Đánh giá về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO dưới góc độ nước đang phát triển
Thứ tư, cơ chế giải quyết tranh chấp
trong WTO có xu hướng thiên về các yếu
tố kỹ thuật, pháp lý đòi hỏi các bên tham
gia phải có một đội ngũ chuyên gia kinh
tế, pháp lý giàu kinh nghiệm. Đối với các
nước đang phát triển, đây thực sự là một
thách thức không nhỏ. Kinh nghiệm cho
thấy các nước đang phát triển khi tham
gia tố tụng giải quyết tranh chấp thương
mại trong khuôn khổ WTO đều phải thuê
các luật sư, chuyên gia tư vấn pháp lý và
chuyên môn của nước ngoài với những
mức chi phí mà không phải nước nhào
cũng chấp nhận được. Hơn nữa, với tư
cách là Nguyên đơn, các nước đang phát
triển luôn có tâm lý e dè “nếu đi kiện cáo
các nước phát triển thì sẽ không thể đối
chọi được thế lực kinh tế của họ” kéo theo
đó là sự giải quyết tranh chấp vẫn mang
tính nhượng bộ nhiều hơn.
Lợi dụng những nhược điểm trên mà
vẫn có trường hợp các thành viên cố tình
áp dụng các biện pháp tự vệ không hợp
pháp để thực hiện những mục đích riêng
của mình, đặc biệt là các nước phát triển.
Tuy nhiên cho đến nay các nhược điểm này
vẫn tồn tại và lợi dụng những tồn tại này
mà các nước phát triển gây rất nhiều khó
khăn cho thành viên khác trong WTO là
nước phát triển với tư tưởng “ cá lớn nuốt
cá bé”. Mặc dù vậy, việc sử dụng cơ chế
giải quyết tranh chấp trong WTO hiện nay
vẫn là cách thức có hiệu quả nhất để các
quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp
thương mại trong khuôn khổ tổ chức này,
đảm bảo các quyền lợi pháp lý và kinh tế
của mình. Khi đã gia nhập WTO, Việt Nam
cũng phải dựa vào cơ chế này để bảo vệ
các quyền lợi chính đáng của mình. Vì vậy,
việc nghiên cứu thủ tục giải quyết tranh
chấp trong WTO và các án lệ của tổ chức
này là điều cần thiết đối với chúng ta
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại của WTO dưới góc độ nước đang phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
48Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ,
nghiêm túc các quy định, ngăn chặn các
vi phạm, góp phần thực hiện các mục tiêu
to lớn của WTO, đòi hỏi cơ chế giải quyết
các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức
này phải được thiết lập. Cơ chế này là
sự hiện thực hoá xu thế, pháp lý hoá quá
trình giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các
phương thức giải quyết tranh chấp mang
tính chính trị, ngoại giao.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong
WTO là sự kế thừa các quy định về giải
quyết tranh chấp của Hiệp định chung về
Thuế quan và Thương mại (GATT 1947).
Rút kinh nghiệm từ những bất cập trong
cơ chế cũ, một số cải tiến căn bản về thủ
tục đã được đưa vào cơ chế mới, góp
phần không nhỏ trong việc nâng cao tính
chất xét xử của thủ tục này cũng như tăng
cường tính ràng buộc của các quyết định
giải quyết tranh chấp.
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải
quyết tranh chấp trong WTO là “đạt được
một giải pháp tích cực cho tranh chấp”,
ưu tiên những “giải pháp được các bên
tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp
với các Hiệp định liên quan”. Xét ở mức
độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp
các thủ tục đa phương giải quyết tranh
chấp thay thế cho các hành động đơn
phương của các quốc gia thành viên vốn
tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ
và xáo trộn sự vận hành chung của các
qui tắc thương mại quốc tế.
1. Một số khái niệm liên quan
Tranh chấp thương mại (TCTM) là các
tranh chấp diễn ra giữa các thương nhân,
chủ thể tham gia kinh doanh. Cụ thể, đó là
những tranh chấp phát sinh trong quá trình
ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
CỦA WTO DƯỚI GÓC ĐỘ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
NCS. ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng *, NCS. ThS. Cao Anh Thịnh**
Tóm tắt: Nền kinh tế thế giới không ngừng phát triển, tạo ra rất nhiều “cuộc chiến
thương mại” giữa các quốc gia nhằm mục đích giành lợi nhuận kinh tế. Khi các quan
hệ kinh tế quốc tế càng được mở rộng, thì các cuộc chiến này càng khốc liệt hơn, các
tranh chấp càng trở nên phức tạp hơn. Điều đó đòi hỏi mỗi quốc gia, mối chủ thể kinh
tế phải có đủ hiểu biết về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại theo quy định của
WTO để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình.
Từ khóa: Tranh chấp thương mại, giải quyết tranh chấp, lợi ích, cơ chế kinh tế.
Abstract: Nowadays, the development of the world economy creates many “trade
wars” among countries. When the world economy grows, the more international
economic relations are expanded, the more “trade war” becomes fiercer. This
motivates countries, to have sufficient understanding of the trade dispute settlement,
mechanism in accordance with WTO to protect their legitimate interests.
Key words: Trade dispute, dispute resolution, interests, economic mechanism
* Giảng viên Trường Đại học Nội vụ;
** Cán bộ nghiên cứu Trường Đại học Nội vụ.
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
49Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
các thương nhân thực hiện các hoạt động
thương mại nhằm mục đích lợi nhuận.
Giải quyết tranh chấp thương mại,
theo nghĩa chung nhất, được hiểu là cách
thức, phương pháp hay các hoạt động để
điều chỉnh các bất đồng, các xung đột
nhằm khắc phục và loại trừ các tranh chấp
đã phát sinh, nhằm bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các thương nhân và các
chủ thể kinh doanh khác, bảo vệ trật tự kỷ
cương của xã hội.
Cơ chế giải quyết tranh chấp thương
mại là một hệ thống giải quyết tranh chấp
có trình tự, thủ tục rất chặt chẽ và có vai
trò quan trọng trong việc giải quyết các
tranh chấp phát sinh trong thương mại
quốc tế. Nhờ cơ chế này, các thành viên
WTO được đảm bảo rằng các quyền của
mình theo Hiệp định WTO sẽ được thực
hiện và các tranh chấp (nếu có) sẽ được
giải quyết trên cơ sở pháp luật quốc tế.
Đối với những tranh chấp, khi cơ quan
giải quyết tranh chấp của WTO đã đưa ra
phán quyết, thì thành viên thua kiện có
nghĩa vụ buộc phải thi hành. Nếu không
thực thi phán quyết, thành viên thua kiện
có thể bị trừng phạt thương mại.
Biện pháp tự vệ (BPTV) là việc tạm thời
hạn chế nhập khẩu đối với một hoặc một
số loại hàng hoá khi việc nhập khẩu chúng
tăng nhanh gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt
hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong
nước. BPTV chỉ được áp dụng đối với hàng
hoá, không áp dụng đối với dịch vụ, đầu
tư hay sở hữu trí tuệ. Mỗi nước thành viên
WTO đều có quyền áp dụng BPTV, nhưng
khi áp dụng thì họ phải bảo đảm tuân theo
các quy định của WTO (về điều kiện, thủ
tục, cách thức áp dụng, biện pháp tự vệ).
2. Các nội dung trong giải quyết
tranh chấp thương mại của WTO
a) Các cơ quan giải quyết tranh chấp
thương mại của WTO
- Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB)
DSB chính là Đại hội đồng WTO, bao
gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành
viên. DSB có quyền thành lập Ban hội
thẩm, thông qua các báo cáo của Ban hội
thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát
việc thi hành các quyết định, khuyến nghị
giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ
thực hiện các nghĩa vụ và nhượng bộ (trả
đũa). Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ quan thông
qua quyết định, chứ không trực tiếp thực
hiện việc xem xét giải quyết tranh chấp.
Các quyết định của DSB được thông
qua theo nguyên tắc đồng thuận phủ quyết.
Đây là một nguyên tắc theo đó một quyết
định chỉ không được thông qua khi tất cả
thành viên DSB bỏ phiếu không thông qua
nghĩa là các quyết định của DSB hầu như
được thông qua một cách tự động. Nguyên
tắc này khắc phục được nhược điểm cơ
bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong
GATT 1947 nơi áp dụng nguyên tắc đồng
thuận truyền thống - mọi quyết định chỉ
được thông qua khi tất cả các thành viên
bỏ phiếu thông qua (mỗi thành viên đều có
quyền phủ quyết quyết định) – một rào cản
trong việc thông qua các quyết định của cơ
quan giải quyết tranh chấp.
- Ban hội thẩm (Panel)
Ban Hội thẩm bao gồm 3-5 thành
viên, có nhiệm vụ xem xét một vấn đề
tranh chấp cụ thể trên cơ sở các quy định
WTO được quốc gia Nguyên đơn viện
dẫn. Ban hội thẩm có chức năng xem xét
vấn đề tranh chấp dựa trên các quy định
trong các Hiệp định của WTO mà Bên
nguyên đơn viện dẫn làm căn cứ cho đơn
kiện để giúp DSB đưa ra khuyến nghị,
quyết nghị thích hợp cho các bên tranh
chấp. Kết quả công việc của Ban hội thẩm
là một báo cáo trình DSB thông qua, giúp
DSB đưa ra các khuyến nghị đối với các
Bên tranh chấp. Trên thực tế, đây là cơ
quan trực tiếp giải quyết tranh chấp, mặc
dù không nắm quyền quyết định.
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
50Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
Các thành viên Ban hội thẩm được
lựa chọn trong số các quan chức chính
phủ hoặc các chuyên gia phi chính phủ
không có quốc tịch của một Bên tranh
chấp hoặc của một nước cùng là thành
viên trong một Liên minh thuế quan hoặc
Thị trường chung với một trong các nước
tranh chấp (ví dụ: Liên minh Châu Âu).
Ban này hoạt động độc lập, không chịu sự
giám sát của bất kỳ quốc gia nào.
- Cơ quan Phúc thẩm (AB)
Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế
mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO, cho phép báo cáo của Ban hội
thẩm được xem xét lại khi có yêu cầu,
đảm bảo tính đúng đắn của báo cáo giải
quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan
này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xét xử
của thủ tục giải quyết tranh chấp mới.
Cơ quan Phúc thẩm gồm 7 thành viên
do DSB bổ nhiệm với nhiệm kỳ 4 năm. Các
thành viên Cơ quan Phúc thẩm được lựa
chọn trong số những nhân vật có uy tín và
có chuyên môn được công nhận trong lĩnh
vực luật pháp, thương mại quốc tế và trong
những vấn đề thuộc phạm vi điều chỉnh của
các hiệp định liên quan. Tuy nhiên, việc xét
xử phúc thẩm trong từng vụ việc chỉ do 3
thành viên AB thực hiện một cách độc lập.
Khi giải quyết vấn đề tranh chấp, AB
chỉ xem xét lại các khía cạnh pháp lý và
giải thích pháp luật trong Báo cáo của Ban
hội thẩm chứ không điều tra lại các yếu tố
thực tiễn của tranh chấp. Kết quả làm việc
của AB là một báo cáo trong đó Cơ quan
này có thể giữ nguyên, sửa đổi hoặc đảo
ngược lại các kết luận trong báo cáo của
Ban hội thẩm. Báo cáo của Cơ quan Phúc
thẩm được thông qua tại DSB và không
thể bị phản đối hay khiếu nại tiếp [6].
b) Quy trình thủ tục giải quyết tranh
chấp
- Giai đoạn 1: Giai đoạn tham vấn.
Thường kéo dài 60 ngày kể từ khi xảy ra
tranh chấp thì Bên có khiếu nại phải đưa
ra yêu cầu tham vấn Bên kia (Điều 4-Thỏa
thuận về giải quyết tranh chấp (DSU)).
Việc tham vấn được tiến hành một cách
kín đáo, bí mật, không gây thiệt hại cho
các quyền tiếp theo của các Bên. Bên tham
vấn phải trả lời trong thời hạn là 10 ngày
và phải tiến hành tham vấn trong vòng 30
ngày kể từ khi nhận được yêu cầu (trường
hợp khẩn cấp – ví dụ hàng hóa có liên
quan, có nguy cơ bị hư hỏng, các thời hạn
này lần lần lượt là 10 ngày và 20 ngày).
Bên tham vấn có nghĩa vụ “đảm bảo việc
xem xét một cách cảm thông và tạo cơ hội
thoả đáng” cho Bên yêu cầu tham vấn.
Thủ tục tham vấn được tiến hành giữa
các Bên với nhau, DSB được thông báo về
thủ tục này và có trách nhiệm thông báo
cho các quốc gia thành viên về yêu cầu
tham vấn nhưng cơ quan này không trực
tiếp tham gia vào thủ tục tham vấn. Các
quốc gia khác có thể xin tham gia vào việc
tham vấn này nếu Bên bị tham vấn thừa
nhận rằng các quốc gia này có “quyền lợi
thương mại thực chất” trong việc tham
vấn này. Thông thường các quốc gia đều
cố gắng giải quyết các bất đồng ở giai đoạn
tham vấn nhằm hạn chế đến mức tối đa các
thiệt hại về lợi ích cho tất cả các bên đồng
thời đảm bảo tính bí mật của các thông tin
liên quan đến tranh chấp.
- Giai đoạn 2: DSB thành lập Ban
hội thẩm và các hoạt động liên quan. Thủ
tục hoạt động của Ban hội thẩm được quy
định tại Điều 12 DSU. Yêu cầu thành lập
Ban hội thẩm phải được lập thành văn bản
sau khi Bên được tham vấn từ chối tham
vấn hoặc tham vấn không đạt kết quả
trong vòng 60 ngày kể từ khi có yêu cầu
tham vấn (Điều 6 DSU). Tuy nhiên, yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm có thể đưa ra
trước thời hạn này nếu các bên tranh chấp
đều thống nhất rằng các thủ tục tham vấn,
hoà giải không dẫn đến kết quả gì. Văn bản
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
51Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
yêu cầu thành lập Ban hội thẩm phải nêu
rõ quá trình tham vấn, xác định chính xác
biện pháp thương mại bị khiếu kiện và tóm
tắt các căn cứ pháp lý cho khiếu kiện.
Trong giai đoạn này, cơ quan giải quyết
tranh chấp tiến hành giải quyết các công việc
liên quan có thể thành lập nhóm chuyên gia.
Nhóm chuyên gia là một nhóm có 3-5 thành
viện và có nhiệm vụ giúp đỡ cơ quan giải
quyết tranh chấp đưa ra những quyết định
hoặc kiến nghị. Các nhận xét của nhóm
chuyên gia dựa trên các Hiệp định được viện
dẫn và báo cáo cuối cùng của nhóm chuyên
gia về nguyên tắc sẽ được thông báo tới các
bên liên quan đến tranh chấp trong thời gian
6 tháng. Trong trường hợp khẩn cấp thì sẽ
giảm xuống còn 3 tháng.
Ban hội thẩm, sau khi tham khảo ý
kiến của các Bên liên quan sẽ ấn định một
thời gian biểu cụ thể cho phiên xét xử đầu
tiên (các Bên trình bày các văn bản giải
trình tình tiết vụ việc và các lập luận liên
quan), phiên xét xử thứ hai (đại diện và luật
sư của các Bên lần lượt trình bày ý kiến và
trả lời các câu hỏi của Ban hội thẩm – oral
hearings). Sau phiên xét xử thứ hai, Ban
hội thẩm soạn thảo và chuyển đến các bên
phần tóm tắt nội dung tranh chấp của báo
cáo để họ cho ý kiến trong một thời hạn
nhất định. Trên cơ sở các ý kiến này, Ban
hội thẩm đưa ra Báo cáo tạm thời (mô tả
vụ việc, các lập luận, kết luận của Ban hội
thẩm). Sau đó, các Bên cho ý kiến về Báo
cáo này. Nếu có yêu cầu, Ban hội thẩm có
thể tổ chức thêm một phiên họp bổ sung để
xem xét lại tổng thể các vấn đề liên quan.
Sau đó, Ban hội thẩm soạn thảo Báo cáo
chính thức để gửi đến tất cả các thành viên
WTO và chuyển cho DSB thông qua.
Báo cáo của Ban Hội thẩm được
chuyển cho tất cả các thành viên WTO
và được DSB thông qua trong thời hạn
60 ngày kể từ ngày Báo cáo được chuyển
cho các thành viên trừ khi một Bên tranh
chấp quyết định kháng cáo hoặc DSB
đồng thuận phủ quyết Báo cáo (các Bên
tranh chấp và các thành viên WTO khác
có quyền đưa ra ý phản đối có kèm theo lý
do bằng văn bản đối với Báo cáo của Ban
hội thẩm chậm nhất là 10 ngày trước khi
DSB họp để thông qua Báo cáo). Tổng
thời gian thông qua Báo cáo thường tối
đa là 90 ngày (nếu không có kháng cáo)
hoặc 12 tháng với kháng cáo phúc thẩm
kể từ khi thành lập Ban Hội thẩm tới khi
thông qua Báo cáo.
- Giai đoạn 3: Các hoạt động cuối cùng.
Giai đoạn này bao gồm các bước: thực thi;
bồi thường; trả đũa (kéo dài 90 ngày).
Thực thi: Bên thua phải thông báo ý
định về việc thi hành khuyến nghị tại buổi
họp của DSB triệu tập trong vòng 30 ngày
kể từ ngày thông qua Báo cáo. Nếu không
thực hiện được ngay, Bên đó có thể được
gia hạn thực hiện trong một khoảng thời
gian hợp lý (thời hạn này do DSB quyết
định trên cơ sở đề nghị của các Bên; hoặc
do các Bên tranh chấp thỏa thuận trong
thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông qua
khuyến nghị; hoặc theo phán quyết trọng
tài tiến hành trong vòng 90 ngày kể từ
ngày thông qua khuyến nghị).
Trong trường hợp không tự nguyện
thực thi thì các Bên đàm phán bồi thường
trong khi chờ thực thi một cách đầy đủ.
Cụ thể, nếu Bên thua kiện tạm thời không
thể thực hiện được khuyến nghị của Cơ
quan Giải quyết Tranh chấp, các Bên
tranh chấp có thể thỏa thuận về khoản bồi
thường. Việc bồi thường phải được thực
hiện trên nguyên tắc tự nguyện và phù
hợp với Hiệp định có liên quan.
Nếu không thỏa thuận được về bồi
thường trong vòng 30 ngày kể từ khi
“khoảng thời gian hợp lý” hết hiệu lực.
DSB sẽ cho phép Bên kia trả đũa trong
khi chờ thực thi đầy đủ. Bên thắng kiện
có thể yêu cầu Cơ quan giải quyết tranh
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
52Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
chấp cho phép áp dụng các Biện pháp trả
đũa song song hoặc trả đũa chéo.
Bồi thường và trả đũa (Compensation
and Retaliation): Là các biện pháp giải
quyết tạm thời được sử dụng nhằm đảm
bảo lợi ích của Bên thắng kiện trong thời
gian Bên thua kiện không thể thực hiện
được khuyến nghị của Cơ quan Giải quyết
Tranh chấp (DSB) (giai đoạn trong khi
chờ đợi Bên thua kiện thực hiện khuyến
nghị). Các biện pháp này không làm chấm
dứt nghĩa vụ thực hiện khuyến nghị của
Bên vi phạm.
Cụ thể, nếu Bên thua kiện tạm thời
không thể thực hiện được khuyến nghị của
Cơ quan Giải quyết Tranh chấp, các Bên
tranh chấp có thể thỏa thuận về khoản bồi
thường. Việc bồi thường phải được thực
hiện trên nguyên tắc tự nguyện và phù
hợp với hiệp định có liên quan. Nếu các
Bên không đạt được thỏa thuận về việc bồi
thường trong vòng 20 ngày kể từ khi hết
hạn thực hiện khuyến nghị, Bên thắng kiện
có thể yêu cầu Cơ quan Giải quyết Tranh
chấp cho phép áp dụng các biện pháp trả
đũa song song hoặc trả đũa chéo.
Trả đũa song song là việc Bên thắng
kiện không phải thực hiện các nhân
nhượng thuế quan đối với hàng hoá của
Bên thua kiện trong cùng lĩnh vực mà
Bên thắng kiện bị thiệt hại.
Trả đũa chéo là hình thức trả đũa
nhằm vào lĩnh vực khác lĩnh vực bị thiệt
hại trong trường hợp việc trả đũa song
song không thể thực hiện được (có thể trả
đũa chéo lĩnh vực – khác lĩnh vực nhưng
trong cùng phạm vi điều chỉnh của một
hiệp định; hoặc trả đũa chéo hiệp định –
trả đũa trong một lĩnh vực thuộc phạm vi
điều chỉnh của một hiệp định khác nếu
việc trả đũa song song và trả đũa chéo
lĩnh vực đều không thể thực hiện được).
Trọng tài: Nếu một Bên tranh chấp
không đồng ý về việc bồi thường của Bên
kia thì có thể yêu cầu sự tạm hoãn của
DSB về các quyền nhượng bộ của mình
thì lúc này có sự tham gia của trọng tài.
Trọng tài có nghĩa vụ thực hiện vai trò
của mình, cụ thể đó là:
- Trong khuôn khổ cơ chế giải quyết
tranh chấp DSU: Trọng tài có thể được
sử dụng các thủ tục sau: (i) Xác định thời
hạn thực hiện khuyến nghị trong trường
hợp Bên thua không thể thực hiện ngay
khuyến nghị; (ii) Xác định mức độ trả đũa
trong trường hợp Bên thua có kiến nghị
về vấn đề này.
Trường hợp tranh cãi về mức độ trả
đũa, trọng tài không đánh giá về bản chất
biện pháp trả đũa mà chỉ xem xét mức độ
Bên thắng kiện đình chỉ các nhân nhượng/
nghĩa vụ có tương đương với mức độ thiệt
hại mà Bên thắng kiện đã phải chịu không.
- Ngoài khuôn khổ cơ chế giải quyết
tranh chấp DSU: Các Bên tranh chấp
có thể thoả thuận lựa chọn cơ chế trọng
tài độc lập để giải quyết tranh chấp mà
không cần sử dụng đến cơ chế của DSU.
Quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài độc lập phải được các Bên
tranh chấp thông báo đến tất cả các thành
viên WTO trước khi thủ tục tố tụng được
bắt đầu. Các thành viên WTO chỉ có thể
tham gia thủ tục tố tụng nếu được các Bên
tranh chấp đồng ý.
Quyết định giải quyết của trọng tài
phải được các Bên tuân thủ nghiêm túc.
Các Bên có nghĩa vụ thông báo về quyết
định này cho các thành viên WTO, cho
Hội đồng hoặc cho Uỷ ban của Hiệp định
có liên quan. Quyết định này của trọng
tài phải phù hợp với các hiệp định có liên
quan và không được gây thiệt hại cho bất
kỳ thành viên nào khác của WTO.
3. Đánh giá chung về cơ chế giải
quyết tranh chấp trong WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong
WTO như đã trình bày ở trên có một số
Kinh tế - Quản lý NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI
53Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
ưu điểm lớn so với các phương thức giải
quyết tranh chấp trong Luật quốc tế và có
nhiều điểm tiến bộ hơn trong tương quan
với thủ tục giải quyết tranh chấp trong
GATT, tiền thân của WTO.
Thứ nhất, ưu điểm lớn nhất đó là việc
giải quyết được tiến hành một cách thận
trọng và kín đáo được thông qua các bước
bởi các cơ quan trung lập (Ban hội thẩm,
Cơ quan phúc thẩm). Vì vậy, việc đảm bảo
giải quyết một cách chính xác và cặn kẽ
các tranh chấp là điều hiển nhiên. Đây là
lần đầu tiên trong một cơ chế tài phán giải
quyết tranh chấp quốc tế xuất hiện một Cơ
quan Phúc thẩm với các cơ hội xem xét
lại quyết định ban đầu, nhằm rà soát một
cách chính xác và đảm bảo quyền lợi chính
đáng của các bên tham gia tranh chấp.
Thứ hai, cơ chế này được tiến hành
theo một quy trình chặt chẽ với các thời
hạn xác định và cụ thể trong từng giai
đoạn. Điều này cho phép các tranh chấp
được giải quyết nhanh chóng, kịp thời,
đảm bảo ý nghĩa của các biện pháp giải
quyết đưa ra đối với các bên, đặc biệt là
bên thắng cuộc (bởi một cơ hội thương
mại có thể không còn ý nghĩa nếu biện
pháp giải quyết đưa ra quá muộn màng).
Thứ ba, cơ chế thông qua tự động
(đồng thuận phủ quyết) của DSB cho
phép các báo cáo được thông qua dễ dàng.
Cơ chế này thật sự có ý nghĩa trong các
trường hợp bên bị xem là có biện pháp vi
phạm quy định là nước có tiềm lực kinh
tế mạnh bởi áp lực mà các nước này có
thể tạo ra trong quá trình thông qua quyết
định sẽ không còn lớn như trước đây. Hơn
nữa, cơ chế này cho phép đưa ra giải pháp
cuối cùng cho tranh chấp, bảo đảm quyền
lợi của Bên bị vi phạm, tránh những bế tắc
không thể vượt qua trong những phương
thức giải quyết ngoại giao.
Thứ tư, DSU có nhiều quy định về thủ
tục dành riêng cho các nước đang phát triển
hoặc kém phát triển tạo điều kiện thuận lợi
cho các nước này khi tham gia thủ tục giải
quyết tranh chấp bảo vệ quyền lợi chính
đáng và hợp pháp của mình.
Tuy nhiên, qua quá trình áp dụng từ
năm 1995 đến nay, cơ chế giải quyết tranh
chấp trong WTO cũng đã bộc lộ một số
nhược điểm nhất định, đặc biệt đối với
các nước đang phát triển vì cơ chế này đã
được áp dụng rất nhiều nên những điểm
yếu đã được bộc lộ rõ ở các điểm sau:
Thứ nhất, phương thức đồng thuận
phủ quyết (hay đồng thuận tiêu cực) đồng
nghĩa với việc hầu như các báo cáo (của
Ban hội thẩm hoặc của Cơ quan Phúc
thẩm) đều được thông qua tại DSB. Điều
này dẫn đến tình trạng các báo cáo khuyến
nghị được thông qua dễ dàng hơn nhiều
nhưng khả năng thực thi thì lại giảm sút.
Thứ hai, về nguyên tắc, nếu bên vi
phạm không tự nguyện thực hiện các
khuyến nghị của DSB thì bên kia có thể
yêu cầu DSB cho phép thực hiện các biện
pháp trả đũa. Tuy nhiên, biện pháp trả đũa
có thể không có ý nghĩa hoặc ít có hiệu
quả nếu nước trả đũa là nước đang phát
triển. Vì họ sở hữu một tiềm lực về kinh tế
rất mạnh nên việc trả đũa hầu như không
gây ảnh hưởng gì nhiều gì đến cách cư xử
của các nước phát triển đối với Bên kia
khi tham gia tranh chấp. Đây là một bất
lợi lớn cho các nước đang phát triển.
Thứ ba, nhiều quy định được xem là
“ưu tiên” cho các nước đang phát triển
trong cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO nhưng trên thực tế điều này có ý
nghĩa rất mờ nhạt: có quy định chỉ mang
tính tuyên bố hơn là quy định thực thi
(ví dụ quy định về nghĩa vụ của các Bên
tranh chấp “đặc biệt lưu ý” đến quyền lợi
của các nước đang phát triển: nội hàm của
khái niệm “đặc biệt lưu ý” không được
quy định rõ cũng không được xác định rõ
trong các báo cáo của các ban hội thẩm
NGHIÊN CỨU TRAO ĐỔI Kinh tế - Quản lý
54Tạp chí
Kinh doanh và Công nghệ
Số 04/2019
hay của cơ quan phúc thẩm); có quy định
trên thực tế rất ít hiệu quả (ví dụ trách
nhiệm trợ giúp pháp lý của Ban Thư ký
WTO trên thực tế do một số ít cá nhân
thực hiện, không thể đáp ứng đủ nhu cầu
to lớn về trợ giúp pháp lý của các nước
đang phát triển là thành viên WTO)
Thứ tư, cơ chế giải quyết tranh chấp
trong WTO có xu hướng thiên về các yếu
tố kỹ thuật, pháp lý đòi hỏi các bên tham
gia phải có một đội ngũ chuyên gia kinh
tế, pháp lý giàu kinh nghiệm. Đối với các
nước đang phát triển, đây thực sự là một
thách thức không nhỏ. Kinh nghiệm cho
thấy các nước đang phát triển khi tham
gia tố tụng giải quyết tranh chấp thương
mại trong khuôn khổ WTO đều phải thuê
các luật sư, chuyên gia tư vấn pháp lý và
chuyên môn của nước ngoài với những
mức chi phí mà không phải nước nhào
cũng chấp nhận được. Hơn nữa, với tư
cách là Nguyên đơn, các nước đang phát
triển luôn có tâm lý e dè “nếu đi kiện cáo
các nước phát triển thì sẽ không thể đối
chọi được thế lực kinh tế của họ” kéo theo
đó là sự giải quyết tranh chấp vẫn mang
tính nhượng bộ nhiều hơn.
Lợi dụng những nhược điểm trên mà
vẫn có trường hợp các thành viên cố tình
áp dụng các biện pháp tự vệ không hợp
pháp để thực hiện những mục đích riêng
của mình, đặc biệt là các nước phát triển.
Tuy nhiên cho đến nay các nhược điểm này
vẫn tồn tại và lợi dụng những tồn tại này
mà các nước phát triển gây rất nhiều khó
khăn cho thành viên khác trong WTO là
nước phát triển với tư tưởng “ cá lớn nuốt
cá bé”. Mặc dù vậy, việc sử dụng cơ chế
giải quyết tranh chấp trong WTO hiện nay
vẫn là cách thức có hiệu quả nhất để các
quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp
thương mại trong khuôn khổ tổ chức này,
đảm bảo các quyền lợi pháp lý và kinh tế
của mình. Khi đã gia nhập WTO, Việt Nam
cũng phải dựa vào cơ chế này để bảo vệ
các quyền lợi chính đáng của mình. Vì vậy,
việc nghiên cứu thủ tục giải quyết tranh
chấp trong WTO và các án lệ của tổ chức
này là điều cần thiết đối với chúng ta.
4. Kết luận
Thực tế cho thấy, việc kinh doanh
thương mại ở nước ngoài hay việc đối
diện với cạnh tranh thương mại của đối
thủ quốc tế trên thị trường trong nước
cũng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam
phải hiểu rõ về cơ chế giải quyết tranh
chấp thương mại để bảo vệ lợi ích của
mình. Ngoài việc hiểu rõ về quy trình,
thủ tục, thì việc đánh giá những lợi ích
mà các quốc gia đang phát triển hay Việt
Nam có được như thế nào để vận dụng
hiệu quả hơn cũng rất cần thiết.
Tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Thị Thu Hằng, Chủ nhiệm đề tài (2011). Tìm hiểu tranh chấp liên quan
Hiệp định tự vệ của WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Sản phẩm dự thi Tài
năng khoa học trẻ.
2. Dương Kim Thế Nguyên (2008). Giáo trình Luật thương mại 3. NXB Đại học
Cần Thơ.
3. - hệ thống ngắn gọn về WTO và các cam kết gia nhập
của Việt Nam.
4. – các cơ quan giải quyết tranh chấp.
5.
Ngày nhận bài: 20/6/2019
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ve_co_che_giai_quyet_tranh_chap_thuong_mai_cua_wto.pdf