Preliminary evaluation situation of the using and the role of the food plant species in Xuan Nha Nature
reserve, Son La province as follow: 100% of the interviewees knew how to exploit the edible plants in the
wild. Time for harvesting species collected in whole the year take the most (40.7%). There are many
different ways to use in each ethnic. The most is soup has 108 species (take 23.74%); boiled with 92
species (take 20.22%); not cooked vegetable had 88 species (take 19.34%) and the less is chewing had
four species (take 0.88%). Using ratio is 1.81. The Thai people use edible plants with the highest number
(243 species, 183 genera, 80 families), followed by Khmu ethnic (194 species, 158 genera, 73 families)
and ethnic H’Mong use 167 species, 139 genera, 68 families. Most of the households had buying and
selling edible plants (households selling products of edible plants are 100%, and buying are 14%).
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá thực trạng tình hình sử dụng và vai trò các loài cây cỏ giá trị lương thực thực phẩm tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Nha, tỉnh Sơn La, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1095
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ VAI TRÒ
CÁC LOÀI CÂY CÓ GIÁ TRỊ LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM
TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN NHA, TỈNH SƠN LA
TRẦN THỊ THANH HƯƠNG
K19A Trường i h L nghi
TRẦN THỊ PHƯƠNG ANH
ng Thiên nhiên i a
i n n Kh a h v C ng ngh i a
Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Nha, tỉnh Sơn La được ghi nhận là nơi rất đa dạng
về thành phần loài động, thực vật đến hệ sinh thái rừng với nhiều loài động, thực vật quý hiếm
có giá trị bảo tồn nguồn gen. Theo thống kê chưa đầy đủ, ở khu vực này có khoảng 200 loài
thực vật có thể ăn được [8]. Khu vực Xuân Nha thuộc vùng núi cao nằm dọc biên giới Việt-Lào,
giao thông đi lại khó khăn, các dân tộc sinh sống trong KBTTN có dân tộc Thái, H’Mông và
Khơ Mú, người dân thường khai thác và sử dụng cây ăn được dưới nhiều hình thức khác nhau.
Mặt khác, trong khi thu hái, người dân địa phương chưa chú ý đến khai thác bền vững dẫn đến
nguồn tài nguyên giá trị này đang dần cạn kiệt.
Việc nghiên cứu đánh giá vai trò và thực trạng tình hình sử dụng các loài cây có giá trị
lương thực thực phẩm tại KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La nhằm cung cấp những dữ liệu cơ bản
về nguồn tài nguyên cây lương thực thực phẩm, từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp bảo
tồn và phát triển một số loài có giá trị tại khu vực nhằm sử dụng hợp lý và phát triển bền vững
tài nguyên rừng.
I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh có sự tham gia của người dân (PRA), đối tượng
phỏng vấn là các cán bộ quản lý, cán bộ khoa học, những người dân khai thác và buôn bán tại
KBTTN Xuân Nha, tỉnh Sơn La. Các cây có giá trị lương thực thực phẩm (LTTP) được xác
định theo Triệu Văn Hùng (2007)...
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả điều tra, nghiên cứu đã ghi nhận được 246 loài thuộc 190 chi, 81 họ trong 3 ngành
thực vật bậc cao có mạch có giá trị LTTP tại KBTTN Xuân Nha.
1. Tình hình khai thác tài nguyên cây LTTP tại KBTTN Xuân Nha
Người dân khai thác cây LTTP từ rừng chủ yếu để phục vụ cuộc sống hàng ngày, nếu có
nhiều thì để bán. Mỗi loài cây, loại bộ phận sử dụng có cách thức khai thác khác nhau.
Theo kết quả phỏng vấn, 100% số người được phỏng vấn biết cách khai thác các loài cây ăn
được ngoài tự nhiên. Người dân thường kết hợp các công việc đi nương rẫy, lấy củi, gỗ... với
việc khai thác các loài cây cho lương thực từ rừng.
Cách thức khai thác cũng rất đa dạng. Đối với một số các loài cây thân thảo sử dụng toàn
bộ cây làm rau ăn thì người dân thường hay nhổ hoặc dùng dao cắt. Một số loài chỉ sử dụng lá
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1096
và ngọn non hoặc thì có phương pháp chủ yếu là ngắt bằng tay hoặc dao cắt. Các loài tre, trúc
và các cây cho củ như khoai mài, củ dại... thì đào lấy củ. Các loài cây gỗ, dây leo có nhiều cách
thu hái hơn, có thể dùng cù nèo, một số sử dụng phương pháp chặt cành, chặt cây....
Thời vụ thu hái cũng tùy thuộc vào bộ phận sử dụng của cây. Có loài cây thu hái quanh
năm, có loài chỉ khai thác trong một mùa nhất định, tuy nhiên khi một loài cây có nhiều bộ phận
sử dụng thì sẽ có thời điểm thu hái khác nhau (bảng 1).
ng 1
Thời vụ thu hái cây có giá trị LTTP tại khu vực nghiên cứu
Thời vụ Số loài Tỷ lệ (%) ột ố loài đại diện
Quanh năm 100 40,7 Rau dớn (Diplazium esculentum), Đu đủ (Carica papaya),...
Thu 34 13,8 Sấu (Dracontonmelum duperreanum), Bàng (Terminalia cattapa)...
Hè 30 12,2
Na (Annona squamosa), Mít (Artocarpus heterophyllus), Sơn đôn
(Amalocalyx microlobus),...
Xuân 20 8,1 Hoa ban (Bauhinia variegata), Chây lá rộng (Buchanania latifolia)...
Thu, đông 19 7,7 Táo mèo (Docynia indica), Trám (Canarium album)...
Đông 17 6,9 Rau khúc nếp (Gnaphalium luteo-album)...
Xuân, hè 15 6,1
Dưa núi (Trichosanthes cucumerina), Đảng sâm (Codonopsis
javanica)...
Đông, xuân 5 2,1 Sắn dây rừng (Pueraria montana)...
Hè, Thu 6 2,4 Me rừng (Phyllanthus emblica), Củ mài (Dioscorea persimilis)...
Tổng 246 100
Các loài thực phẩm được khai thác nhiều phục vụ bữa ăn được thu hái quanh năm (chiếm
40,7%). Hoạt động khai thác cây ăn được để bán ra thị trường chỉ tập trung chủ yếu vào thời
gian nhàn rỗi sau mùa vụ, những tháng thiếu ăn hay trước ngày tết của người dân tộc.
2. Phương thức s dụng các loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu
Mỗi dân tộc có phương thức sử dụng cây rừng khác nhau. Phương thức sử dụng rất đa
dạng, phụ thuộc nhiều vào phong tục tập quán của từng địa phương, từng lứa tuổi, hay sở
thích cũng như khẩu vị của mỗi người. Các đối tượng khác nhau có các phương thức sử
dụng cây LTTP khác nhau. Cùng một loài cây nhưng các bộ phận khác nhau thì có cách sử
dụng riêng biệt. Nghiên cứu phương thức sử dụng rất quan trọng, nhằm nắm được cách chế
biến từng bộ phận, đây cũng là vốn kinh nghiệm và là nét văn hóa độc đáo cần phải gìn giữ
và phát huy.
Hầu như các món ăn của người Thái đều có hình thức chế biến là nấu canh như hầm cách
thủy (ók) hay tẩm bột nếp hầm cách thủy (mọk), đồ chín (nửng), nộm (chụp), ăn sống, muối
chua (xổm), hay nướng (pỉnh) (bảng 2).
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1097
ng 2
Một số kinh nghiệm s dụng các loài cây có giá trị LTTP
của người dân tộc Thái tại khu vực nghiên cứu
Phư ng thức
ử dụng
Cách chế biến Số loài Loài đại diện
Nấu canh
Các loại thịt trộn thêm gia vị, có thể có bột
nếp, hầm cách thủy cho chín. Rau, măng thái
nh nấu canh.
95
Rau bợ rang (Marsilea
crenata), Dọc mùng
(Colocasia gigantea)
Ăn sống
Các loại rau thơm, lá chát,... rửa sạch để
ăn cùng
86 Vàng anh (Saraca dives)
Đồ (nứng)
Có các loại rau, quả, củ... cho vào trõ đồ lên
để giữ nguyên vị ngọt của rau.
69
Rau sắng (Melientha
suavis), hoa Ban
Làm gia vị 30
Sẻn hôi (Zanthoxylum
rhetsa), Sa nhân (Amomum
villosum)
Nướng (pỉnh)
Nướng trong ống tre, trúc (lam), nướng trên
than hồng (có thể đùm trong lá (pho)), đùm lá
vùi do (mốc).
21
Vầu đắng (Indosasa sp.),
Mai (Dendrocalamus sp.)
Xào Rau xào hoặc đồ lên sau đó xào 21 Hoa ban
Làm đồ uống
Giã ra uống sống, đun lên uống hoặc ngâm
đường lấy nước uống
19
Rau má (Centella asiatica),
Vang (Caesalpinia sappan),
Sấu
Nộm (chụp), g i
(c i), lạp
Các loại rau để sống hay đồ chín rồi trộn với
các gia vị, nước măng chua, g i sống, g i tái
hoặc làm lạp (sử dụng thịt nạc thăn).
16
Chuối rừng (Musa sp.),
Đu đủ
Muối chua (xổm)
Các loại măng, rau, quả thái miếng, cho vào
chum, vại cùng muối, t i, ớt, riềng, một chút
nước măng chua.
15 Mai, Sung (Ficus sp.)
Làm xôi, bánh
Đồ với gạo nếp (Khoai mài, Ý dĩ), trộn với bột
gạo nếp hoặc chắt lấy nước ngâm gạo
6
Rau khúc, Lá diễn (Dicliptera
chinensis), Nghệ vàng,
Riềng
Nhai 4 Cau lào (Areca laosensis)
Người dân tộc Khơ Mú sống xen kẽ với người dân tộc Thái nên phương thức sử
dụng và nhiều cách chế biến món ăn giống như người Thái. Họ thường đồ xôi hay đồ
xôi nếp trộn sắn hoặc trộn ngô. Người dân tộc Khơ Mú thích ăn những món có vị cay,
chua, đắng, các thức ăn nướng, xào chua, các món thịt xào chua, măng chua, nậm pịa, cá
chua... (bảng 3).
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1098
ng 3
Một số kinh nghiệm s dụng các loài cây có giá trị LTTP của người dân tộc
Khơ Mú tại khu vực nghiên cứu
Phư ng thức
ử dụng
Các cách chế biến
Số
loài
ột ố loài đại diện
Nấu canh Nấu với thịt sấy khô hoặc thịt gà. 84 Chuối rừng
Ăn sống
Các loại rau thơm, lá chát,... rửa sạch để ăn
cùng măng đắng
77
Sắn thuyền (Syzygium
polyanthum), Đơn núi
(Maesa montana)
Luộc (xôi)
Rau luộc hay xôi lên chấm chẳm chéo
hay nước mắm
60 Rau dền, Rau má
Gia vị Dùng cho vào ướp thức ăn. 32 Sả, Ớt,..
Xào Rau xào hoặc đồ lên rồi xào 21 Rau má, Đu đủ, Mít
Muối chua
Rau, quả thái miếng, cho vào chum, vại cùng
muối, t i, ớt, riềng, thêm nước vào.
17 Mai, Sung, Vả.
Nộm, g i
Các loại rau để sống hay luộc chín rồi trộn với
các gia vị, nước măng chua.
13 Chuối rừng, Đu đủ,...
Nướng
Đùm lá, nướng trên than hồng,
hoặc vùi tro nướng.
11 Vầu đắng, Mai
Đồ uống Đun lên hoặc ngâm nước uống 11 Táo mèo, Chè
Đồ xôi Đồ cùng với gạo nếp. 10 Củ mài, Rau khúc.
Nhai 4 Trầu không
ng 4
Một số kinh nghiệm s dụng các loài cây có giá trị LTTP
của người dân tộc H’Mông tại khu vực nghiên cứu
Phư ng thức
ử dụng
Các cách chế biến
Số
loài
ột ố loài đại diện
Luộc, xôi
Rau luộc hoặc xôi lên chấm muối ớt hoặc nước
măng muối mặn
66
Lu lu đực (Solanum
nigrum), Măng
Nấu canh
Rau thái nh xào lên nấu canh mỡ, nấu với thịt hoặc
tiết lợn, tiết gà hoặc xương bò, xương lợn.
60 Rau dớn
Ăn sống
Các loại lá cây có vị chát để ăn cùng thịt lợn luộc
chấm muối ớt.
53
Vàng anh, Lộc mại
(Claoxylon indicum)
Xào Rau, củ, quả xào với mỡ lợn. 22
Rau thai (Erythropalum
scandens)
Gia vị Làm gia vị 18 Mùi tàu, Lá lốt
Muối chua
Măng luộc qua muối với củ sa nhân, nõn riềng, hoặc
rau để cả cây muối chua, sau đó vắt hết nước đi, đồ
lên, phơi khô để ăn quanh năm.
14 Mai, Giang đặc, Nứa.
Măng muối mặn
Măng mai gọt sạch, không để dính nước, đập dập,
cho vào chum cứ một lớp măng, một lớp muối. Dùng
lá chuối khô hoặc lấy túi nilon đậy kín lại, không cho
tiếp xúc không khí. Nước măng ra đến đâu thì gạn
tới đó. Dùng nước măng mặn thay nước mắm.
9
Mai, Luồng, Mạy pặt
(Dendrocalamus sp.)
Chế biến khoai
nưa
- Củ khoai nưa gọt v , thả vào nước sôi, hớt hết bọt
đi, đun khi chín mềm thì ăn được.
- Khoai nưa cắt nh , đun lẫn với nước tro đến chín,
rửa sạch, thái lát, xào với mỡ.
1
Khoai nưa
(Amorphophallus sp.)
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1099
Phư ng thức
ử dụng
Các cách chế biến
Số
loài
ột ố loài đại diện
Làm tẩu xênh
Thịt lợn hoặc tóp mỡ băm nh , gừng củ băm nh ,
trộn lẫn nhau với tỷ lệ 1: 1, thêm muối, ớt rang thật
khô để ăn dần.
2 Gừng, Ớt
Nấu rượu Củ luộc lên, thái lát, trộn với men lá nấu thành rượu. 1 Dong riềng (Canna edulis)
Làm bánh
Gạo nếp đồ lên, giã mịn nặn thành bánh đựng trong
lá chuối hoặc xay ngô tẻ ra, lấy lá bó gói lại, cho
vào luộc.
1 Chuối rừng
Người dân tôc H’Mông thường có các món luộc (xôi), canh mỡ, món xào, ăn sống, muối
chua... (bảng 4).
Bảng 5 cho thấy cách sử dụng nhiều nhất của người dân tộc là nấu canh có 108 loài, chiếm
23,74%. Đồ, luộc có 92 loài, chiếm 20,22%. Ăn sống có 88 loài, chiếm 19,34%. Cách sử dụng ít
nhất là nhai có 4 loài, chiếm 0,88%. Hệ số sử dụng là:
= Tổng lượt/Tổng loài
455
251
1,81
Theo tính toán trung bình mỗi loài có 1,81 cách sử dụng. Vậy trung bình mỗi loài cây
sẽ có ít nhất 2 cách chế biến tạo thành 2 món ăn khác nhau. Từ đó ta thấy được sự phong
phú về phương thức sử dụng, chế biến các loài cây LTTP của đồng bào dân tộc trong khu
vực nghiên cứu.
ng 5
Tổng hợp các phương thức s dụng các loài cây có giá trị LTTP tại khu vực nghiên cứu
TT Phư ng thức Bộ ph n ử dụng Loài đại diện
Số
loài
Tỷ lệ
(%)
1 Nấu canh
Lá, hoa, quả, củ, ngọn,
măng
Lu lu đực, Chân chim (Schefflera
heptaphylla), Đắng cảy
(Clerodendron crytophyllum), Quả
cà, Rau bợ rang, Vầu đắng
108 23,74
2 Đồ, luộc Lá, ngọn, măng Vầu đắng, Lu lu đực 92 20,22
3 Ăn sống Lá, quả, ngọn, củ Vàng anh, Sung, Vả 88 19,34
4 Xào Lá, hoa, quả, ngọn, măng
Vầu đắng, Núc nác (Oroxylon
indicum), Nưa
31 6,81
5 Gia vị Lá, quả, củ Sẻn hôi, Gừng, Giềng, Ớt 31 6,81
6 Rang, nướng Măng, củ, hạt, lá Vầu đắng, Dọc mùng 25 5,50
7 Nộm Lá, quả, hoa, ngọn
Núc nác, Chuối rừng, Trạng
nguyên (Euphorbia pulcherrima)
20 4,40
8 Đồ uống
Ngọn, cành, lá, hoa, quả,
hạt, lõi thân, cả cây
Rau má, Vang, Vối, Chè 20 4,40
9 Muối chua, mặn Lá, cả cây, măng, quả Măng, Sung, Vả 23 5,06
10 Làm xôi, bánh Lá, hoa, quả, hạt, củ
Trám đen, Núc nác, Khoai mài,
Lá diễn,...
13 2,86
11 Nhai V , lá, quả Chay, Trầu không, Cau lào 4 0,88
Tổng ố cách ử dụng 455 100
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1100
3. Tình hình s dụng cây LTTP tại khu vực nghiên cứu
ng 6
Số lượng loài cây rừng có giá trị LTTP theo dân tộc s dụng
Dân tộc
Loài Chi Họ
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Thái 243 96,81 183 96,32 80 98,77
Khơ Mú 194 77,29 158 83,16 73 90,12
H’Mông 167 66,53 139 73,16 68 83,95
Tình hình sử dụng cây LTTP có nguồn gốc tự nhiên của các dân tộc là khác nhau. Theo
kết quả phỏng vấn cho thấy 100% số hộ được hỏi có sử dụng tài nguyên cây LTTP có nguồn
gốc từ rừng phục vụ nhu cầu hàng ngày (bảng 6).
Qua bảng trên thấy rằng người dân tộc Thái sử dụng cây rừng với số lượng nhiều nhất (243
loài, 183 chi, 80 họ), tiếp theo là người dân tộc Khơ Mú (194 loài, 158 chi, 73 họ), dân tộc
H’Mông sử dụng 167 loài, 139 chi, 68 họ.
4. Hoạt động mua bán một số loài cây LTTP tại khu vực nghiên cứu
Hầu hết các hộ đều có hoạt động mua bán cây LTTP. Hoạt động mua bán này tùy thuộc
mùa và loài cây. Chúng được tiêu thụ chủ yếu tại: Chợ xã Chiềng Sơn, chợ Bảo Tàng, chợ thị
trấn Mộc Châu, chợ thị trấn Nông Trường, một số sản phẩm được người dân bán ven đường.
Các loại LTTP tiêu thụ trong thời gian nghiên cứu gồm: Rau lu lu đực, Vón vén (Lá giang),
Măng đắng, vỏ Chay, các loại rau thơm, quả Nhót, quả Me.
Nhìn chung giá mua vào và bán ra của các loài cây thu hái được chênh lệch khá lớn do
người dân không nắm được giá cả thị trường, bị tư thương ép giá. Trong khi đó nguồn rau quả
sạch được thị trường ưa chuộng nên giá cả ngày càng cao (bảng 7).
ng 7
Giá bán một số loại lương thực, thực phẩm có giá trị tại khu vực nghiên cứu
TT Tên địa phư ng Tên khoa học Đ n vị
Giá thu mua
(1000đ)
Giá bán ra
(1000đ)
Ghi chú
1 Hoắc hương núi Agastache rugosa kg 100 - Khô
2 Chay Artocarpus lakoocha kg 15-18 25 Rễ
3 Khoai riềng Canna edulis kg 2-2,5 2,7
4 Ớt Capsicum minimum kg 25-30 50
5 Sả Cymbopogon itrates kg 20 30
6 Nghệ vàng Curcuma longa kg 20 30
7 Măng khô Dendrocalamus sp. kg 80-90 130
8 Rau dớn Diplazium esculentum Bó 6 10
9 Khoai mài Dioscorea persimilis kg 17 25
10 Táo mèo* Docynia indica
kg
20-30 40 Ít
- 130 Khô
11 Măng đắng Indosasa sinica kg 15-20 25
12 Rau sắng Melientha suavis Bó 5 10
13 Sắn dây Pueraria montana
kg
-
12 Củ
150 Bột
14 Gừng Zingiber officinale kg 20 35
(* Táo mèo khô được nhập từ Phù Yên).
HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5
1101
III. KẾT LUẬN
- 100% số người được phỏng vấn biết cách khai thác các loài cây ăn được ngoài tự nhiên.
- Thời vụ thu hái các loài được thu hái quanh năm là nhiều nhất chiếm 40,7%.
- Có nhiều cách sử dụng khác nhau ở mỗi dân tộc. Cách sử dụng nhiều nhất của người dân
tộc là nấu canh có 108 loài, chiếm 23,74%. Đồ, luộc có 92 loài, chiếm 20,22%. Ăn sống có 88
loài, chiếm 19,34%. Cách sử dụng ít nhất là nhai có 4 loài, chiếm 0,88%. Hệ số sử dụng là 1,81.
- Người dân tộc Thái sử dụng cây rừng với số lượng nhiều nhất (243 loài, 183 chi, 80 họ),
tiếp theo là người dân tộc Khơ Mú (194 loài, 158 chi, 73 họ), dân tộc H’Mông sử dụng 167 loài,
139 chi, 68 họ.
- Hầu hết các hộ đều có hoạt động mua bán cây LTTP (số hộ bán các sản phẩm cây ăn được
là 100%, số hộ đi mua là 14%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) và cs., 2003, 2005. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. NXB. Nông
nghiệp, Hà Nội, tập 2, tập 3.
2. Nguyễn Tiến Bân, Bùi Minh Đức (chủ biên), 1994. Một số rau dại ăn được ở Việt Nam. NXB.
Quân đội Nhân dân.
3. Võ Văn Chi, 2003. Từ điển thực vật thông dụng. NXB. KHKT, Hà Nội, I: 334-335; 1154-1155.
4. de Guzman and J. S. Siemonsma, 1999. Spices, Plant Resources of South East Asia. Bogor
Indonesia.
5. Triệu Văn Hùng (Chủ biên), 2007. Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam, dự án hỗ trợ chuyên ngành Lâm
sản ngoài gỗ tại Việt Nam-Pha II. NXB. Bản đồ.
6. Siemonsma J. S., Kasen Piluck, 1994. Vegetable, Plant Resources of South East Asia. Bogor
Indonesia.
7. Trần Huy Thái, 2012. Tạp chí Sinh học, 34 (1): 88-93.
8. Verheij E. W.m., Cornel, 1992. Edible fruit and nuts, Plant Resources of South East Asia. Bogor
Indonesia.
EVALUATION SITUATION OF THE USING AND THE ROLE
OF THE EDIBLE PLANTS SPECIES IN XUAN NHA NATURE RESERVE,
SON LA PROVINCE
TRAN THI THANH HUONG, TRAN THI PHUONG ANH
SUMMARY
Preliminary evaluation situation of the using and the role of the food plant species in Xuan Nha Nature
reserve, Son La province as follow: 100% of the interviewees knew how to exploit the edible plants in the
wild. Time for harvesting species collected in whole the year take the most (40.7%). There are many
different ways to use in each ethnic. The most is soup has 108 species (take 23.74%); boiled with 92
species (take 20.22%); not cooked vegetable had 88 species (take 19.34%) and the less is chewing had
four species (take 0.88%). Using ratio is 1.81. The Thai people use edible plants with the highest number
(243 species, 183 genera, 80 families), followed by Khmu ethnic (194 species, 158 genera, 73 families)
and ethnic H’Mong use 167 species, 139 genera, 68 families. Most of the households had buying and
selling edible plants (households selling products of edible plants are 100%, and buying are 14%).
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1095_842_2105261.pdf