Qua đánh giá nhằm lựa chọn mô hình nu
tôm ven biển thích ứng với BĐKH tại Quỳnh
Lưu, Nghệ An cho thấy 6 trại nuôi được khảo
sát đánh giá chi tiết đáp ứng được hầu hết các
ôi
tiêu chí (đạt ở mức trung bình trở lên). Tuy
nhiên, trại nuôi tôm (TNT2) vẫn chưa đáp ứng
được một số tiêu chí đưa ra nh
BĐKH (như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống
ao chứa, lắng cũng như vị trí của trại nuôi trong
vùng quy hoạch). Các trại nuôi tôm như TNT1
và TNT6 đã đạt phần lớn yêu cầu trong các bộ
tiêu chí đưa ra và đạt điểm đánh giá cao, có thể
lựa chọn làm mô hình điểm ở Quỳnh Lưu, Nghệ
An nhằm giới thiệu với cộng đồng về nuôi tôm
ven biển thích ứng với BĐKH.
9 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi tôm ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vietnam J. Agri. Sci. 2017, Vol. 15, No. 1: 64-72 Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 2017, tập 15, số 1: 64-72
www.vnua.edu.vn
64
ĐÁNH GIÁ VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH NUÔI TÔM VEN BIỂN
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN QUỲNH LƯU, NGHỆ AN
Bùi Đắc Thuyết1*, Nguyễn Hữu Nghĩa2, Phan Thị Vân2
1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
2Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1
Email*: buidacthuyet@gmail.com
Ngày gửi bài: 20.12.2016 Ngày chấp nhận: 15.02.2017
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi tôm ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại
Quỳnh Lưu, Nghệ An, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi tôm ven biển ở đây trong điều kiện BĐKH. Các tiêu
chí đánh giá tập trung vào cơ sở hạ tầng (6 tiêu chí), công nghệ và quản lý trại nuôi (7 tiêu chí), nhận thức và ứng
phó với BĐKH (2 tiêu chí). Mỗi tiêu chí được đánh giá, cho điểm theo thang điểm 5 (5 = rất tốt, 4 = tốt, 3 = trung
bình, 2 = kém, 1 = yếu). Kết quả đánh giá chi tiết tại một số trại nuôi tôm (TNT) cho thấy các tiêu chí thường đạt mức
trung bình trở lên, trừ những tiêu chí về hệ thống cấp, thoát nước, ao chứa và vị trí của trại nuôi (TNT2). Trại nuôi
tôm ven biển (TNT1, TNT6) có điểm đánh giá cao và được đề xuất như mô hình nuôi tôm ven biển thích ứng với
BĐKH nhằm giới thiệu cho cộng đồng nuôi tôm trong vùng.
Từ khóa: Nuôi tôm ven biển, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Assessment and Selection of Coastal Shrimp Farming Models Adaptable
to Climate Change in Quynh Luu District, Nghe An Province
ABSTRACT
This study aimed to assess and identify coastal shrimp farming models that are sustainable under climate change
conditions in Quynh Luu, Nghe An. The evaluation criteria focused on infrastructure (6 criteria), culture techniques and
cage management (7 criteria), and awareness of and response to climate change (2 criteria). Each criterion was
assessed and scored on a 5 point scale (5 = very good, 4 = good, 3 = average, 2 = poor, 1 = weak). The assessment
results found that most criteria were averaging upwards, except criteria on influent and effluent systems, reservoir and
site location of the shrimp farm TNT2. Coastal shrimp farms (TNT1, TNT6) had a high overall score and thus can be
selected as the coastal shrimp farming models for the coastal shrimp farming community in this location.
Keywords: Coastal shrimp farming, climate change.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nuôi tôm ven biển ở Việt Nam đã có những
bước phát triển đáng kể trong những năm qua,
đóng góp một phần không nhỏ trong việc phát
triển kinh tế của đất nước, tạo công ăn việc làm,
tăng thêm thu nhập cho cộng đồng cư dân ven
biển cũng như tăng giá trị kim ngạch xuất
khẩu. Diện tích nuôi tôm ven biển ở nước ta đạt
khoảng 654 nghìn ha với sản lượng 593,8 nghìn
tấn năm 2015 (Trung tâm Tin học và Thống kê,
2015). Việt Nam là một trong 5 quốc gia đứng
đầu trên thế giới (Trung Quốc, Thái Lan, Việt
Nam, Indonesia, Ecuador) về sản lượng tôm
nuôi (FAO, 2015). Giá trị xuất khẩu tôm của
Việt Nam đạt 3,95 tỷ USD năm 2014 (Trung
tâm Thông tin Thủy sản, 2015). Theo Đề án
phát triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020 và
Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến
năm 2020, tầm nhìn 2030 được Thủ tướng
Bùi Đắc Thuyết, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Thị Vân
65
Chính phủ phê duyệt, sản lượng tôm sú và tôm
thẻ chân trắng nuôi tại các vùng ven biển của cả
nước đạt 700 nghìn tấn vào năm 2020.
Tại Nghệ An, nghề nuôi tôm ven biển được
phát triển từ giữa những năm 90 của thế kỷ 20
và mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người
dân cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của
các địa phương ven biển. Các vùng nuôi tôm
chính tập trung ở các huyện, thị như: Quỳnh
Lưu, thị xã Hoàng Mai, Diễn Châu, Nghi Lộc và
xã Hưng Hòa (thành phố Vinh), trong đó huyện
Quỳnh Lưu có diện tích nuôi tôm lớn nhất của
tỉnh (khoảng hơn 400 ha). Theo số liệu của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An,
diện tích nuôi tôm ven biển của toàn tỉnh năm
2015 là 1.500 ha, sản lượng tôm nuôi thu được
gần 6.000 tấn. Dự kiến theo quy hoạch đến năm
2020, nuôi tôm ven biển của tỉnh sẽ không tăng
lên về diện tích nhưng sản lượng tôm nuôi sẽ
đạt 10.000 tấn (UBND tỉnh Nghệ An, 2015).
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, nghề nuôi
tôm ven biển của tỉnh cũng sẽ gặp không ít
thách thức do thực tế với quy mô nuôi nhỏ lẻ, ít
được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật
dẫn đến việc kiểm soát môi trường và dịch bệnh
trong toàn vùng nuôi gặp nhiều khó khăn. Hơn
nữa, những hiện tượng thời tiết cực đoan như
nắng nóng kéo dài, mưa lớn/hạn hán, thay đổi
cường độ và tần suất của bão do tác động của
biến đổi khí hậu (BĐKH) xuất hiện ngày càng
nhiều và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động
nuôi tôm ven biển (như thay đổi nhiệt độ, độ
mặn trong ao nuôi, ngập lụt, phá hủy cơ sở hạ
tầng). Ví dụ, tại huyện Quỳnh Lưu và thị xã
Hoàng Mai, bão số 10 và đợt lũ lịch sử tháng 10
năm 2013 đã gây mất trắng hơn 400 ha diện
tích tôm nuôi, phá hủy cơ sở hạ tầng của nhiều
trại nuôi tôm gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.
Đợt mưa lũ tháng 10 năm 2016 cũng ảnh hưởng
tới hàng trăm ha tôm nuôi tại xã Quỳnh Bảng,
Quỳnh Lưu như sạt lở bờ ao, thay đổi chất lượng
nước trong ao nuôi (Như Thủy, 2016). Báo cáo
cáo của Phòng Nuôi trồng thủy sản, Chi cục
Thủy sản Nghệ An (2016) cũng ghi nhận sự diễn
biến bất thường của thời tiết như đầu vụ nuôi
tôm có nhiệt độ thấp kéo dài, trong khi tháng 5
xuất hiện các đợt nắng nóng dẫn đến nhiệt độ
nước tăng cao làm môi trường ao nuôi biến động,
ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi và tạo điều
kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
Do vậy, đánh giá khả năng thích ứng với
BĐKH của các trại nuôi tôm ven biển và đề xuất
mô hình nuôi tôm ven biển thích ứng với BĐKH
tại Quỳnh Lưu, Nghệ An hết sức có ý nghĩa
nhằm phổ biến, chia sẻ thông tin đến cộng đồng
xung quanh, góp phần phát triển bền vững nghề
nuôi tôm ven biển ở đây trong điều kiện BĐKH.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại huyện
Quỳnh Lưu, ở phía Bắc của tỉnh Nghệ An (Hình
1). Quỳnh Lưu là huyện có diện tích ao đầm
nuôi tôm ven biển lớn nhất tỉnh Nghệ An với
400 ha, tập trung ở các xã Quỳnh Bảng, Quỳnh
Thanh, An Hòa, Quỳnh Lương Các trại nuôi
tôm tập trung dọc theo sông Mai Giang và sử
dụng nguồn nước cấp chính từ sông Mai Giang.
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ
tháng 4 đến tháng 11 năm 2015.
2.2. Các tiêu chí đánh giá lựa chọn mô hình
Những ảnh hưởng chính từ BĐKH lên các
hoạt động nuôi tôm ven biển phải kể đến như:
phá hủy cơ sở hạ tầng, ngập úng hoặc hạn hán
gây thiếu nước cho các trại nuôi do sự thay đổi
cường độ, tần suất và hướng đi của các cơn bão,
thay đổi chế độ mưa ở các vùng khác nhau; thay
đổi mùa vụ, môi trường sống của các loài thủy
sản nuôi do thay đổi chế độ nhiệt, xâm nhập mặn
Như vậy, các điều kiện về cơ sở hạ tầng tại các
trại nuôi, kinh nghiệm nuôi, đặc biệt là việc xử lý
các tình huống do bất lợi về thời tiết, khí hậu
cũng như việc lựa chọn con giống, kiểm soát môi
trường trong quá trình nuôi sẽ là những tiêu chí
quan trọng trong việc lựa chọn mô hình nuôi tôm
ven biển thích ứng với BĐKH. Hơn nữa, nhận
thức của các chủ trại nuôi về BĐKH sẽ là yếu tố
góp phần không nhỏ trong việc đầu tư nhân lực,
vật lực cũng như phối hợp trong vùng nuôi, cộng
đồng nuôi nhằm thích ứng với BĐKH. Do vậy,
nhận thức của chủ trại nuôi về BĐKH cũng sẽ
được xem xét trong các tiêu chí lựa chọn mô hình
nuôi tôm ven biển thích ứng với BĐKH.
Đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi tôm ven bi
66
Hình 1. Địa điểm nghiên cứu tại Quỳnh Lưu, Nghệ An
Nguồn: nghean.gov.vn.
Các tiêu chí sử dụng đánh giá, lựa chọn mô
hình nuôi tôm ven biển thích ứng với BĐKH tại
Quỳnh Lưu, Nghệ An (IMHEN, 2011; Bùi Đắc
Thuyết và cs., 2014), cụ thể như sau
Nhóm tiêu chí về cơ sở hạ tầng
- Các ao nuôi được xây dựng, kè đắp chắc
chắn, không bị rò rỉ nước.
- Các ao nuôi có độ sâu từ 1,5
- Thiết kế cơ sở nuôi có hệ thống cấp, thoát
nước chủ động (liên quan đến hệ thống
trong vùng, kể cả ao chứa, nguồn nước dự
phòng), đảm bảo nguồn nước sạch cấp cho các ao
nuôi.
- Vị trí trại nuôi trong vùng quy hoạch.
- Các kho chứa thức ăn, hóa chất, nhà trông
coi được xây dựng chắc chắn, không bị ngập
úng.
- Có hệ thống điện, máy phát điện phù hợp
để chạy máy sục khí khi cần thiết trong nuôi
thâm canh.
ển thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Qu
:
- 2 m.
thủy lợi
Nhóm tiêu chí về công nghệ và quản lý
trang trại nuôi
- Phương thức nuôi phù hợp với điều kiện cơ
sở hạ tầng, kinh nghiệm và trình độ kỹ thuật.
- Mùa vụ thả nuôi thích hợp.
- Cải tạo ao nuôi hợp lý, theo quy trình
hướng dẫn.
- Sử dụng thức ăn có chất lượng và cho tôm
ăn đầy đủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Con giống khỏe, đạt tiêu chuẩn chất lượng
và được kiểm dịch.
- Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi
(như: định kỳ thu và phân tích mẫu nước, sử
dụng các chế phẩm, hóa chất kiểm soát môi
trường).
- Phòng chống dịch bệnh cho tôm nuôi (như
kiểm tra sức khỏe hàng ngày của tôm nuôi, cách
xử lý khi tôm bị bệnh để tránh lây nhiễm giữa
các ao, sử dụng vitamin và khoáng chất, khử
trùng).
ỳnh Lưu, Nghệ An
:
Bùi Đắc Thuyết, Nguyễn Hữu Nghĩa, Phan Thị Vân
67
Nhóm tiêu chí về nhận thức và ứng phó với
BĐKH
- Nhận thức về BĐKH và kế hoạch phòng
chống với các tác động tiêu cực từ mưa, bão bất
thường do tác động của BĐKH gây ra.
- Phối hợp với cộng đồng, chính quyền địa
phương trong ứng phó với BĐKH (để tránh thiệt
hại về người và tài sản cũng như phục hồi sản
xuất sau thiên tai).
- Các tiêu chí nêu trên được tách thành các
ý chi tiết, cụ thể trong bộ phiếu điều tra. Các
tiêu chí sẽ được đánh giá và cho điểm ở từng cơ
sở nuôi theo thang điểm 5 (5 = rất tốt, 4 = tốt, 3
= trung bình, 2 = kém, 1 = yếu).
2.3. Đánh giá, lựa chọn mô hình
Đánh giá, lựa chọn mô hình nuôi tôm ven
biển thích ứng với BĐKH tại Quỳnh Lưu, Nghệ
An được thực hiện theo 2 bước:
Khảo sát, thu thập các thông tin, dữ liệu về
hiện trạng nuôi tôm ven biển tại Quỳnh Lưu,
Nghệ An làm cơ sở cho việc đánh giá chi tiết
theo các tiêu chí đã xây dựng
Các thông tin chung, dữ liệu về tình hình
nuôi tôm ven biển tại Quỳnh Lưu, Nghệ An
được thu thập từ các báo cáo, tổng kết, số liệu
của các cơ quan, ban ngành địa phương. Ngoài
ra, thông tin sơ bộ về tình hình hoạt động của
các trại nuôi tôm ven biển tại đây (như quy mô
trang trại nuôi, tình trạng cơ sở hạ tầng như ao
nuôi, kho chứa thức ăn, thuốc và hóa chất, hệ
thống điện và máy sục khí, các loài tôm nuôi,
sản lượng và hiệu quả kinh tế) được thu thập
qua tham vấn với các cán bộ phụ trách vùng
nuôi của Chi cục Thủy sản Nghệ An. Nhóm
nghiên cứu cũng trực tiếp khảo sát, đánh giá sơ
bộ ban đầu 420 trại nuôi tôm của huyện Quỳnh
Lưu trong đợt khảo sát xây dựng hệ thống bản
đồ hiện trạng nuôi trồng thủy sản miền Bắc
Việt Nam (ICA, 2015). Các thông tin, dữ liệu
thu thập và khảo sát sơ bộ này là cơ sở để đề
xuất một số trại nuôi tôm ven biển tại Quỳnh
Lưu, Nghệ An để tiến hành đánh giá chi tiết
theo các bộ tiêu chí được xây dựng.
Khảo sát, đánh giá chi tiết các trại nuôi tôm
ven biển theo bộ tiêu chí đã xây dựng
Dựa trên các thông tin, dữ liệu và khảo
sát sơ bộ về tình hình nuôi tôm ven biển tại
Quỳnh Lưu, Nghệ An như đã nêu trên, 6 trại
nuôi tôm ven biển đã được lựa chọn, khảo sát,
đánh giá chi tiết theo bộ tiêu chí đã xây dựng
(Bảng 1).
Việc đánh giá, cho điểm theo từng tiêu chí ở
mỗi trại nuôi được thực hiện dựa trên khảo sát
thực tế cơ sở nuôi (nhóm tiêu chí về cơ sở hạ
tầng) và phỏng vấn trực tiếp chủ trại nuôi theo
bộ phiếu điều tra (nhóm tiêu chí công nghệ,
quản lý trại nuôi và nhận thức, ứng phó với
Bảng 1. Các trại nuôi tôm (TNT) ven biển ở Quỳnh Lưu, Nghệ An
được khảo sát, đánh giá chi tiết theo bộ tiêu chí
Ký hiệu Vị trí trại Địa chỉ Diện tích trại nuôi Số ao nuôi
TNT1 N 19o11’07.2’’
E 105o42’21.7’’
Quỳnh Bảng - Quỳnh Lưu -
Nghệ An
12,0 ha 22 ao (8 ao x 5000 m2, 10 ao x 2500
m2, 4 ao x 1000 m2)
TNT2 N 19o11’32.8’’
E 105o42’33.0’’
Quỳnh Bảng - Quỳnh Lưu -
Nghệ An
1,5 ha 4 ao (2 ao x 3500 m2, 2 ao x 1500 m2)
TNT3 N 19o09’43.3’’
E 105o42’00.0’’
Quỳnh Thanh - Quỳnh Lưu -
Nghệ An
1,5 ha 3 ao (1 ao x 3700 m2, 1 ao x 4200 m2,
1 ao x 5000 m2)
TNT4 N 19o09’45.5’’
E 105o41’55.3’’
Quỳnh Thanh - Quỳnh Lưu -
Nghệ An
2,4 ha 3 ao x 4000 m2
TNT5 N 19o09’13.8’’
E 105o42’16.6’’
Quỳnh Lương - Quỳnh Lưu -
Nghệ An
1,7 ha 3 ao (2 ao x 3600 m2, 1 ao x 4500 m2)
TNT6 N 19o09’17.3’’
E 105o41’47.6’’
Quỳnh Minh - Quỳnh Lưu -
Nghệ An
7,0 ha 9 ao (5 ao x 5000 m2, 2 ao x 4500 m2,
2 ao x 3000 m2)
Đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi tôm ven bi
68
Hình 2. Đánh giá các tiêu chí cơ sở hạ tầng thích ứng với BĐKH
tại các trại nuôi tôm ven biển tại Quỳnh Lưu, Nghệ An
BĐKH). Trại nuôi đạt được phần lớn yêu cầu
theo các tiêu chí qua đánh giá và có điểm đánh
giá cao sẽ được đề xuất là mô hình nuôi tôm ven
biển thích ứng với BĐKH tại Quỳnh Lưu, Nghệ
An nhằm phổ biến, chia sẻ thông tin đến cộng
đồng xung quanh.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đánh giá nhóm tiêu chí cơ sở hạ tầng tại các
trại nuôi tôm ven biển
Để đánh giá, lựa chọn mô hình nuôi tôm
ven biển thích ứng với BĐKH, cơ sở hạ tầng của
các trại nuôi cũng như của cả vùng nuôi đóng
một vai trò hết sức quan trọng. Kết quả đánh
giá cụ thể về các tiêu chí trong nhóm tiêu chí cơ
sở hạ tầng được thực hiện tại các trại nuôi tôm
ven biển ở Quỳnh Lưu, Nghệ An được trình bày
trong hình 2.
Kết quả đánh giá dựa trên các tiêu chí về cơ
sở hạ tầng của 6 trại nuôi tôm ven biển tại
Quỳnh Lưu, Nghệ An cho thấy các trại nuôi có
ển thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Qu
hệ thống ao nuôi được xây dựng, kè đắp tốt, b
ao và hệ thống cống cấp, thoát nước được bê
tông hóa, đáy ao được lót bạt hoặc đầm nén và
trải lèn thêm đá răm. Tuy nhiên, một số ao nuôi
còn là bờ đất, lót bạt hoặc một số ao bờ xi măng
đã bị sạt lở, nứt gãy. Các ao nuôi có độ sâu
khoảng 1,8 - 2,0 m và duy trì mực nước trong
quá trình nuôi từ 1,2 - 1,5 m.
Các trại nuôi tôm ven biển được khảo sát
đều có kênh cấp, thoát nước riêng biệt. Tuy
nhiên, nhiều ao nuôi phải sử dụng máy bơm để
cấp hoặc xả nước khi cần, trừ một số ao ở TNT4
và TNT6 có thể rút cạn đư
trong ao khi xử lý sau mỗi vụ nuôi. Nước cấp
cho các ao nuôi chủ yếu theo hệ thống sông Mai
Giang và các kênh thủy lợi sử dụng chung cho
cả các hoạt động nông nghiệp. Riêng TNT1 còn
xây dựng hệ thống ống lấy nước trực tiếp từ
ngoài biển vào (dài ~4,7 km, đường ống
mm), tuy nhiên do chi phí bơm nước lớn nên
nguồn nước này chủ yếu sử dụng cho các hoạt
động ương, gièo tôm trong các ao nhỏ, hoặc bổ
ỳnh Lưu, Nghệ An
ờ
ợc tới 90% lượng nước
ö = 200
sung cho các ao nuôi khi cần thiết, còn các ao
nuôi tôm thương phẩm vẫn sử dụng
chính từ sông Mai Giang.
Các trại nuôi tôm được điều tra đều có ao
chứa, lắng xử lý nước trước khi cấp vào các ao
nuôi, tuy nhiên diện tích các ao chứa, lắng
thường không đủ để cung cấp nước cho các ao
nuôi nên hiện nay một số trại thường không
nuôi hết tất cả các ao trong 1 vụ mà để một số
ao nuôi làm ao chứa, lắng (diện tích ao chứa
lắng chiếm khoảng 15,5 - 62,5% so với diện tích
ao nuôi).
Quy hoạch toàn vùng nuôi còn có những bất
cập, các kênh cấp nước và xả thải đều đổ ra dọc
sông Mai Giang nên có thể gây ô nhiễm, lây lan
dịch bệnh trong vùng nuôi. Trại nuôi tôm (như
TNT2) nằm sâu trong nội đồng, cách xa cửa
sông gặp khó khăn trong việc lấy nước mặn để
cấp cho các ao nuôi, đặc biệt khi kênh thủy lợi
xả nước ngọt cho các hoạt động nông nghiệp
xung quanh vùng nuôi tôm.
Các công trình phụ trợ tại các trại nuôi tôm
như nhà trông coi, kho chứa thức ăn, thuốc, hóa
chất, trang thiết bị được xây dựng bằng gạch,
lợp ngói hoặc tấm lợp xi măng khá chắc chắn và
Hình 3. Đánh giá các tiêu chí công nghệ nuôi và quản lý trại nuôi tôm ven biển
thích ứng với BĐKH tại Quỳnh Lưu, Nghệ An
Bùi Đắc Thuyết, Nguyễn H
nguồn nước
không bị ngập úng, trừ một số trại bị ngập d
cố xả lũ đập thủy lợi Vực Mấu năm 2013. Hệ
thống điện và máy phát điện dự phòng tại các
trại nuôi tôm được đầu tư khá tốt. Các trại nuôi
thường chung nhau 1 trạm biến áp riêng theo
nhóm để sử dụng nguồn điện lưới. Các trại nuôi
tôm đều có máy phát điện dự phòng hoặc có các
máy nổ gắn với các máy sục khí tại các ao nuôi
tôm để sử dụng khi có sự cố mất điện lưới.
Đánh giá nhóm tiêu chí công nghệ và quản
lý trại nuôi tôm ven biển
Kết quả đánh giá thực tế, phỏng vấn 6 trại
nuôi tôm ven biển tại Quỳnh Lưu,
nhóm tiêu chí công nghệ và quản lý trang trại
nuôi nhằm thích ứng với BĐKH cho thấy tiêu
chí về cải tạo ao nuôi hợp lý và sử dụng thức ăn
hợp lý tại cả 6 trại nuôi đều thực hiện rất tốt,
các tiêu chí còn lại đạt ở mức tốt và trung bình
(Hình 3).
Các trại nuôi tôm ven biển được khảo sát,
đánh giá tại Quỳnh Lưu, Nghệ An đều cho thấy
có sự lựa chọn phương thức nuôi phù hợp với
điều kiện cơ sở hạ tầng, kinh nghiệm và trình độ
kỹ thuật của chủ trang trại. Hiện nay, đối tượng
nuôi chủ yếu là tôm thẻ ch
ữu Nghĩa, Phan Thị Vân
69
o sự
Nghệ An về
ân trắng và sử dụng
Đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi tôm ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
70
phương thức nuôi thâm canh với mật độ thả
giống PL10-12 từ 80 - 100 con/m2. Một số trại
nuôi tôm (như TNT1 và TNT6) thực hiện kỹ
thuật gièo tôm trong ao với mật độ khoảng 400 -
500 con/m3 trong 20 - 25 ngày nuôi đầu, sau đấy
mới san thả ra các ao nuôi. Việc lựa chọn mùa
vụ nuôi, thời điểm thả giống ở các trại nuôi tôm
đều theo kinh nghiệm nuôi thực tế và khuyến
cáo của các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên,
cũng có những trại đã thử lựa chọn thời điểm
nuôi sớm hơn (như TNT5) nhưng đã gặp phải
thời tiết bất lợi (mưa, lạnh) làm ảnh hưởng đến
tôm nuôi (có điểm đánh giá thấp hơn - Hình
3).Qua khảo sát, đánh giá cũng cho thấy các trại
nuôi tôm ven biển tại Quỳnh Lưu, Nghệ An thực
hiện cải tạo ao nuôi khá hợp lý, đúng quy trình
kỹ thuật hướng dẫn sau mỗi vụ nuôi (như tháo
cạn nước, nạo vét, rửa sạch bùn ao, bón vôi, phơi
khô ao trước khi cấp nước cho vụ nuôi từ ao
chứa). Các ao nuôi thường được gây màu bằng
men vi sinh ủ với mật đường trong các thùng
nhựa trước khi té ra ngoài ao nuôi.
Các trại nuôi đều thực hiện tốt về kiểm soát
thức ăn cho tôm theo hướng dẫn. Tôm thường
được cho ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất
thức ăn trong giai đoạn 20 ngày đầu sau khi thả
nuôi. Từ ngày nuôi thứ 20 trở đi, sử dụng vó,
nhá để tính toán lượng thức ăn phù hợp theo tỷ
lệ sống của tôm nuôi.
Về con giống, các trại nuôi tôm được khảo
sát, đánh giá tại Quỳnh Lưu, Nghệ An đều sử
dụng con giống có nguồn gốc rõ ràng (từ các
công ty CP, Thông Thuận, Việt Úc, Hải Tuấn,
Vina) và có giấy tờ kiểm dịch tại các cơ sở sản
xuất giống về nguồn gốc con giống sử dụng. Các
trại nuôi tôm không tự đi kiểm tra chất lượng
con giống mà hoàn toàn tin tưởng vào các cơ sở
cung cấp giống. Do vậy, có những trang trại sau
khi thả nuôi đã phát hiện tôm giống bị nhiễm
bệnh (như TNT5 bị bệnh phát sáng) buộc phải
tiêu hủy và xử lý lại ao nuôi.
Kiểm soát chất lượng nước trong ao nuôi rất
được các chủ trại quan tâm như đánh giá màu
nước, tiến hành quạt nước nhằm cung cấp thêm
ôxy hòa tan trong ao, thoát các khí độc ra ngoài
và tránh phân tầng nước sau những trận mưa
lớn. Các trại nuôi tôm ở đây không thu và phân
tích mẫu nước trong quá trình nuôi mà chủ yếu
đánh giá, kiểm soát chất lượng nước theo kinh
nghiệm. Khi có hiện tượng bất thường, các trại
nuôi tôm tự kiểm tra bằng bộ kiểm tra nhanh
hoặc gửi mẫu đi kiểm tra. Rất nhiều các loại
men vi sinh khác nhau được sử dụng ở các trại
nuôi tôm như Bioclean Aqua, pH Fixer, C.P. Bio
Plus, Super VS, Deo-Rase
Phòng chống dịch bệnh cho tôm cũng được
các trại nuôi rất quan tâm vì nó ảnh hưởng rất
lớn đến sự thành công trong nuôi tôm. Các loại
thuốc khử trùng được các trại sử dụng như
BKC, Iodin, thuốc tím Ngoài ra, các trại nuôi
tôm còn sử dụng nhiều loại khoáng chất,
vitamin để bổ sung vào thức ăn nhằm tăng
cường sức đề kháng cho tôm nuôi. Tuy nhiên,
các trại nuôi tôm được điều tra đều có tôm nuôi
bị chết do bị bệnh phân trắng (năm 2014, 2015)
và vẫn chưa có biện pháp phòng và xử lý bệnh
hiệu quả. Các trại nuôi tôm sử dụng thuốc, hóa
chất theo giới thiệu của các cửa hàng bán thuốc,
hóa chất, thức ăn trên địa bàn địa phương với
liều lượng và chỉ dẫn của nhà sản xuất.
Đánh giá nhóm tiêu chí về nhận thức và
ứng phó với BĐKH
Mặc dù các trại nuôi tôm ven biển được
khảo sát, điều tra ở Quỳnh Lưu, Nghệ An chưa
được tham gia lớp tập huấn, hội nghị nào về
BĐKH, các chủ trại nuôi đều có những nhận
thức nhất định liên quan đến BĐKH, đặc biệt là
việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết bất
thường trong những năm vừa qua. Các chủ trại
nuôi tôm thường xuyên kiểm tra lại bờ cống
trước những đợt mưa bão lớn, gia cố bờ kè chắc
chắn và thường xuyên theo dõi thời tiết trên
tivi, đài phát thanh và internet (bằng điện
thoại) để có thể đối phó với những bất lợi về thời
tiết do BĐKH gây ra.
Các trại nuôi đều phối hợp tốt với cộng
đồng, chính quyền địa phương khi có những đợt
mưa bão lớn để tránh thiệt hại về người và tài
sản. Các trại nuôi cũng nhận được sự hỗ trợ của
địa phương sau những đợt bị thiệt hại do thiên
tai để phục hồi, tái phát triển sản xuất. Ví dụ
năm 2013 mưa bão lớn, vỡ hồ chứa nước Vực
Hình 4. Đánh giá các tiêu chí về thích ứng với BĐKH
ở một số trại nuôi
Mấu gây ngập lụt tại Quỳnh Lưu, Nghệ An,
các trại nuôi tôm bị thiệt hại được nhà nước hỗ
trợ 30 triệu/ha trên diện tích nuôi bị thiệt hại để
tái khôi phục sản xuất.
Đề xuất mô hình nuôi tôm v
ứng với BĐKH
Qua khảo sát, đánh giá một số trại nuôi
tôm ven biển tại Quỳnh Lưu, Nghệ An theo các
tiêu chí nhằm thích ứng với BĐKH cho thấy các
trại nuôi đều đáp ứng phần lớn các tiêu chí đưa
ra (đạt ở mức trung bình trở lên, trừ TNT2)
nhằm ứng phó với BĐKH (Hình 4). Điểm đánh
giá theo các tiêu chí của TNT1 và TNT6 cao
hơn, có thể lựa chọn làm mô hình chia sẻ với
cộng đồng về nuôi tôm ven biển thích ứng với
BĐKH ở Quỳnh Lưu, Nghệ An.
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua đánh giá nhằm lựa chọn mô hình nu
tôm ven biển thích ứng với BĐKH tại Quỳnh
Lưu, Nghệ An cho thấy 6 trại nuôi được khảo
sát đánh giá chi tiết đáp ứng được hầu hết các
Bùi Đắc Thuyết, Nguyễn H
tôm ven biển tại Quỳnh Lưu, Nghệ An
en biển thích
ôi
tiêu chí (đạt ở mức trung bình trở lên). Tuy
nhiên, trại nuôi tôm (TNT2) vẫn chưa đáp ứng
được một số tiêu chí đưa ra nh
BĐKH (như hệ thống cấp thoát nước, hệ thống
ao chứa, lắng cũng như vị trí của trại nuôi trong
vùng quy hoạch). Các trại nuôi tôm như TNT1
và TNT6 đã đạt phần lớn yêu cầu trong các bộ
tiêu chí đưa ra và đạt điểm đánh giá cao, có thể
lựa chọn làm mô hình điểm ở Quỳnh Lưu, Nghệ
An nhằm giới thiệu với cộng đồng về nuôi tôm
ven biển thích ứng với BĐKH.
TÀI LIỆU THAM KH
FAO (2015). Statistics: Global Aquaculture Production
1950-2014 (online query). Retrieved from
//www.fao.org/fishery/sta
aquaculture-production/query/en
ICA (2015). Điều tra, thành l
trồng thủy sản tỷ lệ lớn tại Quỳnh L
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1.
IMHEN (2011). Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu và xác đ
thích ứng. Nhà xuất bản
và Bản đồ Việt Nam.
ữu Nghĩa, Phan Thị Vân
71
ằm thích ứng với
ẢO
http:
tistics/global-
ập bản đồ hệ thống nuôi
ưu, Nghệ An.
ịnh các giải pháp
Tài nguyên - Môi trường
Đánh giá và lựa chọn mô hình nuôi tôm ven biển thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An
72
Thủ tướng chính phủ Việt Nam (2011). Đề án phát
triển nuôi trồng thủy sản đến năm 2020. Quyết
định số 332/QĐ-TTg.
Thủ tướng chính phủ Việt Nam (2011). Quy hoạch
tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm
nhìn 2030. Quyết định số 1445/QĐ-TTg.
Như Thủy (2016). Quỳnh Lưu: Người dân xử lý ao
đầm sau mưa lũ. Cổng thông tin điện tử huyện
Quỳnh Lưu, Nghệ An. http:
//www.quynhluu.nghean.gov.vn/wps/portal/quynhl
uu/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0o
s3j3ED8XX8tgYxM3Zz8LA083gzDPsEAjIwtHE_
2CbEdFAKyTTGg!/?WCM_GLOBAL_CONTEX
T = /wps/wcm/connect/huyen+quynh+luu/hql/ttsk
/kinhte/ca6c25804ea3f2d78656a68b41fb83e0
(18/10/2016).
Bùi Đắc Thuyết, Nguyễn Hữu Nghĩa và Phan Thị Vân
(2014). Sổ tay hướng dẫn Tác động của biến đổi
khí hậu và giải pháp thích ứng trong nuôi trồng
thủy sản. Bản thảo - Dự án ICA.
Trung tâm Tin học và Thống kê (2015). Báo cáo kết
quả thực hiện kế hoạch tháng 12 năm 2015 ngành
nông nghiệp và phát triển nông thôn. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trung tâm Thông tin Thủy sản (2015). Tình hình sản
xuất thủy sản năm 2014. Tổng cục Thủy sản. http:
//www.fistenet.gov.vn/thong-tin-huu-ich/thong-tin-
thong-ke/thong-ke-1/tinh-hinh-san-xuat-thuy-san-
nam-2014 (26/02/2015).
UBND tỉnh Nghệ An (2015). Quy hoạch phát triển thủy
sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030. Quyết định số 6343/QĐ-UBND.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_va_lua_chon_mo_hinh_nuoi_tom_ven_bien_thich_ung_voi.pdf