Đánh giá và phân loại các đặc điểm van mũi trong ở 53 người Việt Nam trưởng thành qua nội soi ống cứng mũi

Van mũi trong đã được nói đến trên 100 năm nhưng các nghiên cứu trên người Việt Nam trưởng thành thì chưa tìm thấy có tài liệu nào nói đế. Đây là nghiên cứu buớc đầu về hình thái van mũi trong ở người Việt Nam trưởng thành, nên về mặt phân loại van mũi trong chủ yếu dựa vào 2 tiêu chí là hình thái bờ đuôi sụn cánh bên trên và vách ngăn mũi. Qua các kết quả có được sau soi và tham khảo thêm tài liệu của tác giả Murat Cem Miman4, chúng tôi chia làm 6 loại như trình bày trên. Tuy nhiên, có khác với đồng nghiệp là loại 1 được chúng tôi xem như tạo góc thay vì gọi là góc nhọn, loại 2 là tạo khe thay vì gọi là góc tù. Trước đây, theo y văn có nhiều tác giả đo góc của van mũi trong, giá trị khoảng 10-15°, theo chúng tôi nhận thấy thực tế khó có thể xác định chính xác góc của van mũi trong dựa trên chương trình đồ hoạ có sẵn như Photoshop. Ví dụ với loại 2 chỉ là khe hẹp hoặc loại 5 chỉ là rảnh với bờ đuôi sụn cánh bên trên và vách ngăn tiếp xúc với nhau 1 đoạn nên không có cơ sở thuyết phục về mặt hình học phẳng. Bỏ qua danh từ dùng khi phân loại van mũi trong, phân bố tần suất các loại van mũi trong trong nghiên cứu chúng tôi thường gặp là loại 1, loại 2, loại 5, loại 6, loại 3 và loại 4 theo thứ tự. Có sự khác biệt với Murat Cem Miman và cộng sự thường gặp là loại 5, loại 1, loại 3, loại 4, loại 6 theo thứ tự.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá và phân loại các đặc điểm van mũi trong ở 53 người Việt Nam trưởng thành qua nội soi ống cứng mũi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Tai Mũi Họng 153 ĐÁNH GIÁ VÀ PHÂN LOẠI CÁC ĐẶC ĐIỂM VAN MŨI TRONG Ở 53 NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH QUA NỘI SOI ỐNG CỨNG MŨI Dương Xuân Tùng*, Nguyễn Hoàng Nam** TÓM TẮT Mục tiêu: Nghiên cứu được thiết kế để đánh giá và phân loại van mũi trong qua thăm khám mũi bằng ống soi cứng. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiền cứu 106 hốc mũi bằng ống soi cứng. Kết quả: Qua nội soi mũi gợi ý phân loại van mũi trong thành 6 loại. Loại 1 (tạo góc), loại 2 (tạo rảnh), loại 3 (bờ đuôi sụn bên trên lõm), loại 4 (bờ đuôi sụn bên trên lồi), loại 5 (góc bị lấp bởi thể vách ngăn), loại 6 (bờ đuôi bị xoắn). Kết luận: Có 6 loại van mũi trong, tần suất tăng dần là loại 1, loại 2, loại 5, loại 6, loại 3 và loại 4 theo thứ tự. Hình thái van mũi trong ở 2 bên hốc mũi trên cùng đối tượng khác nhau chiếm 58.5%. SUMMARY TO ASSESS AND CLASSIFY THE ANATOMIC FEATURES OF THE INTERNAL NASAL VALVE IN 53 HEALTHY VIETNAMESE ADULTS BY RIGID NASAL ENDOSCOPE Duong Xuan Tung, Nguyen Hoang Nam * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 1 - 2007: 152 – 156 Objectives: This study was designed to assess and classify the anatomic features of the internal nasal valve (INV), revealing its variations by rigid endoscopic examination of individuals presenting without nasal respiratory problems. Study design and setting: In this prospective descriptive study, 106 nasal cavities were examined by nasal rigid endoscopy. Results: Endoscopic examination allowed to suggest a classification of INV: type 1 (angle), type 2 (split), type 3 (concave), type 4 (convex), type 5 (angle occupied by the septal body), and type 6 (twisted caudal border). Conclusions: There are 6 types of INV, the frequently distribution of INV types is increased in type 1, type 2, type 5, type 6, type 3 and 4, respectively. Another interesting finding was the unilaterality of the INV types. About 58.5% of all the individuals in our study had different types of INV in their nasal cavities. ĐẶT VẤN ĐỀ Van mũi trong là điểm hẹp nhất trong đường mũi và kiểm soát việc điều hoà dòng khí hít vào. Diện tích mặt cắt ngang của van mũi trong khoảng 40-55mm², và thiết lập 40-50% trở kháng mũi, vì thế là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến giải phẫu và chức năng của mũi. Năm 1894, Franke 4) làm thí nghiệm về dòng khí mũi trên mô hình và tử thi đã phát hiện ra dạng xoắn của dòng khí tại đầu cuốn mũi khi thở bình thường. Đến năm 1903, Mink là người đầu tiên đặt ra thuật ngữ van mũi. Phát triển quan điểm đó hơn nữa, vào năm 1920 ông đã mô tả van mũi trong là vùng trở kháng lớn nhất giới hạn giữa đuôi sau sụn cánh mũi bên trên và vách ngăn. Sau đó cũng đã có nhiều tác giả như Uddstromer, Van Dishoeck, Bridger và Proctor, Bachman và Legler, Haight và Cole 1,2,3) ,... tiếp tục nghiên cứu thêm van mũi trong, van mũi ngoài, cấu trúc hốc mũi, khí động học mũi...Trong nghiên cứu bước đầu này chúng tôi tiến hành khảo sát hình thái van mũi trong ở những người trưởng thành khoẻ mạnh, làm cơ sở để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn * Trung Tâm Y Khoa MEDIC Tp. Hồ Chí Minh ** Bộ môn Tai Mũi Họng - Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng - Mắt 154 về hình thái vanmũi trong so với chỉ số mũi ứng dụng trong phẫu thuật chỉnh hình mũi. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Người trưởng thành khoẻ mạnh, trong độ tuổi 18-50, không nghẹt mũi, thở qua kính Glazer (+). Phương pháp nghiên cứu Mô tả tiền cứu Tiêu chuẩn loại trừ Có bệnh lý vùng tai mũi họng, dùng thuốc corticoides và thuốc chống sung huyết mũi trong vòng 30 ngày trước, tiền sử phẫu thuật vùng mũi, có các bệnh lý vùng mũi được phát hiện qua thăm khám lâm sàng như : viêm mũi, thủng vẹo mào vách ngăn, khối u hoặc polyp mũi, sụp tiểu trụ, sụp hoặc lệch vẹo sống mũi... 4. Tiến hành nội soi mũi sau khi làm sạch xỉ mũi, để đối tượng ngồi trong phòng yên tĩnh, nhiệt độ khoảng 25 o C độ ẩm khoảng 50% trong vòng 15-20 phút. Đối tượng ngối thẳng, lưng và đầu phải chạm tường,đầu ở tư thế Frankel (đường nối góc ngoài ổ mắt và bờ trên ống tai ngoài song song với mặt đất) rồi ngửa lên khoảng 30, thư giãn thoải mái. Dùng ống nội soi cứng 0 đường kính 4mm dài 10cm soi vào vùng van mũi trong với yêu cầu: không chạm vào vách mũi, vuông góc với mặt phẳng tưởng tượng được hình thành qua 2 cạnh đuôi sau sụn cánh mũi bên trên và đường chiếu vuông góc của nó xuống vách ngăn, cần ống soi vuông góc với mặt phẳng đất, và đầu ống soi cách cửa mũi trước khoảng 1-1.5cm. Van mũi trong được xác định bởi góc nhị diện hợp thành giữa đuôi sau sụn cánh mũi bên trên và vách ngăn. Có 6 loại van mũi trong như sau: loại 1: tạo góc, loại 2: tạo khe hẹp, loại 3: bờ đuôi sụn bên trên lõm, loại 4: bờ đuôi sụn bên trên lồi, loại 5: góc bị lấp bởi thể vách ngăn, loại 6: bờ đuôi bị xoắn. Thống kê theo chương trình SPSS for windows version 7.0. KẾT QUẢ Giới Nữ có 33 nguời chiếm tỉ lệ 62%, Nam có 20 người chiếm tỉ lệ 38% Tỉ lệ nam/nữ :1/1.6 Độ tuổi Nhỏ nhất là 18, lớn nhất là 48. Tuổi trung bình : 33 (SD=9) Tuổi gặp nhiều nhất là 38 với 6 người tuoi 48464442393533302826232118 F re q u e n c y 7 6 5 4 3 2 1 0 Biều đồ 1: Phân bố tần suất tuổi 0 5 10 15 20 25 18-30 31-40 41-50 Biều đồ 2: Phân bố theo nhóm tuổi: Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Tai Mũi Họng 155 loại 1 loại 2 loại 3 loại 4 loại 5 loại 6 Hình 1: Hình ảnh các loại van mũi trong cùng loại khác loại type-r type 6type 5type 4type 3type 2type 1 F re q u e n c y 30 20 10 0 Biều đồ 3: Tương quan giữa 2 hốc mũi về loại van mũi trong Biểu đồ 4: Phân bố theo loại van mũi trong P Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Tai Mũi Họng - Mắt 156 type-l type 6type 5type 2type 1 F re q u e n c y 40 30 20 10 0 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 Biểu đồ 5: Phân bố theo loại van mũi trong T Biểu đồ 6: Phân bố loại van mũi trong chung cả 2 hốc mũi 0 5 10 15 20 25 30 35 1 2 3 4 5 6 nam nữ 0 5 10 15 20 25 30 type1 type2 type3 type4 type5 type6 18-30 31-40 41-50 Biểu đồ 7: Phân bố loại van mũi trong theo giới Biểu đồ 8: Phân bố loại van mũi trong theo nhóm tuổi BÀN LUẬN Van mũi trong đã được nói đến trên 100 năm nhưng các nghiên cứu trên người Việt Nam trưởng thành thì chưa tìm thấy có tài liệu nào nói đế. Đây là nghiên cứu buớc đầu về hình thái van mũi trong ở người Việt Nam trưởng thành, nên về mặt phân loại van mũi trong chủ yếu dựa vào 2 tiêu chí là hình thái bờ đuôi sụn cánh bên trên và vách ngăn mũi. Qua các kết quả có được sau soi và tham khảo thêm tài liệu của tác giả Murat Cem Miman4, chúng tôi chia làm 6 loại như trình bày trên. Tuy nhiên, có khác với đồng nghiệp là loại 1 được chúng tôi xem như tạo góc thay vì gọi là góc nhọn, loại 2 là tạo khe thay vì gọi là góc tù. Trước đây, theo y văn có nhiều tác giả đo góc của van mũi trong, giá trị khoảng 10-15°, theo chúng tôi nhận thấy thực tế khó có thể xác định chính xác góc của van mũi trong dựa trên chương trình đồ hoạ có sẵn như Photoshop. Ví dụ với loại 2 chỉ là khe hẹp hoặc loại 5 chỉ là rảnh với bờ đuôi sụn cánh bên trên và vách ngăn tiếp xúc với nhau 1 đoạn nên không có cơ sở thuyết phục về mặt hình học phẳng. Bỏ qua danh từ dùng khi phân loại van mũi trong, phân bố tần suất các loại van mũi trong trong nghiên cứu chúng tôi thường gặp là loại 1, loại 2, loại 5, loại 6, loại 3 và loại 4 theo thứ tự. Có sự khác biệt với Murat Cem Miman và cộng sự thường gặp là loại 5, loại 1, loại 3, loại 4, loại 6 theo thứ tự. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 11 * Phụ bản Số 1* 2007 Tai Mũi Họng 157 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 0 10 20 30 40 50 60 1 2 3 4 5 6 Biều đồ 9: Bảng phân bố loại van mũi trong của chúng tôi (P) và Murat (T) Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, có thể lý giải sự khác biệt này do hình thái mũi hay chỉ số đo mũi ngoài ở những đối tượng tác giả nghiên cứu trên người Thổ Nhĩ Kỳ khác biệt rõ với người Việt Nam. Hình 2: Các chỉ số mũi Sự khác nhau giữa 2 van mũi trong ở 2 hốc mũi trên cùng đối tượng là 58.5%, sự khác biệt này rõ rệt và có ý nghĩa thống kê. Theo tác giả Murat Cem Miman và cộng sự tỉ lệ khác biệt này là 53%. KẾT LUẬN Qua 53 đối tượng nghiên cứu chúng tôi rút ra những kết luận sau - Có 6 loại van mũi trong, thường gặp là loại 1 và loại 2 ở trong độ tuổi 18-30 ở cả 2 giới. - Sự khác biệt giữa 2 van mũi trong ở 2 hốc mũi trên cùng đối tượng là 58.5%. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Carlos E.N.N và cs (2005), Acoustic rhinometry: anatomic correlation of the first two notches found in the nasal echogram. Rev Bras Otorrinolaringol. V.71, n.2, 149-54. 2. Deylamipour M và cs (2006), Reconstruction of the internal nasal valve with a splay conchal graft. Plast Reconstr Surg, 118 (3): 806-7 3. Leong S.C.L. và White P.S (2004): A comparison of aesthetic proportions between the Oriental and Caucasian nose. Clin. Otolaryngol, 29: 672–676. 4. Miman M.C và cs (2006), Internal nasal valve: revisited with objective facts. Otolaryngol Head Neck Surg, 134 (1): 41-7.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_va_phan_loai_cac_dac_diem_van_mui_trong_o_53_nguoi.pdf
Tài liệu liên quan