Đánh giá tình trạngrối loạn cương và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện thận Hà Nội

Mối liên quan giữa RLCD và HATB Theo tác giả R Kloner ở bệnh nhân THA có khoảng 67 – 68% có các vấn đề liên quan tới RLC ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu của Michael Doumas và cộng sự tiến hành trên 358 bệnh nhân THA và 276 bệnh nhân có huyết áp bình thường thấy tỷ lệ RLCD của bệnh nhân THA là 35,2% cao hơn nhóm chứng 14,1% với p<0,001. Các bệnh nhân có chỉ số huyết áp càng cao tỷ lệ RLC càng lớn. Tại nghiên cứu này đã tìm thấy mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa HATB và RLC với r = -0,5 và p < 0,001 (IIEF = -0,298 HATB + 105,913). Tại các nghiên cứu của Sylvia E Rosas(12), nghiên cứu của Ming Wei và Asim Mumtaz cho thấy có mối tương quan với RLC tuy nhiên tại nghiên cứu này chúng tôi không tìm thấy các mối tương quan giữa các yếu tố này với RLC. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân có nồng độ Testosterone thấp có tỷ lệ RLC cao hơn. Mặt khác các bệnh nhân RLC nặng có nồng độ testosterone rất thấp (dưới 5nmol/l) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ giữa nồng độ testosterone và RLC với r = 0,407 và p <0,001 (IIEF = 1,146 x nồng độ testosterone + 6,794). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Muhammad Anees và cộng sự ở nhóm RLC có nồng độ testosterone trung bình 227 ± 20,47 ng/ml thấp hơn nhóm không RLC 305,71 ± 59,82ng/ml. Điểm IIEF trong cả 5 lĩnh vực và điểm tổng đều có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với p<0,001

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 128 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tình trạngrối loạn cương và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện thận Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 166 ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG RỐI LOẠN CƯƠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN THẬN NHÂN TẠO CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN THẬN HÀ NỘI Nguyễn Thế Lương*, Ngô Trung Dũng*, Trần Mỹ Hạnh*, Lý Trần Kiên*, Trần Quang Hòa* TÓM TẮT Mục tiêu: (1). Đánh giá mức độ rối loạn cương trên bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ. (2)Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn cương và một số yếu tố sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu là mô tả cắt ngang Kết quả: Có 75 bệnh nhân, tuổi trung bình 41,9±10,8, Thời gian thận nhân tạo trung bình là 60,3 ± 43,2 tháng. Bệnh nhân tăng huyết áp là 40%, thiếu máu là 68%. Nồng độ testosterone trung bình là 12,5 ± 5,9 nmol/l. 85,3% bệnh nhân có rối loạn cương, theo mức độ nhẹ vừa và nặng là 53,3%, 13,3% và 18,7%. Điểm IIEF là 38,7±16,6 Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa rối loạn cương với tuổi, huyết áp trung bình. Có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ giữa nồng độ testosterone và điểm IIEF. Có mối tương quan chặt chẽ giữa testosterone, tuổi và rối loạn cương. Kết luận Rối loạn cương là vấn đề sức khỏe phổ biến ở bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ mặc dù vậy lại chưa nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân, nhân viên y tế và hệ thống y tế. Từ khóa: Rối loạn cương, Suy thận mạn, Thận nhân tạo chu kỳ ABSTRACT REVIEW STATUS OF ERECTILE DYSFUNCTION AND SOME RELATED FACTORS IN PATIENTS WITH END-STAGE RENAL DISEASE WITH HEMODIALYSIS AT HANOI NEPHROLOGY HOSPITAL Nguyen The Luong, Ngo Trung Dung, Tran My Hanh, Ly Tran Kien, Tran Quang Hoa * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - No 4 - 2015: 166 - 173 Aim: (1) To assess the level of erectile dysfunction in patients with End-stage renal disease with hemodialysis. (2) To learn the association between erectile dysfunction and some health factors of End-stage renal disease with hemodialysis Methods: a cross-sectional study Results: Our study researches on 75 patients with the mean age 41.9±10.8, the average hemodialysis time is 60.3±43.2 per person per month. It has been found that 40% of our patients have hypertension and 68 % of them have ischemia. The average testosterone concentration is 12.5±5.9 nmol/l. 85.3 percentage of our patients has erectile dysfunction, from mild, moderate to severe level are 53.3 %, 13.3% and 18.7% respectively. The IIEF point is 38.7±16.6. We come to conclusion that there is a tight negative correlation between ED, age and average blood pressure. There is a positive relationship between testosterone levels and IIEF point. We also find that another result of our research is a correlation between testosterone, age and ED. Conclusion: The erectile dysfunction is a common health problem of patients with End-stage renal disease with hemodialysis though it has not received much attention from patients, professionals and health systems. Key words: erectile dysfunction, End–stage renal disease, hemodialysis * Bệnh viện Thận Hà Nội Tác giả liên lạc: BS. Nguyễn Thế Lương ĐT: 0913308001 Email: luongandrology@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 167 ĐẶT VẤN ĐỀ Suy thận đang là vấn đề ngày càng trở nên phổ biến có tính toàn cầu không chỉ với ngành y tế mà còn cả với toàn bộ cộng đồng. Thận nhân tạo chu kỳ là một biện pháp điều trị hiệu quả được áp dụng phổ biến tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Mặc dầu vậy giải pháp điều trị này gặp rất nhiều khó khăn do người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đã có tổn thương nhiều cơ quan trong đó có rối loạn chức năng cương dương. Rối loạn cương (RLC) là một bệnh vừa mang tính thực thể vừa mang tính chất xã hội. Bệnh tuy không gây tử vong, cũng không cần xử trí cấp cứu nhưng tác động của nó dần ảnh hưởng đến cuộc sống tinh thần của người mắc. Trong sâu thẳm của tâm tư người bệnh luôn bị ám ảnh bởi một mặc cảm bất lực của một phế nhân. Trạng thái này sẽ là tiền đề sản sinh ra các hiện tượng như chán nản trong công việc, trong giao tiếp đời thường và là nguồn gốc của nhiều chứng bệnh khác về tâm thần kinh: suy nhược thần kinh, trầm cảm và thậm chí tâm thần phân liệt(3,9). Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân nói chung và bệnh nhân suy thận mạn tính thận nhân tạo chu kỳ nói riêng được các nhà lâm sàng, các nhà làm chính sách y tế và toàn thể xã hội ngày càng đặc biệt quan tâm.Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỷ lệ rối loạn cương dương ở bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ rất cao, khoảng 50 – 90%(1,2,4,5). Vấn đề này tại Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm một cách thích đáng(6). Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tình trạng rối loạn cương và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ ở bệnh viện Thận Hà Nội” với các mục tiêu sau. Đánh giá mức độ rối loạn cương trên bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ. Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn cương và một số yếu tố sức khoẻ của bệnh nhân suy thận mạn thận nhân tạo chu kỳ. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu được thiết kế là mô tả cắt ngang. Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn trực tiếp trên bản câu hỏi soạn sẵn. Đối tượng nghiên cứu Bệnh nhân nam suy thận mãn tính thận nhân tạo chu kỳ tại bệnh viện Thận Hà Nội. Tuổi từ 18 trở lên, đang hoặc đã có vợ hoặc bạn tình, vợ bệnh nhân khoẻ mạnh.Có thời gian thận nhân tạo chu kỳ ≥ 3 tháng. Không có các bệnh lý cấp tính. Đồng ý tham gia nghiên cứu. 75 đối tượng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu. Các bước tiến hành Hỏi bệnh sử Khám lâm sàng Sử dụng bảng câu hỏi IIEF (International Index of Erectile Function – bảng điểm đánh giá chức năng cương). Xét nghiệm cận lâm sàng: công thức máu, huyết sắc tố, hematocrit, mỡ máu, testosterone. Phân tích kết quả bằng SPSS 12.0 và EPI – INFO. KẾT QUẢ Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013 chúng tôi thu nhận 75 bệnh nhân. Tuổi trung bình là 41,9±10,8 tuổi (thấp nhất là 20 và cao nhất là 65 tuổi). Nhóm tuổi có số lượng đối tượng nghiên cứu cao nhất là 30 – 39 (33,3%) sau đó thấp dần ở các nhóm 50 – 59 (30,7%), 40 – 49 (17,3%), 20 – 29 (14,7%) và trên 60 chỉ có 4%. 42,7% là các bệnh nhân hưu trí và làm việc ở nhà, nông dân với 31,3%, lao động trí óc chiếm 20%, lao động phổ thông (10,7%) và sinh viên (5,3%). Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 168 Thời gian TNT chu kỳ trung bình là 60,3 ± 43,2 tháng (thấp nhất là 3 và cao nhất là 191tháng). Số bệnh nhân có thời gian TNT chu kỳ từ 12 – 60 tháng chiếm tỷ lệ lớn nhất sau đó là nhóm 60 – 120 tháng, nhóm <12 tháng và nhóm ≥ 120 tháng có tỷ lệ tương đương khoảng 10%. Tăng huyết áp chiếm tới 40% số đối tượng nghiên cứu. Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu là 68% ở các mức độ từ nhẹ, vừa tới nặng lần lượt là 41,3%, 22,7 và 4%. Không có bệnh nhân nào có nồng độ testosterone vượt ngưỡng trung bình (> 35 nmol/l), bệnh nhân có chỉ số cao nhất cũng chỉ đạt 31,8 nmol/l, nhưng có tới 54,1% đối tượng nghiên cứu có nồng độ testosterone dưới ngưỡng thấp của chỉ số bình thường (<10nmol/l). Nồng độ testosterone trung bình là 12,5 ± 5,9 nmol/l. Ở nhóm tuổi 20 – 29 và 30 – 39 tỷ lệ đối tượng có nồng độ testosterone dưới ngưỡng lần lượt là 45 và 44% tỷ lệ này tăng lên khoảng 60% ở nhóm tuổi 40 – 49 và 50 – 59, ở nhóm tuổi ≥ 60 tỷ lệ này là 100%. Nồng độ testosterone giảm dần theo lứa tuổi và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). 87,3% đối tượng nghiên cứu có kích thức tinh hoàn phải <12mm3, và 93,7% có kích thước tinh hoàn trái <12mm3. Kích thước trung bình tinh hoàn phải là 8,2 ± 2,6 mm3 và tinh hoàn trái là 7,5 ± 2,3mm3. Trong nghiên cứu của chúng tôi có tới 85,3% bệnh nhân có rối loạn cương. Bảng 1. Mức độ RLC theo thang điểm IIEF Chỉ số N % Bình thường 11 14,7 RLCD Nhẹ 40 53,3 Vừa 10 13,3 Nặng 14 18,7 Tổng số 75 100 Tổng điểm IIEF và điểm trung bình từng lĩnh vực của nhóm nghiên cứu đều thấp so với điểm chuẩn.Tổng điểm chung là 38,7 ± 16,6, chỉ chiếm hơn 50% so với điểm chuẩn của thang điểm IIEF. Bảng 2. Tổng điểm IIEF và điểm IIEF trung bình ở cả 5 lĩnh vực Điểm IIEF Điểm trung bình Tỷ lệ so với tổng điểm tối đa Khả năng cương 16,5 ± 7,8 55 Thoả mãn trong giao hợp 6,5 ± 3,4 43,3 Khả năng cực khoái 5,4 ± 2,2 54 Ham muốn tình dục 5,3 ± 1,9 53 Thoả mãn nói chung 5,0 ± 2,1 50 Tổng điểm chung 38,7 ±16,6 51,6 Chỉ có 8% số bệnh nhân có độ cứng đạt độ 1 tỷ lệ độ cứng mức độ 2, 3, 4 lần lượt là 12,0%, 65,3% và 14,7%. Phân bố đối tượng mắc RLC có xu hướng tăng dần theo tuổi 72,72% ở nhóm 20 – 29 tuổi, 76% ở nhóm 30 – 39 tuổi, 84% ở nhóm 40 – 49 tuổi và từ trên 50 tuổi là 100%. Bảng 3. Phân bố RLC ở từng lứa tuổi Nhóm tuổi IIEF RLC Tổng số N % N %  60 3 100 3 4,0 50-59 23 100 23 30,7 40-49 11 84,61 13 17,3 30-39 19 76 25 33,3 20-29 8 72,72 11 14,7 Tổng 64 85,33 75 100 Biểu đồ 1. tương quan giữa tuổi và điểm IIEF Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa tuổi và RLC với r = -0,69 và p < 0,001 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 169 Tại nghiên cứu này đã tìm thấy mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa HATB và RLC với r = -0,5 và p < 0,001. Biểu đồ 2. Tương quan giữa nồng độ testosrerone và điểm IIEF Điểm IIEF trong cả 5 lĩnh vực và điểm tổng đều có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với p<0,001. Có mối tương quan chặt chẽ khi nghiên cứu mối tương quan đa biến giữa testosterone, tuổi và RLC với r = 0,767 và p <0,001. BÀN LUẬN Tuổi trung bình của mẫu nghiên cứu là 41,9±10,8 tuổi, thấp nhất là 20 tuổi và cao nhất là 65 tuổi. Nghiên cứu của chúng tôi có độ tuổi thấp hơn so với một số nghiên cứu. Tại nghiên cứu của Juan Jesus Carrero(8) tuổi trung bình là 63, thấp nhất là 29 và cao nhất là 86 tuổi. Nghiên cứu của Albaaj(3) tại Anh có độ tuổi trung bình là 56, thấp nhất là 16 và cao nhất là 94 tuổi. Ở mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 4% đối tượng trên 60, với đa số bệnh nhân có độ tuổi dưới 60 nên các trao đổi trong quá trình nghiên cứu của chúng tôi về RLC khá thuận lợi, đối tượng nghiên cứu càng trẻ tuổi thì càng cởi mở, thông tin thu thập dễ dàng hơn so với các đối tượng cao tuổi. Các công trình nghiên cứu trên thế giới có biên độ tuổi rộng hơn nên tuổi trung bình cao hơn, nhưng số liệu này cũng cho thấy một khía cạnh khác, đó là thời gian sống của các bệnh nhân suy thận mạn tại các nước có lẽ cao hơn tại Việt Nam. Tại Việt Nam, trước đây quan hệ tình dục chỉ tính đến khi đối tượng có vợ chính thức, tuy nhiên tại mẫu nghiên cứu của chúng tôi có tới 24 % đối tượng nghiên cứu chưa có vợ, nhưng khi trao đổi sâu với các đối tượng này thì họ đều đã có các trải nghiệm tình dục với bạn tình, với các nghiên cứu tại nước ngoài thay cho câu hỏi về tình trạng hôn nhân là các câu hỏi về việc đã có hay chưa có quan hệ tình dục vì vậy đây là vấn đề không thể so sánh gữa nghiên cứu của chúng tôi và các nghiên cứu khác, 76% hiện đang sống với vợ, 5,3% chưa có con, 4 trường hợp (5,3%) có con khi đang điều trị TNT. Nhóm bệnh nhân đông nhất chiếm tới 42,7% đối tượng nghiên cứu là các bệnh nhân hưu trí và làm việc ở nhà, tiếp theo là các đối tượng nông dân với 31,3%, nhóm lao động trí óc chiếm 20%, còn lại là các nhóm lao động phổ thông (10,7%) và sinh viên (5,3%≥). Kết quả này cũng tương đồng với hầu hết các nghiên cứu tại nước ngoài(4,5), có thể lý giải được cơ cấu nghề này do liên quan nhiều tới cơ cấu bệnh tật của đối tượng nghiên cứu. Thời gian TNT chu kỳ trung bình của đối tượng nghiên cứu là 60,3 ± 43,2 tháng (ngắn nhất là 3 tháng và dài nhất là 191 tháng). Với các nghiên cứu tại cả trong và ngoài nước cơ bản đều có kết quả tương đồng, Yu Sen Peng(7) có thời gian là 50 ± 46,7 tháng, Ozkan Gungor(11) là 54 ± 49 tháng, Hoàng Trâm Anh là 46,8 ± 30 tháng. Nhưng cao hơn hẳn so với một số nghiên cứu như Turk S là 41± 35 tháng, Asim Mutaz(3) là 25,5 ±19,4 tháng, Chun Fu Lai(5) là 21,16 ± 16,5 tháng. Điều này có lẽ do kỹ thuật thận nhân tạo tại địa điểm nghiên cứu ngày càng được nâng cao về chất lượng nên thời gian TNT chu kỳ trung bình và tuổi thọ của bệnh nhân ngày càng tăng lên. Tình trạng huyết áp Theo Blumenfeld JD tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân suy thận mạn có LMCK là 60 – 85%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 170 Tăng huyết áp trên bệnh nhân suy thận mạn có thận nhân tạo chu kỳ là một trong các nguyên nhân chính dẫn tới tử vong. Nhiều nghiên cứu của nước ngoài đã cho thấy: đa số các trường hợp tăng huyết áp bệnh nhân suy thận mạn có thận nhân tạo chu kỳ đều được chẩn đoán và điều trị song mức độ kiểm soát tối ưu chỉ số huyết áp vẫn còn thấp, có một tỷ lệ khá lớn không kiểm soát được chỉ số huyết áp tối ưu do rất nhiều nguyên nhân Tại mẫu nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có tăng huyết áp chiếm tới 40% số đối tượng nghiên cứu. Kết quả này tương đương với các nghiên cứu của Yu Sen Peng(13) là 31,1%, Chun Fu Lai là 53,7%, nhưng lại thấp hơn rất nhiều các nghiên cứu của Đặng Thu Thanh(8) (93,7%), Sylvia E Rosas(12) là 97%, Leonardo E Mesina là 94,8%. Tình trạng thiếu máu ở nhóm nghiên cứu Thiếu máu là triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân suy thận mạn, có trên 90 % bệnh nhân suy thận mạn có thiếu máu. Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu là 68% ở các mức độ từ nhẹ, vừa tới nặng lần lượt là 41,3%, 22,7 và 4%. Với kết quả này có cao hơn so với một số nghiên cứu tại nước ngoài cũng như trong nước, nghiên cứu của Blanche M Chavers có kết quả là 39,8 – 54,1%, nghiên cứu của Min Chen có tỷ lệ là 40 – 57,8%, nghiên cứu của tác giả Đặng Thu Thanh(8) có kết quả là 50%. Trong mẫu nghiên cứu không có bệnh nhân nào có nồng độ testosterone vượt ngưỡng trung bình (> 35 nmol/l), bệnh nhân có chỉ số cao nhất cũng chỉ đạt 31,8 nmol/l, nhưng có tới 54,1% đối tượng nghiên cứu có nồng độ testosterone dưới ngưỡng thấp của chỉ số bình thường (<10nmol/l). Nồng độ testosterone trung bình ở mẫu nghiên cứu là 12,5 ± 5,9 nmol/l. Theo nhiều nghiên cứu cả trong và ngoài nước thì sự thiếu hụt testosterone trên bệnh nhân suy thận mạn có thận nhân tạo chu kỳ là rất phổ biến, nhiều công trình đã cho thấy tỷ lệ thiếu hụt là từ 30 – 60%. Kết quả nghiên cứu này khá tương đồngvới nghiên cứu của Albaaj(3) tiến hành năm 2006 trên 84 bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ (13,0 ± 6,9 nmol/l) và nghiên cứu của tác giả Đặng Thu Thanh(8) (12,55 ± 4,48 nmol/l), cao hơn nghiên cứu của Ozkan Gungor(11) (8,69 ± 4,1 nmol/l) hay của Juan J Carrero(9) (9,95 nmol/l). Nồng độ testosterone theo nhóm tuổi: ở nhóm tuổi 20 – 29 và 30 – 39 tỷ lệ đối tượng có nồng độ testosterone dưới ngưỡng lần lượt là 45 và 44% tỷ lệ này tăng lên khoảng 60% ở nhóm tuổi 40 – 49 và 50 – 59, ở nhóm tuổi ≥ 60 tỷ lệ này là 100%. Trong từng nhóm tuổi nồng độ testosterone giảm dần theo lứa tuổi và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Theo Chris Steidle thì sau tuổi 30, hoạt động của tinh hoàn giảm 2% mỗi năm và phát triển hội chứng mãn dục nam (suy tuyến sinh dục khởi phát muộn), 20% nam giới ở độ tuổi 50, 30% ở độ tuổi 60 và 50% ở độ tuổi 80 có nồng độ testosteron thấp hơn ngưỡng trung bình. Tại nghiên cứu Massachusetts của Henry Feldman tiến hành năm 1994 nghiên cứu trên 1709 nam giới có độ tuổi từ 40 – 70 kéo dài 7 – 10 năm cho thấy testosterone tự do giảm 2- 3 % mỗi năm, testosterone toàn phần giảm 1,6% năm. Phân loại thể tích tinh hoàn Về kích thức tinh hoàn: 87,3% đối tượng nghiên cứu có kích thức tinh hoàn phải <12mm3, và 93,7% có kích thước tinh hoàn trái <12mm3. Kích thước trung bình tinh hoàn phải là 8,2 ± 2,6 mm3 và tinh hoàn trái là 7,5 ± 2,3mm3. Nếu so sánh với nghiên cứu của Rob Mc Lachlan tiến hành tại Australia thì kích thước trung bình của tinh hoàn là 20 mm3 (kích thước 4,5 x 2,5 x 1,5 cm), tại nghiên cứu của Nguyễn Thành Như tiến hành tại bệnh viện Bình dân trên 164 nam giới cho kết quả 66% có kích thước 12 – 20 mm3. Các nghiên cứu tương tự về rối loạn cương trên bệnh nhân suy thận mạn có LMCK cả trong và ngoài nước mà chúng tôi tham khảo thì đều không tiến hành đo thể tích tinh hoàn Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 171 của bệnh nhân nên chúng tôi chưa thể có các phép so sánh. Rối loạn cương là triệu chứng dễ nhận thấy, phổ biến và rõ ràng nhất về suy giảm chức năng sinh dục ở bệnh nhân nam giới suy thận mạn. Chức năng tình dục ở nam giới là sự phối hợp của rất nhiều yếu tố tác động như hệ thống nội tiết, thần kinh, tâm thần, mạch máu và tâm lý. Ở bệnh nhân nam suy thận mạn có sự rối loạn hệ thống của nhiều cơ quan: thiếu máu, cường cận giáp thứ phát dẫn tới calci hoá mạch, thiếu kẽm, dùng thuốc (hạ huyết áp, chống loạn nhịp), rối loạn dòng chảy của động mạch và các xoang tĩnh mạch dương vật, tinh hoàn giảm chức năng do giảm tưới máu dẫn tới giảm sản xuất testosterone, tổn thương hệ thống thần kinh tự động và một yếu tố rất quan trọng là tổn thương tâm lý do mắc bệnh mạn tính kéo dài. Theo Biff F Palmer tỷ lệ rối loạn cương ở bệnh nhân suy thận mạn có thận nhân tạo chu kỳ và bệnh nhân lọc màng bụng là tương đương nhau khoảng 50 – 90% số bệnh nhân. Trong nghiên cứu có tới 85,3% bệnh nhân có rối loạn cương. Trong đó phân loại theo mức độ nhẹ vừa và nặng lần lượt là 53,3%, 13,3% và 18,7%. Kết quả này của cúng tối thấp hơn so với nghiên cứu của Asim Mumtaz(3) tiến hành năm 2009 với 50 bệnh nhân (86%), Neto AF năm 2002 với 118 bệnh nhân (86,4%), Mehrsai năm 2006 với 64 bệnh nhân (87,5%) nhưng cao hơn so với các nghiên cứu của tác giả Đặng Thu Thanh(8) (78,1%), của Sylvia Rosas(12) (82%), Yamasaki (60%). Một trong các yếu tố có ảnh hưởng tới rối loạn cương là stress và các tổn thương tâm lý, điều này là một thực sự khó khăn ngay cả với các bác sĩ chuyên khoa tâm thần đó là định lượng, lượng giá các tổn thương này, chính vì vậy khả năng so sánh giữa các tác giả thường ít được sử dụng. Ở nghiên cứu này chúng tôi chưa đề cập tới những rối loạn tâm lý của bệnh nhân có liên quan tới suy thận mạn cũng như rối loạn cương. Mặc dầu vậy khi tham khảo một số nghiên cứu của thế giới như nghiên cứu của Starowicz M, Gellert R(10) tại khoa tâm thận và thần kinh Warsaw, Ba lan tiến hành năm 2008 trên 69 bệnh nhân nam và 43 bệnh nhân nữ thấy có mối liên quan giữa bất lực về tình dục và trầm cảm. Đây là một gợi ý với chúng tôi trong các nghiên cứu tiếp nối sau, cần quan tâm tìm hiểu ảnh hưởng của tác động do tổn thương tâm lý, stress trên bệnh nhân nghiên cứu. Để đánh giá tình trạng rối loạn cương ở bệnh nhân suy thận mạn có thận nhân tạo chu kỳ chúng tôi đã sử dụng bộ câu hỏi IIEF đánh giá trên 5 lĩnh vực của rối loạn cương là khả năng cương cứng, khả năng cực khoái, ham muốn tình dục, thoả mãn trong giao hợp, thoả mãn nói. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả tổng điểm và điểm trung bình từng lĩnh vực của nhóm nghiên cứu đều thấp so với điểm chuẩn. Tổng điểm chung của nhóm nghiên cứu là 38,7 ± 16,6, chỉ chiếm hơn 50% so với điểm chuẩn của thang điểm IIEF. Khi so sánh với các nghiên cứu khác chúng tôi nhận thấy điểm trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu tương đồng với kết quả của nghiên cứu do Ivan Seibel tiến hành tại Brazil năm 2002 (38,33± 10,1) nhưng có kết quả thấp hơn, ở nghiên cứu của tác giả Đặng Thu Thanh(6) là 39,92 ± 20,61, nghiên cứu của Yu – Sen Peng(13) là 49,1 ± 17,6 Đối tượng mắc rối loạn cương có xu hướng tăng dần theo tuổi 72,72% ở nhóm 20 – 29 tuổi, 76% ở nhóm 30 – 39 tuổi, 84% ở nhóm 40 – 49 tuổi và từ trên 50 tuổi là 100%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn với các nghiên cứu đã tiến hành. Tại nghiên cứu của Ali ME(1) và cộng sự tỷ lệ RLC trên bệnh nhân TNT là 80% ở tuổi <50 và 88% ở nhóm trên 50 tuổi. Theo Sylvia E Rosas(12) và cộng sự cho kết quả nghiên cứu tỷ lệ RLC ở nhóm <50 tuổi là 61,2%, nhóm 50 – 59 là 76%, nhóm 60 – 69 là 90,8% còn nhóm tuổi ≥ 70 là 100%. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Chuyên Đề Thận – Niệu 172 Có mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa tuổi và RLC với r = -0,69 và p < 0,001 (IIEF = - 0,449 tuổi + 59,32) Mối liên quan giữa RLCD và HATB Theo tác giả R Kloner ở bệnh nhân THA có khoảng 67 – 68% có các vấn đề liên quan tới RLC ở các mức độ khác nhau. Nghiên cứu của Michael Doumas và cộng sự tiến hành trên 358 bệnh nhân THA và 276 bệnh nhân có huyết áp bình thường thấy tỷ lệ RLCD của bệnh nhân THA là 35,2% cao hơn nhóm chứng 14,1% với p<0,001. Các bệnh nhân có chỉ số huyết áp càng cao tỷ lệ RLC càng lớn. Tại nghiên cứu này đã tìm thấy mối tương quan nghịch khá chặt chẽ giữa HATB và RLC với r = -0,5 và p < 0,001 (IIEF = -0,298 HATB + 105,913). Tại các nghiên cứu của Sylvia E Rosas(12), nghiên cứu của Ming Wei và Asim Mumtaz cho thấy có mối tương quan với RLC tuy nhiên tại nghiên cứu này chúng tôi không tìm thấy các mối tương quan giữa các yếu tố này với RLC. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh nhân có nồng độ Testosterone thấp có tỷ lệ RLC cao hơn. Mặt khác các bệnh nhân RLC nặng có nồng độ testosterone rất thấp (dưới 5nmol/l) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có mối tương quan thuận tương đối chặt chẽ giữa nồng độ testosterone và RLC với r = 0,407 và p <0,001 (IIEF = 1,146 x nồng độ testosterone + 6,794). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Muhammad Anees và cộng sự ở nhóm RLC có nồng độ testosterone trung bình 227 ± 20,47 ng/ml thấp hơn nhóm không RLC 305,71 ± 59,82ng/ml. Điểm IIEF trong cả 5 lĩnh vực và điểm tổng đều có mối tương quan thuận khá chặt chẽ với p<0,001 Mối liên quan giữa RLCD, tuổi và nồng độ testosterone Có mối tương quan chặt chẽ khi nghiên cứu mối tương quan đa biến giữa testosterone, tuổi và RLC với r = 0,767 và p <0,001 (IIEF = 68,644 + 1,001 x nồng độ testosterone – 1,01 x tuổi). KẾT LUẬN Bệnh nhân suy thận mạn, thận nhân tạo chu kỳ cần được quan tâm tư vấn, khám phát hiện sớm và có các biện pháp điều trị RLCD thích hợp, giúp bệnh nhân không phải chịu các tác động tiêu cực đặc biệt là các tác động liên quan tới tinh thần và xã hội. Việc suy giảm nồng độ testosterone không chỉ ảnh hưởng tới chức năng cương dương mà còn có các tác động tới toàn thân và hệ thống đặc biệt là việc tạo máu. Việc bổ sung hormone một cách hợp lý, hiệu quả và an toàn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ali ME, Abdel HHZ, Mahran AM et al (2005). erectile dysfunction in chronic renal failure patients undergoing hemodialysis in Egyp, Int J Impot Ré, 17(4), 390. 2. Ali RM, Mohammad YK, Omid RZ (2010). erectile dysfunction among hemodialysispatients, International Urology and Nephrology, 10, 73 – 84. 3. Albaaj F, Sivalingham M, Haynes P, et al (2006). Prevalence of hypogonadism in male patients with renal failure, Postgraduate Medical Journal, 82, 693 – 696. 4. Asim M, Muhammad A, Muhammad HB, et al (2009). Low serum testosterone and Estradiol predict mortality in Elderly men, The Journal of Clinical endocrinology & metabolis, 94 (7), 2482 – 2488. 5. Bellinghieri G, Santoro D, Mallamace A, et al (2008). Sexual dysfunction in chronic renal failure, J Am Nephrol, 21 (13), 113 – 117. 6. Chun FL, Wang YT, Hung KY, et al (2007). Sexual dysfunction in peritoneal dialysis patients, Am J Nephrol, 27(6), 615 – 621. 7. Cagüven Ö, Aykose G, Albayrak S et al (2010). Efficacy of testosterone gel in the treatment of erectile dysfunction in hypogonadal hemodialysis patients: a pilot study, International Journal of impotence research 22, 140 – 145. 8. Đặng Thu Thanh (2010). Nghiên cứu sự biến đổi nồng độ Testosterone máu và rối loạn cương dương ở bệnh nhân nam 30 – 50 tuổi suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ. 9. Juan JC, Abdul RQ, Paolo P, et al (2009). Low serum testosterone increases mortality risk among male dialysis patients, J Am Nephrol 20, 613 – 620. 10. Lew starowicz M, Gellert R (2008). The sexuality and quality of life of hemodialyzed Patients - ASED multicenter, J Sex Med, 17. 11. Ozkan G., Fatih K., et al (2010). Endogenous testosterone and mortality in male hemodialysis patients: Is it the resuls of aging? Clin J Am Soc Nephrol, 5, 1 – 6. 12. Rosas SE, Joffe M, Franklin E, Strom BL, Kotzker W, Brensinger C, Grossman E, Glasser D, Feldman HI. (2001). Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Số 4 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận – Niệu 173 Prevalence and determinants of erectile dysfunction in hemodialysis patients, Kidney International, 59, 2259 – 2266. 13. Yu SP, Chih KC, Kung YH, et al (2007). The association of higher depresssive symptoms and sexual dysfunction in male hemodialysis patients, Nephrology Dialysis Transplantation 22 (3), 857 – 861. Ngày nhận bài báo: 10/05/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/06/2015 Ngày bài báo được đăng: 05/08/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tinh_trangroi_loan_cuong_va_mot_so_yeu_to_lien_quan.pdf