Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch mice tại địa bàn thành phố Cần Thơ

- Có chính sách thu hút lao động hợp lý. Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú quảng bá, giới thiệu về doanh nghiệp ở các địa phương khác và ở nước ngoài. Giám sát và xử lý thật nghiêm khắc các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú hoạt động sai phạm, gây ảnh hưởng chung đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh lưu trú nói riêng và hoạt động du lịch thành phố nói chung. - Ngành cần quan tâm nhiều hơn việc khai thác loại hình du lịch sinh thái vườn, lễ hội, sự kiện, đặc biệt là khai thác yếu tố đặc thù của loại hình tham quan khám phá vùng lũ. Ngoài ra, thành phố cũng nên có kế hoạch trùng tu và khai thác triệt để các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, nâng cấp và mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ tốt các nhu cầu về ăn ở của khách trong nước và quốc tế, tăng cường công tác quản lý du lịch, đảm bảo hiệu quả kinh tế, phát huy bản sắn văn hóa dân tộc, đồng thời bảo vệ an ninh chính trị và an toàn xã hội ở địa phương.

pdf15 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch mice tại địa bàn thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 59 ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TẠI ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Nguyễn Ngọc Minh1, Trần Kiều Nga2 và Thái Ngọc Vũ3 1Ban Giám hiệu, Trường Đại học Tây Đô 2Khoa Kế toán-TCNH, Trường Đại học Tây Đô 3Khoa Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Tây Đô (Email: nnminh@tdu.edu.vn) Ngày nhận: 10/12/2018 Ngày phản biện: 27/12/2018 Ngày duyệt đăng: 10/01/2019 TÓM TẮT Thành phố Cần Thơ có cơ sở hạ tầng, kỹ thuật tốt kết hợp với vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa, tài chính của cả vùng ĐBSCL do đó hội đủ các điều kiện để phát triển du lịch MICE. Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng và tiềm năng khai thác du lịch MICE trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Qua đó, đề xuất giải pháp khai thác du lịch MICE trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tiềm năng phát triển du lịch MICE Cần Thơ là rất lớn và là loại hình du lịch đóng góp tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu doanh thu du lịch của thành phố. Trên cơ sở phân tích SWOT, có 5 giải pháp được đề xuất cho phát triển du lịch MICE tại thành phố Cần Thơ. Từ khóa: Du lịch MICE, tiềm năng, thành phố Cần Thơ. Trích dẫn: Nguyễn Ngọc Minh, Trần Kiều Nga và Thái Ngọc Vũ, 2019. Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch MICE trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế, Trường Đại học Tây Đô. Số Chuyên đề: 59-73. *Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Minh – Phó Hiệu trưởng, Trường Đại học Tây Đô Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 60 1. GIỚI THIỆU Du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, giúp con người thư giản, giảm bớt mệt mỏi cũng như những áp lực của cuộc sống mà còn có thể học hỏi, tìm kiếm đối tác, hợp tác kinh doanh, mở rộng thị trường. Ví thế, một loại hình du lịch mới được hình thành đó là du lịch MICE – (Meeting Incentive Conference Event). Đây là loại hình du lịch được rất nhiều quốc gia quan tâm, đẩy mạnh phát triển, vì giá trị của loại hình du lịch này cao hơn rất nhiều so với loại hình du lịch cá nhân hay du lịch nhóm khác. Ở Việt Nam, du lịch MICE phát triển chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP HCM. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển ngành du lịch, năm 2015, thành phố Cần Thơ phê duyệt đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của thành phố đến năm 2020, định hướng đến 2030”. Trong đó, có 5 hình thức du lịch được quan tâm đầu tư là: du lịch đô thị, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch MICE, đề án cũng nêu rõ du lịch MICE là ngành du lịch quan trọng của thành phố. Hiện nay, các công ty lữ hành trên địa bàn đã và đang khai thác du lịch MICE và cũng đạt được những thành công nhất định, tuy nhiên tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của ngành chưa cao, du lịch MICE Cần Thơ chưa là điểm hấp dẫn đôi với du khách. Trong tương lai, loại hình du lịch MICE Cần Thơ có phát triển như những thành phố lớn trong cả nước hay không? Cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào đánh giá tiềm năng phát triển du lịch MICE Cần Thơ. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định những tài nguyên du lịch hiện tại có thể đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch MICE Cần Thơ. Qua đó đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch MICE trên địa bàn Thành phố Cần Thơ. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để đánh giá thực trạng khai thác du lịch MICE Cần Thơ, tác giả sử dụng phương pháp thống kê mô tả và sử dụng dữ liệu thứ cấp từ các báo cáo chuyên ngành và các công trình nghiên cứu trước có liên quan đã được công bố. Bên cạnh đó, để đánh giá tiềm năng khai thác du lịch MICE Cần Thơ tác giả sử dụng hai phương pháp cơ bản (1) Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia, (2) Phương pháp phân tích SWOT để nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, là cơ sở đề xuất giải pháp. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá hiện trạng khai thác du lịch Cần Thơ Số cơ sở lưu trú phục vụ du lịch Số liệu thống kê cho thấy, hạ tầng phục vụ phát triển du lịch Cần Thơ ngày càng phát triển, số cơ sở lưu trú và số buồng liên tục tăng qua các năm. Qua đó cho thấy quy mô ngành du lịch thành phố Cần Thơ ngày càng lớn mạnh. Tính đến năm 2017, Cần Thơ có 270 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao. Trong đó, khách sạn 3 sao nhiều nhất, chiếm 63% số cơ sở lưu trú. Ngoài ra, còn có 20 cơ sở homestay và điểm vườn lưu trú, 26 điểm vườn du lịch. Hiện nay Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 61 thành phố có những trung tâm hội nghị với cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, có sức chứa hàng nghìn chỗ ngồi như trung tâm hội nghị Hoàng Tử, Diamond Palace, các trung tâm hội nghị thuộc các khách sạn như Mường Thanh, Vinpearl, Ninh Kiều, Ninh Kiều 2, Vạn Phát, Đông Hà – Fortuneland, TTC, Nesta Bảng 1. Các cơ sở lưu trú du lịch Cần Thơ giai đoạn 2010 - 2017 Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Số cơ sở lưu trú 174 177 190 197 204 226 245 270 Số buồng 4.086 4.173 4.749 4.980 4.764 6.286 6.681 6.931 (Nguồn: Sở VH TT & DL TP Cần Thơ) Nguồn nhân lực phục vụ ngành du lịch Kết quả thống kế bảng 2 cho thấy lực lượng lao động trong ngành du lịch Cần Thơ tăng đều qua các năm. Trong đó số lao động có trình độ chuyên môn không nhiều, tỷ trọng nguồn nhân lực có trình độ đại học & trên đại học năm 2012 (9,4%) và năm 2016 (11,9%). Trong khi đó nhân lực chưa qua đào tạo còn chiếm tỷ trọng khá cao, năm 2012 (22,7%) và năm 2017 (48%), đây là một thách thức lớn đối với ngành du lịch mà chính quyền thành phố Cần Thơ cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới. Bảng 2. Nguồn nhân lực ngành du lịch Cần Thơ giai đoạn 2012 – 2016 Đơn vị tính: người (Nguồn: Sở VH TT & DL TP Cần Thơ) Số lượng du khách và doanh thu từ ngành du lịch Cần Thơ Kết quả thống kê cho thấy, số lượng khách du lịch đến thành phố Cần Thơ ngày càng tăng và liên tục tăng qua các năm; năm 2017 tăng so với năm 2015 là (63,9%). Song song với sự gia tăng về lượng du khách thì doanh thu du lịch của TP. Cần Thơ cũng tăng qua các năm. Năm 2017, tổng doanh thu của ngành du lịch đạt gần 2.897 tỷ đồng, tăng 67% (tăng hơn 1.163 tỷ) so với năm 2015. Năm 2018 ước đạt 8 triệu lược khách và tổng doanh du đạt 3.500 tỷ đồng. Kết quả này cho thấy đây là một thắng lợi lớn của ngành du lịch thành phố. Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 2017 ĐH & trên ĐH 255 350 371 400 435 500 Trung cấp & Cao đẳng 637 735 825 900 985 1.200 Đào tạo khác 690 750 975 1.100 1.364 1.118 Chưa qua đào tạo 613 690 824 840 858 2.601 Tổng số 2.695 2.795 2.995 3.240 3.642 5420 Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 62 Bảng 3. Doanh thu và lược khách du lịch tại Cần Thơ (2015 – 2018) Năm Đvt 2015 2016 2017 Ước 2018 Lượt khách Triệu lượt 4,60 5,30 7,54 8,00 Khách quốc tế Ngàn lượt 264 250 305 350 Tổng doanh thu Tỷ đồng 1.734 1.826 2.897 3.500 (Nguồn: Sở VH TT & DL TP Cần Thơ) Kết quả khảo sát mục đích chuyến đi du lịch tại Cần Thơ Biểu đồ 1 thống kê số liệu về mục đích đi du lịch của du khách đến Cần Thơ. Có thể thấy mục đích đi du lịch thuần túy vẫn là điều mà đa phần du khách mong muốn nhất (52%), do thu nhập ngày càng tăng nên nhu cầu vui chơi giải trí, đồi sống tinh thần của người dân cũng ngày càng được nâng cao. Sau mục đích đi du lịch thuần túy, không ít du khách đến đây chủ yếu là vì mục đích học tập (14%); công tác, tập huấn (10%); hội nghị hội thảo (8%) và kinh doanh là (10%). Hình 1. Mục đích đi du lịch của du khách đến Cần Thơ (Nguồn: Nguồn: tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp khách du lịch năm 2017) Nếu tính chung lại, thì 3 hình thức du lịch tập huấn, hội thảo và kinh doanh đã chiếm 34%, đây là một nguồn khách hàng tiềm năng lớn cho phát triển du lịch MICE. Như vậy, với tiềm năng về cơ sở hạ tầng sẵn có của một đô thị trực thuộc trung ương loại 1, trong tương lai khi tuyến cao tốc thành phố Hồ Chí Minh nối Cần Thơ được hình thành cùng với việc sân bay trà nóc mở thêm nhiều đường bay, cho thấy đây là một cơ hội lớn để khai thác du lịch MICE đối với TP. Cần Thơ. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 63 Ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch Từ bảng nghiên cứu về ý kiến chuyên gia cho thấy các chuyên gia có đánh giá khá cao cho tiềm năng phát triển loại hình du lịch MICE trên địa bàn thành phố Cần Thơ với con số thống kê là 3.16. Với những tiềm năng sẳn có cùng sự phát triển không ngừng về cơ sở vật chất – kỹ thuật hạ tầng của thành phố thì không lâu nữa Cần Thơ sẽ là trung tâm của các hội nghị thu hút du khách trong và ngoài nước. Từ khi trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ ngày càng thể hiện rõ vai trò là ” điểm hẹn” miền Tây với hệ thống cơ sở hạ tầng như: sân bay Trà Nóc, cảng Cần Thơ và cảng Cái Cui ngày càng phát triển, hệ thống bưu chính viễn thông phát triển, khu công nghiệp và hệ thống ngân hàng khá hiện đại. Ngoài ra, Cần Thơ còn có trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế hoạt động nhiều năm nay thường xuyên tooer chức các cuộc hội chợ định kỳ và hội nghị, phiên chợ chuyên đề thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham quan. Đây cũng là hoạt động quảng bá về Cần Thơ lan toả đến cả vùng và là nhịp cầu nối vùng châu thổ với các nước trong khối ASEAN và quốc tế. Cần Thơ hiện vẫn còn lưu giữ nhiều kiến trúc văn hoá cổ và các điểm sinh thái xanh. Với cuộc sống hiện đại tất bật như hiện nay, việc tìm đến với thiên nhiên trong lành và tìm về quá khứ lại là một cách thư giản được ưa chuộng. Không cần phải đi xa, những nơi này nằm ngay thành phố, đây là một thuận lợi cho những người có ít thời gian để vui chơi nghỉ ngơi sau những ngày dài lao động. Cần Thơ hiện có 13 điểm nhà vườn đang hoạt động, trong đó 6 điểm có cung cấp dịch vụ lưu trú. Hiện các nhà vườn có kinh doanh du lịch gồm: Mỹ Khánh, Giáo Dương, Vũ Bình, Mười Cương, Ba Xinh, chị Thơm, anh Hoàng Anh (Phong Điền); Út Trung, Cái Nai (Cái Răng); Ba Cống, Gia Trang Quán (Bình Thủy); Vườn cò Bằng Lăng, vườn ông Sáu Tia (Thốt Nốt)... Ngoài ra còn một số điểm kinh doanh lưu trú homestay. Đặc biệt, chợ nổi là nét đẹp văn hóa rất riêng của đồng bằng sông Cửu Long, là sản phẩm độc đáo nền văn minh sông nước mà hiếm nơi nào trên đất nước có được. Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ chính là một trong hai chợ nổi nổi tiếng nhất của vùng, thu hút nhiều du khách tới tham quan. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 64 Bảng 4. Đánh giá chuyên gia về tiềm năng du lịch Cần Thơ STT Các yếu tố thành công Điểm bình quân Mức độ quan trọng Ý kiến từ các chuyên gia Phân loại Số điểm quan trọng 1 Cơ sở hạ tầng phát triển 2.63 0.07 3 0.21 2 Nguồn tài nguyên du lịch dồi dào 2.89 0.08 2 0.15 3 Vị trí thuận lợi 3.04 0.08 3 0.24 4 Hệ thống khách sạn đạt chuẩn 3.07 0.08 4 0.33 5 Hệ thống nhà hàng đạt chuẩn 2.93 0.08 3 0.23 6 Điểm du lịch phong phú 2.74 0.07 4 0.29 7 Nét văn hoá truyền thống độc đáo 2.74 0.07 3 0.22 8 Nguồn nhân lực du lịch dồi dáo 2.96 0.08 4 0.32 9 Giao thông thuận tiện 3.07 0.08 3 0.25 10 Có cảng hàng không quốc tế 3.11 0.08 3 0.25 11 Du lịch sinh thái kết hợp 2.93 0.08 2 0.16 12 Thường xuyên tổ chức các lễ hội, triễn lãm 3.11 0.08 4 0.33 13 Nhiều doanh nghiệp lữ hành 2.22 0.06 3 0.18 Tổng cộng 37.44 1.00 3.16 (Nguồn: Tính toán từ kết quả điều tra trực tiếp các chuyên gia năm 2017) Du lịch MICE tại một sơ đơn vị ở Cần Thơ Từ các số liệu tổng hợp cho thấy nguồn du lịch MICE không ngừng tăng lên qua các năm (thông qua số lượt khách do các đơn vị tổ chức tiệc và hội nghị). Cụ thể năm 2012 tổng lượt khách là 2.197 lượt đến năm 2016 là 2.505 lượt tăng 308 lượt. Trong 3 đơn vị được khảo sat thì khách sạn Ninh Kiều 2 có số lượt khách tăng mạnh nhất ( từ 688 lượt lên 846 lượt ). Vì thế, trong tương lai không xa khách sạn Ninh Kiều 2 sẽ là địa điểm chuyên tổ chức cho các đoàn khách du lịch MICE hàng đầu tại thành phố Cần Thơ. Exhibitions/events: thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế - văn hoá – chính trị của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Chính vì lý do này mà thành phố Cần Thơ trở thành địa điểm tổ chức các hội chợ triển lãm thương mại thường niên của khu vực. Ngoài ra, với hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại mới chính quyền thành phố Cần Thơ được đầu tư xây dựng và cũng là đia điểm tổ chức các giải đấu thể dục thể thao, các lễ hội văn hoá truyền thống và Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 65 những lễ hội hiện đại mang tầm vóc quốc gia mà còn vươn xa ra tầm cỡ quốc tế. Các hội chợ, triển lãm diễn ra tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Cần Thơ như: tháng 2/2015 diễn ra hội chợ sản phẩm Pháp với chủ đề "Giao lưu văn hoá và xúc tiến đầu tư Pháp – Việt”. Tháng 4/2015 đã diễn ra hội chợ Mekong Expo. Tháng 5/2015 cũng đã diễn ra hội chợ thương mại sản phẩm Thái Lan: gần 50 công ty với 50 gian hàng tham gia hội chợ thương mại sản phẩm Thái Lan tại Cần Thơ sẽ trưng bày nhiều chủng loại mặt hàng chất lượng cao của Thái lan bao gồm những ngành chính như: thực phẩm và thực phẩm chế biến, máy móc và dụng cụ nông nghiệp, dệt may và đồ dùng nhà bếp, du lịch, giáo dục, nhà hàng. Bảng 6. Kết quả kinh doanh du lịch MICE tại một sơ đơn vị tiêu biểu ở Cần Thơ (2012 – 2016) Đơn vị tính: lượt Năm Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 KS. GOLF 613 683 694 702 721 KS. NINH KIỀU 2 688 752 775 807 846 NH. HOA SỨ 878 911 924 910 938 TỔNG 2.197 2.346 2.393 2.419 2.505 (Nguồn: Sở Văn hoá – Thế thao – Du lịch Cần Thơ) Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 66 3.2. Phân tích SWOT Các cơ hội (O): O1: Gia nhập các tổ chức quốc tế O2: Nhu cầu tổ chức hội nghị tăng O3: Là trung tâm của đồng bằng Các nguy cơ (T): T1: Cạnh tranh với các địa phương khác và các thành phố lớn T2: Yêu cầu của khách hàng MICE cao T3: Sự phát triển của công nghệ Các điểm mạnh (S): S1: Nguồn tài nguyên du lịch dồi dào S2: Cơ sở hạ tầng phát triển S3: Nguồn nhân lực dồi dào S4: Giao thông thuận tiện Các chiến lược S-O O1,O2,O3 + S2 ,S3, S4 => tiềm năng phát triển du lịch MICE O1,O2,O3+ S1,S3,S2, S4=>Chiến lược sử dụng tài nguyên du lịch Các chiến lược S-T T1,T2,T3+S1,S2,S3 => Chiến lược tổ chức, quản lý và đầu tư phát triển Các điểm yếu (W): W1: Liên kết phát triển du lịch yếu W2:Đầu tư quảng bá xúc tiến W3:Hệ thống thông tin quản lý W4:Nguồn nhân lực qua đào tạo W5: Khả năng cạnh tranh với các thành phố lớn Các chiến lược W-O W2,W3,W4, W5+ O2, O3  Chiến lược thị trường và quản bá du lịch Các chiến lược W-T W1,W4,W5,W6 + T1,T2,T3  Chiến lược sử dụng nguồn nhân lực 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH MICE TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 4.1. Giải pháp về bảo tồn và sử dụng tài nguyên du lịch Hiện nay vấn đề chính trị của nhiều nước có nhiều bất ổn, trái đất đang nóng lên hay nói cách khác là môi trường càng bị ô nhiễm vì thế môi trường xanh và nền anh ninh chính trị ổn định đang là những tiêu chí hàng đầu của du khách. Về vấn đề môi trường, thành phố cần tích cực tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho cộng đồng góp phần giữ gìn thành phố xanh – sạch – đẹp. Bên cạnh đó cần chú trọng phát triển hệ thống xử lý rác thải, tích cực kiểm tra các nhà hàng, quán ăn, quán nhậu... đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn về môi trường cho các cán bộ quản lý, các doanh nghiệp du lịch. Tích cực nâng cao nhận thức cho du khách về du lịch kết hợp bảo vệ tài nguyên môi trường nhằm giảm thiểu các hành vi gây hại của du khách đối với môi trường. Phát huy thế mạnh về tiềm năng du lịch tự nhiên và nhân văn bảo tồn các di tích lịch sử và văn hoá quốc gia xứng đáng là vùng trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó Cần Thơ cũng xác định phát triển đa SWOT Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 67 dạng các loại hình du lịch tổng hợp khai thác tiềm năng thế mạnh về du lịch hợp lý, hiệu quả, đồng thời gắn kết với bảo vệ cảnh quan môi trường, bảo vệ sinh thái. Ngoài ra, nó còn có tác động gây ra những áp lực tiềm tàng (tác động lâu dài) ảnh hưởng tới tài nguyên và môi trường du lịch trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên – môi trường của Thành phố Cần Thơ cần thiết áp dụng các giải pháp cụ thể như sau: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý thức gìn giữ và bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch. Gắn giáo dục bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch với các chương trình đào tạo cho mọi đối tượng tham gia và hoạt động du lịch. - Vận động khách du lịch, cư dân địa phương và cộng đồng tham gia làm sạch đẹp môi trường du lịch qua chương trình thích hợp, kịp thời khắc phục những hành vi ô nhiễm môi trường du lịch từ hoạt động du lịch. - Lập lại trật tự an toàn vệ sinh tại các điểm du lịch, khu vui chơi giải trí, điểm tham quan. Áp dụng các biện pháp chế tài, xử lý vi phạm luật bảo vệ môi trường đối với bất kỳ ai vi phạm để cho thấy việc bảo vệ tài nguyên – môi trường du lịch là một vấn đề cực kỳ quan trọng. - Gắn phát triển kinh tế - xã hội của thành phố với việc bảo vệ môi trường để phát triển du lịch sinh thái đất ngập nước của Cần Thơ và vùng đồng bằng sông Cửu Long một cách bền vững.  Những giải pháp về bảo vệ môi trường góp phần không hề nhỏ trong công cuộc giữ chân du khách đến với thành phố Cần Thơ trong những sự kiện, hội nghị, lễ hội Đồng thời phát triển ngành du lịch MICE làm cho nhiều công ty và doanh nghiệp trong và ngoài nước chọn Cần Thơ là nơi tổ chức các cuộc hội nghị. 4.2. Giải pháp về tổ chức và quản lý Phát huy vai trò quản lý nhà nước về lĩnh vực du lịch đối với tất cả đối tượng, thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố, ngành du lịch tăng cường phối hợp các cấp, các ngành để tạo sự chuyển biến đồng bộ trong hoạt động du lịch. Phát huy và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển du lịch và Hiệp hội du lịch thành phố Cần Thơ. Tổ chức lấy ý kiến đông đảo công chức trong ngành và nhân dân để xây dựng hình ảnh biểu trưng của du lịch Cần Thơ, phối hợp với các ngành liên quan đề xuất, xây dựng biểu tượng thành phố. Tiếp tục đầu tư xây dựng và hoàn thành một số qui hoạch chi tiết ở các khu du lịch trọng điểm để làm cơ sở cho việc đầu tư và kêu gọi vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tăng cường phối hợp liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang và thành phố Hồ Chí Minh) trong việc thực hiện qui hoạch, quản lý ngành, xúc tiến quảng bá du lịch và bảo vệ môi trường. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 68 Thêm vào đó, chính quyền địa phương cần có chính sách, biện pháp nhằm tạo sự thông thoáng cho du lịch, hạn chế tối đa các tủ tục rườm rà làm giảm sức hút của thành phố. Thực tế có khá nhiều dự án vì chưa hoàn thành thủ tục hay trong quá trình chuẩn bị gặp khó khăn về thủ tục hành chính mà không giải ngân được. Đó là những hạn chế không đáng có và chính quyền thành phố phải nhanh chống tháo gỡ. Nếu thiếu nhân viên hành chính, thành phố có thể bổ sung một cách dễ dàng. Ngoài ra có thể ưu tiên xử lý các giấy tờ liên quan đến quy hoạch, xây dựng, giải toả... và các thủ tục có liên quan tránh những trường hợp khi đã có vốn rồi mà tồn đọng gây lãng phí. Sự phát triển của du lịch Cần thơ phải đặt trong mối quan hệ tương tác giữa Thành phố Cần Thơ – Thành phố Hồ Chí Minh – và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long thì mới có thể phát triển tương xứng với vị trí trung tâm vùng. Cần Thơ cần đẩy mạnh mối quan hệ liên kết, hợp tác với các địa phương phụ cận để thu hút nguồn khách, coi tài nguyên du lịch của các tỉnh khác là tài nguyên du lịch của mình để cùng nhau hợp tác và khai thác, xoá bỏ tư tưởng lấy địa giới hành chính làm địa giới kinh tế, đẩy mạnh quan hệ liên kết hợp tác với TP. Hồ Chi Minh và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, sau này là Nomphênh – Campuchia phải được xem là yêu cầu tất yếu và cần thiết để phát triển du lịch Cần thơ và cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. 4.3. Giải pháp về cơ sở hạ tầng Du lịch MICE Cần Thơ đang hướng đến thị trường du khách quốc tế, một khi đã bước vào đấu trường quốc tế, Cần Thơ cần chủ động nhanh chóng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cho tất cả các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tạo sự phát triển toàn diện, nâng cao hình ảnh Cần Thơ trong nhận thức đồng bào trong nước và du khách quốc tế. Cần Thơ với thế mạnh là du lịch sông nước cần cải tiến hệ thống tàu đò du lịch, trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết như áo phao, thành lập đội cứu hộ trực tiếp tại các điểm... đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách. Các công ty du lịch cần được cổ phần hoá để tăng lượng vốn đầu tư, nâng cao khả năng hoạt động và góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch thành phố. Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau như: xây dựng các khu, điểm, tuyến du lịch, cơ sở lưu trú đầu tư xây dựng các phương tiện vận chuyển khách thuỷ bộ hiện đại; xây dựng sản phẩm du lịch mới, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh; nâng lên qui mô và chất lượng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Nâng cao vai trò của người dân địa phương trong phát triển du lịch cộng đồng để người dân ý thức được khi tham gia hoạt động du lịch thì sẽ được tôn trọng và chia sẻ quyền lợi. Phát triển ngành nghề du lịch trong dân, trong Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 69 cộng đồng là chủ yếu nên cần phải tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức về du lịch để người dân tích cực tham gia. Huy động mọi nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư, phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, hướng huy động chủ yếu là từ các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp lớn có tiềm lực kinh doanh hiệu quả, đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP du lịch, theo tính toán dự báo nguồn vốn bao gồm: Tạo mọi điều kiện thuận lợi (các cơ chế ưu đãi về thuế, về thủ tục hành chính) để thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài với nguồn vốn này cần ưu tiên cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để đầu tư xây dựng các dự án du lịch trọng điểm của thành phố đồng thời tranh thủ nguồn vốn ODA. 4.4. Giải pháp về thị trường và quảng bá du lịch Đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch để tạo dựng hình ảnh mới của du lịch Cần Thơ nơi hội tụ “văn minh sông nước Cửu Long” giới thiệu hoạt động du lịch hấp dẫn độc đáo của một đô thị ven sông Hậu với 4 loại hình: du lịch sông nước – du lịch vườn – du lịch văn hoá lịch sử cách mạng truyền thống và đặc biệt là du lịch dịch vụ MICE (hội nghị, khen thưởng, triển lãm, mua sắm, chữa bệnh, nghỉ dưỡng...) giới thiệu truyền thống yêu người, mến khách của con người Cần Thơ “Năng động – Nhân ái – Hào hiệp – Thanh lịch”, từng bước xây dựng thành công thương hiệu du lịch Cần Thơ trên thị trường du lịch trong nước và quốc tế. Tăng cường vận dụng công nghệ thông tin vào công tác quảng bá xúc tiến du lịch, nâng cấp website du lịch Cần Thơ, giới thiệu – bán hàng qua mạng. Tranh thủ sự hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức quốc tế, Tổng cục Du lịch cho các chương trình quảng bá xúc tiến du lịch Cần Thơ đạt hiệu quả tốt hơn và xa hơn. Xây dựng hệ thống các trạm thông tin du lịch (truyền hình cảm ứng) cho du khách tại các khu vực đông người như: Sân bay Trà Nóc, bến Ninh Kiều, đại lộ Hoà Bình, đường Phan Đình Phùng tại các nhà hàng khách sạn, siêu thị lớn. Tiến tới mở Văn phòng đại diện của du lịch Cần Thơ tại các thị trường trọng điểm, các trung tâm du lịch lớn trong và ngoài nước. Sở Du lịch Cần Thơ, Hiệp hội Du lịch Cần Thơ, các đơn vị kinh doanh du lịch phối hợp chặt chẽ với các Tạp chí du lịch Việt Nam, các báo để có bài đăng giới thiệu quảng cáo cho du lịch Cần Thơ. Đồng thời, phát triển công tác quảng bá xúc tiến trên các đài phát thanh truyền hình địa phương và khu vực, xây dựng tạp chí truyền hình chuyên đề “Du lịch đất chín rồng” phát sóng định kỳ hàng tháng để giới thiệu về du lịch Cần Thơ và các tỉnh trong khu vực. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch MICE (phát hành nhiều ấn phẩm du lịch chất lượng cao), thực hiện nhiều chiến dịch lớn để xúc tiến du lịch như: tham gia hội chợ triển lãm, hội thảo trong nước và quốc tế để giới thiệu Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 70 cho du lịch Cần Thơ nhằm thu hút khách và đầu tư cho du lịch, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, lành mạnh. Tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tư và kinh nghiệm phát triển du lịch. Với mục tiêu này cần đẩy mạnh quảng bá du lịch qua mạng và tranh thủ sự hỗ trợ của sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và Campuchia để hợp tác khai thác tốt nhất tiềm năng du lịch của khu vực lưu vực sông Mêkông. 4.5. Giải pháp về sử dụng nguồn nhân lực Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo chuyên ngành du lịch, đảm bảo đáp ứng yêu cầu hội nhập, tăng cường đào tạo đại học và trên đại học... chú trọng đào tạo quản lý du lịch, kỹ năng nghề du lịch, kỹ năng giao tiếp cho nhân viên, đào tạo ngoại ngữ cho nhân viên du lịch. Tăng cường hợp tác, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến công tác, các cuộc giao lưu, các hội nghị, hội thảo... Học hỏi kinh nghiệm tổ chức du lịch MICE của các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển nguồn nhân lực du lịch một cách đồng bộ (cả về số lượng, chất lượng và có hệ thống) là động lực để thúc đẩy phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Từ yêu cầu thực tế đó đặt ra mục tiêu phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cấp quản lý, xây dựng lực lượng lao động trực tiếp của ngành du lịch Thành phố Cần Thơ đủ về số lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo (từ trình độ cơ bản trở lên), đảm bảo chất lượng về nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới và hội nhập quốc tế thông qua đổi mới cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cho hệ thống cơ sở đào tạo du lịch. Nội dung chương trình phát triển nguồn nhân lực tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Đầu tư, tăng cường năng lực cho Trường cao đẳng du lịch Cần Thơ, đủ sức đảm nhận công tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn cho Thành phố Cần Thơ cũng như các địa phương khác trong khu vực. - Phát triển đội ngũ giáo viên tại chỗ, nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu khi hội nhập. - Chương trình, giáo trình và áp dụng tiêu chuẩn nghề du lịch do Tổng cục Du lịch ban hành. - Đào tạo lại, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý và lao động trong ngành về kỹ năng nghề nghiệp và thái độ ứng xử, thái độ phục vụ. - Ứng dụng công nghệ mới với phát triển nguồn nhân lực du lịch. - Hợp tác quốc tế về phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực ngoài nước. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 71 5. KẾT LUẬN Thành phố Cần Thơ hội tụ đầy đủ các tiềm năng cần thiết để phát triển loại hình du lịch MICE. Với tài nguyên du lịch đa dạng, an ninh được đảm bảo, cơ sở vật chất phát triển, người dân thân thiện... thích hợp tổ chức các chương trình du lịch MICE mang tầm cỡ khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, loại hình này cũng còn không ít khó khăn trong vấn đề thu hút khách du lịch MICE. Vì vậy để phát triển một cách bền vững loại hình du lịch MICE cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận để đề ra kế hoạch đầu tư hợp lý, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, xây dựng chiến lược phát triển...đồng thời tranh thủ nguồn vốn, nhân lực... từ bên trong và bên ngoài nước để phát triển du lịch MICE. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch cũng đã được cải thiện cả về số lượng lẫn chất lượng, bước đầu đáp ứng yêu cầu của du khách. Cùng với sự phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ngành, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng của thành phố như giao thông, điện, thông tin liên lạc phát triển khá nhanh, một số hạ tầng cơ sở du lịch đang được đầu tư xây dựng đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách và bước đầu tạo được sự quan tâm các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch, mở ra triển vọng mới về đẩy mạnh xã hội hoá du lịch. Mối quan hệ hợp tác với các tỉnh trong khu vực, vùng và TP. HCM được đẩy mạnh, bước đầu đã ký kết chương trình hợp tác với TP. HCM, với An Giang và Kiên Giang. Xúc tiến các chương trình hợp tác với TP. Sán Đầu – Trung Quốc và TP. Phnômpênh – Campuchia bước đầu đã phát huy được lợi thế về tiềm năng du lịch và vai trò trung tâm trung chuyển khách của vùng. Các loại hình du lịch đặc trưng của thành phố đã tạo được sự hấp dẫn khách đặc biệt là du lịch sông nước – miệt vườn, công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương con người Cần Thơ được chú trọng, nhờ đó du lịch Cần Thơ đã tạo được hình ảnh bước đầu của mình đối với du khách trong và ngoài nước. 6. CÁC ĐỀ XUẤT 6.1. Đối với các công ty du lịch lữ hành Để thực hiện các mục tiêu trên thành phố Cần Thơ các công ty du lịch cần chú ý một vài vấn đề như: thu hút sự chú ý của khách du lịch, khiến du khách lưu luyến và kỷ niệm đẹp khi ròi khỏi Cần Thơ. Du lịch càng mới lạ, độc đáo càng có sức thu hút. Liên kết với các vùng lân cận để đón khách khi có các chương trình hội nghị lớn. Tạo ấn tượng trong lòng du khách một thành phố trẻ ” xanh – sạch – đẹp – hiện đại – hấp dẫn”. Bên cạnh đó hệ thống phục vụ cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có trình độ. Cần tham gia các hội nghị mang tầm quốc tế để rút kinh nghiệm cho các hoạt động MICE trở nên hoàn thiện và sáng tạo hơn. Đầu tư vào nghiên cứu thị trường, xúc tiến và quảng bá hình ảnh của Cần Thơ cũng như chất lượng công ty. 6.2. Đối với Sở Văn hóa thể thao & Du lịch Thành phố Cần Thơ Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 72 - Sở Du lịch Cần Thơ quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn và cần phải có sự quản lý chặt chẽ các đơn vị kinh doanh lưu trú tại địa phương, đặc biệt là xử lý triệt để tình trạng cướp giật, móc túi, chèo kéo khách hay ăn xin, bán hàng rong, tạo vẻ mỹ quan cho thành phố. Thực hiện kiểm tra tất cả các cơ sở kinh doanh du lịch trong việc thực hiện tuân thủ nghiệm túc các quy định về bảo vệ môi trường, phòng dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm. - Có chính sách thu hút lao động hợp lý. Quan tâm đến công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú quảng bá, giới thiệu về doanh nghiệp ở các địa phương khác và ở nước ngoài. Giám sát và xử lý thật nghiêm khắc các khách sạn, cơ sở kinh doanh lưu trú hoạt động sai phạm, gây ảnh hưởng chung đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh lưu trú nói riêng và hoạt động du lịch thành phố nói chung. - Ngành cần quan tâm nhiều hơn việc khai thác loại hình du lịch sinh thái vườn, lễ hội, sự kiện, đặc biệt là khai thác yếu tố đặc thù của loại hình tham quan khám phá vùng lũ. Ngoài ra, thành phố cũng nên có kế hoạch trùng tu và khai thác triệt để các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, nâng cấp và mở rộng hệ thống nhà hàng, khách sạn đủ tiêu chuẩn phục vụ tốt các nhu cầu về ăn ở của khách trong nước và quốc tế, tăng cường công tác quản lý du lịch, đảm bảo hiệu quả kinh tế, phát huy bản sắn văn hóa dân tộc, đồng thời bảo vệ an ninh chính trị và an toàn xã hội ở địa phương. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Mạnh Hùng, 2015. Tình hình phát triển kinh tế thành phố Cần Thơ. Truy cập: vung-kinh-te-trong-diem-dbscl/2917- tinh-hinh-phat-trin-kinh-t-ti-cn-th-phn- 1.html. Ngày 20/3/2017. 2. Lê Vân, 2009. Một số khái niệm chủ yếu trong thống kê du lịch thế giới và một số nước. Truy cập: hoc/chuyen-san/187-nam-2001-chuyen- san-thong-ke-thuong-mai/1162-mot-so- khai-niem-chu-yeu-trong-thong-ke-du- lich-the-gioi-va-cua-mot-so-nuoc. Ngày 25/3/2017. 3. Lê Bảo Trân, 2015. Lịch sử hình thành thành phố Cần Thơ. Truy cập: 1/lich-su-hinh-thanh-thanh-pho-can- tho.html. Ngày 10/3/2017. 4. Nguyễn Công, 2010. Các loại hình Du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và Địa phương hóa Du lịch. option=com_content&view=article&id= 4988:du-lch-vit-nam-cn-gii-quyt-tht-tt- mi-quan-h-toan-cu-hoa-va-a-phng-hoa- phat-trin-bn-vng&catid=283:th-mi- tham-d-hi-tho&Itemid=1003. Truy Cập ngày 22/ 3 /2017. 5. Nguyễn Kim Tuyến, 2014. Cần Thơ hướng tới sự phát triển bền vững. Can-Tho-huong-toi-su-phat-trien-ben- vung-03-10212.html. Truy cập: ngày 01/4/ 2017. Tạp chí Nghiên cứu khoa học và Phát triển kinh tế Trường Đại học Tây Đô Số Chuyên đề - 2019 73 6. Trần Lê Quang, 2010. Chương trình phát triển du lịch thành phố Cần Thơ đến năm 2010 – tầm nhìn năm 2020. Tạp chí khoa học Cần Thơ. EVALUATION ON POTENTIAL OF MICE TOURISM DEVELOPMENT IN CAN THO CITY Nguyen Ngoc Minh1, Tran Kieu Nga2 and Thai Ngoc Vu3 1The Rectorate Board, Tay Do University 2Faculty of Accounting, Finance and Banking, Tay Do University 3Faculty of Business Administration, Tay Do University (Email:tnvu@tdu.edu.vn) ABSTRACT Located in the center of economy, culture and finance of the Mekong and well-equipped with the infrastructure and technology, Can Tho city has great potential to develop MICE tourism. This aim of this study was to evaluate the current situation and potential capacity of Can Tho city in MICE tourism development. Research results showed that the potential of MICE tourism development in Can Tho was very big and contributed a great proportion to the total tourism revenue of the city. Based on SWOT analysis, five solutions were suggested for developing MICE tourism in Can Tho city. Keywords: MICE tourism, potential development, Can Tho city.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tiem_nang_phat_trien_du_lich_mice_tai_dia_ban_thanh.pdf