Tăng cường giáo dục hành vi nguy cơ về bệnh
HIV/AIDS tại trường học và cộng đồng. Bên cạnh
đó, cần có kế hoạch thông tin đến cộng đồng về
kết quả điều trị HIV hiện nay cũng như khả năng
lây truyền khi bệnh nhân được điều trị ARV. Giáo
dục rộng rãi trong cộng đồng thông điệp “Không
phát hiện = Không lây truyền” (Undetectable =
Untransmittable) (Bộ Y Tế, 2018a, 2018b;
UNAIDS, 2018). Nếu được điều trị ARV sớm,
hiệu quả và liên tục thì người sống chung với HIV
có thể sống lâu, khỏe mạnh, có con và không phải
lo lắng về việc lây truyền HIV cho bạn tình của họ
miễn là virus được ức chế. Với thông tin này, sự
kì thị từ cộng đồng đối với bệnh nhân HIV sẽ có
sự thay đổi tích cực.
Cần phải giữ bí mật thông tin của bệnh nhân ở cơ
sở y tế địa phương (nơi bệnh nhân sinh sống)
nhằm tránh sự kì thị. Đặc biệt vấn đề về bảo mật
thông tin của bệnh nhân cần phải được chú trọng
khi chuyển sang hình thức thanh toán bằng bảo
hiểm y tế.
Lời cảm tạ: Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân
thành cảm ơn đội ngũ y, bác sĩ tại phòng khám
ngoại trú HIV/AIDS của Bệnh viện Đa khoa trung
tâm An Giang. Cán bộ phòng khám đã nhiệt tình
hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi về chuyên môn và tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập số
liệu.
10 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 9 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá về những khó khăn của bệnh nhân HIV/AIDS kháng ARV bậc 1 trên địa bàn tỉnh An Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
8
ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG KHÓ KHĂN CỦA BỆNH NHÂN HIV/AIDS KHÁNG ARV BẬC 1
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
Diệp Hoàng Ân1, Trần Thị Ngọc Giàu1, Phạm Thị Thu Hường1, Phan Thanh Viên2
1Trường Đại An Giang, ĐHQG- HCM
2Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang
Thông tin chung:
Ngày nhận bài: 25/03/2019
Ngày nhận kết quả bình duyệt:
20/02/2020
Ngày chấp nhận đăng:
06/2020
Title:
Evaluating the difficulties of
HIV-infected patients who
acquired ARV drug resistance
at level 1 in An Giang
province
Keywords:
HIV patients, Antiretroviral
drugs (ARV), ARV drug
resistance, adherence to ARV
therapy, stigma
Từ khóa:
Bệnh nhân nhiễm HIV, thuốc
ARV, kháng ARV, tuân thủ
điều trị, sự kì thị
ABSTRACT
HIV-infected patients need to be detected and treated with antiretroviral
drugs (ARV) continuously and permanently. HIV-infected patients have to
face with many difficulties in their life, especially patient resistant to ARV. A
cross-sectional study of 126 patients in a total of 217 who acquired ARV
drug resistance in An Giang province. The results showed that 70.2% of
patients had difficulty complying with ARV treatment. We will analyze the
varibales that affect the patient’s treatment process. Based on the result, the
article also offers suggestions to support and help this group of patients
during their treatment.
TÓM TẮT
Bệnh nhân nhiễm HIV cần phải được phát hiện và điều trị bằng thuốc kháng
virus (ARV) liên tục và suốt đời. Những bệnh nhân này phải đối mặt với
nhiều khó khăn, đặc biệt là việc kháng với thuốc ARV. Chúng tôi thực hiện
nghiên cứu trên 126 bệnh nhân trong tổng số 217 bệnh nhân kháng ARV bậc
1 và đang điều trị ARV bậc 2 thuộc địa bàn tỉnh An Giang nhằm đánh giá về
những khó khăn của nhóm bệnh nhân này. Kết quả nghiên cứu cho thấy 70,2
% bệnh nhân gặp khó khăn trong việc tuân thủ điều trị ARV và tiến hành
phân tích các biến có tác động lớn đến quá trình điều trị của bệnh nhân.
Trên cơ sở đó, bài báo đưa ra những đề xuất nhằm hỗ trợ nhóm bệnh nhân
này trong quá trình điều trị bệnh.
1. GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Dịch HIV/AIDS vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ
trong cộng đồng, đối tượng nhiễm HIV thuộc
nhiều tầng lớp khác nhau trong xã hội. Do vậy,
cần nhiều hoạt động nghiên cứu chuyên môn và
nghiên cứu khoa học để giúp đỡ cho việc thực
hiện được nhiệm vụ chiến lược quốc gia phòng,
chống HIV/AIDS (Quyết định số 608/TTg, 2012;
Nguyễn Thị Linh Giang, 2018). Mục tiêu của
chiến lược này là đạt được tỉ lệ 90-90-90 vào năm
2020 và tiến tới kết thúc AIDS vào năm 2030. Tỉ
lệ 90-90-90 nghĩa là 90% số người nhiễm HIV
biết được tình trạng bệnh của mình, 90% số người
đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị bằng thuốc
kháng virus (ARV) và 90% số người được điều trị
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
9
bằng ARV kiểm soát được tải lượng virus ở mức
thấp.
Theo hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS
của Bộ Y Tế (QĐ 5418 của Bộ Y tế, 2017), khi
bệnh nhân kháng thuốc với phát đồ điều trị ARV
bậc 1 thì sẽ chuyển sang phát đồ điều trị ARV bậc
2. Việc kháng thuốc này gây ra những ảnh hưởng
xấu cho cả bệnh nhân và xã hội. Về phía bệnh
nhân, bệnh nhân sẽ suy kiệt về thể lực và có nguy
cơ nhiễm trùng cơ hội cao (Quyết định số
608/TTg, 2012; QĐ 5418 của Bộ Y tế, 2017). Bên
cạnh đó, khi chuyển sang phát đồ điều trị bậc 2, số
tiền người bệnh phải chi trả sẽ cao hơn năm lần so
với phát đồ điều trị bậc 1. Theo thông tin từ cục
phòng chống HIV/AIDS của Bộ Y tế, các nguồn
tài trợ nước ngoài cho việc điều trị bệnh HIV sẽ
cắt giảm nhiều từ năm 2017. Hiện nay, bảo hiểm
y tế là nguồn chi trả chính cho bệnh nhân trong
quá trình điều trị lâu dài và suốt đời. Do đó, cần
có những chính sách để hỗ trợ cho nhóm bệnh
nhân đặc biệt khó khăn này.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn đánh giá
những khó khăn của bệnh nhân HIV trên đối
tượng cụ thể là bệnh nhân kháng với thuốc ARV
bậc 1 trên địa bàn tỉnh An Giang. Từ kết quả
nghiên cứu, chúng tôi đưa ra những đề xuất để hỗ
trợ nhóm bệnh nhân này trong hoàn cảnh các
nguồn tài trợ nước ngoài cho bệnh nhân HIV dần
bị cắt bỏ và bảo hiểm y tế là nguồn chi trả chính
trong quá trình điều trị bệnh của bệnh nhân.
1.2 Cơ sở lí thuyết
Điều trị bằng thuốc ARV được triển khai tại Việt
Nam từ năm 2000 và được mở rộng vào cuối năm
2005. Với nỗ lực từ Chính phủ và sự hỗ trợ từ các
tổ chức quốc tế, thuốc ARV dùng để điều trị cho
người nhiễm HIV được cung cấp miễn phí. Tính
đến 30/9/2012, chương trình điều trị bằng thuốc
ARV đã triển khai tại 63 tỉnh, thành phố, bao phủ
trên 25% số huyện; số người nhiễm HIV đang
được điều trị ARV trên toàn quốc là 69.882
người, tăng gấp 26 lần so với cuối năm 2005.
An Giang là một tỉnh biên giới thuộc Tây Nam
bộ, Việt Nam có tỉ lệ bệnh nhân nhiễm HIV cao
(Báo An Giang, 2018). Theo báo cáo từ trung tâm
phòng chống HIV/AIDS tỉnh An Giang, tính đến
ngày 30/9/2018 toàn tỉnh có 10.914 người nhiễm
HIV. Hiện tại, An Giang có 4.485 người đang
được điều trị bằng thuốc ARV.
Một nghiên cứu đa quốc gia được tiến hành vào
năm 2010 đã chứng minh rằng điều trị bằng thuốc
ARV sớm sẽ làm giảm 96% nguy cơ lây truyền
HIV qua quan hệ tình dục (Nguyen, 2013; WHO,
2013). Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng số
người nhiễm mới HIV đã giảm mạnh khi mở rộng
điều trị bằng thuốc ARV. Điều trị bằng ARV có
thể làm giảm cả hai tỉ lệ tử vong và bệnh tật ở
người nhiễm HIV (WHO, 2013). Một thông điệp
quan trọng trong điều trị HIV/AIDS trong năm
2018 là “không phát hiện = không lây truyền” (Bộ
Y Tế, 2018a, 2018b; UNAIDS, 2018). Thông điệp
này dựa trên nghiên cứu khoa học được thực hiện
ở 5 châu lục và 24 quốc gia, nhấn mạnh rằng khi
đạt tải lượng virus ở ngưỡng không phát hiện
được trong máu thì nguy cơ lây truyền HIV sang
người khác qua đường tình dục từ không đáng kể
đến không có nguy cơ. Tuy nhiên, từ năm 2017,
các nguồn viện trợ nước ngoài cho việc điều trị
bệnh HIV bằng thuốc ARV sẽ bị cắt giảm và bảo
hiểm y tế sẽ là nguồn chi trả chính cho bệnh nhân
HIV và bệnh nhân sẽ phải tham gia mua bảo hiểm
y tế để khám và điều trị bệnh (Quyết định số
608/QĐ-TTg, 2012).
Trong quá trình điều trị HIV, vấn đề kháng thuốc
ARV là vấn đề đang được quan tâm cho cả bệnh
nhân và cơ sở y tế. Là bệnh nhân HIV, người
bệnh đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong
cuộc sống trong quá trình điều trị bệnh lâu dài và
suốt đời. Nếu như gặp tình trạng kháng thuốc xảy
ra, thì bệnh nhân sẽ gặp nhiều khó khăn hơn về
vấn đề sức khỏe và chi phí điều trị. Bộ Y tế đang
có kế hoạch nhằm hỗ trợ đối với bệnh nhân HIV
trong thời gian sắp tới. Do đó, chúng tôi muốn
thực hiện nghiên cứu trên nhóm bệnh nhân kháng
thuốc ARV bậc 1 nhằm tìm hiểu những khó khăn
của bệnh nhân, đồng thời thu thập số liệu để đánh
giá cụ thể những khó khăn này. Trên cơ sở đó,
chúng tôi đưa ra những kết luận và đề xuất những
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
10
kiến nghị để hỗ trợ cho nhóm bệnh nhân này.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang trên nhóm
bệnh nhân kháng ARV bậc 1 và đang điều trị
ARV bậc 2.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Phòng khám
ngoại trú HIV/AIDS của Bệnh viện Đa khoa trung
tâm An Giang; thời gian 3 tháng, từ tháng
09/2018 đến 11/2018.
Đối tượng tham gia phỏng vấn là hoàn toàn tự
nguyện và có quyền từ chối việc trả lời những câu
hỏi mà họ không muốn trả lời. Việc thu thập số
liệu, quy trình, các mẫu theo dõi được quản lý
theo mã số nhằm đảm bảo bí mật cho người tham
gia. Quá trình điều tra và các thông tin được cung
cấp hoàn toàn được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu.
2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Dựa theo số liệu báo cáo từ trung tâm phòng,
chống HIV/AIDS của tỉnh An Giang, tổng số
bệnh nhân kháng ARV bậc 1 và đang điều trị
ARV bậc 2 đến tháng 9/2018 trong tỉnh là 217
bệnh nhân. Tổng số 126 bệnh nhân được chọn
ngẫu nhiên tham gia phỏng vấn. Cỡ mẫu này phù
hợp với cách xác định cỡ mẫu khi tổng thể nhỏ và
biết được số lượng tổng thể với độ chính xác là
7%. Công thức tính cỡ mẫu là:
2 .1 .( )
Nn
N e
=
+
Trong đó, N là số lượng tổng thể; n là cỡ mẫu;
e là độ chính xác.
2.3 Thu thập số liệu
Bộ câu hỏi được soạn sẵn và mất khoảng 15 phút
để hoàn tất các câu trả lời với những thông tin
sau:
1. Thông tin của bệnh nhân về: Giới tính, tuổi,
trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập, tình
trạng hôn nhân, khoảng cách từ nơi ở đến
trung tâm điều trị bệnh.
2. Biến tuân thủ khi điều trị ARV, bao gồm 3 yếu
tố chính: Uống thuốc đúng giờ, đúng liều; tái
khám đúng ngày; xét nghiệm đúng hẹn.
3. Những yếu tố tác động từ gia đình, bạn bè
đồng nghiệp, cơ sở y tế và cộng đồng.
4. Các yếu tố nguy cơ khác như: Bệnh cơ hội,
tiền sử kháng ARV, sử dụng ma túy, rượu.
5. Câu hỏi mở về những khó khăn của bệnh nhân
trong quá trình điều trị bệnh.
Cùng với thông tin về tải lượng virus và số
lượng tế bào CD4 tại thời điểm kháng ARV
bậc 1 và tại thời điểm hiện tại. Những thông
tin này, chúng tôi trích suất từ hồ sơ bệnh án
của bệnh nhân.
2.4 Quản lý và phân tích số liệu
Dữ liệu được làm sạch và phân tích bởi phần mềm
SPSS 23.0. Các yếu tố nguy cơ được đánh giá
thông qua thống kê mô tả bao gồm tần suất, tần số
cho các biến phân loại trong mẫu những bệnh
nhân bị kháng thuốc. Đối với các biến liên tục,
trung bình, trung vị và khoảng ước lượng 95%
được thống kê.
Kiểm định Chi-square test hoặc Fisher’s exact test
(không đủ số mẫu tối thiểu) được dùng để đánh
giá mối quan hệ giữa các biến định tính. Bên cạnh
đó, hệ số tương quan Pearson, Spearman được sử
dụng để xét mối tương quan tuyến tính và phi
tuyến giữa các biến định lượng và định tính có thứ
bậc. Để so sánh trung bình của các biến liên tục, t
test và ANOVA test được sử dụng.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Dựa trên thông tin về những khó khăn của bệnh
nhân được thu thập trong đợt phỏng vấn, chúng
tôi liệt kê thành những nhóm khó khăn sau: Về
việc tuân thủ tuyết đối trong điều trị ARV, về điều
kiện kinh tế, về sự kì thị, về sự hỗ trợ từ gia đình,
về chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ từ cơ sở y tế.
3.1 Sự tuân thủ tuyệt đối trong điều trị ARV
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
11
Trong điều trị bằng thuốc ARV đối với bệnh nhân
HIV dựa theo hướng dẫn điều trị và chăm sóc
HIV/AIDS của Bộ Y tế (Quyết định 5418 của Bộ
Y tế, 2017), tuân thủ điều trị thuốc ARV là việc
người bệnh phải tuân thủ cả ba yếu tố sau: Uống
thuốc đúng giờ, đúng liều; tái khám đúng ngày;
xét nghiệm đúng hẹn. Một bệnh nhân được gọi là
tuân thủ điều trị, nếu bệnh nhân tuân thủ theo ba
yếu tố chính trên. Quá trình điều trị của bệnh nhân
nhiễm HIV là liên tục và suốt đời, nên việc tuân
thủ tuyệt đối điều trị là điều khó khăn của hầu hết
bệnh nhân. Việc tuân thủ điều trị có tác động rất
lớn đến việc kháng thuốc và tình trạng miễn dịch
của bệnh nhân, được thể hiện qua số lượng tế bào
CD4 (tình trạng miễn dịch của người lớn nhiễm
HIV được đánh giá thông qua chỉ số tế bào CD4
như sau: bình thường hoặc suy giảm không đáng
kể: > 500 (cells/mm3), suy giảm nhẹ: 350
(cells/mm3) - 499 (cells/mm3), suy giảm tiến
triển: 200 (cells/mm3) – 349 (cells/mm3); suy
giảm nặng: < 200(cells/mm3) (Quyết định 5418
của Bộ Y Tế, 2017)).
Tỉ lệ tuân thủ điều trị, thời gian kháng thuốc (tính
từ khi bắt đầu điều trị ARV cho đến thời điểm
kháng thuốc) và chỉ số CD4 trong mẫu quan sát
được trình bày trong Bảng 1. Ta thấy trong mẫu
những bệnh nhân kháng thuốc ARV bậc 1, số
bệnh nhân không tuân thủ chiếm tỉ lệ rất cao
70,2%. Hơn nữa, trong số bệnh nhân này, thì thời
gian từ khi bắt đầu điều trị ARV đến lúc kháng
thuốc của nhóm bệnh nhân tuân thủ dài hơn nhóm
bệnh nhân không tuân thủ. Sự khác biệt về thời
gian kháng thuốc này theo biến tuân thủ có ý
nghĩa thống kê với giá trị P - value < 0,001.
Tương tự như vậy, số lượng tế bào CD4 trong
nhóm bệnh nhân tuân thủ cũng cao hơn nhóm
không tuân thủ (P - value = 0,016).
Bảng 1. Mô tả, phân tích biến tuân thủ theo thời gian kháng thuốc và số lượng tế bào CD4
Tỉ lệ (%)
Tuân thủ uống thuốc ARV
Tuân thủ
Không tuân thủ
29,8 %
70,2 %
95% CI
(21 %; 38 %)
Thời gian kháng thuốc
Tuân thủ
Không tuân thủ
79,23 (tháng)
31,73 (tháng)
P-value
<0,001
CD4 tại thời điểm kháng
Tuân thủ
Không tuân thủ
167,12 (cells/mm3)
115,15 (cells/mm3)
P-value
0,016
3.2 Khó khăn về điều kiện kinh tế
Đây là khó khăn của hầu hết các bệnh nhân được
phỏng vấn. Số liệu thống kê về trình độ học vấn,
nghề nghiệp và thu nhập được trình bày ở Bảng 2.
Từ Bảng 2, số lượng bệnh nhân có trình độ học
vấn từ trung học cơ sở trở xuống chiếm 84,9 % và
số lượng bệnh nhân có trình độ trung học phổ
thông và cao đẳng/ đại học chiếm 15,1 %. Ta thấy
số bệnh nhân có nghề tự do (làm thuê, buôn bán
tự do) chiếm tỉ lệ cao nhất với 60,3% của mẫu.
Trong quần thể này số lượng bệnh nhân không có
nghề nghiệp chiếm tỉ lệ xấp xỉ 17%. Số lượng
bệnh nhân là công nhân, cán bộ viên chức chiếm
13,5 %. Về thu nhập, tỉ lệ bệnh nhân có thu nhập
dưới 5 triệu đồng/tháng chiếm 86,5 % và số bệnh
nhân có thu nhập trên 5 triệu đồng/tháng chiếm
13,5%.
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
12
Bảng 2. Thống kê về trình độ học vấn, nghề nghiệp và thu nhập
Tần số (n) Tần suất (%)
Trình độ học vấn
Mù chữ
Tiểu học
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Cao đẳng/ Đại học
Sum
17
34
56
13
6
126
13,5 %
27 %
44,4 %
10,3 %
4,8 %
100%
Nghề nghiệp
Cán bộ viên chức
Công nhân
Nông dân
Nghề tự do
Không nghề nghiệp
Sum
6
11
11
76
22
126
4,8 %
8,7 %
8,7 %
60,3 %
17,5 %
100%
Thu nhập
Dưới một triệu
Từ 1 đến 3 triệu
Từ 3 đến 5 triệu
Trên 5 triệu
Sum
21
46
42
17
126
16,7 %
36,5 %
33,3 %
13,5 %
100%
Bảng 3. Phân tích tương quan giữa biến thu nhập, nghề nghiệp và trình độ học vấn
Spearman’s rho Nghề nghiệp
Thu nhập
hàng tháng
Trình độ học vấn
Nghề nghiệp
Correlation
Coefficient
1,000 -,605** -,123
Sig. (2-tailed) . 0,0001 0,171
N 126 126 126
Thu nhập hàng tháng
Correlation
Coefficient
-,605** 1,000 0,199*
Sig. (2-tailed) 0,0001 . 0,026
N 126 126 126
Trình độ học vấn
Correlation
Coefficient
-,123 0,199* 1,000
Sig. (2-tailed) 0,171 0,026 .
N 126 126 126
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
13
Từ Bảng 3, ta thấy có sự tương quan chặt chẽ giữa
biến nghề nghiệp và thu nhập hàng tháng (P-value
= 0,001), thu nhập hàng tháng và trình độ học vấn
(P value = 0,026). Từ kết quả của Bảng 3 và kết
quả mô tả số liệu ở Bảng 2, ta thấy đa số đối
tượng nghiên cứu có trình độ học vấn thấp và làm
nghề tự do (làm thuê, làm mướn và buôn bán tự
do). Các biến này có liên quan đến mức thu nhập
của bệnh nhân (theo Bảng 3). Trình độ học vấn
càng thấp và nghề nghiệp không ổn định thì mức
thu nhập sẽ thấp. Theo kết quả từ Bảng 2, có
53,2% bệnh nhân có thu nhập dưới 3 triệu đồng
trên tháng. Mức thu nhập thấp này gây ra nhiều
khó khăn cho qua trình điều trị lâu dài và suốt đời
của bệnh nhân.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, biến thu nhập có
mối liên hệ với biến mắc bệnh khác. Mối liên hệ
này được trình bày ở Bảng 4. Với bệnh nhân có
thu nhập dưới 1 triệu, thì tỉ lệ có mắc thêm bệnh
khác là 52,4%. Trong khi đó, trong nhóm bệnh
nhân có thu nhập trên 5 triệu, tỉ lệ mắc bệnh khác
chỉ chiếm 17,6%. Kết quả này cho thấy, nếu bệnh
nhân mắc thêm các bệnh khác thì điều này sẽ ảnh
hưởng đến thu nhập và làm giảm thu nhập của
bệnh nhân.
Bảng 4. Mối liên hệ giữa biến thu nhập và biến có bệnh khác
Có mắc bệnh khác
Không Có Tổng P-value
Thu nhập hàng tháng
Dưới một triệu
Từ 1 đến 3 triệu
Từ 3 đến 5 triệu
Trên 5 triệu
Mising value
10 (47,6%)
30 (66,7%)
28 (66,7%)
14 (82,3%)
1
11 (52,4%)
15 (33,3 %)
14 (33,3%)
3 (17,6%)
21 (100%)
45 (100%)
42 (100%)
17 (100%)
P = 0,04
3.3 Sự kì thị từ người thân, bạn bè
Tỉ lệ bệnh nhân HIV cho gia đình và bạn bè biết
về bệnh của mình được đánh giá ở Bảng 5 và các
biểu đồ ở Hình 1A và 1B. Ở đây, có 125 bệnh
nhân trả lời phỏng vấn và 1 bệnh nhân không trả
lời. Kết quả từ Bảng 5 cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân
cho người thân trong gia đình biết bệnh của mình
chiếm 89,7% chỉ có 10,3% bệnh nhân giấu bệnh
của mình với người thân. Trong khi đó, tỉ lệ bệnh
nhân cho bạn bè, đồng nghiệp biết về căn bệnh
của mình chỉ chiếm 35,7% và không cho biết
bệnh chiếm 64,3%. Từ tỉ lệ này cho thấy, sự lo
lắng giữ bí mật thông tin về bệnh của bệnh nhân
HIV còn cao. Điều này chứng tỏ sự kì thị đối với
bệnh nhân HIV trong xã hội vẫn tồn tại.
Bảng 5. Tỉ lệ bệnh nhân HIV cho người thân, bạn bè biết bệnh của mình
Không Có Tổng
Người thân biết bệnh 12 (10,3 %) 113 (89,7%) 125 (100%)
Bạn bè, đồng nghiệp biết bệnh 80 (64,3 %) 45 (35,7 %) 125 (100%)
Mising value 1
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
14
Hình 1A. Biểu đồ tần số cho biến người thân biết bệnh
Hình 1B. Biểu đồ tần số cho biến bạn bè, đồng nghiệp biết bệnh
Bảng 6. Mối liên hệ giữa biến đồng nghiệp, bạn bè biết bệnh và biến khoảng cách nơi ở
Khoảng cách nơi ở
Đồng nghiệp, bạn bè biết bệnh 1km-100 km 100 km-200 km Tổng P-value
Có
Không
Tổng
Missing value
43 (38,4 %)
69 (61,6 %)
112 (100 %)
6
0 (0%)
8 (100 %)
8 (100 %)
43
77
100%
0,029
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
15
Một kết quả khác trong nghiên cứu của chúng tôi
là có mối liên hệ giữa biến khoảng cách nơi ở và
biến cho bạn bè, đồng nghiệp biết bệnh. Kết quả
được trình bày ở Bảng 6. Trong số bệnh nhân đi
xa để làm ăn (khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm
khám bệnh từ 100 km-200 km) có 8 bệnh nhân và
tất cả các bệnh nhân này đều không cho bạn bè
xung quanh biết bệnh của mình.
3.4 Khó khăn về sự hỗ trợ từ gia đình
Sự hỗ trợ, đồng cảm từ người thân, gia đình có tác
động rất lớn trong quá trình điều trị của bệnh
nhân, giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị tốt hơn. Kết
quả này được trình bày ở Bảng 7.
Bảng 7. Yếu tố tác động từ gia đình được xét theo biến tuân thủ
Tuân thủ Không tuân thủ Tổng P-value
Sự nhắc nhở của người thân
Có
Không
Tổng
Mising value
25 (37,3%)
11 (20,7%)
36
5
43 (62,7%)
42 (79,3%)
85
68 (55,4%)
53 (44,6%)
100%
0,048
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Có gia đình
Li dị/Góa
Tổng
Mising value
2 (9,5%)
20 (48,8%)
14 (37,8 %)
36
5
21 (90,5%)
41 (51,2%)
23 (62,2%)
85
23 (19%)
61 (50,5%)
37 (30,5%)
100%
0,024
Trong nghiên cứu của chúng tôi, việc tuân thủ
điều trị ARV có mối liên quan với sự nhắc nhở từ
người thân (P value = 0,048) và tình trạng hôn
nhân (P value = 0,024). Trong nhóm những người
tuân thủ điều trị, tỉ lệ phần trăm bệnh nhân được
gia đình nhắc nhở chiếm 37,3% cao hơn so với
không được nhắc nhở là 20,7%. Tương tự như
vậy, trong nhóm những bệnh nhân có gia đình thì
tỉ lệ tuân thủ (48,8%) cao hơn so với nhóm bệnh
nhân độc thân (9,5%) hay li dị, góa (37,8%).
3.5 Sự chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ từ cơ sở y
tế
Một yếu tố khác tác động lớn đến việc điều trị của
bệnh nhân HIV là quá trình điều trị tại cơ sở y tế.
Để đánh giá các yếu tố tác động từ sự hỗ trợ của
cơ sở y tế trong quá trình điều trị bệnh của bệnh
nhân HIV, chúng tôi dựa vào 4 mức thang đánh
giá của các bệnh nhân với mức 1 là không quan
tâm, mức 2 là ít quan tâm, mức 3 là quan tâm và
mức 4 là rất quan tâm. Giá trị trung bình của các
sự hỗ trợ được trình bày ở Bảng 8.
Từ Bảng 8 ta thấy, bệnh nhân đánh giá cao sự hỗ
trợ từ trung tâm y tế về việc tuân thủ uống thuốc
ARV và chăm sóc sức khỏe trong quá trình điều
trị của họ với mức trung bình tương ứng là 3,95/4
và 3,85/4.
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
16
Bảng 8. Trung bình mức đánh giá của các yếu tố hỗ trợ từ gia đình, xã hội và cộng đồng
Trung bình 95% CI
Hỗ trợ từ trung tâm y tế về việc tuân thủ uống thuốc
ARV
3,95 (3,89;4,01)
Hỗ trợ từ trung tâm y tế về việc chăm sóc sức khỏe 3,85 (3,74;3,96)
4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
4.1 Kết luận
Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra những số liệu
thống kê nhằm đánh giá cụ thể hơn những khó
khăn của nhóm bệnh nhân kháng ARV bậc 1 trên
địa bàn tỉnh An Giang. Kết luận được rút ra là:
Sự tuân thủ điều trị ARV là yếu tố quan trọng
trong việc dẫn đến kháng thuốc của bệnh nhân.
Yếu tố nguy cơ này ảnh hưởng trực tiếp và có ý
nghĩa thống kê số tế bào CD4 tại thời điểm kháng
thuốc và thời gian kháng thuốc của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, sự nhắc nhở của người thân và tình
trạng hôn nhân của bệnh nhân có ảnh hưởng có ý
nghĩa thống kê trong việc tuân thủ điều trị ARV
của bệnh nhân.
Bệnh nhân HIV là đối tượng cần được điều trị lâu
dài và suốt đời. Tuy nhiên vấn đề khó khăn mà
hầu hết các bệnh nhân gặp phải là về tình trạng
kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với
bệnh nhân đã kháng thuốc ARV bậc 1. Nếu bệnh
nhân có mắc thêm các căn bệnh khác, thì tình
trạng thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Vấn đề về kinh tế, nghề nghiệp còn bị ảnh hưởng
bởi việc thời gian tái khám (1 tháng/ lần) đối với
bệnh nhân kháng thuốc ARV bậc 1 và quy định
chặt chẽ trong việc tuân thủ uống thuốc đúng giờ.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tình trạng kì thị
đối với bệnh nhân HIV vẫn còn nghiêm trọng.
Điều này làm ảnh hưởng lớn đến nơi ở của bệnh
nhân, sự lựa chọn việc làm và làm tác động đến
thu nhập kinh tế của bệnh nhân.
Sự hỗ trợ từ trung tâm y tế, sự tư vấn, quan tâm
chăm sóc bệnh nhân, hướng dẫn cách tuân thủ
điều trị có ảnh hưởng rất lớn trong quá trình điều
trị bệnh của bệnh nhân. Sự hỗ trợ này giúp bệnh
nhân ý thức được cách phòng bệnh và chữa bệnh
cho bản thân, đồng thời làm giảm sự lây lan trong
cộng đồng.
4.2 Những khuyến nghị
Với kết quả nghiên cứu như trên, chúng tôi đưa ra
một số khuyến nghị nhằm hỗ trợ cho những bệnh
nhân HIV đang gặp khó khăn trong việc kháng
ARV bậc 1 trên địa bàn tỉnh An Giang, cụ thể như
sau:
Cần phải quan tâm hơn nữa công tác tư vấn về
tuân thủ điều trị, thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra
kiến thức và việc thực hành giúp cho bệnh nhân
tuân thủ điều trị tốt hơn. Hoạt động này hướng
đến lâu dài và cần duy trì. Do đó, cần có sự đầu tư
về nhân lực và trình độ chuyên môn cho đội ngũ
này. Tuyên truyền không tự ý điều trị khi phát
hiện bệnh và hướng dẫn đến cơ sở điều trị để
được tư vấn đầy đủ trước khi bắt đầu điều trị
ARV. Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân, nên
có chế độ tư vấn tăng cường và biện pháp hỗ trợ
đối với những đối tượng độc thân, không có sự hỗ
trợ, nhắc nhở và quan tâm từ người thân.
Cần có sự hỗ trợ về kinh tế đối với bệnh nhân
HIV, đặc biệt là nhóm bệnh nhân có tiền sử kháng
với thuốc ARV. Đối với bệnh nhân HIV không có
việc làm hoặc mắc thêm các căn bệnh khác, Nhà
nước nên có chính sách hỗ trợ mua bảo hiểm y tế
cho các đối tượng này. Bên cạnh đó, nên xem xét
các đối tượng này vào chế độ của hộ nghèo hoặc
cận nghèo.
Tăng cường giáo dục hành vi nguy cơ về bệnh
HIV/AIDS tại trường học và cộng đồng. Bên cạnh
đó, cần có kế hoạch thông tin đến cộng đồng về
kết quả điều trị HIV hiện nay cũng như khả năng
lây truyền khi bệnh nhân được điều trị ARV. Giáo
dục rộng rãi trong cộng đồng thông điệp “Không
AGU International Journal of Sciences – 2020, Vol. 26 (3), 8 – 17
17
phát hiện = Không lây truyền” (Undetectable =
Untransmittable) (Bộ Y Tế, 2018a, 2018b;
UNAIDS, 2018). Nếu được điều trị ARV sớm,
hiệu quả và liên tục thì người sống chung với HIV
có thể sống lâu, khỏe mạnh, có con và không phải
lo lắng về việc lây truyền HIV cho bạn tình của họ
miễn là virus được ức chế. Với thông tin này, sự
kì thị từ cộng đồng đối với bệnh nhân HIV sẽ có
sự thay đổi tích cực.
Cần phải giữ bí mật thông tin của bệnh nhân ở cơ
sở y tế địa phương (nơi bệnh nhân sinh sống)
nhằm tránh sự kì thị. Đặc biệt vấn đề về bảo mật
thông tin của bệnh nhân cần phải được chú trọng
khi chuyển sang hình thức thanh toán bằng bảo
hiểm y tế.
Lời cảm tạ: Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân
thành cảm ơn đội ngũ y, bác sĩ tại phòng khám
ngoại trú HIV/AIDS của Bệnh viện Đa khoa trung
tâm An Giang. Cán bộ phòng khám đã nhiệt tình
hỗ trợ, giúp đỡ chúng tôi về chuyên môn và tạo
điều kiện thuận lợi trong quá trình thu thập số
liệu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hạnh Châu. (Ngày 30 tháng 11, 2018). Tăng
cường các hoạt động phòng, chống
HIV/AIDS. Báo An Giang, 5428, 10.
Bộ Y Tế - Cục phòng chống HIV/AIDS. (2017).
Báo cáo công tác phòng chống HIV/AIDS năm
2017 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. (số
1299). Hà Nội: Bộ Y tế.
Không lây nhiễm HIV qua đường tình dục nếu tải
lượng HIV dưới ngưỡng phát hiện. (Ngày 26
tháng 11, 2018). Hà Nội: Bộ Y Tế - Cục phòng
chống HIV/AIDS. Truy cập từ
nhiem-HIV-qua-duong-tinh-duc-neu-tai-
luong-HIV-duoi-nguong-phat-hien.
“Không phát hiện = Không lây truyền”- Sự kiện
quan trọng hưởng ứng Ngày Thế giới phòng,
chống AIDS. (Ngày 1 tháng 12, 2018). Hà Nội:
Bộ Y tế - Cục phòng chống HIV/AIDS. Truy
cập từ
kien-Khong-phat-hien-Khong-lay-truyen-Su-
kien-quan-trong-huong-ung-Ngay-The-gioi-
phong-chong-AIDS-01-12---Sao-chep.
Bộ Y tế - Cục phòng chống HIV/AIDS. (2017).
Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS.
(số 5418). Hà Nội: Bộ Y tế.
Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. (2012). Chiến lược quốc gia về phòng,
chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn
2030. (Số 608). Hà Nội: Văn phòng Chính
phủ.
Joint United Nations Programme on HIV/AIDS
(UNAIDS). (2018). Estimates and special
analysis. 1211 Geneva 27 Switzerland.
Nguyễn Thị Linh Giang. (Ngày 13 tháng 9, 2018).
Giải pháp thực hiện mục tiêu 90-90-90 trong
công tác phòng, chống HIV/AIDS. Học viện
Chính trị khu vực 3 - Tạp chí Cộng sản. Truy
cập từ
g-trinh-1125/2018/52274/Giai-phap-thuc-hien-
muc-tieu-909090-trong-cong-tac-phong-
chong.aspx
Nguyen, D.B., Do N.T., Shiraishi R.W., Le Y.N.,
Tran Q.H., Nguyen H., Struminger B.B.
(2013). Outcomes of antiretroviral therapy in
Vietnam: results from a national evaluation.
PLoS One, 8(2).
https://journals.plos.org/plosone/article?id=10
.1371/journal.pone.0055750
Tài liệu hướng dẫn tổng hợp về sử dụng thuốc
kháng virut sao chép ngược trong dự phòng và
điều trị nhiễm HIV. (Tháng 6, 2013). WHO.
Truy cập từ
Lieu/Detail/Huong-dan-tong-hop-ve-viec-su-
dung-thuoc-khang-vi-rut-sao-chep-nguoc-
trong-du-phong-va-dieu-tri-nhiem-HIV.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
danh_gia_ve_nhung_kho_khan_cua_benh_nhan_hivaids_khang_arv_b.pdf