Đánh giá về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh

Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của Nhà máy chủ yếu sản xuất đơn chiếc, theo đơn đặt hàng, mỗi sản phẩm có thông số kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật khác nhau theo yêu cầu của khách hàng, từ đó dẫn đến các loại nguyên vật liệu để sản xuất mỗi sản phẩm cũng có những yêu cầu khác nhau. Do đó đối tượng tính giá thành được Nhà máy xác định là từng sản phẩm hoàn thành và được xác định là giá thành đơn vị.

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
02/2004 Tên đơn vị bán hàng Số dư đầu tháng Ghi có TK:331_ Ghi nợ các TK: Cộng có TK:331 Theo dõi thanh toán Cộng nợ TK:331 Số dư cuối tháng Nợ Có TK1521 TK1522 TK 152.3 TK 1524 Cộng TK 152 TK 153 TK 133 ...... Nợ Có Các Công ty Các Nhà máy XN Các HTX Các ban trạm 3847128580 3608770 2914245 130347066 5187169902 245924596 16633106 199643004 4515093709 206038854 76329350 1194079745 33613874 10392200 36018850 19923375 916166434 8174000 6645263263 239652728 10392200 120522200 2910000 437004931 11982637 747800 8086520 7085178194 251635365 11140000 128608720 ........ ........ ........ ......... 6412219174 813296042 24022666 206659716 4648893481 640586210 2923245 133433566 6661893283 321241359 3759440 124678508 Cộng: 3983998661 5649370608 4797461913 1274104669 19923375 924340434 7015830391 2910000 457821888 7476562279 ........ 7456197598 5425836502 7111573130 Doanh nghiệp : Nhà máy chế tạo thiết bị điện Bảng kê số 3 Bảng tính giá thành thực tế vật liệu và công cụ (TK 152, 153 ) Tháng 02 năm 2004 Stt Chỉ tiêu TK 1521 TK1522 TK1523 TK1524 Cộng TK152 TK153 I Tồn kho đầu tháng 11,698,660,192 10,045,079,314 1,691,560,204 84,676,046 23,519,975,756 54,188,743 - II Số ps trong tháng 7,003,746,123 1,368,950,612 28,226,075 941,150,434 9,342,073,244 57,672,455 - 1 Từ NKCT số 1 30,480,000 73,794,164 8,302,700 112,576,846 54,762,455 2 Từ NKCT số 5 4,797,461,913 1,274,104,669 19,923,375 924,340,434 7,015,830,391 2,910,000 3 Từ NKCT số 7 8,046,730 2,900,360 10,947,090 4 Từ NKCT khác 2,167,787,480 18,151,419 - 16,810,000 2,202,748,899 - 5 Từ BKCT TK 3388 - - III Số dư đầu tháng &PS trong tháng 18,702,406,315 11,414,029,926 1,719,786,279 1,025,826,480 32,862,049,000 111,861,198 IV Xuất dùng trong tháng 12,177,885,901 3,819,205,824 1,550,844,318 81,856,200 17,642,734,248 106,666,974 V Tồn kho cuối tháng 6,524,520,414 7,594,824,102 168,941,961 943,970,280 15,219,314,752 5,194,224 Người lập bảng Kế toán tổng hợp Trưởng phòng kế toán Cuối tháng sau khi đã kiểm tra đối chiếu, khoá sổ các số liệu trên các bảng kê, bảng phân bổ, Nhật ký chứng từ, kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK152, TK153. Sổ cái TK152, TK153 là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, mỗi tài khoản được mở trên một trang sổ phản ánh các số dư đầu năm, số phát sinh nợ, phát sinh có từng tháng và tổng cộng cả năm, số dư cuối mỗi tháng và cuối năm. VD sổ cái TK152, TK153 Sổ cái TK 152 Số dư đầu năm Nợ: 8.130.620.853 Có: Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 Cộng TK 111 TK 154 TK 331 2,142,188,515 14,452,464,891 22,477,618,037 112,567,846 2,213,695,989 7,476,562,279 Cộng số phát sinh Nợ 38,202,892,293 9,342,073,244 Tổng số phát sinh Có: 14,682,916,537 17,642,734,248 Số dư Nợ Cuối tháng Có 23,519,975,756 15,219,314,752 Sổ cái TK: 153 Số dư đầu năm Nợ: 122.810.707 Có: Ghi có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 1 Tháng 2 ... Tháng 12 Cộng TK 111 TK 331 51,813,931 54,762,455 2,910,000 Cộng số phát sinh Nợ 51,813,931 57,672,455 Tổng số phát sinh Có: 120,435,895 106,666,974 Số dư Nợ Cuối tháng Có 54,188,743 5,194,224 Chứng từ gốc Ta có thể khái quát trình tự hạch toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo mô hình sau: Sổ chi tiết TK152, 153 NKCT số 7 Sổ cái TK 152,153 Báo cáo kế toán Bảng kê số 3 Bảng phân bổ số 2 Bảng kê số4,5,6 NKCT số1,2,3,4,5,6,10... Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 2. Tổ chức kế toán tài sản cố định . 2.1. Đặc điểm TSCĐ tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Là một đơn vị chuyên sản xuất các loại thiết bị điện với quy mô lớn nhưng giá trị TSCĐ trên tổng nguồn vốn của Nhà máy chỉ chiếm 25%. Trong đó hầu hết các tài sản đều là TSCĐ hữu hình, bao gồm : Nhà xưởng, nhà văn phòng Các máy móc thiết bị dùng trong việc sản xuất . Các thiết bị vận tải truyền dẫn . Các thiết bị, dụng cụ quản lý. Các TSCĐ khác. Các tài sản này được hình thành chủ yếu từ nguồn vốn vay , một phần từ vốn tự có của nhà máy và một phần do Nhà nước cấp. Phần lớn TSCĐ của Nhà máy có thời gian sử dụng lâu dài và khấu hao trong nhiều năm. Khi hạch toán TSCĐ, kế toán TSCĐ đã tuân theo đúng nguyên tắc Đánh giá đúng nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại. Chỉ tiêu nguyên giá không bao gồm thuế GTGT đầu vào.TSCĐ ghi sổ chi tiết theo nguồn hình thành và số năm sử dụng . Chỉ tiêu về cơ cấu tài sản tại Nhà máy: Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 - Tài sản cố định/Tổng TS - Tài sản lưu động/Tổng TS 0,2545 0,7455 0,2512 0,7488 Như vậy, về cơ cấu tài sản của Nhà máy là hoàn toàn hợp lý. Nhà máy là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với khối lượng hàng tồn kho khá lớn trong đó nguồn vật tư mua vào và thành phẩm xuất bán là chủ yếu, chính vì vậy mà nguồn vốn lưu động chiếm trên 50% tổng số nguồn vốn của Nhà máy còn lại là phần tài sản cố định . 2.2.Tổ chức chứng từ và quá trình luân chuyển chứng từ: Các chứng từ được sử dụng trong việc hạch toán bao gồm: Các chứng từ liên quan tới việc tăng giảm TSCĐ. Biên bản giao nhận TSCĐ . Thẻ TSCĐ . Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành . Biên bản đánh giá lại TSCĐ. Hoá dơn bán hàng. Trong việc quản lý TSCĐ, kế toán phải theo dõi chặt chẽ, đầy đủ mọi biến động tăng, giảm, khấu hao. Vì là những tài sản có giá trị lớn nên với các nghiệp vụ tăng, giảm tài sản phải qua các thủ tục nghiêm ngặt . Quá trình luân chuyển chứng từ phản ánh rõ điều này Giám đốc Hội đồng Kế toán giao nhận TSCĐ Nghiệp vụ Lưu tăng, giảm TS Quyết định tăng Biên bản giao Lập hoặc huỷ giảm TSCĐ nhận TSCĐ thẻ TSCĐ Khi có sự tăng giảm TSCĐ phải có quyết định tăng giảm TSCĐ do cơ quan cấp trên, giám đốc nhà máy duyệt . Sau khi giao nhận TSCĐ kế toán TSCĐ huỷ thẻ TSCĐ hoặc lập thẻ TSCĐ cho tài sản mới. Biên bản cho việc mua TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ (mẫu số 01-TSCĐ). Biên bản thanh lí TSCĐ là “Biên bản thanh lí TSCĐ” (mẫu số 03-TSCĐ). Thẻ TSCĐ được lập theo mẫu 02-TSCĐ. Thẻ này lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ. 2.3.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản. Kế toán tại Nhà máy chỉ vận dụng tài khoản 211 để theo dõi TSCĐ hữu hình . Giá trị TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính không được theo dõi. TK211 “TSCĐ hữu hình” được sử dụng để phản ánh giá trị hiện có và biến động tăng giảm của toàn bộ TSCĐ hữu hình của Nhà máy theo nguyên giá . TK214 “Hao mòn TSCĐ” phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng do trích khấu hao và những khoản tăng giảm hao mòn khác của các loại TSCĐ của nhà máy như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và TSCĐ thuê tài chính. Khấu hao tài sản cố định được tính theo phương pháp đường thẳng, khấu hao tài sản cố định tính theo thời gian sử dụng ước tính của tài sản phù hợp với Quyết định số 166 TC/QĐ/BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính. Công thức tính khấu hao. Khấu hao cơ bản TSCĐ trích trong năm = Giá trị còn lại Năm đăng ký sử dụng Khấu hao cơ bản TSCĐ trích trong 1 tháng = Khấu hao cơ bản TSCĐ trích trong năm 12 tháng 2.4. Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp TSCĐ và hao mòn TSCĐ. a. Tổ chức hạch toán chi tiết. Để hạch toán chi tiết TSCĐ và hao mòn TSCĐ, kế toán sử dụng: Sổ chi tiết TSCĐ mở cho những tài sản cùng loại trong toàn Nhà máy. Sổ chi tiết TSCĐ mở theo đơn vị sử dụng. Bảng phân bổ khấu hao. Căn cứ để lên sổ chi tiết là các thẻ TSCĐ, các biên bản chứng từ cần thiết đã nêu trên. Nhà máy thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo quy định của Bộ tài chính.Mức khấu hao được trích theo từng tháng theo phương pháp đường thẳng và cho từng phân xưởng. b. Tổ chức hạch toán tổng hợp TSCĐ kế toán sử dụng các chứng từ sau: Bảng kê 4,5 NKCT số 1,2,3,4,5,10 NKCT số 9 Sổ cái tài khoản 211 Khi có các nghiệp vụ tăng, giảm khấu hao TSCĐ, kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ gốc để lên các NKCT Khi mua TSCĐ bằng tiền mặt lên NKCT số 1 đối ứng nợ TK211. Mua TSCĐ bằng TGNH lên NKCT số 2 đối ứng nợ TK211. Mua TSCĐ chưa trả tiền người bán lên NKCT số 5. Mua TSCĐ bằng tiền vay lên NKCT số 4. Tăng TSCĐ do đầu tư xây dựng cơ bản lên NKCT số 7. Tăng TSCĐ do đánh giá lại, thừa khi kiểm kê , nhận vốn góp lên NKCT số 10 đối ứng có TK 412,3381,411 và Nợ TK211. Khi trích khấu hao TSCĐ lên bảng kê số 4, 5 định kì lên NKCT số 7 . Khi giảm TSCĐ lên NKCT số 9 phần ghi Có TK211 đối ứng Nợ TK 214. Các bước hạch toán tổng hợp TSCĐ có thể được khái quát theo mô hình sau : Chứng từ tăng , giảm khấu hao TSCĐ ThẻTSCĐ (lập/huỷ) NKCT số 7 Sổ cái TSCĐ(TK211,TK214) Sổ chi tiết TSCĐ NKCTsố 9 Bảng kê số 4,5,6 Báo cáo kế toán Bảng phân bổ KHTSCĐ NKCT số 1,2,4,5,10 Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Cuối năm , cuối quý căn cứ vào các NKCT và các bảng kê kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái TK211, sổ cái TK214 và dựa vào sổ cái để lên Báo cáo tài chính của quý hoặc của năm đó 3. Tổ chức kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương. 3.1. Đặc điểm kế toán tiền lương tại nhà máy Nhà máy chế tạo thiết bị điện có số lao động được chia làm 2 bộ phận : Lao động sản xuất trực tiếp và nhân viên quản lý. Hiện nay ở Nhà máy, công nhân trực tiếp sản xuất hưởng lương khoán sản phẩm, tùy thuộc vào nhu cầu lao động với từng bước công việc mà các phân xưởng bố trí lao động sao cho hợp lý. Số lao động này được chia thành các tổ sản xuất, mỗi tổ do một tổ trưởng chịu trách nhiệm trước phân xưởng các công việc tổ mình thực hiện. Dựa vào khối lượng công việc được giao, tổ trưởng phân công cho công nhân thực hiện phần việc của mình, đảm bảo đúng tiến độ yêu cầu kỹ thuật, theo dõi tình hình lao động của công nhân để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng lên bảng chấm công. Cuối tháng, thống kê phân xưởng tổng hợp các bảng chấm công gửi lên Phòng Tổ chức lao động duyệt công và tập hợp các phiếu ốm, báo nghỉ gửi lên Phòng Tài chính kế toán. Trong điều kiện hiện nay của Nhà máy, việc hạch toán đúng và đủ chi phí này có tính quyết định lớn đến việc tính toán lương khoán hợp lý, trả lương một cách kịp thời thoả đáng sẽ khuyến khích người lao động hăng say sản xuất hơn. 3.2. Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng Để tính toán đầy đủ tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến tiền lương của cán bộ công nhân viên, kế toán phải lập những chứng từ cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác đúng theo mẫu biểu quy định, những chứng từ hợp lệ, hợp pháp này là cơ sở để tiến hành ghi chép trên các sổ kế toán, bao gồm: Bảng chấm công Bảng thanh toán tiền lương Phiếu nghỉ hưởng BHXH Bảng thanh toán BHXH Bảng thanh toán tiền thưởng Bảng thanh toán tiền lương trả thêm theo năng suất lao động 3.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán tiền lương sử dụng các tài khoản : TK334, TK338 và chi tiết thành các tài khoản cấp 2 để theo dõi. 3.4. Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp tiền lương và bảo hiểm xã hội. a. Tổ chức hạch toán chi tiết Tại Phòng Tổ chức lao động, cán bộ lao động định mức căn cứ vào định mức đã định sẵn và số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng để duyệt công cho phân xưởng và tính ra tổng số lương khoán mà phân xưởng được hưởng lương trong tháng. Từ bảng duyệt công và tổng số tiền được duyệt trên, thống kê phân xưởng theo dõi chi tiết từng bước công việc do công nhân nào đảm nhận, số giờ công từng người làm, từ đó tính ra số tiền người đó được lĩnh. Sau đó thống kê phân xưởng phải lập báo cáo tiền lương của từng máy gửi lên Phòng Tài chính kế toán để từ đó làm căn cứ để đối chiếu với bảng thanh toán lương * Phương pháp tính tiền lương và BHXH Ví dụ phương pháp tính lương theo thời gian của phòng Tài chính kế toán nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh Căn cứ vào Bảng chấm công và các phiếu nghỉ hưởng BHXH tiến hành tính toán tiền lương phải trả cho từng cán bộ công nhân viên của phòng Tài chính kế toán như sau: Tiền lương theo Mức lương Bậc Hệ số đơn giá lương khoán tối thiểu lương bậc lương Số ngày hoặc lương cấp bậc = x làm việc chức vụ 26 ngày thực tế Trong đó : Mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành 1/1/2003 là 290.000 đ/tháng. Bậc lương áp dụng theo quy định hiện hành của Nhà nước. Hệ số bậc lương là hệ số được trả theo quy định của Nhà máy tùy thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hệ số bậc lương tính theo các mức ngành nghề được hưởng: Mức 1: 100% : Kĩ sư, đại học Mức 2: 75% mức 1 : Trung cấp Mức 3: 70% mức 1 :Tiếp liệu, thủ kho, lái xe, bảo vệ. Mức 4: 65% mức 1 : Lái xe tải, trực điên nước Mức 5: 55% mức 1 : Tổ phục vụ đời sống Mức 6: 25% mức 1 : Học tại chức Số ngày làm việc thực tế là số ngày công thực tế đi làm được theo dõi trên bảng chấm công đã được duyệt b. Tổ chức hạch toán tổng hợp Để hạch toán tổng hợp kế toán sử dụng các NKCT số 1, 2, 7, 10, Bảng kê số 4, 5, 6 đối ứng với TK 334, 338 Định kì kế toán tổng hợp lên sổ cái TK 334, 338 dựa vào các NKCT, bảng kê liên quan Chứng từ gốc về lương và thanh toán Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Sổ chi tiết thanh toán với CNVC Bảng kê số 4, 5, 6 NKCT số 7 Số cái TK 334,338 Báo cáo kế toán Bảng tổng hợp chi tiết thanh toán với CNVC Các bước hạch toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương có thể được mô tả theo mô hình sau: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 4. Tổ chức kế toán vốn bằng tiền 4.1.Đặc điểm vốn bằng tiền tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện Vốn bằng tiền là một bộ phận của TSCĐ bao gồm: Tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở các ngân hàng, công ty tài chính, và tiền đang chuyển. Với tính linh hoạt cao nhất - vốn bằng tiền được dàng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của Doanh nghiệp, thực hiện việc mua sắm hoặc chi phí. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như mặt hàng sản xuất, hoạt động tiêu thụ diễn ra thường xuyên và chủ yếu với các đối tác ở trong nước và việc quản lý vốn dưới hình tiền gửi ngân hàng là chủ yếu, không có hoạt động hạch toán ngoại tệ. Tuy nhiên trong việc hạch toán vốn bằng tiền đã có sự tách biệt giữa kế toán ngân hàng và kế toán tiền mặt, giữa kế toán tiền mặt và thủ quỹ. Điều này giúp Nhà máy quản lý tốt vốn bằng tiền của mình. 4.2. Tổ chức hệ thống chứng từ sử dụng: Đối với kế toán tiền tại quỹ: Tiền tại quỹ của Nhà máy bao gồm chủ yếu là tiền Việt Nam( kể cả ngân phiếu). Mọi nghiệp vụ thu, chi tiền mặt và bảo quản tiền mặt đều do thủ quỹ thực hiện. Đối với các nghiệp vụ chi tiền, kế toán tiền mặt sử dụng các chứng từ sau: Hóa đơn bán hàng (của nhà cung cấp ) Giấy đề nghị tạm ứng. Giấy đề nghị thanh toán. Phiếu nhập kho, lệnh nhập vật tư. Bảng tổng hợp tiền lương. Phiếu chi. Đối với nghiệp vụ thu tiền, kế toán sử dụng các chứng từ sau: Hóa đơn bán hàng (liên 3). Phiếu thanh toán tạm ứng. Phiếu thu. Quy trình luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ thu tiền và chi tiền : + Trình tự luân chuyển phiếu thu: Người nộp Kế toán Kế toán Thủ quỹ Tiền thanh toán trưởng Nghiệp vụ thu tiền Hóa đơn bán hàng Phiếu thu Kiểm tra Thu tiền Giấy thanh toán kí duyệt Ghi sổ quỹ tạm ứng ... Kế toán Bảo quản, lưu trữ Kiểm tra Ghi sổ kế toán + Trình tự luân chuyển phiếu chi : Người nộp Kế toán Kế toán Thủ trưởng Nghiệp vụ tiền thanh toán trưởng đơn vị chi tiền Bảng thanh toán Phiếu Kiểm tra Kí duyệt tiền lương, giấy chi kí duyệt đề nghị tạm ứng... Thủ quỹ Kế toán Bảo quản lưu trữ Chi tiền Kiểm tra ghi sổ quỹ ghi sổ kế toán Phiếu thu được lập 3 liên sẽ được chuyển cho thủ quỹ, thủ quỹ nhận tiền ghi vào phiếu thu, kí xác nhận và chuyển lại 1 liên cho kế toán tiền mặt, 1 liên lưu tại quyển và 1 liên giao cho người nộp tiền. Kế toán tiền mặt định khoản , ghi sổ định kì trình lên kế toán trưởng kí duyệt và bảo quản, lưu trữ các chứng từ này. Phiếu chi cũng được lập 3 liên, liên 1 lưu, liên 2 thủ quỹ giữ để ghi sổ quỹ, liên 3 giao cho người nhận tiền. Người được thanh toán mang phiếu chi tới thủ quỹ lĩnh tiền, thủ quỹ kí, ghi số tiền và chuyển phiếu chi cùng các chứng từ liên quan cho kế toán tiền mặt định khoản ghi sổ. Định kì kế toán tiền mặt trình phiếu chi cho kế toán trưởng, Giám đốc kí duyệt và lưu phiếu chi. Đối với kế toán tiền gửi ngân hàng: Để hạch toán tiền gửi ngân hàng kế toán sử dụng các chứng từ sau: +Các chứng từ gốc thanh toán: Hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho, giấy đề nghị thanh toán, hóa đơn tiền điện, tiền điện thoại, Fax... + Các chứng từ ngân hàng: ủy nhiệm chi ủy nhiệm thu Giấy báo nợ, giấy báo có của Ngân hàng Séc Trình tự luân chuyển chứng từ trong các nghiệp vụ ngân hàng luân như sau: Người giao dịch Giám đốc Kế toán Hoặc ngân hàng Kế toán trưởng ngân hàng Nghiệp vụ ngân hàng Đơn đặt hàng, Ký duyệt ủy nhiệm thu lệnh rút tiền, ủy nhiệm chi các chứng từ thanh toán... Giám đốc Ngân hàng Giám đốc Kế toán trưởng Kế toán trưởng Lưu Duyệt Giấy báo Ghi sổ Ngân hàng ủy nhiệm thu, chi, séc trước khi chuyển tới ngân hàng hay người sử dụng để thanh toán đều do kế toán ngân hàng lập sau đó chuyển cho kế toán trưởng và giám đốc kí. ủy nhiệm chi lập thành 4 liên: 1 liên lưu, 1 liên chuyển cho Ngân hàng mà mình ủy nhiệm thanh toán, 1 liên gửi cho Ngân hàng nhận tiền thanh toán và 1 liên gửi cho khách hàng. Các chứng từ này chỉ được lập dựa trên cơ sở các chứng từ gốc đầy đủ được Giám đốc, kế toán trưởng kí duyệt đầy đủ . 4.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản: * Các tài khoản được sử dụng trong hạch toán tiền mặt : Để hạch toán tiền tại quỹ, kế toán sử dụng TK111 “Tiền mặt” và được chi tiết thành tài khoản cấp 2: TK 1111 “Tiền Việt Nam”: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ, thừa thiếu VNĐ tại quỹ tiền mặt bao gồm cả ngân phiếu . * Các tài khoản được sử dụng trong hạch toán tiền gửi Ngân hàng(TGNH): Để hạch toán TGNH, kế toán TGNH sử dụng TK 112 “Tiền gửi ngân hàng” để phản ánh tình hình tăng, giảm TGNH trong kì và tồn cuối kì.TK 112 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2, 3 để theo dõi . TK 1121: Tiền Việt Nam đang gửi tại ngân hàng Ngoài ra TK 112 còn được chi tiết cho từng ngân hàng giao dịch. 4.4. Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp vốn bằng tiền tại Nhà máy. a. Đối với tiền mặt: - Hạch toán chi tiết: Để hạch toán tiền mặt, kế toán sử dụng sổ quỹ tiền mặt. Căn cứ để ghi sổ chi tiết tiền mặt là các phiếu thu, phiếu chi tiền mặt. Hàng ngày kế toán tập hợp các phiếu thu, phiếu chi để lên sổ chi tiết TK 111. Cuối tháng kế toán tính số tiền tồn quỹ đối chiếu với bảng kê số 1 và NKCT số 1. - Hạch toán tổng hợp: Để hạch toán tổng hợp tiền mặt, kế toán sử dụng bảng kê số 1, NKCT số1, sổ cái TK 111 và các báo cáo tài chính cần thiết. Đầu tháng, kế toán xác định số dư đầu tháng trên bảng kê số 1 dựa vào số dư cuối tháng trước. Định kì 5 ngày, kế toán tập hợp các phiếu thu và lên bảng kê số 1 phản ánh phát sinh bên Nợ TK 111 đối ứng Có với các TK liên quan. Căn cứ vào các phiếu chi và các chứng từ gốc, định kì 5 ngày kế toán lên NKCT số 1 phản ánh phát sinh bên Có TK 111 đối ứng với Nợ các tài khoản liên quan. Cuối mỗi tháng, kế toán khóa bảng kê số , sổ quỹ tiền mặt, NKCT số 1 và tính ra số dư TK 111. NKCT số 1 và bảng kê số1 được nộp cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp sẽ đối chiếu với sổ chi tiết tiền mặt(sổ quỹ tiền mặt), đối chiếu bảng kê, NKCT liên quan để xem xét tính trung thực, hợp lý và lên sổ cái TK 111. b. Đối với tiền gửi ngân hàng. Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh có Ngân hàng giao dịch chính là Ngân hàng công thương Đông Anh- Hà Nội - Hạch toán chi tiết: Để hạch toán chi tiết TGNH kế toán sử dụng sổ chi tiết TGNH, căn cứ để ghi sổ là các giấy báo ngân hàng và các chứng từ gốc có liên quan. Sổ chi tiết TGNH được lập để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng có liên quan đến TGNH. - Hạch toán tổng hợp: Để hạch toán tổng hợp TGNH kế toán sử dụng bảng kê số 2, NKCT số 2, sổ cái TK 112 và các báo cáo tài chính cần thiết. Định kì 5 ngày căn cứ vào giấy báo nợ của Ngâ hàng và các chứng từ gốc có liên quan, kế toán lên NKCT số 2 phản ánh phát sinh bên Có TK 112 đối ứng với Nợ các tài khoản liên quan. Căn cứ vào giấy báo có của Ngân hàng và các chứng từ gốc có liên quan, kế toán TGNH lên bảng kê số 2. Cuối tháng, kế toán khóa bảng kê số 2, NKCT số 2 và xác định số dư cuối tháng của TK 112 trên Ngân hàng cũng như tổng số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng. Bảng kê số 2 và NKCT số 2 được chuyển cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp sẽ tiến hành đối chiếu với sổ chi tiết TGNH, bảng kê và các NKCT liên quan sau đó lập sổ cái TK 112. Trình tự kế toán vốn bằng tiền có thể được mô tả theo mô hình sau: Chứng từ gốc: Phiếu thu, phiếu chi; Giấy báo Nợ, giấy báo Có... - Sổ quỹ kiêm báo cáo quỹ - Sổ chi tiết khoảntiền gửi Bảng kê số 1 NKCT số1 NKCT số 2 Bảng kê số 2 Sổ cái TK111,112 Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu 5. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . 5.1. Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất. 5.1.1.Đặc điểm tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Nhà máy chế tạo thiết bị điện là các phân xưởng sản xuất. Nhà máy có 4 phân xưởng sản xuất chính, mỗi phân xưởng có tính chất sản xuất khác nhau. Ngoài ra còn 1 phân xưởng sản xuất phụ và một số xe phục vụ cho việc vận chuyển nguyên vật liệu. Như vậy, đối tượng tập hợp các chi phí sản xuất cụ thể ở Nhà máy chế tạo thiết bị điện bao gồm: Phân xưởng biến áp Phân xưởng cơ khí Phân xưởng sửa chữa điện Phân xưởng cáp nhôm Phân xưởng cơ điện Tổ xe 5.1.2.Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản: Để tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp” TK 627 “ Chi phí sản xuất chung” TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” 5.1.3. Tổ chức hach toán chi tiết và tổng hợp. * Tổ chức hạch toán chi tiết : Để hạch toán chi tiết chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng các sổ chi tiết TK621, TK622, TK627 và TK154. Căn cứ để lập các sổ chi phí sản xuất kinh doanh này là các bảng phân bổ nguyên vật liệu (bảng 1), bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương ( bảng 2 ), bảng khấu hao TSCĐ và các hóa đơn dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất chung. Các sổ chi tiết TK621, TK622, TK627 được lập theo tháng và theo đối tượng sử dụng(các phân xưởng). * Tổ chức hạch toán tổng hợp : Để hạch toán tổng hợp kế toán sử dụng: Bảng kê số 4, 5, 6 Thẻ tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoặc theo từng đơn đặt hàng. NKCT số 7, sổ cái các TK 621, 622, 627, 154. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp Nhà máy tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng tính giá thành, từng loại máy. Còn chi phí sản xuất chung tiến hành phân bổ cho từng loại máy với tiêu thức phân bổ tiền lương trực tiếp sản xuất. Trình tự tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của toàn Nhà máy trong tháng năm được thực hiện như sau: Nhà máy sử dụng bảng kê số 4 để tập hợp chi phí sản xuất trong tháng. Căn cứ vào bảng phân bổ số 1, Bảng phân bổ số 2, Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định để kế toán ghi vào Bảng kê số 4 (Nợ các TK 154, 621, 622, 627 ... ; Có các TK 152, 153, 334, 338, 214 ... ). Căn cứ vào nhật ký chứng từ số 1, nhật ký chứng từ số 2 phần chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác để ghi vào Bảng kê số 4 (Nợ TK627, Có TK 111, 112). Căn cứ vào Bảng phân bổ lao vụ sản xuất kinh doanh phụ để ghi vào Bảng kê số 4 (Nợ TK 627, Có TK 154). Việc tổng hợp chi phí sản xuất vào bên Nợ TK 154 trước hết được tập hợp theo từng phân xưởng sản xuất trên Bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí theo phân xưởng”; sau đó số liệu từ Bảng kê số 4 được ghi vào Nhật ký chứng từ số 7 để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp vào bên Nợ TK 154. Nhật ký chứng từ số 7 dùng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của Nhà máy và dùng để phản ánh số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm TK 152, 153, 154, 214, 334, 338, 621, 622, 627 ... và một số tài khoản đã phản ánh ở các nhật ký chứng từ khác nhưng có liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ và dùng để ghi Nợ các TK 154, 621, 622, 627, 641, 642 ... Nhật ký chứng từ số 7 gồm có 3 phần: Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ số phát sinh bên Có của các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh. Phần II: Chi phí sản xuất theo yếu tố. Phần III: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Trình tự tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh trong trường hợp có đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (Có phát sinh của cả TK 142 và 335 - tổng hợp trên Bảng kê số 6) có thể được biểu diễn bằng sơ đồ tổng quát sau đây: Các bảng phân bổ: -Vật liệu, công cụ -Tiền lương, BHXH - Khấu hao TSCĐ Bảng kê số 3 Bảng kê số 4 số5 số6 Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK 621,622,627,154 Ghi hàng ngày NKCT số 1,2,5,6... Chứng từ gốc NKCT số 7 Báo cáo kế toán Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu * Đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang của Nhà máy chế tạo thiết bị điện là sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trên dây truyền công nghệ tại các vị trí sản xuất. Việc xác định số lượng và giá trị sản phẩm dở dang phục vụ tính giá thành sản phẩm hàng tháng kế toán dựa vào số liệu của hạch toán nghiệp vụ đồng thời định kỳ cuối mỗi quý tiến hành kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. Sản phẩm của Nhà máy do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm và sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của Nhà máy tương đối ổn định, xuất phát từ đặc điểm này nên Nhà máy tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn các khoản chi phí khác tính hết cho sản phẩm hoàn thành. Do tính đặc thù của sản phẩm nên việc xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, việc đánh giá sản phẩm dở dang cũng được kế toán đánh giá chi tiết cho từng loại sản phẩm. Tổng cộng giá trị sản phẩm dở dang của tất cả các sản phẩm là giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Công thức tính: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong kỳ x Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ x % hoàn thành Số lượng sản phẩm hoàn thành + SL sản phẩm dở dang cuối kỳ x % hoàn thành 5.2. Tổ chức kế toán chi phí giá thành. 5.2.1. Đối tượng tính giá thành. Xuất phát từ đặc điểm sản phẩm của Nhà máy chủ yếu sản xuất đơn chiếc, theo đơn đặt hàng, mỗi sản phẩm có thông số kỹ thuật và thiết kế kỹ thuật khác nhau theo yêu cầu của khách hàng, từ đó dẫn đến các loại nguyên vật liệu để sản xuất mỗi sản phẩm cũng có những yêu cầu khác nhau. Do đó đối tượng tính giá thành được Nhà máy xác định là từng sản phẩm hoàn thành và được xác định là giá thành đơn vị. 5.2.2. Kỳ tính giá thành. Giá thành sản phẩm không thể tính vào bất cứ thời điểm nào mà phải dựa vào khả năng xác định chính xác về số lượng và cũng như xác định chi phí sản xuất có liên quan đến kết quả đó. Xuất phát từ đặc điểm như vậy nên Nhà máy xác định kỳ tính giá thành là cuối mỗi tháng khi có Báo cáo sản phẩm hoàn thành nhập kho hàng tháng của các phân xưởng sản xuất và các tài liệu có liên quan khác. 5.2.3. Phương pháp tính giá thành . Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng và đối tượng tính giá thành từng sản phẩm. Cuối tháng kế toán căn cứ kết quả tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng để phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành, còn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp chi tiết cho từng đối tượng tính giá thành. Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo nên Nhà máy áp dụng phương pháp tính giá thành là phương pháp giản đơn và được thực hiện vào cuối tháng. Công thức tính giá thành sản phẩm được xác định như sau: Tổng giá thành = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Sau khi tính giá thành đơn vị của từng sản phẩm kế toán tiến hành lập Bảng tính giá thành. Bảng tính giá thành được lập cho từng loại sản phẩm và được tính ra giá thành đơn vị của từng sản phẩm. 6.Tổ chức kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả. 6.1.Đặc điểm kế toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả tại Nhà máy. Xuất phát từ đặc điểm ngành nghề, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà cơ cấu tổ chức sản xuất của Nhà máy được chia thành các phân xưởng sản xuất chính và phụ trợ, mỗi phân xưởng sản xuất chính sản xuất ra một loại sản phẩm nhất định, các phân xưởng phụ trợ chỉ sản xuất ra các chi tiết, bộ phận phục vụ cho việc chế tạo sản phẩm chính. Sản phẩm của Nhà máy khá đa dạng, nhưng sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu là máy biến áp các loại và chủ yếu được sản xuất đơn chiếc theo đơn đặt hàng. Từ đặc điểm sản xuất như vậy nên quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại Nhà máy mang những nét đặc thù riêng. Quá trình tiêu thụ diễn ra trực tiếp tại kho của Nhà máy. 6.2. Tổ chức chứng từ kế toán và hệ thống tài khoản áp dụng: a. Tổ chức chứng từ kế toán. Để hạch toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả, kế toán sử dụng các chứng từ sau: - Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho Thẻ kho Biên bản kiểm kê Hóa đơn bán hàng Hóa đơn GTGT ... Quá trình luân chuyển chứng từ đối với nghiệp vụ bán hàng. Người mua Kế toán Kế toán Kế toán trưởng thanh toán Nghiệp vụ bán hàng Đề nghị Lập HĐ Kí HĐ Lập phiếu bán hàng GTGT GTGT thu Thủ quỹ Thủ kho Kế toán bán hàng Lưu Nhập quỹ Xuất hàng Ghi sổ b. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản. Để hạch toán thành phẩm, tiêu thụ, và xác định kết quả, kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 155 “ Thành phẩm” được dùng để phản ánh toàn bộ giá trị thành phẩm nhập, xuất, tồn kho theo giá thành thực tế (giá thành công xưởng. TK 155 còn được mở chi tiết theo từng loại sản phẩm ở nhà máy. TK 511 “ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”. TK511 được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ mà Nhà máy đã thực hiện và các khoản trừ doanh thu, từ đó tính ra doanh thu thuần về tiêu thụ trong kì. Tổng doanh thu bán hàng ghi nhận ở đây là tổng giá thanh toán không bao gồm thuế GTGT ( Nhà máy tính thuế theo phương pháp khấu trừ). TK 511 còn được chi tiết thành các tiểu khoản. TK 632 “ Giá vốn hàng bán”: Dùng để theo dõi trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ xuất bán trong kì. TK 641 “ Chi phí bán hàng”: Được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kì. TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp”: Được sử dụng để tập hợp và kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kì và còn được chi tiết thành các tiểu khoản khác. TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” : Để xác định kết quả của toàn bộ các hoạt động kinh doanh tại Nhà máy. TK 421 “ Lãi(lỗ) từ hoạt động kinh doanh” 6.3.Tổ chức hạch toán chi tiết và tổng hợp . 6.3.1. Đối với thành phẩm. - Để hạch toán chi tiết thành phẩm, kế toán áp dụng phương pháp thẻ song song tương tự như hạch toán vật tư. Hàng ngày từ các phiếu nhập, xuất kho thành phẩm kế toán ghi vào sổ chi tiết thành phẩm theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho thành phẩm theo chỉ tiêu hiện vật và giá trị. Cuối tháng vào bảng tổng hợp chi tiết thành phẩm. - Để hạch toán tổng hợp thành phẩm, kế toán sử dụng bảng kê số 8 (nhập, xuất, tồn kho thành phẩm), bảng kê số 9(bảng tính giá thành thực tế thành phẩm), tổng hợp số liệu xuất để ghi vào NKCT số 8( ghi có TK155, 156). Sau đó căn cứ vào NKCT số 8 và các NKCT khác để vào sổ cái TK 155, 156. 6.3.2.Đối với quá trình tiêu thụ và xác định kết quả Hiện nay Nhà máy áp dụng phương pháp tiêu thụ là: Bán buôn và bán lẻ trực tiếp tại kho Ngoài việc lựa chọn các phương thức tiêu thụ phù hợp Nhà máy cũng quan tâm đến các phương thức thanh toán sao cho thuận tiện và đơn giản nhất gồm: Bán hàng thu tiền ngay và bán chịu. Đối với doanh thu: * Bán hàng thu tiền ngay: Khách hàng thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Phương thức này áp dụng đối với khách hàng mua lẻ với số lượng ít, tuy nhiên có trường hợp khách hàng mua buôn với số lượng lớn nhưng không thường xuyên thì phải thanh toán tiền ngay *Bán chịu: Phương thức náy xảy ra với khách hàng phần lớn quen biết có kí hợp đồng lâu dài và có uy tín. Để khuyến khích sản phẩm của mình thì Nhà máy cho khách hàng trả chậm trong một khoảng thời gian nhất định . Trong trường hợp này kế toán sẽ mở “ Sổ chi tiết theo dõi công nợ với khách hàng” khách hàng đã nhận được hàng nhưng chưa thanh toán tiền, kế toán sẽ phản ánh vào bên Nợ TK 131. Tài khoản này được mở riêng cho từng đối tượng. Cuối mỗi quý, kế toán tiến hành tổng hợp chi tiết công nợ dưới dạng bảng tổng hợp TK131. Từ các chứng từ gốc, sổ chi tiết kế toán vào bảng kê số 11, lấy số liệu liên quan vào NKCT số 8 và sổ cái TK131. Sau khi kế toán tập hợp, phân loại chứng từ sẽ vào các sổ chi tiết bán hàng TK 511, bảng kê số 8, 9, 11. Sau đó tập hợp số liệu liên quan vào NKCT số 8, sổ cái TK 511. Đối với các khoản giảm trừ doanh thu: Là một Nhà máy có uy tín lớn đối với bạn hàng nên Nhà máy rất chú trọng tới chất lượng sản phẩm. Các khoản trừ doanh thu bao gồm: +Hàng bán bị trả lại: Hầu như không xảy ra trong trường hợp hãn hữu Nhà máy trực tiếp thương lượng với khách hàng để không có tình trạng hàng nhập lại kho. +Giảm giá hàng bán. + Chiết khấu thương mại. Đối với giá vốn hàng bán + Hạch toán chi tiết: Kế toán mở sổ chi tiết TK 632 “Giá vốn hàng bán” của từng mặt hàng đã tiêu thụ trong kì. +Hạch toán tổng hợp: Từ các chứng từ gốc, sổ chi tiết, kế toán vào bảng kê 8, NKCT số 8 và các NKCT liên quan khác, sau đó vào sổ cái TK 632. Đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. + Hạch toán chi tiết : Từ các chứng từ gốc, kế toán mở sổ chi tiết chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để theo dõi. + Hạch toán tổng hợp: Cuối tháng từ các sổ chi tiết TK 641, 642 kế toán tập hợp số liệu vào bảng kê số 5. Cuối kì từ bảng kê số 5 vào NKCT số 8 và sổ cái TK 641,642. Xác định kết quả. Kết quả tiêu thụ = Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng bán - Chi phi bán hàng - Chi phí QLDN Doanh thu bán hàng thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu Để hạch toán kết quả tiêu thụ, kế toán sử dụng TK911, TK421. Từ các bảng kê, NKCT liên quan kế toán kết chuyển doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí QLDN sang TK911 để xác định kết quả tiêu thụ trong kì. Cuối tháng sau khi đã kiểm tra, đối chiếu, khóa sổ trên các bảng kê, NKCT kế toán tiến hành ghi vào sổ cái TK911, TK421. Cuối quý, năm kế toán lập báo cáo tài chính. Trình tự hạch toán thành phẩm, tiêu thụ và xác định kết quả có thể được khái quát theo mô hình sau: Chứng từ gốc NKCT số 8, số 10 Bảng kê số 5,8,9,10,11 Sổ chi tiết các TK 155,157,159,632,511,512, 641,642,531,532,911 Sổ cái TK155,511, ... Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu Phần 4 Đánh giá về tổ chức hoạt động sản xuất Kinh doanh và tổ chức hạch toán kế toán tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh 1. Những thành tựu đã đạt được. Trong sự chuyển đổi của nền kinh tế thi trường, hầu như các doanh nghiệp đều gặp phải không ít khó khăn nhưng với sự năng động, sáng tạo, với tinh thần trách nhiệm cao cán bộ công nhân viên nhà máy đã và đang từng bước khẳng định mình, nhà máy đã đạt được kết quả tốt trong SXKD, hoàn thành nhiệm vụ do Công ty, Tổng công ty giao và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên của nhà máy. Công tác quản lý: Công tác quản lý có nhiều mặt tích cực, với bộ máy quản lý tương đối gọn nhẹ song vẫn đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác tổ chức quản lý nghiệp vụ kinh doanh, kế toán tài chính, phân tích thống kê, xây dựng kế hoạch hoạt động, từng bước đưa Nhà máy vượt qua khó khăn để trở thành một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả. Tổ chức bộ máy kế toán: Bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức gọn nhẹ và phân chia thành các bộ phận có liên hệ chặt chẽ với nhau. Do số lượng nhân viên kế toán có ít nên việc bố trí từng phần hành được Nhà máy xắp xếp hợp lý thuận tiện trong mối quan hệ với nhau. Khối lượng công việc lớn, nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi mỗi người trong phòng phải có năng lực, trình độ và nỗ lực nhiều để hoàn thành và hoàn thành tốt phần hành của mình. Tổ chức sổ kế toán: Hiện nay, Nhà máy đang áp dụng hình thức sổ nhật ký chứng từ phù hợp với thực tế tổ chức SXKD của nhà máy. Hệ thống sổ sách kế toán của Nhà máy tương đối đầy đủ theo qui định chung của Bộ Tài Chính và đảm bảo phù hợp với hoạt động, tổ chức sản xuất tại Nhà máy. Tổ chức hạch toán kế toán: Nhà máy áp dụng phương pháp kế toán kê khai thường xuyên và nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) theo phương pháp khấu trừ, kết hợp với việc kiểm kê ở cuối mỗi năm là cách làm sáng tạo. Trước hết nó phù hợp với tính chất sản xuất hiện tại của Nhà máy. Hơn nữa việc kiểm kê định kỳ ở cuối mỗi năm giúp kế toán cũng như các bộ phận khác tính toán chính xác hơn và thông tin được cung cấp có độ tin cậy cao hơn. Việc luân chuyển chứng từ, sổ sách giữa các bộ phận được thực hiện nhanh chóng góp phần tạo điều kiện cho việc tập hợp chi phí được thực hiện nhanh, tính giá thành được đầy đủ và chính xác. Nhà máy đã có biện pháp cụ thể để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm như sau: Thực hiện chế độ khoán sản phẩm đến từng tổ đội sản xuất, có chế đô khen thưởng kịp thời cho việc tiết kiệm nguyên vật liệu, tăng năng xuất lao động nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Với chế độ lương khoán Nhà máy đã nâng cao được tính tự chủ cho người lao động khuyến khích họ hăng say lao động với tinh thần trách nhiệm cao. Việc hạch toán chi phí NVLTT của nhà máy được kế toán tổ chức hạch toán chi tiết chi tiết rõ ràng trung thực phục vụ tốt yêu cầu quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy . 2. Những hạn chế còn tồn tại Mặc dù kế toán đã tập trung để phấn đấu làm tốt công tác kế toán song không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Một trong những hạn chế lớn có thể nhấn mạnh ở đây và nguyên nhân của nó có thể kể ra đó là: Đối với kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ: - Bộ phận thống kê vật tư của Nhà máy do không có nghiệp vụ kế toán nên khi viết phiếu xuất kho vật tư thường kết hợp viết nhiều mặt hàng trên phiếu xuất kho, các mặt hàng này tuy có cùng một mục đích sử dụng xong lại xuất ở các kho khác nhau, mặt khác Tổng công ty điện lực Việt nam đã quy định bộ mã danh điểm vật tư nhưng khi viết phiếu xuất kho nhân viên thống kê thường bỏ qua, không viết mã số của mỗi mặt hàng. Khi tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán thường bị thiếu chứng từ để ghi chép vào sổ kho, dễ dẫn đến bị hạch toán sót nghiệp vụ do tại phòng tài chính kế toán phải bố trí 2 nhân viên làm công tác kế toán nguyên vật liệu, mỗi nhân viên theo dõi từ 2 đến 3 kho vật liệu. - Kế toán Nhà máy sử dụng bảng kê số 3 để tính giá thực tế NVL-CCDC mà bảng này chỉ áp dụng ở doanh nghiệp tính giá theo giá hạch toán nhưng hiện tại Nhà máy lại tính giá NVL-CCDC nhập, xuất, tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước như vậy là không đúng như chế độ kế toán hiện hành. Đối với kế toán TSCĐ: Mặc dù đã có chế độ kế toán mới về chế độ khấu hao TSCĐ theo quyết định số 286 TC/QĐ/BTC và cũng đã được Tổng công ty Điện lực ban hành văn bản hướng dẫn nhưng hiện tại Nhà máy vẫn áp dụng chế độ khấu hao cũ theo quyết định số 166 TC/QĐ/BTC. Hơn nữa tại Nhà máy phần TSCĐ vô hình và TSCĐ cho thuê tài chính không được định khoản theo dõi. Như vậy có thể thấy rằng Nhà máy chưa có sự thay đổi trong phương pháp tính khấu hao cho phù hợp với chế độ hiện hành và hệ thống tài khoản sử dụng chưa đầy đủ. Đối với kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Kế toán lựa chọn tiêu thức tiền lương để phân bổ chi phí sản xuất chung là chưa hợp lý. Bởi lẽ, ở Nhà máy tiền lương được tính trên cơ sở tỷ lệ % trên doanh thu tiêu thụ sản phẩm, doanh thu lại được xác định khi sản phẩm được xuất bán cho khách hàng và được khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Chính vì vậy việc sản xuất và bán hàng là khác biệt nhau rất nhiều, có khi sản xuất lớn hơn bán hàng (trong trường hợp sản xuất ra nhưng sản phẩm vẫn tồn kho chưa tiêu thụ) được hoặc ngược lại (trong trường hợp tiêu thụ những sản phẩm tồn kho từ niên độ kế toán trước). Chính vì vậy việc xác định chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm là chưa phù hợp, dẫn đến các chi phí chung phân bổ vào giá thành sản phẩm theo chi phí tiền lương cũng chưa phù hợp, ảnh hưởng đến việc xác định giá thành sản phẩm, theo đó ảnh hưởng đến giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ, giá trị thành phẩm tồn kho, giá bán, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy. - Kế toán chưa nhất quán trong việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Kế toán coi chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính. Các chi phí khác được phân bổ theo chi phí lương. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang vẫn bao gồm cả chi phí lương do tiền lương được tạm ứng khi sản phẩm chưa hoàn thành (đối với những sản phẩm có giá trị lớn, chu kỳ sản xuất dài, chi phí lương lớn), theo đó các chi phí chung cũng phân bổ cho cả sản phẩm dở dang này theo tiền lương. 3. Định hướng phát triển. Với truyền thống và bề dày kinh nghiệm của mình, toàn thể cán bộ công nhân viên Nhà máy chế tạo thiết bị điện đang nỗ lực phấn đấu sản xuất kinh doanh có hiệu quả với tăng trưởng cao , ổn định . Mục tiêu và hướng phát triển của Nhà máy trong những năm tới là : Đầu tư mọi nguồn nhân lực để phát triển năng lực sản xuất , tiếp tục đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất máy biến áp 110Kv và máy biến áp phân phối , không ngừng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm , đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng , tăng khả năng cạnh tranh và thị phần ở trong nước , hướng ra thị trường các nước và chuẩn bị tốt cho việc hội nhập thị trường quốc tế . Nghiên cứu thiết kế, chế tạo và thử nghiệm máy biến áp 220Kv , tiến tới ổn định dây chuyền chế tạo máy biến áp lực 220Kv. Đầu tư hiện đại hoá dây chuyền sản chế tạo cáp nhôm trần tải điện, cáp chống sét ... phục vụ nhu cầu phát triển của hệ thống lưới điện đến 500Kv. Đầu tư xây dựng dây chuyền công nghệ sản xuất cáp sợi quang thông tin điện lực. Nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới theo định hướng phát triển Ngành cơ khí Việt Nam , chế tạo các thiết bị điện , vật liệu kĩ thuật điện chủ yếu như cầu dao cách ly 3 pha , điện áp đến 110-220Kv , máy biến dòng 110kv , tủ bảng điện , tủ điều khiển phân phối. 4. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh. Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và trên cơ sở những ưu điểm và tồn tại trong công tác hạch toán kế toán tại phòng Tài chính- Kế toán của Nhà máy, em xin nêu ra một số ý kiến để góp phần hoàn thiện công tác hạch toán kế toán của Nhà máy. - Đối với công tác bố trí nhân sự : Phòng kế toán của Nhà máy gồm 12 người do vậy Nhà máy cần có sự bố trí nhân sự cho phù hợp với việc tổ chức bộ máy kế toán tạo điều kiện thực hiện tốt nội dung công tác kế toán của Nhà máy, nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán, phục vụ hữu ích cho công tác quản lý. Nhà máy cần phải dựa vào tình hình thực tế của bộ máy kế toán về số lượng nhân viên kế toán, nhiệm vụ của từng nhân viên, từng bộ phận kế toán, mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán và giữa phòng tài chính kế toán với các phòng ban có liên quan để bố trí nhân sự sao cho hợp lý nhất, năng động nhất, phù hợp với công việc kế toán làm bằng máy vi tính. Và một điều đáng lưu ý nhất ở đây là Nhà máy phải tách riêng phần hành kế toán nhập nguyên vật liệu với phần hành kế toán phải trả cho người bán. -áp dụng chế độ kế toán mới : Nhà máy cần triển khai nhanh chóng việc áp dụng chế độ kế toán mới cũng như các văn bản hướng dẫn của Bộ tài chính và Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành một cách phù hợp với thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Nhà máy. - Đối với việc lựa chọn hình thức sổ kế toán : Nhà máy nên thuê các công ty phần mềm viết chương trình kế toán trên máy vi tính để giảm thiểu công việc ghi chép kế toán thủ công hoặc tận dụng các số liệu đã nhập trên máy vi tính để phục vụ công tác ghi sổ kế toán cũng như dùng chung số liệu giữa các kế toán phần hành. Để thuận tiện cho việc sử dụng phần mềm kế toán trên máy vi tính, khi thuê các công ty phần mềm viết chương trình kế toán trên máy vi tính Nhà máy có thể kết hợp chuyển đổi hình thức sổ kế toán sang hình thức chứng từ ghi sổ vì đây là hình thức sổ kế toán rất phù hợp và thuận tiện khi sử dụng chương trình phần mềm mà Nhà máy hoàn toàn có thể áp dụng được. Tuy nhiên, khi quyết định lựa chọn hình thức chứng từ ghi sổ Nhà máy cần tuân thủ theo mọi nguyên tắc cơ bản của hình thức kế toán đó về các mặt: số lượng và kết cấu các loại sổ sách, mối quan hệ và sự kết hợp giữa các loại sổ sách, trình tự và kỹ thuật ghi chép các loại sổ sách, Nhà máy có thể cải tiến mẫu sổ, bảng biểu trên máy tính cần được thiết kế làm sao để giảm thiểu việc nhập lại số liệu và theo dõi song song, tuy nhiên cũng phải tránh tình trạng chắp vá các loại tuỳ tiện, làm theo kiểu riêng của mình mà không tuân thủ nguyên tắc kế toán. - ứng dụng khoa học công nghệ : Hiện nay, trình độ khoa học công nghệ tin học đã phát triển, Nhà máy cần nhanh chóng thuê các công ty thiết kế và xây dựng chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính để hỗ trợ cho công tác kế toán của Nhà máy. Một chương trình kế toán phù hợp sẽ giúp cho cán bộ, nhân viên kế toán giảm thiểu công việc ghi chép bằng tay, tránh được tối đa các sai phạm, nhầm lẫn, trùng lắp. Mặt khác, một thế mạnh rất lớn của phần mềm kế toán đó là các báo cáo quản trị tiện ích mà nếu làm bằng tay sẽ không thể có được. Khi thiết kế, xây dựng chương trình phần mềm kế toán, Nhà máy cần nghiên cứu chi tiết yêu cầu của từng phần hành để đưa ra được một chương trình vừa phù hợp với đặc điểm của Nhà máy, vừa làm tốt công tác hạch toán kế toán, mẫu biểu sổ sách kế toán trình bày đẹp, đúng theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành, vừa đáp ứng được yêu cầu quản trị cao. Đối với báo cáo quản trị, cần yêu cầu công ty phần mềm đưa ra báo cáo phân tích, so sánh chi phí và giá thành giữa thực tế phát sinh với dự toán và định mức, phân tích tỷ lệ % các khoản mục, yếu tố chi phí trong tổng giá thành ... để qua đó kế toán và ban lãnh đạo dễ dàng kiểm tra, đối chiếu, đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. ở Nhà máy, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân tố con người hoàn toàn có đủ khả năng để đáp ứng các yêu cầu do công ty phần mềm đưa ra. Đến nay, phòng tài chính kế toán đã triển khai việc tin học hoá công tác kế toán đã giúp cho công tác tài chính kế toán được nhanh chóng và chính xác đáp ứng yêu cầu điều hành quản lí ở Nhà máy. - Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà máy cũng cần phải chú ý những vấn đề sau : Nghiên cứu thị trường trong nước và ngoài nước, có các biện pháp mở rộng thị trường nước ngoài và cần có chính sách cụ thể để những sản phẩm chủ yếu của Nhà máy luôn có mặt trên thị trường Giảm đến mức thấp nhất các chi phí chung và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp để góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm cũng như giá bán hàng hóa tạo điều kiện cạnh tranh trên thị trường. Nhà máy cần có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại về kĩ thuật, nghiệp vụ tin học, ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Nhà máy. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, ổn định tỏ chức, giải quyết công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên. Kết luận Với truyền thống và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp và sửa chữa các thiết bị điện cho lưới điện toàn quốc và các công trình lớn của quốc gia, Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh đã đạt được thành tựu to lớn góp phần vào công cuộc xây dựng và sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, không ngừng tăng trưởng và phát triển vững chắc. Thành tựu đó đã được đánh giá cao, được khách hàng trong cả nước tin cậy, Nhà máy là một trong những đơn vị đứng đầu về sản xuất thiết bị điện cả nước . Với việc thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Tổng công ty Điện lực Việt Nam, mặc dù biết là sẽ gặp nhiều khó khăn song hầu hết những người lao động của đơn vị đều cho rằng Nhà máy đủ điều kiện để tách riêng thành một doanh nghiệp cổ phần hóa độc lập. Bởi họ tin tưởng chiếc “ đầu tàu” này hoàn toàn đủ khả năng để có thể tiếp tục dẫn dắt cả “ đoàn tàu” đi đúng hướng, giữ vững uy tín của thương hiệu Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh Qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu về Nhà máy, chúng ta không những có được cái nhìn tổng thể về nhà máy mà còn biết được quá trình hạch toán kế toán cụ thể trên các phần hành. Là một sinh viên được tìm hiểu thực tiễn hoạt động của Nhà máy mà lâu nay chỉ được học trên lý thuyết, em thấy đây là một cơ hội tốt cho bản thân mình không chỉ trau dồi thêm kiến thức mà còn rèn luyện nhiều kỹ năng khác.Do trình độ còn hạn chế và do thời gian có hạn, chắc chắn nội dung báo cáo còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp của thầy cô giáo, của các cán bộ công nhân viên phòng tài chính kế toán Nhà máy và của các bạn để em hiểu rõ hơn về công tác kế toán tài chính doanh nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Nam Thanh, các cán bộ nhân viên phòng tài chính - kế toán nói riêng và của Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh Hà Nội nói chung đã giúp em hoàn thành báo cáo này Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình lý thuyết và thực hành Kế toán tài chính - ĐHKTQD - 2004. Giáo trình Kế toán quản trị - ĐHKTQD. Hệ thống kế toán doanh nghiệp sản xuất - BTC - 2001. Qui định chế độ kế toán áp dụng trong Tổng Công ty điện lực Việt Nam - 1999. Qui chế phân cấp quản lý trong Công ty sản xuất thiết bị điện - 1993. Tạp chí kế toán. Báo cáo doanh nghiệp. Nhận xét của đơn vị thực tập Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC689.doc
Tài liệu liên quan