Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện A Lưới, tỉnh thừa Thiên Huế

Kết quả đánh giá định tính và định lượng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện A Lưới cho thấy, miền núi A Lưới có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển mạnh mẽ DLSTCĐ trong tương lai gần như địa hình đa dạng, đã tạo ra nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp như thác nước, hồ đầm, sông suối uốn lượn, cộng thêm các khu rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn thiên nhiên, với hệ sinh thái279 động thực vật phong phú, đa dạng. Ngoài ra, nơi đây còn có những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số, các chứng tích chiến trường xưa,. cùng với các yếu tố phụ trợ như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các dịch vụ lưu trú, ẩm thực đang được đầu tư. Vì vậy, huyện A Lưới có tiềm năng phát triển tốt các loại hình du lịch khác nhau như: du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội, du lịch thăm chiến trường xưa, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng. Kết quả đánh giá định lượng tiềm năng DLSTCĐ của các điểm du lịch dựa vào thang điểm đánh giá tổng hợp cho thấy, huyện A Lưới có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển loại hình DLSTCĐ, đã xác định được 3 điểm du lịch có tiềm năng rất lớn và 8 điểm có tiềm năng để phát triển DLSTCĐ. Các kết quả đánh giá bước đầu này sẽ góp phần giúp các cấp chính quyền huyện A Lưới xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển DLSTCĐ nói riêng và xây dựng định hướng, chiến lược phát triển du lịch A Lưới nói chung.

pdf10 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 562 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện A Lưới, tỉnh thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
271 36(3), 271-280 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 9-2014 ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP TIỀM NĂNG DU LỊCH SINH THÁI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TÔN THẤT HỮU ĐẠT Email: huudat96@gmail.com Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển bền vững tại Tp. Huế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Ngày nhận bài: 19 - 9 - 2013 1. Mở đầu Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một trong những loại hình du lịch được xem là bền vững và có xu hướng phát triển nhanh hơn so với các loại hình du lịch truyền thống. Loại hình du lịch này đã được đề cập rất nhiều trong các bài báo khoa học từ những năm 1990. Tuy nhiên, trong thực tế, các nguyên tắc của du lịch sinh thái vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ. Nhiều quốc gia đã phát triển du lịch sinh thái với nhiều thiếu sót, và dường như còn rất xa vời so với mục tiêu mà du lịch sinh thái hướng đến [3], đồng thời thiếu sự tham gia của cộng đồng địa phương [3, 17]. Với quan điểm nhấn mạnh vai trò quan trọng của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững, các nhà khoa học đã đưa ra thuật ngữ “du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng (Community-base Ecotourism: DLSTCĐ)” và làm rõ sự khác biệt giữa loại hình du lịch này với các loại hình du lịch sinh thái dựa vào thiên nhiên khác. Du lịch sinh thái và du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng đều bao hàm đến khía cạnh lợi ích cộng đồng, tuy nhiên, du lịch sinh thái không thể hiện rõ được vai trò của cộng đồng như du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng. Sự tham gia của cộng đồng trong du lịch sinh thái ở mức khá khiêm tốn, mang tính thụ động và phần lớn do các doanh nghiệp du lịch bên ngoài cộng đồng sở hữu, vì vậy lợi ích được chia sẻ với cộng đồng không đáng kể. Trong khi đó thuật ngữ DLSTCĐ ngụ ý vượt ra ngoài các hạn chế trên để cộng đồng có thể tham gia tích cực hơn, chủ động hơn. Ít nhất phải có một số thành viên của cộng đồng tham gia vào các hoạt động kinh tế liên quan đến du lịch, một phần hoặc toàn bộ các doanh nghiệp du lịch phải được cộng đồng sở hữu và quản lý [1, 8]. Đây là một trong những yếu tố để phân biệt DLSTCĐ và các loại hình du lịch sinh thái khác. A Lưới là một huyện miền núi ở phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm dọc theo dãy Trường Sơn, với tính đặc thù cao về mặt tự nhiên cũng như mang đậm dấu ấn lịch sử chống giặc ngoại xâm của đất nước [14] là một điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái. Mặt khác, người dân ở đây là người dân tộc thiểu số (>85%) với nhiều dân tộc khác nhau (Pa Kô, Cơ Tu, Tà Ôi,), có nhiều nét văn hóa truyền thống đặc (lễ hội, làng nghề truyền thống,), sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng [13]. Cuộc sống của người dân bản địa còn gặp nhiều khó khăn và chủ yếu dựa vào việc khai thác tài nguyên ở địa phương. Vì vậy, để tăng tính bền vững, cũng như tăng hiệu quả và tuổi thọ của các dự án du lịch ở A Lưới, cần thiết phải có sự tham gia của cộng đồng và góp phần vào việc cải thiện cuộc sống cộng đồng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, DLSTCĐ trên địa bàn huyện vẫn còn rất hạn chế và thiếu quy hoạch dẫn đến hoạt động du lịch ở đây không hiệu quả và thiếu sự tham gia của cộng đồng. Xuất phát từ thực tiễn của địa phương, Tác giả bài báo đã tiến hành đánh giá tổng hợp tiềm năng DLSTCĐ, nhằm phục vụ cho việc quy hoạch chi tiết các điểm du lịch và xây dựng các giải pháp phát triển du lịch bền vững. 272 2. Tiềm năng du lịch của huyện A Lưới 2.1. Tiềm năng du lịch tự nhiên Tiềm năng du lịch tự nhiên của huyện A Lưới được xác định bởi sự đa dạng, phong phú của tự nhiên lãnh thổ, trong đó nỗi bật là hệ sinh thái rừng đa dạng với nhiều cánh rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên, Kèm theo đó là các phong cảnh gắn với địa hình và các phong cảnh gắn với thủy văn như các dòng thác, các con suối mát và các điểm nước khoáng nóng tự nhiên,... 2.1.1. Hệ sinh thái rừng Với độ cao trung bình 700m so với mực nước biển, đồng thời nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nên A Lưới có khí hậu ôn hòa, thuận lợi cho phát triển du lịch. Địa hình đa dạng với các đỉnh núi cao trên 1000m như Co A Nong (1.228m), Động Tiên Công (1.091m), Động Ngại (1.774m), Động Re Lao (1.487m), Ha Te (1.084m),bao quanh thung lũng A Lưới, tạo nên sự phát triển cho các khu rừng tự nhiên trên các vùng đồi núi [14]. Hiện nay, diện tích rừng của huyện A Lưới là 99324,36 ha, chiếm 81% diện tích tự nhiên của toàn huyện, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm đến 85% [12]. Huyện A Lưới có hai kiểu rừng chính: rừng kín thường xanh mưa mùa á nhiệt đới phân bố ở độ cao trên 800m và rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới ở độ cao dưới 800m [14]. Rừng tự nhiên chiếm chủ yếu với nhiều cánh rừng nguyên sinh như rừng nguyên sinh A Roàng, rừng nguyên sinh Hồng Hạ và các cánh rừng nguyên sinh chạy dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Với đặc điểm khí hậu mang tính chất chuyển tiếp giữa hai miền nam - bắc nên tổ thành loài thực vật ở đây rất phong phú. Khu vực này là nơi giao lưu giữa hai luồng thực vật từ phía Bắc xuống và từ phía Nam lên. Luồng thực vật phía Bắc xuống bao gồm những loài thuộc các họ đậu (Leguminosae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ Trâm (Melaleucadendre), và luồng thực vật từ phía Nam lên phần lớn là những loài thuộc họ dầu (Dipterocarpaceae) như: Kiền kiền, Chò đen, Dầu đọt tím phân bố ở độ cao 200 - 800m [14]. Với yếu tố địa hình phức tạp và thảm thực vật tự nhiên còn phát triển khá tốt nên trong vùng có nhiều động vật hoang dã sinh sống như nai, gấu, lợn rừng, thỏ, tê tê, sóc, sao la, góp phần tạo nên sự hấp dẫn lớn đối với du khách. 2.1.2. Các phong cảnh tự nhiên gắn liền với địa hình Vùng núi A Lưới thuộc sườn phía tây dãy Trường Sơn Bắc, cao từ 600-750m đến 1.600- 1.700m, với địa hình đa dạng, có sự phân hóa phức tạp với nhiều kiểu địa hình khác nhau, và thấp dần từ tây bắc xuống đông nam [14]. Sự đa dạng của địa hình đã tạo nên nhiều phong cảnh đẹp. Huyện A Lưới có khá nhiều hang động đẹp và nổi tiếng trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta như: động Ngại (1.774m), động A So (1.528m), động A Nô (1.485m), động A Sáp (1.403m), động Cô A Nong (1.221m), động Xo Xan (1.224m), động Tiên Công (1.091m), động A Túc (1.128m), có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Bên cạnh các đỉnh núi cao, vùng núi A Lưới còn có các thung lũng hẹp, sâu đến 600-700m. Càng đi về phía tây nam, địa hình càng bị chia cắt mạnh tạo nên các thung lũng hẹp, bờ dốc, nhiều thác ghềnh và đá tảng, tạo thành những cảnh quan tự nhiên độc đáo, hấp dẫn du khách. 2.1.3. Các phong cảnh tự nhiên gắn liền với thủy văn Vùng núi huyện A Lưới có mạng lưới sông suối khá dày đặc, bắt nguồn từ vùng núi cao, độ dốc bình quân lưu vực đạt 28-30m/km, hệ số uốn khúc khoảng 1,5-1,8. Sông suối ở đây có đặc điểm là ngắn, dốc, lắm thác ghềnh, lòng sông hẹp. Ngoài các sông chính như sông Bồ, sông Hữu Trạch, sông Rào nhỏ, trên địa bàn huyện còn có nhiều khe lạch, nhánh phụ lưu sông như: sông Xanh, A Sáp, A Lin, Cà Xình, Rào Lô, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động dân sinh, du lịch và các ngành kinh tế khác [14]. Với địa hình có nhiều dãy núi cao, rừng chiếm tỷ lệ lớn và hệ thống sông suối dày đặc, ngắn và dốc đã tạo cho vùng núi A Lưới nhiều thác ghềnh đẹp, thu hút khách du lịch như thác A Nor, thác Pồng Chất, các khe suối tự nhiên, các suối nước khoáng như suối nước nóng A Roàng, suối nước nóng Pa Hy, Trong đó, Thác A Nor và suối nước nóng A Roàng là hai điểm du lịch sinh thái được đánh giá là có tiềm năng rất lớn và đã thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến tham quan trong những năm qua. 273 2.2. Tiềm năng du lịch nhân văn Bên cạnh sự đa dạng và phong phú của nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn (văn hóa bản địa) ở miền núi A Lưới cũng rất đa dạng và giàu bản sắc dân tộc. Là một huyện có tới 85% dân số là người dân tộc thiểu số, là nơi giao lưu của hai nền văn minh Đông Sơn và Sa Huỳnh, đồng thời cũng là nơi để lại nhiều dấu ấn và di tích cách mạng trong hai cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc. Vì vậy, vùng núi A Lưới được đánh giá là mang nhiều nét văn hóa đặc sắc và riêng biệt. 2.2.1. Di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng Huyện A Lưới là một vùng đất nổi tiếng của chiến trường Trị - Thiên trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Việt Nam. A Lưới từng là căn cứ địa cách mạng của tỉnh và cả nước, nên huyện có rất nhiều điểm di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng với 11 địa đạo, 4 hang động, 4 sân bay quân sự cũ và 11 di tích lịch sử khác trên đường mòn Hồ Chí Minh [14]. Trong đó có 11 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia và 1 di tích cấp tỉnh. Các di tích nổi bật và đã thu hút được các du khách đến tham quan gồm: địa đạo Động So - A Túc, Động Tiên Công, sân bay A So, đồi A Bia, dốc Mèo, Các điểm di tích này đã thu hút một lượng du khách đến tham quan trong thời gian qua, đặc biệt là cựu chiến binh trong và ngoài nước. Lễ hội truyền thống: A Lưới là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số: Pa Kô, Cơ Tu, Tà Ôi, với hơn 85% tổng dân số của toàn huyện, vì vậy, các lễ hội truyền thống của các dân tộc nơi đây được xem là một nét văn hóa đặc sắc, hấp dẫn được thị hiếu của các du khách, đặc biệt là du khách phương Tây. Các lễ hội chính và nổi bật của các dân tộc vùng núi A Lưới bao gồm: Lễ hội Đâm trâu của người Pakô, Lễ hội Cầu mùa Azakoonh của người Tà Ôi, Lễ hội lúa mới (tết cơm mới hay Aza), Lễ hội cải táng và phong thần Ariêu ping [10], Các sản phẩm thủ công truyền thống: A Lưới là cái nôi của nhiều làng nghề truyền thống của người dân tộc thiểu số như dệt Zèng, nghề đan lát, mây tre, rượu đoác, Tuy nhiên, các làng nghề này đang dần bị mai một và có nguy cơ biến mất nếu không được giữ gìn và phát huy. Hiện nay, A Lưới vẫn còn một số làng nghề như làng nghề dệt Dzèng xã A Roàng; làng nghề rèn xã A Đớt, Hồng Vân, Hồng Thượng; làng nghề chổi đót xã Hồng Thái, A Ngo; làng nghề mây tre đan xã Hồng Thái, A Ngo; làng nghề rượu đoác xã A Roàng, A Đớt; các làng nghề đan lát, đồ dùng cá nhân, ngư cụ, nông cụ, nhạc cụ, khí cụ, Các sản phẩm này rất được du khách yêu thích. Các tài nguyên du lịch nhân văn khác - Cấu trúc nhà ở truyền thống: mỗi dân tộc ở nơi đây đều có nhà truyền thống với những nét biểu trưng riêng của dân tộc họ. Cấu trúc các ngôi nhà được thiết kế nghệ thuật và chạm khắc công phu, trang trí tài tình, khéo léo và mang đậm bản sắc dân tộc, chẳng hạn như nhà Sàn của cộng đồng các dân tộc, nhà Dài, nhà Moong của người Pa Kô, nhà Rông của người Tà Ôi, nhà Gươi của người Cơ Tu,... Các du khách tham quan rất yêu thích được sinh hoạt trong các ngôi nhà truyền thống này. - Làn điệu dân ca: nền văn hóa mang những nét đặc sắc riêng của từng dân tộc nơi đây đã tạo nên sự đa dạng và phong phú về mặt tinh thần cho cộng đồng các dân tộc. Văn hóa A Lưới mang đậm nét của các làn điệu dân ca nổi tiếng như: Cha Chấp, Kaarr Lơi (Ka Lơi), Târ A (dân ca PaKô), Ba Boih (dân ca Pa Kô, Cơ Tu), Ru con (Pa Kô, Cơ Tu, Ta Ôi, Pa Hy), A Roi (Pa Kô, Ta Ôi), cũng như các điệu múa dân tộc truyền thống: múa Da Zã (Cơ Tu, Tà Ôi), múa A Za - Pa Kô, múa Cầu mùa - Tà Ôi,... Đi cùng với các làn điệu dân ca và điệu múa là các nhạc cụ dân tộc rất phong phú như trống, cồng, chiêng, đàn ân toong, sáo, tù và khèn, Ngoài ra, các dân tộc ở đây còn có một kho truyện cổ tích thể hiện sự mật thiết của chế độ xã hội với tập quán nghi lễ, trình độ sản xuất, sử dụng công cụ, vũ khí đấu tranh, khả năng sáng tạo của họ, như truyện Piêr chooh của dân tộc Pa Kô, truyện nàng A đủ Trun của dân tộc Cơ Tu, - Văn hóa ẩm thực: do hệ nguyên liệu phong phú của vùng rừng núi mang lại nên các món ăn của các tộc người thiểu số ở A Lưới thường rất đa dạng, phục vụ nhiều mục đích khác nhau. Các món ăn đặc sản và đặc trưng của các dân tộc gồm: các món ăn được chế biến từ ngũ cốc như xôi thui ống, cơm ống/lam (adeep ihoor), bánh Aquat và Adeep man (Pa Kô, Tà Ôi); các món ăn chế biến từ cá như cá gói lá rừng vùi tro, cá nướng, lạp cá, gỏi cá, cá nướng ống, mắm cá (pa đẹec buỏi), các loại côn trùng nhuyễn thể (ếch, nhái, con sùng (ha vưr), mối (cláp), con dế (Anút), kiến chua (Aling ca xâu), kiến thơm (Alinh ca do), kiến đỏ (Kasâu), nhộng ong (Càroi Acon Ghi zớ),...); các món chế biến từ thịt như: thịt nướng tươi, nướng khô, nướng trực tiếp, nướng bằng ống tre, xào, lạp thịt, thịt heo muối chua; các món ăn từ thực vật như các loại 274 măng rừng (A Băng) như măng lồ ô (Abăng hơm), măng tre (Abăng cơrơđe). Các loại nấm như nấm gỗ (Trika), nấm chuối (Tri Ariết), nấm nón (Amool), nấm tai trắng (Tri Ú), nấm mèo (Tri Tơơr),...; các loại củ như Abit (củ mài), Vơving (củ môn rừng), Atrâu, Aon (củ chuối), gốc chuối rừng (A riết),...; các loại rau dại như rau dại ven suối (A Rui), rau dớn (A dong), rau má (Cờ bá). Các loại quả như: hạt cây Đang, Ga Ươl (quả ươi), trái Bríu, khế rừng (xơ nia), dâu đất (Mơrlong), quả Pơ rang, Chaol, Mơ Xiêng, quả Ra đhiu/đhê, vỏ trái Bây, hạt cây Chơ vọc, quả Maracăng, Kaziza mọc bờ sông, vị ngọt của thân cây A Đung, Ta nông, vị chua của hạt Cỏ coi, hạt Chơ đhang ađhí, xoài rừng (Chơ rum), vỏ trái Trơ lúi, chùm quả A Pơớch chín đỏ, hạt Ta tác, quả cóc rừng (Apíc); các loại rượu của người Tà Ôi, Cơ Tu và Pa Kô rất đa dạng như Ariêu Tà vạc, Ariêu Par đin, Bhua/a riêu thăn (rượu sắn), Avíeet (rượu mía), Adương (rượu mây), Ariêu Chĩa (rượu dứa) và cả Alắc, Axiêu,... Có thể nói, cùng với những cảnh quan tự nhiên giàu tính đa dạng và mang những nét riêng của vùng đồi núi, thì nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc của A Lưới là một trong những nhân tố quan trọng thu hút du khách đến tham quan ở vùng đất này. Tóm lại, huyện A Lưới có nhiều cảnh quan tự nhiên hấp dẫn được thiên nhiên ban tặng và là vùng đất có nền văn hóa cộng đồng độc đáo, mang đậm màu sắc của các dân tộc anh em, đồng thời là nơi giao lưu của hai nền văn minh Đông Sơn và Sa Huỳnh. Các nhân tố này hứa hẹn sẽ góp phần quan trọng để phát triển mạnh mẽ loại hình du lịch bền vững này trong tương lai. Bên cạnh đó, nơi đây còn lưu giữ lại nhiều dấu ấn lịch sử và di tích cách mạng trong hai cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc, sẽ hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển DLSTCĐ nói riêng và du lịch A Lưới nói chung, tạo nên sự đa dạng và phong phú về loại hình du lịch, đa dạng về tuyến, điểm du lịch. Với vị trí và tiềm năng to lớn về du lịch như vậy, A Lưới đã được UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế xác định là “vùng tam giác” phát triển du lịch của tỉnh và được sự hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật của Dự án Phát triển Du lịch Bền vững Tiểu vùng sông Mê Kông để phát triển du lịch cộng đồng. 2.3. Đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng huyện A Lưới 2.3.1. Các điểm du lịch được lựa chọn đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng Chúng tôi đánh giá tiềm năng DLSTCĐ của hầu hết các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện A Lưới. Các điểm du lịch được đánh giá tiềm năng DLSTCĐ được mô tả trong bản đồ (hình 1). Thác A Nor: nằm ở xã Hồng Kim, cách trung tâm thị trấn A Lưới 3 km về phía bắc. Khu vực hoạt động du lịch ở thác có diện tích 10ha. Thác A Nor có độ cao khoảng 120m, đổ xuống tạo ra 3 dòng thác liên hoàn (8m, 60m, 120m). Dưới cùng là một hồ nước khá rộng, nước trong vắt, mát lạnh. Thác nằm giữa những cánh rừng nguyên sinh với mây mù bao phủ quanh năm tạo nên cảnh sắc tuyệt đẹp và hùng vĩ. Cách thác hơn 1km trên đường vào thác có làng Việt Tiến của cộng đồng người bản địa. Tại đây du khách có thể ngủ trong các nhà sàn và thưởng thức những món ẩm thực đặc sản của cộng đồng bản địa. Thác Pông Chất: thuộc địa phận xã A Roàng, cách thị trấn A Lưới khoảng 34 km. Tuy quy mô và vẻ đẹp không bằng thác A Nor nhưng thác Pông Chất có ý nghĩa thiết thực, làm phong phú thêm sản phẩm du lịch cho cụm A Roàng, nơi đồng thời có cả suối nước khoáng nóng, rừng nguyên sinh và làng văn hóa A Ka điển hình. Nước khoáng nóng A Roàng: thuộc địa phận xã A Roàng, cách thị trấn A Lưới 25km về phía Nam. Suối nằm gần quốc lộ 14 rất thuận tiện cho việc đi lại, có diện tích khoảng 10 ha. Đây là mạch nước ngầm lộ thiên có nhiệt độ trung bình từ 60-700C, chứa nhiều khoáng chất chữa được một số bệnh, rất có lợi cho sức khỏe. Rất thích hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Điểm suối khoáng được bao bọc xung quanh bởi rừng núi trùng điệp nơi có khu rừng nguyên sinh và khu bảo tồn Sao La và làng văn hóa A Ka. Đồng thời hai làng văn hóa Chi Lanh và Ka Vin thuộc xã kế bên cũng có thế hỗ trợ cho hoạt động du lịch ở đây. Suối nước nóng Pa Hy: thuộc địa phận xã Hồng Hạ, cách thị trấn A Lưới khoảng 19km. Nằm trên con đường giao thông từ Huế lên A Lưới. Suối nước nóng Hồng Hạ là một giếng nhỏ đường kính 1m, nhiệt độ 25-30°C. Đây là một điểm du lịch tiềm năng nhưng vẫn chưa được khai thác nhiều. Hồ Lâm Ly (Hồ A Co): thuộc xã Phú Vinh, cách thị trấn A Lưới 6km về phía nam, cạnh quốc lộ 14. Diện tích hồ khoảng 0,5 ha nằm bên cạnh rừng thông bạt ngàn, không khí trong lành, tạo cảm giác thích thú cho du khách. Thiên nhiên hài hoà với sự kết hợp của mặt nước - rừng cây - bầu trời. Ở đây rất thích hợp với các dịch vụ câu cá, bơi thuyền, cắm trại, các buổi dã ngoại cuối tuần. 275 Hình 1. Bản đồ tài nguyên du lịch huyện A Lưới [Viện Tài nguyên Môi trường và PTBV tại TP.Huế] Khu bảo tồn, rừng nguyên sinh A Roàng - Hương Nguyên: thuộc địa phận hai xã A Roàng và Hương Nguyên, cách thị trấn A Lưới khoảng 29 km. Là một khu rừng già nguyên sinh có diện tích 3000ha, với nhiều hệ động, thực vật phong phú và đa dạng. Rừng nguyên sinh A Roàng có nhiều loại cây gỗ quý hiếm như: gội, chò nước, lim xanh, chò đen, sến mật, cà ổi, thông nàng,... và nhiều loài động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam như: mang lớn, mang Trường Sơn, sao la, hổ, vượn và các loài linh trưởng. Khu rừng nguyên sinh kéo dài từ A Lưới đến tận Quảng Nam với nhiều thác cao, vực sâu rất hấp dẫn đối với loại hình DLST và dành cho ai thích phiêu lưu, mạo hiểm, ưa cảm giác mạnh. Rừng Hương Phong: rừng Hương Phong rộng khoảng 2100 ha, thuộc địa phận xã Hương Phong, cách thị trấn A Lưới khoảng 21km, trong đó có 8km đường mòn đi từ đường Hồ Chí Minh vào đến rừng; Rừng Hồng Hạ: rừng Hồng Hạ rộng 2400 ha, thuộc địa phận xã Hồng Hạ, cách thị trấn A Lưới 22km, trong đó có 3km đường mòn đi từ đường 49 vào đến rừng; Rừng Hồng Trung: rừng Hồng Trung rộng 2150 ha, thuộc địa phận xã Hồng Trung, cách thị trấn A Lưới 14km, trong đó có 7km đường mòn đi từ đường Hồ Chí Minh vào đến rừng; Rừng Hồng Thượng: rừng Hồng Thượng rộng khoảng 450 ha, thuộc địa phận xã Hồng Thượng, cách thị trấn A Lưới khoảng 15km, trong đó có 2km đường mòn đi từ đường Hồ Chí Minh vào đến rừng. Mặc dù các khu rừng này không đẹp và đa dạng bằng Vườn quốc gia Bạch Mã, nhưng độ đa dạng sinh học của các khu rừng này cũng tương đối cao, sinh khối lớn và có nhiều loài động thực vật quý hiếm. 276 Đèo Pê Ke: cách thị trấn A Lưới khoảng 19km về phía bắc theo tuyến đường Hồ Chí Minh, đi qua địa phận hai xã Hồng Vân, Hồng Thủy, đồng thời giao cắt với đường đi đến cửa khẩu Hồng Vân - Cu Tai và đường đi ra huyện Đắkrông tỉnh Quảng Trị. Đèo dài 800m, có độ dốc 10%, nằm ở nơi chuyển tiếp giữa Trường Sơn Tây với khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền nên khu vực đèo có hệ động, thực vật phong phú với mây trắng và sương mù. 2.3.2. Chọn tiêu chí đánh giá và hệ số của các tiêu chí Các điểm du lịch ở huyện A Lưới được đánh giá định lượng dựa trên phương pháp thang điểm tổng hợp có trọng số của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam. Các tiêu chí được được lựa chọn để đánh giá dựa vào thang điểm tổng hợp được xây dựng bởi Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam và các điều kiện tiên quyết phát triển DLSTCĐ được xây dựng bởi Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên [4, 9, 17]. Tuy nhiên, mục tiêu chính là đánh giá tiềm năng đối với các điểm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng nên tác giả đã đưa thêm một số tiêu chí quan trọng như: mức độ hấp dẫn về văn hóa cộng đồng, mức độ bền vững về văn hóa cộng đồng; đồng thời bỏ đi một số một số tiêu chí hướng đến hiệu quả khai thác như: cơ sở hạ tầng - cơ sở kỹ thuật du lịch, hiệu quả kinh tế. Các trọng số của các tiêu chí được thừa kế từ nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch, riêng tiêu chí mức độ bền vững về tự nhiên được nâng thành hệ số 2 (thay vì hệ số 1) vì bảo tồn tự nhiên là một trong những tiêu chí rất được chú trọng trong DLSTCĐ. Các tiêu chí và hệ số của các tiêu chí được lựa chọn đánh giá được mô tả ở bảng 1. Bảng 1. Các tiêu chí đánh giá tiềm năng DLSTCĐ STT Tiêu chí đánh giá Hệ số 1 Độ hấp dẫn về cảnh quan 3 2 Mức độ hấp dẫn về văn hóa cộng đồng 3 3 Thời gian hoạt động du lịch 3 4 Sức chứa khách du lịch 2 5 Vị trí điểm du lịch 2 6 Tính liên kết 2 7 Khả năng tiếp cận điểm du lịch 2 8 Độ bền vững về tự nhiên 2 9 Mức độ bền vững về văn hóa cộng đồng 2 10 Mức độ an toàn về mặt xã hội 2 2.3.3. Chọn chỉ tiêu cho các cấp đánh giá Có 4 cấp đánh giá ở mỗi tiêu chí, tương ứng với các mức độ tốt, khá, trung bình và kém về tiềm năng của các điểm du lịch (bảng 2). Việc xây dựng và lựa chọn các chỉ tiêu của các cấp độ này dựa vào nghiên cứu của Bùi Thị Hải Yến (2010) [2] và điều kiện thực tế của khu vực nghiên cứu. Bảng 2. Các chỉ tiêu của từng cấp đánh giá tiềm năng DLSTCĐ STT Tiêu chí Cấp Chỉ tiêu 1 Độ hấp dẫn về cảnh quan Rất hấp dẫn Phong cảnh đẹp, tự nhiên có độ đa dạng cao Khá hấp dẫn Phong cảnh đẹp, tự nhiên có độ đa dạng tương đối Trung bình Phong cảnh tương đối đẹp, tính đa dạng của tự nhiên không cao Kém hấp dẫn Phong cảnh đơn điệu, tự nhiên kém đa dạng 2 Độ hấp dẫn về văn hóa cộng đồng Rất hấp dẫn Có cộng đồng bản địa, làng nghề truyền thống trong bán kính 5 km Khá hấp dẫn Có cộng đồng bản địa và làng nghề truyền thống sinh sống Trung bình Có cộng đồng bản địa trong bán kính 5 km, không có làng nghề truyền thống Kém hấp dẫn Cộng đồng bản địa sinh sống ngoài bán kính 5 km 3 Thời gian hoạt động du lịch Rất dài Có > 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch, có > 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người. Khá dài Có 150 - 200 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch, có 120 - 180 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người. Trung bình Có 100 - 150 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch, có 90 -119 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người. Ngắn Có dưới 100 ngày trong năm có thể triển khai tốt hoạt động du lịch, có dưới 90 ngày có điều kiện khí hậu thích hợp đối với sức khỏe con người. 4 Sức chứa khách du lịch Rất lớn > 300 người/ngày Khá lớn > 200 - 300 người/ngày Trung bình > 100 - 200 người/ngày Nhỏ ≤ 100 người/ngày 5 Vị trí điểm du lịch Rất gần Cách trung tâm thị trấn < 10 km Khá gần Cách trung tâm thị trấn 10 - 20 km Trung bình Cách trung tâm thị trấn 20 - 30 km Xa Cách trung tâm thị trấn > 30 km 6 Tính liên kết Rất tốt Có trên 3 điểm tài nguyên du lịch khác trong bán kính 10 km Khá tốt Có 2-3 điểm tài nguyên du lịch khác trong bán kính 10 km Trung bình Có 1 điểm tài nguyên du lịch khác trong bán kính 10 km Kém Không có điểm tài nguyên du lịch khác trong bán kính 10 km 277 7 Khả năng tiếp cận với điểm du lịch Dễ tiếp cận Có đường đi thuận tiện, dễ tìm đường, dễ dàng tiếp cận với điểm du lịch Khá dễ tiếp cận Có đường đi khá thuận tiện, tìm đường tương đối Trung bình Có đường đi khá thuận tiện, việc tìm đường đôi lúc dễ lạc, cần người chỉ dẫn Khó tiếp cận Chưa có đường đi thuận tiện, tìm đường khó khăn 8 Mức độ bền vững về tự nhiên Rất bền vững Trong 5 năm gần đây không có thành phần hoặc bộ phận tự nhiên nào bịtổn hại, hoặc tổn hại không đáng kể Khá bền vững Trong 5 năm gần đây có 1 thành phần hay bộ phận tự nhiên bị tổn hại nhưng ở mức độ nhẹ, có thể tự phục hồi Trung bình Trong 5 năm gần đây có vài thành phần hoặc bộ phận tự nhiên bị tổn hại, và có thể phục hồi nhờ con người Kém bền vững Trong 5 năm gần đây có thành phần hoặc bộ phận bị tổn hại, khó phục hồi và mất thời gian dài để phục hồi 9 Mức độ bền vững về văn hóa cộng đồng Rất bền vững Nền văn hóa được cộng động giữ gìn và phát huy rất tốt Khá bền vững Phần lớn nền văn hóa được cộng đồng được cộng đồng giữ vững Trung bình Nền văn hóa hóa của cộng động có nguy cơ bị mai một Kém bền vững Nhiều yếu tố văn hóa đã dần mất đi 10 Mức an toàn về mặt xã hội Rất an toàn Không xảy ra trường hợp mất ổn định về an ninh, chính trị, trật tự xã hội; không có người bán hàng rong, ăn xin Khá an toàn Không xảy ra trường hợp mất ổn định về an ninh, chính trị, trật tự xã hội; có người bán hàng rong, ăn xin nhưng không đáng kể Trung bình Không xảy ra trường hợp mất ổn định về an ninh, chính trị, trật tự xã hội; có nhiều người bán hàng rong, ăn xin Kém an toàn Có những biểu hiện mất ổn định về an ninh, trật tự xã hội: trộm cắp, trấn lột, chèn ép khách, 2.3.4. Cách tính điểm và phân hạng kết quả đánh giá tổng hợp Điểm số tương ứng với các cấp đánh giá tốt, khá, trung bình, kém là 4, 3, 2, 1. Điểm đánh giá một tiêu chí là tích của hệ số và điểm của cấp đánh giá. Điểm đánh giá tổng hợp cho điểm du lịch được tính bằng tổng số điểm đánh giá của các tiêu chí thành phần. Kết quả đánh giá tổng hợp được phân thành 4 hạng. Khoảng cách điểm giữa các hạng bằng nhau và được tính bằng trung bình cộng giữa điểm cao nhất và điểm thấp nhất trong thang điểm. Dựa vào cách tính điểm và phân hạng kết quả đánh giá tổng hợp ta có bảng điểm đánh giá tổng hợp cao nhất và thấp nhất như bảng 3. Bảng 3. Điểm đánh giá tổng hợp cao nhất và thấp nhất Hệ số, cấp đánh giá Yếu tố đánh giá Hệ số Tốt Khá Trung bình Kém Độ hấp dẫn về cảnh quan 3 12 9 6 3 Độ hấp dẫn về văn hóa cộng đồng 3 12 9 6 3 Thời gian hoạt động du lịch 3 12 9 6 3 Sức chứa khách du lịch 2 8 6 4 2 Vị trí điểm du lịch 2 8 6 4 2 Tính liên kết 2 8 6 4 2 Khả năng tiếp cận với điểm du lịch 2 8 6 4 2 Độ bền vững về tự nhiên 2 8 6 4 2 Mức độ bền vững về văn hóa cộng đồng 2 8 6 4 2 Mức độ an toàn về mặt xã hội 2 8 6 4 2 Tổng 92 69 46 23 Áp dụng công thức tính điểm của Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch Việt Nam ta có: Xo= n XX minmax − Trong đó: Xo- Khoảng cách đều giữa các hạng; Xmax- Điểm cao nhất = 92; Xmin- Điểm thấp nhất = 23; n- Số cấp phân hạng = 4  Xo: = 13 Như vậy, điểm đánh giá tổng hợp về tiềm năng của các điểm du lịch ở 4 hạng sẽ là: Tốt (Có tiềm năng rất lớn) 75-92; Khá (có tiềm năng lớn) 58-74; Trung bình (tiềm năng không lớn) 41-57; Kém (tiềm năng không đáng kể) 23-40. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng DLSTCĐ huyện A Lưới được trình bày ở bảng 4. 278 Bảng 4. Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng các điểm DLSTCĐ huyện A Lưới STT Tiêu chí Điểm du lịch 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng 1 Thác A Nô 12 12 9 8 8 6 6 6 6 8 81 2 Thác Pông Chất 9 9 9 4 2 6 4 8 8 8 67 3 Suối nước nóng A Roàng 9 12 9 6 4 8 8 8 8 8 80 4 Suối nước nóng Pa Hy 6 6 9 4 6 4 4 8 6 8 61 5 Hồ Lâm Ly (A Co) 6 4 9 6 6 4 6 8 6 8 63 6 Khu bảo tồn, rừng nguyên sinh A Roàng -Hương Nguyên 12 9 9 8 4 4 4 6 8 8 72 7 Rừng Hương Phong 9 9 9 8 4 4 4 6 6 8 67 8 Rừng Hồng Hạ 9 9 9 8 4 4 4 6 6 8 67 9 Rừng Hồng Trung 9 9 9 8 6 4 4 6 6 8 69 10 Rừng Hồng Thượng 9 9 9 8 6 4 4 6 6 8 69 11 Đèo Pê Ke 12 9 9 8 6 4 8 8 6 8 78 Kết quả đánh giá tổng hợp tiềm năng các điểm DLSTCĐ cho thấy, có 3 điểm du lịch được xếp hạng có tiềm năng rất lớn cho hoạt động DLSTCĐ: Thác A Nor, Suối nước nóng A Roàng và Đèo Pê Ke và 8 điểm du lịch được xếp hạng có tiềm năng đối với hoạt động DLSTCĐ: Thác Pông Chất, Suối nước nóng Pa Hy, hồ Lâm Ly, Khu bảo tồn, rừng nguyên sinh A Roàng - Hương Nguyên, rừng Hương Phong, rừng Hồng Hạ, Rừng Hồng Trung, rừng Hồng Thượng. Thác A Nô và suối nước nóng A Roàng được xếp hạng cao bởi vì hai điểm du lịch này có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và cộng đồng bản địa với nền văn hóa đặc sắc sinh sống xung quanh. Trong thời gian qua, hai điểm du lịch này cũng đã được huyện khai thác khá mạnh. Điểm du lịch khu bảo tồn, rừng nguyên sinh A Roàng - Hương Nguyên đã được khai thác và được biết đến nhiều nhưng kết quả đánh giá chưa thật sự cao, nguyên nhân là do khoảng cách đến trung tâm khá xa. Nhìn chung, tài nguyên du lịch ở huyện A Lưới rất có tiềm năng trong việc khai thác DLSTCĐ. So với các vùng núi của các huyện khác trong tỉnh, quy mô DLST ở A Lưới chưa ngang tầm với vườn quốc gia Bạch Mã (Phú Lộc), thác Ka Giang (Nam Đông), suối nước nóng Thanh Tân (Phong Điền). Tuy nhiên, A Lưới có nhiều lợi thế khác như địa hình đa dạng với nhiều cảnh đẹp tự nhiên như thác, suối nước nóng, cảnh quan đèo, hầm đường bộ cùng nhiều con suối thơ mộng, nhiều con sông chảy quanh thung lũng và đổ vào A Lưới, Chạy dọc theo đường Hồ Chí Minh còn có những cánh rừng nguyên sinh đan xen với rừng tái sinh trồng mới. Đặc biệt, sự có mặt của nhiều dân tộc anh em sinh sống ở đây với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc ít người đã tạo cho A Lưới những nét riêng và tiềm năng to lớn trong việc phát triển DLSTCĐ. Ngoài ra, sự phong phú của các chứng tích lịch sử cùng với các dịch vụ giải trí, lưu trú, ẩm thực, đã, đang và sẽ hỗ trợ rất lớn trong quá trình phát triển DLSTCĐ A Lưới, phát triển ngang tầm với các điểm du lịch khác trong và ngoài tỉnh, góp phần tạo nên thành công của dự án Phát triển Du lịch bền vững Tiểu vùng sông Mê Kông, góp phần tạo nên hành lang kinh tế du lịch của tỉnh 3. Kết luận Kết quả đánh giá định tính và định lượng tiềm năng phát triển du lịch sinh thái huyện A Lưới cho thấy, miền núi A Lưới có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển mạnh mẽ DLSTCĐ trong tương lai gần như địa hình đa dạng, đã tạo ra nhiều thắng cảnh tự nhiên đẹp như thác nước, hồ đầm, sông suối uốn lượn, cộng thêm các khu rừng nguyên sinh, các khu bảo tồn thiên nhiên, với hệ sinh thái 279 động thực vật phong phú, đa dạng. Ngoài ra, nơi đây còn có những nét văn hóa độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số, các chứng tích chiến trường xưa,... cùng với các yếu tố phụ trợ như giao thông vận tải, thông tin liên lạc, các dịch vụ lưu trú, ẩm thực đang được đầu tư. Vì vậy, huyện A Lưới có tiềm năng phát triển tốt các loại hình du lịch khác nhau như: du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội, du lịch thăm chiến trường xưa, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng. Kết quả đánh giá định lượng tiềm năng DLSTCĐ của các điểm du lịch dựa vào thang điểm đánh giá tổng hợp cho thấy, huyện A Lưới có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển loại hình DLSTCĐ, đã xác định được 3 điểm du lịch có tiềm năng rất lớn và 8 điểm có tiềm năng để phát triển DLSTCĐ. Các kết quả đánh giá bước đầu này sẽ góp phần giúp các cấp chính quyền huyện A Lưới xây dựng quy hoạch chi tiết phát triển DLSTCĐ nói riêng và xây dựng định hướng, chiến lược phát triển du lịch A Lưới nói chung. TÀI LIỆU DẪN [1] Agnes Kiss, 2004: Is community-based ecotourism a good use of biodiversity conservation funds?. Trends in Ecology and Evolution, Vol.19, No.5. [2] Fennell D., 2003: Ecotourism. New York: Roultledge, 2nd edition. [3] Hausler N. and Wolfang S., 2002: Training manual for Community-based Tourism. [4] Tran Thi Mai Hoa, Huan Nguyen Cao Huan, Noma Haruo, 2010: Potential of Developing Community-based Ecotourism in Van Don District, Quang Ninh Province, VNU Journal of Science, Earth Sciences 26, pp. 128-140 [5] Đỗ Thị Thanh Hoa, 2007: Báo cáo tổng kết đề tài: Nghiên cứu đề xuất tiêu chí khu du lịch sinh thái ở Việt Nam, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch. [6] Lindberg K., Megan E.W., Engeldrum D., 2002: Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho nhà lập kế hoạch và quản lý, tập 2, Hiệp hội Du lịch sinh thái. [7] Phạm Trung Lương, 2002: Du lịch sinh thái: những vấn đề lý luận và thực tiễn tại Việt Nam. Nxb. Giáo Dục, Hà Nội. [8] Manu, Isaac, Kuuder, Conrad-J.Wuleka, 2012: Community-Based Ecotourism and Livelihood Enhancement in Sirigu, Ghana. International Journal of Humanities and Social Science, Vol. 2, No. 18. [9] Okazaki E., 2008: A Community-Based Tourism Model: Its Conception and Use, Journal of Sustainable Tourism, Vol. 16, No. 5. [10] Trần Nguyễn Khánh Phong, 2012., Lễ hội Ariêu piing của người Pacô, Tạp chí nghiên cứu và phát triển, số 2, tập 91. [11] Bùi Thị Hải Yến, 2010: Quy hoạch du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. [12] UBND huyện A Lưới, 2012: Báo cáo tổng kết công tác Quản lý bảo vệ rừng - Phòng cháy chữa cháy rừng 2012, triển khai nhiệm vụ năm 2013. [13] UBND huyện A Lưới, 2012: Sơ kết 03 năm (2010-2012) thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn và dự kiến kế hoạch 2013- 2015. [14] UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, 2005: Dư địa chí Thừa Thiên Huế, Nxb. Khoa học và Xã hội. [15] UNEP, 2002. Ecotourism: Principles, Practices and Policies for Sustainability [16] United Nations World Tourism Organization & United Nations Environmental Programme (UNWTO & UNEP), 2005: Making Tourism Mote Sustainable. A Guide for Policy Makers. [17] WWF, 2001: Guidelines for Community- based Ecotourism. 280 SUMMARY Integrated potential assessment of community-based ecotourism in district A Luoi, Thua Thien Hue province A Luoi is a mountainous dictrict with great potential for tourism development. The survey shows that there are a lot of good conditions for tourism development, especially community based ecotourism. However, the exploitation and using of this tourism resources in general and community based ecotourism in particular have yet to be effect and matching to available potential. Therefore, this paper conducted a qualitative and quantitative assessment of tourism potential in A Luoi, especially community based ecotourism to serve for planning and development of sustainble tourism. The results of qualitative assessment showed that tourism resources in Luoi district is rich and diverse, including natural beauty of pristine forests with diversity of flora and fauna, the natural waterfalls, the mineral springs, ... Moreover, tourism resources also include the ethnic community’s unique and rich cultures, such as traditional festival, traditional handicaft productions, and many historical and cultural monuments in which peoples heroically againsted foreign invader’s war, such as military caves and tunnels, Fomer U.S special Forces Bases, These tourism resources will help A Luoi district to develop different types of tourism, for example ecotourism, historical tourism, cultural tourism, and specially, community-based ecotourism. The paper has also synthetically assessed of 11 potential destinations for community- based ecotourism, the quantitative results showed that 3 destinations were huge potential and 8 destinations were potential for community based eco-tourism.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5910_21153_1_pb_6753_2100729.pdf
Tài liệu liên quan