Đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ CNHĐ huyện thọ Xuân
Nâng cao trình độ CNH, HĐH của một lãnh thổ bao gồm các hoạt động, các quá
trình làm cho trình độ CNH, HĐH của lãnh thổ đó tăng lên một lượng điểm nhất định sau
một khoảng thời gian nhất định. Trình độ công nghiệp hóa theo hướng hiện đại của Thọ
Xuân năm 2019 mới đạt gần ½ trình độ CNHĐ đặt ra cho năm 2030 Đặc biệt, các tiêu chí
1, 3, 4, 10, 11 và 12 đạt được còn rất thấp. Chỉ c n hơn 10 năm nữa để Thọ Xuân đạt
chuẩn huyện CNHĐ, vì vậy Huyện cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:
Nâng cao năng lực quản trị của chính quyền các cấp và xây dựng chính quyền đổi
mới và sáng tạo;
Xây dựng môi trường đầu tư, môi trường kinh doanh thông thoáng và lành mạnh để
thu hút ngày càng nhiều oanh nhân đầu tư vào địa bàn Thọ Xuân;
Tạo đột phá về chất lượng và cơ cấu sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du
lịch. Tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn của thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình
Dương để phục vụ xuất khẩu; Phát triển ngành công nghiệp chế biến hàm lượng công nghệ
cao; hình thành các khu chế tác các sản phẩm mang thương hiệu đặc trưng của Thọ Xuân;
Thực hiện hiệu quả khâu đột phá về phát triển du lịch, ưu tiên các ự án nhằm giữ
chân khách đến khu di tích lịch sử hàng năm;
Xây dựng nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao;
Đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị; đẩy nhanh tốc độ ứng dụng cách
mạng công nghiệp 4.0;
Tập trung phát triển nguồn nhân lực; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm,
giảm nghèo, an sinh xã hội; triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo vệ sức kh e nhân dân,
về dân số và phát triển;
Đẩy mạnh, xây dựng văn hóa, con người phù hợp và đáp ứng yêu cầu nâng cao trình
độ CNH, HĐH, đồng thời mang đậm đặc trưng văn hóa Thọ Xuân;
Tăng cường quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước, khoáng sản;
chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là
những khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ qu t, lũ ống, vùng thoát lũ, đảm bảo an
toàn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
8 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá trình độ công nghiệp hóa theo hướng hiện đại tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
50
ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ CÔNG NGHIỆP HÓA THEO HƢỚNG
HIỆN ĐẠI TẠI HUYỆN THỌ XUÂN, TỈNH THANH HÓA
Lê Văn Trƣởng1 , Lƣơng Bá Hùng2
TÓM TẮT
Vận dụng khái niệm và tiêu chí đánh giá ãnh thổ công nghiệp theo hướng hiện đại
của những nghiên cứu trong và ngoài nước vào điều kiện cụ thể của huyện Thọ Xuân, tỉnh
Thanh Hóa, các tác giả đề xuất hệ thống tiêu chí và đánh giá mức độ công nghiệp hóa theo
hướng hiện đại huyện Thọ Xuân theo phương pháp tính điểm có trọng số. Kết quả, đến năm
2019, huyện Thọ Xuân đạt 86,94/180 điểm, nghĩa à gần 1/2 chuẩn của huyện công nghiệp
hóa theo hướng hiện đại vào năm 2030. Để hoàn thành chuẩn huyện công nghiệp hóa theo
hướng hiện đại vào năm 2030, Thọ Xuân cần tiến hành nhiều giải pháp đột phá để hoàn
thành các tiêu chí số 1, 3, 4, 7 và 12.
Từ khóa: Đánh giá, công nghiệp hóa, huyện Thọ Xuân.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đƣa nƣớc ta sớm trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ XII (nhiệm kỳ 2016 - 2020 đ đƣa ra nhiều phƣơng hƣớng và nhiệm vụ,
trong đó có việc xác định hệ tiêu ch nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại [4]. Theo tinh thần
ấy đ có nhiều nghiên cứu để xây dựng bộ tiêu ch và đánh giá trình độ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa CNHĐ cho cả nƣớc nhƣ Hội đồng lý luận Trung ƣơng, Đỗ Quốc Sam, Nguyễn Kế
Tuấn Trên cơ sở bộ tiêu ch nƣớc CNHĐ và Hƣớng dẫn của của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ,
các tỉnh cũng đ xây ựng bộ tiêu chí tỉnh CNHĐ nhƣ Quảng Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên,
Vĩnh Ph c, Thanh Hóa [13] Tuy nhiên cho đến nay tại Việt Nam vẫn chƣa thấy những nghiên
cứu xây dựng bộ tiêu ch và đánh giá trình độ công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại cấp huyện.
Nghiên cứu của chúng tôi với mục đ ch là xây ựng bộ tiêu ch CNHĐ cho cấp huyện và áp
dụng vào đánh giá trình độ CNHĐ huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
2. NỘI DUNG
2.1. Xây dựng tiêu chí huyện công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại
2.1.1. Quan niệm về quốc gia, tỉnh và huyện công nghiệp hóa theo hướng hiện đại
Trong kho tàng ngôn ngữ Việt Nam hiện nay có nhiều cách gọi khác nhau về lãnh
thổ nƣớc, tỉnh, huyện) công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhƣ: l nh thổ công nghiệp hóa, lãnh
thổ công nghiệp theo hƣớng hiện đại, lãnh thổ công nghiệp hóa và hiện đại hóa, lãnh thổ
công nghiệp từng ƣớc hiện đại Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng thuật ngữ lãnh
thổ công nghiệp theo hƣớng hiện đại CNHĐ nhƣ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XII [4] và quan điểm của Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng khoá VII, số 07-NQ/HNTW, ngày 30-7-1994 nhƣ sau: “công nghiệp hóa, hiện đại
1
Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức
2
Trường Trung học phổ thông Cẩm Thủy 2, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
51
hóa là quá trình chuyển đổi căn ản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phƣơng tiện, phƣơng pháp tiên tiến hiện đại,
dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao
động xã hội cao” Công nghiệp hóa không chỉ đơn thuần phát triển công nghiệp mà là quá
trình kinh tế - xã hội tổng hợp. Công nghiệp hóa của chúng ta có những đặc điểm: Công
nghiệp hóa phải rút ngắn thời gian, phát triển nhanh để sớm đuổi kịp trình độ các nƣớc.
Công nghiệp hóa gắn kết với hiện đại hóa, phát triển công nghệ mới, công nghệ cao, công
nghệ thông tin, tiếp cận kinh tế tri thức.
Về quốc gia công nghiệp hóa, Đỗ Quốc Sam (2008) cho rằng: “Có thể giải thích
một cách đơn giản rằng, nƣớc công nghiệp là nƣớc đã hoàn thành quá trình công nghiệp
hóa, hoặc ngƣợc lại, công nghiệp hóa là quá trình trở thành một nƣớc công nghiệp, song rõ
ràng là định nghĩa nhƣ vậy không giải quyết đƣợc nguồn gốc của vấn đề. Tuy nhiên, câu
trên cũng có ý nghĩa ở chỗ, trong hai khái niệm „nƣớc công nghiệp‟ và „công nghiệp hóa‟
chỉ cần định nghĩa cụ thể một khái niệm, còn khái niệm kia có thể tự suy ra đƣợc” [8].
Về quốc gia công nghiệp theo hƣớng hiện đại, Nguyễn Kế Tuấn quan niệm: “Nƣớc
công nghiệp theo hƣớng hiện đại là nƣớc đ đạt trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở giai đoạn
hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển đất nƣớc thành nƣớc công
nghiệp theo hƣớng hiện đại gắn liền với quá trình chuyển đất nƣớc từ trình độ nền kinh tế
nông nghiệp (hay tiền công nghiệp sang trình độ nền kinh tế công nghiệp, từ xã hội nông
nghiệp sang xã hội công nghiệp, từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh công
nghiệp” [10]. Nguyễn Huy Lƣơng 2018 quan niệm: Tỉnh/nƣớc CNHĐ là tỉnh/nƣớc đ sử
dụng phổ biến sức lao động kết hợp với công nghệ, phƣơng pháp tiên tiến, hiện đại trong các
hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội; có cơ cấu GRDP/GDP và
cơ cấu lao động hợp lý; năng suất lao động xã hội cao; xã hội tiến bộ và công bằng; môi
trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; ngƣời dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc [7].
Do huyện là một bộ phận của quốc gia và của tỉnh, nên đặc trƣng cơ ản của huyện
CNHĐ phải phản ánh đặc trƣng cơ ản của nƣớc và tỉnh CNHĐ, đồng thời phản ánh đƣợc
các chƣơng trình mục tiêu quốc gia đang và s triển khai. Vì vậy chúng tôi cho rằng:
Huyện CNHĐ à huyện sử dụng ngày càng nhiều công nghệ, phương pháp tiên tiến, hiện
đại trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội; có cơ
cấu kinh tế và cơ cấu lao động hợp lý; hoàn thành xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, có
năng suất ao động xã hội cao; xã hội tiến bộ và công bằng; môi trường sinh thái được
bảo vệ; người dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Trình độ CNHĐ của một lãnh thổ là mức độ đạt đƣợc t nh đến một mốc thời gian
nhất định so với chuẩn lãnh thổ CNHĐ mà l nh thổ đó hƣớng tới cả về kinh tế, xã hội và
môi trƣờng Nhƣ vậy đánh giá trình độ CNHĐ của một huyện là đánh giá mức độ đạt đƣợc
của huyện so với chuẩn CNHĐ mà huyện hƣớng tới Trong trƣờng hợp này là chuẩn
CNHĐ của huyện đạt đƣợc vào năm 2030
2.1.2. Tiêu chí đánh giá trình độ huyện công nghiệp hóa theo hướng hiện đại
Căn cứ để đề xuất tiêu chí: Quan niệm và bản chất về lãnh thổ CNHĐ trên thế giới và
Việt Nam hiện nay. Và gần đây nhất là báo cáo Việt Nam 2035 Hƣớng tới thịnh vƣợng,
sáng tạo công ằng và ân chủ của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ - Ngân hàng thế giới 2016 [9].
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
52
Tham khảo các chỉ số kinh tế và tăng trƣởng của WB năm 2018 Đây là những chỉ
số đƣợc áp dụng cho nhiều quốc gia trên thế giới và các bộ tiêu chí về tỉnh công nghiệp
của một số tỉnh, thành phố ở Việt Nam đ xây ựng.
Nội dung của các chƣơng trình kinh tế - xã hội của Chính phủ nhƣ Chƣơng trình xây
dựng nông thôn mới kiểu mẫu, Chƣơng trình giảm nghèo bền vững
Nội ung và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0.
Điều kiện thực tế của Thanh Hóa: Hiện nay Thanh Hóa đang phát triển theo hƣớng
mở và hội nhập Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thanh Hóa có khát vọng phát triển rất
mạnh m , phấn đấu đến năm 2030, Thanh Hóa trở thành tỉnh công nghiệp, có kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, từng ƣớc hiện đại; phù hợp với tình hình thực tế và xu thế
phát triển của vùng, quốc gia, khu vực ASEAN và quốc tế (Quyết định số 1629/QĐ-TTg
ngày 14/11/2019 của Thủ tƣớng Chính phủ Phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch tỉnh Thanh
Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 . Tập đoàn BCG Hoa Kỳ cũng khuyến
cáo tỉnh Thanh Hóa nói riêng và Việt Nam nói chung cần có những biện pháp mạnh, nâng
cao khả năng và trình độ kỹ thuật, để thu hút và giữ lại các đầu tƣ nƣớc ngoài trên [1].
Điều kiện thực tế của huyện Thọ Xuân: Năm 2019, huyện này đ đạt chuẩn huyện
nông thôn mới và hiện đ có Quy hoạch xây dựng vùng Thọ Xuân đến năm 2040, tầm
nhìn đến năm 2070 với quy mô dân số năm 2030 có khoảng 260 000 ngƣời, trong đó ân
số đô thị khoảng 195 000 ngƣời, tỷ lệ đô thị hóa đạt 75%; đến năm 2040, khoảng 320.000
ngƣời, trong đó ân số đô thị khoảng 240 000 ngƣời, tỷ lệ đô thị hóa đạt 80% [9].
Yêu cầu của bộ tiêu chí: Do huyện là một bộ phận của quốc gia và của tỉnh, nên đặc
trƣng cơ ản của huyện CNHĐ phải phản ánh đặc trƣng cơ ản của nƣớc và tỉnh CNHĐ,
đồng thời phản ánh đƣợc các mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu. Cụ thể
bộ tiêu chí huyện CNHĐ phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Công tác quản lý, điều hành phát triển kinh tế - xã hội của cấp ủy, chính quyền cấp huyện;
Phù hợp với nội ung CNH, HĐH và xu thế phát triển của cả nƣớc, nên phải kế thừa
tối đa các tiêu ch của nƣớc, tỉnh CNHĐ;
Phản ánh đƣợc xu hƣớng thay đổi mô hình và phƣơng thức CNH, HĐH trong những
điều kiện phát triển mới của đất nƣớc và từng lãnh thổ;
Bộ chỉ tiêu huyện CNHĐ phải có t nh động;
Phải bảo đảm khả năng ứng dụng trong thực tế quản lý của tất cả các huyện và cho
ph p so sánh đƣợc trình độ CNHĐ giữa các huyện tại cùng thời điểm, so sánh trình độ
CNHĐ của một huyện tại những thời điểm khác nhau.
Về số lƣợng tiêu chí: Số lƣợng tiêu chí cho quốc gia CNHĐ rất khác nhau. Trung
Quốc và một số nƣớc Châu Á lựa chọn 9 tiêu chí, H. Chenery (1988) chọn 5 tiêu chí [4].
A. Inkeles (những năm 80 thế kỷ 20) giới thiệu 11 tiêu chí, GS Đỗ Quốc Sam 2008 đề
xuất 24 tiêu chí, Ban kinh tế Trung ƣơng 2014 đƣa ra 22 tiêu chí [9].
Số lƣợng tiêu chí cho tỉnh CNHĐ cũng rất đa ạng. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 2014
đề xuất 18 tiêu chí, Thái Nguyên (2013) chọn 17 tiêu chí, Thanh Hóa (2013) 10 tiêu chí,
Hải Phòng (2016) 12 tiêu chí, Quảng Ninh (2012) 18 tiêu ch , Lê Văn Trƣởng (2019) chọn
22 tiêu chí cho Thanh Hóa [9].
Lựa chọn tiêu chí huyện CNHĐ: Theo quan niệm của chúng tôi, số lƣợng tiêu chí
dành cho cấp huyện phải t hơn số lƣợng tiêu chí dành cho quốc gia và cấp tỉnh, do quy mô
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
53
lãnh thổ nh , quá trình CNHĐ k m phong ph , hoạt động kinh tế - xã hội k m đa ạng, khả
năng thu thập và lƣu trữ số liệu thống kê còn nhiều hạn chế so với cấp quốc gia và cấp tỉnh.
Trong nghiên cứu này chúng tôi chọn 12 tiêu chí cứng và một số tiêu chí mềm. Các tiêu chí
cứng là những tiêu chí bắt buộc. Các tiêu chí mềm là những tiêu chí tham khảo, bổ sung và
có thể thay thế tiêu chí cứng trong điều kiện không thể thu thập đƣợc tiêu chí cứng.
Các tiêu chí cứng: có 12 tiêu chí chính và chia làm 3 nhóm.
Nhóm tiêu chí về kinh tế gồm 5 tiêu chí: Tổng sản phẩm trong huyện (GRDP) bình
quân đầu ngƣời; Tỷ trọng ngành nông nghiệp (VANN) so với tổng giá trị tăng thêm VA
trên địa bàn huyện; Tỷ lệ đô thị hóa; Tỷ lệ x đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu;
Tỷ trọng lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp so với tổng lao động đang làm
việc trên địa bàn huyện.
Nhóm tiêu chí về xã hội gồm 4 tiêu chí: Tỷ lệ lao động đang làm việc đ qua đào tạo
(có chứng chỉ, bằng cấp); Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI); Tỷ lệ hộ nghèo; Số ác sĩ
chuyên khoa I và II trên 1 vạn dân.
Nhóm tiêu chí về môi trƣờng gồm 3 tiêu chí: Tỷ lệ diện t ch đất lâm nghiệp có rừng
so với tổng diện t ch đất lâm nghiệp của huyện; Tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ
sinh. Tỷ trọng chất thải (công nghiệp, sinh hoạt, y tế, đƣợc xử lý, tái chế (%).
Các tiêu chí mềm: Tùy theo khả năng, điều kiện của từng huyện, ở giai đoạn có thể
tổ chức điều tra, khảo sát thu thập thông tin để tính toán bổ sung thêm các tiêu chí sau: Số
thuê bao Internet/dân số; Tỷ trọng ngành công nghiệp chế tác trong GRDP; Hệ số bất bình
đẳng về thu nhập (GINI); Tỷ lệ chất thải (rắn, l ng, khí, sinh hoạt, công nghiệp, y tế đƣợc
xử lý; Tỷ lệ chất thải rắn thông thƣờng đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn; Tỷ lệ chất thải nguy hại
đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn; Tỷ lệ chất thải y tế đƣợc xử lý đạt tiêu chuẩn [7].
2.2. Phƣơng pháp đánh giá
2.2.1. Giá trị cần đạt của từng tiêu chí cứng vào năm 2030
Mức chuẩn huyện CNHĐ t nhất bằng mức chuẩn trung bình của tỉnh CNHĐ Trong
nghiên cứu này chúng tôi xây dựng mức chuẩn của Thọ Xuân bằng mức chuẩn tỉnh
CNHĐ của Thanh Hóa vào năm 2030 đ đƣợc đ xây ựng [9] và có điều chỉnh cho phù
hợp với đặc điểm của Thọ Xuân. Nếu đạt đƣợc mức chuẩn ƣới đây thì mỗi tiêu ch đạt
điểm tối đa là 10 điểm chƣa nhân trọng số).
1 GRDP ình quân đầu ngƣời theo tỷ giá hối đoái: đạt 10.000 USD trở lên.
2) Tỷ trọng giá trị tăng thêm của nông - lâm - thủy sản trong tổng giá trị tăng thêm
đƣợc tạo ra trên địa bàn huyện: đạt ≤ 10%
3) Tỷ lệ đô thị hóa từ 75% trở lên.
4) Tỷ lệ x đạt tiêu chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu: 100%.
5) Tỷ trọng lao động đang làm việc trong ngành nông lâm thủy sản ≤ 10%
6) Tỷ lệ lao động đang làm việc đ qua đào tạo đạt từ 80,0% trở lên.
7) Chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) 0,866 trở lên.
8) Tỷ lệ hộ ngh o ƣới 1,0%.
9) Số ác sĩ chuyên khoa I và II trên 1 vạn dân từ 12 ngƣời trở lên.
10) Tỷ lệ đất lâm nghiệp có rừng kh p tán đạt 100% diện t ch đất lâm nghiệp.
11) Tỷ lệ dân số đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 100%.
12) Tỷ trọng chất thải (công nghiệp, sinh hoạt, y tế, đƣợc xử lý, tái chế ≥ 90%.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
54
2.2.2. Phương pháp đánh giá trình độ CNHĐ của một huyện
Thang điểm và trọng số. Chúng tôi sử dụng thang điểm 10 cho từng tiêu chí. Về
trọng số: các tiêu chí 5, 6, 8, 9, 10, 11 và 12 là những tiêu chí quan trọng nên có trọng số
1; các tiêu chí 2, 3, 4 và 7 là những tiêu chí rất quan trọng nên có trọng số 2. Riêng tiêu
ch 1 là tiêu ch đặc biệt quan trọng nên có trọng số là 3 Nhƣ vậy ta có tổng điểm tối đa
đạt đƣợc là 7 x 10 + 4 x 10 x 2 + 1 x 10 x 3 = 180 Trong đó, tổng điểm của các chỉ
số kinh tế là 100, các chỉ số xã hội là 50 và các chỉ số về môi trƣờng là 30 Nhƣ vậy đảm
bảo sự hài hòa giữa kinh tế với xã hội và môi trƣờng.
Phương pháp đánh giá. Đối với các tiêu ch 1, 3, 4, 6, 7, 9, 10, 11 và 12 đƣợc tính
toán theo tỷ lệ phần trăm % trong ộ tiêu ch cơ ản của huyện CNHĐ đến năm 2030
Việc t nh điểm của từng tiêu chí tại một thời điểm căn cứ vào kết quả đạt đƣợc thực tế của
tiêu chí tại thời điểm đó so với giá trị cần đạt (chuẩn) của tiêu ch Điểm của các tiêu chí
này đƣợc tính theo công thức sau: Kết quả thực hiện tiêu chí thứ i của huyện x 100 x trọng
số (1, 2 hoặc 3) rồi quy về thang điểm 10.
Riêng a tiêu ch 2, 5 và 8 có tƣơng quan nghịch với kết quả thực hiện đƣợc áp dụng
các cách tính sau: Số điểm của tiêu chí 2 (tỷ trọng giá trị tăng thêm ngành nông nghiệp so
với tổng giá trị tăng thêm ƣới 10% đƣợc tính theo công thức [100 - (VA nông nghiệp/VA
toàn huyện N) x 100 ] x 100/90 x 2 (trọng số là 2 Sau đó quy về thang điểm 10.
Số điểm của tiêu chí 5 (tỷ lệ lao động đang làm việc trong ngành nông nghiệp so với
tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn huyện ƣới 30% đƣợc tính theo công thức
[100 - Lao động NN/Tổng số lao động) x 100] x 100/70. Sau đó quy về thang điểm 10.
Số điểm của tiêu chí 8 (tỷ lệ hộ ngh o ƣới 1% đƣợc tính theo công thức (100 - Tỷ
lệ hộ nghèo) x 100/99. Sau đó quy về thang điểm 10.
2.3. Kết quả đánh giá trình độ CNHĐ huyện Thọ Xuân
Huyện Thọ Xuân nằm về phía Tây Bắc thành phố Thanh Hóa và là một huyện lớn của
tỉnh có tổng diện tích tự nhiên 292,3 km2, dân số 2018 là 220 625 ngƣời. Thọ Xuân với
trọng điểm là khu vực Lam Sơn - Sao Vàng đ đƣợc tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong
ốn v ng kinh tế động lực làm hạt nhân phát triển lan t a, th c đẩy kinh tế - x hội toàn tỉnh
Huyện Thọ Xuân không những đóng vai tr quan trọng về các mặt kinh tế, ch nh trị, văn
hóa, x hội của tỉnh Thanh Hóa mà c n có giá trị đặc iệt cấp quốc gia về văn hóa lịch sử và
an ninh - quốc ph ng Hiện nay, sự phát triển về hạ tầng cơ sở trên địa àn huyện nhƣ Cảng
hàng không Thọ Xuân, đƣờng Hồ Ch Minh, Quốc lộ 47, 47B, 47C, đƣờng nối khu kinh tế
Nghi Sơn đ th c đẩy quá trình CNH, HĐH toàn huyện cũng nhƣ các khu vực đô thị, khu
chức năng đặc th nhƣ: thị trấn Thọ Xuân, thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng, khu Du lịch
Lam Kinh, khu Công nghiệp Lam Sơn - Sao Vàng... Huyện Thọ Xuân đ và đang t ch cực
thực hiện 4 chƣơng trình trọng tâm, 3 khâu đột phá: xây dựng huyện Thọ Xuân trở thành
huyện Nông thôn mới vào trƣớc năm 2020; chƣơng trình giảm nghèo bền vững giai đoạn
2016 - 2020; thực hiện khâu đột phá về phát triển nông nghiệp, ứng dụng khoa học công
nghệ, hình thành vùng nông nghiệp công nghệ cao, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa trên địa bàn
toàn huyện; quy hoạch phát triển tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm
2025, định hƣớng đến năm 2030 UBND tỉnh Thanh Hóa đ phê uyệt Nhiệm vụ lập quy
hoạch xây ựng V ng huyện Thọ Xuân đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070 có tính chất,
chức năng của vùng Thọ Xuân là v ng tăng trƣởng xanh phát triển kết hợp công - nông
nghiệp công nghệ cao, dịch vụ, du lịch cảnh quan sinh thái và văn hóa lịch sử, phát triển
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
55
kinh tế - xã hội mang tính chất động lực lan t a, giao thoa giữa đồng bằng, trung du và khu
vực miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa với nhiều đầu mối giao thông quan trọng [11].
Đến cuối năm 2010, trình độ CNHĐ của huyện Thọ Xuân về kinh tế đạt 25,60/100
điểm, về xã hội đạt 30,60/50 điểm và về môi trƣờng đạt 6,00/30 điểm và tính chung toàn
huyện đạt 61,66/180 điểm, nghĩa là ằng 1/3 mức chuẩn của năm 2030
Đến cuối năm 2015, trình độ CNHĐ của huyện Thọ Xuân về kinh tế đạt 34,65/100
điểm, về xã hội đạt 33,19/50 điểm và về môi trƣờng đạt 9,53/30 điểm và tính chung của
toàn huyện đạt 77,37/180 điểm, nghĩa là hơn 1/3 mức chuẩn của năm 2030
Trình độ CNHĐ của huyện Thọ Xuân đến cuối năm 2019 về kinh tế đạt 36,38/100
điểm, về xã hội đạt 37,47/50 điểm và về môi trƣờng đạt 14,22/30 điểm và tính chung toàn
huyện đạt 87,77/180 điểm, nghĩa là gần ½ mức chuẩn chung của năm 2030 Đặc biệt, các
tiêu ch 1, 3, 4, 10, 11 và 12 đạt đƣợc còn rất thấp.
Bảng 1. Tổng hợp đánh giá trình độ CNHĐ huyện Thọ Xuân
TT Tiêu chí
Trọng
số và
điểm
tối đa
Năm 2010 Năm 2015 Năm 2019
Giá trị
thực
tế
Điểm
đạt
đƣợc
Giá trị
thực
tế
Điểm
đạt
đƣợc
Giá trị
thực
tế
Điểm
đạt
đƣợc
Tiêu chí kinh tế 100 25,06 34,65 36,38
1
GRDP ình quân đầu ngƣời ≥
10.000 USD.
3 (30) 940 1,88 1670 3,34 1826 3,65
2
Tỷ trọng NLTS trong GRDP
trên địa àn huyện ≤10%.
2 (20) 40 13,33 30,00 15,54 22,56 17,20
3 Tỷ lệ đô thị hóa ≥75% 2 (20) 8,4 2,24 9,0 2,40 9,9 2,64
4
Tỷ lệ x đạt chuẩn x nông
thôn mới kiểu mẫu 100%.
2 (20) 4,8 0,96 9,75 1,95 19,5 3,95
5
Tỷ trọng LĐ đang làm việc trong
ngành nông lâm thủy sản ≤ 10%.
1 (10)
60
5,71
55,1
6,41
50,2
7,11
Tiêu chí xã hội 50 30,60 33,19 37,17
6
Tỷ lệ lao động đang làm việc
đ qua đào tạo ≥ 80%
1 (10) 42 5,25 50 6,25 68 8,50
7
Chỉ số phát triển con ngƣời
HDI ≥ 0,866.
2 (20) 0,51 11,77 0,53 12,24 0,57 13,16
8 Tỷ lệ hộ ngh o ≤ 1% 1 (10) 15,0 8,58 7,7 9,32 2,42 9,85
9
Số ác sĩ chuyên khoa I và II trên
1 vạn ân: đạt từ 12 ngƣời trở lên
1 (10) 6 5,00 7 5,83 8 6,66
Tiêu chí môi trường 30 6 9,53 14,22
10
Đất lâm nghiệp có rừng kh p tán
đạt 100% iện t ch đất lâm nghiệp.
1 (10) 30 3,00 55 5,50 65 6,50
11
Tỷ lệ ân số đƣợc sử ụng
nƣớc hợp vệ sinh 100%.
1 (10) 20 2,00 27 2,70 55 5,50
12
Tỷ trọng chất thải đƣợc xử lý, tái
chế ≥ 90%.
1 (10) 9 1,00 12 1,33 20 2,22
Tổng cộng 180 61,66 77,37 88,77
(Nguồn: (1), (5), (6), (8), (10) UBND huyện Thọ Xuân [10], [11]; (2), (3), (5), (9) Cục Thống kê tỉnh
Thanh Hóa; (11) Sở Y tế Thanh Hóa; 4 Ước ượng của các tác giả lấy 41 xã trước ngày 01-12-2019;
(12) Sở Tài nguyên và Môi trường Thanh Hóa)
Nguyên nhân là trong những năm qua, cũng nhƣ cả nƣớc, Thanh Hóa và Thọ Xuân chịu
tác động, ảnh hƣởng tiêu cực của nền kinh tế thế giới và khu vực. Thọ Xuân chƣa có chủ
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
56
trƣơng, ch nh sách mang t nh đột phá để nâng cao trình độ CNHĐ; Cải cách hành chính huyện
đạt kết quả chƣa cao; Huyện chƣa có quy hoạch xây dựng khu công nghệ cao; Thiếu chính
sách khả thi để hấp dẫn, thu h t các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc; Nguồn lao động chất
lƣợng cao còn rất thiếu; Chƣa động viên đƣợc các nguồn lực nhất là nguồn lực của ngƣời dân
để tập trung đẩy mạnh CNHĐ huyện; Tốc độ đổi mới, chuyển giao công nghệ còn hạn chế.
2.4. Đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ CNHĐ huyện thọ Xuân
Nâng cao trình độ CNH, HĐH của một lãnh thổ bao gồm các hoạt động, các quá
trình làm cho trình độ CNH, HĐH của lãnh thổ đó tăng lên một lƣợng điểm nhất định sau
một khoảng thời gian nhất định. Trình độ công nghiệp hóa theo hƣớng hiện đại của Thọ
Xuân năm 2019 mới đạt gần ½ trình độ CNHĐ đặt ra cho năm 2030 Đặc biệt, các tiêu chí
1, 3, 4, 10, 11 và 12 đạt đƣợc còn rất thấp. Chỉ c n hơn 10 năm nữa để Thọ Xuân đạt
chuẩn huyện CNHĐ, vì vậy Huyện cần tập trung thực hiện các giải pháp sau đây:
Nâng cao năng lực quản trị của chính quyền các cấp và xây dựng chính quyền đổi
mới và sáng tạo;
Xây dựng môi trƣờng đầu tƣ, môi trƣờng kinh doanh thông thoáng và lành mạnh để
thu hút ngày càng nhiều oanh nhân đầu tƣ vào địa bàn Thọ Xuân;
Tạo đột phá về chất lƣợng và cơ cấu sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và du
lịch. Tạo sản phẩm đạt tiêu chuẩn của thị trƣờng Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á - Thái Bình
Dƣơng để phục vụ xuất khẩu; Phát triển ngành công nghiệp chế biến hàm lƣợng công nghệ
cao; hình thành các khu chế tác các sản phẩm mang thƣơng hiệu đặc trƣng của Thọ Xuân;
Thực hiện hiệu quả khâu đột phá về phát triển du lịch, ƣu tiên các ự án nhằm giữ
chân khách đến khu di tích lịch sử hàng năm;
Xây dựng nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao;
Đầu tƣ kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng đô thị; đẩy nhanh tốc độ ứng dụng cách
mạng công nghiệp 4.0;
Tập trung phát triển nguồn nhân lực; giải quyết tốt các vấn đề về lao động, việc làm,
giảm nghèo, an sinh xã hội; triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo vệ sức kh e nhân dân,
về dân số và phát triển;
Đẩy mạnh, xây dựng văn hóa, con ngƣời phù hợp và đáp ứng yêu cầu nâng cao trình
độ CNH, HĐH, đồng thời mang đậm đặc trƣng văn hóa Thọ Xuân;
Tăng cƣờng quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nƣớc, khoáng sản;
chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là
những khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ qu t, lũ ống, vùng thoát lũ, đảm bảo an
toàn cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
3. KẾT LUẬN
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, địa phƣơng và
lãnh thổ. Bộ tiêu ch đánh giá trình độ CNHĐ của huyện vào năm 2030 gồm 12 tiêu chí
cứng và một số tiêu chí mềm đ phản ánh một cách khách quan, khoa học, toàn diện quá
trình và khát vọng CNHĐ của các huyện T nh đến năm 2019, trình độ CNHĐ của huyện
Thọ Xuân mới đạt 88,77/180 điểm, nghĩa là gần đạt 1/2 chuẩn của huyện CNHĐ vào năm
2030 Để hoàn thành chuẩn CNHĐ vào năm 2030, Thọ Xuân cần phải thực hiện nhiều giải
pháp có tính chất đột phá nhằm vào thực hiện tốt các tiêu chí 1, 3, 4, 7 và 12.
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 48.2020
57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Boston Consulting Group (2017), Báo cáo rà soát, cập nhật, quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội huyện Thanh Hóa đến năm 2020, quy hoạch giai đoạn
2021, tầm nhìn đến năm 2040.
[2] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ 2014 , Báo cáo nghiên cứu Bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp
theo hướng hiện đại của Việt Nam.
[3] Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Ngân hàng thế giới 2016 , Việt Nam 2035: Hướng tới
thịnh vượng, sáng tạo công ằng và dân chủ.
[4] Đảng cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII.
[5] Hội đồng Lý luận Trung ƣơng, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân (2015), Hội thảo
khoa học: Tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
[6] Huyện ủy Thọ Xuân, Văn kiện Đại hội Đảng ộ huyện nhiệm kỳ 2016 - 2020.
[7] Nguyễn Huy Lƣơng 2018 , Thực trạng và giải pháp nâng cao trình độ công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trên địa bàn huyện Phú Thọ đến năm 2030, Tóm tắt luận án Tiến sĩ
[8] Đỗ Quốc Sam 2008 , Thế nào à một nước công nghiệp. VNEP.
[9] Lê Văn Trƣởng (2019), Xây dựng bộ tiêu chí tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại
cho Thanh Hóa vào năm 2030, Tạp chí khoa học Trƣờng Đại học Hồng Đức, Số 43.
[10] Nguyễn Kế Tuấn (2016), Phát triển đất nước thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 233, 11/2016, tr. 20-31
[11] UBND tỉnh Thanh Hóa (2019), Quyết định Số 2539/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch
vùng huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070.
[12] UBND huyện Thọ Xuân, Số iệu thống kê kinh tế - xã hội các năm 2010-2019.
[13] Chen Jiagui, Huang Qunhui and Zhong Honguu (2006), The synthetic Evaluation and
Analysis on Regional Industrialization, Journal of Economic Stu ies Bẹijing 6-2006.
[14] WB (2018), World Development Indicators.
ASSESSING THE LEVEL OF INDUSTRIALIZATION IN THE DIRECTION
OF MODERNIZATION IN THO XUAN DISTRICT, THANH HOA PROVINCE
Le Van Truong, Luong Ba Hung
ABSTRACT
Applying the concept and criteria for evaluating industrial territory in the direction of
modernization of domestic and foreign research into specific conditions of Tho Xuan district,
Thanh Hoa province, the authors propose a system of criteria and assess the level of
industrialization along with the direction of modernization of Tho Xuan district according to
the weighted - pointed method. As a result, by 2019, Tho Xuan district had reached
88,77/180 points, meaning that nearly half of the standard of a industrialized district
towards modernization by 2030. To complete the district's standard of industrialization
towards modernization by 2030, Tho Xuan needs to conduct many breakthrough solutions to
complete criteria 1, 3, 4, 7 and 12.
Keywords: Evaluating, industrialization, Tho Xuan district.
* Ngày nộp bài: 23/12/2019; Ngày gửi phản biện: 13/2/2020; Ngày duyệt đăng: 4/3/2020
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_trinh_do_cong_nghiep_hoa_theo_huong_hien_dai_tai_hu.pdf