Based on the sustainability assessment indicators conducted previously, the
authors studied and built the sustainable indicators for the factors involved in the assessment with 6
themes and 38 indicators as well as sustainable levels (5 levels) in order to assess the sustainable
conditions in coastal zone at the pilot site in Phu Cat district. The authors also proposed to apply
the method of analysis hierarchy process (AHP) to establish a set of weights for each subject and
indicator. After calculating the assessment results for each indicator through the method of fuzzy
comprehensive evaluation (FCE) by the membership functions, the overall evaluation results for the
entire Phu Cat district were done. Through the implementation of these methods the evaluation
results showed that the sustainability of Phu Cat district is at average level.
7 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 790 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tính bền vững đới bờ - Thí điểm tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
132
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển; Tập 14, Số 1; 2014: 132-138
ISSN: 1859-3097
ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG ĐỚI BỜ - THÍ ĐIỂM
TẠI HUYỆN PHÙ CÁT, TỈNH BÌNH ĐỊNH
Võ Thanh Tịnh1*, Chế Đình Lý1, Lương Văn Thanh2
1Viện Môi trường và Tài nguyên-Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh
2Viện Kỹ thuật Biển-Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam
*E-mail: tinhmtbd@gmail.com
Ngày nhận bài: 18-7-2013
TÓM TẮT: Dựa vào các bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững đã công bố, các tác giả nghiên cứu,
thiết lập bộ chỉ thị với 6 nhóm chủ đề và 38 chỉ thị và các bậc bền vững (5 bậc) cho các yếu tố phục
vụ công tác đánh giá tính bền vững đới bờ, thí điểm tại huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Nghiên cứu
này đã áp dụng phương pháp phân tích tiến trình cấp bậc (AHP) để thiết lập tập hợp trọng số cho
từng chủ đề và từng chỉ thị. Sau khi tính toán kết quả đánh giá với phương pháp đánh giá toàn diện
mờ (FCE) cho từng chỉ thị theo hàm thành viên, ta có được kết quả đánh giá tổng thể cho toàn bộ
huyện Phù Cát. Từ kết quả tính toán và đánh giá các tiêu chí cho thấy mức độ bền vững của huyện
Phù Cát ở mức trung bình.
Từ khóa: Tính bền vững, đới bờ, huyện Phù Cát.
MỞ ĐẦU
Phù Cát là một trong năm huyện, thành phố
ven biển của tỉnh Bình Định với diện tích
679km2 và dân số khoảng 194.000 người
(2012). Nằm ở khu vực ven biển với đường bờ
biển dài gần 40km và sở hữu đầm Đề Gi - một
trong những đầm phá lớn của nước ta, khu vực
ven biển huyện Phù Cát có vai trò quan trọng
trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của
tỉnh Bình Định. Diện tích nuôi trồng thủy sản
hiện nay là 391 ha. Trong số này có 176 ha mặt
nước lợ với 47 ha nuôi tôm thâm canh, bán
thâm canh và 129 ha nuôi theo phương thức
quảng canh cải tiến hỗn hợp các loại thủy sản.
Tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy
sản trong năm 2012 đạt 35.000 tấn. Trong đó,
sản lượng khai thác chiếm 94%, sản lượng nuôi
trồng chiếm 6%. Toàn huyện có 1.207 tàu
thuyền đánh bắt thủy sản [1], trong đó phần lớn
là tàu thuyền đã sử dụng lâu năm, máy móc
thiết bị lạc hậu, khả năng chịu đựng sự tác động
của sóng gió yếu nên rất dễ xảy ra sự cố trong
mùa mưa, bão.
Theo số liệu thống kê của Ban chỉ huy
Phòng chống lụt bão huyện năm 2012, Phù Cát
có 1.448 hộ dân với 6.961 nhân khẩu thuộc các
xã: Cát Nhơn, Cát Hưng, Cát Thắng, Cát Minh,
Cát Khánh, Cát Thành, Cát Hải, Cát Tiến, Cát
Chánh, Cát Tường, Cát Tân ở vùng hạ lưu sông
Côn, sông La Tinh, ven đầm Đề Gi, ven biển
thường bị đe dọa bởi triều cường, ngập lụt và
sạt lở đất, không đảm bảo an toàn mỗi khi xảy
ra mưa lũ lớn. Ngoài ra, các đoạn đê sông Côn
thuộc địa bàn thôn Đại Lợi (Cát Nhơn), Chánh
Lý (Cát Tường) và đoạn đê sông La Tinh thuộc
địa bàn thôn Thái Bình (Cát Tài) đã bị sạt lở
nặng, vỡ đê nếu xảy ra bão, lũ.
TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Dựa vào phương pháp đánh giá toàn diện
mờ (FCE) để phân tích, lựa chọn các công trình
xanh tại Thâm Quyến, Trung Quốc của Sun et
al. (2006) [4], tác giả thiết lập phương pháp
đánh giá tính bền vững huyện Phù Cát, các
bước thực hiện như sau:
Đánh giá tính bền vững đới bờ
133
Bảng 1. Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững huyện Phù Cát
NHÓM CHỈ THỊ KÝ HIỆU
ĐƠN VỊ
TÍNH
SỐ LIỆU THỐNG
KÊ NĂM 2012
1. Phát triển
KT-XH gắn
với vai trò
ngành thủy
sản
1.1. Thu nhập bình quân đầu người/tháng KT1.1 Nghìn đồng 3.290,0
1.2.Vốn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KT1.2 Tỷ đồng 841,0
1.3.Tỉ lệ đầu tư trong GDP KT1.3 % 37,9
1.4. Giá trị sản xuất công nghiệp KT1.4 Tỷ đồng 197,9
1.5. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp KT1.5 Tỷ đồng 460,7
1.6. Sản lượng thủy sản nuôi trồng KT1.6 Tấn/năm 440,0
1.7. Sản lượng khai thác cá biển KT1.7 Tấn/năm 18.716,0
2. Dân cư, y
tế, giáo dục
2.1. Tỷ lệ xã, phường có bác sỹ XH2.1 % 100,0
2.2. Tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT XH2.2 % 96,1
2.3.Mật độ dân số XH2.3 Người/km2 277,1
2.4. Tỷ lệ gia tăng dân số XH2.4 %0 9,1
2.5.Tỷ lệ giới tính nữ XH2.5 % 51,1
2.6. Tỷ lệ dân cư ở đô thị XH2.6 % 5,6
3. Sinh hoạt,
văn hóa
3.1.Tỷ lệ hộ sử dụng điện VH3.1 % 99,4
3.2.Tỷ lệ hộ dùng nước sạch trong sinh hoạt VH3.2 % 54,0
3.3.Số hộ có nhà vệ sinh phù hợp VH3.3 % 34,5
3.4. Thắng cảnh du lịch VH3.4 Đơn vị 1,0
3.5. Số cơ sở lưu trú (khách sạn) VH3.5 Cơ sở 1,0
3.6. Số thuê bao điện thoại /100 dân VH3.6 Thuê bao 76,0
4. Môi
trường, hệ
sinh thái
4.1.Hàm lượng COD trong nước mặt lục địa tại các
cửa sông chính MT4.1 Mg/l 16,0
4.2. Hàm lượng SS trong nước biển ven bờ MT4.3 Mg/l 0,8
4.3. Hàm lượng CO trong không khí MT4.4 µg/m3 3,1
4.4. Diện tích rừng ngập mặn MT4.5 ha 56
4.5. Diện tích thảm cỏ biển MT4.6 ha 50
4.6. Diện tích đầm phá ha 750
5. Khí hậu và
tác động của
BĐKH
5.1.Nhiệt độ KH5.1 0C 27,4
5.2. Lượng mưa KH5.2 mm 2.684,0
5.3.Tần suất các các cơn bão, lũ, hạn hán KH5.3 cơn 3,0
5.4. Số người chết do thiên tai KH5.4 Người 2,0
5.5.Nhà cửa bị cuốn trôi, sập KH5.5 Căn 5,0
5.6.Thiệt hại về tài sản do các thảm hoạ thiên tai KH5.6 Tỷ đồng 60,0
6. Cơ chế,
chính sách
đầu tư phát
triển và kế
hoạch ứng
phó với biến
đổi khí hậu
6.1.Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý CS6.1 % 35,0
6.2.Các hệ sinh thái biển, ven biển được nghiên cứu CS6.2 Khu 1,0
6.3. Rừng trồng mới nhằm ứng phó với BĐKH CS6.3 ha 469,0
6.4. Kinh phí sự nghiệp môi trường CS6.4 Triệu đồng 1.900,0
6.5. Cơ cấu vốn đầu tư của ngành thủy sản CS6.5 % 3,0
6.6. Số dự án quản lý tổng hợp đới bờ, ứng phó
BĐKH CS6.6 Dự án 1,0
6.7.Hỗ trợ vốn ngư dân đánh bắt xa bờ CS6.7 Tỷ đồng 0,0
Võ Thanh Tịnh, Chế Đình Lý,
134
(1) Thiết lập ma trận đánh giá U: U = (U1,
U2, U3,U6) = {nhóm 1, nhóm 2, nhóm 3,
nhóm 4, nhóm 5, nhóm 6}.
Mỗi nhóm chủ đề (Ui) bao gồm tập hợp
yếu tố thứ cấp Ui = (Ui1, Ui2, Ui3,Uin), trong
đó: I = 1,2,3,..., 6 là số chỉ thị cơ bản khác nhau
có trong một nhóm chủ đề.
(2) Xây dựng chuẩn đánh giá ma trận V
={V1, V2, V3, V4, V5} = {không bền vững (I),
kém bền vững (II), bền vững trung bình (III),
khá bền vững (IV), bền vững (V)}.
(3) Thiết lập tập hợp trọng số của mỗi yếu
tố trong tập hợp:
6
1 2 6 i i1
U , ,...... 0,
Tập hợp trọng số của
iU i 1,2,......6
là:
n1 2i a ,a ,......a
6
i i1
a 0, a 1
n: là số chỉ thị khác nhau có trong một chủ đề.
Các trọng số trong nghiên cứu được tính
theo phương pháp phân tích tiến trình thứ bậc
(AHP) của Saaty (2000) [3]. Phương pháp AHP
thực hiện so sánh từng cặp tiêu chí để xác định
tầm quan trọng tương đối của một tiêu chí đối
với tiêu chí khác.
(4) Đánh giá từng yếu tố riêng rẻ theo
thuật toán mờ.
Ma trận đánh giá Ri = (ri)nxm có thể tính
được để thực hiện đánh giá mờ từng yếu tố
riêng rẻ trong tập hợp U được phân bậc theo
các chủ đề Ui. Trong đó Rij (1,2,35,6) diễn
đạt mức độ thành viên của chủ đề j đối với “bậc
đánh giá” Vi. Và ma trận các lớp tiếp theo có
thể tính được cùng phương pháp.
(5) Kết quả đánh giá toàn diện theo thuật
toán mờ.
Vectơ đánh giá toàn diện của các chỉ số
từng chỉ thị trong hệ thống được tính theo
công thức:
i i iR .
Ma trận đánh giá toàn diện mờ trong toàn
bộ hệ thống chỉ số đánh giá U theo từng nhóm
chủ đề Ui là: R = (B1, B2,.. B6)
Các vector đánh giá toàn diện trong hệ
thống chỉ số cấp bậc Ui là:
B = A * R = (b1, b2, , bm).
Kết quả đánh giá sau cùng là: T = V * B-1
Xây dựng ma trận các yếu tố tham gia đánh
giá:
Áp dụng Bảng chỉ thị đánh giá tính bền
vững về môi trường năm 2005 của Hội đồng
Phát triển bền vững Liên hiệp quốc (UN/CSD)
về tài nguyên, môi trường, sinh thái, thể chế, xã
hội; Bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững của van
de Kerk & Popovici (2008) [2] và Bộ chỉ thị
ban hành kèm theo Chỉ thị số 26/2007/CT-TTg
về tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tài
nguyên môi trường và phát triển bền vững của
Việt Nam để xây dựng bộ chỉ thị đánh giá tính
bền vững huyện Phù Cát. Tiến hành thu thập
các số liệu từ Cục thống kê Bình Định [1], Sở
Tài nguyên và Môi trường và điều tra, khảo sát
thực địa, kết quả thể hiện trong bảng 1.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân loại các bậc bền vững
Căn cứ vào các chỉ tiêu, kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về môi trường và căn cứ trên tình hình thực tế
tại địa phương để xây dựng bảng ma trận các
bậc bền vững cho huyện Phù Cát với các giá trị
cận biên như bảng 2 sau đây.
Đánh giá tính bền vững đới bờ
135
Bảng 2. Ma trận các bậc bền vững đánh giá đới bờ cấp huyện
STT CHỈ THỊ KÝ HIỆU
Giá trị cận biên các bậc bền vững
a1 a2 a3 a4
1 1.1. Thu nhập bình quân tháng KT1.1 1.000 2.000 3.000 4.000
2 1.2.Vốn sản xuất kinh doanh KT1.2 500 1.000 5.000 10.000
3 1.3.Tỉ lệ đầu tư trong GDP KT1.3 25 30 40 45
4 1.4. Gía trị sản xuất công nghiệp KT1.4 100 200 500 1.000
5 1.5. Gía trị sản xuất nông nghiệp KT1.5 50 100 300 500
6 1.6. Sản lượng thủy sản nuôi trồng KT1.6 500 1.000 2.000 3.000
7 1.7. Sản lượng khai thác cá biển KT1.7 5.000 10.000 30.000 50.000
8 2.1. Tỷ lệ xã, phường có bác sỹ XH2.1 20 40 60 80
9 2.2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT XH2.2 60 70 80 90
10 2.3.Mật độ dân số XH2.3 400 350 300 250
11 2.4. Tỷ lệ gia tăng dân số XH2.4 8 10 12 14
12 2.5.Tỷ lệ giới tính nữ XH2.5 51,5 51 50,5 50
13 2.6. Tỷ lệ dân cư ở đô thị XH2.6 20 40 60 80
14 3.1.Tỷ lệ hộ sử dụng điện VH3.1 85 90 95 100
15 3.2.Tỷ lệ hộ dùng nước sạch VH3.2 20 40 60 80
16 3.3.Số hộ có nhà vệ sinh phù hợp VH3.3 20 40 60 80
17 3.4. Thắng cảnh du lịch VH3.4 2 4 6 8
18 3.5. Số cơ sở lưu trú (khách sạn) VH3.5 20 40 60 80
19 3.6. Số thuê bao điện thoại /100 dân VH3.6 20 40 60 80
20 4.1. COD trong nước mặt MT4.1 20 15 10 5
21 4.2. SS nước ven bờ MT4.2 30 21 14 7
22 4.3. CO trong không khí MT4.3 20 15 10 5
23 4.4. Diện tích rừng ngập mặn MT4.4 20 30 40 50
24 4.5. Diện tích thảm cỏ biển MT4.5 30 40 50 60
25 4.6. Diện tích đầm phá MT4.6 400 500 600 700
26 5.1.Nhiệt độ KH5.1 27,6 27,4 27,2 27
27 5.2. Lượng mưa KH5.2 1.100 1.400 1.700 2.200
28 5.3.Tần suất bão, lũ, hạn hán KH5.3 4 2 1 0
29 5.4. Số người chết do thiên tai KH5.4 6 3 1 0
30 5.5.Nhà cửa bị cuốn trôi, sập KH5.5 20 10 1 0
31 5.6.Thiệt hại về tài sản do thiên tai KH5.6 40 30 20 10
32 6.1. Thu gom chất thải rắn sinh hoạt CS6.1 70 80 90 100
33 6.2. Nghiên cứu hệ sinh thái biển CS6.2 2 3 4 5
34 6.3. Diện tích rừng trồng CS6.3 200 400 600 800
35 6.4. Kinh phí sự nghiệp môi trường CS6.4 500 1.000 1.500 2.000
36 6.5. Vốn đầu tư của ngành thủy sản CS6.5 1 2 3 4
37 6.6. Số dự án ứng phó BĐKH CS6.6 2 2,5 3 4
38 6.7.Hỗ trợ vốn ngư dân CS6.7 5 10 15 20
Tính toán ma trận các yếu tố tham gia đánh
giá theo thuật toán mờ
Để có ma trận kết quả đánh giá Ri = (R1,
R2,R6) ta áp dụng bảng tra hàm thành viên
(membership function) để tính toán khi số liệu
ở ma trận U (số liệu) so với ma trận tiêu chuẩn
đánh giá V (bậc bền vững). Bảng này được chia
thành 5 cấp, cụ thể như sau:
Bảng 3. Các hàm thuộc cho mô hình đánh giá ma trận Ri
Ci
Mức độ PTBV theo hàm thành viên fj (Ci)
I II III IV V
ci ≤ a1 1 0 0 0 0
a1 < ci ≤ a2
a2 - ci
a2 - a1
ci - a1
a2 - a1
0 0 0
a2 < ci ≤ a3 0
a3 - ci
a3 - a2
ci - a2
a3 - a2
0 0
a3 < ci ≤ a4 0 0
a4 - ci
a4 - a3
ci - a3
a4 - a3
0
ci > a4 0 0 0 0 1
Võ Thanh Tịnh, Chế Đình Lý,
136
Trong đó ci là số liệu của chỉ thị đánh giá,
a1, a2, a3, a4 là các cận biên của các tiêu
chuẩn đánh giá của các bậc: không bền vững,
ít bền vững, bền vững trung bình, khá bền
vững, bền vững.
Kết quả tính toán:
1
0,00 0,00 0,71 0,29 0,00
0,32 0,68 0,00 0,00 0,00
0,00 0,21 0,79 0,00 0,00
R 0,02 0,98 0,00 0,00 0,00
0,00 0,00 0,20 0,80 0,00
1,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00
0,56 0,44 0,00 0,00
2
0,00 0,00 0,00 0,00 1,00
0,00 0,00 0,00 0,00 1,00
0,00 0,00 0,54 0,46 0,00
R
0, 45 0,55 0,00 0,00 0,00
0, 20 0,80 0,00 0,00 0,00
1,00 0,00 0,00 0,00 0,00
3
0,00 0,00 0,12 0,88 0,00
0,00 0,30 0,70 0,00 0,00
0, 28 0,73 0,00 0,00 0,00
R
1,00 0,00 0,00 0,00 0,00
1,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00 0,00 0,20 0,80 0,00
4
0, 20 0,80 0,00 0,00 0,00
0,00 0,00 0,00 0,00 1,00
0,00 0,00 0,00 0,00 1,00
R
0,00 0,00 0,00 0,00 1,00
0,00 0,00 0,00 0,40 0,60
0,00 0,00 0,00 0,00 1,00
5
0,00 0,00 1,00 0,00 0,00
0,00 0,00 0,00 0,00 1,00
0,50 0,50 0,00 0,00 0,00
R
0,00 0,00 0,50 0,50 0,00
0,00 0,44 0,56 0,00 0,00
1,00 0,00 0,00 0,00 0,00
6
1,00 0,00 0,00 0,00 0,00
1,00 0,00 0,00 0,00 0,00
0,00 0,66 0,35 0,00 0,00
R 0,00 0,00 0,20 0,80 0,00
0,00 0,00 1,00 0,00 0,00
1,00 0,00 0,00 0,00 0,00
1,00
0,00 0,00 0,00 0,00
Xác định trọng số cho các yếu tố tham gia
đánh giá theo phương pháp phân tích tiến
trình thứ bậc
Áp dụng phương pháp phân tích trọng số
theo tiến trình thứ bậc (AHP) cho từng chủ đề
và từng yếu tố (chỉ thị) tham gia đánh giá ta có
kết quả về trọng số đánh giá tính bền vững đới
bờ huyện Phù Cát như sau:
Trọng số chủ đề:
A = (0,08 0,18 0,20 0,23 0,14 0,18).
Trọng số các chỉ thị:
A1= (0,12 0,10 0,29 0,08 0,05 0,13 0,24)
A2= (0,12 0,06 0,18 0,15 0,18 0,31)
A3 = (0,19 0,19 0,07 0,19 0,20 0,16)
A4 = (0,11 0,06 0,18 0,13 0,22 0,31)
A5 = (0,09 0,13 0,20 0,19 0,14 0,25)
A6 = (0,10 0,16 0,15 0,20 0,13 0,15 0,11)
Sau khi có ma trận kết quả đánh giá Ri các
chỉ thị theo hàm thành viên ta nhân với trọng số
của từng chỉ thị Ai = (A1, A2, ... A6) ta có ma
trận kết quả đánh giá Bi = Ai * Ri. Trong đó Bi
= (B1, B2, ... B6).
Ma trận đánh giá toàn diện mờ trong toàn
bộ hệ thống U là R:
Đánh giá tính bền vững đới bờ
137
11 12 1m1
21 22 2m1
sms s1 s2
b b ... b 0,159
b b ... b
. . ... . .
R =
. . ... . .
. . ... . .
b b ... b
0,344 0,426 0,071 0,000
0,413 0,227 0,099 0,084 0,177
0,411 0,111 0,187 0,291 0,000
0,021 0,085 0,000 0,087 0,807
0,348 0,163 0,262 0,097 0,129
0,516 0,101 0,227 0,156 0,000
Vectơ đánh giá mờ toàn diện huyện Phù Cát: B = A * R
B = (0,08 0,18 0,20 0,23 0,14 0,18) *
0,159 0,344 0,426 0,071 0,000
0,413 0,227 0,099 0,084 0,177
0,411 0,111 0,187 0,291 0,000
0,021 0,085 0,000 0,087 0,807
0,348 0,163 0,262 0,097 0,129
0,516 0,101 0,227 0,156 0,000
B = A * R = [b1 b2 b3 b4 b5] = [0,312 0,150 0,164 0,139 0,236]
Kết quả đánh giá: T = V * B-1 = [1 2 3 4 5] *
0,312
0,150
0,164
0,139
0,236
= 2,84
Với 5 giá trị phân bậc 1, 2, 3, 4, 5 ta chia
đều 5 khoảng, nếu điểm đánh giá:
[1-1,8] huyện Phù Cát thuộc loại không
bền vững.
[1,8-2,6] huyện Phù Cát thuộc loại kém
bền vững.
[2,6-3,4] huyện Phù Cát thuộc loại bền
vững trung bình.
[3,4-4,2] huyện Phù Cát thuộc loại khá
bền vững.
[4,2-5] huyện Phù Cát thuộc loại bền
vững.
Kết quả đánh giá toàn diện dựa trên thuật
toán mờ về mức độ phát triển bền vững huyện
Phù Cát là 2,84 nằm trong khoảng [2,6-3,4]
thuộc bậc bền vững trung bình (bậc v3).
KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, các chỉ số đánh giá
là những yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất.
Tác giả đã chọn lọc và thiết lập bộ chỉ thị để
đánh giá tính bền vững phù hợp với tình hình
thực tế với 6 nhóm chủ đề và 38 chỉ thị với các
bậc bền vững (5 bậc) cho huyện Phù Cát.
Áp dụng phương pháp đánh giá dựa theo
thuật toán lý thuyết mờ (FCE) kết hợp với
phương pháp xác định trọng số theo tiến trình
phân tích thứ bậc (AHP), kết quả đánh giá tổng
thể cho thấy huyện Phù Cát có tính bền vững ở
mức trung bình.
Thông qua áp dụng phương pháp đánh giá
toàn diện dựa trên thuật toán mờ trong đó kết
hợp xác định trọng số các chỉ thị bằng kỹ thuật
phân tích tiến trình thứ bậc có thể nói đây là
những phương pháp đánh giá định lượng và
Võ Thanh Tịnh, Chế Đình Lý,
138
tiên tiến nhằm lượng hóa mức độ bền vững của
huyện Phù Cát.
Ngoài ra, kết quả đánh giá có thể sử dụng
tham khảo trong công tác quy hoạch, xây dựng
kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội cho các địa
phương khu vực đới bờ ở cấp huyện đối với
khu vực ven biển miền Trung.
Nhằm khai thác, sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên, bảo vệ môi trường và phát triển bền
vững huyện Phù Cát trong thời gian tới địa
phương cần thực hiện những nghiên cứu, đánh
giá cụ thể hiệu quả của hoạt động khai thác, sử
dụng tài nguyên và quy hoạch phát triển kinh
tế-xã hội gắn với kế hoạch hành động ứng phó
với biến đổi khí hậu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cục Thống kê Bình Định, 2012. Niên giám
thống kê 2012. Nxb. Thống kê, 285 tr.
2. Kerk, G. V., Popovici, C., 2008. The
Sustainable Society Index - SSI, a novel
tool for measuring progress towards
sustainability. Conference on Measuring
and Fostering the Progress of Societies,
Moscow, pp. 1-7.
3. Saaty, T. L., 2000. Models, Methods,
Concepts & Applications of the Analytic
Hierarchy Process, Boston: Kluwer
Academic Publishers, pp. 9-26.
4. Sun, J., Yong, W., Youzhi, H., Zhen, D.,
2006. Fuzzy Comprehensive Evaluation
Model and Influence Factors Analysis on
Comprehensive Performance of Green
Buildings. Journal of Renewable Energy
Resources and a Greener Future, Vol.VIII-
4-2, ICEBO, Shenzhen, China, pp. 6-11.
SUSTAINABILITY ASSESSMENT OF COASTAL ZONE - A PILOT IN
PHU CAT DISTRICT, BINH DINH PROVINCE
Vo Thanh Tinh1, Che Dinh Ly1, Luong Van Thanh2
1Institute for Environment and Resources, Vietnam National University at Ho Chi Minh City
2Institute of Coastal and Offshore Engineering-Vietnam Academy for Water Resources
ABSTRACT: Based on the sustainability assessment indicators conducted previously, the
authors studied and built the sustainable indicators for the factors involved in the assessment with 6
themes and 38 indicators as well as sustainable levels (5 levels) in order to assess the sustainable
conditions in coastal zone at the pilot site in Phu Cat district. The authors also proposed to apply
the method of analysis hierarchy process (AHP) to establish a set of weights for each subject and
indicator. After calculating the assessment results for each indicator through the method of fuzzy
comprehensive evaluation (FCE) by the membership functions, the overall evaluation results for the
entire Phu Cat district were done. Through the implementation of these methods the evaluation
results showed that the sustainability of Phu Cat district is at average level.
Keyword: Sustainability, coastal zone, Phu Cat district.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4479_15989_1_pb_6923_2079635.pdf