Đánh giá tương đương sinh học viên Felodipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy

Đánh giá tương đương sinh học viên FE SR và felutam CR. Tiến hành phân tích ngay sau khi kết thúc lấy mẫu giai đoạn 2 ở người tình nguyện. Phân tích các mẫu huyết tương của 1 người tình nguyện trong cùng điều kiện, cùng 1 ngày. Tổng số có 384 mẫu cả 2 giai đoạn của 12 người tình nguyện được phân tích trong thời gian 3 ngày. Thời gian tính từ thời điểm lấy mẫu đầu tiên tới khi kết thúc phân tích 16 ngày, đảm bảo tất cả mẫu được phân tích trong khoảng thời gian độ ổn định của mẫu sinh học đã thẩm định (20 ngày). Giá trị trung bình hình học) Kết quả so sánh Tmax của thuốc thử và thuốc chứng theo phương pháp thống kê không tham số (Wilcoxon Signed Rank test) và tỷ số giữa các giá trị Tmax của thuốc thử so với thuốc đối chứng như sau.

pdf9 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 22 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tương đương sinh học viên Felodipin giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 45 ĐÁNH GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC VIÊN FELODIPIN GIẢI PHÓNG KÉO DÀI THEO CƠ CHẾ BƠM THẨM THẤU KÉO - ĐẨY Vũ Thị Thanh Huyền*; Phạm Thị Minh Huệ**; Nguyễn Thị Kiều Anh** Tạ Mạnh Hùng***; Nguyễn Thanh Hải**** TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá tương đương sinh học của viên nén felodipin (FE) 5 mg giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy (push - pull osmotic pump - PPOP) so với thuốc đối chứng felutam CR trên người tình nguyện. Phương pháp: thiết kế nghiên cứu theo mô hình chéo, ngẫu nhiên, đơn liều, mù đơn, hai thuốc, hai trình tự, hai giai đoạn, thời gian nghỉ giữa hai giai đoạn 08 ngày. Xác định nồng độ FE trong huyết tương bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối với detector khối phổ (UPLC-MS/MS). Kết quả: khoảng tin cậy 90% của tỷ lệ giá trị trung bình các thông số dược động học Cmax, AUC0-t, AUC0-∞ của thuốc thử so với thuốc chứng, tính trên số liệu đã chuyển logarit lần lượt là 88,29 - 138,97%; 88,36 - 109,22%, 83,93 - 119,09%. Kết luận: viên FE nghiên cứu tương đương sinh học với viên felutam CR đang lưu hành trên thị trường. Vì vậy, hai chế phẩm này có thể dùng thay thế nhau trên lâm sàng. * Từ khóa: Felodipin; Bơm thẩm thấu kéo - đẩy; Tương đương sinh học. Study of Bioequivalence of Extended Release Push-Pull Osmotic Tablets of Felodipine Summary Objectives: A bioequivalence study between the extended release push-pull osmotic tablets of 5 mg FEe and felutam CR 5 mg tablet (Vietnam Vellpharm Pharmaceuticals Ltd, Vietnam) as reference was carried out in 12 healthy human volunteers. Methods: The study design was an open label, randomised, 2-period, 2-treatment, 2-sequence, crossover, single-dose bioequivalence study. The estimation of FEe in plasma samples was carried out by a validated UPLC-MS/MS method. Results: The pharmacokinetic parameter Cmax, AUC0-t and AUC0-∞ were tested for bioequivalence after log-transformation of data, while the differences of Tmax were evaluated non-parametrically. 90% confidence intervals of the mean values for Cmax, AUC0-t and AUC0-∞ were 88.29 - 13.97%; 88.36 - 109.22% and 83.93 - 119.09%, respectively. All of these values were within the bioequivalence acceptance range. Conclusion: There was no statistically significant difference between two formulations of FEe, so both formulations of FEe were bioequivalent and therefore interchangeable in clinical practice. * Key words: Felodipine; Push-pull osmotic pump; Bioequivalence. * Học viện Quân y ** Trường Đại học Dược Hà Nội *** Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương **** Trường Đại học Quốc gia Hà Nội Người phản hồi (Corresponding): Vũ Thị Thanh Huyền (huyenbmai@gmail.com) Ngày nhận bài: 20/07/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 26/08/2016 Ngày bài báo được đăng: 14/09/2016 T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 46 ĐẶT VẤN ĐỀ Felodipin là dược chất chẹn kênh canxi chậm có tính chất chọn lọc thuộc dẫn chất 1,4-dihydropyridin, thường dùng để điều trị tăng huyết áp và dự phòng đau thắt ngực [1]. Tuy nhiên, FE có sinh khả dụng thấp và có thể thay đổi, dẫn tới phải dùng nhiều lần trong ngày. Cách dùng nhiều lần trong ngày đôi khi dẫn đến biến động nồng độ dược chất trong huyết tương và không thuận lợi cho việc tuân thủ của bệnh nhân [4]. Ngoài ra, FE giải phóng nhanh sau khi dùng cho nồng độ dược chất trong huyết tương cao, có thể gây ra các tác dụng phụ đáng kể, nguy hiểm nhất là tụt huyết áp hệ thống và nhịp tim nhanh phản xạ [5]. Để giảm số lần dùng thuốc và vẫn duy trì được nồng độ dược chất trong máu trong vùng điều trị, các dạng bào chế giải phóng kéo dài theo cơ chế thẩm thấu đã được nghiên cứu và phát triển. Trong đó, bơm thẩm thấu kéo - đẩy (push-pull osmotic pump - PPOP) có nhiều ưu điểm như dễ duy trì tốc độ giải phóng dược chất theo động học bậc không đến khi giải phóng hết dược chất, thích hợp với các dược chất có độ tan khác nhau, đặc biệt là dược chất ít tan [6]. Ứng dụng công nghệ PPOP trong bào chế FE, chúng tôi đã tối ưu hóa được công thức viên FE 5 mg thẩm thấu 2 lớp giải phóng kéo dài 24 giờ và xây dựng được quy trình thích hợp để bào chế ở quy mô 10.000 viên. Tiếp đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm: Đánh giá tương đương sinh học viên FE 5 mg thẩm thấu 2 lớp giải phóng kéo dài 24 giờ so sánh với felutam CR 5 mg là viên nén giải phóng có kiểm soát hiện đang lưu hành trong nước. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Nguyên liệu và thiết bị. * Chế phẩm nghiên cứu: - Chế phẩm thử: viên nén FE 5 mg giải phóng kéo dài 24 giờ theo cơ chế PPOP bào chế được (FE SR 5 mg số lô: 0813, HD: 08 - 2015). - Chế phẩm đối chiếu: viên nén giải phóng có kiểm soát felutam CR 5 mg: số lô 12 005; NSX: 27 - 07 - 2012; HD: 07 - 2014; SĐK: VD-12000-10 do Công ty TNHH Dược phẩm Vellpharm Việt Nam sản xuất. * Dung môi, hoá chất: - Chất chuẩn: + FE: Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương, SKS: WS.0107222, hàm lượng 99,30%; độ ẩm 0,06%. + Glibenclamid: Viện Kiểm nghiệm Thuốc Trung ương, SKS 0103129, hàm lượng 99,70%; độ ẩm 0,09%. Sử dụng glibenclamid làm chất nội chuẩn trong phương pháp phân tích. - Dung môi, hóa chất: đạt tiêu chuẩn tinh khiết dùng cho HPLC và LC/MS. - Huyết tương trắng: Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương cung cấp. * Thiết bị nghiên cứu: Hệ thống sắc ký lỏng khối phổ Thermo Scientific (Mỹ) được hiệu chuẩn, cân phân tích VKN/TĐSH/01.21 Sartorius-CP224S (Đức), máy lắc xoáy Velp (Ý), thiết bị bay hơi dung môi Thermo Scientific (Mỹ), máy ly tâm lạnh VKN/TĐSH/46.04 Sigma 2-16K (Đức), thiết bị lọc nước TKA (Đức), máy lắc ngang (Đức), ống chiết thủy tinh 15 ml, micropipet, bình định mức. T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 47 2. Phương pháp nghiên cứu. * Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu chéo, ngẫu nhiên, đơn liều, mù đơn, hai thuốc, hai trình tự, hai giai đoạn. Thời gian nghỉ giữa hai giai đoạn là 08 ngày. Thử nghiệm trên 12 người tình nguyện khỏe mạnh. Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng Đạo đức trong Nghiên cứu Y Sinh học Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương phê duyệt (Phiếu chấp thuận số 29/2013/HĐ-ĐĐ ngày 12 - 11 - 2013). * Người tình nguyện: 12 người tình nguyện khoẻ mạnh, tuổi 18 - 55, chỉ số BMI từ 18 - 25 kg/m2, đáp ứng các yêu cầu về đánh giá sức khỏe theo đề cương, bao gồm khám tổng quát, xét nghiệm máu nói chung và sàng lọc kháng thể HIV, kháng nguyên viêm gan B, xét nghiệm nước tiểu với nữ giới. * Phác đồ thử nghiệm: - Liều dùng: đơn liều, 1 viên 5 mg thuốc thử hoặc thuốc chứng/người cho mỗi giai đoạn. - Cách dùng: uống 1 viên thuốc nguyên vẹn với 240 ml nước ấm. Trong vòng 2 giờ sau khi uống thuốc, Người tình nguyện không được nằm. - Xác định trình tự: lựa chọn ngẫu nhiên trình tự dùng thuốc cho từng người tình nguyện bằng phần mềm Excel. Phân nhóm và uống thuốc nghiên cứu theo trình tự như sau: Người tình nguyện Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Nhóm 1 Thuốc thử Thuốc chứng Nhóm 2 Thuốc chứng Thuốc thử * Lấy mẫu: - Mỗi giai đoạn, người tình nguyện có mặt ở khu vực lấy mẫu từ đêm hôm trước (khoảng 8 - 10 giờ trước khi uống thuốc) và ở tại đó cho tới thời điểm lấy mẫu 24 giờ. Sau đó, người tình nguyện trở về nơi cư trú và quay lại lấy mẫu thời điểm 48 giờ vào sáng hôm sau. Người tình nguyện không ăn ít nhất 8 giờ trước khi uống thuốc, ăn bữa trưa và bữa tối vào khoảng 4 giờ và 10 giờ sau khi uống thuốc. Khẩu phần ăn được tiêu chuẩn hóa và thống nhất giữa 2 giai đoạn và giữa người tình nguyện. Người tình nguyện không được uống nước trong vòng 1 giờ trước và sau khi uống thuốc, không kể khi uống thuốc. - Cách lấy máu: ngày lấy mẫu tập trung, luồn kim 20 G Introcan - W vào tĩnh mạch và cố định ở cánh tay sao cho không ảnh hưởng tới vận động cánh tay của người tình nguyện. Lấy máu qua kim vào ống nghiệm có chứa chất chống đông EDTA, lắc bằng cách lật ngược ống 3 - 4 lần ngay sau khi cho máu vào. Ly tâm với tốc độ 4.000 vòng/phút trong 10 phút. Tách lớp huyết tương cho vào ống polyethylen có dán nhãn, bảo quản ngay ở -35°C ± 5°C cho đến khi phân tích. - Thể tích mẫu và đồ đựng: mỗi lần lấy khoảng 6 ml máu, đựng vào ống nghiệm có chứa sẵn khoảng 10 mg EDTA. - Thời điểm lấy mẫu của mỗi giai đoạn: lấy mẫu ở thời điểm 0 giờ (trong vòng 1 giờ trước khi uống thuốc) và các thời điểm 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 14, 16, 24, 48 giờ sau khi uống. T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 48 * Phân tích mẫu: - Xử lý mẫu: mẫu huyết tương để rã đông ở nhiệt độ phòng. Lấy 1 ml huyết tương, thêm 100 µl dung dịch chuẩn nội, lắc xoáy 15 giây. Sau đó, chiết với 7 ml hỗn hợp dung môi cloroform-diethylether (tỷ lệ thích hợp). Lắc, ly tâm 2.000 g x 5 phút. Lấy lớp dung môi, cô dưới dòng khí nitơ đến cắn. Hòa cắn trong 500 µl pha động, lọc qua màng lọc 0,45 µm và tiêm vào cột sắc ký. - Phương pháp phân tích: xác định nồng độ FE trong huyết tương bằng phương pháp UPLC-MS/MS, chuẩn nội glibenclamid [3]. + Điều kiện sắc ký: Cột RP 18e: 50 x 2 mm; 1,8 µm. Nhiệt độ cột 400C. Pha động: methanol - isopropanol - acetonitril - amoni acetat 2 mM, tỷ lệ phù hợp. Tốc độ dòng: 0,2 ml/phút. Thể tích tiêm mẫu: 5 µl. + Điều kiện khối phổ: kiểu phổ khối: MS/MS, nguồn ion hóa ESI (+). - Thẩm định phương pháp: Thẩm định phương pháp theo các tiêu chí: + Tính chọn lọc dược chất và chuẩn nội. + Sự tương quan tuyến tính giữa nồng độ và tỷ lệ diện tích píc dược chất/chuẩn nội. + Độ đúng và độ chính xác của phương pháp được thực hiện ở 4 nồng độ: giới hạn định lượng dưới (LLOQ), nồng độ thấp (LQC), nồng độ trung bình (MQC) và nồng độ cao (HQC). Tỷ lệ thu hồi được thực hiện ở 3 nồng độ: LQC, MQC, HQC. + Mẫu huyết tương ổn định khi bảo quản ở nhiệt độ -35°C ± 5°C trong thời gian 20 ngày. * Phân tích dược động học: Xác định thông số dược động học của FE ở từng người tình nguyện theo nồng độ thuốc đã xác định được tại các thời điểm, bao gồm: - Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương (Cmax): xác định trực tiếp trên giá trị đo được. - Thời gian đạt nồng độ thuốc tối đa (Tmax): xác định trực tiếp trên giá trị đo được. - Hằng số tốc độ thải trừ (Kel): xác định từ độ dốc của đường tuyến tính biểu diễn giá trị nồng độ thuốc trong pha thải trừ (số liệu đã chuyển logarit) theo thời gian, tính trên ít nhất 3 giá trị nồng độ. - Thời gian bán thải (t1/2): tính theo mô hình dược động học tuyến tính, không ngăn theo công thức: Kel t 693,0 2/1 = - Diện tích dưới đường cong (AUC): AUC0-t: xác định bằng phương pháp hình thang, tính từ thời điểm 0 đến thời điểm t (điểm cuối cùng có thể xác định được nồng độ thuốc trong huyết tương của từng cá thể) theo công thức: [ ] ( )∑ − = ++ −×+ = 1 0 11 0 2 )(n i iiiit ttCCAUC Trong đó, Ci là nồng độ thuốc tại thời điểm lấy mẫu ti. T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 49 AUC0-∞: ngoại suy từ giá trị AUC0-t, ước tính đến vô cùng theo mô hình dược động học tuyến tính, không ngăn theo công thức: Kel CAUCAUC nt += −∞− 00 Trong đó, Cn là nồng độ thuốc tại thời điểm lấy mẫu cuối cùng định lượng được. * Phân tích thống kê: Phân tích thống kê và đánh giá tương đương sinh học theo hướng dẫn của Dược điển Việt Nam IV: - So sánh giá trị Cmax và AUC: phân tích ANOVA, xác định khoảng tin cậy 90% cho tỷ lệ thuốc thử so với thuốc chứng, tính trên số liệu đã chuyển logarit; sử dụng phần mềm WinNonlin 5.2. - So sánh giá trị Tmax: theo phương pháp phân tích phi tham số của Wilcoxon (Wilcoxon signed-rank test), dựa trên việc xác định tổng giá trị xếp hạng dương và âm hoặc xác định mức ý nghĩa p của phương pháp theo giá trị z theo cách sau: 12/)1)(2/)1( 4/)1( ++ +− = NNN NNR Z Trong đó, R là tổng xếp hạng (dương hoặc âm); N là số cặp giá trị tmax của thuốc thử và thuốc chứng có sai khác. Từ giá trị Z, tra bảng “Cumulative normal distribution” để xác định giá trị Area, giá trị p = 1 - Area. - Tiêu chuẩn chấp nhận: + Khoảng tin cậy 90% của thuốc thử so với thuốc chứng nằm trong giới hạn 70,00 - 143,00% đối với giá trị Cmax trung bình, trong giới hạn 80,00 - 125,00% đối với giá trị AUC trung bình. + Giá trị Tmax của thuốc thử và thuốc chứng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (giá trị tổng xếp hạng dương và âm (sum of possitive/negative rank) đều lớn hơn giá trị tra bảng theo số n hoặc giá trị p > 0,05. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 1. Thẩm định phương pháp định lượng FE trong huyết tương. Do hàm lượng FE nhỏ, nồng độ FE trong máu khi uống thuốc thấp (từ 10 ng/ml), nên nghiên cứu đã xây dựng và thẩm định được phương pháp UPLC/MS-MS để định lượng FE trong huyết tương người. Lựa chọn điều kiện sắc ký và khối phổ sao cho tách tốt nhất FE, không lẫn píc tạp, phù hợp với việc phân tích mẫu. Thẩm định các chỉ tiêu của phương pháp theo quy định của FDA và hướng dẫn của ASEAN. Bảng 1: Kết quả thẩm định phương pháp định lượng FE trong huyết tương. Chỉ tiêu thẩm định Kết quả Giá trị LLOQ 0,2 ng/ml Khoảng tuyến tính 0,2 - 20 ng/ml Nồng độ LQC 0,6 ng/ml Nồng độ MQC 8,0 ng/ml Nồng độ HQC 16 ng/ml T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 50 Độ đúng - độ chính xác trong ngày LLOQ: 98,4% LQC: 101,3% MQC: 95,6% HQC: 102,6% CV% = 13,5% CV% = 5,2% CV% = 3,1% CV% = 5,0% Độ đúng - độ chính xác khác ngày LLOQ: 101,3% LQC: 100,7% MQC: 100,8% HQC: 101,2% CV% = 12,0% CV% = 7,0% CV% = 7,2% CV% = 6,4% Tỷ lệ thu hồi chuẩn nội 92,9% Tỷ lệ thu hồi FE LQC: 84,3%; MQC: 84,5%; HQC: 86,8% Độ ổn định dung dịch chuẩn nội làm việc thời gian ngắn 4 giờ/nhiệt độ phòng Chỉ tiêu thẩm định Kết quả Độ ổn định huyết tương thời gian ngắn 5 giờ/nhiệt độ phòng Độ ổn định huyết tương dài ngày 28 ngày/-35 ± 5°C Độ ổn định huyết tương đông - rã 3 vòng Độ ổn định trong autosampler 22 giờ/20°C Với giá trị giới hạn định lượng dưới nhỏ (0,2 ng/ml) xấp xỉ bằng 1/20 giá trị Cmax, khoảng tuyến rộng từ 0,2 - 20 ng/ml, độ đúng cao, độ lặp lại với giá trị CV% nhỏ và thời gian phân tích ngắn (2,0 phút cho mỗi mẫu). Phương pháp xây dựng đã đáp ứng các yêu cầu của một phương pháp phân tích thuốc trong dịch sinh học và có thể áp dụng để định lượng FE trong huyết tương người tình nguyện trên nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học các chế phẩm chứa FE [3]. 2. Đánh giá tương đương sinh học viên FE SR và felutam CR. Tiến hành phân tích ngay sau khi kết thúc lấy mẫu giai đoạn 2 ở người tình nguyện. Phân tích các mẫu huyết tương của 1 người tình nguyện trong cùng điều kiện, cùng 1 ngày. Tổng số có 384 mẫu cả 2 giai đoạn của 12 người tình nguyện được phân tích trong thời gian 3 ngày. Thời gian tính từ thời điểm lấy mẫu đầu tiên tới khi kết thúc phân tích 16 ngày, đảm bảo tất cả mẫu được phân tích trong khoảng thời gian độ ổn định của mẫu sinh học đã thẩm định (20 ngày). T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 51 Hình 1: Đường cong trung bình nồng độ FE theo thời gian của 12 người tình nguyện. Bảng 2: Tóm tắt số liệu so sánh sinh khả dụng. Thông số Giá trị trung bình* thuốc thử Giá trị trung bình* thuốc chứng Tỷ lệ giá trị trung bình* thuốc thử/chứng (%) Khoảng tin cậy 90% Cmax 0,689 0,622 110,8 88,29 - 138,97% AUC0-t 6,152 6,116 100,6 88,36 - 109,22% AUC0-∞ 9,085 9,087 100,0 83,93 - 119,09% ((*): Giá trị trung bình hình học) Kết quả so sánh Tmax của thuốc thử và thuốc chứng theo phương pháp thống kê không tham số (Wilcoxon Signed Rank test) và tỷ số giữa các giá trị Tmax của thuốc thử so với thuốc đối chứng như sau. Bảng 3: So sánh giá trị Tmax theo phương pháp thống kê phi tham số. Mã người tình nguyện Tmax (giờ) Tỷ số T/R Chênh lệch Xếp hạng T R (+) (-) (+) (-) F01 4,0 5,0 0,80 - -1,0 3,5 F02 4,0 5,0 0,80 - -1,0 3,5 F03 4,0 5,0 0,80 - -1,0 3,5 F04 6,0 5,0 1,20 1,0 - 3,5 F05 5,0 5,0 1,00 - - F06 12,0 10,0 1,20 2,0 - 8,0 F07 5,0 5,0 1,00 - T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 52 F08 4,0 6,0 0,67 - -2,0 8,0 F09 4,0 5,0 0,80 - -1,0 3,5 F10 6,0 7,0 0,86 - -1,0 3,5 F11 5,0 5,0 1,00 - - F12 7,0 5,0 1,40 2,0 - 8,0 Trung bình 5,5 5,7 0,96 SD 2,3 1,5 0,22 Tổng số 19,5 25,5 Giá trị tra bảng ứng với số cặp sai khác n = 9 là 5, ở mức tin cậy 95%. Tổng thứ hạng dương và âm đều lớn hơn giá trị tra bảng. 12/)1)(2/1( 4/)1( ++ +− = NNN NNR Z = 0,36 Area = 0,64 (tra bảng: Cumulative Normal Distribution). p-value = 1 - 0,64 = 0,36 > 0,05. Bảng 4: Các thông số dược động học trung bình (n = 12). Thông số Chế phẩm Cmax ± SD (ng/ml) AUC0-t ± SD (ng.giờ/ml) AUC0-∞ ± SD (ng.giờ/ml) Tmax ± SD (giờ) FE SR 5 mg 3,691 ± 1,177 12,691 ± 3,619 14,063 ± 3,867 1,4 ± 0,50 Felutam CR 3,376 ± 0,900 11,029 ± 3,573 12,211 ± 3,822 1,3 ± 0,50 Từ kết quả phân tích thống kê và dựa trên tiêu chuẩn chấp nhận, chúng tôi thấy: - Giá trị Cmax, AUC0-t, AUC0-∞ của thuốc thử và thuốc chứng tương đương nhau theo hướng dẫn của Dược điển Việt Nam IV. - Giá trị Tmax của thuốc thử và thuốc chứng khác nhau không có ý nghĩa thống kê với mức tin cậy > 95%. - Viên bào chế nghiên cứu tương đương sinh học với viên đối chiếu felutam CR (cùng cơ chế bơm thẩm thấu được sản xuất nhượng quyền tại Việt Nam). KẾT LUẬN Nghiên cứu đã đánh giá tương đương sinh học và xác định các thông số dược động học của viên FE 5 mg giải phóng kéo dài trên người tình nguyện. Kết quả cho thấy: giá trị Cmax, AUC0-t, AUC0-∞ của thuốc thử và thuốc chứng tương đương nhau, giá trị Tmax khác nhau không có ý nghĩa thống kê. Viên FE 5 mg giải phóng kéo dài theo cơ chế bơm thẩm thấu kéo - đẩy bào chế tương đương sinh học với viên felutam CR đang lưu hành trên thị trường. T¹P CHÝ Y - D¦îc häc qu©n sù sè chuyªn ®Ò d−îc-2016 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Y tế. Dược thư Quốc gia Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội. Xuất bản lần thứ hai. 2015, tr.650-652. 2. Bộ Y tế. Dược điển Việt Nam IV. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2009, tr.PL-221. 3. Tạ Mạnh Hùng, Phạm Thanh Huyền, Đoàn Cao Sơn, Vũ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thanh Hải. Định lượng FE trong huyết tương người bằng phương pháp sắc ký lỏng siêu hiệu năng ghép nối với detector khối phổ (UPLC-MS/MS). Tạp chí Dược học. 2014, số 453, tr.39-44. 4. Jana U, Mohanty AK, Pal SL, Manna PK, Mohanta GP. FEe loaded PLGA nanoparticles: preparation, physicochemicl characterization and in vivo toxicity study Nano Convergence. 2014, 1 (31), pp.1-10. 5. Patel DS, Shanker N, Shah SK, Thakkar VK, Mehta NN, Srivstava AK, Singh S, Patel CG. Bioequivalence study of two oral extended release formulations of felodipine 10 mg tablets in healthy human volunteers under fed condition. Pharma Science Monitor (An International Journal of Pharmaceutical Sciences. 2011, 2 (2): S9-S20. 6. Prasoon P, Ramya Devi D, Vedha Hari BN. Push-pull osmotic tablets - An overview with its commercial significance. Research Journal of Pharmaceutical, Biological and Chemical Sciences. 2014, 5 (3), pp.12-25.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tuong_duong_sinh_hoc_vien_felodipin_giai_phong_keo.pdf
Tài liệu liên quan