Đánh giá tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước - sau (nghiên cứu trên phim sọ nghiêng)

KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy: 1. Các số đo góc FABA, góc Beta, góc W, góc ACoGn, tổng hai góc (NSBa+SBaMe), kích thước AF-BF và tỷ số CoGn/CoA có giá trị trung bình khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm kiểu hình xương hạng I, II, III. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ trong từng hạng xương ngoại trừ số đo góc W và tỷ số CoGn/CoA ở hạng III xương. 2. Các số đo góc FABA, kích thước AF-BF, góc Beta, góc W có giá trị phân biệt giữa kiểu hình xương hạng I và II; hạng I và hạng III cao hơn so với tỷ số CoGn/CoA, góc ACoGn và tổng hai góc (NSBa+SBaMe). 3. Tất cả các số đo góc và kích thước trong nghiên cứu đều có tương quan có ý nghĩa thống kê với nhau theo từng cặp. Các số đo có mối tương quan chặt chẽ với nhau có thể thay thế cho nhau trong việc xác định tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 27 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước - sau (nghiên cứu trên phim sọ nghiêng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 75 ĐÁNH GIÁ TƯƠNG QUAN XƯƠNG GIỮA HAI HÀM THEO CHIỀU TRƯỚC-SAU (NGHIÊN CỨU TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG) Trần Thị Hoàng Yến*, Đống Khắc Thẩm** TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định giá trị và mối tương quan giữa các số đo góc và kích thước đánh giá tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau. Đối tượng và phương pháp: 138 phim sọ nghiêng trước điều trị được chia thành 3 nhóm (kiểu hình xương hạng I, II, III, mỗi nhóm 23 nam, 23 nữ) theo góc ANB và số đo Wits. Đo đạc các số đo góc (góc FABA, Beta, W, ACoGn, NSBa+SBaMe), kích thước AF-BF và tỷ số CoGn/CoA. Xác định giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của các biến số nghiên cứu ở từng hạng xương, sự khác biệt (nếu có) giữa ba hạng xương, mối tương quan giữa các biến số nghiên cứu và giá trị trong phân loại hạng xương của các biến số nghiên cứu. Kết quả và kết luận: Tất cả các biến số nghiên cứu đều có giá trị trung bình khác biệt có ý nghĩa giữa ba hạng xương, có mối tương quan với nhau theo từng cặp ở nhiều mức độ khác nhau và có ý nghĩa trong việc phân loại hạng xương theo chiều trước-sau. Từ khóa: Số đo góc, số đo kích thước, tương quan xương theo chiều trước-sau, phân tích phim sọ nghiêng. ABSTRACT SAGITTAL SKELETAL RELATIONSHIP BETWEEN MAXILLA AND MANDIBLE (A CEPHALOMETRIC STUDY) Tran Thi Hoang Yen, Dong Khac Tham * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 75 - 81 Objectives: The objective of this study determine the reliability and correlation between the angular and linear measurements the sagittal skeletal relationship between maxilla and mandible. Materials and method: 138 pre-treatment lateral cephalograms were divided into 3 groups (class I, II, III skeletal pattern, 23 males and 23 females for each group) according to ANB angle and Wits measurement. Angular measurements (FABA, Beta, W, ACoGn, NSBa+SBaMe), AF-BF linear measurement and CoGn/CoA ratio were determined. Mean and standard deviation of all variables were calculated; the difference among 3 groups, the correlation between each pair of variables and the reliability in differentiating skeletal patterns of each variable were determined. Results and conclusions: There was significant difference of the mean values among 3 groups, significant correlations between each pair of variables and remarkable reliability in differentiating skeletal patterns. Keywords: angular measurement, linear measurement, sagittal skeletal pattern, cephalometric analysis. MỞ ĐẦU Trong quá trình chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị chỉnh hình răng mặt, việc đánh giá tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau là một trong những bước rất cần thiết. Ban đầu, tương quan này được xác định bằng những quan sát trên lâm sàng và mẫu hàm của bệnh nhân. Nhưng kể từ năm 1931, người ta nhận thấy có thể xác định chính xác tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau một * Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược, TP.Hồ Chí Minh ** Bộ môn Chỉnh hình răng mặt - Khoa Răng Hàm Mặt, ĐH Y Dược, TP.Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: ThS Trần Thị Hoàng Yến ĐT: 0909862929 Email: yentran197@yahoo.com Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 76 cách chính xác hơn, dựa trên các số đo góc hay số đo kích thước được đo đạc trên phim sọ nghiêng(1). Trong đó, số đo góc ANB (Riedel)(15) và số đo Wits AO-BO (Jacobson)(10) là những thông số thường được sử dụng nhất. Tuy nhiên, một số nghiên cứu về hình thái sau đó đã chỉ ra vài yếu tố ảnh hưởng lên giá trị của chúng(7,9) và nhiều tác giả đã khuyên nên sử dụng phối hợp số đo góc ANB và số đo Wits (Jacobson(10); Ishikawa(8), Nanda(13)). Các nhà nghiên cứu luôn mong muốn tìm ra những thông số khác xác định được chính xác tương quan xương hàm theo chiều trước- sau, Yang và cs(17) sử dụng góc FABA hợp bởi mặt phẳng AB và mặt phẳng FH. Năm 1987, Chang(5) đề nghị dùng kích thước AF-BF dựa trên mặt phẳng FH thay vì AO-BO. Vào năm 2004, Baik và Ververidou(3) giới thiệu góc Beta và gần đây là đề nghị sử dụng góc W của Bhad và cs năm 2011(4). Tại Việt Nam, Đống Khắc Thẩm (2010)(6) phát hiện tứ giác sọ mặt NSBaMe (tứ giác H) có tổng số đo hai góc NSBa và SBaMe luôn không thay đổi và Lữ Minh Lộc (2011)(12) nhận thấy giá trị trung bình của tổng số đo hai góc trên và tỷ số giữa chiều dài hiệu quả của xương hàm dưới và chiều dài hiệu quả của tầng giữa mặt (CoGn/CoA) khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm xương hạng I, II, III. Điều này gợi ý hai số đo trên có thể có giá trị trong việc phân loại kiểu hình xương theo chiều trước-sau. Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về các số đo góc và kích thước nêu trên. Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu này để xác định giá trị và mối tương quan giữa các số đo góc và kích thước (góc ANB, góc FABA, góc Beta, góc W, góc ACoGn, tổng hai góc (NSBa+SBaMe), kích thước AO-BO, kích thước AF-BF, tỷ số CoGn/CoA) nhằm có một cái nhìn bao quát hơn về các số đo này. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP Mẫu nghiên cứu được chọn từ nhóm các bệnh nhân độ tuổi 15-35 được chụp phim lần đầu khi đến khám và điều trị chỉnh hình tại khoa Răng Hàm Mặt trường ĐHYD TPHCM, 138 phim sọ nghiêng được chia thành ba nhóm dựa vào tiêu chuẩn phân loại hạng xương theo số đo góc ANB (theo Tweed và Steiner(16)) và số đo Wits (theo Profitt(14)) cụ thể như sau: Nhóm 1: kiểu hình xương hạng I với góc ANB từ 0°-4° và số đo Wits từ -4mm đến 2,1mm. Nhóm 2: kiểu hình xương hạng II với góc ANB>4° và số đo Wits>2,1 mm. Nhóm 3: kiểu hình xương hạng III với góc ANB<0° và số đo Wits<-4mm. Tiêu chuẩn chọn mẫu Là người Việt Nam, dân tộc Kinh. Có đầy đủ 28 răng vĩnh viễn (không kể răng 8) đã mọc, không có răng mọc kẹt. Không có điều trị chỉnh hình trước đó. Không có những chấn thương hàm mặt, các bất thường hàm mặt do bệnh lý. Đã qua đỉnh tăng trưởng (hình ảnh đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng ở giai đoạn CS6(2) trở lên) . Góc SN-GoGn= 32±5º (theo Riedel(15)). Chiều dài nền sọ trước trong giới hạn bình thường (theo Lữ Minh Lộc(12)): SN = 73,81±2,76 mm ở nam. SN = 67,6±3,01 mm ở nữ . Trang thiết bị Loại phim sử dụng: Phim tia X hiệu Kodak Dental Film cỡ 8×10 inch (T,MarTM CAT 2589852) (20,3×25,4 cm) được tăng cường độ nhạy của phim với tia X bằng cassette hiệu Kodak Lanex Regular Screen 8×10 inch có chứa cửa sổ để ghi mã số của đối tượng nghiên cứu. Máy chụp phim: hiệu PANEX-EC số hiệu X100 EC-9405 (Nhật), với loại ống đầu dài 65 KVP, 10mA trong thời gian từ ½ đến 1½ giây. Kỹ thuật chụp phim Đối tượng được chụp phim ở tư thế đứng, với đầu ở tư thế tự nhiên, hai môi khép kín, răng Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 77 ở cắn khít trung tâm. Đầu bên trái của đối tượng nghiên cứu tiếp xúc với phim để giảm độ phóng đại và méo lệch. Chùm tia X đi qua tai ngoài và thẳng góc với phim. Khoảng cách từ đầu côn đến mặt phẳng dọc giữa của đối tượng nghiên cứu là 1,52m, Bệnh nhân được mặc áo chì bảo hộ khi chụp phim. Tất cả các phim được chụp bởi một kỹ thuật viên tại bộ môn tia X, khoa Răng Hàm Mặt, đại học Y Dược TPHCM. Vẽ nét phim sọ nghiêng Tất cả các phim sọ nghiêng đúng tiêu chuẩn nghiên cứu (chụp rõ nét, khớp cắn ở tư thế cắn khít trung tâm, thấy đầy đủ hình ảnh các đốt sống cổ C2, C3, C4) đều do một người vẽ nét trên giấy vẽ nét chuyên dùng trong chỉnh hình răng mặt với viết chì đường kính nhỏ 0,5mm. Để vẽ nét, đặt phim lên hộp xem phim với mặt bệnh nhân trên phim quay sang phải. Sử dụng giấy can 0,003 matte và viết chì đầu nhọn 0,5mm đồ lại các cấu trúc cần nghiên cứu theo phương pháp vẽ nét đã được thống nhất trên thế giới (nếu cấu trúc có hai hình ảnh, vẽ theo đường giữa của hai hình ảnh). Các giá trị đo đạc Các số đo góc - Góc ANB: góc tạo bởi hai đường thẳng NA và NB. - Góc FABA: góc tạo bởi mặt phẳng AB và mặt phẳng FH. - Góc Beta: góc tạo bởi đường thẳng vuông góc với BC qua A và đường thẳng AB. - Góc W: góc tạo bởi đường thẳng vuông góc với SG qua M và đường thẳng MG (với M là điểm giữa xương tiền hàm hàm trên và G là tâm của vòng tròn lớn nhất tiếp xúc với bề mặt phía dưới trong, phía trước và phía sau của phần cằm xương hàm dưới). - Góc ACoGn: góc tạo bởi hai đường thẳng CoA và CoGn. - (NSBa+SBaMe): tổng góc nền sọ và góc nền sọ-hàm dưới. Các số đo kích thước - Kích thước AO-BO (số đo Wits): kích thước giữa hình chiếu của A và B lên mặt phẳng khớp cắn chức năng. - Kích thước AF-BF: kích thước giữa hình chiếu của A và B lên mặt phẳng FH. - CoGn/CoA: tỷ số giữa chiều dài hiệu quả của xương hàm dưới và chiều dài hiệu quả của tầng giữa mặt. Cách đo - 138 phim sọ nghiêng được vẽ nét và scan vào máy vi tính. - Chuẩn hóa hình ảnh đã scan vào máy vi tính theo tỷ lệ 1:1 so với bản vẽ nét. - Dùng phần mềm AutoCad 2010 để vẽ các đường thẳng, mặt phẳng, các góc độ và tiến hành đo đạc các góc độ và kích thước theo mục tiêu đã đề ra. - Sau 4 tuần, tiến hành chọn ra ngẫu nhiên 20 phim sọ nghiêng trong mẫu nghiên cứu, người vẽ vẽ nét lại phim sọ nghiêng và người đo tiến hành chuẩn hóa và đo lại lần thứ hai (phương pháp kiểm–tái kiểm). Đối với mỗi số đo, tính toán hệ số tương quan ICC (intra-class correlation) giữa hai lần đo. Độ kiên định được chấp nhận khi r ≥ 0,8. Hệ số ICC tính giữa hai lần đo ở từng biến số trong nghiên cứu này đều có giá trị > 0,98. Như vậy, các phép đo có độ kiên định cao, đảm bảo tính tin cậy của số liệu. Xử lý số liệu - Các số liệu, dữ kiện thu thập được nhập vào máy vi tính và lưu lại. - Sử dụng phần mềm SPSS 19,0 để phân tích và xử lý số liệu đã thu thập. - Thống kê mô tả: xác định giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của mỗi biến số nghiên cứu. - Thống kê suy lý: xác định sự khác biệt nếu có của các biến số nghiên cứu giữa nam và nữ Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 78 trong từng kiểu hình xương và giữa ba loại kiểu hình xương. - Dùng đường cong ROC để xác định điểm cắt phân loại hạng xương I, II, III của các số đo góc và kích thước mới và giá trị trong phân loại hạng xương của chúng. - Xác định độ nhất trí của các phương pháp phân loại hạng xương bằng hệ số Kappa. - Đo lường hệ số tương quan giữa các biến số nghiên cứu bằng tương quan Pearson. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phim sọ nghiêng để đo lường các số đo góc và kích thước đánh giá tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau. Thời điểm tăng trưởng của xương hàm trên và xương hàm dưới khác nhau. Do đó, tương quan xương theo chiều trước-sau gữa hai hàm được xác định chính xác khi chiều dài của hai xương hàm đạt được kích thước tối đa, là thời điểm mà xương hàm dưới đã phát triển hoàn tất. Việc đánh giá các giai đoạn trưởng thành đốt sống cổ có thể giúp cho việc đánh giá mức độ trưởng thành của các xương hàm(2). Sự tăng trưởng chậm dần lại và gần như hoàn tất vào giai đoạn CS6 (tức là sau đỉnh tăng trưởng từ 15- 24 tháng)(14). Vì vậy, chúng tôi chọn mẫu nghiên cứu bao gồm những đối tượng có hình ảnh đốt sống cổ trên phim sọ nghiêng từ giai đoạn CS6 nhằm đảm bảo xương hàm trên và xương hàm dưới của cả nam và nữ đều đạt được sự ổn định về kích thước. Bảng 1: So sánh giá trị trung bình các số đo góc và kích thước đánh giá tương quan xương theo chiều trước-sau ở ba hạng xương Số đo Hạng I (n=46) Hạng II (n=46) Hạng III (n=46) Giá trị p ANB () 2,59 ± 0,82 6,81 ± 1,45 -3,47 ± 2,14 <0,001*** FABA () 83,94 ± 2,86 75,12 ± 4,22 95,95 ± 6,04 <0,001*** Beta () 35,67 ± 2,77 28,95 ± 3,62 47,36 ± 5,11 <0,001*** W () 58,32 ± 2,33 54,27 ± 2,76 65,01 ± 3,49 <0,001*** AO-BO (mm) -1,85 ± 1,53 3,88 ± 1,52 -12,43 ± 4,06 <0,001*** AF-BF (mm) 4,43 ± 2,21 11,04 ± 3,45 -4,65 ± 4,40 <0,001*** CoGn/CoA 1,32 ± 0,05 1,28 ± 0,05 1,44 ± 0,07 <0,001*** ACoGn () 29,86 ± 1,98 31,57 ± 2,53 26,76 ± 2,37 <0,001*** (NSBa + SBaMe) () 229,20 ± 2,50 231,63 ± 4,05 227,20 ± 3,24 <0,001*** p: Phân tích ANOVA một yếu tố ***: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Chúng tôi sử dụng đồng thời số đo góc ANB và số đo Wits để phân loại hạng xương theo chiều trước-sau. Bên cạnh đó, nhằm làm tăng độ tin cậy khi sử dụng góc ANB để phân loại hạng xương, chúng tôi chọn những đối tượng có chiều dài nền sọ trước (SN) bình thường và độ nghiêng của hàm dưới so với mặt phẳng SN (góc SN-GoGn) trong giới hạn bình thường. Kết quả cho thấy tất cả các số đo góc và kích thước trong nghiên cứu đều có giá trị trung bình khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm kiểu hình xương hạng I, II, III (bảng 1). Các số đo góc FABA, góc Beta, góc W và tỷ số CoGn/CoA có giá trị trung bình tăng dần theo thứ tự kiểu hình xương hạng II < hạng I < hạng III, Số đo góc ACoGn, tổng hai góc (NSBa+SBaMe) và kích thước AF-BF có giá trị trung bình tăng dần theo thứ tự kiểu hình xương hạng III < hạng I < hạng II. Khi so sánh giữa hai giới trong từng hạng xương, không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 79 nam và nữ ngoại trừ số đo góc W và tỷ số CoGn/CoA ở hạng III xương. Như vậy, số đo kích thước AF-BF và góc FABA có giá trị trong việc đánh giá tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau. Điều này củng cố cho ý kiến của Chang(5) và Kannan(11) đề nghị sử dụng số đo AF-BF và góc FABA trong phân loại hạng xương. Nó giúp loại bỏ việc sử dụng mặt phẳng khớp cắn chức năng nên có thể áp dụng cho tất cả bệnh nhân không quan tâm đến tình trạng răng của họ như thế nào(5). Kannan và cs(11) kết luận rằng sử dụng góc FABA để đánh giá tương quan xương hàm theo chiều trước-sau chính xác hơn so với các số đo góc và kích thước khác. Tuy nhiên, khó xác định mặt phẳng FH trên phim sọ nghiêng và lưu ý khi khoảng cách theo chiều đứng giữa hai điểm A, B giảm, độ lớn góc FABA cũng giảm và ngược lại. Góc Beta sử dụng ba điểm trên xương hàm: điểm A, điểm B và điểm trục lồi cầu C. Góc W sử dụng ba điểm chuẩn ổn định là S, M và G. Hình thái của góc Beta và góc W có ưu điểm là vẫn giữ giá trị độ lớn của góc tương đối ổn định khi có sự xoay của xương hàm hay sự tăng trưởng theo chiều đứng. Vì thế, góc Beta và góc W là những số đo hữu ích trong việc xác định tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau, đặc biệt ở những bệnh nhân có sự xoay cùng của các xương hàm cũng như trong giai đoạn chuyển tiếp khi sự tăng trưởng mặt theo chiều đứng đang diễn ra. Chúng có thể được sử dụng để đánh giá tiến trình điều trị vì phản ánh được những thay đổi thật sự theo chiều trước-sau hai xương hàm. Hình 1: Góc Beta tương đối ổn định ngay cả khi xương hàm bị xoay(3). Hình 2: Góc W giữ độ lớn tương đối ổn định khi xương hàm xoay(4). Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Lữ Minh Lộc(12) khi kết luận rằng tỷ số CoGn/CoA tăng dần và góc ACoGn giảm dần từ xương hạng II đến hạng I đến hạng III với sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa ba hạng xương; tổng số đo hai góc (NSBa + SBaMe) cũng khác biệt có ý nghĩa giữa ba hạng xương (bảng 1). Như vậy, đó là những số đo mới có ý nghĩa trong việc phân loại hạng xương theo chiều trước-sau. Y văn cho thấy hầu hết các số đo đánh giá tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau đều có nhược điểm riêng. Vì vậy, chúng tôi phân tích tương quan giữa từng cặp số đo nhằm xác định những số đo nào có mối tương quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau trong chẩn đoán. Kết quả tính hệ số tương quan Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 80 Pearson giữa từng cặp biến số nghiên cứu cho thấy tất cả các biến số nghiên cứu đều có tương quan có ý nghĩa với nhau theo từng cặp ở các mức độ khác nhau (bảng 2). Bảng 2: Hệ số tương quan Pearson (r) giữa các số đo góc và kích thước trong cả 3 nhóm (n=138), ANB AO-BO (NSBa+ SBaMe) CoGn/ CoA ACoGn FABA AF-BF Beta W ANB Hệ số r 1 0,948 ** 0,525 ** -0,823 ** 0,736 ** -0,941 ** 0,936 ** -0,925 ** -0,900 ** Giá trị p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 AO-BO Hệ số r 1 0,478 ** -0,835 ** 0,684 ** -0,905 ** 0,903 ** -0,933 ** -0,876 ** Giá trị p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 (NSBa+ SBaMe) Hệ số r 1 -0,238 ** 0,657 ** -0,586 ** 0,601 ** -0,370 ** -0,343 ** Giá trị p 0,005 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 CoGn/CoA Hệ số r 1 -0,475 ** 0,792 ** -0,770 ** 0,927 ** 0,933 ** Giá trị p 0,000 0,000 0,000 0,000 0,000 ACoGn Hệ số r 1 -0,782 ** 0,811 ** -0,634 ** -0,620 ** Giá trị p 0,000 0,000 0,000 0,000 FABA Hệ số r 1 -0,988 ** 0,916 ** 0,876 ** Giá trị p 0,000 0,000 0,000 AF-BF Hệ số r 1 -0,896 ** -0,862 ** Giá trị p 0,000 0,000 Beta Hệ số r 1 0,940 ** Giá trị p 0,000 W Hệ số r 1 Giá trị p r: hệ số tương quan Pearson ** : Mối tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 Bảng 3: Giá trị điểm cắt phân loại hạng xương I, II, III của các số đo góc và kích thước đánh giá tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau. Biến số Điểm cắt phân biệt Giá trị Độ nhạy Độ đặc hiệu Góc Beta () Hạng I và II 32,77 0,891 0,946 Hạng I và III 39,38 0,978 0,957 Góc W () Hạng I và II 56,13 0,804 0,946 Hạng I và III 60,55 0,913 0,913 Góc FABA () Hạng I và II 79,94 0,913 0,967 Hạng I và III 88,78 0,935 0,978 Tỷ số CoGn/CoA Hạng I và II 1,33 0,870 0,717 Hạng I và III 1,36 0,891 0,902 Tổng hai góc (NSBa+SBaMe) () Hạng I và II 230,28 0,609 0,728 Hạng I và III 226,33 0,478 0,880 Góc ACoGn () Hạng I và II 29,49 0,826 0,696 Hạng I và III 28,73 0,870 0,804 Kích thước AF-BF (mm) Hạng I và II 8,09 0,848 1,000 Hạng I và III 0,82 0,957 0,989 Kết quả ứng dụng đường cong ROC đã giúp xác định được các điểm cắt phân loại kiểu hình xương hạng I, II, III của các biến số nghiên cứu (bảng 3). Điều này giúp cho việc áp dụng các số đo góc và kích thước trong nghiên cứu dễ dàng và thuận tiện hơn. Khi thực hiện so sánh độ nhạy, độ đặc hiệu của các biến số nghiên cứu trong việc phân loại kiểu hình xương, chúng tôi so sánh diện tích dưới đường cong (Area Under the Curve: AUC). Biến số nào có AUC lớn nhất sẽ có giá trị cao nhất để phân loại kiểu hình xương. Kết quả nghiên cứu cho thấy các số đo FABA, AF- BF, Beta, W có diện tích dưới đường cong cao hơn ba biến số còn lại (bảng 4). Điều này có nghĩa là các số đo góc FABA, kích thước AF- BF, góc Beta, góc W có giá trị phân biệt giữa kiểu hình xương hạng I và II; hạng I và hạng III cao hơn so với tỷ số CoGn/CoA, góc ACoGn và tổng hai góc (NSBa + SBaMe). Bảng 4: Giá trị diện tích dưới đường cong của các số đo góc và kích thước trong việc phân biệt kiểu hình xương giữa hạng I và II, giữa hạng I và III. Biến số Diện tích dưới đường cong (AUC) Hạng I và II Hạng I và III Góc Beta 0,964 0,994 Góc W 0,934 0,973 Góc FABA 0,987 0,986 Tỷ số CoGn/CoA 0,862 0,940 Tổng hai góc (NSBa+SBaMe) 0,731 0,736 Góc ACoGn 0,814 0,890 Kích thước AF-BF 0,981 0,988 Từ các điểm cắt phân loại xương hạng I, II, III đã xác định của các biến số nghiên cứu, chúng tôi phân loại hạng xương lại theo các biến số này và so sánh với cách phân loại hạng xương như ban đầu của nghiên cứu bằng cách tính hệ số Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Răng Hàm Mặt 81 Kappa. Hệ số Kappa cho biết mức độ đồng thuận giữa hai cách phân loại kiểu hình xương. Theo kết quả nghiên cứu, phân loại kiểu hình xương theo các số đo AF-BF, FABA, Beta có hệ số Kappa > 0,8, số đo góc W có Kappa > 0,7, tức là có mức độ nhất trí cao và khá cao so với cách phân loại kiểu hình xương kết hợp số đo góc ANB và số đo Wits (bảng 5). Kết quả trên có ý nghĩa trong việc chẩn đoán tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau vì sẽ đơn giản hóa được bước chẩn đoán khi chỉ sử dụng một số đo góc hoặc kích thước (kích thước AF-BF, góc FABA, góc Beta, góc W) mà có thể cho kết quả nhất trí cao/khá cao so với việc sử dụng kết hợp đồng thời số đo ANB và Wits. Bảng 5: Hệ số Kappa giữa các cách phân loại hạng xương với nhau, Phân loại dựa vào Góc ANB + số đo Wits Góc W 0,728 Góc Beta 0,837 Góc FABA 0,870 Tỷ số CoGn/CoA 0,533 Góc ACoGn 0,435 Tổng hai góc (NSBa+SBaMe) 0,283 Kích thước AF-BF 0,891 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy: 1. Các số đo góc FABA, góc Beta, góc W, góc ACoGn, tổng hai góc (NSBa+SBaMe), kích thước AF-BF và tỷ số CoGn/CoA có giá trị trung bình khác biệt có ý nghĩa giữa ba nhóm kiểu hình xương hạng I, II, III. Không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nam và nữ trong từng hạng xương ngoại trừ số đo góc W và tỷ số CoGn/CoA ở hạng III xương. 2. Các số đo góc FABA, kích thước AF-BF, góc Beta, góc W có giá trị phân biệt giữa kiểu hình xương hạng I và II; hạng I và hạng III cao hơn so với tỷ số CoGn/CoA, góc ACoGn và tổng hai góc (NSBa+SBaMe). 3. Tất cả các số đo góc và kích thước trong nghiên cứu đều có tương quan có ý nghĩa thống kê với nhau theo từng cặp. Các số đo có mối tương quan chặt chẽ với nhau có thể thay thế cho nhau trong việc xác định tương quan xương giữa hai hàm theo chiều trước-sau. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Athanasiou A.E. (1995), Orthodontic Cephalometry, Mosby- Wolfe, pp.63-187. 2. Baccetti T. (2005), “The cervical veterbral maturation (CVM) method for the assessment of optimal treatment timing in dentofacial orthopedics”, Semin Orthod, vol 11, pp.119-129. 3. Baik CY, Ververidou M, (2004), “A new approach of assessing sagittal discrepancies: the Beta angle”, American journal of Orthodontics and Dentofacial Orthopedics, vol 126(1), pp.100-105. 4. Bhad WA, Nayak S., Doshi UH (2011), “A new approach of assessing sagittal dyplasia: the W angle”, European Journal of Orthodontics, pp.1-5. 5. Chang HP (1987), “Assessment of anteroposterior jaw relationships”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, vol 92, pp.117-122. 6. Đống Khắc Thẩm (2010), Mối liên hệ giữa nền sọ hệ thống sọ-mặt trong quá trình tăng trưởng: nghiên cứu dọc trên phim X quang sọ nghiêng ở trẻ từ 3-13 tuổi, Luận án Tiến sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM. 7. Hussels W., Nanda R.S. (1984), “Analysis of factors affecting angle ANB”, Am J Orthod, vol 85, pp.411-423. 8. Ishikawa H et al (2000), “Seven parameters describing anteroposterior jaw relationships: Postpubertal prediction accuracy and interchangeability”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, vol 117, pp.714-720. 9. Jacobson A (1988), “Update on the Wits appraisal”, Angle Orthodontist, vol 25, pp.205-219. 10. Jacobson A (1995), Radiographic cephalometry: from basics to videoimaging, Quintessence Publishing Co, Inc, pp.64-119. 11. Kannan S., Goyaliya A, Gupta R. (2012), “Comparative assessment of sagittal maxillo-mandibular jaw relationship – A cephalometric study”, Journal of Oral Health Community Dentistry, vol 6(1), pp.14-17. 12. Lữ Minh Lộc (2011), Đặc điểm hình thái nền sọ trong các sai hình xương (hạng I, II, III): nghiên cứu trên phim sọ nghiêng, Luận văn Thạc sĩ y học, Đại học Y Dược TPHCM. 13. Nanda RS, Merrill R.M. (1994), “Cephalometric assessment of sagittal relationship between maxilla and mandible”, Am J Orthod Dentofacial Orthop, vol 105, pp.328-344. 14. Proffit W. (2007), Contemporary Orthodontics, Mosby Elsevier, 4th edition, pp.167-233. 15. Riedel R.A. (1952), “The relation of maxillary structures to cranium in malocclusion and in normal occlusion”, The Angle Orthodontist, vol 22(3), pp.142-145. 16. Steiner C.C. (1959), “Cephalometrics in clinical practice”, The Angle Orthodontist, vol 29(1), pp.8-29. 17. Yang S.D., Suhr C.H. (1995), “FH to AB plane angle (FABA) for assessment of anteroposterior jaw relationships”, Angle Orthodontist, vol 65(3), pp.223-232. Ngày nhận bài báo: 23/01/2015 Ngày phản biện nhận xét bài báo: 27/02/2015 Người phản biện: TS Tạ Tố Trân Ngày bài báo được đăng: 10/04/2015

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_tuong_quan_xuong_giua_hai_ham_theo_chieu_truoc_sau.pdf
Tài liệu liên quan