Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên thông qua giờ tập ngoại khóa trong câu lạc bộ thẩm mỹ trường Đại học dân lập Hải Phòng
Theo tài liệu “các giá trị sinh học người Việt Nam
bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ 20” thì:
+ Vòng cánh tay co (cm)
Nữ SV trường ĐHDL HP so với người bình thường
ở cùng nhóm tuổi nhỏ hơn (≈ 2,33 cm).
+ Vòng cánh tay duỗi (cm)
Nữ sinh trường ĐHDL HPso với người trung bình
thường ở cùng nhóm tuổi nhỏ hơn (≈ 1cm).
+ Vòng ngực trung bình (cm)
Nữ sinh ĐHDL HP so với người bình thường theo
tài liệu là lớn hơn không đáng kể (≈ 0.93 cm).
+ Vòng ngực hít vào hết sức (cm)
Nữ sinh trường ĐHDL HP so với người bình
thường cùng nhóm tuổi lớn hơn (≈ 1 cm).
+ Vòng ngực thở ra hết sức (cm)
Nữ sinh ĐHDL HP so với người bình thường theo
tài liệu lớn hơn (≈ 1.57 cm).
Tóm lại: các chỉ số về hình thái và thể lực của nữ
sinh trường ĐHDL HP hầu hết là thấp và kém hơn và
chưa đạt đến mức chuẩn của người Việt Nam trong
cùng nhóm tuổi. Điều này đã được chứng minh rõ khi
đem so sánh thực trạng hình thái và thể lực của nữ
sinh trường ĐHDL HP với thể chất của người Việt
Nam cùng nhóm tuổi đó, 4/5 chỉ tiêu thể lực chưa đạt
tiêu chuẩn RLTT của BGD&ĐT quy định.
3. KẾT LUẬN
Qua khảo sát thực trạng hình thái và thể lực của
nữ SV trường ĐHDL HP nói chung và nữ SV tập
trong CLB thể dục Thẩm mỹ, trường ĐHDL HP nói
riêng chúng tôi nhận thấy:
- Hình thái của nữ sinh trường chưa cân đối, các
chỉ số ở mức trung bình và dưới trung bình so với kết
quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 ở cùng lứa
tuổi và giới tính. Chỉ số Quetelet thể hiện nữ sinh
trường ĐHDL HP có dáng thấp, gầy.
- Các tố chất thể lực còn thấp kém, đa số các chỉ
tiêu chưa đạt tiêu chuẩn RLTT của BGD&ĐT quy
định, đó là các chỉ tiêu: chạy 30m xuất phát cao, bật
xa tại chỗ, chạy 5 phút tuỳ sức, nằm ngửa gập bụng.
- 90% cán bộ giáo viên và SV cho rằng cần tăng
cường hoạt động thể thao ngoài giờ học bằng việc
ứng dụng bài tập Thẩm mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu
cũng như nâng cao thể thực cho nữ SV.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên thông qua giờ tập ngoại khóa trong câu lạc bộ thẩm mỹ trường Đại học dân lập Hải Phòng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 4/2019
28 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, công tác giáo dục thể chất (GDTC)
đang được tiến hành trong nhà trường các cấp đang đi
vào nề nếp, công tác GDTC đã được các cấp lãnh đạo
của ngành và trong các nhà trường hết sức quan tâm,
thể hiện qua việc thường xuyên đổi mới, nâng cao
các điều kiện về trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi
dụng cụ và đội ngũ giáo viên. Qua một số công trình
nghiên cứu cũng như qua xem xét thực tế chúng tôi
thấy chất lượng GDTC ở bậc Đại học còn tồn tại khá
nhiều bất cập, giờ học GDTC nội khoá không thể đáp
ứng đủ yêu cầu hoạt động Thể dục Thể thao (TDTT)
và rèn luyện thân thể của sinh viên (SV), vì vậy hoạt
động ngoại khóa là vấn đề cần quan tâm nhằm đáp
ứng nhu cầu cũng như chất lượng GDTC trong SV các
trường Đại học nói chung và trường ĐHDLHP. Vì
vậy cần lựa chọn nội dung cũng như việc tổ chức
ngoại khóa (hình thức lên lớp ngoài giờ học) cho SV
là vấn đề cần phải quan tâm nhằm đạt được mục đích
trong công tác GDTC và thể thao trường học.
Với mong muốn nâng cao thể lực chung cho nữ SV
trường ĐHDL HP, góp phần nâng cao chất lượng đào
tạo đã thúc đẩy phong trào TDTT trong nhà trường,
đề tài tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng
thể lực của nữ SV thông qua giờ tập ngoại khóa
trong CLB thẩm mỹ trường ĐHDLHP”.
Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu đề tài đã sử
dụng các phương pháp thường qui sau: phân tích và
tổng hợp tài liệu tham khảo, phỏng vấn, nhân trắc,
kiểm tra sư phạm, thực nghiệm sư phạm, toán học
thống kê.
2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1.Thực trạng hoạt động thể thao ngoại khoá
của trường ĐHDL HP
Thông qua việc quan sát, tìm hiểu thực tế cùng với
việc vận dụng phương pháp phỏng vấn cán bộ giáo
Đánh giá thực trạng thể lực của nữ sinh viên
thông qua giờ tập ngoại khóa trong câu lạc bộ
thẩm mỹ trường Đại học dân lập Hải Phòng
ThS. Phạm Thị Hường QTÓM TẮT:
Bằng các phương pháp nghiên cứu thường quy,
cùng với việc phỏng vấn các chuyên gia, các nhà
quản lý, các giáo viên giảng dạy và căn cứ vào
điều kiện thực tế của nhà trường. Đề tài đã đánh
giá được thực trạng ngoại khóa và thể lực của nữ
sinh trường Đại học Dân lập Hải phòng
(ĐHDLHP) thông qua hình thức tập luyện ngoại
khóa trong câu lạc bộ(CLB) thể dục thẩm mỹ.
Từ khóa: bài tập thẩm mỹ; nữ sinh đại học
dân lập hải phòng; câu lạc bộ sinh viên dân lập
hải phòng
ABSTRACT:
By means of routine research, along with
interviewing experts, administrators, teaching
staff, and on the basis of actual school conditions.
The topic has assessed the status of extracurricular
and physical strength of the students of Hai Phong
University through the form of exercise outside of
Gymnasium.
Keywords: aesthetic exercise; students of Hai
Phong University; student club
(Ảnh minh họa)
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 4/2019
29THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
viên và SV chúng tôi tiến hành đánh giá thực trạng
hoạt động thể thao ngoại khoá của trường ĐHDL HP.
Kết quả được trình bày tại bảng 1:
Qua kết quả phỏng vấn ở bảng 1, cho thấy: chương
trình giảng dạy nội khoá của trường ĐHDL HP đã
phù hợp với chương trình khung của Bộ Giáo dục và
Đào tạo. Tuy nhiên, “Phong trào thể thao ngoại khoá
của SV không có hoạt động gì cả” và với kết quả là
38,4% (rất cần thiết) cộng với 42,4% (cần thiết) số
SV được hỏi và 90% số cán bộ giáo viên được hỏi
đều khẳng định rằng cần phải tăng cường hoạt động
TDTT ngoại khoá như hiện nay.
Để đánh giá mức độ ham thích tập luyện thể dục
thẩm mỹ (TDTM) của các em, chúng tôi phỏng vấn
200 em nữ SV khoa Kế toán và Quản trị du lịch (nữ
sinh ĐHDL HP) trường ĐHDL HP. Chúng tôi thu
được kết quả ở bảng 2:
Từ kết quả phỏng vấn thu được ở bảng 2 có thể
thấy môn TDTM và môn Bơi lội là hai môn thu hút
được sự ham thích tập luyện của nữ SV trường ĐHDL
HP, chiếm tỷ lệ cao từ 89,5% - 97,5%. Và cũng qua
kết quả phỏng vấn trên chúng tôi nhận thấy môn
TDTM có phiếu trả lời cao nhất, chiếm tỷ lệ 97,5%.
Để có một căn cứ chính xác cũng như nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu có khoa học
và phù hợp với thực tiễn của nhà trường, chúng tôi
tiến hành phỏng vấn nữ sinh trường ĐHDL HP về
nguyên nhân, động cơ ham thích tham gia tập luyện
TDTM. Kết quả được trình bày tại bảng 3:
Qua bảng 3 cho ta thấy các nguyên nhân: làm cho
cơ thể đẹp, hài hoà và cân đối chiếm 98%; muốn
nâng cao thể lực chung để lao động và học tập chiếm
95%, muốn trở thành người hiện đại: 92%, vì bài tập
Bảng 1. Đánh giá của cán bộ giáo viên và nữ SV về thực trạng tập luyện TT ngoại khoá của trường ĐHDLHP
Số phiếu lựa chọn TT Nội dung phỏng vấn
Có Tỷ lệ (%)
Cán bộ giáo viên (n = 40)
1 Chương trình GDTC của nhà trường có phù hợp với yêu cầu của Bộ GD - ĐT và nhà trường? 26 65%
2
Các giờ học TDTT chính khóa có đáp ứng với yêu cầu nâng cao thể lực cho nữ sinh viên của
nhà trường?
08 20%
3
Công tác GDTC của nhà trường cần tập trung vào những vấn đề gì?
- Phải cải tiến chương trình giảng dạy cho phù hợp với điều kiện thực tế trong trường.
- Phải đảm bảo cơ sở vật chất
- Tăng cường tổ chức cải tiến hình thức hoạt động TDTT cho SV
- Có biện pháp tổ chức và quản lý các CLB TDTT
10
24
20
25
25%
60%
50%
62%
4
Để nâng cao chất lượng công tác GDTC trong điều kiện không thay đổi số giờ nội khoá, thì có cần tăng cường
hoạt động TDTT ngoại khoá.
36 90%
5
Phong trào hoạt động TDTT ngoại khoá của SV viên trường ĐHDL Hải Phòng:
- Rất phát triển
- Có rất ít hoạt động
- Không có hoạt động hoặc hoạt động chưa hiệu quả
4
9
27
10%
22,5%
67,5%
SV (n = 125)
1
Bên cạnh giờ học nội khoá thì cần có tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá:
- Rất cần thiết
- Cần thiết
- Không quan trọng
48
53
24
38,4%
42,4%
19,2%
2
Vì sao phải tăng cường tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá?
- Giờ học TDTT nội khoá quá ít, không đáp ứng nhu cầu tập luyện
- TDTT nội khoá là giờ học bắt buộc phải học theo các môn đã định trước
86
20
68,8%
16%
3
Ngoài giờ học nội khoá, em có tham gia vào các hoạt động thể thao ngoại khoá không?
- Thường xuyên
- Thỉnh thoảng
- Không tham gia
26
39
60
20,8%
28,8%
48%
Bảng 2. Kết quả phỏng vấn nữ sinh trường ĐHDL HP
về sở thích tập luyện các môn thể thao (n = 200)
TT Các môn thể thao Số người Tỷ lệ%
1 Thể dục thẩm mỹ 195 97,5
2 Bơi lội 179 89,5
3 Bóng rổ 136 68
4 Các môn điền kinh 30 15
5 Bóng chuyền 98 49
6 Cầu lông 100 50
7 Bóng bàn 65 32,5
8 Bóng đá 72 36
9 Võ 23 11,5
10 Đá cầu 50 25
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 4/2019
30 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
phong phú đa dạng kết hợp hài hoà với nhạc đệm:
80%; là một hoạt động giải trí tốt: 76%.
2.2. Thực trạng hình thái và thể lực của nữ SV
tập luyện trong CLB thẩm mỹ, trường ĐHDLHP
2.2.1. Lựa chọn các chỉ tiêu, test đánh giá hình
thái và thể lực cho nữ sinh tập luyện trong CLB thẩm
mỹ, trường ĐHDLHP
Nguyên tắc 1: các bài test lựa chọn phải đánh giá
được toàn diện về mặt hình thái, các tố chất thể lực.
Nguyên tắc 2: việc lựa chọn các test phải đảm bảo
độ tin cậy và mang tính thông tin cần thiết của đối
tượng nghiên cứu.
Nguyên tắc 3: các test lựa chọn phải có các chỉ
tiêu đánh giá cụ thể, có hình thức tổ chức đơn giản
phù hợp với điều kiện thực tiễn về dụng cụ, sân bãi
của công tác giảng dạy huấn luyện tại các trường đại
học, cao đẳng hiện nay.
2.2.2. Thực trạng một số chỉ tiêu về hình thái của
nữ sinh trường ĐHDL HP
Để đánh giá được thực trạng hình thái và thể lực
của nữ sinh trường ĐHDL HP, đề tài tiến hành kiểm
tra nhân trắc, kiểm tra sư phạm trên đối tượng nghiên
cứu cụ thể là 100 nữ sinh tập luyện trong CLB thẩm
mỹ, trường ĐHDL HP. Qua tài liệu tham khảo đề tài
đã tổng hợp được 17 chỉ tiêu, test đánh giá hình thái
và các tố chất vận động đó là:
* Các chỉ tiêu về hình thái:
1. Chiều cao đứng (cm)
2. Cân nặng (kg)
3. Vòng ngực thở ra hết sức (cm)
4. Vòng ngực hít vào hết sức (cm)
5. Vòng ngực trung bình (cm)
Bảng 5. Thực trạng một số chỉ tiêu về các tố chất thể lực của nữ sinh trường ĐHDL HP
TT Các chỉ tiêu Đơn vị đo δ±X (n = 100) Cv
1 Chạy xuất phát cao 30m giây 6.78 ± 0.68 7.54
2 Chạy con thoi 4x10m giây 12.26 ± 1.13 8.21
3 Bật xa tại chỗ m 1.45 ± 0.26 9.34
4 Chạy 5 phút tuỳ sức m 794.0 ± 97.56 9.76
5 Nằm ngửa gập bụng cm 12.78 ± 4.36 9.48
Bảng 3. Kết quả phỏng vấn nữ sinh trường ĐHDLHP về nguyên nhân, động cơ ham thích tham gia tập luyện
TDTM (n =200)
TT Các nguyên nhân, động cơ khiến bạn thích tham gia tập luyện TDTM Số người Tỷ lệ %
1 Làm cho cơ thể đẹp, hài hoà và cân đối 196 98
2 Muốn nâng cao thể lực chung để lao động và học tập 190 95
3 Muốn trở thành người hiện đại 184 92
4 Vì bài tập phong phú đa dạng kết hợp hài hoà với nhạc đệm 160 80
5 Là một hoạt động giải trí tốt 152 76
6 Rèn luyện ý chí nghị lực 106 53
7 Muốn trở thành hướng dẫn viên cho loại hình này 22 11
Bảng 4. Thực trạng một số chỉ tiêu về hình thái của nữ sinh trường ĐHDL HP
TT Các chỉ tiêu Đơn vị đo δ±X (n = 100) Cv
1 Chiều cao đứng cm 152.9 ± 4.16 2.72
2 Cân nặng kg 42.82 ± 3.10 7.23
3 Vòng ngực trung bình cm 77.44 ± 2.15 2.77
4 Vòng ngực hít vào hết sức cm 78.70 ± 3.81 4.84
5 Vòng ngực thở ra hết sức cm 75.98 ± 4.18 5.5
6 Hiệu số vòng ngực cm 2.72 ± 0.87 4.41
7 Vòng cánh tay co cm 21.54 ± 2.27 5.89
8 Vòng cánh tay duỗi g/cm 20.15 ± 2.18 5.85
9 Vòng đùi cm 49.54 ± 2.13 4.29
10 Vòng bụng cm 64.81 ± 2.14 3.3
11 Vòng mông cm 77.92 ± 3.23 4.14
12 Chỉ số Quetelet cm 280 ± 33.09 7.96
KHOA HỌC THỂ THAO SỐ 4/2019
31THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
6. Vòng bụng
7. Vòng đùi
8. Vòng cánh tay co (cm)
9. Vòng cánh tay duỗi (cm)
10. Chỉ số Quetelet
11. Vòng mông
12. Hiệu số vòng ngực
* Các chỉ tiêu về các tố chất thể lực:
1. Chạy xuất phát cao 30m (giây)
2. Bật xa tại chỗ (cm)
3. Chạy 5 phút tùy sức (mét)
4. Chạy con thoi 4x10m (giây)
5. Nằm ngửa gập bụng (số lần)
Việc điều tra các chỉ tiêu và các test trên được
kiểm tra đối tượng là nữ SV tập luyện trong CLB
thẩm mỹ, trường ĐHDL HP. Thời điểm điều tra đối
với nghiên cứu là vào đầu khóa học. Kết quả kiểm tra
được trình bày ở bảng 4 và 5.
Thông qua kết quả khảo sát được nêu ở bảng 4 và
5 cho thấy: khi so sánh các chỉ tiêu về hình thái và
các tố chất thể lực của nữ sinh trường ĐHDL HP với
kết quả khảo sát thực trạng phát triển thể chất SV
nói chung; hình thái và thể lực của nữ sinh trường
ĐHDL HP với kết quả khảo sát thực trạng thể chất
người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi năm 2001. So với
tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của Bộ Giáo dục và
Đào tạo (BBGD&ĐT) quy định.
+ Về chiều cao (cm):
Nữ sinh trường ĐHDL HP có chiều cao trung bình
là 152.9 ± 4.16 cm so với nữ sinh toàn Quốc cao trung
bình là 154.7 ± 4.91 cm. Nữ sinh ĐHDL HP thấp hơn
rất nhiều (≈ 1.8 cm).
So với nữ cùng lứa tuổi trong kết quả khảo sát thể
chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi năm 2001 là
153.66 ± 4.98cm, thì nữ sinh trường ĐHDL HP thấp
hơn (≈ 0.76cm).
Chiều cao nữ sinh trường ĐHDLHP đạt mức trung
bình kém so với tiêu chuẩn người Việt Nam (tiêu
chuẩn đánh giá thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20
tuổi năm 2001).
+ Về cân nặng (kg):
Nữ sinh trường ĐHDL HP có cân nặng trung bình
là 42.82 ± 3.10 kg so với nữ SV toàn quốc cân nặng
trung bình là 45.4 ± 4.36 kg, nữ sinh ĐHDL HP nhẹ
hơn rõ rệt (≈ 2.58 kg).
So với nữ cùng lứa tuổi trong kết quả khảo sát thể
chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi năm 2001 cân
nặng là 45.77 ± 5.33 kg, thì nữ sinh trường ĐHDL HP
nhẹ hơn (≈ 2.95 kg).
Cân nặng của nữ sinh trường ĐHDL HP thuộc loại
kém so với tiêu chuẩn người Việt Nam (tiêu chuẩn
đánh giá thể chất người Việt Nam từ 6 đến 20 tuổi
năm 2001).
+ Chỉ số Quetelet (g/cm)
Chỉ số này cho biết trung bình 1cm chiều cao của
cơ thể nặng bao nhiêu gram. Kết quả đánh giá sẽ
được coi là trung bình khi nó nằm trong khoảng từ
325g đến 375g (đối với nữ) trên 1cm chiều cao.Với
nữ sinh trường ĐHDL HP thì chỉ số Quetelet là 280
g/cm, thấp hơn so với chỉ số nêu trên ở nữ.
Qua các số liệu về chiều cao và cân nặng của nữ
sinh trường ĐHDL HP, có thể đánh giá nữ sinh trường
ĐHDL HP thuộc dạng người gầy.
+ Nằm ngửa gập bụng (số lần/30 giây)
Nữ sinh trường ĐHDL HP có kết quả gập bụng
(12.78 / 12) so với kết quả điều tra thể chất nhân dân
năm 2001 là tốt hơn.
Đạt mức trung bình so với tiêu chuẩn người Việt
Nam năm 2001 và chưa đạt tiêu chuẩn RLTT của
BBGD&ĐT (≥ 17 lần/30 giây)
+ Bật xa tại chỗ (cm)
Nữ sinh trường ĐHDL HP bật xa 145 ± 26.1cm so
với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 là
157 ± 17.16 cm thấp hơn (12cm).
Ở mức kém so với tiêu chuẩn người Việt Nam
năm 2001 và chưa đạt tiêu chuẩn RLTT của
BBGD&ĐT (≥ 155cm).
+ Chạy 30m xuất phát cao (giây)
Nữ sinh trường ĐHDL HP có thành tích chạy 30m
xuất phát cao là 6.78 ± 1.08 giây so với kết quả điều
tra thể chất nhân dân năm 2001 là 6.22 ± 0.62 giây
kém hơn (0,56 giây).
Ở mức kém so với tiêu chuẩn người Việt Nam
năm 2001 và chưa đạt tiêu chuẩn RLTT của
BBGD&ĐT (< 6.60 giây)
+ Chạy con thoi 4x10m (giây)
Nữ sinh trường ĐHDL HP có thành tích là 12.26 ±
1.08 giây so với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm
2001 là 12.62 ± 1.09 giây nhanh hơn (≈ 0.36 giây).
Đạt mức trung bình so với tiêu chuẩn người Việt
Nam năm 2001 và đạt tiêu chuẩn RLTT của
BGD&ĐT (< 12.90 giây)
+ Chạy 5 phút tùy sức (m)
Thành tích của nữ sinh trường ĐHDL HP là 794.0
± 97.56 m so với kết quả điều tra thể chất nhân dân
năm 2001 là 721.0 ± 96.7m, tốt hơn (≈ 7.3m).
Đạt mức tốt so với tiêu chuẩn người Việt Nam
KHOA HỌC THỂ THAOSỐ 4/2019
32 THỂ DỤC THỂ THAO QUẦN CHÚNGVÀ TRƯỜNG HỌC
năm 2001 và chưa đạt tiêu chuẩn RLTT của
BGD&ĐT (≥ 890m)
Theo tài liệu “các giá trị sinh học người Việt Nam
bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ 20” thì:
+ Vòng cánh tay co (cm)
Nữ SV trường ĐHDL HP so với người bình thường
ở cùng nhóm tuổi nhỏ hơn (≈ 2,33 cm).
+ Vòng cánh tay duỗi (cm)
Nữ sinh trường ĐHDL HPso với người trung bình
thường ở cùng nhóm tuổi nhỏ hơn (≈ 1cm).
+ Vòng ngực trung bình (cm)
Nữ sinh ĐHDL HP so với người bình thường theo
tài liệu là lớn hơn không đáng kể (≈ 0.93 cm).
+ Vòng ngực hít vào hết sức (cm)
Nữ sinh trường ĐHDL HP so với người bình
thường cùng nhóm tuổi lớn hơn (≈ 1 cm).
+ Vòng ngực thở ra hết sức (cm)
Nữ sinh ĐHDL HP so với người bình thường theo
tài liệu lớn hơn (≈ 1.57 cm).
Tóm lại: các chỉ số về hình thái và thể lực của nữ
sinh trường ĐHDL HP hầu hết là thấp và kém hơn và
chưa đạt đến mức chuẩn của người Việt Nam trong
cùng nhóm tuổi. Điều này đã được chứng minh rõ khi
đem so sánh thực trạng hình thái và thể lực của nữ
sinh trường ĐHDL HP với thể chất của người Việt
Nam cùng nhóm tuổi đó, 4/5 chỉ tiêu thể lực chưa đạt
tiêu chuẩn RLTT của BGD&ĐT quy định.
3. KẾT LUẬN
Qua khảo sát thực trạng hình thái và thể lực của
nữ SV trường ĐHDL HP nói chung và nữ SV tập
trong CLB thể dục Thẩm mỹ, trường ĐHDL HP nói
riêng chúng tôi nhận thấy:
- Hình thái của nữ sinh trường chưa cân đối, các
chỉ số ở mức trung bình và dưới trung bình so với kết
quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001 ở cùng lứa
tuổi và giới tính. Chỉ số Quetelet thể hiện nữ sinh
trường ĐHDL HP có dáng thấp, gầy.
- Các tố chất thể lực còn thấp kém, đa số các chỉ
tiêu chưa đạt tiêu chuẩn RLTT của BGD&ĐT quy
định, đó là các chỉ tiêu: chạy 30m xuất phát cao, bật
xa tại chỗ, chạy 5 phút tuỳ sức, nằm ngửa gập bụng.
- 90% cán bộ giáo viên và SV cho rằng cần tăng
cường hoạt động thể thao ngoài giờ học bằng việc
ứng dụng bài tập Thẩm mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu
cũng như nâng cao thể thực cho nữ SV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục, Nxb. giáo dục (1999).
2. Nguyễn Xuân Sinh và cộng sự (2006), “Phương pháp NCKH TDTT”, Nxb. TDTT Hà Nội.
3. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và phương pháp TDTT, Nxb. TDTT, Hà Nội.
4. Nguyễn Kim Xuân (2007), “Nghiên cứu ứng dụng hệ thống bài tập TDTM cho SV chuyên sâu t hể dục
trường ĐHTDTTBN”, Tuyển tập nghiên cứu khoa học TDTT, Nxb. TDTT.
Nguồn bài báo trích từ đề tài cấp bộ môn: “Lựa chọn và ứng dụng bài tập thẩm mỹ cho nữ SV trong giờ
ngoại khóa của CLB thể thao trường ĐHDLHP”, năm 2015 của tác giả Phạm Thị Hường.
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 11/4/2019; ngày phản biện đánh giá: 19/6/2019; ngày chấp nhận đăng: 12/7/2019)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_thuc_trang_the_luc_cua_nu_sinh_vien_thong_qua_gio_t.pdf