+ Cần lựa chọn tên cho các vùng này: Kỳ quan (công viên) thiên nhiên Việt Nam.
+ Cần có nghiên cứu cơ chế, chính sách, pháp lý về các danh hiệu cấp quốc gia, cấp
tỉnh, cấp huyện và các giải pháp hỗ trợ cho địa phương.
+ Cần có cơ chế khuyến khích, tôn vinh các cá nhân, tổ chức xã hội, dân sự tham
gia vào xây dựng, quản lý các vùng có danh hiệu kỳ quan thiên nhiên.
+ Cần thành lập một cơ cấu tổ chức thống nhất cấp quốc gia (thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường) để xác định, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển, công nhận và
quản lý, khuyến khích và tôn vinh các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam và hợp tác
quốc tế.
+ Cần công nhận và có cơ chế, mô hình quản lý và khai thác tài nguyên đặc biệt cấp
Nhà nước cho các vùng có danh hiệu TNMT, tiến tới thể chế hóa bằng pháp luật các
vùng có tài nguyên đặc biệt này.
+ Tổ chức truyền thông, phát triển du lịch sinh thái và cơ chế phù hợp cho các ban
quản lý khu vực có danh hiệu và nâng cao hiệu quả sinh kế cho người dân vùng có kỳ
quan thiên nhiên, đặc biệt cụ thể kinh tế và môi trường của các vùng và của các tỉnh có
danh hiệu TNMT. Khi lãnh đạo địa phương, tỉnh thấy được tầm quan trọng của danh
hiệu TNMT thì sẽ có ý thức ủng hộ việc xây dựng và bảo vệ thiên nhiên tại các khu
vực có danh hiệu tài nguyên môi trường.18
+ Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế, nên vấn đề các vùng địa lý của Việt Nam
có danh hiệu về bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, di sản địa chất, đặc biệt danh
hiệu quốc tế có ý nghĩa ảnh hưởng lớn đến vùng đó và lân cận rất lớn, vì sau khi có
danh hiệu quốc tế, sẽ có rất nhiều các nghiên cứu và phát hiện mới, gia tăng khách du
lịch, xuất hiện nhiều vấn đề xã hội nhân văn mới đối với từng vùng, từng khu khác
nhau. Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Mỹ Sơn, Lăng Cô, Xuân Thủy, Nha
Trang, Hội An, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Giờ. đã trở thành các thương hiệu lớn cho
du lịch, nghiên cứu và học thuật cho cộng đồng toàn thế giới.
+ Chính quyền các tỉnh, địa phương cần có trách nhiệm, quan tâm đến công tác bảo
vệ và phát triển các vùng có danh hiệu TNMT, và coi đó như là một định hướng phát
triển kinh tế bền vững tỉnh, địa phương.
+ Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về xếp hạng TNMT các tỉnh, các
vùng nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ, giữ gìn TNMT như tài nguyên quý giá của địa
phương và cộng đồng.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường có thể
tham gia việc công nhận danh hiệu TNMT cho các khu vực do tư nhân, địa phương
xây dựng nhằm bảo vệ các khu du lịch sinh thái. Kiến nghị Nhà nước hay quốc tế công
nhận khi các khu đạt được tiêu chuẩn TNMT phù hợp.
+ Đa dạng hóa danh hiệu TNMT cho cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Xem xét việc thiết lập một luật riêng cho vùng biển và đảo Quảng Ninh, Hải
Phòng, sẽ gia tăng vị thế TNMT của cả Việt Nam.
+ Xem xét xây dựng luật hay nghị định riêng cho các khu bảo vệ, bảo tồn thiên
nhiên Việt Nam.
+ Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiên cách tính điểm, xếp hạng cho danh hiệu thiên
nhiên, để có thể có công bố hàng năm về danh hiệu TNMT hàng năm.
20 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 820 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Danh hiệu thiên nhiên và môi trường Việt Nam: cơ hội và xếp hạng - Dư Văn Toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
DANH HIỆU THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƢỜNG VIỆT NAM:
CƠ HỘI VÀ XẾP HẠNG
Dƣ Văn Toán1, Lê Xuân Tuấn1, Vũ Thành Chơn1 và Phạm Bình Quyền2
1 Viện Nghiên cứu Quản lý Biển và Hải đảo
2 Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội
Tóm tắt
Bài báo giới thiệu về sự đa dạng danh hiệu thiên nhiên và môi trường (TNMT)
của các vùng cấp Quốc gia và Quốc tế đã được công nhận tại Việt Nam vừa
được bảo tồn và phát triển. Đến nay, nhiều khu vực của Việt Nam đã đươc công
nhận danh hiệu TNMT, trong số đó, đặc biệt có danh hiệu quốc tế như Vịnh Hạ
Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Cát Bà, Cần Giờ, Xuân Thủy, Cù Lao Chàm, Hội
An, Mũi Cà Mau, Ba Bể, châu thổ sông Hồng, Tây Nghệ An... đã mang lại hiệu
quả phát triển kinh tế to lớn sau khi nhận danh hiệu quốc tế, đồng thời mang lại
uy tín cao cho chính quyền và nhân dân các địa phương sở tại về công tác bảo
tồn thiên nhiên. Các danh hiệu quốc tế đã được công nhận tại Việt Nam: Khu dự
trữ sinh quyển thế giới có 8 khu, danh hiệu vịnh đẹp nhất thế giới có 3 địa danh,
danh hiệu Di sản thế giới có 3 địa danh, danh hiệu Ramsar có 3 địa danh, Công
viên địa chất toàn cầu có 1 địa danh, di sản ASEAN có 4 địa danh. Danh hiệu
quốc gia gồm hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên với hơn 120 địa danh, phân
bố trên cả nước, trong số đó có 30 vườn quốc gia, hơn 140 khu rừng đặc dụng,
16 khu bảo tồn biển. Hiện tại, danh hiệu TNMT chưa có tại 22 tỉnh thành trong
cả nước. Bài báo bước đầu thử nghiệm đưa ra các tiêu chí danh hiệu TNMT xếp
hạng các tỉnh, vùng cho 63 tỉnh cho thấy sự quan tâm của các địa phương với
công tác bảo tồn thiên nhiên và kết quả cho thấy tỉnh Quảng Ninh và vùng Vịnh
Hạ Long được xếp ở vị trí hàng đầu. Bài báo thử nghiệm đề xuất xây dựng bộ
tiêu chí về TNMT để đánh giá năng lực địa phương hàng năm trong công tác bảo
tồn thiên nhiên, nhằm mục đích tuyên truyền, phổ biến thông tin và nâng cao
nhận thức về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Danh hiệu thiên nhiên và môi trường (TNMT) là danh hiệu cho một vùng địa lý về
thiên nhiên và môi trường, được một tổ chức công nhận khi mà vùng đó đáp ứng đầy
đủ các tiêu chí quy định của các tổ chức đó. Nếu là do tổ chức quốc tế công nhận thì
đó là danh hiệu quốc tế, tổ chức, quốc gia công nhận thì đó là danh hiệu quốc gia. Hiện
nay, đã có nhiều danh hiệu quốc tế và quốc gia về TNMT đã được công nhận tại Việt
Nam. Các địa phương nhận được danh hiệu TNMT, đặc biệt danh hiệu quốc tế như Hạ
Long, Cát Bà, Xuân Thủy, Cần Giờ, Phong Nha – Kẻ Bàng đã có những tác động tích
cực từ du lịch sinh thái, bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện sinh kế cộng đồng địa
2
phương. Rất nhiều nhà khoa học, cán bộ thuộc tổ chức và chương trình quốc tế về bảo
vệ TNMT như IUCN, WWF, GEF, BirdLife, UNDP, UNEP, WB, IMF, EU, SIDA,
DANIDA, JICA, PEMSEA, COBSEA đều có các chương trình nghiên cứu, hành
động hỗ trợ công tác bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam (Dư Văn Toán, 2010; ICEM,
2003; IUCN-SIDA, 2008). Gần đây, có rất nhiều các cơ quan chính phủ và phi chính
phủ cũng có nhiều hành động về công tác bảo tồn thiên nhiên. Chúng ta đã có các cơ
sở pháp lý như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và phát
triển rừng, Luật Tài nguyên nước, Luật Thủy sản và sắp tới là Luật Tài nguyên và môi
trường biển, cùng nhiều chương trình mục tiêu quốc gia, quyết định của Chính phủ về
đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu này đề cập đến các vùng danh hiệu quốc gia như vườn quốc gia và khu dự
trữ thiên nhiên và danh hiệu quốc tế như di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển,
công viên địa chất, khu Ramsar, vịnh đẹp, gắn liền với các hoạt động sinh kế cộng
đồng.
Giai đoạn hiện nay là giai đoạn hội nhập quốc tế toàn diện, cùng với chiến lược phát
triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) dựa vào phương pháp tiếp
cận hệ sinh thái. Hoạt động kinh tế gây tác động xấu đến bảo vệ đa dạng sinh học và
thiên nhiên môi trường là điều không thể tranh cãi. Việc quan tâm đầy đủ đến phương
thức hành động của Chính quyền địa phương và cộng đồng đến các khu có danh hiệu
TNMT sẽ là hình mẫu trong công tác bảo tồn thiên nhiên vì sự phát triển bền vững.
Khi một vùng được danh hiệu về TNMT thì vùng đó có rất nhiều lợi ích như sau: được
nhiều người biết đến hơn; được nhiều cấp ngành và các tổ chức ở trong nước và quốc
tế quan tâm; thuận lợi cho công tác quản lý tài nguyên; bảo vệ môi trường thiên nhiên
điểm đến kỳ diệu đối với khách du lịch; một địa chỉ tin cậy hấp dẫn các nhà khoa học,
nhà kinh tế và đầu tư liên doanh trên nhiều lĩnh vực; là trung tâm giáo dục truyền
thống và phổ biến các tri thức khoa học. Vì vậy hệ thống hóa tất các các vùng có danh
hiệu TNMT, phân tích đánh giá ảnh hưởng cho các tỉnh và các vùng địa lý là rất cần
thiết phục vụ quy hoạch và phát triển kinh tế bền vững. Đồng thời nhắc nhở sự quan
tâm của chính quyền các địa phương đến bảo vệ TNMT.
2. HIỆN TRẠNG CÁC DANH HIỆU TNMT ĐƯỢC CÔNG NHẬN TẠI VIỆT
NAM
2.1. Các danh hiệu quốc tế
2.1.1. Di sản thiên nhiên thế giới
Theo Công ước Di sản thế giới thì di sản thiên nhiên là:
+ Các đặc điểm tự nhiên bao gồm các hoạt động kiến tạo vật lý hoặc sinh học hoặc
các nhóm các hoạt động kiến tạo có giá trị nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm thẩm
mỹ hoặc khoa học.
3
+ Các hoạt động kiến tạo địa chất hoặc địa lý tự nhiên và các khu vực có ranh giới
được xác định chính xác tạo thành môi trường sống của các loài động thực vật đang bị
đe dọa có giá trị bảo tồn nổi bật toàn cầu xét theo quan điểm khoa học hoặc bảo tồn.
Bảng 2.1. Các di sản thiên nhiên thế giới
STT Địa danh Năm Tỉnh
1 Hạ Long 1994 Quảng Ninh
2 Hạ Long 2000 Quảng Ninh
3 Phong Nha – Kẻ Bàng 2003 Quảng Bình
Các vùng Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng hiện nay đang là thương hiệu lớn về TNMT
quy mô quốc tế. Khách quốc tế, Việt Nam và các nhà khoa học, các chương trình
nghiên cứu tại đây gia tăng mạnh. Công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên
vịnh Hạ Long đang rất được quan tâm của chính quyền và cộng đồng tỉnh Quảng Ninh
[4].
2.1.2. Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Khu dự trữ sinh quyển (DTSQ) là một danh hiệu do UNESCO trao tặng cho các khu
bảo tồn thiên nhiên có hệ động thực vật độc đáo, phong phú đa dạng.
Danh hiệu khu dự trữ sinh quyển là nhằm giải quyết một trong những vấn đề thực tiễn
quan trọng nhất mà con người đang đối mặt hiện nay: đó là là làm thế nào để có thể
tạo nên sự cân bằng giữa bảo tồn đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên thiên
nhiên với sự thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, duy trì các giá trị văn hóa truyền thống
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, phòng thí nghiệm sống cho việc nghiên
cứu, giáo dục, đào tạo và giám sát các hệ sinh thái, đem lại lợi ích cho cộng đồng cư
dân địa phương, quốc gia và quốc tế.
Bảng 2.2. Khu sinh quyển thế giới
STT Địa danh Năm Tỉnh
1 Rừng ngập mặn Cần Giờ 2000 TP. Hồ Chí Minh
2 Cát Tiên 2001 Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
3 Cát Bà 2004 Hải Phòng
4 Ven biển châu thổ sông Hồng 2004 Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình
5 Ven biển và đảo Kiên Giang 2006 Kiên Giang
6 Tây Nghệ An – Pù Mát 2007 Nghệ An
7 Cù Lao Chàm 2009 Quảng Nam
8 Mũi Cà Mau 2009 Cà Mau
Nguồn: [6].
4
DTSQ là danh hiệu TNMT đặc biệt – Phòng thí nghiệm thiên nhiên sống được phát
triển tại Việt Nam với công lao của GS.TS. Nguyễn Hoàng Trí. Tuy nhiên, vấn đề
quản lý, điều hành tại các khu này còn một số bất cập, do chưa có cơ quan trung ương
nào tham gia quản lý để các khu này được bảo vệ, phát triển bền vững. Hiện đang làm
hồ sơ cho khu DTSQ liên tỉnh sông Cửu Long Bến Tre – Trà Vinh – Sóc Trăng.
2.1.3. Khu Ramsar - bảo tồn đất ngập nước
Công ước Ramsar (được các quốc gia phê chuẩn tại thành phố Ramsar, Iran vào năm
1971) là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng hợp lý và khôn khéo các
vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào
các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như
trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập
nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng.
Bảng 2.3. Khu Ramsar
STT Địa danh Năm Tỉnh
1 Xuân Thủy 1989 Nam Định
2 Bàu Sấu – Cát Tiên 2005 Lâm Đồng
3 Ba Bể 2011 Bắc Kạn
Các khu Ramsar chủ yếu bảo tồn các loài chim nước di cư, có yếu tố bảo tồn quốc tế
rất cao. Việt Nam đang trình công nhận khu Ramsar cho Vườn Quốc gia Tràm Chim,
Đồng Tháp.
2.1.4. Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới
WMBB là Hiệp hội những Vịnh Đẹp nhất Thế giới, được thành lập tại Berlin vào
10/3/1997. Các vịnh thành viên phải đáp ứng một số tiêu chí như: Có một môi trường
sinh thái với động vật và thực vật thú vị; có vẻ đẹp tự nhiên và hấp dẫn; được biết và
đánh giá tại cấp quốc gia; biểu tượng cho cư dân địa phương; có nguồn kinh tế tiềm
năng; ít nhất là đáp ứng được 2 tiêu chí của UNESCO trong lĩnh vực văn hóa và thiên
nhiên.
Bảng 2.4. Vịnh biển đẹp thế giới
STT Địa danh Năm Tỉnh
1 Vịnh Hạ Long 2003 Quảng Ninh
2 Vịnh Nha Trang 2005 Khánh Hòa
3 Vịnh Lăng Cô 2009 Thừa Thiên Huế
Việt Nam có hệ thống vũng vịnh ven bờ rất đa dạng và có tính đa dạng sinh học phong
phú, tuy nhiên chưa có sự quan tâm đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường tại các vịnh
đã có danh hiệu như rác, chất thải nên đã gây ra những tổn thương như Vịnh Lăng Cô,
Nha Trang. Công tác bảo vệ TNMT cần phải có sự tham gia của chính quyền địa
5
phương nhiều hơn. Các vịnh tiềm năng như Vũng Rô, Xuân Đài, Văn Phong – Đại
Lãnh.
2.1.5. Công viên địa chất toàn cầu
Công viên địa chất là một vùng với những giới hạn rõ ràng và có diện tích đủ rộng để
đáp ứng sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương. Nó bao gồm một số điểm di sản địa
chất nào đó ở mọi quy mô hay một bức khảm về thực thể địa chất có tầm quan trọng
khoa học đặc biệt, hiếm có và đẹp, tiêu biểu cho một khu vực và lịch sử địa chất của
khu vực đó, những sự kiện hay các quá trình. Nó không chỉ có ý nghĩa địa chất mà còn
có giá trị sinh thái, khảo cổ, lịch sử hay văn hóa. Một công viên địa chất đáp ứng cho
việc phát triển kinh tế-xã hội đó là sự bền vững về mặt văn hóa và môi trường. Điều
này tác động trực tiếp lên khu vực bởi sự cải thiện điều kiện sống của con người và
môi trường nông thôn, như vậy, nó tăng cường nhận dạng dân số với khu vực và tạo
nên sự phục hồi văn hóa. Một công viên địa chất quốc gia khi có đủ điều kiện sẽ được
UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu.
Bảng 2.5. Công viên địa chất toàn cầu
STT Địa danh Năm Tỉnh
1 Cao nguyên đá Đồng Văn 2010 Hà Giang
Việt Nam có rất nhiều cao nguyên địa chất tiềm năng, tuy nhiên, điều này có ảnh
hưởng đến khai thác khoảng sản và vật liệu xây dựng của các địa phương. Cần có sự
đồng thuận của chính quyền và nhân dân địa phương trong công tác bảo vệ TNMT tại
các công viên này.
2.2. Di sản ASEAN
Vườn di sản ASEAN là danh hiệu có giá trị để phát triển du lịch, nghiên cứu khoa học,
văn hóa, giáo dục. Để được công nhận là vườn di sản, vườn quốc gia phải đảm bảo
được các tiêu chí về tính tự nhiên, hoang dã, tính nguyên vẹn về hệ sinh thái, sự đa
dạng và giá trị nổi bật quần thể. Các vườn di sản ASEAN phải thực thi và chịu trách
nhiệm về các chính sách bảo tồn sinh vật quý hiếm sống trong khu vực Đông Nam Á.
Bảng 2.6. Di sản ASEAN
STT Địa danh Năm Tỉnh
1 VQG Hoàng Liên 2003 Lào Cai
2 VQG Ba Bể 2003 Bắc Cạn
3 VQG Chư Mom Ray 2003 Kon Tum
4 KBTTN Kon Ka Kinh 2003 Gia Lai
6
2.3. Các danh hiệu quốc gia
2.3.1. Di sản quốc gia Việt Nam
Năm 1962, Vịnh Hạ Long được Bộ Văn hóa – Thông tin Việt Nam xếp hạng di tích
danh thắng – di sản cấp quốc gia với diện tích 1.553 km², bao gồm 1.969 hòn đảo.
Các đảo trong vùng Vịnh Hạ Long được quy hoạch là Khu Bảo tồn các Di tích Văn
hóa – Lịch sử và Cảnh quan Quốc gia, theo Quyết định số 313/VH-VP của Bộ Văn
hóa – Thông tin Việt Nam ngày 28 tháng 4 năm 1962. Các đảo này cũng có trong danh
sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986
của Thủ tướng Chính phủ).
Bảng 2.7. Di sản thiên nhiên quốc gia
STT Địa danh Năm Tỉnh
1 Vịnh Hạ Long 1962 Quảng Ninh
2.3.2. Vườn quốc gia Việt Nam
Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg, ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam ban hành Quy chế quản lý rừng, thì vườn quốc gia là một dạng
rừng đặc dụng, được xác định trên các tiêu chí sau:
+ Vườn quốc gia là khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc ở vùng đất ngập nước, hải
đảo, có diện tích đủ lớn được xác lập để bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng
hoặc đại diện không bị tác động hay chỉ bị tác động rất ít từ bên ngoài; bảo tồn các loài
sinh vật đặc hữu hoặc đang nguy cấp.
+ Vườn quốc gia được quản lý, sử dụng chủ yếu phục vụ cho việc bảo tồn rừng và
hệ sinh thái rừng, nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và du lịch sinh thái.
+ Vườn quốc gia được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số: về hệ sinh thái đặc
trưng; các loài động vật, thực vật đặc hữu; về diện tích tự nhiên của vườn và tỷ lệ diện
tích đất nông nghiệp, đất thổ cư so với diện tích tự nhiên của vườn.
Bảng 2.8. Danh hiệu vườn quốc gia
TT Địa danh Năm Tỉnh
1 Cúc Phương 1966 Ninh Bình, Thanh Hóa, Hòa Bình
2 Tam Đảo 1986 Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang
3 Cát Bà 1986 Hải Phòng
4 Ba Vì 1991 Hà Nội
5 Bạch Mã 1991 Thừa Thiên Huế
6 Yok Đôn 1991 Đăk Lăk
7 Ba Bể 1992 Bắc Kạn
8 Bến En 1992 Thanh Hóa
7
TT Địa danh Năm Tỉnh
9 Cát Tiên 1992 Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước
10 Côn Đảo 1993 Bà Rịa – Vũng Tàu
11 Tràm Chim 1994 Đồng Tháp
12 Hoàng Liên 1996 Lai Châu, Lào Cai
13 Bái Tử Long 2001 Quảng Ninh
14 Pù Mát 2001 Nghệ An
15 Phong Nha – Kẻ Bàng 2001 Quảng Bình
16 Phú Quốc 2001 Kiên Giang
17 Xuân Sơn 2002 Phú Thọ
18 Vũ Quang 2002 Hà Tĩnh
19 Chư Mom Ray 2002 Kon Tum
20 Kon Ka Kinh 2002 Gia Lai
21 Chư Yang Sin 2002 Đăk Lăk
22 Bù Gia Mập 2002 Bình Phước
23 Lò Gò Xa Mát 2002 Tây Ninh
24 U Minh Thượng 2002 Kiên Giang
25 Xuân Thủy 2003 Nam Định
26 Núi Chúa 2003 Ninh Thuận
27 Mũi Cà Mau 2003 Cà Mau
28 Bidoup Núi Bà 2004 Lâm Đồng
29 Phước Bình 2006 Ninh Thuận
30 U Minh Hạ 2006 Cà Mau
Hệ thống vườn quốc gia là hệ thống được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
quản lý, công nhận, đã và đang là mô hình rất thành công trong công tác bảo vệ TNMT
và cải thiện sinh kế của người dân.
2.3.3. Khu dự trữ thiên nhiên
Khu dự trữ thiên nhiên còn gọi là khu dự trữ tự nhiên (trên biển, trên đất liền và đất
ngập nước) và khu bảo toàn loài sinh cảnh, khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành
cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường, là vùng đất
tự nhiên được thành lập nhằm mục đích đảm bảo diễn thế tự nhiên và đáp ứng các yêu
cầu sau: vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên nhiên và có giá trị đa dạng sinh
học cao; có giá trị cao về khoa học, giáo dục, du lịch; có các loài động thực vật đặc
hữu hoặc là nơi cư trú, ẩn náu, kiếm ăn của các loài động vật hoang dã quý hiếm; đủ
8
rộng để chứa được một hay nhiếu hệ sinh thái, tỷ lệ cần bảo tồn trên 70%. Có Khu Bảo
tồn Thạnh Phú thuộc tỉnh Bến Tre chưa được vào danh sách quốc gia.
Bảng 2.9. Danh hiệu khu dự trữ thiên nhiên
TT Địa danh Năm Tỉnh
1 Bắc Mê 1994 Hà Giang
2 Du Già 1994 Hà Giang
3 Tiền Hải 1994 Thái Bình
4 Mường Nhé 1996 Điện Biên
5 Phong Quang 1998 Hà Giang
6 Bát Đại Sơn 2000 Hà Giang
7 Chạm Chu 2001 Tuyên Quang
8 Tây Yên Tử 2002 Bắc Giang
9 Tây Côn Lĩnh 2002 Hà Giang
10 Vân Long 2002 Ninh Bình
11 Đồng Sơn – Kỳ Thượng 2003 Quảng Ninh
12 Kim Hỷ 2003 Bắc Kạn
2.3.4. Hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam
Năm 2010, Chính phủ phê duyệt 16 khu bảo tồn biển giai đoạn 2010-2020 nhằm bảo
tồn các tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học biển và Khu Bảo tồn Biển Rạn
Trào – Khánh Hòa (2003) là khu thứ 17 do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát
triển Cộng đồng (MCD) – một tổ chức xã hội Việt Nam đầu tiên – hỗ trợ thành lập, Ủy
ban nhân dân huyên Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa ra quyết định thành lập năm 2008 [5]
Hiện các khu bảo tồn biển mới đang bước đầu hình thành, các phương tiện kỹ thuật
bảo vệ giám sát TNMT tại các khu BTB còn chưa đầy đủ. Tiềm năng du lịch, sinh
thái, nghiên cứu khoa học với các hệ sinh thái san hô, các loài động vật biển quý hiếm
như rùa biển, bò biển, cá heo, cá mập là rất lớn. Những kết quả về bảo tồn biển của
MCD cần được xem xét khen thưởng, tôn vinh như là tấm gương trong công tác bảo
tồn biển và đa dạng hóa sinh kế người dân, nhằm thúc đẩy và phát triển công tác bảo
tồn biển Việt Nam.
Bảng 2.10. Khu bảo tồn biển
STT Tên Năm Tỉnh
1 Đảo Trần 2010 Quảng Ninh
2 Cô Tô 2010 Quảng Ninh
3 Bạch Long Vĩ 2010 Hải Phòng
9
4 Cát Bà 2010 Hải Phòng
5 Hòn Mê 2010 Thanh Hóa
6 Cồn Cỏ 2010 Quảng Trị
7 Hải Vân – Sơn Trà 2010 Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng
8 Cù Lao Chàm 2010 Quảng Nam
9 Lý Sơn 2010 Quảng Ngãi
10 Nam Yết 2010 Khánh Hòa
11 Vịnh Nha Trang 2010 Khánh Hòa
12 Núi Chúa 2010 Ninh Thuận
13 Phú Quý 2010 Bình Thuận
14 Hòn Cau 2010 Bình Thuận
15 Côn Đảo 2010 Bà Rịa – Vũng Tàu
16 Phú Quốc 2010 Kiên Giang
17 Rạn Trào 2003 Khánh Hòa
3. XÂY DỰNG TIÊU CHÍ XẾP LOẠI, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC
VÙNG CÓ DANH HIỆU TNMT
3.1. Phân tích về các danh hiệu TNMT
+ Sự đa dạng tên gọi các danh hiệu TNMT Việt Nam của quốc tế là 5, khu vực là 1,
quốc gia là 4.
+ Danh hiệu quốc tế nhiều nhất là danh hiệu khu dự trữ sinh quyển thế giới là 8,
danh hiệu vịnh đẹp nhất thế giới với 3, danh hiệu di sản thế giới là 3.
+ Danh hiệu quốc gia thì nhiều nhất là khu bảo tồn thiên nhiên với 120 danh hiệu,
vườn quốc gia với 30 danh hiệu, khu bảo tồn biển 17 danh hiệu, sau đó là khu bảo tồn
thiên nhiên với 120 danh hiệu.
+ Trước năm 1990 (Bảng 3.1), rất ít danh hiệu Việt Nam, nhưng sau 1990, số danh
hiệu tăng nhanh, kể cả quốc tế và quốc gia. Sau năm 2000, đặc biệt 2000-2010, số
danh hiệu TNMT quốc tế gia tăng rất nhanh, chúng tỏ giá trị TNMT của Việt Nam có
giá trị và sự quan tâm cao của quốc tế.
+ Hầu như các danh hiệu về TNMT quốc tế đều đã có danh hiệu TNMT Việt Nam.
+ Danh hiệu biển có cho 27 vùng ven biển, hải đảo; đất liền có 55 danh hiệu.
Bảng 3.1. Phân loại danh hiệu TNMT các vùng địa lý Việt Nam
Cấp bậc TT Danh hiệu Tổng
10
Quốc tế 1 Di sản thế giới 3
2 Khu dự trữ sinh quyển thế giới 8
3 Khu RAMSAR 3
4 Vịnh đẹp nhất thế giới 3
5 Công viên địa chất toàn cầu 1
Khu vực 6 Di sản ASEAN 4
Quốc gia 7 Di sản quốc gia Việt Nam 1
8 Vườn quốc gia Việt Nam 30
9 Khu dự trữ thiên nhiên 120
10 Khu bảo tồn biển Việt Nam 17
Tổng số 10 danh hiệu 82
Bảng 3.2. Lịch sử danh hiệu TNMT Việt Nam
STT Giai đoạn QG QT KV TS
1 1960-1969 2 2
2 1970-1979 0
3 1980-1989 3 3
4 1990-1999 14 1 15
5 2000-2009 26 14 4 44
6 2010- 16 1 17
3.2. Đánh giá gía trị của danh hiệu TNMT đối với địa phương
Thống kê các danh hiệu TNMT cho tất cả 63 tỉnh thành đến nay, Vịnh Hạ Long – danh
hiệu quốc gia (theo Quyết định số 313/VHTT/QĐ ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hóa –
Thông tin), Vườn Quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày 7/7/1962 tại QĐ/72-TTg
và mới nhất là danh hiệu quốc tế Ramsar Ba Bể vừa được công nhận năm 2011. Tổng
số 41 tỉnh thành Việt Nam có danh hiệu TNMT, 22 tỉnh không có danh hiệu TNMT
nào. 18 tỉnh thành có danh hiệu quốc tế, 40 tỉnh có danh hiệu quốc gia, 4 tỉnh có danh
hiệu khu vực.
Để kịp có danh hiệu quốc tế Ramsar, UBND tỉnh Bắc Kạn đã rất quan tâm kêu gọi các
nhà khoa học, các tổ chức quốc tế hỗ trợ thông tin và Cục Bảo tồn Đa dạng Sinh học
lập hồ sơ trình Ban Công ước Ramsar nhận danh hiệu này nhanh nhất. Danh hiệu
Ramsar có thể sẽ sớm đến với Tràm Chim, Đồng Tháp nếu sớm được đồng thuận của
UBND tỉnh Đồng Tháp đối với công tác bảo tồn thiên nhiên [7].
Các danh hiệu quốc tế về TNMT sẽ làm gia tăng sự nổi tiếng về TNMT của vùng, tuy
nhiên sẽ làm xáo trộn cuộc sống và công tác của địa phương. Việc này đòi hỏi cam kết
11
mạnh mẽ của chính quyền và cộng đồng trong công tác xây dựng qui chế quản lý, điều
hành, hướng dẫn và các công tác sinh kế, xây dựng cơ sở hạ tầng tiếp đón, giao thông
lưu trú cho khác du lịch, các nhà đầu tư, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
Triệt để quan tâm, pháp chế hóa công tác kinh doanh tại các khu vực có danh hiệu, để
tránh xảy ra các sự cố như đắm tàu, gây chết nhiều người nước ngoài tại Vịnh Hạ
Long (2011), sự cố rác tại bãi biển Vịnh Nha Trang (2010-2011), xăm lốp thải tại Vịnh
Lăng Cô (2010), hay bám đuổi khách du lịch tại Phong Nha – Kẻ Bàng (2010)
(
3.3. Tác động vùng có danh hiệu TNMT đến phát triển kinh tế-xã hội-môi trường
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu có thể sẽ tác động mạnh tới cảnh quan, đa
dạng sinh học và TNMT của Việt Nam. Bảo vệ, quản lý và sử dụng tốt các khu có
danh hiệu TNMT sẽ là một giải pháp ứng phó thích hợp.
Về văn hóa cộng đồng, một vấn đề mà nhiều du khách đã phàn nàn là ý thức về bảo vệ
môi trường di sản của khách du lịch và của cộng đồng địa phương còn chưa cao, chưa
xây dựng được hình ảnh, thương hiệu du lịch cho các khu danh hiệu TNMT hiện đại,
văn minh và lịch sự. Vẫn còn hiện tượng người ăn xin đeo bám khách du lịch, ảnh
hưởng tới môi trường du lịch. Việc giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức trong
mỗi người dân; sự hạn chế các khu lưu trú nghỉ dưỡng; nỗ lực kiểm soát theo tiêu
chuẩn du lịch sinh thái và quy định bảo tồn thiên nhiên và môi trường đối với tất cả
các khu danh hiệu TNMT đang là những vấn đề lớn đặt ra nhiều thách thức với chính
quyền các địa phương.
Biện pháp bảo vệ, bảo tồn tại vùng có danh hiệu TNMT. Nhằm ngăn chặn sự tác động
tiêu cực của con người đến thiên nhiên vùng Vịnh Hạ Long, chính quyền tỉnh Quảng
Ninh đã cấm các loại xuồng máy cao tốc phục vụ du khách trong khu vực Vịnh để bảo
vệ môi trường và đa dạng sinh học trong vùng Vịnh. Đồng thời, tỉnh Quảng Ninh cũng
thực hiện di dời các hộ dân sinh sống trên các vạn chài vào đất liền để bảo vệ môi
trường nước của vịnh Hạ Long; cấm bốc dỡ than đá trong khu vực di sản để chống ô
nhiễm bụi than và bùn than cho Vịnh theo khuyến cáo của UNESCO. Tại Vịnh, một số
người dân đã có ý thức tự nguyện giữ gìn cảnh quan, thông qua việc lập tổ hợp tác tự
nguyện thu gom và xử lý rác thải. Vịnh Hạ Long theo có 5 danh hiệu (1 quốc gia, 4
quốc tế) nên môi trường và cảnh quan ở đây cũng đã được cải thiện đáng kể. Quản lý
tài nguyên và môi trường ở vịnh Hạ Long có sự tham gia của cộng đồng địa phương,
có sự giám sát của các tổ chức quốc tế và của cơ quan quản lý cấp quốc gia, của
phương tiện thông tin đại chúng. Nếu Vịnh Hạ Long được thêm danh hiệu Kỳ quan thế
giới mới thì sẽ cần gia tăng thêm biện pháp bảo vệ-bảo tồn thiên tại khu vực vịnh và
lân cận tốt hơn.
Từ thí dụ của Vịnh Hạ Long cho ta thấy, các khu danh hiệu TNMT Việt Nam nếu
được quản lý tốt sẽ có tác động rất tốt tới kinh tế-xã hội-môi trường của địa phương và
quốc gia, phục vụ Chiến lược phát triển bền vững quốc gia [4].
12
3.4. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực (uy tín) của tỉnh, địa phương về thực tế
bảo vệ TNMT
Bước đầu xét đến danh hiệu đang hiện có, các tiêu chí và xếp hạng sau có thể bổ sung
các khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh, huyện, khu vực; về cam kết của chính quyền địa
phương, của cộng đồng địa phương, hành động thực tế đối với các công tác bảo vệ
TNMT, các chính sách, sự quan tâm của các tổ chức bảo tồn tài nguyên, bảo vệ môi
trường.
3.4.1. Tiêu chí
+ Danh hiệu quốc tế về TNMT có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn cầu cho nên sẽ
cho danh hiệu TNMT quốc tế cho 5 điểm, danh hiệu ASEAN sẽ đánh giá mức độ là 3
điểm, danh hiệu quốc gia cho 1 điểm (thang điểm và tiêu chí này sẽ bổ sung hoàn
thiện).
+ 15-20 điểm thuộc hạng I, 10-14 thuộc hạng II, 5-10 điểm hạng III, 1-5 hạng IV, 0
điểm hạng V.
3.4.2. Xếp hạng
0 điểm: loại V – Không có danh hiệu nào
1-5 điểm: loại IV – có danh hiệu được biết đến
6-10 điểm: loại III – Danh hiệu thiên nhiên nổi tiếng
11-15 điểm: loại IV- Danh hiệu TNMT rất nổi tiếng
16-20 điểm: loại I – Danh hiệu TNMT đặc biệt nổi tiếng.
Theo các tiêu chí như vừa nêu để xếp hạng va đã thu được kết quả (Bảng 3.3).
Bảng 3.3. Xếp thứ tự và hạng các tỉnh năm 2011 theo danh hiệu TNMT
Tỉnh QT KV QG Tổng số Điểm Thứ tự Hạng
Quảng Ninh 3 0 5 8 20 1 I
Lâm Đồng 2 0 2 4 12 2 II
Nam Định 2 0 1 3 11 3 II
Bắc Kạn 1 1 2 4 10 4 II
Hà Giang 1 0 5 6 10 5 II
Hải Phòng 1 0 3 4 8 6 III
Khánh Hòa 1 0 3 4 8 7 III
Kiên Giang 1 0 3 4 8 8 III
Bình Phước 1 0 2 3 7 9 III
Cà Mau 1 0 2 3 7 10 III
Ninh Bình 1 0 2 3 7 11 III
13
Tỉnh QT KV QG Tổng số Điểm Thứ tự Hạng
Thừa Thiên Huế 1 0 2 3 7 12 III
Đồng Nai 1 0 1 2 6 13 III
Nghệ An 1 0 1 2 6 14 III
Quảng Bình 1 0 1 2 6 15 III
Quảng Nam 1 0 1 2 6 16 III
Thái Bình 1 0 1 2 6 17 III
TP. HCM 1 0 0 1 5 18 III
Gia Lai 0 1 1 1 4 19 IV
Kon Tum 0 1 1 2 4 20 IV
Lào Cai 0 1 1 2 4 21 IV
Ninh Thuận 0 0 3 3 3 22 IV
Bà Rịa – Vũng Tàu 0 0 2 2 2 23 IV
Bình Thuận 0 0 2 2 2 24 IV
Đăk Lăk 0 0 2 2 2 25 IV
Thanh Hóa 0 0 2 2 2 26 IV
Tuyên Quang 0 0 2 2 2 27 IV
Bắc Giang 0 0 1 1 1 28 IV
Đà Nẵng 0 0 1 1 1 29 IV
Đồng Tháp 0 0 1 1 1 30 IV
Điện Biên 0 0 1 1 1 31 IV
Hà Nội 0 0 1 1 1 32 IV
Hà Tĩnh 0 0 1 1 1 33 IV
Hòa Bình 0 0 1 1 1 34 IV
Lai Châu 0 0 1 1 1 35 IV
Phú Thọ 0 0 1 1 1 36 IV
Quảng Ngãi 0 0 1 1 1 37 IV
Quảng Trị 0 0 1 1 1 38 IV
Tây Ninh 0 0 1 1 1 39 IV
Thái Nguyên 0 0 1 1 1 40 IV
Vĩnh Phúc 0 0 1 1 1 41 IV
An Giang 0 0 0 0 0 42 V
14
Tỉnh QT KV QG Tổng số Điểm Thứ tự Hạng
Bạc Liêu 0 0 0 0 0 43 V
Bắc Ninh 0 0 0 0 0 44 V
Bến Tre 0 0 0 0 0 45 V
Bình Dương 0 0 0 0 0 46 V
Bình Định 0 0 0 0 0 47 V
Cao Bằng 0 0 0 0 0 48 V
Cần Thơ 0 0 0 0 0 49 V
Đăk Nông 0 0 0 0 0 50 V
Hà Nam 0 0 0 0 0 51 V
Hải Dương 0 0 0 0 0 52 V
Hậu Giang 0 0 0 0 0 53 V
Hưng Yên 0 0 0 0 0 54 V
Lạng Sơn 0 0 0 0 0 55 V
Long An 0 0 0 0 0 56 V
Phú Yên 0 0 0 0 0 57 V
Sóc Trăng 0 0 0 0 0 58 V
Sơn La 0 0 0 0 0 59 V
Tiền Giang 0 0 0 0 0 60 V
Trà Vinh 0 0 0 0 0 61 V
Vĩnh Long 0 0 0 0 0 62 V
Yên Bái 0 0 0 0 0 63 V
3.5. Nhận xét, đánh giá về thứ tự và hạng các tỉnh thành Việt Nam năm 2011 của
các tỉnh theo điểm danh hiệu TNMT
Theo danh sách xếp hạng thì Hà Nội chỉ đứng hạng cuối thứ 28-43, đồng hạng với Hòa
Bình, Phú Thọ. Tỉnh Bắc Cạn vừa nhận danh hiệu Ramsar lên đã thăng cả thứ tự lên
thứ 3 (hơn 15 bậc) và hạng II, nếu không có danh hiệu Ramsar thì Ba Bể chỉ đứng ở
thứ 18 và hạng III.
15
Hình 3.1. Bản đồ xếp hạng năm 2011 các tỉnh Việt Nam về danh hiệu TNMT
Cao nhất là tỉnh Quảng Ninh; TP. Hồ Chí Minh đứng thứ 18. Hạng I – Quảng Ninh,
Hạng II – IV tỉnh Lâm Đồng, Nam Định, Bắc Kạn, Hà Giang, TP. Hồ Chí Minh hạng
III, Hà Nội hạng IV. Các thứ hạng sẽ của các tỉnh sẽ thay đổi rất nhanh theo các danh
hiệu được công nhận.
22 tỉnh không có danh hiệu nào – xếp hạng V.
Nếu năm 2011, Vườn Quốc gia Tràm Chim trở thành Khu Ramsar thì Đồng Tháp sẽ
tăng 20 bậc và 1 hạng. Điều này chứng tỏ nếu có sự quan tâm của chính quyền và cộng
16
đồng địa phương trong công tác bảo tồn thiên nhiên và làm hồ sơ nhận danh hiệu thì
sự thay đổi thứ tự và hạng là rất nhanh từ năm này sang năm khác.
Trong các miền thì miền Trung hầu như các tỉnh đều có danh hiệu, ngoại trừ 2 tỉnh
Bình Định và Phú Yên. Miền Bắc và miền Nam còn có nhiều tỉnh chưa có danh hiệu
nào.
Tỉnh Quảng Ninh có thứ tự rất cao, chắc khó có tỉnh nào có thể vượt trong ngắn hạn.
Nếu Quảng Ninh, Hải Phòng kết hợp thì vùng này sẽ có đến 28 điểm, tạo thành vùng
rất danh tiếng quy mô toàn cầu. Thực tế, vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng rất có thể
kết hợp là 1 kỳ quan thiên nhiên Việt Nam và có thể đẳng cấp thế giới. Chúng ta có thể
xem xét việc thiết lập 1 luật riêng cho vùng biển và đảo Quảng Ninh, Hải Phòng, sẽ
gia tăng vị thế TNMT của cả Việt Nam.
Tốp 10 vùng điểm cao nhất với Vịnh Hạ Long đứng đầu, Xuân Thủy đứng thứ 2, Cát
Tiên đứng thứ 3, Ba Bể (với danh hiệu TNMT năm 2011) đứng thứ 4. Cát Bà, Cù Lao
Chàm, Phú Quốc đồng hạng, Nha Trang, Phong Nha, Pù Mát đồng hạng 8-10.
Vị trí xếp hạng tương đối phản ánh đúng với thực tế về sự quan tâm của quốc tế, trong
nước về các thành tích bảo tồn thiên nhiên và thương hiệu danh hiệu quốc tế TNMT.
Bảng 3.4. Xếp hạng 10 vùng địa lý có điểm danh hiệu TNMT cao
STT Tên vùng DH QT KV QG TS Điểm Hạng
1 Vịnh Hạ Long 3 1 4 16 1
2 Xuân Thủy 2 1 3 11 2
3 Cát Tiên 2 1 3 11 3
4 Ba Bể 1 1 1 3 9 4
5 Cát Bà 1 2 3 7 5
6 Phú Quốc 1 2 3 7 6
7 Cù Lao Chàm 1 2 3 7 7
8 Nha Trang 1 1 2 6 8
9 Phong Nha – Kẻ
Bàng
1 1 2 6 9
10 Pù Mát 1 1 2 6 10
Nếu Vịnh Hạ Long được thêm danh hiệu kỳ quan thế giới mới, thì thứ hạng của Hạ
Long sẽ cao hơn và số 1 sẽ lâu mới bị mất. Đây là cơ hội lớn cho Hạ Long và tỉnh
Quảng Ninh.
17
4. THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
+ Danh hiệu vùng địa lý Việt Nam về TNMT rất đa dạng và phong phú cấp quốc
gia và quốc tế.
+ Sự đa dạng các danh hiệu TNMT Việt Nam, của quốc tế là 5, khu vực là 1, quốc
gia là 4.
+ Cần phát huy và nhân rộng tấm gương của vùng có danh hiệu như Vịnh Hạ Long,
Vịnh Nha Trang. Đặc biệt tổ chức phi chính phủ hay tổ chức xã hội (như MCD tại Rạn
Trào) cũng được huy động vào công tác bảo tồn danh hiệu là rất phù hợp và họ cần
phải được ghi nhận và tôn vinh. Như thế, chúng ta sẽ có rất nhiều khu có danh hiệu
mới, có tác động tích cực tới công tác quản lý và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi
trường. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý đến mặt trái của sự vinh danh các danh hiệu thiên
nhiên và môi trường có thể gây khó khăn cho các quy hoạch phát triển.
+ Chưa có cơ quan, tổ chức cấp quốc gia theo dõi, giám sát, quản lý về các vùng
bảo tồn thiên nhiên hay vùng có danh hiệu TNMT và cả về danh hiệu TNMT. Còn các
danh hiệu khác do các bộ ngành, địa phương quản lý, khu sinh quyển không cơ quan
nào quản lý.
+ Tuy nhiên, chưa có quy chế cập nhật thông tin, báo cáo hàng năm còn rất bất cập
về tình hình tài nguyên thiên nhiên và môi trường tại các khu bảo vệ, bảo tồn, tình
hình phát triển kinh tế, xã hội.
4.1. Đề xuất đối với các vùng có danh hiệu TNMT Việt Nam
+ Cần lựa chọn tên cho các vùng này: Kỳ quan (công viên) thiên nhiên Việt Nam.
+ Cần có nghiên cứu cơ chế, chính sách, pháp lý về các danh hiệu cấp quốc gia, cấp
tỉnh, cấp huyện và các giải pháp hỗ trợ cho địa phương.
+ Cần có cơ chế khuyến khích, tôn vinh các cá nhân, tổ chức xã hội, dân sự tham
gia vào xây dựng, quản lý các vùng có danh hiệu kỳ quan thiên nhiên.
+ Cần thành lập một cơ cấu tổ chức thống nhất cấp quốc gia (thuộc Bộ Tài nguyên
và Môi trường) để xác định, quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển, công nhận và
quản lý, khuyến khích và tôn vinh các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam và hợp tác
quốc tế.
+ Cần công nhận và có cơ chế, mô hình quản lý và khai thác tài nguyên đặc biệt cấp
Nhà nước cho các vùng có danh hiệu TNMT, tiến tới thể chế hóa bằng pháp luật các
vùng có tài nguyên đặc biệt này.
+ Tổ chức truyền thông, phát triển du lịch sinh thái và cơ chế phù hợp cho các ban
quản lý khu vực có danh hiệu và nâng cao hiệu quả sinh kế cho người dân vùng có kỳ
quan thiên nhiên, đặc biệt cụ thể kinh tế và môi trường của các vùng và của các tỉnh có
danh hiệu TNMT. Khi lãnh đạo địa phương, tỉnh thấy được tầm quan trọng của danh
hiệu TNMT thì sẽ có ý thức ủng hộ việc xây dựng và bảo vệ thiên nhiên tại các khu
vực có danh hiệu tài nguyên môi trường...
18
+ Việt Nam đã tham gia hội nhập quốc tế, nên vấn đề các vùng địa lý của Việt Nam
có danh hiệu về bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, di sản địa chất, đặc biệt danh
hiệu quốc tế có ý nghĩa ảnh hưởng lớn đến vùng đó và lân cận rất lớn, vì sau khi có
danh hiệu quốc tế, sẽ có rất nhiều các nghiên cứu và phát hiện mới, gia tăng khách du
lịch, xuất hiện nhiều vấn đề xã hội nhân văn mới đối với từng vùng, từng khu khác
nhau. Vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bàng, Mỹ Sơn, Lăng Cô, Xuân Thủy, Nha
Trang, Hội An, Cà Mau, Kiên Giang, Cần Giờ... đã trở thành các thương hiệu lớn cho
du lịch, nghiên cứu và học thuật cho cộng đồng toàn thế giới.
+ Chính quyền các tỉnh, địa phương cần có trách nhiệm, quan tâm đến công tác bảo
vệ và phát triển các vùng có danh hiệu TNMT, và coi đó như là một định hướng phát
triển kinh tế bền vững tỉnh, địa phương.
+ Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng về xếp hạng TNMT các tỉnh, các
vùng nhằm nâng cao nhận thức bảo vệ, giữ gìn TNMT như tài nguyên quý giá của địa
phương và cộng đồng.
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường có thể
tham gia việc công nhận danh hiệu TNMT cho các khu vực do tư nhân, địa phương
xây dựng nhằm bảo vệ các khu du lịch sinh thái. Kiến nghị Nhà nước hay quốc tế công
nhận khi các khu đạt được tiêu chuẩn TNMT phù hợp.
+ Đa dạng hóa danh hiệu TNMT cho cấp tỉnh, cấp huyện.
+ Xem xét việc thiết lập một luật riêng cho vùng biển và đảo Quảng Ninh, Hải
Phòng, sẽ gia tăng vị thế TNMT của cả Việt Nam.
+ Xem xét xây dựng luật hay nghị định riêng cho các khu bảo vệ, bảo tồn thiên
nhiên Việt Nam.
+ Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiên cách tính điểm, xếp hạng cho danh hiệu thiên
nhiên, để có thể có công bố hàng năm về danh hiệu TNMT hàng năm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dư Văn Toán, 2010. Danh hiệu địa lý cho các vùng biển về tài nguyên và môi
trường. Hội thảo khoa học “Môi trường và phát triển bền vững”. Trung tâm
Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, ĐHQGHN.
2. ICEM, 2003. Báo cáo quốc gia của Việt Nam về các khu bảo tồn và phát triển.
3. IUCN-SIDA, 2008. Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.
4. Nguyễn Thanh Tùng. Cảnh quan môi trường Vịnh Hạ Long được bảo vệ tốt.
Ha-Long-duoc-bao-ve-tot-2155148/ (ngày 20/11/2011)
5. MCD. Rạn Trào chính thức gia nhập mạng lưới các khu bảo vệ.
(ngày 30-8-2008)
19
6. Chương trình con người và sinh quyển Việt Nam. Mạng lưới các khu dự trữ sinh
quyển thế giới tại Việt Nam.
7. Hồ Ba Bể trở thành Khu Ramsar mới của VN. (ngày
1/6/2011)
20
Abstract
VIETNAM TITLE OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT:
OPPORTUNITIES AND RANKINGS
Du Van Toan1, Le Xuan Tuan1, Vu Thanh Chon1 and Pham Binh Quyen2
1 Research Institute for Management Sea and Island
2 Centre for Natural Resources and Environmental Studies,
Vietnam National University, Hanoi
This paper introduces the diversity of national and international titles for natural
resources and environment (TONRE) have been preserved and developed in the
Vietnam territory. Up to now, many areas of Vietnam have been awarded the TONRE,
among them, especially with international titles, such as Ha Long Bay, Phong Nha –
Ke Bang, Cat Ba, Dong Van, Xuan Thuy, Cu Lao Cham, Hoi An, Ca Mau, Ba Be, the
Red River Delta, Western Nghe An..., effectively brought tremendous economic
development after international title, and bring prestige to the government and people
of the local natural conservation. The international TONRE have been recognized in
Vietnam: 8 biosphere reserve, 3 world's most beautiful bay, 2 world heritage sites, 3
RAMSAR sites, 1 global geological park, and 4 ASEAN heritage sites. Vietnam
national TONRE have 30 national parks, more than 140 special-use forests, 16 marine
protected areas. TONRE currently have no title in 22 provinces. The article initially
put out the criteria for ranking TONRE for all 63 provinces and showed the interest of
the local nature conservation, and the results showed Quang Ninh province and Ha
Long Bay is ranked in the top position. This paper tests the proposed building TONRE
criteria to assess the annual local capacity in conservation work aimed at propagating,
educating information and raising awareness about environmental protection and
sustainable development.
View publication stats
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_hieu_thien_nhien_va_moi_truong_viet_nam_co_hoi_va_xep_hang_0745_2065022.pdf