Đánh giá tiềm năng hang động Việt Nam phục vụ mục đích phát triển du lịch

Điểm đánh giá Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí cụ thể và điểm đánh giá tổng hợp. Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là số điểm cụ thể của mức đánh giá nhân với hệ số của tiêu chí đó. Điểm đánh giá tổng hợp của một khu du lịch hang động cụ thể nào đó là tổng số điểm của các tiêu chí. Trong thang đánh giá, điểm cao nhất cho một tiêu chí là 12 điểm và điểm thấp nhất là 1 điểm. Điểm đánh giá tổng hợp của các tiêu chí cao nhất đối mỗi khu du lịch hang động là 48 điểm, tương đương với 100% số điểm. Điểm đánh giá tổng hợp của các tiêu chí thấp đối với mỗi khu du lịch hang động là 12 điểm, tương đương với 25% số điểm.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 11/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tiềm năng hang động Việt Nam phục vụ mục đích phát triển du lịch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Khoa Địa lí – Tr−ờng ĐHSP Hà Nội, 5/2005 Đánh giá tiềm năng hang động việt nam phục vụ Mục đích phát triển du lịch Th.S Vũ Thị Hạnh1, PGS.TS Đặng Duy Lợi2 1Tr−ờng Cao đẳng SP Điện Biên 2Khoa Địa lí - Tr−ờng ĐHSP Hà Nội I. Đặt vấn đề Lãnh thổ Việt Nam có diện tích tự nhiên khoảng 330.000 km2 đã có đến khoảng 60.000 km2 là địa hình đá vôi chiếm gần 1/5 diện tích cả n−ớc. Nằm trong vùng cacxtơ (Karst) nhiệt đới lớn nhất thế giới với sự kết hợp của nhiều yếu tố tự nhiên đã tạo ra ở Việt Nam một hệ thống các hang động trong lòng các dãy núi đá vôi rất phong phú, đa dạng và đặc sắc mang những nét đặc tr−ng của cacxtơ miền nhiệt đới. Hang động cacxtơ là một cảnh quan sinh thái đặc biệt, một tài nguyên du lịch độc đáo, hấp dẫn bởi chúng chứa đ−ợc nhiều giá trị khác nhau. Ngoài vẻ đẹp tráng lệ, kỳ vĩ của tự nhiên, các hang động đã đ−ợc ng−ời Việt cổ chọn là nơi c− trú từ thuở hồng hoang, có nơi còn tạo nên một nền văn hoá hang động hoặc đ−ợc xây dựng thành các công trình quân sự chống giặc ngoại xâm qua nhiều thời kì trong lịch sử dựng n−ớc và giữ n−ớc của dân tộc. Trong giai đoạn hiện nay, với đà phát triển nhanh chóng của ngành du lịch, hang động cacxtơ đ−ợc xem là một kho báu, một tài nguyên du lịch giá trị. Việt Nam có tiềm năng hang động du lịch rất lớn nh−ng loại hình du lịch hang động còn rất mới mẻ, chính vì thế chúng ta còn để lãng phí một nguồn tài nguyên qúy giá. Hạn chế này không chỉ do nền kinh tế Việt Nam ch−a phát triển mạnh mà còn do chúng ta ch−a có đủ điều kiện hoàn thiện hơn về cơ sở khoa học và thực tiễn để khai thác hang động phục vụ du lịch tốt hơn. Vì thế việc đánh giá tiềm năng hang động Việt Nam phục vụ cho mục đích du lịch là công việc vừa có ý nghĩa khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn và rất cần thiết tr−ớc yêu cầu phát triển du lịch của đất n−ớc ta hiện nay. 12 II. Đặc điểm của hang động Việt Nam Có thể khái quát hang động Việt Nam có các đặc điểm chính sau đây: 1. Hang động Việt Nam rất phong phú về số l−ợng Diện tích karst lớn cộng với quá trình phong hoá hoá học diễn ra mạnh mẽ đã tạo ra một hệ thống hang động phong phú về số l−ợng trên lãnh thổ Việt Nam. ở Việt Nam hiện nay bất kì một vùng đá vôi nào đều có những hang động karst. Ngoài ra còn có nhiều hang động đ−ợc hình thành trên các loại đá macma và đá biến chất do các quá trình kiến tạo tạo nên nh− các hang đá ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), một số hang trên đảo đá ở Khánh Hoà là nơi các loài chim én biển làm tổ. Số l−ợng các hang động có kích th−ớc lớn và trung bình đã khảo sát đ−ợc phải kể đến hàng nghìn chiếc. 2. Hang động Việt Nam rất đa dạng và đặc sắc Theo các cách phân loại hiện nay trên thế giới về kích th−ớc, hình thái, cấu trúc hang động thì các hang động ở Việt Nam có đầy đủ các kiểu loại, rất đa dạng và đặc sắc. Chỉ nói riêng về hang động Phong Nha, tại Hội thảo khoa học về di tích danh thắng Phong Nha – Xuân Sơn tổ chức tại Quảng Bình tháng 7 năm 1997 đã tổng kết về Phong Nha có 7 cái nhất so với các hang động ở n−ớc ta. Đó là hang n−ớc dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất, bãi cát và đá rộng nhất, hồ ngầm đẹp nhất, thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất, sông ngầm dài nhất (13.469m), và hang khô nông và đẹp nhất. Phong Nha – Kẻ Bàng đã đ−ợc UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Đây là di sản thiên nhiên thế giới thứ 2 của Việt Nam sau vịnh Hạ Long. Động H−ơng Tích (Hà Tây) một thắng cảnh nổi tiếng cũng đã đ−ợc chúa Trịnh Sâm phê tặng danh hiệu “Nam Thiên đệ nhất động”. Trong số các hang động Việt Nam, phần lớn là các hang nhỏ, ngắn. Theo số liệu phân loại của Nguyễn Vi Dân (1982) thì các hang ngắn ở n−ớc ta có độ dài d−ới 50m chiếm tới hơn 70%, các hang trung bình có độ dài 50 – 100m chiếm hơn 18% và các hang dài trên 100m chiếm gần 11% tổng số hang đã đ−ợc phát hiện. Các hang động ở Việt Nam th−ờng có nhiều buồng, nhiều tầng và có nhiều thạch nhũ. Nhiều hang còn có đủ các dạng nh− măng đá, chuông đá, cột đá, rèm đá, thác đá xen lẫn với các mạch thạch anh, khi đ−ợc chiếu sáng sẽ hiện rõ những hình thù và màu sắc lung linh, kỳ ảo rất đẹp mắt. 13 3. Hang động Việt Nam th−ờng tập trung thành từng vùng và từng cụm Do các vùng lãnh thổ trên đất n−ớc ta có lịch sử địa chất phát triển khác nhau trên các hang động đ−ợc hình thành th−ờng phân bố tập trung thành từng vùng và từng cụm. Các vùng đá vôi có tuổi Cacbon - Pecmi nh− Hạ Long, Kẻ Bàng, Bắc Sơn và các vùng đá vôi Triat nh− Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, có thành phần CaO chiếm tỷ lệ cao trong thành phần cấu tạo đá, có độ dày lớn và thuần khiết khi bị uốn nếp dễ bị đứt gãy, đập vỡ nên có hệ thống hang phát triển mạnh. Nhiều nơi có mật độ hang động trên 1km2 rất cao nh− ở thành phố Lạng Sơn có 7 hang, cụm hang động Chùa H−ơng có 10 hang, cụm hang động Bằng Mạc (Lạng Sơn) có tới 22 hang. Các hang động tập trung thành từng vùng và từng cụm đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc khai thác phục vụ cho mục đích du lịch. III. Đánh giá tổng hợp các khu du lịch hang động trọng điểm Để có thể đạt đ−ợc những mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi tr−ờng trong phát triển du lịch nhất thiết phải xác định các khu vực trọng điểm về hang động phục vụ du lịch. Việc xác định các khu du lịch, các điểm, tuyến du lịch chung trong cả n−ớc và của các địa ph−ơng có liên quan đến định h−ớng khai thác các tiềm năng du lịch hang động n−ớc ta. Để lựa chọn các khu, tuyến du lịch hang động tiêu biểu có thể sử dụng nhiều ph−ơng pháp khác nhau trong đó ph−ơng pháp đánh giá tổng hợp th−ờng đ−ợc sử dụng rộng rãi hơn cả. Đánh giá tổng hợp việc khai thác hang động phục vụ mục đích du lịch thông qua việc xây dựng thang đánh giá, chọn các đối t−ợng đánh giá và kết quả tính điểm cụ thể. 1. Thang đánh giá Thang đánh giá đ−ợc thiết kế bao gồm: Các tiêu chí để đánh giá, các mức đánh giá và chỉ tiêu cụ thể của các mức đối với từng tiêu chí, điểm đánh giá cụ thể. Đánh giá các khu du lịch hang động ở n−ớc ta, chúng tôi đã lựa chọn 6 tiêu chí để đánh giá là: độ hấp dẫn, khả năng kết hợp tổ chức các loại hình du lịch, sức chứa, thời gian hoạt động du lịch, khả năng tiếp cận và kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. Đối với mỗi tiêu chí để đánh giá th−ờng đ−ợc sử dụng ở 4 mức: Rất tốt, Tốt, Trung bình và Kém, với các chỉ tiêu cụ thể. 14 Để xác định đ−ợc mức độ giá trị của các khu du lịch hang động cần quy định số điểm theo từng mức cho các tiêu chí. Điểm cụ thể cho từng mức là rất tốt: 4 điểm, tốt: 3 điểm, trung bình: 2 điểm và kém: 1 điểm. Do các tiêu chí đánh giá có các mức độ quan trọng khác nhau nên cần thiết phải xác định thêm hệ số điểm đánh giá (trọng số) cho mỗi tiêu chí. Hệ số điểm đánh giá đ−ợc xác định theo 3 mức: rất quan trọng (hệ số 3) đ−ợc áp dụng cho tiêu chí Độ hấp dẫn; quan trọng (hệ số 2) đ−ợc áp dụng cho các tiêu chí: Khả năng kết hợp tổ chức các loại hình du lịch, Sức chứa, thời gian hoạt động du lịch và Khả năng tiếp cận; trung bình (hệ số 1) đ−ợc áp dụng cho tiêu chí Kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch. 2. Chọn các đối t−ợng đánh giá Sau khi đã xây dựng thang đánh giá việc lựa chọn các đối t−ợng để đánh giá là rất quan trọng. Việt Nam có nguồn tài nguyên hang động phong phú nh−ng phân bố không đồng đều và hiện trạng khai thác phục vụ du lịch ở các địa ph−ơng cũng khác nhau. Vì thế để đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch cần phải xác định đ−ợc những khu du lịch hang động trọng điểm để đầu t−, khai thác. Việc lựa chọn những khu du lịch hang động điển hình cần dựa trên các căn cứ sau: - Căn cứ vào tiềm năng tài nguyên du lịch hang động. Đây là cơ sở quan trọng để quyết định đầu t− khai thác hang động phục vụ du lịch tại địa ph−ơng đó. - Căn cứ vào hiện trạng khai thác để tính đến mức độ thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động du lịch. - Căn cứ vào triển vọng của việc khai thác là xem xét có thể mở rộng thêm nhiều loại hình du lịch mới, khả năng kết hợp với các tài nguyên du lịch khác, độ bền vững của tài nguyên,... nhằm đạt đ−ợc các hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi tr−ờng theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 và năm 2020 cũng nh− các quy hoạch và các kế hoạch phát triển du lịch tại các vùng lãnh thổ và các địa ph−ơng. Các đối t−ợng đ−ợc lựa chọn để đánh giá là: khu Phong Nha - Kẻ Bàng, khu Tam Cốc - Bích Động, khu Nhị Thanh - Tam Thanh, khu H−ơng Sơn, khu hang động Vịnh Hạ Long và tuyến hang động Tây Bắc dọc theo Quốc lộ 6. 15 3. Điểm đánh giá Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí cụ thể và điểm đánh giá tổng hợp. Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là số điểm cụ thể của mức đánh giá nhân với hệ số của tiêu chí đó. Điểm đánh giá tổng hợp của một khu du lịch hang động cụ thể nào đó là tổng số điểm của các tiêu chí. Trong thang đánh giá, điểm cao nhất cho một tiêu chí là 12 điểm và điểm thấp nhất là 1 điểm. Điểm đánh giá tổng hợp của các tiêu chí cao nhất đối mỗi khu du lịch hang động là 48 điểm, t−ơng đ−ơng với 100% số điểm. Điểm đánh giá tổng hợp của các tiêu chí thấp đối với mỗi khu du lịch hang động là 12 điểm, t−ơng đ−ơng với 25% số điểm. 4. Kết quả đánh giá Kết quả đánh giá tổng hợp số điểm của các đối t−ợng đánh giá cụ thể nh− sau: TT Các khu du lịch, hang động tiêu biểu Điểm Hệ số T iê u ch í 1 T iê u ch í 2 T iê u ch í 3 T iê u ch í 4 T iê u ch í 5 T iê u ch í 6 T ổn g đI ểm 1 Khu Phong Nha –Kẻ Bàng Điểm Hệ số 4 3 4 2 4 2 4 2 4 2 3 1 47 2 Khu Tam Cốc –Bích Động Điểm Hệ số 3 3 2 2 4 2 4 2 4 2 1 2 39 3 Các hang động ở Vịnh Hạ Long Điểm Hệ số 3 3 4 2 3 2 3 2 2 2 3 1 36 4 Khu Nhị Thanh-Tam Thanh Điểm Hệ số 3 2 2 2 3 2 4 2 4 2 2 1 34 5 Khu H−ơng Sơn Điểm Hệ số 2 3 2 2 4 2 1 2 4 2 2 1 30 6 Tuyến hang động Tây Bắc dọc theo quốc lộ 6 Điểm Hệ số 2 3 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 23 16 Trên cơ sở điểm tổng của mỗi khu du lịch hang động đ−ợc đánh giá có thể xác định mức độ giá trị của chúng thông qua bảng tiêu chuẩn của các mức đánh giá sau: Mức đánh giá Số điểm Tỷ lệ %so với điểm tối đa Rất tốt 39-48 81-100 Tốt 30-38 61-80 Trung bình 20-29 41-60 Kém 12-19 25-40 Dựa vào bảng tiêu chuẩn trên có thể xác định đ−ợc mức độ giá trị của các khu du lịch hang động lựa chọn ở n−ớc ta nh− sau: Khu du lịch hang động Số điểm Mức giá trị Khu Phong Nha –Kẻ Bàng 48/48 Rất tốt Khu Tam Cốc –Bích Động 39/48 Rất tốt Các hang động ở Vịnh Hạ Long 36/48 Tốt Khu Nhị Thanh-Tam Thanh 34/48 Tốt Khu H−ơng Sơn 30/48 Tốt Tuyến hang động Tây Bắc dọc quốc lộ 6 23/48 Trung bình Kết quả đánh giá này là một tài liệu tham khảo có ích phục vụ cho việc lập quy hoạch, triển khai các dự án phát triển du lịch và có kế hoạch đầu t− để sớm khai thác nguồn tài nguyên du lịch hang động quý giá của n−ớc ta phục vụ cho sự nghiệp phát triển du lịch trong giai đoạn tới. Tóm tắt Việt Nam có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch hang động để phát triển du lịch. Bài báo đã nêu lên các đặc điểm của hang động Việt Nam và đánh giá mức độ giá trị của các khu du lịch hang động theo thứ tự: khu Phong Nha – Kẻ Bàng, Khu Tam Cốc –Bích Động, các hang động ở vịnh Hạ Long, Khu Nhị Thanh -Tam Thanh, Khu H−ơng Sơn, Tuyến hang động Tây Bắc dọc Quốc lộ 6. 17 TàI liệu tham khảo 1. Đào Đình Bắc. Địa mạo đại c−ơng. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000. 2. Nguyễn Địch Dỹ và nnk. Nghiên cứu cảnh quan địa hình caxtơ phục vụ du lịch.Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia, Hà Nội, 1995. 3. Vũ Thị Hạnh. Định h−ớng khai thác hang động phục vụ mục đích du lịch ở Việt Nam. Luận văn thạc sĩ khoa học địa lý. Tr−ờng ĐHSPHN, 2004. 4. Nguyễn Quang Mỹ và nnk. Cở sở khoa học về về du lịch hang động tỉnh Ninh Bình. Tổng cục Du lịch, 1995. 5. Nguyễn Quang Mỹ và nnk. Tiềm năng du lịch hang động Việt Nam. Tổng cục Du lịch, 1995. 6. Tổng cục du lịch Việt Nam. Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995-20/0). Viện Nghiên cứu và Phát triển du lịch, Hà Nội, 2000. 7. Tổng cục Du lịch Việt Nam. Niên giám du lịch Việt Nam 2003-2005, Hà Nội, 2004. 8. Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Quang Mỹ và nnk. Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-2000. ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, 2001. 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tiem_nang_hang_dong_viet_nam_phuc_vu_muc_dich_phat.pdf