Đánh giá về tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong giai đoạn 1989-2003

Từng bước xoá bỏ việc chỉ định đầu mối xuất khẩu, bỏ quota xuất khẩu, hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ lãi suất vốn vay khi cần thiết, bình ổn giá nội địa. Trường hợp xuất khẩu gạo sang những nước có cơ chế chỉ giao cho một tổ chức của nước đó độc quyền nhập khẩu gạo thì Bộ thơng mại có trách nhiệm lập phương án trình Thủ Tướng chính phủ để đàm phán, ký thoả thuận chính phủ và giao cho một hoặc một số Doanh nghiệp đầu mối ký hợp đồng cụ thể. Bộ thương mại và ban điều hành chịu trách nhiệm về việc phân giao chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng này cho các Doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo một cách công khai, công bằng. Trường hợp xuất khẩu gạo sang các nước tự do nhập khẩu gạo thì các Doanh nghiệp đầu mối được chủ động ký hợp đồng bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng qua công ty nước thứ ba qua hạn ngạch được giao và khung giá chỉ đạo của Bộ thơng mại. Đối với gạo xuất khẩu theo kế hoạch trả nợ và thanh toán hàng nhập khẩu của Chính Phủ thì cần được thực hiện theo cơ chế đấu thầu. Trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì giao cho Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ tài chính và Bộ Thương mại xem xét phân phối cho các Doanh nghiệp đầu mối thực hiện tổng ngạch đã giao cho các địa phơng, Doanh nghiệp. Khoản chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá trúng thầu hoặc giá phân cho đơn vị đầu mối thực hiện được nhập vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu gạo.

doc65 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá về tình hình xuất khẩu gạo ở Việt Nam trong giai đoạn 1989-2003, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ ngoài việc sản xuất lúa gạo ra họ không còn có cách nào khác để kiếm sống trên mảnh đất của mình và đây cũng là vấn đề cần quan tâm và đáng chú ý đối với Đảng và Nhà nước để định hướng cho việc phát triển kinh tế đất nước trên con đường đổi mới của mình. Như vậy mô hình hàm cung về sản lượng có thể loại biến ZX(-1) ra khỏi mô hình và mô hình lúc này như sau: S_LUONG = B1 + B2* D_TICH + ui ============================= LS // Dependent Variable is S_LUONG Date: 05/13/01 Time: 01:10 Sample: 1991 2001 Included observations: 12 ------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D_TICH 7.453819 0.322747 23.09493 0.0000 C -25895.74 2204.543 -11.74653 0.0000 -------------------------------------------------------------------------------------R-squared 0.981597 Mean dependent var 24823.33 Adjusted R-squared 0.979756 S.D. dependent var 4689.358 S.E. of regression 667.2056 Akaike info criterion 13.15721 Sum squared resid 4451633. Schwarz criterion 13.23803 Log likelihood -93.97051 F-statistic 533.3756 Durbin-Watson stat 1.164572 Prob(F-statistic) 0.000000 ------------------------------------------------------------------------------------- Theo mô hình này thì ta thấy xét về ý nghĩa của các hệ số trong mô hình thì cả về lý thuyết kinh tế lẫn lý thuyết thông kê đều có ý nghĩa nó biểu hiện như sau: Mô hình cho thấy giữa tỷ số t và giá trị Prob đều cho rằng diện tích có tác động đến (ảnh hưởng) đến sản lượng sản xuất lúa gạo Mô hình còn cho biết rõ hơn là khi mà diện tích tăng lên một ha thì sản lượng tăng là 7,453819 tạ như vậy con số này phù hợp với hiện thực đối với việc sản xuất lúa hiện nay ở nước ta. Vậy phương trình ước lượng là S_LUONG = - 25895,74 + 7,453819*D_TICH (*) Như vậy việc đánh giá về sản xuất lúa gạo ở nước ta hiện nay có thể dùng mô hình (*) để đánh giá. 2. Mô hình hàm câù về sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam: Mô hình hàm cầu về sản lượng gạo xuất khẩu phụ thuộc vào giá gạo xuất khẩu và tỷ giá hồi đoái và để chứng tỏ điều này chúng ta xét mô hình sau: Mô hình bao gồm các biến sản lượng gạo xuất khẩu (SL_XKHAU) là biến phụ thuộc và các biến tỷ giá hối đoái (EXCH) và giá gạo xuất khẩu trung bình của Việt Nam (ZX) là hai biến giải thích trong mô hình và kết quả ước lượng bằng EVIEWS như sau: Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 04/01/05 Time: 14:26 Sample: 1989 2003 Included observations: 15 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. ZX 7.592557 4.952351 1.533122 0.1512 EXCH 0.266799 0.055359 4.819430 0.0004 C -1989.627 1314.444 -1.513665 0.1560 R-squared 0.672091 Mean dependent var 2706.613 Adjusted R-squared 0.617440 S.D. dependent var 1112.692 S.E. of regression 688.2163 Akaike info criterion 16.08294 Sum squared resid 5683701. Schwarz criterion 16.22455 Log likelihood -117.6220 F-statistic 12.29777 Durbin-Watson stat 1.311075 Prob(F-statistic) 0.001243 Nhờ kết quả mô hình ta thấy giá gạo xuất khẩu của Việt Nam không có ảnh hưởng gì đến số lượng gạo xuất khẩu điều này nói nên rằng người nông dân sản xuất lúa gạo không có một kỳ vọng nào cho tương lai mà thực chất có thể giá của thời kỳ trước đó lại có tác động lớn đối với sản lượng gạo xuất khẩu của ta và đây cũng là lý vấn đề cần phải quan tâm đối với những người thực chất làm ra hạt gạo. Chúng ta có thể xem lại mô hình trên bằng mô hình sau: SL_XKHAU = B1 + B2 * EXCH +B3 * ZX +ui Bằng EVIEWS ta có kết quả ớc lượng như sau: ============================== Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 04/01/05 Time: 14:35 Sample(adjusted): 1990 2003 Included observations: 14 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. ZX(-1) 14.65786 3.433104 4.269564 0.0013 EXCH 0.301022 0.046177 6.518945 0.0000 C -4034.735 946.3386 -4.263522 0.0013 R-squared 0.847591 Mean dependent var 2799.586 Adjusted R-squared 0.819880 S.D. dependent var 1092.561 S.E. of regression 463.6885 Akaike info criterion 15.30371 Sum squared resid 2365077. Schwarz criterion 15.44065 Log likelihood -104.1260 F-statistic 30.58711 Durbin-Watson stat 1.787449 Prob(F-statistic) 0.000032 Theo kết quả ước lượng thì thực chất giá gạo ở thời tỳ t -1 đã ảnh hưởng một cách có ý nghĩa đỗi với sản lượng gạo xuất khẩu và tỷ giá hối đoái cũng có tác động tương tự. Qua các hệ số ở mô hình thì thực tế TY_GIA cũng nh ZX tác động một cách có ý nghĩa đối với SL_XKHAU và bằng một số kiểm định đối với dạng hàm, cũng như tương quan chuỗi, phương sai, tính chuẩn, và tính dừng của các biến trong mô hình kết quả này được thể hiện trong phụ lục 1,2,3,4,5,6 thì thấy mô hình là hợp lý. Như vậy mô hình hàm cầu về sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta là: SL_XKHAU = 4034.735 + 14.6578*ZX(-1) + 0.30122*EXCH (**) Vậy qua việc phân tích và xây dựng mô hình hàm cung về sản lượng gạo sản xuất cũng như mô hình hàm cầu về sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta thì có thể đa ra các mô hình có thể dùng để phân tích đối với một số chính sách phát triển trong tương lai như sau: + Mô hình hàm cung về sản lượng sản xuất lúa gạo là: S_LUONG = - 25895,74 + 7,453819*D_TICH (*) + Mô hình hàm cầu về sản lượng xuất khẩu là: SL_XKHAU = 4034.735 + 14.65786*ZX(-1) + 0.301022*EXCH (**) III. Phương hướng và một số biện pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của nước ta giao đoạn 2005 - 2010 Qua phân tích thực trạng, những tồn tại, nguyên nhân của những tồn tại và qua việc xây dựng mô hình thì việc định hướng cung như các giải pháp cho sự phát triển kinh tế nói chung và cho ngành nông nghiệp nói riêng đặc biệt là lúa nước là rất quan trọng và chúng ta đi nghiện cứu về vấn đề này. 1. Định hướng chiến lược cho sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta trong thời gian tới. 1.1. Định hướng về sản xuất . + Tăng cường thân canh tăng năng suất lúa gạo, kết hợp với khai hoang, tăng vụ ở những nơi có điều kiện. Trong đó thâm canh tăng năng suất lúa là hướng chủ yếu, lâu dài. Định hướng này xuyên suốt trong quá trình phát triển sản xuất lúa gạo ở nước ta không chỉ trong thời gian trước mắt mà còn về lâu dài. Định hướng này cho phép chúng ta đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, vừa tăng gia được sản lượng gạo xuất khẩu, vừa có thể chuyển được một số diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang sản xuất một số mặt hàng khác + Đa dạng hoá sản xuất lúa gạo. Định hướng này được hiểu là đa dạng hoá chủng loại gạo các loại gạo thông thường, các loại gạo đặc sản cao cấp, đa dạng hoá các giống lúa gạo, đa dạng hoá nguồn sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu, với các loại lúa gạo thông thường có thể quy vùng sản xuất lúa gạo. Nhưng đa dạng hoá phải được căn cứ vào nhu cầu của thị trường, trên cơ sở nhu cầu của thị trường quốc tế để bố trí sản xuất lúa gạo. + Tích cực ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để vừa tăng năng suất và sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, vừa không ngừng nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, vừa bảo vệ được môi trường sinh thái. Như vậy nếu quán triệt được các mục tiêu trên nước ta có thể sản xuất và xuất khẩu được mức cao hơn hiệu tại và có thể tìm được một số thị trường ổn định hơn tạo đà cho sự phát triển của ngành nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. 1.2. Định hướng về xuất khẩu gạo. Trong khâu xuất khẩu cần phát triển theo những hướng sau: + Đa dạng hoá chủng loại gạo xuất khẩu đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường gạo thế giới ; nói đa dạng hoá chủng loại, cấp loại không có nghĩa là càng nhiều chủng loại, càng nhiều cấp loại càng tốt mà sự đa dạng đó cũng phải tuân theo nhu cầu của thị trường. Sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách cho dù đó là yêu cầu loại gì ? cấp loại nào ? quy mô lớn hay nhỏ ?. Ngoài ra nói đa dạng hoá xuất khẩu chủng loại gạo cấp loại gạo nhưng phải theo hướng tăng dần tỷ trọng gạo đặc sản chất lượng cao, gạo có cấp loại cao trong tổng lượng gạo xuất khẩu của nước ta. + Đa dạng hoá thị trường tiêu thụ gạo, trong đó chú ý đến những thị trường tương đối ổn định về số lượng và chất lượng gạo xuất khẩu. Cần coi trọng những thị trường chiến lược và có những ưu tiên nhất định đối với khách hàng truyền thống. Với những thị trường không ổn định, cần coi đó là thị trường thời cơ để có chính sách, hệ thống tổ chức thích hợp nhằm sẵn sàng chiếm lĩnh khi có cơ hội. + Đa dạng hoá các hình thức tổ chức tham gia xuất khẩu gạo để có thể đáp ứng được nhu cầu mọi lúc, mọi nơi, quy mô lớn hay nhỏ của khách hàng. Như vậy hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo và cơ chế quản lý vĩ mô cần vừa có doanh nghiệp chủ đạo, vừa có doanh nghiệp hỗ trợ, vừa có cơ chế cứng vừa có cơ chế mền để hệ thống này hoạt động một cách linh hoạt, thích ứng kịp thời những biến động của thị trường. Vấn đề là cần có sự phân chia, phân cấp thị trường cho các loại hình xuất khẩu gạo một cách hợp lý. 1.3. Định hướng về thị trường xuất khẩu gạo. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam ngày càng được mở rộng. Thời gian đầu, gạo của nước ta thường phải bán qua trung gian, thị trường không ổn định. Đến năm 1992, gạo Việt Nam đã xuất sang trên 20 nước, năm 1994 và 1995 đã xuất trên 50 nước và đến nay đã có mặt trên 80 nước và có mặt ở cả 5 châu lục. Trong thời gian tới, định hướng về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam như sau: + Thị trường ASEAN: Đây là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của các nước này khoảng 600 tỷ USD, trong đó buôn bán giữa các nước trong khối chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch. Gần 1/3 kim ngạch xuất khẩu của nước ta là vào các nước ASEAN. Mặt hàng gạo của Việt Nam gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với gạo Thái Lan. Tuy nhiên, tại thị trường này, ta vẫn có được những nước nhập khẩu lớn, ổn định. + Thị trường Trung Quốc: Đây là một thị trường rộng lớn. Các mặt hàng chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc là dầu thô, cao su, rau quả, hải sản, than đá và các loại quặng kim loại. Riêng về mặt xuất khẩu gạo sang Trung Quốc gặp nhiều khó khăn do có sự đồng nhất về mùa màng. Những năm phía bắc bị mất mùa thì các địa phương ở phía nam Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng tương tự khi đó nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc là rất lớn. Do đó trong chiến lược xuất khẩu gạo thì chúng ta cần có những bước đi thích hợp để có thể xuất khẩu sang thị trường này. + Thị trường Nhật Bản: Nhật đứng vị trí số một trong các bạn hàng của Việt Nam hiện nay, Nhật đã và đang có những thay đổi trong chiến lược hợp tác và đầu tư với Việt Nam. Do đó khi Nhật giảm dần mức bảo hộ đối với mặt hàng nông sản này thì đòi hỏi các Doanh nghiệp Việt Nam cần phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm thì mới có thể thâm nhập được vào thị trường này. + Thị trường các nước SNG và Đông Âu: Đây là thị trường truyền thống của Việt Nam nhưng từ khi Liên Xô và Các nước XHCN sụp đổ thì xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này giảm hẳn. Tuy nhiên các nước này đang dần ổn định lại, mở ra tiềm năng lớn để phát triển quan hệ buôn bán giữa Việt Nam với các nước này. Đặc biệt là buôn bán với Nga là rất lớn. Do vậy Việt Nam cần phải chủ động và xây dựng lại các mối quan hệ bạn hàng để xuất khẩu các mặt hàng truyền thống. + Thị Trường EU: Đây là thị trường xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới chiếm 39% kim ngạch buôn bán toàn cầu. Đối với thị trường này các Doanh nghiệp Việt Nam cần phải thực sự năng động, tìm hiểu thật kỹ đảm bảo chất lượng hàng hoá và điều kiện quan trọng nhất là phải bảo đảm được chữ tín trong quan hệ buôn bán, từng bước xuất khẩu trực tiếp gạo vào thị trường EU khi một số nước Đông Âu gia nhập thị trường này. + Thị trường Mỹ: Là thị trường lớn nhất thế giới. Kim ngạch xuất khẩu chiếm 14% tổng kim ngạch toàn cầu. Từ khi Mỹ rỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam thì quan hệ ngoại giao được thiết lập nhất là việc Hiệp định thương mại được ký giữa hai nước thì đó là cơ hội cho các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam tìm kiếm và mở rộng thị trường. + Thị trường Tây á, Trung Cận Đông và châu Phi: Đây là thị trường rất lớn, có thể chia khu vực này thành 3 nhóm nước ấn Độ: Đây là thị trường lớn giầu tiềm năng, tuy nhiên quan hệ thương mại giữa Việt Nam và ấn Độ còn nhiều hạn chế. Kim ngạch buôn bán mỗi năm chưa vợt quá 100 triệu USD, chủ yếu là trả nợ. Đây vừa là thị trường lớn vừa là đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trong chiến lược xuất khẩu gạo, đặc biệt là các loại gạo cấp cao. Trung Cận Đông: Đây là những nước giầu, có nhu cầu cũng như khả năng thanh toán trong giao dịch thương mại quốc tế. Tuy nhiên, ta cha hiểu biết nhiều về thị trường này. Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam và các nước Trung Cận Đông chưa đáng kể. Bước đầu, gạo của ta đã có chỗ đứng và ưa dùng tại Iran, Irăc... Thị trường châu Phi: Đây cũng là thị trường có nhu cầu lớn nhưng khả năng thanh toán vị hạn chế, mặt khác lại luôn xảy ra các xung đột phe phái, sắc tộc. Gần 2/3 lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đều bán qua trung gian, bị chi phối điều tiết bởi nhiều nước và các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên khu vực Tây á, Trung Cận Đông và Châu Phi vẫn là khu vực thị trường đầy hứa hẹn với các nhà xuất khẩu gạo. Việc khai thác thị trường này trong thời gian gần đây đã đem lại những kết quả khả quan. 2. Một số biện pháp chủ yếu đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo ở nước ta trong giai đoạn 2005 - 2010 Xuất khẩu là một mục tiêu quan trọng, tạo điều kiện cho các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá và nhanh chóng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, xúc tiến xuất khẩu cũng là tiền đề quan trọng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng, chủ động về vốn trong hoạt động đối ngoại. Với ý nghĩa đó, xuất khẩu cần được coi là "mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với mục tiêu phát triển kinh tế, đồng thời là khâu chủ yếu của toàn bộ nền kinh tế đối ngoại" (Văn kiện đại hội Đảng lần thứ VI). Do tầm quan trọng của xuất khẩu gạo, mọi hoạt động kinh tế của đất nước đều phải nhằm phục vụ cho chiến lược xuất khẩu, mặt khác để xuất khẩu hàng hoá nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng ở Việt Nam cũng như nhiều nước khãc luôn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hình thành hệ thống các biện pháp đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trở thành công cụ quan trọng nhất để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. Trên cơ sở này, tôi xin đề xuất một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu ở nước ta A). Các biện pháp vĩ mô 1. Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động kinh tế chủ yếu được điều tiết bởi cơ chế thị trường. Do vậy để xuất khẩu gạo đạt được hiệu quả cao cần phải thực hiện quy hoạch sản xuất lúa gạo cho xuất khẩu nhằm + Nếu không quy hoạch thì sẽ tạo ra sự sản xuất lúa gạo tràn lan nên có loại gạo sản xuất thừa, có loại thiếu làm giảm hiệu quả sản xuất và xuất khẩu + Chủ động tạo nguồn hàng làm cơ sở để ký các hợp đồng xuất khẩu gạo đáp ứng nhu cầu của từng thị trường cụ thể cả về số lượng, chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu và là công cụ cạnh tranh nâng cao chữ "tín" với khách hàng quốc tế. + Quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo là điều kiện để Nhà nước giao và quản lý hạn ngạch xuất khẩu gạo tránh tình trạng mua bán vòng vèo gây rối loạn tình tình kinh tế trong nước và tạo điều kiện để Nhà nước phân cấp thị trường cho các Doanh nghiệp xuất khẩu và có hướng đầu tư đúng đắn và triển khai các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất . + Quy hoạch vùng sản xuất gạo xuất khẩu đảm bảo sự phối hợp đồng bộ các hoạt động sản xuất, chế biến, bảo quản vận chuyển từ người sản xuất đến cảng xuất khẩu góp phần giảm chi phí và tăng cường khả năng cạnh tranh trong thương trường quốc tế. Đương nhiên việc quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu phải đảm bảo cho sản phẩm đầu ra tiêu thụ được nhanh chóng với mức giá có lợi. Đó là điều quan trọng có tính quyết định cho việc thực thi các phương án quy hoạch đã được xây dựng. Về tiến hành quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu, nên đi theo một số hướng cụ thể sau. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long Đây là vùng lúa trọng điểm số một của nước ta. Trong tương lai đây vẫn là vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu chủ yếu. Vùng này nên quy hoạch phát triển sản xuất lúa gạo có chất lượng tốt, khối lượng xuất khẩu tốt. Tuy nhiên, dù là vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu loại nào, đều phải phấn đấu trước hết về mặt chất lượng. Để nâng cao phẩm cấp gạo xuất khẩu, cần chú ý quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng từ sản xuất đến chế biến lúa gạo. Ngoài ra ở vùng này nên tiến hành khu vực hoá một số giống lúa chất lượng cao có thể nhập nội. Từng bước tăng dần, tỷ lệ gạo xuất khẩu chất lượng cao và một phần lúa đặc sản nh Làng Hương, Chợ Đào... trong cơ cấu gạo xuất khẩu của vùng này. Đối với đồng bằng sông hồng Đây là vùng lúa trọng điểm thứ hai của nước ta. Tuy nhiên, vùng này có những mặt hạn chế về số lượng gạo xuất khẩu do đất chật, người đông, đất canh tác lúa không được bổ sung độ phì nhiêu tự nhiên hàng năm như Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhưng vùng này lại có ưu thế về chất đất, nguồn nước, thời tiết khí hậu rất thuận lợi cho phát triển các giống lúa đặc sản chất lượng cao như Tám Thơm, Lúa Dự. Đó là các sản phẩm có thể nhanh chóng chiếm lĩnh được các thị trường gạo thế giới, trước hết là những nước phát triển Bắc Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản và các nước Nics. Đồng thời đó cũng là loại gạo có thể thu được lượng ngoại tệ khá cao trên đơn vị diện tích. Mỗi tỉnh mỗi huyện trong vùng cần quy hoạch từng tiểu vùng, từng huyện, từng xã phục hồi lại các giống lúa truyền thống có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra cũng cần tiến hành thí điểm khu vực các giống lúa nội có chất lượng cao và gồm có năng suất khá ở một số nước trong khu vực. Điều đó làm phong phú thêm chủng loại gạo cao cấp cho xuất khẩu, khai thác tốt hơn lợi thế của vùng này trong sản xuất và xuất khẩu gạo. Đối với các vùng khác Nhìn chung những vùng này không có nhiều tiềm năng về xuất khẩu gạo vì các vùng này diện tích ít, năng suất thấp thường bị thiếu lương thực. Đối với những vùng này cố gắng phấn đấu sản xuất để có thể tự túc được nhu cầu lương thực, góp phần tích cực đảm bảo bền vững yêu cầu an ninh lương thực quốc gia. 2. Nâng cao hiệu quả các nguồn đầu vào cho sản xuất lúa gạo Đảm bảo đủ giống tốt và các biện pháp canh tác tiên tiến cho sản xuất Đầu tư cho lĩnh vực khoa học, tập chung nỗ lực lựa chọn lai tạo, nhân giống mới chất lượng cao để đảm bảo cung cấp đầy đủ cho các vùng sản xuất lúa hàng hoá. Hướng dẫn quy trình canh tác mới có năng suất cao đảm bảo sự phát triển tốt của cây lúa để có được sản phẩm có chất lượng sau mỗi vụ thu hoạch Nhà nước phải duy trì quỹ quốc gia giống dự phòng khoảng 10% nhu cầu giống cả năm Bảo đảm đủ phân bón hoá học, thuốc trừ sâu bệnh và máy móc nông nghiệp cho sản xuất Nhu cầu phân bón hoá học và thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng của các nước rất lớn. Hàng năm, từ 1996 trở đi cần khoảng 1,4 đến 2 triệu tấn ure 1 đến 2 triệu tấn phân lân, 50 đến 100 tấn kali và 25 đến 30 triệu USD thuốc trừ sâu bệnh hại cây trồng. Hiện nay, các loại vật tư phân bón cho sản xuất lương thực vẫn còn dựa vào nhập khẩu là chính. Vì vậy, Nhà nước cần cải tiến hơn nữa hệ thống cung ứng này. Chính phủ nên giao cho một hoặc một vài doanh nghiệp và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này đủ sức kinh doanh cung ứng toàn bộ vật tư phân bón, nhằm thường xuyên bảo đảm ổn định cung cầu và bình ổn giá phân trong cả nước. 3. Đầu tư cải tiến công nghệ sau thu hoạch nâng cao phẩm cấp và chất lượng gạo xuất khẩu Công nghệ sau thu hoạch là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng gạo, từ đó ảnh hưởng đến giá cả và sức mua của mặt hàng này trên thị trường. Chính vì vậy việc cải tiến công nghệ sau thu hoạch là đặc điểm quan trọng để nâng cao giá trị xuất khẩu và để giảm tổn thất sau thu hoạch của mặt hàng gạo. Để thực hiện điều này, cần tập trung khắc phục những nguyên nhân gây ra trong các khâu phơi sấy, bảo quản, xay xát lúa gạo và như vậy cần thành lập các xí nghiệp xay xát lớn và các cơ sở kho lắp đặt hệ thống máy sấy do nước ngoài sản xuất. Tuy nhiên, các thiết bị sấy nhập vào Việt Nam chưa thật sự phù hợp do giá thành cao, sử dụng quá nhiều nguyên liệu đắt, do đó một mặt nhập công nghệ sấy hiện đại, mặt khác hoàn thiện, phát triển nhân rộng một số mô hình thiết bị sấy có quy mô phù hợp, sử dụng các nguyên liệu sẵn có ở địa phương (như rơm, tre, nứa...) đã được kiểm chứng trong thực tế. Hệ thống sấy này do viện nghiên cứu công nghệ trong nước kết hợp với một số đơn vị khác chế tạo. Còn về kho chứa thì hiện nay hệ thống kho chứa không thiếu nhưng bố trí chưa hợp lý và nhiều kho chưa đạt tiêu chuẩn do vậy nên chăng một mặt xắp xếp lại hệ thống kho trữ hiện nay cho phù hợp với sản xuất lúa gạo của từng vùng mặt khác có thể thanh lý loại bỏ những kho không đặt tiêu chuẩn và xây dựng thêm một số kho mới, hiện đại ở một số nơi trọng điểm. Tạo điều kiện thuận lợi cho cất giữ, bảo quản lúa gạo để cung cấp trong nước và xuất khẩu. Về bảo quản, áp dụng công nghệ bảo quản kín gạo xát trắng, gạo lật bằng cách sử dụng màng PVC trong môi trường khí CO2 hoặc khí N2 trong các kho dự trữ quốc gia và dự trữ kinh doanh, áp dụng công nghệ bảo quản mát thóc gạo ở một số kho dự trữ quốc gia hiện đại công nghệ này đòi hỏi vốn đầu tư tương đối nhiều, sản xuất và áp dụng một số chế phẩm vi sinh vật, các chế phẩm từ thực vật có tác dụng diệt côn trùng mà không gây độc hại cho người và gia xúc, không làm nhiễm bẩn môi trường để bảo quản lương thực trong kho tập trung và phương tiện cất giữ ở gia đình. Về công nghệ xay xát, nâng cấp hệ thống xay xát hiện có, xây dựng thêm hệ thống xay xát mới, đánh bóng tách hạt mầu để nâng cao phẩm cấp gạo, đặc biệt ở các vùng chuyên canh xuất khẩu nằm trong quy hoạch, cần bổ sung vào các thiết bị hiện có những máy phân loại. Chú trọng tuyển chọn và trang bị cho nông thôn những máy xay xát nhỏ có công suốt tốt, phục vụ cho nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và các cơ sở tái chế để xuất khẩu. 4. Các biện pháp mở rộng thị trường xuất khẩu gạo ở Việt Nam 4.1. Các biện pháp để thích ứng với thị trường Thị trường gạo tiêu thụ nhìn chung không ổn định cả về khách hàng và lượng hàng. Thực tế một số nước nhập khẩu cũng chính là nước sản xuất như chưa tự túc được lương thực. Như vậy để nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo cần nâng cao khả năng thích ứng với những biến động của thị trường thế giới. Để làm được như vậy cần phải + Kết hợp chuyên môn hoá và đa dạng hoá các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo về loại hình Doanh nghiệp, quy mô Doanh nghiệp. + Cần có cơ chế mền trong quản lý và giao hạn ngạch xuất khẩu gạo cho các Doanh nghiệp đồng thời cần có cơ chế quản lý và giám sát chặt chẽ xuất khẩu gạo tiểu ngạch qua các nước láng giềng. + Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để nắm bắt kịp thời nhu cầu gạo, đồng thời không bị khách ép giá + Quan hệ chính trị đối ngoại cần đi trước một bước để tạo điều kiện thâm nhập và mở rộng thị trường. Trong thời gian tới cần phát huy theo hướng này để mởi rộng thị trường nhất là thị trường châu Phi. 4.2. Các biện pháp chống tranh giành bán gạo ở thị trường thế giới. Để chống tranh giành bán gạo ở thị trường thế giới cần phải: + Phân đoạn thị trường theo khu vực cho một số đầu mối xuất khẩu gạo lớn. Biện pháp này nhằm tạo hướng chuyên sâu về thị trường khu vực cho các Doanh nghiệp, đồng thời tránh được sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp trong nước làm thiệt hại đến lợi ích quốc gia. + Cơ chế quản lý giá xuất khẩu gạo hợp lý. Ví dụ: chỉ cần giấy phép xuất khẩu cho những hợp đồng với giá bán cho phép. + Tăng cường các thoả thuận xuất khẩu gạo cho các nước ở cấp chính phủ. Sự phân bổ hạn ngạch hàng năm cần hướng vào các thoả thuận này. 4.3. Nâng cao khả năng cạnh tranh trong xuất khẩu Để tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường gạo thế giới, cần tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trước hết là những giải pháp cấp bách và thiết thực sau đây: + Không ngừng nâng cao chất lượng gạo. Muốn vậy phải hoàn thiện ngay từ khâu lai tạo giống lúa, xác định cơ cấu giống lùa phù hợp với nhu cầu thị trường. Tiếp đó cần hoàn chỉnh cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ sau thu hoạch. Hơn nữa cần nâng cao tỷ trọng các loại gạo cấp cao và đặc sản. Điều này có liên quan đến vấn đề quy hoạch vùng sản xuất lúa gạo trồng lúa đặc sản. + Về quan hệ đối ngoại cần tăng cường hợp tác với các nước xuất khẩu gạo, trước hết là Thái Lan, tăng cường với các nước viện trợ gạo theo chương trình của cộng đồng quốc tế, tăng cường quan hệ với các nước trung tâm tài chính quốc tế đẩy mạnh xuất khẩu gạo trực tiếp, đa phương hoá các hình thức như các thoả thuận xuất khẩu dài hạn, tín dụng xuất khẩu, đấu thầu xuất khẩu. Cùng với sự phát triển kinh tế, tiềm lực tài chính của nước ta sẽ ngày càng lớn mạnh, theo đà đó cần tăng cường trợ cấp cho xuất khẩu gạo. Có thể trong một vài thập kỷ tới, ý nghĩa của việc xuất khẩu gạo để thu ngoại tệ về tỷ trọng sẽ giảm dần, nhưng ý nghĩa về tạo công ăn việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động vẫn không bị suy giảm. Đồng thời, khi một số lợi thế về sản xuất và xuất khẩu gạo của nước ta bị giảm dần, thì khi đó biện pháp trợ cấp xuất khẩu gạo sẽ phải tăng dần lên về mức độ. Tình hình đó cần được lường trước ngay từ bây giờ để có thể định hướng phát triển thích hợp. 5. Hoàn thiện hệ thống chính sách khuyến khích xuất khẩu gạo 5.1. Chính sách thuế xuất khẩu Thuế xuất khẩu có tác động mạnh đến việc khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu. Trong bối cảnh Đảng và Nhà nước ta đang có chủ trương giảm thuế nông nghiệp nhằm khuyến khích nông dân, việc đánh thuế xuất khẩu gạo sẽ làm giảm giá bán thóc của nông dân ở thị trường nội địa. Như vậy vô hình dung chúng ta đang thưc thi hai chính sách triệt tiêu động lực của nhau. Hơn nữa việc đánh thuế như vậy không thể chuyển cho người tiêu dùng nước ngoài gánh chịu như thuế nội địa, như thế nó làm giảm lợi thế cạnh tranh của người sản xuất gạo. Như vậy cần đánh giá lại cái được cái mất của chính sách đánh thuế xuất khẩu gạo. Từ thực tế đó, chúng ta thấy Nhà nước giảm thuế xuất khẩu gạo từ 3% năm 1996 xuống 1% năm 1997 và hiện nay là 0% là một quyết định hợp lý. 5.2. Tăng cường tín dụng ưu đãi, bảo trợ sản xuất và xuất khẩu gạo ý nghĩa của việc giải pháp: Trong các hình thức hỗ trợ nông dân thì hình thức tín dụng vốn có ưu điểm hơn cả. Do tính chất bắt buộc phải hoàn trả vốn, nên buộc người vay phải năng động, sáng tạo tìm cách để kinh doanh đạt hiệu qủa cao, khác với các khoản trợ cấp cho không, người được trợ cấp thường có thói quen ỷ lại, do đó đầu tư sử dụng tiền không hiệu quả. Hỗ trợ nông dân dưới hình thức tín dụng vốn sẽ góp phần xoá bỏ thói quen trông chờ vào Nhà nước theo kiểu tập trung bao cấp, sản xuất lúa gạo phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, thường phải chịu rủ ro bất khả kháng. Trong tình hình đó,việc thực thi chính sách bảo chợ cho sản xuất và xuất khẩu gạo là cần thiết. Bảo trợ sản xuất giúp cho sản xuất ổn định và là cơ sở để đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu. Bảo trợ cho khâu xuất khẩu giúp cho các Doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân, đảm bảo cho sản xuất không bị suy giảm ở vụ sau, năm sau. 5.2.1. Trong sản xuất Lãi suất tín dụng cho nông dân vay vốn sản xuất hiện nay còn quá cao, mặt khác không phải người dân nào cũng vay được vốn tín dụng vì còn nhiều thủ tục phiền hà, tiêu cực xung quanh việc vay vốn. Do vậy, cần giảm bớt các thủ tục nhằm đảm bảo cho nông dân vay vốn một cách dễ dàng, với lãi suất thấp. Khi thị trường vốn đã phát triển, sẽ có nhiều vốn tín dụng hơn tham gia thị trường vốn. theo luật cạnh tranh với tính tự do ngày càng cao dẫn đến giảm bớt sự áp đặt, lãi suất sẽ giảm dần. Đối với các vùng được quy hoạch sản xuất gạo xuất khẩu, cần xây dựng các dự án cụ thể để có thể thực hiện cho vay theo dự án với quy mô tương đối lớn. Cho vay theo dự án được tiến hành đồng bộ (giống thuỷ lợi, bảo vệ thực vật) nhờ đó các dự án sản xuất gạo xuất khẩu (kể cả gạo đặc sản có thể mau chóng được triển khai). Trong tương lại, để tăng thêm nguồn vốn vay đến hộ nông dân, Nhà nước cần có quy chế buộc các ngân hàng thơng mại phải dành một tỷ lệ vốn vay cho nông nghiệp. Ngân hàng nào không đầu tư cho nông nghiệp được thì phải uỷ thác cho ngân hàng nông nghiệp vay lại để cho nông dân vay. Đương nhiên, phần tiền cho nông dân vay với lãi suất ưu đã thoả đáng. 5.2.2. Trong xuất khẩu Việc cấp vốn cho xuất khẩu gạo qua tín dụng ưu đãi là khâu quyết định, tạo năng lực sản xuất mới và ổn định hơn. Tuy nhiên, toàn bộ chu kỳ sản xuất - xuất khẩu gạo sẽ không đạt hiệu quả nếu khâu xuất khẩu bị chục trặc. Để thúc đẩy xuất khẩu gạo cũng rất cần có chế độ tín dụng ưu đãi, nhằm cung cấp vốn lưu động đủ số lượng, đúng thời hạn cho các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Sự hỗ trợ vốn lưu động cho các Doanh nghiệp mua dự trữ thóc đứng về toàn cục cũng rất có lợi như. Thứ nhất: Tăng mức cầu tại thị trường nội địa, ổn định giá thóc theo hướng có lợi cho nông dân. Đó là cơ sở ổn định giá thóc gạo xuất khẩu. Thứ hại: Giúp cho các Doanh nghiệp có gạo để dự trữ trong kho, chủ động đàm phán với khách hàng vào thời điểm giá cả có lợi nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia và Doanh nghiệp. Cần tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp như: Đơn giản hoá thủ tục vay vốn, cho phép thuế chấp bằng hàng hoá, dùng quỹ hỗ trợ lãi suất vay tín dụng khi được phép xuất khẩu trả chậm để giữ thị trường truyền thống khi nước nhập khẩu có khó khăn trong thanh toán, hoặc khi mở ra thị trường mới. 5.3. Khuyến khích vệ tinh của các cơ sở sản xuất và thu mua gạo xuất khẩu. Khuyến khích đầu tư sản xuất và xuất khẩu trực tiếp chỉ mới nhìn nhận đến người nông dân trực tiếp sản xuất lúa gạo. Trong thực tế còn có rất nhiều các doanh nghiệp vừa và nhỏ làm nhiện vụ cung ứng vật tư cho nông nghiệp và mua gom lúa hàng hoá của nông dân cung cấp cho các nhà máy xay xát, chế biến gạo xuất khẩu. Các Doanh nghiệp vừa và nhỏ đó cũng như các nhà máy xay xát chế biến gạo xuất khẩu cũng có quyền được hưởng các ưu đãi về tài chính và tín dụng cũng như các Doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo. Chế độ khuyến khích này có tác dụng kích thích các Doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, từ đó kéo theo sự phát triển của các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng như tạo điều kiện cho người nông dân bán hết sản phẩm lúa hàng hoá của mình với giá cao hơn, tạo điều kiện cho ngành sản xuất lúa gạo ngày càng phát triển. 6. Cải tiến tổ chức quản lý và cơ chế điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam 6.1. Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo Hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo được thể hiện chủ yếu ở hệ thống các Doanh nghiệp thu mua và xuất khẩu gạo. Năm 1996, chính phủ đã sắp xếp lại hệ thống quốc doanh thành hai tổng công ty trung ương là: Tổng công ty lương thực miền, Bắc, tức Vinafood Trung ương I và tổng công ty lương thực miền Nam, tức Vinafood Trung ương II Từ tháng 1 năm 1998, Bộ thương mại đã có thông báo số 13848/TM-XNK, theo đó các Doanh nghiệp được phép xuất khẩu gạo phải có ba điều kiện sau: + Đã được cấp giấy chứng nhận kinh doanh xuất nhập khẩu loại hình "kinh doanh " có ngành hàng phù hợp. + Là thành viên của Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực Việt Nam, được Hiệp hội đề nghị Bộ thương mại cho phép xuất khẩu gạo. + Đã kinh doanh xuất khẩu gạo trực tiếp hoặc qua uỷ thác xuất khẩu gạo liên tục ba năm và đạt doanh thu hàng năm tối thiểu 50 tỷ đồng. Hiện nay, cả nước có tất cả 20 Doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo (gồm 13 Doanh nghiệp địa phương, 4 Doanh nghiệp trung ương và 3 Doanh nghiệp gồm công ty có vốn đầu tư nước ngoài và Doanh nghiệp khác ở Miền Bắc). Ngoài ra có 11 Doanh nghiệp địa phương và 2 Doanh nghiệp Trung ương đựơc giao chỉ tiêu mua trên 1 triệu tấn lúa hàng hoá tạm trữ chờ xuất khẩu. Năm 2000 chính phủ còn cho phép các Doanh nghiệp đầu mối, nếu tìm được thị trường và ký được hợp đồng xuất khẩu gạo với giá cao thì được trực tiếp xuất khẩu: các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến lúa gạo cũng được tham gia xuất khẩu số gạo chế biến đó. Để khuyến khích xuất khẩu gạo sản xuất ở các tỉnh phía Bắc, chính phủ còn cho phép các Doanh nghiệp được trực tiếp xuất khẩu hoặc trao đổi hàng với Lào. Thực tế chứng minh đây là một giải pháp đúng khi người sản xuất được chủ động tham gia thị trường, chủ động điều tiết cung cầu của thị trường cho mục đích sản xuất và kinh doanh của mình. Nhìn chung Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa hệ thống tổ chức xuất khẩu gạo nhằm chống tranh bán ở thị trường nước ngoài, chống tranh mua ở thị trường nội địa, đảm bảo khả năng thích ứng kịp thời và linh hoạt với thị trường ngoài nước. Nếu tổ chức theo hướng: tăng cường tập trung hoá và chuyên môn hoá, kết hợp đa dạng hoá Doanh nghiệp tư nhân có thực lực kinh tế, có bạn hàng và có kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu gạo được tham gia trực tiếp vào thị trường xuất khẩu gạo. 6.2. Cải tiến công tác quản lý và điều hành của Nhà nước về hoạt động xuất khẩu gạo Để phù hợp với xu thế tự do hoá thương mại toàn cầu, từng bước mở cửa thị trường, giảm dần hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng như giảm được quyền kinh doanh lúa gạo... cần có những đổi mới về tổ chức quản lý cũng như điều hành vĩ mô linh hoạt, phù hợp hơn: + Về tổ chức: Tổ chức lại hệ thống các Doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, thành lập thêm tổng công ty lương thực miền Tây sông Hậu, cho phép các Doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu lương thực nếu có đăng ký kinh doanh, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường nội địa. Gắn mỗi Doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu với từng vùng sản xuất lúa gạo để các Doanh nghiệp phối hợp với địa phương (sở nông nghiệp, trung tâm khuyến nông) hỗ trợ bao tiêu sản phẩm khi bà con nông dân chuyển đổi giống. Tổ chức lại hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực thành Hiệp hội lúa gạo, xây dựng rõ chức năng và cơ chế hoạt động, thường xuyên cung cấp thông tin về thị trường, điều hoà lợi ích của các Doanh nghiệp với người sản xuất, chế biến, để xuất với chính phủ các chính sách về lúa gạo. + Đổi mới quản lý và điều hành vĩ mô về xuất khẩu gạo Từng bước xoá bỏ việc chỉ định đầu mối xuất khẩu, bỏ quota xuất khẩu, hình thành quỹ hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ lãi suất vốn vay khi cần thiết, bình ổn giá nội địa... Trường hợp xuất khẩu gạo sang những nước có cơ chế chỉ giao cho một tổ chức của nước đó độc quyền nhập khẩu gạo thì Bộ thơng mại có trách nhiệm lập phương án trình Thủ Tướng chính phủ để đàm phán, ký thoả thuận chính phủ và giao cho một hoặc một số Doanh nghiệp đầu mối ký hợp đồng cụ thể. Bộ thương mại và ban điều hành chịu trách nhiệm về việc phân giao chỉ tiêu thực hiện các hợp đồng này cho các Doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo một cách công khai, công bằng. Trường hợp xuất khẩu gạo sang các nước tự do nhập khẩu gạo thì các Doanh nghiệp đầu mối được chủ động ký hợp đồng bán hàng trực tiếp hoặc bán hàng qua công ty nước thứ ba qua hạn ngạch được giao và khung giá chỉ đạo của Bộ thơng mại. Đối với gạo xuất khẩu theo kế hoạch trả nợ và thanh toán hàng nhập khẩu của Chính Phủ thì cần được thực hiện theo cơ chế đấu thầu. Trường hợp không đủ điều kiện đấu thầu thì giao cho Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ tài chính và Bộ Thương mại xem xét phân phối cho các Doanh nghiệp đầu mối thực hiện tổng ngạch đã giao cho các địa phơng, Doanh nghiệp. Khoản chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá trúng thầu hoặc giá phân cho đơn vị đầu mối thực hiện được nhập vào Quỹ hỗ trợ xuất khẩu gạo. Cho phép các Doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực thành phần kinh tế có kinh doanh hoặc được phép kinh doanh tham gia xuất khẩu gạo. Từng bước xoá bỏ độc quyền của các Doanh nghiệp Nhà nước khi được chỉ định làm đầu mối xuất khẩu gạo và được phân bổ hạn ngạch xuất khẩu gạo nhằm tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các Doanh nghiệp trong nước. Các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo được tự do lựa chọn cơ quan kiểm tra chất lượng theo thoả thuận với khách hàng. Cơ quan kiểm tra chất lượng của Nhà nước tiến hành kiểm tra thưởng xuyên để đảm bảo chất lượng và uy tín của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Nhà nước dùng chính sách thưởng phạt, các chính sách khuyến khích khác để thúc đẩy các Doanh nghiệp xuất khẩu không ngừng nâng cao chất lượng và uy tín 6.3. Quản lý chất lượng gạo xuất khẩu Để nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu, Nhà nước cần có vản bản quy định những công nghệ chế biến nào được sử dụng trong chế biến gạo xuất khẩu. Đồng thời Nhà nước giao cho cục chế biến - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn kiểm định và đánh giá lại toàn bộ dây truyền, công nghệ chế biến của các nhà máy xí nghiệp, các Doanh nghiệp chế biến gạo xuất khẩu, Nhà nước cần xem xét và sớm cho phép các cơ sở chế biến đạt tiêu chuẩn Việt Nam được cấp giấy chứng nhận lô hàng đạt tiêu chuẩn để làm căn cứ cho cơ quan giám định, cho cơ quan giám định chất lượng (VINACONTROL - cơ quan kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất khẩu) kiểm định và cho phép xuất. Như vậy, sẽ giảm bớt được việc phải giám định từng bao hàng, giảm bớt khâu trung gian trong việc kiểm tra chất lượng gạo xuất khẩu và hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí không cần thiết khi VINACONTROL được khách hàng uỷ nhiệm quyền kiểm định, từ đó nâng cao uy tín của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. B. Biện pháp vi mô 1. Hoàn thiện tổ chức quản lý sản xuất trong các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu lúa gạo Các Doanh nghiệp này cần phải tổ chức tốt mạng lới thu mua nông sản, chuẩn bị chu đáo cho xuất khẩu; khác với những sản phẩm nông nghiệp, việc sản xuất lúa gạo diễn ra trên diện tích rộng, công tác thu mua lại diễn ra trong thời gian ngắn, khối lượng lớn. Vì vậy, đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có một mạng lới thu mua lúa gạo rộng khắp. Mặc dù hiện nay nguồn cung cấp là tơng đối dồi dào nhưng để tránh những biến động về nguồn hàng do diện tích gieo trồng bị thu hẹp, có nhiều Doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất khẩu, hạn ngạch xuất khẩu gia tăng, các Doanh nghiệp cũng cần kết hợp với người sản xuất. Trong trường hợp dự báo khả năng xuất khẩu có nhiều thuận lợi, giá lúa gaọ trên thị trường quốc tế sẽ tăng cao vì ngoài việc kết hợp thu mua lúa gạo của nông dân, các Doanh nghiệp cũng nên cố gắng cấp vốn cho người sản xuất để họ mở rộng diện tích gieo trồng, đầu tư chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm Trong khâu thu mua Doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện giám định chất lượng sản phẩm nghiêm túc. Vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng gạo xuất khẩu của Doanh nghiệp. Kết thúc khâu thu mua, Doanh nghiệp đặc biệt chú trọng đến bảo quản hàng hoá. Nhiều Doanh nghiệp mặc dù sản phẩm đầu vào đạt phẩm cấp tốt, nhưng do bảo quản không tốt nên chất lượng sản phẩm xuống cấp, không đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. 2. Đẩy mạnh tiếp thị xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu Để đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu, tăng thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp nên thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường xuất khẩu với những biện pháp sau: + Giữ vững thị trường quen thuộc và truyền thống như thị trường Malaixia, Đài Loan, Pháp, Xingapore, Thụy Điển, Châu Phi. Để thực hiện được mục tiêu này các Doanh nghiệp phải tạo và giữ vững được uy tín của mình thông qua việc nghiên chỉnh thực hiện các hợp đồng đã ký. + Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường và khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm và thay thế nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, vươn lới những thị trường chính đầy triển vọng. Đối với các Doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam đây chính là điểm yếu căn bản. Sự yếu kém này gây ra tình trạng phần lớn hoạt động xuất khẩu diễn ra một cách thụ động và thông qua trung gian, làm ảnh hưởng đến lợi ích của đất nước cũng như của Doanh nghiệp, hạn chế tính linh hoạt trong ứng phó với các biến động của thị trường. Để khắc phục được tình trạng này đòi hỏi các Doanh nghiệp phải có chiến lược đúng đắn trong tiếp thị trường xuất khẩu. Bên cạnh đó họ cũng nên tham gia các hoạt động hiệp hội ngành hàng để cập nhật thông tin về mới về tình hình giá cả, cung cầu trên thị trường cạnh tranh. + Tăng cường các dịch vụ hỗ trợ thị trường như thông tin, huấn luyện và nâng cao năng lực quản lý, thành lập các tổ chức thông tin thị trường, có hệ thống khai thác từ cơ sở, có phương tiện và cán bộ xử lý thông tin nhanh nhậy kịp thời, thiết lập các chương trình nghiên cứu về thị trường có hệ thống đầu tư cán bộ và kinh phí thoả đáng cho nghiên cứu, chuyển giao, khuyến cáo. 3. Nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên. + Thường xuyên gửi cán bộ các nhà Doanh nghiệp trẻ có năng lực đi học tập, nghiên cứu ở các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước. + Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ mới vào nghề, giúp họ nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất nhập khẩu. Định kỳ gửi cán bộ đi đào tạo lại. + Đào tạo đội ngũ kỹ thuật viên để có đủ năng lực kiểm tra, giám định hàng hoá, đảm bảo chất lượng hàng hoá theo đúng yêu cầu, tiêu chuẩn quốc tế. + Cử cán bộ kinh doanh ra nước ngoài để nắm bắt được nhu cầu thị trường, vừa học hỏi kinh nghiệm vừa làm ăn, gây dựng các mối quan hệ bạn hàng. Việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên đòi hỏi các Doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí không nhỏ, song hiệu quả mà nó đem lại rất lớn và nó quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của Doanh nghiệp. Bên cạnh nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ cần trao dồi đạo đức của bản thân. Đạo đức trong kinh doanh quan trọng không kém nghiệp vụ. Lợi ích của đất nước cũng như Doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào tinh thần trách nhiệm của bản thân mỗi cán bộ trong Doanh nghiệp. Kết luận và kiến nghị Từ những cơ sở lý thuyết, những diễn biến thực của việc sản xuất cũng nh xuất khẩu lúa gạo trên thị trường trong thời kỳ 1989 - 2003, từ những phân tích định tính và cuối cùng là sự phân tích định lượng những tác động của các yếu tố đến sản lượng sản xuất cũng như sản lượng gạo xuất khẩu thì có thể khẳng định một số điều sau đây: + Đối với nền sản xuất lúa gạo của chúng ta thì qua mô hình (*)ta thấy việc tăng sản lượng sản xuất lúa gạo có thể có hai cách là: Tăng diện tích gieo trồng hoặc tăng năng suất lúa trong những năm tới, tuy nhiên trong điều kiện thực tế hiện nay chúng ta vẫn đang nghiên cứu để tạo ra giống lúa mới có chất lượng và năng suất hơn để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới còn về diện tích trồng lúa thì hiện nay cũng đang có xu hướng giảm. + Đối với vấn đề xuất khẩu gạo của nước ta hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là về giá và thị trường tiêu thụ sản phẩm này, qua phân tích thì tỷ giá hối đoái có tác động đến sản lượng xuất khẩu nhưng ảnh hưởng của nó không cao và chính giá sản phẩm là có tác động mạnh hơn cả. Qua đó sự phân tích và một số điều được rút ra thì em có một số kiến nghị nh sau: Dựa và tình hình thực tế hiện nay thì nên chăng giảm diện tích trồng lúa cho năng suất không cao sang một số ngành khác như việc nuôi trồng thuỷ sản ở một số tỉnh ven biển. Đầu tư vào việc nghiên cứu để tạo ra được một số giống lúa mới có chất lượng để có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Xem xét lại hệ thống chính sách đối với vấn đề xuất khẩu lúa gạo hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà hoạt động trong lĩnh vức này tăng hiệu quả hoạt động của mình. Đầu tư và nâng cao hệ thống xử lý sản phẩm sau thu hoạch để giữa được chất lượng sản phẩn không bị hao hụt trong các công đoạn này. Các Doanh nghiệp phải nâng cao hơn nữa trình độ của các cán bộ trong lĩnh vực hoạt động xuất khẩu này. Việc sản xuất và suất khẩu lúa gạo không những thu về ngoại tệ cho đất nước mà nó còn là chiến lược phát triển của đất nước để đi lên XHCN nó là khâu mấu chốt, khởi đầu cho sự phát triển của nước nhà. Phụ lục Bảng 1 obs Y ZX EXCH D.Tích Năng xuất 1989 1405 225 4168 1990 1455 187 5133 5895.8 32.3 1991 989 228 8819 6027.7 31.9 1992 1860 161 11200 6303 31.1 1993 1725 210 10642 6475.3 33.3 1994 2024 208 10954 6559.4 34.8 1995 1988 268 11009 6598.6 35.7 1996 3003 285 11027 6765.6 37.2 1997 3575 245 11128 7003.8 37.7 1998 3730 273 12203 7099.7 38.8 1999 4508.3 255.3 13795 7362.4 39.6 2000 3476.7 209.1 14155 7648 41 2001 3729.5 179 14680 7914 42.3 2002 3241 197 14988 2003 3890 188 15708 Năng xuất: tạ/ha Diện tích :1000ha ZX(Giá bình quân xuất khẩu):usd/tấn Y(lượng gạo xuất khẩu):1000 tấn EXCH :Tỷ giá Phụ lục 1: Kiểm định phương sai của sai số F-statistic 1.279031 Probability 0.359756 Obs*R-squared 6.219603 Probability 0.285433 Test Equation: Dependent Variable: RESID^2 Method: Least Squares Date: 04/04/05 Time: 10:02 Sample: 1990 2003 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -2367417. 2990648. -0.791607 0.4514 ZX(-1) 29793.64 19072.52 1.562124 0.1569 ZX(-1)^2 -74.80908 37.81223 -1.978436 0.0832 ZX(-1)*EXCH 0.383675 0.770867 0.497719 0.6321 EXCH -121.0621 233.5425 -0.518373 0.6182 EXCH^2 0.000879 0.005234 0.167918 0.8708 R-squared 0.444257 Mean dependent var 169198.9 Adjusted R-squared 0.096918 S.D. dependent var 181402.8 S.E. of regression 172388.2 Akaike info criterion 27.25041 Sum squared resid 2.38E+11 Schwarz criterion 27.52429 Log likelihood -184.7529 F-statistic 1.279031 Durbin-Watson stat 1.882798 Prob(F-statistic) 0.359756 Từ Kiểm định trên ta thấy phương sai của sai số la đồng đều Phụ lục 2: Kiểm định tương quan chuỗi Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 0.303410 Probability 0.745560 Obs*R-squared 0.884318 Probability 0.642647 Test Equation: Dependent Variable: RESID Method: Least Squares Date: 04/04/05 Time: 09:59 Presample missing value lagged residuals set to zero. Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. ZX(-1) 0.372473 3.745533 0.099445 0.9230 EXCH 0.008179 0.050858 0.160827 0.8758 C -188.9525 1059.543 -0.178334 0.8624 RESID(-1) -0.020676 0.336483 -0.061446 0.9523 RESID(-2) -0.266205 0.341750 -0.778946 0.4560 R-squared 0.063166 Mean dependent var -2.27E-13 Adjusted R-squared -0.353205 S.D. dependent var 426.8655 S.E. of regression 496.5614 Akaike info criterion 15.52574 Sum squared resid 2219159. Schwarz criterion 15.75398 Log likelihood -103.6802 F-statistic 0.151705 Durbin-Watson stat 1.744165 Prob(F-statistic) 0.957482 Kết quả cho thấy không có sự tương quan chuỗi Phụ lục 4: Kiểm định dạng hàm của hàm cầu sản lượng xuất khẩu: Ramsey RESET Test: F-statistic 3.183895 Probability 0.104685 Log likelihood ratio 3.869753 Probability 0.049164 Test Equation: Dependent Variable: Y Method: Least Squares Date: 04/04/05 Time: 09:52 Sample: 1990 2003 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. ZX(-1) -4.678094 11.27487 -0.414913 0.6870 EXCH -0.045214 0.198504 -0.227771 0.8244 C 2268.068 3634.430 0.624050 0.5466 FITTED^2 0.000241 0.000135 1.784347 0.1047 R-squared 0.884224 Mean dependent var 2799.607 Adjusted R-squared 0.849491 S.D. dependent var 1092.597 S.E. of regression 423.8780 Akaike info criterion 15.17172 Sum squared resid 1796726. Schwarz criterion 15.35431 Log likelihood -102.2021 F-statistic 25.45790 Durbin-Watson stat 1.860662 Prob(F-statistic) 0.000054 Kết quả cho thấy dạng hàm là đúng Phụ lục 4: Kiểm định tính dừng của chuỗi zx(-1): ====================================== ADF Test Statistic -3.141550 1% Critical Value* -3.0507 5% Critical Value -1.9962 10% Critical Value -1.6415 ---------------------------------------------------------------------------------- *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation LS // Dependent Variable is D(zx(-1),3) Date: 05/15/01 Time: 09:26 Sample(adjusted): 1995 2001 Included observations: 7 after adjusting endpoints ------------------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(zx(-2),2) -1.929678 0.6142 -3.141550 0.0256 D(zx(-2),3) 0.375222 0.316598 1.185167 0.2892 -------------------------------------------------------------------------------------- R-squared 0.787595 Mean dependent var 6.300000 Adjusted R-squared 0.745114 S.D. dependent var 74.83032 S.E. of regression 37.77900 Akaike info criterion 7.498463 Sum squared resid 7136.264 Schwarz criterion 7.483009 Log likelihood -34.17719 F-statistic 18.53995 Durbin-Watson stat 2.282972 Prob(F-statistic) 0.007673 ===================================================== Qua bảng kiểm định trên thì theo tiêu chuẩn kiểm định DF thì ZX(-1) là đồng liên kết bậc hai. Phụ lục 5:: Kiểm định tính dừng của TY_GIA ; =============================================== ADF Test Statistic -3.07677373377 1% Critical Value* -2.96767495573 5% Critical Value -1.9890499413 10% Critical Value -1.63822498918 ----------------------------------------------------------------------------------- *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation LS // Dependent Variable is D(ZX,3) Date: 05/13/01 Time: 09:59 Sample(adjusted): 1994 2001 Included observations: 8 after adjusting endpoints --------------------------------------------------------------------------------- Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. D(EXCH(-1),2) -0.9304265 0.302403 -3.07677 0.0217 D(EXCH(-1),3) -0.0995407 0.144431 -0.68919 0.5164 ================================================== Kết quả kiểm định theo tiêu chuẩn DF cho thấy chuỗi sai phân bậc hai D(ZX,2) là chuỗi dừng do vậy chuỗi ZX là chuỗi sai phân bậc hai. Tài liệu tham khảo - Giáo trình kinh tế lượng - Niên giám thống kê 2003,2004 - Số liệu thống kê Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản Việt Nam 1991-1999 và dự báo 2001 - Số liệu thống kê 1989-2003 - Tổng cục thống kê Hà Nội - Thời báo kinh tế Việt Nam - Báo ngoại thơng - Hồ sơ các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Giá cả thị trường - Thông tin kinh tế xã hội - Ngiên cứu kinh tế - Kinh tế và dự báo - Con số và sự kiện - Kinh tế phát triển Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0477.doc
Tài liệu liên quan