Kết quả chăm sóc với tỉ lệ lành tổn thương
không để sẹo là 93,7%, lành vết thương để lại sẹo
là 6,3%. Thời gian lành vết thương trung bình 7,1
ngày, nhắn nhất 3 ngày, dài nhất 14 ngày.
Để phòng ngừa thoát mạch, theo khuyến cáo
của bệnh viện Nhi đồng Westmead(5).
‐ Điều dưỡng trưởng tua, nhiều kinh nghiệm
chích tĩnh mạch cho các trường hợp khó, cơ địa
đặc biệt.
‐ Bác sĩ cân nhắc giảm thiểu thuốc dịch
truyền qua đường tĩnh mạch.
‐ Điều dưỡng thông tĩnh mạch trước khi tiêm
thuốc, truyền dịch.
‐ Hạn chế sử dụng đường truyền nhỏ.
‐ Không truyền thuốc vận mạch ở tĩnh mạch
nhỏ hay ở da đầu, ngón tay.
‐ Băng cố định chắc chắn đường truyền và có
thể quan sát được.
‐ Cài áp lực báo động tắc nghẽn ở mức thấp
nhất có thể.
‐ Quan sát theo dõi phát hiện sớm thoát
mạch ở vị trí chích tĩnh mạch.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 25/01/2022 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá và xử trí tình trạng thoát mạch ở bệnh nhân nằm khoa hồi sức tích cực chống độc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 32
ĐÁNH GIÁ VÀ XỬ TRÍ TÌNH TRẠNG THOÁT MẠCH Ở BỆNH NHÂN
NẰM KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC CHỐNG ĐỘC
Nguyễn Minh Tiến*, Hoàng Thị Lam Hương*Lê Thị Uyên Ly*, Nguyễn Việt Trường*
TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá và xử trí tình trạng thoát mạch ở bệnh nhân nằm khoa Hồi sức tích cực chống độc bệnh
viện Nhi Đồng 1 từ 1/7/2013 – 30/06/2014.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả tiến cứu hàng loạt trường hợp.
Kết quả: 32 bệnh nhân (BN) thoát mạch, tuổi trung bình 33,8 tháng, trên phân nửa (<12 tháng). Bệnh lý
thường gặp trong nhóm thoát mạch bao gồm: sốc nhiễm trùng (34,4%), sốc sốt xuất huyết dengue (18,8%), viêm
phổi nặng (25%). Thoát mạch thường xảy ra ở vị trí bệnh nhân hay cử động. Biểu hiện lâm sàng vị trí thoát
mạch bao gồm sưng nề (96,9%), đau (81,3%), thay đổi màu da nơi thoát mạch trắng 18 BN (56,3%), đỏ 10 BN
(31,2%), tím 04 BN (12,5%). Phần lớn các trường hợp được chườm ấm (93,7%) do các dịch truyền có glucose,
calci, kali, bicarbonate, hay thuốc diaphyllin, dopamine, dobutamine, adrenaline, noradrenaline. Kết quả chăm sóc
với tỉ lệ lành tổn thương không để sẹo là 93,7%, lành vết thương để lại sẹo là 6,3%. Thời gian lành vết thương
trung bình 7,1 ngày, nhắn nhất 3 ngày, dài nhất 14 ngày.
Kết luận: Thoát mạch là một trong những biến chứng quan trọng liên quan đến tiêm truyền. Nhận biết sớm
và xử trí đúng cách sẽ giảm thiểu tổn thương cho bệnh nhân.
Từ khóa: thoát mạch.
ABSTRACT
ASSESSMENT AND NURSING CARE OF INTRAVENOUS EXTRAVASATION PATIENTS
IN PEDIATRIC INTENSIVE CARE UNIT
Nguyen Minh Tien, Hoang Thi Lam Huong, Le Thi Uyen Ly, Nguyen Viet Truong
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 5‐ 2014: 32 – 38
Objective: Assess and manage intravenous extrasavation patients in pediatric intensive care unit,
Children’s hospital 1 from July 1st 2013 till June 30th 2014.
Methods: Prospective descriptive study of cases series.
Results: 32 intravenous (IV) extrasavation patients included with average age of 33.8 months old, more
than half of them under 12 months old. Common diseases in intravenous extrasavation were septic shock (34.4%),
Dengue shock syndrome (18.8%), pneumonia. IV extravasations have happened at movable sites. Clinical
findings included swelling (96.9%), pain (81.3%). Skin color of IV extrasavation became white 18 (56.3%), red
10 (31.2%), bruise 4 (12.5%). Most of cases have been applied with warm compress (93.7%) due to
vasocontristive effects of diluted fluid containing glucose 10%, calcium chloride 10%, potassium chloride,
bicarbonate, or medication such as diaphylline, dopamine, dobutamine, adrenaline, noradrenaline. Nursing care
outcome consisted of healing without scars 93.7%, healing with scars 6.3%. Mean duration of healing were 7.1
days, shortest 3 days, longest 14 days.
Conclusion: IV extrasavation is a severe complication of IV therapy. Early recognition and appropriate
management will minimize injuries for IV extrasavation patients.
Key words: IV extrasavation.
* Khoa Hồi Sức Tích Cực‐Chống Độc, Bệnh viện Nhi Đồng 1.
Tác giả liên lạc: BSCKII Nguyễn Minh Tiến, ĐT: 0903 391 798, Email: tiennd1@yahoo.com.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 33
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoa Hồi sức nhận điều trị tất cả bệnh nhân
nặng từ các khoa chuyển đến hàng năm khoảng
800‐850 bệnh nhân. Trong đó trên 80% bệnh
nhân được truyền dịch, truyền thuốc, đặc biệt là
truyền thuốc vận mạch với nhiều loại khác nhau
được phối hợp cùng với kháng sinh truyền tĩnh
mạch chẳng hạn như Vancomycin, Imipenem,
Meropenem trong suốt quá trình điều trị. Do đó
nguy cơ thoát mạch ở những bệnh nhân nặng rất
cao đặc biệt ở những bệnh nhân khó thiết lập
đường truyền như trẻ nhũ nhi, trẻ dư cân hoặc
sốc sâu như sốc sốt xuất huyết nặng, sốc nhiễm
trùng. Những bệnh nhân này cần phải có nhiều
đường truyền nhưng do khó chích nên chỉ thiết
lập được 1 hoặc 2 đường truyền vì thế phải
truyền chung đường khi bác sĩ cho nhiều loại
thuốc điều trị nhằm cứu sống bệnh nhân làm
tăng nguy cơ thoát mạch hơn nữa. Nhận biết và
xử trí thoát mạch cũng là vấn đề tương đối mới
vì chưa được huấn luyện thành thạo tại nhà
trường cũng như tại bệnh viện. Đó là lý do
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài Đánh giá
và xử trí tình trạng thoát mạch ở bệnh nhân
khoa HSTC‐CĐ bệnh viện Nhi Đồng I nhằm rút
ra một số nhận xét về biểu hiện lâm sàng thoát
mạch và kinh nghiệm xử trí thoát mạch cũng
như các biện pháp ngăn ngừa.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát
Đánh giá và xử trí tình trạng thoát mạch ở
bệnh nhân nằm khoa Hồi sức tích cực chống độc
bệnh viện Nhi Đồng 1 từ 1/7/2013 – 30/06/2014.
Mục tiêu cụ thể
‐ Xác định đặc điểm lâm sàng tình trạng
thoát mạch.
‐ Xác định tỉ lệ các yếu tố liên quan đến
thoát mạch
‐ Xác định tỉ lệ các can thiệp xử trí bệnh
nhân thoát mạch, kết quả xử trí.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thời gian nghiên cứu
Từ 1/7/2013 – 30/06/2014, tại khoa Hồi sức
tích cực chống độc bệnh viện Nhi Đồng 1.
Thiết kế nghiên cứu
Mô tả tiến cứu.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu liên tiếp không xác suất.
Tiêu chí chọn bệnh
Bệnh nhân trên 1 tháng tuổi, nằm khoa hồi
sức có can thiệp điều trị qua đường tĩnh mạch,
biểu hiện thoát mạch bao gồm 1 trong các biểu
hiện sau
‐ Thông đường tĩnh mạch khó khăn.
‐ Đau vùng tiêm truyền.
‐ Sưng nề vùng tiêm truyền.
‐ Đổi màu da vùng tiêm truyền: trắng, đỏ,
tím.
‐ Da xung quanh vùng tiêm truyền thay
nhiệt độ từ ấm sang lạnh.
Phân độ tổn thương do thoát mạch
Độ 1: thông tĩnh mạch khó khăn, không
sưng, không bóng nước, có thể thay đổi màu da
nơi tiêm, đau, da chi ấm.
Độ 2: thông tĩnh mạch khó khăn, sưng nhẹ,
sờ vùng thoát mạch cứng hơn xung quanh, đổi
màu trắng hoặc đỏ, đau, da chi ấm
Độ 3: Không thể thông tĩnh mạch, sưng vừa,
lan lên trên, dưới vị trí tiêm, sờ cứng, không có
hoặc có bóng nước nhỏ < 0,5 cm, đổi màu trắng
hoặc đỏ, đau, CRT phần chi bên dưới 2‐3”, đau,
da chi mát.
Độ 4: Không thể thông tĩnh mạch, sưng
nhiều, lan lên trên, dưới vị trí tiêm, sờ cứng, có
bóng nước lớn nhiều > 0,5cm, đổi màu trắng
hoặc đỏ, tím, đen, đau, CRT phần chi bên dưới
≥4”, da chi lạnh, mạch nhẹ, yếu.
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 34
Cách tiến hành
Tất cả bệnh nhân nằm khoa hồi sức có can
thiệp điều trị qua đường tĩnh mạch được theo dõi
mỗi tua trực, mỗi ngày cho đến khi chuyển khoa.
Các can thiệp trên bệnh nhân: khi phát hiện
bệnh nhân thoát mạch, thực hiện qui trình xử trí
thoát mạch như sau:
‐ Ngưng dịch truyền hay thuốc tiêm truyền.
‐ Dùng ống tiêm 5‐10ml rút ngược để hút các
dịch mô xung quanh có thể.
‐ Rút bỏ kim truyền.
‐ Sát trùng vị trí tiêm.
‐ Nâng cao chi có thoát mạch.
Nếu chưa có bóng nước
+ Chườm ấm
Chỉ định: dịch truyền có glucose, calci,
kali, bicarbonate, hay thuốc diaphyllin,
dopamine, dobutamine, adrenaline,
noradrenaline.
Cách chườm: dùng túi gel pack, được làm
ấm khoảng 40‐500C, bọc trong túi vải, kiểm tra
nhiệt độ, đặt lên vùng thoát mạch 15‐20 phút,
lặp lại mỗi 2‐3 giờ/ lần, tối đa 2 ngày.
+ Chườm lạnh
Chỉ định: thuốc amphotericine B,
vancomycin, amiodarone, phenobarbital.
Cách chườm: dùng túi gel pack làm lạnh
15‐200C để ngăn đá tủ lạnh 1‐2 giờ, bọc trong túi
vải, đặt lên vùng thoát mạch 15‐20 phút, lặp lại
2‐3 giờ/ lần, tối đa 2 ngày.
Nếu có bóng nước:
Chưa vỡ: chăm sóc với povidine.
Vỡ: chăm sóc với silverdine.
Nếu có bóng nước hoại tử: điều trị oxy cao
áp khi tình trạng bệnh nhân cho phép.
Thu thập số liệu
Đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng, các
can thiệp xử trí thoát mạch, theo bảng thu thập
số liệu.
Xử lý dữ liệu
Số liệu được nhập và xử lý thống kê bằng
phần mềm SPSS for Window 18.0, Mô tả đặc
tính của mẫu nghiên cứu theo tuổi, giới, đặc
điểm lâm sàng, các can thiệp xử trí, thông qua
các số thống kê trung bình, độ lệch chuẩn, tỉ lệ.
KẾT QUẢ
Trong thời gian một năm từ 01/07/2013 ‐
30/06/2014, có 32 trẻ có biểu hiện thoát mạch
trong số 678 trẻ nằm khoa hồi sức được tiêm
truyền, được đưa vào lô nghiên cứu với đặc
điểm dịch tễ, lâm sàng như sau.
Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng
Bảng 1: Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng
Đặc điểm Kết quả
Tuổi trung bình (tháng) 33,8 7,9
(2 tháng – 13 tuổi)
≤ 12 tháng 17 (53,1%)
Giới Nam 12 (37,5%)
Nữ 20 (62,5%)
Địa
phương
Thành phố 10 (31,2%)
Tỉnh 20 (68,8%)
Bệnh lý Sốc nhiễm trùng 11 (34,4%)
Sốc sốt xuất huyết dengue 6 (18,8%)
Viêm phổi nặng 8 (25%)
Ngạt nước 4 (12,5%)
Viêm não màng não 1 (3,1%)
Bệnh tay chân miệng 1 (3,1%)
Dị vật đường thở 1 (3,1%)
Đặc điểm lâm sàng thoát mạch
Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng thoát mạch
Đặc điểm Kết quả
Vị trí thoát mạch
Ngón tay 1 (3,1%)
Ngón chân 1 (3,1%)
Mu bàn tay 7 (21,9%)
Mu bàn chân 2 (6,25%)
Cổ tay 2 (6,25%)
Cổ chân 2 (6,25%)
Vùng khuỷu 3 (9,4%)
Vùng khoeo 2 (6,25%)
Biểu hiện lâm sàng vị trí tiêm
Đau 26 (81,3%)
Sưng nề 31 (96,9%)
Trắng 18 (56,3%)
Đỏ 10 (31,2%)
Tím 4 (12,5%)
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 35
Đặc điểm Kết quả
Sưng trắng/đỏ dọc đường đi tĩnh mạch 3 (9,4%)
Bóng nước 10 (31,3%)
Kích thước (cm) 2,8 ± 0,3
Hoại tử 8 (25%)
Mạch phần chi bên dưới rõ 32 (100%)
Số vạch SpO2 > 5 vạch 32 (100%)
Phân độ thoát mạch
Lúc phát hiện
Độ 1 14 (43,7%)
Độ 2 18 (56,3%)
Sau 24 giờ
Độ 1 9 (28,1%)
Độ 2 13 (40,6%)
Độ 3 8 (25%)
Độ 4 2 (6,3%)
Các yếu tố liên quan đến tiêm truyền
Bảng 3. Các yếu tố liên quan đến tiêm truyền
Đặc điểm Kết quả
Loại kim luồn
22G 9 (28,1%)
24G 23 (71,9%)
Loại catheter tĩnh mạch trung tâm 0 (0%)
Loại dịch truyền
Dịch pha (glucose 10%, KCl 10%,
CaCl2 10%)
16 (50%)
Dịch pha bicarbonate 4 (12,5%)
Mannitol 20% 2 (6,3%)
Voluven 6% 1 (3,1%)
Albumin 5% 1 (3,1%)
Thuốc
Dopamine 9 (28,1%)
Dobutamine 8 (25%)
Adrenaline 4 (12,5%)
Noradrenaline 2 (6,3%)
Vancomycin 2 (6,3%)
Midazolam 3 (9,4%)
Fentanyl 3 (9,4%)
Các yếu tố nguy cơ thoát mạch
Bảng 4. Các yếu tố nguy cơ thoát mạch
Đặc điểm Kết quả
Sốc 13 (40,6%)
Phù 4 (12,5%)
Dư cân 3 (9,4%)
Nhũ nhi 17 (53,1%)
Truyền ≥ 2 loại (thuốc hoặc dịch truyền)
trên cùng catheter tĩnh mạch
18 (56,3%)
Thời gian lưu catheter > 48 giờ 2 (6,3%)
Kỹ thuật chăm sóc thoát mạch
Bảng 5. Kỹ thuật chăm sóc thoát mạch
Đặc điểm Kết quả
Ngưng thuốc / dịch truyền 32 (100%)
Dùng ống tiêm gắn kim tiêm và rút ngược 18 (56,3%%)
Rút bỏ kim 23 (71,9%)
Sát trùng vị trí tiêm 32 (100%)
Nâng cao chi có thoát mạch 26 (81,3%)
Chườm ấm 30 (93,7%)
Chườm lạnh 2 (6,3%)
Bôi povidine 7 (21,9%)
Bôi silverdine 3 (9,4%)
Điều trị oxy cao áp 4 (12,5%)
Kết quả chăm sóc Lành không sẹo 30 (93,7%)
Lành để sẹo 2 (6,3%)
Thời gian lành (ngày) 7,1 ± 3,4
(3-14 ngày)
BÀN LUẬN
Trong thời gian một năm từ 01/07/2013 ‐
30/06/2014, có 32 trẻ có biểu hiện thoát mạch
trong số 678 trẻ nằm khoa hồi sức được tiêm
truyền, được đưa vào lô nghiên cứu, chiếm tỉ lệ
4,7% với tuổi trung bình 33,8 tháng, hơn một
nửa ở trẻ nhũ nhi (53,1%), nam 37,5%, nữ 62,5%,
ở tỉnh (68,2%) nhiều hơn thành phố (31,2%).
Bệnh lý thường gặp trong nhóm thoát mạch bao
gồm sốc nhiễm trùng (34,4%), sốc sốt xuất huyết
dengue (18,8%), viêm phổi nặng (25%), ít gặp
hơn gồm ngạt nước, viêm não màng não, dị vật
đường thở.
Tình trạng thoát mạch xảy ra phần lớn ở mu
bàn tay (21,9%) đây là vị trí điều dưỡng dễ tiếp
cận tĩnh mạch nhất. Ngoài ra tình trạng thoát
mạch cũng xảy ra ở các vị trí cổ tay (6,25%), cổ
chân (6,25%), vùng khuỷu (9,4%), vùng khoeo
(6,25%). Đây là những vị trí bệnh nhân hay cử
động nhiều nhất nên dễ trật đường truyền gây
thoát mạch. Do vậy trong thực hành điều
dưỡng, nên tránh, hạn chế chọn đường truyền
tĩnh mạch ở vị trí các khớp(1).
Biểu hiện lâm sàng vị trí thoát mạch bao
gồm sưng nề (96,9%), đau (81,3%), thay đổi
màu da nơi thoát mạch trắng 18 (56,3%), đỏ 10
(31,2%), tím 4 (12,5%), do tình trạng co mạch
hay dãn mạch gây ra bởi thuốc hay dịch
truyền thoát ra. Sưng đồi màu màu da dọc
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 36
đường đi tĩnh mạch 9,4%(1,2). Xuất hiện bóng
nước 31,3%, kích thước trung bình 2,8cm, kèm
hoại tử 25%, tưới máu phần chi bên dưới còn
tốt với mạch rõ 100%, và vạch SpO2 nảy trên 5
vạch 100%. Phân độ thoát mạch lúc mới phát
hiện độ 1 và độ 2 chiếm tỉ lệ 43,7% và 56,3%,
sau 24 giờ tình trạng thoát mạch diễn tiến theo
phân độ 1, độ 2, độ 3 và độ 4 lần lượt là 28,1%,
40,6%, 25% và 6,3%. Để phát hiện sớm thoát
mạch, người điều dưỡng cần quan sát vị trí
đường truyền tĩnh mạch xem có sưng nề hay
đổi màu sắc da hay phản ứng của trẻ như đau,
nhăn mặt, khóc, cử động chi do đau. Vị trí
tiêm truyền được khuyến cáo dán băng keo
trong (tegaderm) để dễ nhìn thấy. Ngoài ra
thuốc hay dịch truyền được truyền qua máy
bơm tiêm hay máy truyền dịch nên cài đặt
mức áp lực báo động tắc nghẽn thấp nhất có
thể để máy báo động sớm khi có thoát mạch
vừa xảy ra.
Các yếu liên quan đến tiêm truyền ảnh
hưởng đến tình trạng thoát mạch bao gồm kim
luồn nhỏ 24G 71,9%, so với kim luồn 22G 28,1%.
Không ghi nhận thoát mạch ở các catheter trung
tâm. Loại dịch truyền gây thoát mạch bao gồm
dịch pha (glucose 10%, KCl 10%, CaCl2 10%)
chiếm tỉ lệ 50%, dịch pha bicarbonate 12,5%,
mannitol 6,3%, voluven 3,1%, albumin 3,1%. Các
thuốc gây thoát mạch bao gồm dopamine 28,1%,
dobutamine 25%, adrenaline 12,5%,
noradrenaline 6,3%, vancomycin 6,3%,
midazolam, fentanyl 9,4%. Như vậy dịch pha và
dopmine là dịch truyền và thuốc gây thoát mạch
nhiều nhất vì được sử dụng nhiều hơn các loại
dịch truyền và thuốc khác(1,2,4).
Các yếu tố nguy cơ thoát mạch bao gồm tình
trạng sốc 40,6%, phù 12,5%, dư cân 9,4%, cơ địa
nhũ nhi 53,1%, truyền 2 loại thuốc hay dịch
truyền trên cùng một đường truyền tĩnh mạch
56,3%. Thời gian lưu catheter tĩnh mạch trên 48
giờ 6,3%. Theo Lynn Hadaway(2), các yếu tố
nguy cơ thoát mạch bao gồm
‐ Trẻ nhỏ nhũ nhi, trẻ dư cân.
‐ Trẻ không biết nói, khiếm khuyết thần kinh
cảm giác.
‐ Trẻ hôn mê hoặc dùng an thần.
‐ Dịch truyền hay dung dịch thuốc có độ pH
acid hay nồng độ thẩm thấu cao.
‐ Trẻ cần truyền nhiều loại thuốc, truyền dịch
tốc độ cao.
‐ Đường truyền tĩnh mạch nhỏ, hay di
động (ngón tay, da đầu, gần khớp, mu bàn tay
chân).
‐ Vị trí đường truyền tĩnh mạch bị che kín,
không nhìn thấy.
‐ Cố định không chắc đường truyền tĩnh
mạch.
‐ Băng chặt đường truyền.
‐ Cài đặt mức áp lực phát hiện tắc nghẽn trên
máy bơm, truyền dịch cao.
Về kỹ thuật chăm sóc thoát mạch, sau khi
được huấn luyện các điều dưỡng biết cách phát
hiện sớm thoát mạch và can thiệp xử trí kịp thời
bao gồm ngưng thuốc/dịch truyền gây thoát
mạch, dùng ống tiêm rút ngược chỉ thực hiện
56,3% các trường hợp. Đây là động tác cần thiết
để giảm thiểu lượng thuốc hay dịch truyền lan
ra xung quanh nhưng do mới nên tỉ lệ điều
dưỡng thực hiện không cao. Vì vậy cần nhắc
nhỡ điều dưỡng thực hiện tốt động tác này
thông qua nhấn mạnh tầm quan trọng của nó và
giám sát thực hiện. Tất cả các trường hợp đều
được rút bỏ kim truyền, sát trùng vị trí tiêm,
nâng cao chi có thoát mạch 81,3%. Phần lớn các
trường hợp được chườm ấm (93,7%) vì các thuốc
và dịch truyền trong cấp cứu hồi sức trẻ em
thường gây co thắt 2 đầu tiểu động mạch và tiểu
tĩnh mạch của mao mạch dễ đưa đến giảm tưới
máu và thiếu máu nuôi vùng thoát mạch, đưa
đến tạo bóng nước, hoại tử mô vùng thoát
mạch(5,Error! Reference source not found.). Đó là
các dịch truyền có glucose, calci, kali,
bicarbonate, hay thuốc diaphyllin, dopamine,
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 37
dobutamine, adrenaline, noradrenaline,
aminophylline, etoposide, thuốc cản quang nên
chúng tôi chườm ấm bằng cách dùng túi gel
pack, được làm ấm khoảng 40‐500C, bọc trong
túi vải, kiểm tra nhiệt độ, đặt lên vùng thoát
mạch 15‐20 phút, lặp lại mỗi 2‐3 giờ/ lần, tối đa 2
ngày. Có 2 trường hợp thoát mạch do truyền
vancomycin phải chườm lạnh vì thuốc này gây
dãn mạch và thấm lan ra mô xung quanh rất
nhanh, gây tổn thương mô nên phải chườm lạnh
để gây co mạch, hạn chế sự lan tỏa của thuốc.
Chúng tôi chườm lạnh bằng cách dùng túi gel
pack làm lạnh 15‐200C để ngăn đá tủ lạnh 1‐2
giờ, bọc trong túi vải, đặt lên vùng thoát mạch
15‐20 phút, lặp lại 2‐3 giờ/ lần, tối đa 2 ngày. Các
thuốc làm dãn mạch hay thấm lan rộng ra mô
xung quanh khi bị thoát mạch bao gồm
amphotericine B, vancomycin, amiodarone,
phenobarbital, diazepam, cyclophosphamide,
cefotaxime, ceftriaxone, aciclovir...và chườm
lạnh nhằm giảm thiểu, hạn chế thuốc lan ra mô
xung quanh gây tổn thương mô. Việc chườm ấm
hay lạnh chỉ áp dụng cho các trường hợp thoát
mạch không nổi bóng nước. Nếu có nổi bóng
nước chúng tôi chỉ chăm sóc tại chỗ như bôi
povidine nếu bóng nước không vỡ (21,9%), bôi
silverdine nếu bóng nước vỡ (9,4%). Có 4 trường
hợp (12,5%) có biểu hiện hoại tử bóng nước
nhiều nơi thoát mạch, được điều trị oxy cao áp
cho kết quả lành tổn thương tốt. Hiện nay tại các
nước tiên tiến trên thế giới đã sử dụng các thuốc
điều trị thoát mạch như Dimethyl sulfoxide
(DMSO) 99%, hyaluronidase, Sodium
Thiosulphate 25%, Phentolamine, Dexrazoxane,
Glycerine trinitrate với chỉ định tùy loại tác nhân
gây thoát mạch và cách dùng theo từng loại
thích hợp(5).
Kết quả chăm sóc với tỉ lệ lành tổn thương
không để sẹo là 93,7%, lành vết thương để lại sẹo
là 6,3%. Thời gian lành vết thương trung bình 7,1
ngày, nhắn nhất 3 ngày, dài nhất 14 ngày.
Để phòng ngừa thoát mạch, theo khuyến cáo
của bệnh viện Nhi đồng Westmead(5).
‐ Điều dưỡng trưởng tua, nhiều kinh nghiệm
chích tĩnh mạch cho các trường hợp khó, cơ địa
đặc biệt.
‐ Bác sĩ cân nhắc giảm thiểu thuốc dịch
truyền qua đường tĩnh mạch.
‐ Điều dưỡng thông tĩnh mạch trước khi tiêm
thuốc, truyền dịch.
‐ Hạn chế sử dụng đường truyền nhỏ.
‐ Không truyền thuốc vận mạch ở tĩnh mạch
nhỏ hay ở da đầu, ngón tay.
‐ Băng cố định chắc chắn đường truyền và có
thể quan sát được.
‐ Cài áp lực báo động tắc nghẽn ở mức thấp
nhất có thể.
‐ Quan sát theo dõi phát hiện sớm thoát
mạch ở vị trí chích tĩnh mạch.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 32 trường hợp thoát mạch
tại khoa Hồi sức tích cực chống độc bệnh viện
Nhi Đồng 1.
‐ Tuổi trung bình 33,8 tháng, phần lớn <12
tháng.
‐ Bệnh lý thường gặp trong nhóm thoát
mạch bao gồm: sốc nhiễm trùng (34,4%), sốc sốt
xuất huyết dengue (18,8%), viêm phổi nặng
(25%). Thoát mạch thường xảy ra ở vị trí bệnh
nhân hay cử động. Biểu hiện lâm sàng vị trí
thoát mạch bao gồm sưng nề (96,9%), đau
(81,3%), thay đổi màu da nơi thoát mạch trắng
18 (56,3%), đỏ 10 BN (31,2%), tím 04 BN (12,5%).
‐ Phần lớn các trường hợp được chườm ấm
(93,7%) do các dịch truyền có glucose, calci, kali,
bicarbonate, hay thuốc diaphyllin, dopamine,
dobutamine, adrenaline, noradrenaline. Kết quả
chăm sóc với tỉ lệ lành tổn thương không để sẹo
là 93,7%, lành vết thương để lại sẹo là 6,3%. Thời
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 5 * 2014
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 38
gian lành vết thương trung bình 7,1 ngày, nhắn
nhất 3 ngày, dài nhất 14 ngày.
Thoát mạch là một trong những biến chứng
quan trọng liên quan đến tiêm truyền. Nhận biết
sớm và xử trí đúng cách sẽ giảm thiểu tổn
thương cho bệnh nhân.
Cần lưu ý đến các yếu tố nguy cơ gây thoát
mạch và các biện pháp phòng ngừa thích hợp
giúp giảm thiểu nguy cơ thoát mạch.
Ngoài ra cần huấn luyện nâng cao kiến
thức kỹ năng cho điều dưỡng về phòng ngừa,
nhận biết và chăm sóc bệnh nhân thoát mạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ajchariya S, Arthi K (2006), Extravasation Injury: What is the
Appropriate Management of Extravasated Skin Ulcer?The THAI
Journal of SURGERY; 27:19‐25
2. Gault DT (1993). Extravasation injuries. Br J Plast Surg; 46: 91‐
6.
3. Hadaway L (2007), Infiltration and Extravasation Preventing a
complication of IV catheterization. AJN t August Vol. 107, No. 8
4. Heckler FR (1989). Current thought on extravasation injuries.
ClinPlast Surg; 16: 557‐63.
5. Practice Guideline (2012): IV Extravasation Management ‐
CHW Publishing: 7 August 2012.
Ngày nhận bài báo: 21/8/2014
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 29/9/2014
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2014
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_va_xu_tri_tinh_trang_thoat_mach_o_benh_nhan_nam_kho.pdf