KẾT LUẬN
Nguyên nhân chấn thương mắt thường gặp
nhất là tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
Đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân chấn thương
mắt rất đa dạng, phức tạp. Trong nghiên cứu
này thấy những thương tổn thường gặp là:
- Rách da mi đơn thuần.
- Rách da mi và sụn mi.
- Rách mi và đứt lệ quản
- Rách mi và tổn thương nhãn cầu:
+ Rách giác mạc, củng mạc
Xuất huyết nội nhãn
+ Tổn thương TTT
+ Chèn ép thị TK
+ Vỡ nhãn cầu
+ Dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt
- Tổn thương nhãn cầu đơn thuần
+ Rách giác mạc, củng mạc
+ Xuất huyết nội nhãn
+ Tổn thương TTT
+ Chèn ép thị TK
+ Vỡ nhãn cầu
+ Dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt
- Tổn thương phối hợp với chấn thương cơ
quan khác
Xử trí vết thương sớm, đúng mức tùy thuộc
vào tính chất, nguyên nhân, cắt lọc tối thiểu,
phục hồi tối đa về giải phẫu, đảm bảo chức năng
của nhãn cầu và phần phụ thuộc như mi mắt, lệ
quản. Cần thiết cho kháng sinh ngay từ đầu tại
chỗ và toàn thân.
Kết quả về chức năng, thị lực sau khi điều trị
trên 0,1 là 149 mắt, chiếm 61,3 %, trong đó thị lực
trên 0,5 là 49,3%. Phục hồi giải phẫu của mi mắt,
nhãn cầu, bảo đảm cho chức năng thị giác cũng
như về thẩm mỹ ở nhóm bệnh nhân bị tổn
thương mi, lệ quản, nhãn cầu đạt từ 70,3% đến
88,5%.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 09/02/2022 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạng chấn thương mắt tại khoa mắt bệnh viện chợ Rẫy trong 6 tháng đầu năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 387
ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG CHẤN THƯƠNG MẮT TẠI KHOA MẮT
BỆNH VIỆN CHỢ RẪY TRONG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011
Nguyễn Hữu Chức*
TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, phân loại chấn thương mắt. Phương pháp xử trí phù
hợp với từng loại chấn thương. Kết quả điều trị về chức năng và thẩm mỹ.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu, quan sát hàng loạt ca lâm sàng tại khoa Mắt bệnh viện
Chợ Rẫy từ 01/01/2011 đến 30 /6/2011. Không có nhóm chứng.
Kết quả: - Nguyên nhân chấn thương mắt do tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Đặc điểm lâm sàng
trên bệnh nhân chấn thương mắt rất đa dạng, phức tạp. Trong nghiên cứu này thấy những thương tổn thường
gặp là: + Rách da mi đơn thuần. + Rách da mi và sụn mi. + Rách mi và đứt lệ quản. + Rách mi và tổn thương
nhãn cầu, trong đó có: rách giác mạc, củng mạc, xuất huyết nội nhãn, tổn thương thủy tinh thể, chèn ép thị thần
kinh, vỡ nhãn cầu, dị vật nội nhãn, hốc mắt. + Tổn thương nhãn cầu đơn thuần. + Tổn thương mắt phối hợp với
các chấn thương cơ quan khác. - Kết quả về chức năng, thị lực sau khi điều trị trên 0,1 là 149 mắt, chiếm 61,3 %,
trong đó thị lực trên 0,5 là 49,3%. Phục hồi giải phẫu của mi mắt, nhãn cầu, bảo đảm cho chức năng thị giác cũng
như về thẩm mỹ ở nhóm bệnh nhân bị tổn thương mi, lệ quản, nhãn cầu đạt từ 70,3% đến 88,5%.
Kết luận: Chấn thương mắt rất đa dạng và phức tạp, phân loại và xác định tính chất thương tổn từ đầu rất
quan trọng để có phương pháp xử trí đúng và đầy đủ. Khi được điều trị đúng, kịp thời, khả năng phục hồi về giải
phẫu, chức năng thị giác và thẩm mỹ sẽ tốt hơn, tránh được những di chứng ảnh hưởng đến chất lượng sống của
bệnh nhân.
Từ khoá: Chấn thương mắt, tai nạn giao thông
ABSTRACT
EVALUATION OF EYE TRAUMAS AT THE OPHTHALMOLOGY DEPARMENT
AT CHO RAY HOSPITAL IN THE FIRST 6 MONTHS OF 2011.
Nguyen Huu Chuc * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 387 - 391
Objectives: To evaluate clinical features of eye trauma. To propose management protocol for different types
of eye trauma. Functional outcomes and aesthetically results
Material and method of the study: Prospective cohort study with multiple clinical cases at department of
Ophthalmology of Cho Ray Hospital from January 1st 2011 to June 30th 2011.
Results: Eye trauma is usually due to traffic accidents and work accidents. Clinical features of eye trauma
are complicated and divers. In this study we find out the most frequent types: + Laceration of eyelid skin. +
Laceration of eyelid skin and eyelid cartilage. + Laceration of eyelid and lacrimal rupture. + Laceration of eyelid
and eyeball damage, including: corneal laceration, scleral laceration, intraocular hemorrhage, lentis trauma,
tamponade of optic nerve, eyeball rupture, intraocular foreign bodies. + Eyeball trauma. + Eye trauma associating
to others organs trauma. Vision capacity after treatment is superior than 0.1 on 149 eyes (61.3%), superior than
0.5 on 49.3% of eyes. Anatomy rehabilitation of eye ball and eyelid, vision and esthetic are found in 70.3% to
88.5% of the patients who have damages in eye skin, tear duct and eye ball.
* Khoa Mắt - BV Chợ Rẫy
Tác giả liên lạc: TS.BSCK2. Nguyễn Hữu Chức ĐT: 0913650105 Email: bschuc@yahoo.com
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 388
Conclusion: Clinical features of eye trauma are complicated and divers, that’s why determination of the
trauma features is very important to have a good and complete treatment protocol; so we can give to the patients a
better life quality.
Keywords: Eyeball trauma, traffic accidents
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chấn thương mắt thường xảy ra sau một
chấn thương do nhiều tác nhân khác nhau. Có
thể trực tiếp tại nhãn cầu hoặc phần phụ thuộc
như mi, hốc mắt. Tổn thương đa dạng, từ đơn
giản đến phức tạp, từ nhẹ đến rất trầm trọng về
chức năng và thẩm mỹ. Có khi chấn thương mắt
phối hợp với các chấn thương khác như sọ não,
hàm mặt, tai mũi họng, các chi, ngoại tổng quát.
Từ đó, thái độ xử trí cũng rất khác nhau(1,2,3).
Tại bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân nhập viện
do chấn thương nói chung rất cao, thường chiếm
khoảng 70,0 đến 80,0% số lượng bệnh nhân vào
cấp cứu(3). Trong đó chấn thương mắt là một
trong những chấn thương thường gặp nhất.
Song cho đến nay được nghiên cứu một cách
thấu đáo, để đánh giá một cách khoa học tình
trạng này. Do đòi hỏi từ thực tế, chúng tôi chọn
đề tài “Đánh giá tình trạng chấn thương mắt tại
khoa Mắt bệnh viện Chợ Rẫy trong 6 tháng đầu
năm 2011”. Nhằm mục tiêu sau:
Đánh giá đặc điểm lâm sàng, các nguyên
nhân thường gặp, phân loại chấn thương mắt
Phương pháp xử trí phù hợp với từng loại
chấn thương.
Kết quả điều trị về chức năng và thẩm mỹ.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu
Tiến cứu, mô tả cắt ngang.
Đối tượng
Lấy mẫu hàng loạt trường hợp bệnh nhân
chấn thương mắt tại bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày
01/01/2011 đến 30/6/2011. Không có nhóm
chứng.
Phương pháp
Phân loại chấn thương tại mắt, can thiệp,
đánh giá, thu thập số liệu thống kê, phân tích và
rút ra kết luận.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Yếu tố dịch tễ
- Số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là:
227 bệnh nhân, trong đó 181 nam, 46 nữ;
- Tuổi từ 5 đến 65 tuổi, trung bình 32,3 ± 14,6.
Bảng 1: Phân bố tuổi của bệnh nhân (n=227)
Tuổi Số lượng Tỷ lệ (%)
<18 16 7,0
18 - < 45 164 72,2
45 - < 60 32 14,1
60 15 6,7
Cộng 227 100,00
Tuổi bệnh nhân bị chấn thương gặp nhiều
nhất từ 18 đến 45 tuổi. Đây là độ tuổi tham gia
lao động và hoạt động xã hội nhiều nhất. Nếu
tính từ 18 đến 60 tuổi, tức là tuổi lao động, thì số
lượng bệnh nhân chiếm tới 86,3%. Điều này cho
thấy, chấn thương mắt là một nguyên nhân ảnh
hưởng rất nhiều tới sức lao động, tác động tiêu
cực tới chất lượng sống và cũng là gánh nặng
cho xã hội.
Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi
nhập viện
Thời gian nhập viện lần đầ sớm nhất là 2 giờ,
muộn nhất: 35 ngày, trung bình 8,7 ± 5,2 ngày.
Bảng 2: Thời gian từ lúc bị chấn thương đến khi nhập
viện
Thời gian Số lượng Tỷ lệ (%)
<12 giờ 26 11,5
12 đến < 24 giờ 72 31,7
24 giờ đến <48 giờ 86 37,9
48 giờ đến <72 giờ 28 12,3
72 giờ 15 6,6
Cộng 227 100,00
Như vậy đa số bệnh nhân bị chấn thương
mắt đến bệnh viện sau 12 giờ. Trong đó từ 12
đến 48 giờ chiếm 69,6%. Bệnh nhân đến sau 72
giờ có 6,6%. Thời gian được can thiệp sau chấn
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 389
thương có ảnh hưởng nhiều đến kết quả chức
năng và thẩm mỹ. Nguyên nhân đến muộn chủ
yếu do bệnh nhân ở xa, phương tiện di chuyển
khó khăn.
Nghề nghiệp
Bảng 3: Nghề nghiệp của bệnh nhân
Nghề nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)
Nông, lâm nghiệp 78 34,4
Công nhân 58 25,5
Học sinh, sinh viên 28 12,3
Viên chức 26 11,5
Buôn bán 24 10,6
Nghề khác 13 5,7
Cộng 227 100,0
Những người làm nghề nông, lâm nghiệp và
công nhân bị chấn thương mắt chiếm tỷ lệ 59,9%.
Như vậy là khá cao.
Nguyên nhân gây chấn thương
Bảng 4: Nguyên nhân chấn thương
Nguyên nhân Số lượng Tỷ lệ (%)
Tai nạn giao thông 152 67,0
- Đi xe máy 122/152 (80,3%)
Có đội nón BH 86/122 (70,5%)
Không đội nón BH 8/122 (6,6%)
Không rõ 28/122 (22,9%)
- Đi xe ô tô và phương
tiện khác
30/152 (19,7%)
Tai nạn lao động 38 16,7
Tai nạn sinh hoạt 23 10,1
Đánh nhau 9 4,0
Nguyên nhân khác 5 2,2
Cộng 227 100,0
Như vậy, nguyên nhân gây chấn thương mắt
chủ yếu gặp là do tai nạn giao thông chiếm
67,0%, trong đó đi xe mô tô 2 bánh chiếm 80,3%
của tai nạn giao thông. Điều này khác biệt với
thống kê của các nước tiến tiến(2,5,6), do tại nước ta
phương tiện đi lại của người dân chủ yếu là xe
hai bánh. Tai nạn lao động cũng là một nguyên
nhân cần lưu ý, chiếm 16,7%. Từ đó cần thiết
phải có một chiến lựợc phù hợp trong giáo dục
an toàn giao thông, an toàn lao động.
Biểu hiện lâm sàng
Mắt chấn thương
Mắt phải 113
Mắt trái 98
Hai mắt 16
Tính chất tổn thương
Bảng 5: Tính chất của tổn thương mắt
Tính chất tổn thương Số lượng Tỷ lệ (%)
Rách da mi đơn thuần 12 5,3
Rách da mi và sụn mi 56 24,7
Rách mi và đứt lệ quản 54 23,8
Rách mi và tổn thương nhãn cầu 65 28,6
- Rách giác mạc, củng mạc 8 3,5
- Xuất huyết nội nhãn 21 9,3
- Tổn thương TTT 6 2,6
- Chèn ép thị TK 12 5,3
- Vỡ nhãn cầu 52 22,9
- Dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt 18 7,9
Tổn thương nhãn cầu đơn thuần 26 11,5
- Rách giác mạc, củng mạc 2 0,8
- Xuất huyết nội nhãn 6 2,6
- Tổn thương TTT 2 0,8
- Chèn ép thị TK 5 2,2
- Vỡ nhãn cầu 3 1,3
- Dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt 4 1,7
Tổn thương phối hợp với chấn
thương cơ quan khác
62 27,3
Hình 1: Vết thương góc trong mắt
Hình 2: Vết thương rách củng mạc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 390
Chấn thương tại mắt thường có nhiếu tổn
thương phối hợp, mức độ trầm trọng tùy thuộc
tính chất phức tạp, mất tổ chức của mi mắt, tình
trạng thương tổn nhãn cấu.
Trong nghiên cứu này, tổn thương nhãn cầu
gặp 91 bệnh nhân.
Phương pháp xử trí
Bảng 6: Phương pháp xử trí chấn thương mắt
Phương pháp xử trí Số
lượng
Tỷ lệ trên tổng
số mắt CT (%)
May phục hồi mi và sụn mi 74 30,5
May phục hồi mi và nối lệ quản đứt 48 19,7
May giác mạc, củng mạc 10 4,1
Rửa máu tiền phòng 15 6,2
Lấy dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt 19 7,8
Lấy thuỷ tinh thể 8 3,3
- Có đặt kính nội nhãn 3
- Không đặt kính nội nhãn 5
Múc nội nhãn hoặc khoét bỏ nhãn
cầu
57 23,5
- Có đặt bi hốc mắt 46
- Không đặt bi hốc mắt 11
Điều trị nội khoa 19 7,8
Trên một bệnh nhân có thể phải sử dụng
nhiều hơn một biện pháp can thiệp. Nối phục
hồi lệ quản bị đứt tái tạo sự lưu thông nước mắt
có kết quả tốt. Đa số bệnh nhân bị cùng lúc nhiều
tổn thương phối hợp. Xử trí vết thương tại mắt
rất cần thiết được thực hiện sớm, cắt lọc tối thiểu,
phục hồi tái tạo tối đa cho bệnh nhân bảo đảm
về chức năng và thẩm mỹ. Số lượng bệnh nhân
phải bỏ nhãn cầu là 57, chiếm 23,5% trên tổng số
mắt bị chấn thương. Những bệnh nhân này
thường do bị vỡ nát nhãn cầu hoặc mất tổ chức
nội nhãn gần như hoàn toàn.
Hình 3: Tái tạo lệ quản
Hình 4: Tái tạo cơ nâng mi và cánh mũi
Kết quả điều trị
Bảng 7: Kết quả về chức năng thị giác
Thị lực Số lượng Tỷ lệ (%)
ĐNT <1m 74 30,5
ĐNT 1m – ĐNT <5m 20 8,2
0,1 - < 0,3 14 5,8
0,3 - <0,5 15 6,2
0,5 - < 0,7 19 7,8
0, 7 101 41,5
Cộng 243 100,0
Thị lực bệnh nhân sau khi điều trị trên 0,1 là
149 mắt, chiếm 61,3 %, trong đó thị lực trên 0,5 là
49,3%. Song khi bệnh nhân vào viên thường
trong tình trạng phù nề mi hoặc không hợp tác
nên không đo dđược thị lực chính xác, vì vậy
không thống kê, so sánh được. Chúng tôi nhận
thấy, những bệnh nhân không bị vỡ nhãn cầu có
chỉ định phải bỏ thì can thiệp đúng và kịp thời sẽ
phục hồi hoặc duy trì được thị lực.
Bảng 8: Kết quả về giải phẫu
Đặc điểm giải phẫu Số lượng Tỷ lệ (%)
Phục hồi mi hoàn toàn 52/74 70,3
Phục hồi lệ quản 41/48 85,4
Phục hồi nhãn cầu 46/52 88,5
Sẹo co kéo hở mi 14/122 11,5
Teo nhãn cầu 6/52 11,5
Trong nghiên cứu thấy rằng kết quả về phục
hồi giải phẫu của mi mắt, nhãn cầu, bảo đảm cho
chức năng thị giác cũng như về thẩm mỹ ở
nhóm bệnh nhân bị tổn thương mi, lệ quản,
nhãn cầu đạt từ 70,3% đến 88,5%. So với một số
nghiên cứu trên thế giới khá phù hợp(5,6,7,8). Có 6
mắt trong 52 mắt có can thiệp nhãn cầu bị teo
nhãn, những bệnh nhân này do mất quá nhiều tổ
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013 Nghiên cứu Y học
Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2012 391
chức nội nhãn. Chúng tôi không gặp bệnh nhân
nào bị nhãn viêm giao cảm.
KẾT LUẬN
Nguyên nhân chấn thương mắt thường gặp
nhất là tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
Đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân chấn thương
mắt rất đa dạng, phức tạp. Trong nghiên cứu
này thấy những thương tổn thường gặp là:
- Rách da mi đơn thuần.
- Rách da mi và sụn mi.
- Rách mi và đứt lệ quản
- Rách mi và tổn thương nhãn cầu:
+ Rách giác mạc, củng mạc
Xuất huyết nội nhãn
+ Tổn thương TTT
+ Chèn ép thị TK
+ Vỡ nhãn cầu
+ Dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt
- Tổn thương nhãn cầu đơn thuần
+ Rách giác mạc, củng mạc
+ Xuất huyết nội nhãn
+ Tổn thương TTT
+ Chèn ép thị TK
+ Vỡ nhãn cầu
+ Dị vật nội nhãn hoặc hốc mắt
- Tổn thương phối hợp với chấn thương cơ
quan khác
Xử trí vết thương sớm, đúng mức tùy thuộc
vào tính chất, nguyên nhân, cắt lọc tối thiểu,
phục hồi tối đa về giải phẫu, đảm bảo chức năng
của nhãn cầu và phần phụ thuộc như mi mắt, lệ
quản. Cần thiết cho kháng sinh ngay từ đầu tại
chỗ và toàn thân.
Kết quả về chức năng, thị lực sau khi điều trị
trên 0,1 là 149 mắt, chiếm 61,3 %, trong đó thị lực
trên 0,5 là 49,3%. Phục hồi giải phẫu của mi mắt,
nhãn cầu, bảo đảm cho chức năng thị giác cũng
như về thẩm mỹ ở nhóm bệnh nhân bị tổn
thương mi, lệ quản, nhãn cầu đạt từ 70,3% đến
88,5%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jacobs NA, Morgan LH. (1988), On the management of
retained airgun pellets: a survey of 11 orbital cases. Br J
Ophthalmol, 72: 97-100 pp.
2. Michon JJ, Miller NR.(1993), Management of combined
penetrating intraorbital and intracranial trauma. Arch
Ophthalmol 111: 438 - 39 pp.
3. Nguyen Huu Chuc, (2011), Đánh giá đặc điểm lâm sàng và xử
trí chấn thương có dị vật hốc mắt tại bệnh viện Chợ Rẫy, Y
học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản của tập 15, số 4, Đại học
Y dược thành phố Hồ Chí Minh, tr 63 – 69.
4. Phạm Ngọc Hoa, Lê Văn Phước (2005), Đại cương CT, Hình
ảnh CT chấn thương đầu mặt, Đại học Y Dược TP.HCM, tr. 7
– 55.
5. Poon AF, McCluskey PJF, Hill DA, (2009). Eye Injuries in
Patients with Major Trauma. Journal of Trauma-Injury
Infection & Critical Care: Volume 46 - Issue 3 - pp 494-499.
6. Skuta GL (2011), Orbit, Eyelids, and Lacrimal system,
American Academy of Ophthalmology: 97-121. 191 – 200 pp
7. Vander JF, Nelson CC. (1988), Penetrating orbital injury with
cavernous sinus involvement. Ophthalmic Surg,119:328 -30
pp.
8. Weisman RA, Savino PJ, Schut L, Schatz NJ.(1983),
Computedtomography in penetrating wounds of the orbit
with retainedforeign bodies. Arch Otolaryngol;109:265-268 pp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_tinh_trang_chan_thuong_mat_tai_khoa_mat_benh_vien_c.pdf