Đánh giá về môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ dưới góc độ nhà đầu tư nước ngoài
Sự hài lòng của nhà đầu tư về môi trường
đầu tư tỉnh Phú Thọ
Từ tổng hợp phiếu điều tra các nhà đầu tư,
chúng tôi có kết quả thống kê như bảng 6.
Qua các chỉ số này, có thể đánh giá được có
khoảng 30% các nhà đầu tư không hài lòng;
khoảng 30% cho là bình thường, khoảng 40% các
nhà đầu tư hài lòng và rất hài lòng về môi trường
đầu tư của tỉnh Phú
Thọ.
4. Kết luận
Thông qua việc
khảo sát, tổng hợp
và phân tích đã rút
ra một số nhận xét
về ưu điểm chủ yếu
của môi trường đầu
tư tỉnh Phú Thọ
dưới góc độ nhà đầu
tư nước ngoài như:
chính trị ổn định,
tiềm năng thị trường
cao, chính sách thu
hút đầu tư hấp dẫn,
thủ tục hành chính
nhanh gọn rõ ràng
v.v. và một số tồn
tại hạn chế cần khắc
phục. Những đánh
giá, nhận xét nêu trên mang tính gợi mở cho các
cơ quan hữu quan, cho các nhà quản lý trong việc
đề ra các giải pháp chủ yếu trong việc thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các giải
pháp chủ yếu như tăng cường quản lý Nhà nước,
hoàn thiện môi trường đầu tư, đổi mới và cải tiến
phương pháp tiếp thị đầu tư, xây dựng danh mục
kêu gọi đầu tư. tất cả đều nhằm chung mục đích
thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động FDI.
Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động FDI, cần phải
phối, kết hợp nhịp nhàng và thực hiện đồng bộ
các giải pháp, trong đó ưu tiên trước hết là quan
tâm hỗ trợ những nhà đầu tư đã đầu tư vào sản
xuất kinh doanh, giúp họ giải quyết vướng mắc,
nhanh chóng ổn định sản xuất và phát triển sản
xuất, làm sao để các nhà đầu tư đã đến làm ăn tại
tỉnh Phú Thọ đều làm ăn có hiệu quả, thu được
tỷ suất lợi nhuận cao với những dịch vụ tốt nhất,
đáp ứng mọi điều kiện và ưu đãi nhất đối với các
nhà đầu tư. Thông qua họ, hình thành một kênh
tiếp thị uy tín và hiệu quả, nhiều nhà đầu tư mới
sẽ đến với tỉnh Phú Thọ chính là nhờ từ kênh tiếp
thị này.
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 290 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá về môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ dưới góc độ nhà đầu tư nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 51
Khoa hoïc - Coâng ngheä
ÑAÙNH GIAÙ VEÀ MOÂI TRÖÔØNG ÑAÀU TÖ TÆNH PHUÙ THOÏ
DÖÔÙI GOÙC ÑOÄ NHAØ ÑAÀU TÖ NÖÔÙC NGOAØI
Bạch Tiến Đoàn
Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh Phú Thọ
TóM TắT
Trong những năm qua, Phú Thọ đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh
đối với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment: FDI) với nhiều giải pháp
mang tính đồng bộ, góp phần thực hiện mục tiêu thoát khỏi tỉnh nghèo, tạo đột phá trong phát triển kinh
tế - xã hội. Tuy nhiên, khả năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn hạn chế, số lượng
dự án chưa nhiều, quy mô nhỏ, trình độ công nghệ, trình độ quản lý còn ở mức trung bình thấp so với cả
nước... Việc nghiên cứu sự đánh giá của nhà đầu tư nuớc ngoài về môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ là căn
cứ để đề ra các biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư, nâng cao hiệu quả của hoạt động
FDI trên địa bàn tỉnh. Bài viết này sử dụng thang đo Likert để phân tích,đánh giá sự hài lòng của nhà đầu
tư nước ngoài, với kết quả thu được là những tín hiệu tích cực về môi trường đầu tư của tỉnh Phú Thọ thời
gian qua.
1. Mở đầu
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng Trung du miền núi
Bắc Bộ được tái lập năm 1997, là đầu mối giao
thông quan trọng giữa các tỉnh trong vùng với cả
nước và quốc tế, có nhiều tiềm năng nhưng việc
khai thác chưa hiệu quả để tạo thành nguồn lực
mạnh mẽ cho sự phát triển.
Ngay từ những năm đầu tái lập, tỉnh Phú Thọ
đã sớm xây dựng định hướng chiến lược phát triển
và khẳng định thu hút vốn đầu tư, nhất là vốn đầu
tư nước ngoài là một trong những giải pháp quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, khả
năng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) ở Phú Thọ những năm vừa qua còn rất
hạn chế, số lượng dự án chưa nhiều, quy mô nhỏ,
trình độ công nghệ, trình độ quản lý còn ở mức
trung bình thấp so với cả nước do nhiều nguyên
nhân, trong đó có nguyên nhân môi trường đầu
tư chưa được thông thoáng [4]. Làm thế nào để
Phú Thọ có thể thu hút được các dự án FDI có
quy mô lớn hơn, công nghệ hiện đại hơn, làm thế
nào để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp yên tâm,
tin tưởng khi đầu tư vào địa bàn tỉnh Phú Thọ, để
Phú Thọ trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà
đầu tư? Đã có nhiều tác giả, nhiều công trình khoa
học nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài và
các giải pháp tăng cường quản lý, thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài vào Phú Thọ như: hoàn
thiện môi trường đầu tư và ban hành chính sách
hỗ trợ đầu tư trong thẩm quyền của tỉnh; nâng
cấp cơ sở hạ tầng , tạo điều kiện tốt cho các dự án
FDI[3]. củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng và tăng
cường công tác giải phóng mặt bằng; hoàn chỉnh,
bổ sung và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch
tổng thể thu hút FDI[5] v.v.
Tuy nhiên, đến nay chưa có đề tài nào đề cập
sâu đến việc đánh giá của các nhà đầu tư về môi
trường kinh doanh, môi trường đầu tư ở tỉnh Phú
Thọ và đề ra các giải pháp nhằm giải quyết các vấn
đề một cách hệ thống và toàn diện.
2. Phương pháp nghiên cứu
Để có được những đánh giá khách quan về môi
trường đầu tư tỉnh Phú Thọ, tác giả đã tiến hành
điều tra, khảo sát ý kiến của các nhà đầu tư nước
ngoài thông qua một số tiêu chí như quyết định
lựa chọn địa điểm đầu tư, sự tiếp cận thông tin về
môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ v.v.. Từ đó rút ra
nhận xét, đánh giá về môi trường đầu tư tỉnh Phú
Thọ dưới góc độ nhà đầu tư nước ngoài.
Xuất phát từ câu hỏi nghiên cứu: Các yếu tố
nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm
đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài? Tác giả đã
tiến hành sử dụng phương pháp điều tra xã hội
học, xây dựng mẫu phiếu điều tra song ngữ Việt
Khoa hoïc - Coâng ngheä
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä52
- Anh để khảo sát ý kiến các nhà đầu tư nước
ngoài về môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ ở 70
doanh nghiệp hiện đang có hoạt động sản xuất
kinh doanh, chiếm 81,4% trong tổng số 86 doanh
nghiệp FDI của tỉnh Phú Thọ tính đến 31/12/2011
[2] (bao gồm 47 doanh nghiệp trong khu công
nghiệp Thụy Vân, 06 doanh nghiệp trong cụm
công nghiệp Đồng Lạng và 17 doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Việt Trì, huyện Tam Nông và
huyện Phù Ninh). Trong phiếu điều tra, tác giả
sử dụng thang đo Likert để đo độ quan trọng hay
mức độ hài lòng của người trả lời về vấn đề đặt ra.
Thang đo Likert là thang đo nhiều chỉ báo được sử
dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu khoa học xã
hội. Nó được áp dụng cho một hay nhiều chỉ báo
có tính đa hướng bao gồm nhiều tập hợp mục hỏi,
mỗi tập hợp mục hỏi sẽ phản ánh một yếu tố khái
niệm. Thang đo này thường được sử dụng với 5
mức độ khác nhau:
1 Rất không đồng ý
2 Không đồng ý
3 Bình thường
4 Đồng ý
5 Rất đồng ý
2.1. Các bước xây dựng thang đo Likert:
Nhận diện và đặt tên biến số muốn đo mức độ
đánh giá. Lập ra một danh sách các câu hỏi có tính
biểu thị theo mục tiêu nghiên cứu. Xác định số
lượng mẫu và đối tượng thu thập thông tin. Kiểm
tra toàn bộ các mục hỏi và thông tin đã khai thác
từ những người được phỏng vấn. Phân tích từng
mục hỏi để tìm ra một tập hợp các mức độ cấu
thành một thang đo về biến số mà chúng ta muốn
đo lường và sử dụng thang đo đã xây dựng được
trong nghiên cứu.
2.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu:
Tài liệu điều tra theo nhiều tiêu thức với nhiều
biểu hiện theo thang đo Likert sẽ rất khó tổng hợp
và phân tích nếu không ứng dụng phương pháp
phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố là tên chung
của nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để
thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Ứng dụng của
phương pháp trong nghiên cứu là do các biến số
phân tích có liên hệ với nhau và ta phải giảm bớt
số biến xuống một số lượng hợp lý mà ta có thể
ước lượng mô hình được. Tiến hành tổng hợp và
xử lý dữ liệu bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0.
2.3. Mô hình phân tích nhân tố:
Các nhân tố chung có thể được diễn tả như
những kết hợp tuyến tính của các biến số quan
sát. Mô hình có dạng:
Fi= Wi1X1 + Wi2X2 + +WikXk-1 + WikXk
Trong đó: Fi: ước lượng trị số của nhân tố
chung thứ i hay nhóm i (i=1,2,3,, n-1,n).
Wij: là quyền số hay trọng số của biến quan sát
Xj (j=1.2.3.,k-1,k).
k: số biến quan sát.
2.4. Điều kiện áp dụng mô hình phân tích
nhân tố:
- Các biến số có quan hệ tương quan.
- Hàm số phải đồng thời thỏa mãn hai điều
kiện là:
+ Kiểm định Bartlett’s được dùng để kiểm định
xem có sự tương quan hay không giữa các biến.
+ Chỉ số Kaiser-Mayer-Olkin (KMO) dùng để
kiểm định xem mẫu có đủ lớn để có thể áp dụng
phương pháp Phân tích Nhân tố được hay không.
Để có thể áp dụng được công cụ phân tích nhân tố
thì các giá trị tương quan phải lớn hơn 0,5.
- Trong đó, a*ij là hệ số tương quan riêng giữa
các biến, rij là hệ số tương quan giữa các nhân tố.
Ngoài ra, sử dụng các chỉ số của thống kê mô tả
như: đại lượng Mean (trung bình cộng); Std. Error
of Mean (sai số chuẩn khi dùng giá trị trung bình
mẫu để ước lượng giá trị trung bình của tổng thể);
Std. Deviation (độ lệch chuẩn) để đánh giá được
tần số của từng biểu hiện về sự hài lòng của nhà
đầu tư về môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ thông
qua giá trị cột Frequency (tần suất); cột Percent là
tần suất tính theo tỷ lệ % bằng cách lấy tần số của
mỗi biểu hiện chia cho tổng số quan sát; cột Valid
Percent là % hợp lệ, tính trên số quan sát có thông
tin trả lời; cột Cumulative Percent là % tích lũy do
cộng dồn các % từ trên xuống, nó cho ta biết có
bao nhiêu % đối tượng đang khảo sát đang ở mức
độ nào đó trở lên.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Quyết định lựa chọn địa điểm của nhà
đầu tư
Khảo sát các nhà đầu tư về quyết định khi lựa
chọn địa điểm đầu tư qua các tiêu chí như: đầu tư
thông qua gợi ý của Chính phủ Việt Nam; gợi ý
của các đối tác, bạn hàng; do chính sách về FDI
của địa phương hấp dẫn; do tiềm năng thị trường;
hay do chi phí lao động thấp v.v..., thông qua 5
mức độ quan tâm: không quan tâm, quan tâm rất
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 53
Khoa hoïc - Coâng ngheä
ít, trung bình, nhiều và rất nhiều. Thu thập phiếu
điều tra và tổng hợp bằng phần mềm SPSS 16.0 có
kết quả như bảng 1.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, quyết định của
nhà đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: Gợi
ý của chính phủ Việt Nam hoặc Phú Thọ, Gợi ý
của các đối tác, bạn hàng, Chính sách FDI của địa
phương, Hệ thống tài chính và Mức độ thực thi
luật pháp ở Việt Nam, 5 nhân tố đầu tiên giải thích
được 69% biến thiên của dữ liệu.
3.2. Việc tiếp cận thông tin về môi trường đầu
tư tỉnh Phú Thọ của nhà đầu tư
Khảo sát ý kiến các nhà đầu tư về việc tiếp cận
các thông tin về môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ
qua một số nguồn như các trang chủ của VN/Phú
Thọ, các hoạt động xúc tiến của Phú Thọ ...vv và
có bảng thống kê mô tả bảng 2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nắm bắt
thông tin về môi trường đầu tư tỉnh Phú Thọ của
các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu thông qua 5
yếu tố: Các trang chủ của VN/Phú Thọ; Các hoạt
động xúc tiến của Phú Thọ; Bộ Kế hoạch và Đầu
tư; VCCI và Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài.
Các nhân tố này giải thích được 71% sự biến thiên
của dữ liệu trong mô hình. Trong đó thì nhân tố
“các hoạt động xúc tiến của Phú Thọ” được nhà
đầu tư khá quan tâm, điều đó đặt ra suy nghĩ cho
các nhà quản lý tỉnh Phú Thọ trong việc xây dựng
và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại,
đầu tư một cách thiết thực và hiệu quả.
3.3. Lý do nhà đầu tư quyết định đầu tư vào
Phú Thọ
Khảo sát ý kiến của nhà đầu tư về lý do đầu tư
vào tỉnh Phú Thọ thông qua các tiêu chí như do
Khoa hoïc - Coâng ngheä
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä54
sở trường của nhà đầu tư, do gợi ý của đối tác, do
chính sách ưu đãi của địa phương, do tiềm năng
thị trường Phú Thọ lớn ....vv, có bảng thống kê mô
tả như bảng 3.
Sử dụng phương pháp dựa vào Eigenval-
ues thấy rằng: lý do nhà đầu tư quyết định đầu
tư vào tỉnh Phú Thọ chủ yếu dựa vào 4 yếu tố:
Do sở trường của nhà đầu tư; Do gợi ý của chính
phủ Việt Nam; Do gợi ý của đối tác và Do chính
sách ưu đãi của địa phương. Các nhân tố này giải
thích được 68,4% sự biến thiên của dữ liệu trong
mô hình. Trong đó thì
nhân tố “Do chính sách
ưu đãi của địa phương”
được nhà đầu tư khá
quan tâm, điều đó đặt
ra suy nghĩ cho các nhà
quản lý tỉnh Phú Thọ
trong việc xây dựng
và thực hiện các chính
sách ưu đãi trong thu
hút đầu tư.
3.4. Đánh giá của
nhà đầu tư về môi
trường đầu tư tỉnh Phú
Thọ
Khảo sát ý kiến đánh giá của nhà đầu tư về môi
trường đầu tư tỉnh Phú Thọ thông qua các tiêu chí
như: chính trị ổn định, chính sách thu hút đầu tư
hấp dẫn, tiềm năng của thị trường Phú Thọ, trình
độ lao động v.v.. Thu thập và tổng hợp dữ liệu,
chúng tôi có bảng thống kê mô tả như bảng 4.
Thông qua phương pháp dựa vào Eigenvalues
cho thấy: Đánh giá của nhà đầu tư về môi trường
đầu tư tỉnh Phú Thọ chủ yếu dựa vào 8 yếu tố:
Chính trị ổn định;
Chính sách thu
hút đầu tư hấp
dẫn; Tiềm năng
thị trường Phú
Thọ cao; Mức độ
cạnh tranh thấp;
Trình độ lao động
cao; Nhân lực rẻ;
Nhân viên làm
việc với kỷ luật
cao và Thủ tục
hành chính nhanh
gọn, rõ ràng. Các
nhân tố này giải
thích được 76,1%
sự biến thiên của
dữ liệu trong mô
hình. Điều đó cho
thấy những tín
hiệu tích cực từ
phía nhà đầu tư
khi đánh giá về
môi trường đầu
tư của tỉnh Phú
Ñaïi hoïc Huøng Vöông - Khoa hoïc Coâng ngheä 55
Khoa hoïc - Coâng ngheä
Thọ thông qua một số tiêu chí như tiềm năng thị
trường, chính sách thu hút đầu tư, thủ tục hành
chính v.v...
3.5. Đánh giá mức độ giúp đỡ các nhà đầu tư
của các cơ quan công quyền tỉnh Phú Thọ
Khảo sát ý kiến của nhà đầu tư về sự giúp đỡ
của các cơ quan công quyền tỉnh Phú Thọ trong
quá trình xây dựng và thực hiện dự án đầu tư vào
tỉnh Phú Thọ, có bảng thống kê mô tả như bảng 5.
Sử dụng phương pháp dựa vào Eigenvalues:
Sự giúp đỡ các nhà đầu tư của các cơ quan công
quyền tỉnh Phú Thọ chủ yếu là 2 cơ quan: UBND
tỉnh và Các sở liên quan đến xây dựng, quy hoạch.
Các nhân tố này giải thích được 55,8% sự biến
thiên của dữ liệu trong mô hình. Điều đó cho thấy
mặc dù có sự quyết tâm vào cuộc của UBND tỉnh
Phú Thọ trong việc chỉ đạo các cơ quan liên quan
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào tỉnh Phú Thọ song hiệu quả
chưa đạt được như mong muốn.
3.6. Sự hài lòng của nhà đầu tư về môi trường
đầu tư tỉnh Phú Thọ
Từ tổng hợp phiếu điều tra các nhà đầu tư,
chúng tôi có kết quả thống kê như bảng 6.
Qua các chỉ số này, có thể đánh giá được có
khoảng 30% các nhà đầu tư không hài lòng;
khoảng 30% cho là bình thường, khoảng 40% các
nhà đầu tư hài lòng và rất hài lòng về môi trường
đầu tư của tỉnh Phú
Thọ.
4. Kết luận
Thông qua việc
khảo sát, tổng hợp
và phân tích đã rút
ra một số nhận xét
về ưu điểm chủ yếu
của môi trường đầu
tư tỉnh Phú Thọ
dưới góc độ nhà đầu
tư nước ngoài như:
chính trị ổn định,
tiềm năng thị trường
cao, chính sách thu
hút đầu tư hấp dẫn,
thủ tục hành chính
nhanh gọn rõ ràng
v.v... và một số tồn
tại hạn chế cần khắc
phục. Những đánh
giá, nhận xét nêu trên mang tính gợi mở cho các
cơ quan hữu quan, cho các nhà quản lý trong việc
đề ra các giải pháp chủ yếu trong việc thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các giải
pháp chủ yếu như tăng cường quản lý Nhà nước,
hoàn thiện môi trường đầu tư, đổi mới và cải tiến
phương pháp tiếp thị đầu tư, xây dựng danh mục
kêu gọi đầu tư... tất cả đều nhằm chung mục đích
thu hút đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động FDI.
Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động FDI, cần phải
phối, kết hợp nhịp nhàng và thực hiện đồng bộ
các giải pháp, trong đó ưu tiên trước hết là quan
tâm hỗ trợ những nhà đầu tư đã đầu tư vào sản
xuất kinh doanh, giúp họ giải quyết vướng mắc,
nhanh chóng ổn định sản xuất và phát triển sản
xuất, làm sao để các nhà đầu tư đã đến làm ăn tại
tỉnh Phú Thọ đều làm ăn có hiệu quả, thu được
tỷ suất lợi nhuận cao với những dịch vụ tốt nhất,
đáp ứng mọi điều kiện và ưu đãi nhất đối với các
nhà đầu tư. Thông qua họ, hình thành một kênh
tiếp thị uy tín và hiệu quả, nhiều nhà đầu tư mới
sẽ đến với tỉnh Phú Thọ chính là nhờ từ kênh tiếp
thị này.
Tài liệu tham khảo
1. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc,
Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, tập 2.
(Xem tiếp trang 64)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_ve_moi_truong_dau_tu_tinh_phu_tho_duoi_goc_do_nha_d.pdf