu tư sửa chữa và xây dựng cơ bản bằng nguồn kinh phí tham mưu hằng năm của nhà trường trung bình khoảng 150– 200 triệu đồng TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (1994-1998), Văn bản chỉ đạo công tác Giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp năm học 1994 - 1995; 1995 - 1996; 1996 - 1997; 1997 - 1998. [2] Chỉ thị số 274/CT- TTg năm 1997 của thủ tướng Chính phủ về xây dựng qui hoạch đất dành cho thể dục thể thao. [3] Vũ Đức Thu và cộng sự (1998), “Nghiên cứu định hướng và giải pháp đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên TDTT trường học”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, sức khỏe trong trường học các cấp, Nxb TDTT, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thuc_trang_mot_so_dieu_kien_dam_bao_viec_thuc_hien.pdf
Tài liệu liên quan