Số lượng đơn vị máu, chế phẩm máu sử
dụng trong các năm
Nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu
ngày càng nhiều, trong 5 năm lượng máu và chế
phẩm máu sử dụng khá lớn (86229 đơn vị). Số
lượng máu và chế phẩm máu sử dụng tăng
nhanh hàng năm, năm 2009 tăng gần 2 lần năm
2005 do số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, BV
ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị như
mổ tim, ghép tạng, điều trị các bệnh ung thư,
các bệnh lý mạn tính, tình trạng tai nạn giao
thông, tai nạn lao động tăng cao, hơn nữa
BVĐN còn là trung tâm phẫu thuật lớn thu
dung và điều trị nhiều bệnh nhân tại các tỉnh lân
cận.
Tình hình sử dụng các loại chế phẩm máu
Hiện đã có nhiều thay đổi, khối hồng cầu
được sử dụng có xu hướng tăng dần từ 22,6%
(năm 2005) lên 66,1 % (2009). Sử dụng máu toàn
phần giảm dần từ 77,4% (năm 2005) xuống
33,9% (2009). Tuy vậy tình trạng sử dụng MTP
vẫn còn chiếm tỉ lệ cao so với các bệnh viện khác
trong nước. Tại BV Bạch Mai, sử dụng MTP
chiếm 9%, BV Chợ Rẫy MTP < 5%. Kết quả này
cho thấy việc sử dụng máu của BVĐN đã có
nhiều tiến bộ nhưng cần có những biện pháp để
thực hiện truyền chế phẩm máu cao hơn nữa để
hoàn toàn phù hợp với quan điểm truyền máu
hiện đại, vừa an toàn vừa tiết kiệm.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 07/02/2022 | Lượt xem: 209 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình hình tiếp nhận và sử dụng máu tại bệnh viện Đà Nẵng trong 5 năm từ 2005-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 454
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TIẾP NHẬN VÀ SỬ DỤNG MÁU
TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG TRONG 5 NĂM TỪ 2005- 2009
Nguyễn Hữu Thắng*, Trần Thị Thuý Hồng*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Tìm hiểu tình hình tiếp nhận và sử dụng máu trong 5 năm tại Bệnh viện Đà Nẵng nhằm chủ
động đảm bảo việc cung cấp máu, chế phẩm máu cho điều trị.
Phương pháp: Phân tích hồi cứu từ nguồn người hiến máu tình nguyện, cho máu người nhà và cho máu
chuyên nghiệp tại BVĐN từ 1/2005 đến 12/2009. Phân tích sử dụng máu và chế phẩm máu trong 5 năm.
Kết quả: Từ 2005-2009, tiếp nhận máu tại bệnh viện Đà Nẵng ngày càng tăng. 11.099 đơn vị năm 2005,
19.014 đơn vị năm 2009. Trong đó chủ yếu là người hiến máu tình nguyện, năm 2005 chiếm 77,5% đến 2009
đạt 99,5%. Lượng máu thu gom đáp ứng phần lớn nhu cầu máu trong cấp cứu và điều trị. Lượng máu và chế
phẩm máu sử dụng rất lớn, 86.229 đơn vị trong 5 năm. Tỷ lệ sử dụng hồng cầu khối tăng từ 22,6% năm 2005
lên 66,1% năm 2009. Các chế phẩm huyết tương tươi đông lạnh, khối tiểu cầu, tủa lạnh được sử dụng tăng dần.
Kết luận: Trong 5 năm 2005 - 2009, tiếp nhận máu tại bệnh viện Đà nẵng tăng dần, trong đó chủ yếu là
nguồn người hiến máu tình nguyện. Năm 2009 không còn người cho máu chuyên nghiệp. Lượng máu tiếp nhận
bảo đảm phần lớn nhu cầu máu trong cấp cứu và điều trị. Sử dụng chế phẩm khối hồng cầu có xu hướng tăng
dần theo năm.
Từ khóa: Tiếp nhận và sử dụng máu.
ABSTRACT
THE SITUATION OF BLOOD COLLECTION AND USE IN DA NANG HOSPITAL
IN THE YEAR 2005-2009
Nguyen Huu Thang, Tran Thi Thuy Hong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 454 - 458
Objective: Learn the receipt and use of blood in five years in Da Nang Hospital to actively ensure the supply
of blood, blood products for treatment
Methods: Retrospective analysis from volunteer blood donors, blood, family and professional blood donors in
Da Nang Hospital from 1/2005 to 12/2009. Analysis using blood and blood products in 5 years
Results: From 2005 - 2009, receiving blood at a hospital in Da Nang on the rise. 11099 units in 2005,
19014 units in 2009. In the mostly volunteer blood donors, accounting for 77.5% in 2005 to 2009 reached 99.5%.
The amount of blood collected to meet the need for blood in emergency and treatment. The amount of blood and
blood products using very large, 86 229 units in five years. The rate of use of erythrocyte volume increased from
22.6% in 2005 to 66.1% in 2009. The preparation of fresh frozen plasma, platelet volume, precipitated using cold
ascending
Conclusion: In 5 years from 2005 to 2009, receiving blood at a hospital in Da Nang increasing, which is
mainly a source of volunteer blood donors. In 2009 no longer a professional blood donor. Ensure the blood receives
blood in most emergency needs and treatment. Using preparations of red blood volume tends to increase gradually
over the years
* Khoa Huyết học Truyền máu Bệnh viện Đà nẵng
Tác giả liên lạc: Nguyễn Hữu Thắng, ĐT: 0989078711, Email: thangdrhhdn@yahoo.com.vn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 455
Keywords: Reception and use of blood
ĐẶT VẤN ĐỀ
Truyền máu là một liệu pháp điều trị rất có
hiệu quả trong nhiều bệnh lý và đã góp phần hỗ
trợ quan trọng trong điều trị và bảo vệ sức khỏe
cộng đồng. Trong những năm gần đây ngành
Huyết học Truyền máu đã đạt được nhiều thành
tích đáng kể trong phong trào vận động hiến
máu tình nguyện và bảo đảm an toàn truyền
máu. Tuy nhiên việc cung cấp máu cho điều trị
vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn, nhu cầu máu
cần cho điều trị ngày một tăng do sử dụng các
phương pháp điều trị hiện đại, tăng các tai nạn
trong sinh hoạt, lao động
Bệnh viện Đà Nẵng là một bệnh viện loại I
với 1100 giường bệnh, có đầy đủ các chuyên
khoa hệ Nội, Ngoại, Sản, Nhi và các chuyên
khoa khác. Lượng máu tiếp nhận được bảo đảm
cung cấp máu cho các khoa lâm sàng của bệnh
viện Đà Nẵng, đồng thời còn cung cấp máu cho
các bệnh viện trung ương, quân đội, các trung
tâm y tế quận, huyện, các bệnh viện chuyên
khoa khác nằm trên địa bàn thành phố nên nhu
cầu sử dụng máu rất lớn, mỗi năm cần khoảng
hơn 20000 đơn vị máu và chế phẩm.
Để đảm bảo việc cung cấp máu chủ động
cho điều trị thì việc tìm hiểu tình hình tiếp nhận
và sử dụng máu trong những năm qua là hết
sức cần thiết. Do vậy chúng tôi tiến hành thực
hiện tổng kết này với mục tiêu: Đánh giá tình
hình tiếp nhận và sử dụng máu tại Bệnh viện Đà
nẵng trong 5 năm (2005- 2009).
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Tiếp nhận máu: Từ nguồn người hiến máu
tình nguyện (HMTN), người cho máu chuyên
nghiệp (CMCN), người nhà cho máu (NNCM)
tại bệnh viện Đà Nẵng trong 5 năm từ tháng
1/2005 đến tháng 12/2009.
Sử dụng máu và chế phẩm máu: máu toàn
phần (MTP), khối hồng cầu (KHC), huyết
tương tươi đông lạnh (HTTĐL), khối tiểu cầu
(KTC) và huyết tương giàu tiểu cầu (HTGTC),
Tủa lạnh (TL).
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu hồi cứu
các số liệu tại phòng Truyền máu khoa Huyết
học Truyền máu BVĐN.
Kết quả được tính toán theo phương pháp
thống kê y học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Lượng máu tiếp nhận được tại BVĐN (tính
theo đơn vị máu 250ml )
Nguồn 2005 2006 2007 2008 2009
Đơn vị 8 600 10 544 13 067 15 286 18 929
HMTN
% 77,5 83,2 88,9 98,5 99,5
Đơn vị 1 464,5 919 456 33 0
CMCN
% 13,2 7,2 3.1 0,2 0
Đơn vị 1 034,5 1 216 1 181 501 85
NNCM
% 9,3 9,6 8,0 1.3 0,5
Tổng số (đơn vị) 11 099 12 679 14 704 15 820 19 014
Nhận xét: So với năm 2005 thì trong năm
2009 số đơn vị máu tiếp nhận được tăng 1,7 lần
trong đó tỷ lệ máu tiếp nhận từ người HMTN
tăng 220,1%, tỷ lệ máu tiếp nhận từ người
CMCN giảm bằng 0% vào năm 2009.
Bảng 2. Tình hình về độ tuổi, giới và cơ cấu người
HMTN trong 5 năm
Tuổi 18- 25 Tuổi 26 – 55 Nam Nữ Tuổi,
giới SL % SL % SL % SL %
2005 7310 85 1290 15 5143 59,8 3457 40,2
2006 8919 84,5 1634 15,5 6643 63 3901 37
2007 12232 93,6 835 6,4 8886 68 4181 32
2008 14033 91,8 1253 8,2 9935 64,9 5351 35,1
2009 17036 89,6 1693 10,4 12682 66,9 6247 33,1
Nhận xét: Tỷ lệ người HMTN nam nhiều
hơn nữ. Độ tuổi của người HMTN chủ yếu là
thanh niên từ 18-25.
Bảng 3. Cơ cấu nghề nghiệp của người HMTN
trong 5 năm 2005-2009
SINH VIÊN,
HS
CBCC LLVT NGHỀ
KHÁC
Nghề
SL % SL % SL % SL %
2005 3775 43,9 1145 13,3 1599 18,6 2081 24,2
2006 4281 40,6 3153 29,9 1486 14,1 1624 15,4
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 456
2007 5763 44,1 1973 15,1 1699 13 3632 27,8
2008 7826 51,2 1650 12,1 2064 13,5 3546 23,2
2009 10847 57,3 3047 16,1 1553 8,2 3482 18,4
Nhận xét: Người HMTN chủ yếu là sinh
viên - học sinh; cán bộ công chức và lực lượng
vũ trang chiếm tỷ lệ thấp hơn những người có
nghề nghiệp khác
Bảng 4. Tình hình tiếp nhận máu theo các tháng trong năm
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
2005 665 415 1070 880 620 580 510 570 880 730 790 890
2006 638 488 1274 975 876 640 649 799 789 1084 4089 1193
2007 1463 769 1548 1275 1075 1225 1096 1055 1177 1345 916 1764
2008 1275 687 1609 1282 1357 1280 937 1456 1307 1558 1325 1745
2009 1351 2360 1526 1658 2131 1730 1069 1338 1439 1823 1395 1193
TB 1078 944 1405 1214 1211 1091 852 1043 1118 1308 1103 1357
0
500
1000
1500
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Lượng máu TB theo tháng
Biểu đồ 2. Tình hình tiếp nhận máu theo các tháng
trong năm
Nhận xét: Lượng máu tiếp nhận theo các
tháng trong năm còn khá biến động, cao nhất
vào tháng 3 và các tháng cuối năm, thấp nhất
vào các tháng 2, 7, 8.
Bảng 5. Số lượng máu hủy trong 5 năm 2005-2009
HBsAg nhanh ELISA
SLXN DT %
SL thu
gom DT %
2005 11 099 1420 12,80
2006 12 679 1319 10,40
2007 12663 1170 9,2 14 704 591 4,02
2008 17011 1223 7,2 15 820 375 2,37
2009 20277 1201 5,9 19 014 512 2,69
Nhận xét: Tỷ lệ máu hủy khi chưa có sàng
lọc HBsAg trước lấy máu cao (12,8% ), tỷ lệ này
giảm nhiều khi có XN sàng lọc HBsAg trước lấy
máu ( 2,37%)
Bảng 6. Số lượng đơn vị máu, chế phẩm máu sử dụng theo năm
MTP KHC HTTĐL KTC TỦA LẠNH Chế phẩm
SL % SL % SL % SL % SL %
TS
2005 8769 69,8 2559 20,4 1130 9,0 93 0,7 19 0,2 12 570
2006 8587 63,1 3400 25,0 1477 10,8 117 0,9 21 0,2 13 602
2007 7690 46,5 6160 37,3 2461 14,9 173 1,0 39 0,2 16 523
2008 6169 31,3 9330 47,2 4080 20,6 111 0,7 67 0,3 19 757
2009 6388 26,9 12439 52,3 4545 19,1 337 1,4 68 0,3 23 777
Nhận xét:
- Trong 5 năm lượng máu và chế phẩm máu
sử dụng khá lớn (86229). Số lượng máu và chế
phẩm máu sử dụng tăng nhanh hàng năm, năm
2009 tăng gần 2 lần năm 2005.
- Máu toàn phần, khối hồng cầu, huyết
tương tươi đông lạnh được sử dụng nhiều hơn,
trong khi khối tiểu cầu, tủa lạnh sử dụng với tỷ
lệ còn thấp.
Bảng 7. Tình hình sử dụng máu toàn phần và hồng
cầu khối
MÁU TOÀN
PHẦN
KHỐI HỒNG CẦU
SL % SL %
TỔNG SỐ
2005 8769 77,4 2559 22,6 11328
2006 8587 71,6 3400 28,4 11987
2007 7690 55,5 6160 44,5 13850
2008 6169 39,8 9330 60,2 15499
2009 6388 33,9 12439 66,1 18827
Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng khối hồng cầu tăng
dần từ năm 2005 (22,6%) đến năm 2009 (66,1%),
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 457
trong khi máu toàn phần có xu hướng giảm dần
từ 77,4 % (2005) xuống 33,9% (2009)
0
2000
4000
6000
8000
10000
12000
14000
2005 2006 2007 2008 2009
MTP
KHC
Biểu đồ 3: Tỷ lệ sử dụng MTP và KHC
BÀN LUẬN
Tình hình tiếp nhận máu
- Lượng máu tiếp nhận tại BVĐN ngày càng
tăng, từ 11099 đơn vị năm 2005 lên đến 19014
đơn vị năm 2009, tăng 1,7 lần. Điều này cho thấy
nhu cầu sử dụng máu ngày càng lớn do lượng
bệnh nhân ngày càng tăng cao, đồng thời các
bệnh viện triển khai nhiều kỹ thuật mới trong
điều trị. Theo báo cáo của Viện Huyết học
Truyền máu Trung ương, tiếp nhận máu năm
2009 tại Trung tâm truyền máu Huế là 18425
đơn vị, TTTM Cần thơ 26230 đv, TTTM Hải
phòng 8302 đv, TTTM Thái nguyên 4530 đv.
- Lượng máu thu gom từ nguồn người cho
máu chuyên nghiệp ngày càng giảm dần từ
13% (năm 2005) xuống còn 0 % (năm 2009).
Đồng thời lượng máu từ nguồn người cho
máu tình nguyện tăng lên đáng kể từ 77,5%
(năm 2005) đến 99,5% (năm 2009). Theo báo
cáo kết quả thu gom máu toàn quốc của Viện
Huyết học Truyền máu Trung ương, trong
năm 2009 tỷ lệ người hiến máu tình nguyện
đạt 74,3%, người nhà cho máu 6,5%, người
cho máu chuyên nghiệp vẫn còn 19%. Qua 5
năm 2005-2009 phong trào hoạt động hiến
máu tình nguyện tại Thành phố Đà Nẵng đã
phát triển rất mạnh, hiến máu tình nguyện đã
thực sự là nguồn máu chủ yếu và bền vững.
Điều đó chứng tỏ công tác vận động hiến máu
nhân đạo tại địa phương đạt hiệu quả cao.
Về độ tuổi, giới và cơ cấu người HMTN
Người HMTN chủ yếu là sinh viên học sinh,
tiếp đến là cán bộ công chức, lực lượng vũ trang
và các đối tượng khác, trong đó tuổi thanh niên
từ 18 – 25 chiếm đa số, nam giới nhiều hơn so
với nữ. Tỷ lệ người HMTN nữ giới thấp hơn
nam giới có lẽ do tâm lý nữ giới còn e ngại khi
tham gia hiến máu hoặc các chỉ số cân nặng,
huyết áp, và các chỉ số lâm sàng khác không đủ
tiêu chuẩn.
Lượng máu thu gom theo tháng trong năm
Có nhiều biến động, tùy thuộc vào nhu cầu
sử dụng và nguồn người hiến máu. Lượng máu
tiếp nhận cao nhất vào dịp tháng 3 và các tháng
cuối năm. Thấp nhất vào dịp Tết (tháng 1, 2) và
Hè (tháng 7, 8). Vào dịp này sinh viên học sinh
nghỉ dài ngày nên ảnh hưởng đến việc tiếp nhận
máu. Ban Chỉ đạo vận động HMTN đã rút kinh
nghiệm và phân bố lại lịch lấy máu cho các đơn
vị cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, hội Chữ
thập đỏ các quận huyện vào các dịp Tết và Hè.
Số lượng máu hủy
Lượng máu hủy do nhiễm các bệnh lý lây
qua đường truyền máu là khá cao trong những
năm 2005, 2006 (12,8%). Từ tháng 2 năm 2007 đã
triển khai xét nghiệm sàng lọc viêm gan B trước
lấy máu nên lượng máu hủy giảm còn 2,37%.
Theo Nguyễn Đức Thuận 2005 (VHHTMTU) sàng
lọc viêm gan B trước lấy máu loại 8,77% người có
HBsAg +, sau sàng lọc ELISA tỷ lệ hủy máu là
3,58%.
Số lượng đơn vị máu, chế phẩm máu sử
dụng trong các năm
Nhu cầu sử dụng máu và chế phẩm máu
ngày càng nhiều, trong 5 năm lượng máu và chế
phẩm máu sử dụng khá lớn (86229 đơn vị). Số
lượng máu và chế phẩm máu sử dụng tăng
nhanh hàng năm, năm 2009 tăng gần 2 lần năm
2005 do số lượng bệnh nhân ngày càng tăng, BV
ứng dụng các kỹ thuật cao trong điều trị như
mổ tim, ghép tạng, điều trị các bệnh ung thư,
các bệnh lý mạn tính, tình trạng tai nạn giao
thông, tai nạn lao động tăng cao, hơn nữa
BVĐN còn là trung tâm phẫu thuật lớn thu
dung và điều trị nhiều bệnh nhân tại các tỉnh lân
cận.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011
Chuyên Đề Truyền Máu Huyết Học 458
Tình hình sử dụng các loại chế phẩm máu
Hiện đã có nhiều thay đổi, khối hồng cầu
được sử dụng có xu hướng tăng dần từ 22,6%
(năm 2005) lên 66,1 % (2009). Sử dụng máu toàn
phần giảm dần từ 77,4% (năm 2005) xuống
33,9% (2009). Tuy vậy tình trạng sử dụng MTP
vẫn còn chiếm tỉ lệ cao so với các bệnh viện khác
trong nước. Tại BV Bạch Mai, sử dụng MTP
chiếm 9%, BV Chợ Rẫy MTP < 5%. Kết quả này
cho thấy việc sử dụng máu của BVĐN đã có
nhiều tiến bộ nhưng cần có những biện pháp để
thực hiện truyền chế phẩm máu cao hơn nữa để
hoàn toàn phù hợp với quan điểm truyền máu
hiện đại, vừa an toàn vừa tiết kiệm.
KẾT LUẬN
Từ những kết quả nghiên cứu trên chúng tôi
rút ra một số kết luận sau:
- Lượng máu tiếp nhận tại BVĐN ngày
càng tăng, từ 11099 đơn vị năm 2005 lên đến
19014 đơn vị năm 2009. Số lượng máu được
tiếp nhận từ nguồn HMTN tăng từ 77,5%
(năm 2005) đến 99,5% (năm 2009), chủ yếu là
thanh niên từ 18-25, nguồn CMCN giảm
nhiều, đến năm 2009 còn 0%.
- Tỷ lệ máu hủy do các bệnh lây truyền qua
đường máu giảm từ 12,8% xuống 2,37%.
- Số lượng máu sử dụng tại BVĐN là rất lớn
và có xu hướng tăng nhanh hàng năm.
- Tình trạng sử dụng MTP vẫn còn cao, cần
có những lớp tập huấn bổ sung về an toàn
truyền máu, về quan điểm truyền máu hiện đại:
truyền máu từng phần, cần gì truyền nấy, không
cần không truyền, hiệu quả, an toàn và tiết
kiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thị Mai An (2004). Tình hình sử dụng máu tại các khoa lâm
sàng Bệnh viện Bạch Mai 2000-2003. Y học thực hành số 497:
126.
2. Đỗ Trung Phấn (2000). An toàn truyền máu, nhà xuất bản khoa
học và kỹ thuật. Hà Nội: 218.
3. Hoàng Văn Phóng và Cs (2010). Tình hình hiến máu tình
nguyện ở Hải Phòng trong 5 năm. 2005-2009. Y học Việt Nam
số 37: 482-490.
4. Lê Thị Tám (2004). Tình hình thu gom máu tại BVĐK tỉnh
Thanh Hoá 1994-2003. Y học thực hành số 497.
5. Mai Văn Tư (2003). Nghiên cứu tình hình bảo quản, sử dụng
máu và sản phẩm máu của viện HH-TM tại 2 cơ sơ điều trị -
BVĐK tỉnh Hà Nam và BVHN Hà Nội. Luận văn Thạc sỹ Y học,
Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Chí Tuyển (2004). Kết quả sơ bộ tình hình thu gom
máu và xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng qua đường
truyền máu trong toàn quốc và tại viện HH-TM trung ương. Y
học thực hành số 497.
7. Nguyễn Ngọc Minh (2005). Chỉ định sử dụng máu và chế phẩm
máu, An toàn truyền máu lâm sàng.
8. Phan Bích Liên (2004). Truyền máu tại bệnh viên Chợ Rẫy 1997-
2004. Y học thực hành số 497: 222.
9. Trương Thị Kim Dung (2008). Tình hình thu nhận và cung cấp
máu tại TP HCM 2001-2007. Y học Việt nam số 334: 569- 578.
10. Viện Huyết học Truyền máu Trung ương (2009). Tình hình
cung cấp, sử dụng máu 2009 và kế hoạch cung cấp máu năm
2010 trong toàn quốc: 1-8.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_hinh_tiep_nhan_va_su_dung_mau_tai_benh_vien_da.pdf