Biến chứng rò mật
Rò mật cũng là biến chứng hay xảy ra sau cắt
gan. Để hạn chế biến chứng này cần phẫu tích
bộc lộ và khống chế kỹ các cuống cửa của gan.
Sau khi cắt nhu mô gan, chúng tôi dùng
gạc sạch để kiểm tra mặt cắt. Đối với những vị
trí có dịch mật hay nghi ngờ, chúng tôi khâu
cột nhu mô gan bằng các mũi chữ X. Nhóm
nghiên cứu của chúng tôi không gặp biến
chứng rò mật sau mổ
Tác giả Jean- Francois(0) khuyến cáo trong
những trường hợp có ró mật nhiều chỗ hay kéo
dài nên chụp hình đường mật qua ống túi mật
để xác định và khống chế, đồng thời dẫn lưu
dưới gan hiệu quả.
Biến chứng tắc mạch do khí
Biến chứng này hay được nhắc đến khi phẫu
thuật nội soi cắt gan. Tổn thương các mạch máu
lớn, cầm máu không hiệu quả trong mổ nội soi
có bơm hơi có thể gây nên. Tuy vậy, thống kê các
trung tâm mổ nội soi ở châu Âu, Mỹ biến chứng
này cũnng ít gặp(0).
Bệnh nhân của chúng tôi cũng không có biến
chứng tắc mạch do khí.
Một số biện pháp được khuyến cáo nhằm
tránh biến chứng
Hỗ trợ bệnh nhân thở áp lực dương trong
khi mổ
Nằm đầu thấp
Hạ áp lực ổ bụng thấp dưới 10mmHg khi
phẫu tích tĩnh mạch gan.
Kẹp khống chế mạch máu sớm khi chảy máu
từ các mạch lớn.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 28/01/2022 | Lượt xem: 243 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá vai trò phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ PHẪU THUẬT NỘI SOI
TRONG CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BÀO GAN
Nguyễn Hoàng Bắc*, Trần Công Duy Long*
TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Hiện nay phẫu thuật nội soi đang dần thay thế phẫu thuật mở trong điều trị các bệnh viêm ruột thừa, sỏi
túi mật, ung thư đại trực tràng Ung thư tế bào gan là một trong những thử thách kế tiếp của PTNS
Mục tiêu: Đánh giá khả năng và lợi ích của phẫu thuật nội soi trong chẩn đoán và điều trị ung thư tế bào gan
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả các trường hợp ứng dụng phẫu thuật nội soi để chẩn đoán và điều trị (nội
soi đốt RFA và nội soi cắt gan) do ung thư tế bào gan tại BV ĐH Y Dược TP HCM.
Kết quả: Trong thời gian qua, chúng tôi thực hiện 9 trường hợp nội soi chẩn đoán do u gan. Trong đó có 6 trường hợp
thực hiện sinh thiết u gan qua nội soi. Nguyên nhân: xơ gan nặng, không thể cắt gan (2/6), vị trí khối u không cho phép phẫu
thuật triệt để (2/6), U gan di căn đa ổ, quá chỉ định phẫu thuật cắt gan (2/6). Kết quả: Ung thư tế bào gan (5/6), Ung thư biểu
mô tuyến (1/6). Không tai biến và biến chứng nào xảy ra. Bệnh nhân ra viện 2 ngày sau mổ. Có 3 trường hợp sau khi nội soi
chẩn đoán, chúng tôi thực hiện huỷ khối ung thư tế bào gan bằng sóng cao tần qua nội soi. Tổng số khối u: 5. Thời gian đốt
trung bình: 10 phút. Thời gian nằm viện: 2 ngày. Không tai biến và biến chứng nào xảy ra ở các bệnh nhân. Cắt gan nội soi
do ung thư tế bào gan: 14 trường hợp. Cắt gan thuỳ T (7/14), Cắt hạ phân thuỳ II (2/14), Cắt hạ phân thuỳ III (1/14), Cắt hạ
phân thuỳ VI(3/14), Cắt phân thuỳ sau (1/14). Thời gian mổ: 142 phút (110-180 phút). Lượng máu mất: 185,71 ml (100-
300 ml). Không bệnh nhân nào cần truyến máu trong và sau mổ. Thời gian nằm viện: 4,5 (2-7 ngày). Không tai biến hay
biến chứng nào xảy ra.
Kết luận: Phẫu thuật nội soi là phương pháp hiệu quả và an toàn để chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư tế bào gan,
mang lại cho bệnh nhân nhiều lợi ích của phẫu thuật ít xâm hại
SUMMARY
EVALUATION OF LAPAROSCOPIC SURGERY IN DIAGNOSIS
AND TREATMENT FOR HEPATOCELLULAR CARCINOMA
Nguyen Hoang Bac, Tran Cong Duy Long
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 179 - 185
Background: Nowadays laparoscopic surgery has been substituted for open surgery in treatment of appendicitis,
gallstone, colorectal cancer Hepatocellular carcinoma is a new challenge for laparoscopic surgery
Objective: Evaluate the capacity and advantage of laparoscopic surgery in diagnosis and treatment for HCC
Patients and Methods: Retrospective and descriptive study. All patients that underwent laparoscopic diagnostic
and/or treatment operation (laparoscopic radoifrequentcy ablation or laparoscopic hepatectomy) for HCC at University
Medical Center were included in the study.
Results: We had 9 cases with laparoscopic diagnostic operation for HCC including. 6 patients underwent laparoscopic
liver biopsy only because of the following reasons: severe cirrhosis, unsuitable for hepatectomy (2/6), tumor site impeding
radical operation (2/6), multiplenodular HCC with no indication for hepatectomy (2/6). Pathology: hepatocellular carcinoma
(5/6) and adenocarcinoma (1/6). No complication and morbidity. Patients were discharged on post-operative day 2. There
were 3 cases after laparoscopic diagnostic operation we continued with laparoscopic RFA. Number of tumors: 5. Mean time of
RFA: 10 min. Hospital stay: 2 days. No complication and morbidity. Laparoscopic hepatectomy for HCC: 14 cases including
∗
Bộ môn Ngoại – Đại học Y Dược TPHCM
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
left lateral segmentectomy (7/14), segmentectomy of segment II (2/14), segmentectomy of segment III (1/14), segmentectomy
of segment VI (3/14) and right posterior segmentectomy (1/14). Mean operative time: 142 min (110 – 180 min). Blood loss:
185,71 ml (100 – 300 ml). No blood transfusion intra or post operatively. Mean hospital stay: 4.6 days (2 – 7 days). No
complication and morbidity.
Conclusion: Laparoscopic surgery is a safe and effective method for diagnosis and treatment of HCC together with the
advantages of minimally invasive operation.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay phẫu thuật nội soi đang dần thay
thế phẫu thuật mở trong điều trị các bệnh viêm
ruột thừa, sỏi túi mật, ung thư đại trực tràng
Ung thư tế bào gan là một trong những thử
thách kế tiếp của PTNS.
Ung thư tế bào gan là bệnh phức tạp, đôi khi
rất khó xác định mức độ di căn và tình trạng xơ
gan của BN bằng các xét nghiệm trước mổ.
PTNS có thể được xem là phương tiện chẩn
đoán sau cùng, giúp BN tránh được phẫu thuật
mở bụng không cần thiết khi quá chỉ định điều
trị triệt để.
Một số trường hợp ung thư gan trên nền gan
xơ nặng, ung thư gan nhiều ổ không còn chỉ
định can thiệp phẫu thuật, huỷ khối u bằng sóng
cao tần hoặc cồn nồng độ tuyệt đối dưới hướng
dẫn của PTNS có thể giúp thực hiện và kiểm
soát thủ thuật tốt hơn.
Nội soi cắt gan là phẫu thuật khó, đã có một
số báo cáo trên thế giới về PTNS điều trị ung thư
tế bào gan tuy nhiên chỉ định vẫn rất hạn chế và
còn nhiều bàn cãi. Thời gian qua bệnh viện
chúng tôi đã ứng dụng PTNS vào chẩn đoán và
điều trị ung thư tế bào gan. Chúng tôi nhận thấy
lựa chọn bệnh nhân, cách tiếp cận khối u trong
khi mổ, kiểm soát cầm máu, đảm bảo diện cắt
sạch tế bào ung thư là những vần đề cần được
cân nhắc bàn luận.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá khả năng và lợi ích của PTNS
trong chẩn đoán bệnh ung thư tế bào gan.
Đánh giá khả năng và lợi ích của PTNS đốt
u bằng sóng cao tần trong điều trị ung thư tế
bào gan.
Đánh giá khả năng, mức độ an toàn, hiệu quả
của PTNS cắt gan điều trị ung thư tế bào gan.
ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Chúng tôi hồi cứu các bệnh nhân được ứng
dụng PTNS trong chẩn đoán và điều trị ung thư
tế bào gan (PT cắt gan và đốt u gan bằng sóng
cao tần) tại bệnh viện ĐH Y Dược trong thời
gian 2004-2007.
Kỹ thuật
Nội soi chẩn đoán và sinh thiết u gan
Chúng tôi sử dụng trocar 10mm ở rốn để
đặt kính soi, 1 troar 10 mm khác ở dưới sườn
P. Quan sát tình trạng ổ bụng, xác định giai
đoạn bệnh. Siêu âm gan với đầu dò nội soi
(qua trocar dưới sườn) đánh giá số lượng, vị
trí, kích thước, liên quan của khối u với các
mạch máu lớn lân cận.
Sinh thiết khối u gan bằng kim. Kiểm soát
cầm máu.
Nội soi đốt u gan bằng sóng cao tần (RFA)
Bệnh nhân đựơc tiến hành nội soi chẩn
đoán với kỹ thuật trên. Nếu có chỉ định, Kim
RFA đơn Cool- tip dài 2 cm được đưa qua
thành bụng tuỳ vào vị trí khối u định huỷ.
Quan sát màn hình siêu âm trong khi đốt u,
kết thúc phẫu thuật khi phần nhu mô gan bị
huỷ bao bọc toàn vẹn khối u.
PTNS cắt gan
Đối với các khối u ở hạ phân thuỳ II,III,IV.
Bệnh nhân nằm ngửa. Chúng tôi dùng 3
trocar. Kính soi được đặt qua trocar 10mm ở
rốn. Trocar thao tác tay phải 10mm đặt dưới
bờ sườn phải, trên đường trung đòn. Trocar
thao tác tay trái 5mm đặt dưới bờ sườn trái
trên đường trung đòn.
Nội soi chẩn đoán: quan sát tình trạng ổ
bụng, xác định giai đoạn bệnh. Siêu âm gan
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
với đầu dò nội soi, đánh giá số lượng, vị trí,
kích thước, liên quan của khối u với các mạch
máu lân cận.
Cắt dây chằng liềm, vành, tam giác bên trái,
di động gan trái khỏi vòm hoành.
Khi cắt thuỳ trái gan, chúng tôi chủ động bộc
lộ tĩnh mạch gan trái. Thắt động mạch gan trái
nếu xuất phát từ động mạch vành vị.
Cắt bao Glisson, đánh dấu diện cắt bằng dao
đốt đơn cực.
Cắt nhu mô gan bằng dao cắt đốt siêu âm
(Harmonic Scalpel), Ligasure.
Cầm máu diện cắt bằng kẹp đốt lưỡng cực,
clip, khâu cột.
Cắt cuống cửa gan trái bằng stapler
(cartrigde màu xanh dương dài 60mm).
Cắt tĩnh mạch gan trái bằng stapler
(cartrigde màu trắng dài 45mm) hoặc cắt bằng
kéo và khâu cột.
Đối với các khối u ở hạ phân thuỳ V, VI, VII, VIII
Bệnh nhân nằm nghiêng trái 60 độ.
Kính soi đặt qua trocar 10mm ở bờ ngoài
cơ thẳng bụng P, trên rốn 3cm. Ba trocar 10mm
và 1 trocar 5mm đặt dưới bờ sườn P để sử dụng
các dụng cụ thao tác, ống hút, dụng cụ vén gan.
Nội soi chẩn đoán: siêu âm trong mổ,
đánh giá giai đoạn bệnh và tình trạng khối u.
Cắt dây chằng liềm, vành, tam giác bên
phải, di động gan phải khỏi vòm hoành.
Cắt nhu mô gan và xử lý mạch máu
tương tự khi cắt gan ở thuỳ trái. Khi cần thiết
chúng tôi sử dụng stapler để cắt các cuống mạch
lớn.
Xử lý số liệu
Chúng tôi thống kê và xử lý số liệu bằng
phần mềm SPSS 13.0
KẾT QUẢ
Trong thời gian qua, chúng tôi thực hiện:
-Nội soi chẩn đoán u gan: 9 trường hợp.
Trong đó:
Sinh thiết u gan : 6 trường hợp
Đốt RFA : 3 trường hợp.
-Cắt gan nội soi do ung thư tế bào gan: 14
trường hợp
Nội soi sinh thiết chẩn đoán u gan
6 trường hợp
Nguyên nhân
-Xơ gan nặng, không thể cắt gan (2/6)
-Vị trí khối u không cho phép phẫu thuật
triệt để (2/6)
-U gan di căn đa ổ, quá chỉ định phẫu thuật
cắt gan (2/6)
Kết quả
-Ung thư tế bào gan (5/6)
-Ung thư biểu mô tuyến (1/6)
Không tai biến và biến chứng nào xảy ra.
Bệnh nhân ra viện 2 ngày sau mổ
Đốt khối ung thư tế bào gan bằng sóng cao
tần qua nội soi
3 trường hợp
Số u V ị tr í Kích thước u Chức
năng gan
TH 1 1 HPT III 25x32mm Child B
TH 2 2 HPT III, IV 15x25mm 20x25mm Child A
TH 3 2 HPT V, VIII 22x17mm 14x14mm Child A
Thời gian đốt trung bình của mỗi khối u:
12phút
Thời gian nằm viện: 2ngày
Không tai biến và biến chứng nào xảy ra ở
các bệnh nhân
Cắt gan nội soi do ung thư tế bào gan
14 trường hợp
Loại phẫu thuật cắt gan
Cắt gan thuỳ T : 7
Cắt hạ phân thuỳ II : 2
Cắt hạ phân thuỳ III : 1
Cắt hạ phân thuỳ VI : 3
Cắt phân thuỳ sau : 1
Thời gian mổ: 142 phút (110-180 phút)
Lượng máu mất: 185,71 ml (100-300 ml)
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
Không bệnh nhân nào cần truyến máu trong
và sau mổ
Thời gian nằn viện: 4,5 (2-7 ngày)
Không tai biến hay biến chứng nào xảy ra
BÀN LUẬN
Nội soi chẩn đoán
Ung thư tế bài gan đa số xuất hiện trên nền
gan xơ mà đôi khi không thể chẩn đoán chính
xác nếu chỉ dựa vào các xét nghiệm trước mổ.
Một số trường hợp ung thư đã có di căn nhiều
nơi trong gan hoặc phúc mạc mà các phương
tiện chẩn đoán hình ảnh không thể phát hiện,
nhất là các khối u nhỏ hơn 1cm, nằm ở bề mặt
gan. Do đó đôi lúc bệnh nhân phải chịu cuộc mổ
mở bụng chỉ để can thiệp tối thiểu.
Qua nội soi, phẫu thuật viên đánh giá mức
độ xơ gan (dịch báng, giải phẫu bệnh đại thể của
gan, mạch máu tuần hoàn bàng hệ cửa chủ dãn
to..), tình trạng di căn phúc mạc... Với sự hỗ trợ
của siêu âm trong mổ, phẫu thuật viên xác định
chính xác số lượng khối u, vị trí khối u, liên quan
của khối u với các mạch máu lớn, có thuyên tắc
tĩnh mạch cửa hay không, từ đó chọn lựa
phương pháp điều trị thích hợp cho bệnh nhân.
Chúng tôi thực hiện 9 trường hợp nội soi
chẩn đoán cho các bệnh nhân có u gan, đây là
các trường hợp cân nhắc khả năng phẫu thuật
triệt để nhưng không thể quyết định chắc chắn
trước mổ. Nhóm bệnh nhân của chúng tôi có 6
trường hợp không còn chỉ định can thiệp điều
trị, chúng tôi sinh thiết chẩn đoán:
-Xơ gan nặng: 2/6
-Vị trí khối u không cho phép phẫu thuật
triệt để: 2/6
-U gan đa ổ: 2/6
Qua nội soi ổ bụng, chúng tôi sinh thiết khối
u để xác định chẩn đoán. Sinh thiết u gan dưới
hướng dẫn của siêu âm trong mổ nội soi giúp
phẫu thuật viên có thể thực hiện chính xác và
kiểm soát cầm máu tốt. Sáu trường hợp của
chúng tôi: Ung thư tế bào gan (5/6), ung thư biểu
mô tuyến (1/6). Bệnh nhân tránh được cuộc mổ
mở không cần thiết, phục hồi sau mổ nhanh
hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn. Đa số bệnh
nhân ra viện sau mổ 2-3 ngày.
Ba bệnh nhân còn lại trong nhóm còn chỉ
định điều trị huỷ khối u qua da bằng sóng cao
tần. Chúng tôi tiếp tục thực hiện qua nội soi cho
bệnh nhân.
PTNS huỷ u gan bằng sóng cao tần
Đối với các bệnh nhân ung thư gan không
còn chỉ định phẫu thuật, RFA là một phương
pháp điều trị hiệu quả cho các ung thư gan đa ổ
(ít hơn 3 khối u, kích thước u nhỏ hơn 3cm),
chức năng gan kém.
Phẫu thuật nội soi, đốt u gan bằng sóng cao
tần hữu ích cho các trường hợp ung thư gan có
rối loạn đông máu nặng vì qua nội soi phẫu
thuật viên có thể kiểm soát cầm máu tốt hơn.
Với nội soi ổ bụng, phẫu thuật viên có thể
tiếp cận mọi ví trí khối u để thực hiện đốt RFA
ngay cả với các khối u nằm ngay dưới vòm
hoành mà khi can thiệp đơn thuần qua da rất
khó khăn.
Qua nội soi ổ bụng, phẫu thuật viên có thể
kiểm soát các cơ quan lân cận như đại tràng,
túi mật, tá tràngtrong quá trình đốt RFA
nhằm hạn chế nguy cơ hoại tử do nhiệt các cơ
quan này.
Chúng tôi có 3 trường hợp huỷ khối u bằng
sóng cao tần qua nội soi. Đây là các trường hợp
xơ gan nặng (1/3), u gan đa ổ ở những vị trí khó
can thiệp qua da đơn thuần (2/3). Cả 3 trường
hợp đều được thực hiện an toàn, bệnh nhân ra
viện sau 2 ngày.
Phẫu thuật cắt gan nội soi
Hai trường hợp cắt gan không điển hình
bằng phẫu thuật nội soi đầu tiên được Gagner
thực hiện năm 1992. Đến năm 1993, Azagra thực
hiện cắt gan thuỳ trái theo cấu trúc giải phẫu. Từ
đó đến nay số lượng cắt gan nội soi tăng dần.
Jean-Francois(0) hồi cứu ở 11 trung tâm phẫu
thuật Châu Âu từ 1994-2000, có 37 trường hợp
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
cắt gan do ung thư. Dagher I.(0) báo cáo 70
trường hợp nội soi cắt gan trong đó có 54% do
nguyên nhân ung thư. Alan J. Koffron(0) báo cáo
300 trường hợp nội soi cắt gan (2001-2006), có
103 trường hợp do nguyên nhân ác tính. Đỗ
Tuấn Anh(0) báo cáo 22 trường hợp cắt gan nội
soi, có 7 trường hợp u gan ác tính.
Trong thời gian qua chúng tôi thực hiện 14
trường hợp cắt gan nội soi do ung thư tế bào gan
Cũng như các tác giả khác, chúng tôi nhận
thấy chỉ định lý tưởng cho cắt gan nội soi là các
khối u nhỏ, nằm ở ngoại vi của gan (hạ phân
thuỳ II, III, IVb theo phân loại của Couinaud).
Qua nội soi có thể thực hiện cắt gan, cầm máu dễ
dàng, thời gian mổ ngắn, bệnh nhân hồi phục
sớm. Tuy vậy, đối với các khối u nằm ở vị trí cao
và ở các hạ phân thuỳ sau nơi liên quan với
nhiều mạch máu lớn, khó tiếp cận được khối u,
chỉ định nội soi cần được cân nhắc(0,0,0,0).
Gần đây tác giả Brice Gayet(0) báo cáo 41
trường hợp cắt gan phải hoàn toàn qua nội soi,
tỷ lệ chuyển mổ mở 14% cho tiềm năng phát
triển của kỹ thuật nội soi cắt gan. Nhóm bệnh
nhân của chúng tôi, có 1 trường hợp cắt gan hạ
phân thuỳ VII, 1 trường hợp cắt gan phân thuỳ
sau. Chúng tôi nhận thấy di động hoàn toàn gan
phải không khó khăn, có thể thực hiện trong
khoảng thời gian ngắn (20-40phút).
Vấn đề tiếp cận khối u
Gan nằm ngay bên dưới cơ hoành, được cố
định với cơ hoành bằng nhiều dây chằng. Khi
mổ mở cắt gan, bệnh nhân cần vết mổ lớn
(đường mổ dưới sườn, Mercedes) nên sau mổ
đau nhiều, nguy cơ dính ruột và thoát vị thành
bụng cao.
Qua phẫu thuật nội soi, với 3 hoặc 4 trocar,
chúng tôi có thể di động hoàn toàn gan phải và
trái trong khoảng thời gian không dài hơn so với
mổ mở. Đây cũng chính là ưu điểm của phẫu
thuật nội soi, có thể quan sát và thực hiện thao
tác phẫu thuật ở những vùng mà khi mổ mở gặp
nhiều khó khăn.
Khi cắt các khối u ở gan phải, chúng tôi đặt
bệnh nhân nằm nghiêng P 60 độ. Với tư thế này
gan phải đổ vào trong, giúp chúng tôi cắt các
dây chằng treo gan dễ dàng. Đối với các khối u
nằm ở thuỳ trái gan, bệnh nhân nằm ngửa, đầu
cao 30 độ cho phép di động gan tốt.
Trong nhóm bệnh nhân vừa qua, chúng tôi
di động hoàn toàn gan phải để cắt gan phân
thuỳ sau và hạ phân thuỳ VII với thời gian
không kéo dài hơn so với mổ mở mà không gây
tai biến hay biến chứng nào.
Nguyên tắc ung thư khi phẫu thuật nội soi
cắt gan
Khi mổ nội soi, các nguyên tắc khi phẫu
thuật bệnh ung thư gan cũng cần áp dụng. Diện
cắt nên cách vỏ bao khối u ít nhất 1 cm. Điều này
thật sự không khó đối với các khối u nằm ở bề
mặt gan. Tuy vậy, với các khối u nhỏ, nằm sâu
trong nhu mô gan xơ chắc, phẫu thuật viên
không thể dùng cảm giác sờ nắn của bàn tay nên
thật sự khó xác định diện cắt thích hợp để đảm
bảo nguyên tắc ung thư. Để khắc phục điều này,
các tác giả Jean Francois Gigot(0), Santambrogio(0)
nhấn mạnh vai trò của siêu âm trong phẫu thuật.
Siêu âm nên được sử dụng thường xuyên trong
mổ để xác định số lượng, vị trí, giới hạn, liên
quan khối u với các mạch máu và đường mật để
có được diện cắt an toàn.
Kiểm soát cầm máu trong mổ
Kiểm soát cầm máu là vấn đề quan trọng khi
phẫu thuật cắt gan. Khi mổ nội soi vấn đề này
càng khó khăn hơn. Phẫu trường mổ nội soi sẽ bị
hạn chế khi máu chảy và sử dụng hút liên tục.
Các tác giả Alan J. Koffron(0) Luca
Aldrighetti(0), nhận thấy phẫu tích mạch máu
trong nhu mô gan bằng Ultrasonic dissector
giúp hạn chế chảy máu.
Brice Gayet(0) cho rằng khống chế cuống gan
bằng thủ thuật Pringle cách quản mỗi 15 phút
giúp kiểm soát cầm máu tốt hơn.
Jean- Francois(0) cho rằng chủ động bộc lộ và
thắt các mạch máu của gan (tĩnh mạch gan trái,
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
động mạch gan trái xuất phát từ động mạch vị
trái) trước khi cắt nhu mô giúp kiểm soát cầm
máu trong mổ dễ hơn.
Nhóm nghiên cứu của chúng tôi chủ động
khống chế các mạch máu vào gan trước khi tiến
hành cắt nhu mô. Móc đốt và dao cắt siêu âm
được sử dụng để cắt nhu mô gan ở nông.
Ligasure, kẹp đốt lưỡng cực dùng để khống chế
các mạc máu lớn hơn ở sâu. Các cuống mạch lớn
được phẫu tích, kẹp clip và cắt. Với các vị trí
chảy máu nhiều, khó kiểm soát, chúng tôi khâu
cột các mũi chữ X bằng soie 2.0. Chúng tôi nhận
thấy rằng cắt nhu mô gan bằng dao cắt đốt siêu
âm hay Ligasure giúp hạn chế chảy máu và rút
ngắn thời gian mổ hơn. Chúng tôi cũng sử dụng
Stapler để cắt các cuống mạch lớn của gan để
hạn chế máu mất và thời gian mổ. Tác giả Fady
K(0) sau 101 trường hợp cắt gan cũng cho rằng sử
dụng stapler sẽ rút ngắn thời gian mổ, an toàn
và hạn chế biến chứng rò mật. Thông thường
chúng tôi sử dụng cartridge 60 mm màu xanh
dưong (blue) để cắt các cuống cửa, cartridge
màu trắng 45mm (white) để cắt tĩnh mạch gan.
14 bệnh nhân của chúng tôi không có tai biến
hay biến chứng chảy máu.
Biến chứng rò mật
Rò mật cũng là biến chứng hay xảy ra sau cắt
gan. Để hạn chế biến chứng này cần phẫu tích
bộc lộ và khống chế kỹ các cuống cửa của gan.
Sau khi cắt nhu mô gan, chúng tôi dùng
gạc sạch để kiểm tra mặt cắt. Đối với những vị
trí có dịch mật hay nghi ngờ, chúng tôi khâu
cột nhu mô gan bằng các mũi chữ X. Nhóm
nghiên cứu của chúng tôi không gặp biến
chứng rò mật sau mổ
Tác giả Jean- Francois(0) khuyến cáo trong
những trường hợp có ró mật nhiều chỗ hay kéo
dài nên chụp hình đường mật qua ống túi mật
để xác định và khống chế, đồng thời dẫn lưu
dưới gan hiệu quả.
Biến chứng tắc mạch do khí
Biến chứng này hay được nhắc đến khi phẫu
thuật nội soi cắt gan. Tổn thương các mạch máu
lớn, cầm máu không hiệu quả trong mổ nội soi
có bơm hơi có thể gây nên. Tuy vậy, thống kê các
trung tâm mổ nội soi ở châu Âu, Mỹ biến chứng
này cũnng ít gặp(0).
Bệnh nhân của chúng tôi cũng không có biến
chứng tắc mạch do khí.
Một số biện pháp được khuyến cáo nhằm
tránh biến chứng
Hỗ trợ bệnh nhân thở áp lực dương trong
khi mổ
Nằm đầu thấp
Hạ áp lực ổ bụng thấp dưới 10mmHg khi
phẫu tích tĩnh mạch gan.
Kẹp khống chế mạch máu sớm khi chảy máu
từ các mạch lớn.
KẾT LUẬN
Phẫu thuật nội soi là phương pháp hiệu quả
và an toàn để chẩn đoán và điều trị bệnh ung
thư tế bào gan, mang lại cho bệnh nhân nhiều lợi
ích của phẫu thuật ít xâm hại. Qua nội soi, bệnh
nhân có chẩn đoán chính xác hơn từ đó có thể
lựa chọn phương pháp điều trị tiếp theo thích
hợp (nội soi đốt RFA, nội soi cắt gan). Cần tích
luỹ nhiều kinh nghiệm hơn nữa, phát triển kỹ
năng theo đường cong huấn luyện để phát huy
tốt nhất những ưu điểm của phẫu thuật nội soi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Alan J. Koffron, Greg Auffenberg. Evaluation of 300
Minimally Invasive Liver Resections at a Single Institution.
Annals of Surgery (2007), Vol 246, No 3; 385-394.
2 Belli G., C. Fantini. Laparoscopic versus open liver resection for
hepatocellular carcinoma in patients with histologically proven
cirrhosis: shortand middle-term results. Surg Endosc
3 Brice Gayet, Davide Cavaliere et al. Totally laparoscopic
right hepatectomy. The American Journal of Surgery, 2007,
volume 194, 5, p 685-689.
4 Dagher I., J. M. Proske, A. Carloni. Laparoscopic liver resection:
results for 70 patients. Surg Endosc 2007 21: 619–624.
5 Đỗ Tuấn Anh, Đỗ Kim Sơn. Phẫu thuật nội soi cắt gan kinh
nghiệm qua 20 trường hợp. Y hoc TP Hồ Chí Minh. 2006.
Tập 10. tr 68-74.
6 Fady K., T. Clark Gamblin, Allan Tsung. Right Hepatic
Lobectomy Using the Staple Technique in 101 Patients. J
Gastrointest Surg.
7 Hironori Kaneko, Sumito Takagi. Laparoscopic liver
resection of hepatocellular carcinoma. The American Journal
of Surgery 189 (2005) 190–194.
8 Ibrahim Dagher, Panagiotis Lainas. Laparoscopic liver
resection for hepatocellular carcinoma. Surg Endosc.
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
9 Jean Francois Gigot. Laparoscopic Liver resection.
Advanced therapy in Minimally invasive surgery.
2006, chapter 21, p 163-175.
10 Luca Aldrighetti, Carlo Pulitanò. A Prospective Evaluation
of Laparoscopic Versus Open Left Lateral Hepatic
Sectionectomy. J Gastrointest Surg
11 M. Shimada, M. Hashizume. Laparoscopic hepatectomy for
hepatocellular carcinoma. Surg Endosc (2001) 15: 541–544.
12 Michel Gagner, Tomasz Rogula. Laparoscopic liver resection: benefits
and controversies. Surg Clin N Am 84 (2004) 451–462.
13 Santambrogio R., E. Opocher. Impact of intraoperative
ultrasonography in laparoscopic liver Surgery. Surg Endosc
(2007) 21: 181–188
14 Jean Francois Gigot. Laparoscopic liver Resection for
malignant liver tumors Preliminary Results of a
multicenter European Study. Ann Surgery. 2002 July; 236
(1): 90-97.
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
Y Hoïc TP. Hoà Chí Minh * Taäp 11 * Phụ bản Soá 4 * 2007 Nghieân cöùu Y hoïc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_vai_tro_phau_thuat_noi_soi_trong_chan_doan_va_dieu.pdf