Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tâm linh thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá dựa trên các tiêu chí phát triển du lịch tâm linh như độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến thị trường du lịch, CSHT và CSVCKT du lịch, độ bền vững cho các điểm du lịch chính của thị xã. Kết quả là có rất nhiều điểm du lịch được đánh giá ở mức “thuận lợi” như: chùa Yên Đông, chùa Giữa Đồng, chùa Yên Giang, chùa Cẩm La, đình Hải Yến, đình Phong Cốc, đình Lưu Khê, miếu Tiên Công, nhà thờ họ Lê. Đặc biệt Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng xếp ở mức độ “rất thuận lợi”. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch, tạo động lực cho việc phát triển du lịch tâm linh của Quảng Yên. Đến với Quảng Yên khách thập phương tham gia loại hình du lịch tâm linh ở nhiều điểm di tích, nhất là vào các dịp lễ hội mùa xuân, giúp cho du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp văn hóa tiêu biểu của con người và vùng đất Quảng Yên. Kiến nghị: Tuy nhiên, hiện nay, lượng khách đến thăm quan các di tích văn hóa lịch sử của thị xã chưa nhiều, chủ yếu là người dân địa phương và khu vực lân cận. Tiềm năng du lịch tâm linh chưa được khai thác và phát triển tương xứng với tiềm năng. Vì thế, để loại hình du lịch tâm linh phát triển bền vững, thị xã Quảng Yên cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Rà soát, đầu tư trùng tu, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Cùng với công tác trùng tu, tôn tạo sẽ hình thành hệ thống phương tiện, tiện nghi như thu gom rác thải, bảng biển chỉ dẫn và diễn giải thông tin, cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống phục vụ du khách. Trong đó, đặc biệt thị xã cần nâng cấp chất lượng các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, tập huấn nghiệp vụ nhằm từng bước thay đổi phong cách phục vụ, xây dựng tác phong, thái độ, tinh thần làm việc cũng như kỹ năng phục vụ và văn hóa ứng xử trong giao tiếp với khách hàng, để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, Quảng Yên cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cùng với với phát triển du lịch tâm linh là khai thác tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa. Và trên hết, địa phương cần đẩy mạnh là quảng bá, truyền thông rộng rãi để đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến Quảng Yên trên bản đồ du lịch Quảng Ninh và lựa chọn nơi đây là điểm đến tin cậy, hấp dẫn các nhà đầu tư.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch tâm linh thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISSN: 1859-2171 e-ISSN: 2615-9562 TNU Journal of Science and Technology 225(07): 208 - 215 208 Email: jst@tnu.edu.vn ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH Phạm Thị Hồng Nhung*, Phùng Thị Kim Anh Nguyễn Ngọc Lan, Vũ Thị Phương, Đỗ Huyền Trang Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thị xã Quảng Yên có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch. Với hệ thống di tích văn hóa lịch sử phong phú tạo cho thị xã lợi thế nổi trội trong phát triển du lịch tâm linh. Tuy nhiên, hiện nay còn thiếu các nghiên cứu đánh giá đầy đủ tiềm năng này một cách tổng thể và chi tiết. Vì thế, nghiên cứu này nhằm tạo dựng cơ sở khoa học cho địa phương xây dựng định hướng phát triển du lịch tâm linh. Tác giả sử dụng phương pháp đánh giá tổng hợp bằng thang điểm có trọng số để đánh giá 11 điểm di tích chính của thị xã theo 5 tiêu chí. Kết quả đánh giá cho thấy hầu hết các điểm di tích đều ở mức độ “thuận lợi” và 1 điểm “rất thuận lợi” cho phát triển du lịch tâm linh. Phát triển du lịch tâm linh có thể coi là động lực cho sự phát triển du lịch nói riêng và phát triển bền vững kinh tế- xã hội (KT-XH) của thị xã. Từ khóa: Du lịch tâm linh; tài nguyên văn hóa; di tích văn hóa- lịch sử; độ hấp dẫn; tiêu chí đánh giá; thang đánh giá; trọng số; điểm đánh giá riêng; điểm đánh giá tổng hợp. Ngày nhận bài: 07/4/2020; Ngày hoàn thiện: 11/5/2020; Ngày đăng: 25/5/2020 EVALUATE THE POTENTIAL FOR DEVELOPING SPIRITUAL TOURISM IN QUANG YEN TOWN, QUANG NINH PROVINCE Pham Thi Hong Nhung * , Phung Thi Kim Anh Nguyen Ngoc Lan, Vu Thi Phuong, Do Huyen Trang TNU - University of Sciences ABSTRACT Quang Yen town has many potentials and strengths for tourism development. Thanks to the rich system of cultural and historical relics, the town has outstanding advantages in developing spiritual tourism. However, there is currently a lack of studies to fully assess this potential in a comprehensive and detailed manner. Therefore, this research aims to create a scientific basis for the locality to build spiritual tourism development orientations. The author uses the integrated evaluation method by weighted scale points to assess 11 key points of relics of the town according to 5 criteria. The evaluation results show that most of the relics have reached the "favorable" level, of which one has reached the "very favorable" level for the development of spiritual tourism. Spiritual tourism development can be considered as a driving force for the development of tourism in particular and the socio-economic sustainable development of the town in general. Keywords: Spiritual tourism; cultural resources; cultural-historical relics; attractiveness; evaluation criteria; rating scale; weight; own review score; overall review score. Received: 07/4/2020; Revised: 11/5/2020; Published: 25/5/2020 * Corresponding author. Email: nhungpth@tnus.edu.vn Phạm Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 208 - 215 Email: jst@tnu.edu.vn 209 Đ t v n ề Du lịch tâm linh đang phát triển mạnh mẽ và trở thành xu hướng phổ biến ở Việt Nam. Những giá trị văn hóa tâm linh trên khắp mọi miền đất nước có sức hấp dẫn du lịch mạnh mẽ. Với thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nhân văn riêng biệt, Quảng Ninh được ví như “một Việt Nam thu nhỏ” với nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) nổi bật và đặc sắc nhất cả nước. Đồng thời, Quảng Ninh còn có bề dày lịch sử của vùng đất tiền tiêu, gắn liền với chiều dài lịch sử dân tộc nên du lịch tâm linh đang phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành du lịch cũng như quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tỉnh. So với các địa phương khác trong tỉnh, Quảng Yên là vùng đất có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Bên cạnh cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, Quảng Yên còn sở hữu khá đậm đặc các di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng và các lễ hội truyền thống đặc sắc. Mang dấu tích văn hóa gốc Thăng Long trong công cuộc khẩn hoang vùng đất ven biển, nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn được những nét văn hoá đặc trưng của cư dân vùng đồng bằng duyên hải. Đây chính là những lợi thế, nguồn TNDL quan trọng để Quảng Yên đưa ngành “công nghiệp không khói” của thị xã “cất cánh” trong thời gian tới. Một trong những trụ cột để đưa du lịch Quảng Yên trở thành một trong những trung tâm của du lịch Quảng Ninh đó là du lịch tâm linh. Tuy nhiên, thời gian qua ngành du lịch Quảng Yên nói chung và du lịch tâm linh phát triển còn nhiều hạn chế và bất cập về hạ tầng, dịch vụ du lịch, sản phẩm du lịch, loại hình du lịch nghèo nàn... Do vậy, việc nghiên cứu du lịch tâm linh Quảng Yên là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho quá trình phát triển bền vững của địa phương. 2 Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp thu thập thông tin Việc thu thập các nguồn tài liệu, số liệu, báo cáo, nghiên cứu và các thông tin từ các trang webside có liên quan từ các cơ quan như: Sở Du lịch Quảng Ninh, UBND thị xã Quảng Yên, Ban quản lý các khu Di tích... Các số liệu, tài liệu được chọn lọc, phân tích, tổng hợp, cho phù hợp với yêu cầu nội dung đề tài. 2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Thực địa là phương pháp bắt buộc nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, TNDL của khu vực và bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập. Việc khảo sát thực địa được lên kế hoạch và phân chia thành 3 tuyến: Trung tâm thị xã Quảng Yên; Khu vực đảo Hà Nam và các khu vực lân cận khác 2.3. Phương pháp bản đồ và GIS Với sự hỗ trợ của phần mền Mapinfor đề tài tiến hành chỉnh sửa và thành lập bản đồ hành chính, bản đồ tài nguyên và hiện trạng du lịch tâm linh, bản đồ định hướng không gian phát triển tâm linh của thị xã Quảng Yên. Đây là kênh hình ảnh sinh động để minh hoạ nội dung nghiên cứu chính của đề tài. 2.4. Phương pháp điều tra xã hội học Phiếu điều tra là bảng hỏi khảo sát nhằm thu thập những số liệu, những thông tin cập nhật, sát thực về tiềm năng, hiện trạng ngành du lịch của địa phương, cũng như hiện trạng du lịch văn hóa tâm linh, mức độ hài lòng của người dân địa phương đối với hoạt động du lịch, thu nhập và hiệu quả kinh tế, những mong muốn của người dân đối với chính quyền. Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo cụm (hay chọn mẫu xác suất) và lấy mẫu ngẫu nhiên. Với đối tượng điều tra là: các hộ gia đình trong khu vực, các khách du lịch và cán bộ quản lý. Với cán bộ quản lý tiến hành phỏng vấn chuyên sâu. Tác giả lựa chọn phương pháp chọn mẫu theo cụm với các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ du lịch. Cách thức tiến hành: tác giả sử dụng dữ liệu thống kê của địa phương về số hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác tại điểm di tích. Sau đó, tác giả chọn ngẫu nhiên một số hộ gia đình và điều tra. Cách lấy mẫu ngẫu nhiên áp dụng với điều tra khách du lịch. Khách du lịch của thị xã không có quanh năm, mà tập trung vào dịp Phạm Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 208 - 215 Email: jst@tnu.edu.vn 210 mùa xuân, nhất là sau Tết Nguyên đán, thăm quan các di tích. Địa điểm chọn mẫu là hai điểm Di tích quan trọng của thị xã là khu Di tích lịch sử Bạch Đằng với lễ hội Bạch Đằng và đình Cốc với lễ hội Tiên Công. Vì thế thời gian tác giả đã thực hiện điều tra vào tháng 1/2020. Tổng số lượng phiếu điều tra là 150 phiếu, trong đó phiếu điều tra dành cho người dân là 50 phiếu, khách du lịch là 100 phiếu. Kết quả điều tra được xử lý và phân tích theo các tiêu chí lựa chọn để đánh giá mức độ thuận lợi tại các điểm di tích phục vụ phát triển du lịch tâm linh. 2.5. Phương pháp đánh giá tổng hợp Phương pháp này nhằm làm rõ tiềm năng phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn thị xã theo các mức độ thuận lợi: rất thuận lợi, thuận lợi, thuận lợi trung bình và ít thuận lợi. Các tiêu chí được lựa chọn để làm rõ mức độ thuận lợi này là hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến thị trường du lịch, cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kỹ thuật (CSVCKT) du lịch, độ bền vững. Quy trình đánh giá được tiến hành theo 3 bước: xây dựng thang đánh giá, đánh giá riêng và đánh giá tổng hợp. Quy trình đánh giá này được áp dụng cho đánh giá theo các điểm di tích. Cách thức thực hiện và kết quả của phương pháp thể hiện trong phần kết quả nghiên cứu. Từ đó, đánh giá được mức độ thuận lợi tiềm năng phát triển du lịch tâm linh của thị xã Quảng Yên. 3 Tổng quan tài liệu nghiên cứu Du lịch tâm linh đã có từ lâu trên thế giới, nhưng ở nước ta mới chỉ được nói đến trong khoảng hơn chục năm qua khi mà điều kiện kinh tế, xã hội phát triển, đời sống vật chất và tinh thần con người được nâng lên. Theo nhà khoa học Alex Norman đã định nghĩa một cách ngắn gọn: “Du lịch tâm linh có đặc trưng là du khách sẽ cố tìm kiếm lợi ích tinh thần thông qua việc thực hành nghi lễ tín ngưỡng, tôn giáo” [1]. Còn hai tác giả Farooq Haq - John Jackson cho rằng “khách du lịch tâm linh là đối tượng đi đến một nơi cụ thể ngoài môi trường sinh sống của mình với ý định gia tăng ý nghĩa cho đời sống tinh thần; có thể họ có tôn giáo hoặc không tôn giáo, thông qua chuyến đi họ có trải nghiệm với môi trường tự nhiên tại điểm đến nhưng được đặt trong bối cảnh có sự liên hệ với một đấng/nhân vật quyền năng nào đó” [1]. Với Việt Nam khái niệm này còn khá mới mẻ. Sau sự kiện Việt Nam lần đầu tiên tổ chức Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh tại Ninh Bình (tháng 11-2013) theo sáng kiến của Tổng Thư ký Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) Taleb Rifai thì du lịch tâm linh được quan tâm nghiên cứu nhiều hơn. Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn cho rằng “Xét về nội dung và tính chất hoạt động, du lịch tâm linh thực chất là loại hình du lịch văn hóa, lấy yếu tố văn hóa tâm linh vừa làm cơ sở vừa làm mục tiêu nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người trong đời sống tinh thần” [2]. Trên quan điểm tiếp cận này, du lịch tâm linh khai thác những yếu tố văn hóa tâm linh trong quá trình diễn ra các hoạt động du lịch, dựa vào những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể gắn với lịch sử hình thành nhận thức của con người về thế giới, những giá trị về đức tin, tôn giáo, tín ngưỡng và những giá trị tinh thần đặc biệt khác. Theo đó, du lịch tâm linh mang lại những cảm xúc và trải nghiệm thiêng liêng về tinh thần của con người trong khi đi du lịch. Đi sâu vào cuộc hành trình tâm linh này, người ta có thể rũ bỏ những ưu phiền, khổ đau để có được một tâm hồn tự do và hạnh phúc, lòng ngập tràn niềm vui sống cùng tình yêu thương bao la, vô tận Tóm lại du lịch tâm linh là một hình thức biểu hiện của du lịch văn hóa [1]. Các giá trị văn hóa tín ngưỡng và tôn giáo là nền tảng quan trọng để hình thành và phát triển hoạt động du lịch tâm linh. Mục đích của khách du lịch tâm linh có thể khác nhau nhưng đều chung xuất phát điểm là có sự tôn kính/niềm tin với một lực lượng siêu nhiên gắn liền với một không gian văn hóa tín ngưỡng nhất định. Trải nghiệm của du khách tại các không gian linh thiêng sẽ có khả năng mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng như nâng cao nhận thức, sự hiểu biết Phạm Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 208 - 215 Email: jst@tnu.edu.vn 211 hoặc gia tăng niềm tin cho chính mình. Hơn thế nữa, thông qua các hoạt động du lịch tâm linh khách du lịch còn có kỳ vọng nâng cao trí lực và thể lực của bản thân. 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 4.1. Tài nguyên du lịch tâm linh thị xã Quảng Yên Cơ sở của đánh giá tổng hợp tiềm năng phát triển du lịch tâm linh thị xã Quảng Yên dựa trên kết quả phân tích các đặc điểm tài nguyên du lịch và các điều kiện KT – XH phục vụ phát triển du lịch tâm linh. * Vị trí địa lý: Thị xã Quảng Yên là đơn vị hành chính ven biển nằm ở Tây Nam của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích tự nhiên 314,2 km², được giới hạn từ 20º45’06” đến 21º02’09” vĩ Bắc, từ 106º45’30” đến 106º0’59” kinh Đông [3]. Địa giới hành chính gồm: - Phía Bắc giáp thành phố Uông Bí và huyện Hoành Bồ; - Phía Nam giáp đảo Cát Hải và cửa Nam Triệu, thành phố Hải Phòng; - Phía Đông giáp thành phố Hạ Long và vịnh Hạ Long; - Phía Tây giáp huyện Thủy Nguyên (thành phố Hải Phòng). Quảng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và nằm giữa 3 thành phố là Uông Bí, Hạ Long, Hải Phòng với vị trí "đắc địa" thông qua hệ thống đường giao thông thuận tiện ngày càng được nâng cấp đầu tư. Hơn thế nữa Quảng Yên còn có lợi thế tiếp giáp với các trung tâm du lịch của tỉnh: Hạ Long, Móng Cái - Trà Cổ, Vân Đồn - Cô Tô, Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên và thành phố Hải Phòng. Vị thế đó giúp Quảng Yên thuận lợi trong việc kết nối để phát triển các loại hình du lịch và trở thành điểm đến du lịch tâm linh hấp dẫn. * Tài nguyên du lịch văn hóa: - Di tích lịch sử - văn hóa: Thị xã Quảng Yên là vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa. Là địa phương có mật độ di tích dày đặc nhất trong tỉnh (bình quân gần 1 di tích/km²). Quảng Yên vừa là khu vực đông dân cư, vừa là không gian văn hóa, lịch sử đặc biệt với trên 200 di tích lịch sử - văn hóa được bảo tồn, lưu giữ, với nhiều giá trị vật thể và phi vật thể. Trong đó, thị xã có 1 di tích quốc gia đặc biệt, 33 di tích xếp hạng quốc gia, 12 di tích xếp hạng cấp tỉnh, 01 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và hơn trăm lễ hội truyền thống [4]. Quảng Yên là vùng đất gắn liền với quá khứ hào hùng của dân tộc với 3 lần chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938, 981 và 1288. Chiến thắng này là mốc son lịch sử trong cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Những mốc son chói lọi đó gắn liền với khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng. Khu di tích được Nhà nước xếp hạng là di tích Quốc gia đặc biệt năm 1992. Toàn bộ khu di tích gồm 10 điểm di tích đã được công nhận như: Đền Trần Hưng Đạo; miếu Vua Bà, bến đò cổ; đình, chùa Yên Giang (hay chùa Đống Phúc), đền Trung Cốc, đình Trung Bản, đình Đền Công là những địa danh gắn liền với chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng của quân, dân nhà Trần năm 1288 [3]. Trong đó, đền thờ Trần Hưng Đạo tọa lạc roi cát bên bờ sông Bạch Đằng, được xây dựng theo kiến trúc truyền thống gồm 3 gian tiền đường, 2 gian bái đường và 1 gian hậu cung [3]. Hiện đền còn lưu giữ nguyên vẹn một số câu đối ca tụng công lao của Trần Hưng Đạo, bộ kiệu bát cống được chạm trổ, điêu khắc tinh xảo và 4 đạo sắc phong của các vua triều Nguyễn ban tặng. Miếu Vua Bà: nằm sát đền Trần Hưng Đạo, thuộc khu vực trung tâm của Khu di tích. Tương truyền, đây là miếu thờ bà bán hàng nước, người đã chỉ dẫn cho Trần Hưng Đạo biết lịch triều con nước, địa thế lòng sông Bạch Đằng và chiến thuật hỏa công. Từ những chỉ dẫn tỉ mỉ của bà cụ, Trần Hưng Đạo đã xây dựng trận địa cọc đánh giặc Nguyên Mông. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, Trần Hưng Đạo đã tâu với vua Trần, sắc phong cho bà bán hàng nước là “Vua Bà” và lập đền thờ Bà ngay trên nền Phạm Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 208 - 215 Email: jst@tnu.edu.vn 212 quán nước. Khu vực lân cận còn lưu dấu tích của bãi cọc gắn với chiến thắng vang dội này như Bãi cọc Yên Giang, Bãi cọc đồng Má Ngựa, Bãi cọc đồng Vạn Muối. Chùa Yên Giang (hay chùa Đống Phúc) là nơi truyền bá Phật pháp của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử; cũng chính là một cơ sở bí mật trong đường dây hoạt động của các chiến sĩ cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Chùa có kiến trúc độc đáo, được xây dựng bằng gỗ lim, đá nguyên khối, tổng diện tích khuôn viên trên 4.000 m²; được bảo tồn theo đúng nguyên bản lối kiến trúc thời Trần, hoa văn họa tiết thời Lê và Nguyễn [3]. - Các lễ hội: Quảng Yên bảo lưu khá nguyên vẹn các phong tục tập quán cổ truyền của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Mảnh đất này vốn cái nôi của các lễ hội truyền thống với nhiều lễ hội lớn đặc sắc như: lễ hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công, lễ hội xuống đồng, lễ hộ cầu ngư, lễ hội làng Hưng Học, lễ hội làng Hải Yến, lễ hội làng Phong Cốc... Nhắc đến Quảng Yên là nhắc đến lễ hội Bạch Đằng (còn được gọi là ngày Giỗ trận), được tổ chức vào ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm tại đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bãi cọc Bạch Đằng, đình Yên Giang [4]... Lễ hội nhằm ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc có công chống giặc ngoại xâm với trận địa cọc gỗ trên sông Bạch Đằng như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các danh tướng nhà Trần. Bên cạnh tài nguyên văn hóa, Quảng Yên còn là nơi có khí hậu trong lành; cảnh quan độc đáo của vùng sông nước, đồng bằng hoà quyện với núi đồi; hệ thống sông ngòi dày đặc; nhiều ngư trường, bãi triều và hệ thống rừng ngập mặn phong phú; nhiều loài hải sản biển phục vụ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch ẩm thực, du lịch trải nghiệm...Với việc tăng cường đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hàng loạt các tuyến giao thông huyết mạch trục Đông - Tây, trục Nam - Bắc được nâng cấp và xây mới, đặc biệt là cao tốc 5B nối thành phố Hạ Long - Hải Phòng; cầu Bạch Đằng, cầu sông Chanh tạo thuận lợi cho việc tiếp cận điểm đến của du khách. Nguồn nhân lực dồi dào, con người Quảng Yên thân thiện, mến khách sẽ tạo ra những ấn tượng khó quên cho du khách... Như vậy, với việc sở hữu nhiều hệ thống di tích lịch sử - văn hóa, danh thắng, lễ hội truyền thống đặc sắc, thị xã Quảng Yên có nhiều tiềm năng du lịch tâm linh nhằm góp phần phát triển du lịch bền vững. 4.2. Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch tâm linh thị xã Quảng Yên Đánh giá tổng hợp tiềm năng một lãnh thổ phục vụ mục đích phát triển KT-XH, trong đó có phát triển từng ngành dựa trên các phương pháp tiếp cận truyền thống của địa lý học như tiếp cận hệ thống, tiếp cận tổng hợp thông qua sử dụng phương pháp đánh giá bán định lượng [5]. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu là tài nguyên du lịch văn hóa nên có những nét khác biệt cơ bản so với đánh giá TNDL tự nhiên. Ngoài ra, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch liên quan đến khía cạnh con người (như nhu cầu, sở thích, đặc điểm về tâm, sinh lý...) và những đặc điểm về tài nguyên. Chính vì thế, đánh giá tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt là du lịch tâm linh là khá khó khăn. Trong bài báo, tác giả chọn cách đánh giá tổng hợp bằng thang điểm có trọng số để xác định mức độ thuận lợi cho phát triển du tâm linh tại các điểm di tích. 4.2.1. Thang đánh giá Thang đánh giá được xây dựng bao gồm: hệ thống chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá; các mức đánh giá; điểm cho từng mức đánh giá; hệ số điểm đánh giá. Để làm rõ mức độ thuận lợi cho phát triển du lịch tâm linh qua tham khảo các chuyên gia tác giả đã lựa chọn 5 tiêu chí là độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến thị trường du lịch, CSHT và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, độ bền vững. Đánh giá mỗi tiêu chí qua 4 mức: rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình và ít thuận lợi với các chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Với từng mức đánh giá có qui định số điểm cụ thể như sau: Rất thuận lợi: 4 điểm; Phạm Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 208 - 215 Email: jst@tnu.edu.vn 213 Khá thuận lợi: 3 điểm; Thuận lợi trung bình: 2 điểm; Ít thuận lợi: 1 điểm [6]. Để hiểu hơn về cách xây dựng các mức đánh giá có thể lấy một ví dụ cụ thể về đánh giá độ hấp dẫn. Độ hấp dẫn là yếu tố quan trọng nhất của TNDL. Yếu tố này quyết định sức thu hút khách du lịch. Độ hấp dẫn có tính chất tổng hợp rất cao và thường được xác định bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự thích hợp của khí hậu, sự đặc sắc và độc đáo của TNDL tự nhiên và nhân văn. Độ hấp dẫn được thể hiện ở số lượng và chất lượng của các tài nguyên, ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch. Đánh giá độ hấp dẫn của các điểm du lịch Quảng Yên, đề tài sử dụng thang đánh giá sau: - Bậc 4: Rất hấp dẫn (ứng với mức độ rất thuận lợi) + Có giá trị loại hình: lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, hay giá trị loại hình văn hóa. + Giá trị di tích được xếp hạng quốc gia đặc biệt. + Nội thất các công trình hạng mục được giữ gìn tôn tạo, bảo vệ tốt. + Nhân vật được thờ tụng là những người có công với nước hoặc các thánh thần gắn với sự hình thành của một truyền thuyết một tôn giáo. + Có 3- 4 các điểm phong cảnh đẹp. - Bậc 3: Khá hấp dẫn (ứng với mức độ khá thuận lợi) + Có giá trị loại hình: lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, hay giá trị loại hình văn hóa. + Giá trị di tích được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh + Nội thất các công trình hạng mục được giữ gìn tôn tạo, bảo vệ tốt. + Nhân vật được thờ tụng là những người có công với nước hoặc các thánh thần gắn với sự hình thành của một truyền thuyết một tôn giáo. + Có 2-3 các điểm phong cảnh đẹp. - Bậc 2: Hấp dẫn trung bình (ứng với mức độ thuận lợi trung bình) + Có giá trị loại hình: lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, hay giá trị loại hình văn hóa. + Giá trị di tích được xếp hạng cấp tỉnh. + Một số nội thất các công trình hạng mục không được giữ gìn tôn tạo, bảo vệ tốt. + Nhân vật được thờ tụng là những người có công với nước hoặc các thánh thần gắn với sự hình thành của một truyền thuyết một tôn giáo. + Có 1-2 các điểm phong cảnh đẹp. - Bậc 1: Kém hấp dẫn (ứng với mức độ kém thuận lợi) + Có giá trị loại hình: lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, hay giá trị loại hình văn hóa + Giá trị di tích chưa được xếp hạng. + Nội thất các công trình hạng mục không được giữ gìn tôn tạo, bảo vệ tốt. + Nhân vật được thờ tụng là những người có công với người dân địa phương. + Không có các điểm có phong cảnh đẹp. Các tiêu chí khác cũng được xây dựng theo cách trên, song sự phân chia thành các mức từng ứng với các chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên, do các tiêu chí có tầm quan trọng khác nhau đối với hoạt động du lịch nên cần xác định thêm hệ số điểm đánh giá (còn gọi là hệ số tầm quan trọng hay trọng số) để tăng cường tính chính xác và khách quan của kết quả đánh giá. Hệ số điểm đánh giá được xác định theo phương pháp ma trận và phương pháp chuyên gia. Các chỉ tiêu quan trọng, xuất hiện nhiều lần có trọng số là 3, các chỉ tiêu ít quan trọng hơn thì trọng số là 2 và trọng số là 1 khi chỉ tiêu đó ít quan trọng (bảng 1). Bảng Trọng số các chỉ tiêu đánh giá cho du lịch tâm linh Chỉ tiêu ánh giá Trọng số Độ hấp dẫn 3 Sức chứa khách du lịch 2 CSHT và CSVCKT 2 Độ bền vững 2 Khoảng cách từ điểm du lịch đến thị trường du lịch 2 (Nguồn: Tính toán của tác giả) 4.2.2. Điểm đánh giá Phạm Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 208 - 215 Email: jst@tnu.edu.vn 214 Điểm đánh giá bao gồm số điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí cụ thể và điểm đánh giá tổng hợp. Điểm đánh giá riêng của từng tiêu chí là số điểm cụ thể của mức đánh giá nhân với trọng số của tiêu chí đó 7 . Trong đó, các mức đánh giá của mỗi tiêu chí dựa trên việc phân tích các điều kiện cụ thể của địa phương và của từng điểm du lịch và đối chiếu phân bậc chỉ tiêu. Ví dụ: Khu trung tâm di tích lịch sử Bạch Đằng điểm đánh giá độ hấp dẫn được ở bậc 4 - rất thuận lợi tương ứng với 4 điểm (vì có 3-4 điểm di tích có phong cảnh đẹp như Đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Yên Giang, đình Trung Bản; được xếp hạng quốc gia đặc biệt), trọng số độ hấp dẫn theo bảng 1 là 3; điểm đánh giá thành phần: 4 x 3 = 12. Các tiêu chí còn lại 5 tiêu chí sức chứa khách du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến thị trường du lịch, CSHT và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, độ bền vững tiến hành tương tự. Từ đó, đánh giá tổng hợp là tổng số điểm của tất cả các tiêu chí. Kết quả đánh giá tổng hợp tại Khu trung tâm di tích lịch sử Bạch Đằng là 36 điểm. Cách thức đánh giá các điểm di tích còn lại được tiến hành giống như với đánh giá tại Khu trung tâm di tích lịch sử Bạch Đằng đã cho kết quả thể hiện trong bảng 3. Như vậy, với các tiêu chí đã lựa chọn, điểm đánh giá cao nhất là 44 điểm và điểm đánh giá tổng hợp của mỗi điểm di tích 25 đến 36 điểm. Căn cứ vào điểm đánh giá tổng hợp để phân chia khả năng phát triển du lịch thành các mức trong bảng 2. Bảng 2. Mức độ đánh giá điều kiện phát triển du lịch tâm linh thị xã Quảng Yên Mức ộ ánh giá Tỉ lệ % so với iểm tối a Số iểm Rất thuận lợi 81 – 100 36 - 44 Thuận lợi 61 – 80 26 - 35 Thuận lợi trung bình 41 – 60 15 - 25 Ít thuận lợi 25 – 40 6 - 14 (Nguồn: Phạm Hoàng Hải và nnk [5]) Kết quả cụ thể về đánh giá số điểm và mức độ thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh thị xã Quảng Yên tại các địa điểm di tích tiêu biểu của thị xã Quảng Yên được thể hiện qua bảng 3. Kết quả đánh giá cho thấy, có 1 khu di tích được đánh giá ở mức “rất thuận lợi”, 9/11 điểm du lịch được đánh giá ở mức “thuận lợi”, chỉ có 1/11 điểm là ở mức “thuận lợi trung bình”. Như vậy, hầu hết các điểm di tích của thị xã Quảng Yên đều hội tụ các yếu tố “thuận lợi” cho phát du lịch tâm linh. Điều đó cho thấy, Quảng Yên là mảnh đất “trầm tích” bề dày truyền thống văn hóa lịch sử, có tiềm năng lớn cho phát triển du lịch tâm linh. Hiện Quảng Yên đã xây dựng 3 tuyến, 11 điểm du lịch trên địa bàn khai thác tiềm năng phát triển du lịch tâm linh này. Bảng 3. Đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch tâm linh tại các điểm di tích thị xã Quảng Yên STT Điểm du lịch Tổng số iểm ánh giá Số iểm tối a Tỉ lệ % so với iểm tối a Tiêu chuẩn ánh giá so với mức ánh giá (%) Đánh giá mức ộ thuận lợi 1 Khu trung tâm di tích lịch sử Bạch Đằng 36 44 82% 81-100 Rất thuận lợi 2 Đình Phong Cốc 33 44 75% 61- 80 Thuận lợi 3 Nhà thờ Họ Lê 31 44 70,1% 61-80 Thuận lợi 4 Chùa Yên Đông 33 44 75% 61-80 Thuận lợi 5 Miếu Tiên Công 33 44 75% 61-80 Thuận lợi 6 Đình Hải Yến 33 44 75% 61-80 Thuận lợi 7 Chùa Yên Giang 29 44 66% 61-80 Thuận lợi 8 Chùa Giữa Đồng 29 44 66% 61-80 Thuận lợi 9 Đền Quan Đại 25 44 57% 41-60 Thuận lợi trung bình 10 Đình Lưu Khê 31 44 70,1% 61-80 Thuận lợi 11 Chùa Cẩm La 29 44 66% 61-80 Thuận lợi (Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả) Phạm Thị Hồng Nhung và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(07): 208 - 215 Email: jst@tnu.edu.vn 215 5 Kết luận Qua quá trình nghiên cứu, đánh giá dựa trên các tiêu chí phát triển du lịch tâm linh như độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, khoảng cách từ điểm du lịch đến thị trường du lịch, CSHT và CSVCKT du lịch, độ bền vững cho các điểm du lịch chính của thị xã. Kết quả là có rất nhiều điểm du lịch được đánh giá ở mức “thuận lợi” như: chùa Yên Đông, chùa Giữa Đồng, chùa Yên Giang, chùa Cẩm La, đình Hải Yến, đình Phong Cốc, đình Lưu Khê, miếu Tiên Công, nhà thờ họ Lê. Đặc biệt Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng xếp ở mức độ “rất thuận lợi”. Đây sẽ là điểm đến hấp dẫn, thu hút khách du lịch, tạo động lực cho việc phát triển du lịch tâm linh của Quảng Yên. Đến với Quảng Yên khách thập phương tham gia loại hình du lịch tâm linh ở nhiều điểm di tích, nhất là vào các dịp lễ hội mùa xuân, giúp cho du khách có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp văn hóa tiêu biểu của con người và vùng đất Quảng Yên. Kiến nghị: Tuy nhiên, hiện nay, lượng khách đến thăm quan các di tích văn hóa lịch sử của thị xã chưa nhiều, chủ yếu là người dân địa phương và khu vực lân cận. Tiềm năng du lịch tâm linh chưa được khai thác và phát triển tương xứng với tiềm năng. Vì thế, để loại hình du lịch tâm linh phát triển bền vững, thị xã Quảng Yên cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Rà soát, đầu tư trùng tu, phục hồi các di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Cùng với công tác trùng tu, tôn tạo sẽ hình thành hệ thống phương tiện, tiện nghi như thu gom rác thải, bảng biển chỉ dẫn và diễn giải thông tin, cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống phục vụ du khách. Trong đó, đặc biệt thị xã cần nâng cấp chất lượng các cơ sở lưu trú, các nhà hàng, tập huấn nghiệp vụ nhằm từng bước thay đổi phong cách phục vụ, xây dựng tác phong, thái độ, tinh thần làm việc cũng như kỹ năng phục vụ và văn hóa ứng xử trong giao tiếp với khách hàng, để nâng cao chất lượng dịch vụ và hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, Quảng Yên cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, cùng với với phát triển du lịch tâm linh là khai thác tiềm năng về cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa... Và trên hết, địa phương cần đẩy mạnh là quảng bá, truyền thông rộng rãi để đông đảo du khách trong và ngoài nước biết đến Quảng Yên trên bản đồ du lịch Quảng Ninh và lựa chọn nơi đây là điểm đến tin cậy, hấp dẫn các nhà đầu tư. TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES [1]. D. M. Duong, "Spiritual tourism in Vietnam: theoretical and practical issues," Journal of Science and Technology, VNU-HCM, vol. 19, no. X5, pp. 37 - 45, 2016. [2]. V. T. Nguyen, "Spiritual tourism in Vietnam - real situation and development orientation," Tourism Development Research Institute, 11/03/2019. [Online]. Available: org.vn/du-lich-tam-linh-o-viet-nam-thuc-trang -va-dinh-huong-phat-trien/. [Accessed Mar. 13, 2020]. [3]. People's Committee of Quang Yen town, Project on tourism development in Quang Yen town to 2020, vision to 2030 (Issued together with Decision No. 2665 / QD-UBND dated July 3, 2015), 2015. [4]. G. Hoang, “Quang Yen develops cultural and spiritual tourism,” Quang Ninh press, 13/03/2018. [Online]. Available: quangninh.com.vn/du-lich/201803/quang-yen -phat-trien-du-lich-van-hoa-tam-linh-2377674/. [Accessed Mar. 13, 2020]. [5]. H. H. Pham, Scientific basis and solutions for sustainable socio-economic development to ensure security and defense of Co To island district, Quang Ninh province, Thematic reports, Project KC.09.20, Institute of Geography, National Center for Natural Sciences and Technology, 2006. [6]. People's Committee of Quang Yen town, Report on the situation of tourism development in Quang Yen town in the period of 2010-2015, orientations and solutions for implementation to 2020, 2016. [7]. T. P. N. Nguyen, and X. T. Nguyen, "Assessment of ecological tourism development at Ben En national park, Thanh Hoa province in sustainable development," TNU - Journal of Science and Technology, vol. 186, no. 10, pp.77 - 82, 2018.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tiem_nang_phat_trien_du_lich_tam_linh_thi_xa_quang.pdf