Số lượng hộ gia đình sử dụng nước ngầm trên địa bàn
quận Thanh Khê: 2939/36875 hộ, chiếm tỷ lệ 7,97%.
Mục đích sử dụng nước ngầm: 47,5% số hộ sử dụng với
mục đích ăn uống và sinh hoạt và 52,5% số hộ dùng cho
tưới cây xanh.
Chất lượng các mẫu nước dùng cho mục đích tưới cây
xanh đều đảm bảo tiêu chuẩn.
Chất lượng nước cho mục đích sinh hoạt và ăn uống có
các thông số như độ đục, độ cứng, COD, NO2-, Fe, Mn của
một số mẫu còn vượt quy chuẩn hiện hành.
Các hộ gia đình không nên sử dụng nước ngầm tự khai
thác ở những nơi có nước sạch của nhà máy nước. Công ty
Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng cần đầu tư hệ thống mạng lưới
cung cấp nước thủy cục đảm bảo cấp nước an toàn cho
người dân trên địa bàn TP Đà Nẵng.
5 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng nguồn nước ngầm trên địa bàn quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
56 Nguyễn Lan Phương, Mai Thị Thùy Dương
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGUỒN NƯỚC NGẦM TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
ASSESSING THE STATUS OF GROUNDWATER SOURCE IN THANH KHE DISTRICT,
DA NANG CITY
Nguyễn Lan Phương, Mai Thị Thùy Dương
Trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng; nlphuong@dut.udn.vn, mttduong@dut.udn.vn
Tóm tắt - Hiện nay, bên cạnh nguồn nước thủy cục, vẫn có rất
nhiều hộ gia đình sử dụng nguồn nước ngầm cho các mục đích
khác nhau như sinh hoạt, ăn uống và tưới cây xanh dẫn đến việc
khai thác nguồn nước ngầm quá mức cho phép. Việc sử dụng
nước ngầm trực tiếp không qua xử lý khiến người sử dụng phải
đối mặt với nhiều nguy cơ mắc bệnh. Bài báo đã đưa ra kết quả
khảo sát trên địa bàn quận Thanh Khê: (1) Số lượng hộ gia đình
sử dụng nước ngầm: 2.939/36.875 hộ, chiếm tỷ lệ 7,97%; (2) Mục
đích sử dụng nước ngầm: 47,5% số hộ sử dụng với mục đích ăn
uống và sinh hoạt và 52,5% số hộ dùng cho tưới cây xanh; (3) Chất
lượng các mẫu nước dùng cho mục đích tưới cây xanh đều đảm
bảo tiêu chuẩn. Chất lượng nước cho mục đích sinh hoạt và ăn
uống có các thông số như độ đục, độ cứng, COD, NO2
-, Fe, Mn
của một số mẫu còn vượt quy chuẩn hiện hành [1].
Abstract - Currently, beside the tap water, there are still numbers
of households using underground water for various purposes such
as living, cooking, watering plants and so on, which leads to
overexploitation of underground water. Using untreated
groundwater bring many risks to the comsumers. The research
presents some survey results in Thanh Khe district as follows (1)
the number of households using groundwater is 2,939/36,875
households, accounting for 7.97%; (2) rate of using groundwater
includes 47.5% of households using it for drinking and domestic
purposes, and 52.5% of households using it for watering plants; (3)
water quality for watering plants ensures the standard level of
quality. Some samples of the water for living and cooking purposes
have some parameters such as turbidity, hardness, COD, NO2
-, Fe,
Mn exceeding current standards [1].
Từ khóa - nước ngầm; Thanh Khê; chất lượng nguồn nước; hộ
gia đình; tiêu chuẩn.
Key words - groundwater; Thanh Khe; water quality; household;
standard.
1. Đặt vấn đề
Trong những năm qua, nhu cầu dùng nước trên địa bàn
thành phố (TP) Đà Nẵng cho sinh hoạt, sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp và dịch vụ không ngừng gia tăng, dẫn
đến việc khai thác các nguồn nước mặt, nước ngầm để sử
dụng ngày càng nhiều.
Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà
Nẵng, tổng trữ lượng tiềm năng tài nguyên nước ngầm trên
địa bàn TP là 231.059 m3/ngày đêm. Theo dự báo thì nhu
cầu dùng nước cho các ngành trên địa bàn TP là rất lớn. Cụ
thể, đến năm 2020, lượng nước yêu cầu cho sản xuất nông
nghiệp là 90 triệu m3/năm; cho sinh hoạt là 110 triệu
m3/năm; cho công nghiệp là 26 triệu m3/năm [2].
Mặc dù nước thủy cục đã đến với người dân nhưng
nhiều hộ gia đình vẫn còn thói quen sử dụng nguồn nước
ngầm với suy nghĩ đơn giản nước nào cũng là nước, và hơn
nữa là nước tự khoan không phải trả tiền mà chưa nghĩ đến
những nguy cơ tiềm ẩn khi sử dụng nguồn nước ngầm chưa
qua xử lý, người sử dụng phải đối mặt với nhiều nguy cơ
mắc bệnh. Các chất độc tồn tại trong nước ngầm ở mức độ
nhẹ gây dị ứng da, nhiễm trùng đường ruột, gây bệnh tiêu
chảy, nếu tích tụ lâu ngày có thể gây ung thư và thậm chí
có thể dẫn đến tử vong.
Trên địa bàn TP Đà Nẵng có 52 công trình khai thác nước
ngầm được Ủy ban nhân dân TP cấp phép thăm dò, khai thác,
sử dụng với tổng lưu lượng tối đa là 14.091 m3/ngày đêm,
tương đương với 6,1% trữ lượng tiềm năng nước ngầm được
đánh giá. Ngoài ra, còn có nhiều công trình khai thác nước
ngầm với quy mô nhỏ phục vụ ăn uống, du lịch, sản xuất,
tưới cây xanh đang được khai thác sử dụng không phải đăng
ký đã dẫn đến tình trạng khai thác quá mức cho phép. Trong
khi đó, nguồn bổ sung bị suy giảm do biến đổi khí hậu, nước
biển dâng khiến cho tầng nước bị cạn kiệt, gia tăng khả năng
nhiễm mặn, ô nhiễm nước ngầm, sụt lún công trình [2].
Hiện nay, tại quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng vẫn chưa
có thống kê cụ thể số lượng, quy mô, mục đích sử dụng
cũng như chưa có sự kiểm định về chất lượng nguồn nước
ngầm. Vì vậy, việc khảo sát, điều tra hiện trạng sử dụng
nước ngầm trên địa bàn quận Thanh Khê để đưa ra các
khuyến cáo, bổ sung thêm các số liệu, góp phần quản lý
khai thác và sử dụng nước ngầm một cách bền vững là hết
sức cấp thiết và phù hợp với kế hoạch điều tra tình hình
khai thác, sử dụng nước ngầm trên địa bàn TP của Ủy ban
nhân dân TP Đà Nẵng [3].
2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nước ngầm tại các hộ gia đình trên địa bàn quận
Thanh Khê, TP Đà Nẵng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát, điều tra hiện trạng sử dụng nước ngầm
Thu thập số liệu, thống kê số lượng hộ gia đình sử dụng
nước ngầm trên địa bàn quận Thanh Khê.
Lập phiếu tiến hành điều tra khảo sát trên 160 hộ gia
đình có sử dụng nguồn nước ngầm về các thông tin liên
quan đến công trình khai thác nước ngầm (loại giếng; mục
đích sử dụng nước; việc sử dụng bơm).
2.2.2. Phân tích, đánh giá chất lượng nguồn nước ngầm
Tiến hành lấy 24 mẫu nước ngầm (14 mẫu cho mục đích
ăn uống và sinh hoạt, 10 mẫu cho mục đích tưới cây xanh),
lấy trực tiếp tại nguồn để phân tích các thông số pH, độ
đục, độ cứng, COD, Cl-, NO2-, Fe, Mn Đánh giá chất
lượng nước cho các nhu cầu sử dụng nước.
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 2 57
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập các tài liệu về các hộ sử dụng nước ngầm quận
Thanh Khê từ các cơ quan chức năng của quận Thanh Khê
và TP Đà Nẵng.
Thu thập tài liệu, số liệu bằng phiếu câu hỏi và phỏng
vấn trực tiếp người dân có sử dụng nước ngầm trên địa bàn
quận Thanh Khê.
Phương pháp thống kê: Được sử dụng trong việc xử lý
số liệu thu thập từ việc điều tra, khảo sát.
Phương pháp khảo sát, lấy mẫu và phân tích mẫu: Sử
dụng phương pháp thủ công trong quá trình lấy mẫu, chọn
địa điểm lấy mẫu, mẫu lấy phải mang tính đại diện trong
phạm vi nghiên cứu. Các phương pháp phân tích, xác định
các chất ô nhiễm tuân thủ theo Quy chuẩn Việt Nam.
Phương pháp đánh giá: So sánh các số liệu giữa tiêu
chuẩn, quy chuẩn với số liệu thu thập được để đánh giá.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Hiện trạng sử dụng nước ngầm trên địa bàn quận
Thanh Khê, TP Đà Nẵng
3.1.1. Tỷ lệ sử dụng nước ngầm
Thu thập, thống kê số liệu từ 36.875 hộ gia đình sinh sống
trên địa bàn quận Thanh Khê có kết quả là 2.939 hộ gia đình
có sử dụng nước ngầm cho mục đích sinh hoạt và tưới cây
xanh, chiếm tỷ lệ 7,97% hộ gia đình trên toàn quận.
3.1.2. Hình thức và mục đích sử dụng nước ngầm
Kết quả thu được từ việc tiến hành điều tra, khảo sát
trực tiếp bằng phỏng vấn 160 hộ gia đình có khai thác sử
dụng nước ngầm.
a. Hình thức sử dụng nước ngầm
Phần lớn các hộ gia đình trên địa bàn sử dụng nước
giếng khoan, qua khảo sát cho thấy có 122/160 (76,25%)
hộ sử dụng nước giếng khoan với độ sâu khoan giếng
khoảng từ 20 - 30 m và 38/160 hộ sử dụng giếng đào. Việc
đào hoặc khoan giếng hoàn toàn tự phát.
Hình 1. Hình ảnh giếng khoan và giếng đào
b. Mục đích sử dụng nước
Kết quả khảo sát, mục đích sử dụng nước ngầm được
thể hiện ở Hình 2. Kết quả cho thấy có 76/160 (47,50%) hộ
dùng cho ăn uống và sinh hoạt, và 84/160 (52,5%) hộ dùng
cho tưới cây xanh. Phần lớn các hộ gia đình vừa kết hợp sử
dụng nước thủy cục và nước giếng ngầm do thói quen và
để giảm chi phí sử dụng nước thủy cục.
Nước ngầm được sử dụng sau khai thác là trực tiếp và
không qua bất kỳ quá trình xử lý nào. Trong khai thác và sử
dụng nước ngầm có 129/160 (80,63%) hộ gia đình có sử dụng
bơm. Việc sử dụng bơm phổ biến thuận lợi cho quá trình khai
thác nhưng gia tăng chi phí tiêu thụ điện năng.
Hình 2. Biểu đồ về mục đích sử dụng nước ngầm
3.2. Đánh giá chất lượng nước ngầm
3.2.1. Đánh giá chất lượng nước ngầm phục vụ cho nhu
cầu ăn uống và sinh hoạt
a. Độ đục
Hình 3. Giá trị độ đục tại các giếng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và ăn uống
Kết quả khảo sát cho thấy, có 12/14 mẫu nước ngầm
được khảo sát có độ đục dao động từ 1 - 4 NTU, nhỏ hơn
độ đục của nguồn cung cấp nước sinh hoạt theo QCVN
02:2009 (≤ 5 mg/l) [1].
Có 2 mẫu nước (mẫu số 6 và 13) vượt quy chuẩn từ 2,8
- 4,8 lần. Nguồn nước có độ đục cao gây ảnh hưởng đến
cấp nước, gây khó chịu cho người sử dụng, gây khó khăn
cho quá trình lọc nước và khử trùng.
Nếu so sánh với chất lượng nước thủy cục của TP Đà
Nẵng đạt các chỉ tiêu chất lượng nước theo QCVN 01:2009
thì 12/14 mẫu nước phân tích có độ đục lớn hơn 2,0 mg/l,
vượt quá quy chuẩn [4].
b. pH
Giá trị pH của các mẫu nước ngầm được phân tích thể
hiện ở Hình 4.
Hình 4. Giá trị pH tại các giếng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và ăn uống
47,50%
52,50%
Ăn uống và
sinh hoạt
Tưới cây xanh
4 3
1
3 4
24
2 1 2
3 3 3
14
3
0
5
10
15
20
25
30
(N
T
U
)
QCVN 02:2009
6,4 6,1 6,5
6,9
6 6,2
6,7 6,6 6,9 6,1
6,8 6,7 7 6,5
0
2
4
6
8
10
p
H
QCVN 02:2009
58 Nguyễn Lan Phương, Mai Thị Thùy Dương
14 mẫu nước ngầm được khảo sát phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt có pH dao động từ 6,0 - 7,0, phù hợp với QCVN
02:2009/BYT (từ 6,0 - 8,5) [1].
c. Độ cứng
Hình 5. Giá trị độ cứng tại các giếng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và ăn uống
14/14 mẫu nước ngầm sử dụng cho mục đích ăn uống
và sinh hoạt được khảo sát có độ cứng dao động từ 50 - 250
mg/l, phù hợp với QCVN 02:2009/BYT (≤ 350 mg/l) [1]
và QCVN 01:2009 (≤ 300 mg/l) [4].
d. Clorua
Hình 6. Giá trị hàm lượng clorua tại các giếng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và ăn uống
Tất cả 14/14 mẫu nước ngầm sử dụng cho mục đích ăn
uống và sinh hoạt được khảo sát có clorua dao động từ
30 - 170 mg/l, đều phù hợp với quy chuẩn hiện hành
(≤ 300 mg/l) [1].
e. Chỉ số pecmanganat (COD)
Hình 7. Chỉ số pecmanganat (COD) tại các giếng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và ăn uống
Kết quả phân tích có 10/14 mẫu nước ngầm sử dụng
cho mục đích ăn uống và sinh hoạt được khảo sát có hàm
lượng COD dao động từ 0,4 - 2,4 mg/l, nhỏ hơn 4 mg/l, phù
hợp với QCVN [1].
Các mẫu số 2, 3, 11, 12 (4/14 mẫu) có hàm lượng COD
vượt QCVN cho phép [1]. Đặc biệt, mẫu số 11 vượt 3,6 lần
cho phép [1].
So sánh với QCVN 01:2009 [4] có 8/14 mẫu có chỉ số
pecmanganat vượt quá 2,0 mg/l, vượt quá quy chuẩn từ
1,1 - 7,4 lần. Chỉ số pecmanganat trong nước cao là dấu
hiệu nước đã bị ô nhiễm các chất hữu cơ.
f. Hàm lượng sắt
Giá trị hàm lượng sắt của các mẫu nước ngầm được
phân tích thể hiện ở Hình 8.
Hình 8. Hàm lượng sắt tại các giếng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và ăn uống
Nhìn vào Hình 8 có 13/14 mẫu có hàm lượng clorua
nhỏ hơn QCVN 02-2009. Riêng mẫu số 13 vượt 1,22 lần
cho phép.
Nếu so sánh với QCVN 01:2009 thì 13/14 mẫu có hàm
lượng sắt lớn hơn 0,3 mg/l. Hàm lượng sắt trong nước cao
làm cho nước có màu vàng, vị tanh, làm cho quần áo bị ố
vàng. Nước bị nhiễm sắt sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất,
thay đổi màu sắc, mùi vị; làm giảm việc tiêu hóa và hấp thu
thực phẩm, gây khó tiêu. Nước nhiễm sắt dùng để pha trà
sẽ làm mất hương vị của trà [5].
g. Mangan
Kết quả khảo sát hàm lượng mangan trong nguồn nước
ngầm được thể hiện ở Hình 9.
Hình 9. Giá trị hàm lượng mangan tại các giếng phục vụ cho
nhu cầu sinh hoạt và ăn uống
Có 13/14 mẫu có hàm lượng mangan từ 0,1 - 0,5 mg/l,
đảm bảo QCVN 02:2009 (≤0,5 mg/l). Riêng mẫu số 6 vượt
10,2 lần cho phép, và có 3/14 mẫu có hàm lượng mangan
cao hơn 0,3 mg/l, vượt quá so với [4].
Nguồn nước nhiễm mangan có màu đục, mùi tanh khó
chịu, tạo nên lớp cặn màu đen bám vào đáy và thành của dụng
cụ chứa nước, nếu sử dụng lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thần kinh,
phổi, thận, tim mạch. Việc sử dụng nước có nồng độ mangan
từ 1 - 5 mg/l trong thời gian dài sẽ gây giảm khả năng ngôn
ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động [5].
h. Nitrit
Hình 10, 13/14 mẫu có hàm lượng nitrit từ 0,04 -
140
250
230
50
115
180 185 170
230
185
230
185 190
65
0
100
200
300
400
(m
g
/l
)
QCVN 02:2009
86 95
62
82 85
45
165
95
50 53
105 89
67
107
0
100
200
300
400
(m
g
/l
)
QCVN 02:2009
1,76
5,6
4,96
2,56
1,76 2,08
2,72
1,76 1,44 0,8
14,4
4,8
2,72
2,4
0
5
10
15
20
(m
g
/l
)
QCVN 02:2009
0,34
0,45
0,38
0,43
0,32
0,4
0,49
0,4
0,44
0,27
0,36
0,44
0,62
0,45
0
0,2
0,4
0,6
0,8
(m
g
/l
)
QCVN 02:2009
0,32
0,27
0,47
0,13
0,13
5,13
0,10
0,22
0,16
0,28
0,28
0,24
0,16
0,16
0,0
2,0
4,0
6,0
S
H
1
S
H
2
S
H
3
S
H
4
S
H
5
S
H
6
S
H
7
S
H
8
S
H
9
S
H
1
0
S
H
1
1
S
H
1
2
S
H
1
3
S
H
1
4
(m
g
/l
)
QCVN 02:2009
ISSN 1859-1531 - TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG, SỐ 5(126).2018, Quyển 2 59
2,2 mg/l, ≤ 3,0 mg/l đảm bảo các quy chuẩn hiện hành
[6, 4]. Riêng mẫu số 9 vượt 1,3 lần cho phép.
Hình 10. Hàm lượng nitrit trong các mẫu khảo sát
Nitrit là chất có tính độc hại đối với con người, bởi nó
có thể chuyển hóa thành các dạng sản phẩm gây ung thư
cho con người. Nitrit kết hợp với các axit amin trong thực
phẩm mà con người ăn uống hằng ngày hình thành hợp chất
nitrosamine là hợp chất tiền ung thư. Hàm lượng hợp chất
này tích tụ dần trong gan có thể gây nhiễm độc gan, ung
thư gan hoặc dạ dày. Tiếp xúc lâu dài với nitrit gây mắc
bệnh da xanh, khó thở, ảnh hưởng đến hô hấp gây nguy
hiểm đối với tính mạng, nhất là trẻ em [7].
i. Coliform tổng số
Kết quả phân tích Coliform tổng số được thể hiện ở
Hình 11 cho thấy 9/14 mẫu có sự xuất hiện của chỉ số
Coliform tổng số không đảm bảo chỉ tiêu vi sinh đối với
nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt [4].
Hình 11. Giá trị Coliform tổng số trong các mẫu nước giếng
dùng cho sinh hoạt
3.2.2. Đánh giá chất lượng nước cho nhu cầu tưới cây xanh
So với tiêu chuẩn cấp nước phục vụ tưới cây xanh [8]
thì chất lượng nước ngầm trong khu vực đều đảm bảo. Các
chỉ tiêu pH, clorua tại các giếng lấy mẫu phân tích đều nằm
trong giới hạn cho phép.
Hình 12. Giá trị pH tại các giếng phục vụ tưới cây
Hình 12, 10/10 mẫu nước ngầm được sử dụng để tưới
cây xanh có pH dao động từ 6,0 - 7,0, nằm trong khoảng pH
cho phép theo tiêu chuẩn nước dùng cho tưới cây xanh [8].
Hình 13. Giá trị clorua tại các giếng phục vụ cho tưới cây
Hình 13, 10/10 mẫu nước ngầm được dùng để tưới cây
xanh có hàm lượng clorua dao động từ 30 - 153 mg/l và
nằm trong khoảng giới hạn cho phép (≤ 350 mg/l).
3.3. Giải pháp sử dụng nước hợp lý
Mạng lưới cấp nước của Đà Nẵng đã bao phủ hầu hết
các địa bàn dân cư của quận Thanh Khê với chất lượng
nước sạch đảm bảo QCVN 01:2009. Tuy nhiên, song song
với việc sử dụng nước của Công ty cấp nước Đà Nẵng, tại
quận Thanh Khê vẫn còn 7,97% hộ gia đình trên toàn quận
sử dụng nước ngầm cho mục đích ăn uống, sinh hoạt và
tưới cây xanh. Việc sử dụng nước giếng ngầm chủ yếu là
do thói quen và được dùng với mục đích giảm chi phí sử
dụng nước thủy cục mà chưa tính đến các chi phí điện cho
việc bơm nước.
Tuy nhiên, qua khảo sát đánh giá cho thấy chất lượng
10 mẫu nước tưới cây xanh được phân tích đảm bảo các
yêu cầu của QCVN39:2011/BTNMT. Chất lượng của 14
mẫu nước ngầm được sử dụng cho mục đích sinh hoạt và
ăn uống vẫn còn một số mẫu có các thông số như độ đục,
hàm lượng pecmanganat, sắt, mangan, nitrit vượt quá tiêu
chuẩn cho phép. Việc sử dụng nguồn nước không đạt yêu
cầu lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người sử dụng.
Ngoài ra, việc khai thác nước ngầm trong các hộ gia
đình đã góp phần làm tăng điện năng sử dụng.
Vì vậy cần giải thích, tuyên truyền cho người dân biết
được các tác hại của việc sử dụng nước không đảm bảo vệ
sinh và việc khai thác nước ngầm không hợp lý dẫn đến
suy giảm trữ lượng, chất lượng nguồn nước. Đối với các
đối tượng có nguồn cung cấp nước từ nhà máy sản xuất
nước sạch, khuyến cáo người dân sử dụng hoàn toàn nước
thủy cục của công ty cấp nước cung cấp để đảm bảo sức
khỏe. Chỉ sử dụng nguồn nước ngầm trong trường hợp
thiếu nước sạch.
Để hạn chế khai thác và sử dụng nước ngầm, thành phố
Đà Nẵng cần đầu tư hệ thống mạng lưới cung cấp nước
thủy cục đảm bảo các yêu cầu về lưu lượng, chất lượng, ổn
định và liên tục cho nhu cầu hiện tại và tương lai của các
tổ chức, cá nhân trên địa bàn TP sử dụng.
4. Kết luận
Số lượng hộ gia đình sử dụng nước ngầm trên địa bàn
quận Thanh Khê: 2939/36875 hộ, chiếm tỷ lệ 7,97%.
Mục đích sử dụng nước ngầm: 47,5% số hộ sử dụng với
mục đích ăn uống và sinh hoạt và 52,5% số hộ dùng cho
tưới cây xanh.
0,04
2,16
0,95
1,18
0,2
0,04
0,22
0,42
3,84
0,03
0,29
0,46
1,31
0
0
1
2
3
4
5
S
H
1
S
H
2
S
H
3
S
H
4
S
H
5
S
H
6
S
H
7
S
H
8
S
H
9
S
H
1
0
S
H
1
1
S
H
1
2
S
H
1
3
S
H
1
4
(m
g
/l
)
TCVN 33-2006
3
10
1
4
5
8
13
0
3
0 0 0
8
0
0
5
10
15
S
H
1
S
H
2
S
H
3
S
H
4
S
H
5
S
H
6
S
H
7
S
H
8
S
H
9
S
H
1
0
S
H
1
1
S
H
1
2
S
H
1
3
S
H
1
4
6,4 6,1
6,5
6,9
6 6,2
6,7 6,6 6,9
6,1
0
2
4
6
8
10
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10
p
H
QCVN39:2011
112
105,6
7,1
53,2
53,25 71 71 35,5
159,75 142
0
100
200
300
400
T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10
(m
g
/l
)
QCVN39:2011
60 Nguyễn Lan Phương, Mai Thị Thùy Dương
Chất lượng các mẫu nước dùng cho mục đích tưới cây
xanh đều đảm bảo tiêu chuẩn.
Chất lượng nước cho mục đích sinh hoạt và ăn uống có
các thông số như độ đục, độ cứng, COD, NO2-, Fe, Mn của
một số mẫu còn vượt quy chuẩn hiện hành.
Các hộ gia đình không nên sử dụng nước ngầm tự khai
thác ở những nơi có nước sạch của nhà máy nước. Công ty
Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng cần đầu tư hệ thống mạng lưới
cung cấp nước thủy cục đảm bảo cấp nước an toàn cho
người dân trên địa bàn TP Đà Nẵng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Y tế, QCVN 02:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt, 2009.
[2] Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Đà Nẵng, Thực trạng công
tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, Hội thảo Đề xuất giải pháp khai thác, bảo vệ và sử dụng nước
hợp lý trên địa bàn thành phố, 2017.
[3] Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng, Kế hoạch số 8417/KH-UBND
ngày 21/10/2015 của UBND thành phố Đà Nẵng, 2015.
[4] Bộ Y tế, QCVN 01:2009/BYT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt, 2009.
[5] Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh, Tài liệu tập
huấn giám sát chất lượng nước tại các cơ sở cung cấp nước,
2016.
[6] Bộ Xây dựng, TCVN 33-2006 - Cấp nước – Mạng lưới đường ống
và công trình, 2006.
[7] Lê Huy Bá, Độc học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, 2006.
[8] Bộ Tài nguyên và Môi trường, QCVN39:2011/BTNMT - Quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước tưới tiêu, 2011.
(BBT nhận bài: 24/11/2017, hoàn tất thủ tục phản biện: 06/12/2017)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- pdffull_2018m012d07_16_15_52_6294_2095788.pdf