Đào tạo cử nhân du lịch tại đại học Thăng Long – những mục tiêu thực tế

The Ministry of Education and Training has issued Decision No. 2414 / QD-BGDDT dated July 9th 2015 topermit Thang Long University commencing the regular undergraduate education in Tourism – Travelling Service Management with the code of 52340103. Upon this beginning, after 27 years of establishment, construction and development, Thang Long University has moved further, expanded the scale of education by opening a new professional education branch. The opening of tourism training divisionat Thang Long University is a litlle late compared to other educational institutions at the moment, yet in terms of present actual context, this launch of tourism education is almost quite timely.Because this is an important "turning point" of Vietnam tourism industry - turning from extensive growth to professional and comprehensive development. In such context, the orientation of tourism education at Thang Long University should have the very realistic goals.

pdf8 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 715 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo cử nhân du lịch tại đại học Thăng Long – những mục tiêu thực tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 237 ĐÀO TẠO CỬ NHÂN DU LỊCH TẠI ĐẠI HỌC THĂNG LONG – NHỮNG MỤC TIÊU THỰC TẾ TS. Nguyễn Văn Bình Bộ môn Du lịch, Trường Đại học Thăng Long Tóm tắt: Ngày 09 tháng 7 năm 2015, Bộ GD& ĐT đã ban hành Quyết định số2414/QĐ-BGDĐT cho phép Trường Đại học Thăng Long đào tạo trình độ đại học hệ chính quy ngành Quản trị dịch vụ du lịch - Lữ hành, mã số 52340103. Như vậy sau 27 năm thành lập, xây dựng và phát triển, trường Đại học Thăng Long đã tiến thêm một bước, mở rộng quy mô đào tạo bằng việc mở thêm một ngành đào tạo mới. Việc mở ngành đào tạo du lịch của Đại học Thăng Long vào thời điểm hiện nay tuy có muộn so với các trường, các trung tâm đào tạo khác, song xét về bối cảnh thực tế, việc mở đào tạo ngành du lịch vào lúc này lại gần như khá đúng lúc, bởi vì đây đang là “thời điểm bước ngoặt” quan trọng của ngành du lịch Việt Nam – bước ngoặt từ phát triển rộng sang phát triển chuyên nghiệp, có chiều sâu. Trong bối cảnh như thế, việc định hướng đào tạo của Đại học Thăng Long cần có những mục tiêu hết sức thực tế. Từ khóa: đào tạo cử nhân du lịch, đại học thăng long, mục tiêu đào tạo, nguồn nhân lực ngành du lịch, quản trị dịch vụ du lịch - lữ hành. 1. Bối cảnh Như chúng ta đã biết, du lịch là một ngành kinh tế đặc thù và mặc dù thời gian qua luôn chịu nhiều tác động trước những biến động về kinh tế, bất ổn về chính trị, song vẫn không ngừng phát triển. Báo cáo của Tổ chức du lịch thế giới cho thấy mức tăng trưởng lượt khách du lịch trên thế giới dù có biến động, nhưng luôn có chỉ số tăng trưởng dương trong 2 năm gần đây, ngoại trừ khu vực Trung tâm củaTây Âu và Trung Đông là những nơi có khủng hoảng chính trị lớn xảy ra. Biểu đồ 1: Tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế các khu vực trên toàn cầu đến 2014 Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới Thu nhập từ du lịch cũng cho thấy xu hướng gia tăng ngày càng lớn. Nếu năm 2000, thu nhập từ du lịch thế giới mới đạt 494 tỷ USD, thì đến năm 2014, con số đó đã là 1.245 tỷ. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), tổng số đóng góp của Du lịch cho nền kinh tế đã đạt khoảng 9,5% GDP toàn cầu. Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 238 Biểu đồ 2:Thu nhập từ du lịch quốc tế toàn cầu(đơn vị tỷ USD) Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới Điều đáng nói là trong sự phát triển mạnh mẽ đó, châu Âu và Đông Á – Thái Bình Dương là hai khu vực phát triển mạnh nhất. Hai sơ đồ dưới đây cho thấy rõ điều đó. Bảng1: Tỷ trọng lượt khách du lịch và thu nhập từ du lịch Khu vực Lượt khách (lượt khách/%) Thu nhập(tỷUSD/%) Thế giới 1.138/100 1.245 Châu Âu 584/51 509/41 Đông Á – Thái Bình Dương 263/23 377/30 Châu Mỹ 182/16 274/22 Châu Phi 56/5 36/3 Trung Đông 50/4 49/4 Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 239 Biểu đồ 3:Tương quan khách du lịchquốc tế năm 2014 (lượt khách & tỷ trọng %) Biểu đồ 4:Tương quan thu nhập từ du lịchquốc tế năm 2014 (tỷ USD và tỷ trọng %) Nguồn: Tổ chức du lịch thế giới Đối với Việt Nam, trong suốt hơn 2 thập kỷ qua, số lượng khách quốc tế đến du lịch Việt Nam tăng trưởng mạnh với tốc độ trung bình trên 12% mỗi năm (ngoại trừ suy giảm do dịch SARS 2003 (-8%) và suy thoái kinh tế thế giới 2009 (-11%). Nếu năm 1990 Việt Nam mới chỉ đón được 250.000 lượt khách quốc tế thì đến nay chúng ta đã đón được 8 triệu lượt khách quốc tế. Khách du lịch nội địa cũng tăng mạnh liên tục trong suốt giai đoạn vừa qua, từ 1 triệu lượt năm 1990 đến 2014 đạt con số 38 triệu lượt. Sự tăng trưởng không ngừng về khách đã thúc đẩy mở rộng quy mô hoạt động của ngành du lịch trên mọi lĩnh vực. Sự đóng góp của du lịch vào nền kinh tế nước ta giai đoạn vừa qua rất đáng khích lệ. Tổng thu trực tiếp từ khách du lịch năm 2014 đạt 230 nghìn tỷ đồng (tương đương 11,5 tỷ USD), chiếm khoảng 6% GDP, tăng trung bình hơn hai con số (đạt bình quân 18,7%/năm). Xét về cơ cấu doanh thu ngoại tệ trong xuất khẩu dịch vụ, doanh thu của ngành du lịch chiếm trên 50% trong xuất khẩu dịch vụ của cả nước, đứng đầu về doanh thu ngoại tệ trong Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 240 các loại hoạt động dịch vụ “xuất khẩu”, đồng thời có doanh thu ngoại tệ lớn, trên cả các ngành vận tải, bưu chính viễn thông và dịch vụ tài chính. Mặc dù vậy, nếu so sánh với khu vực và thế giới, Ngành du lịch Việt Nam vẫn còn ở vị trí chưa cao. Chúng ta nhớ rằng, từ sau khi Đảng và Nhà nước ta bắt đầu chính sách Đổi mới đầu thập niên 90, du lịch bắt đầu phát triển mạnh mẽ và đến giũa những năm 90, chúng ta đã vượt Phillipines để trở thành nước có nền kinh tế du lịch phát triển lớn thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan. Malaysia, Singapore và Indonesia. Nhưng từ đó đến nay, chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ và các nước dẫn đầu tốp 5 đã dần bỏ xa chúng ta. Không những thế, có nguy cơ chúng ta bị chính đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Phillipines vượt qua, thậm chí một số nước trong tốp sau cũng có khả năng bắt kịp và vượt như Campuchia, Myanmar hoặc ngay cả Lào. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, ngành du lịch đang đối diện với những thách thức rất lớn trước thềm hội nhập cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Dự báo cạnh tranh giữa các điểm đến du lịch trong khu vực và trên thế giới ngày càng gay gắt. Để đảm bảo cho ngành du lịch có được năng lực cạnh tranh và bứt phá vượt lên, yếu tố quan trọng hàng đầu là nguồn nhân lực chất lượng cao. Vậy hãy xem thực trạng nguồn nhân lực du lịch của Việt Nam ra sao. a) Về số lượng, hiện nay toàn ngành có trên 570.000 lao động trực tiếp trong tổng số 1,8 triệu lao động du lịch, chưa tính đến lao động liên quan và lao động không chính thức, chiếm 3,6% tổng lao động toàn quốc. Theo dự báo trong Chiến lược, đến năm 2015, du lịch Việt Nam cần 2,2 triệu lao động, trong đó 620 ngàn lao động trực tiếp; năm 2020 là trên 3 triệu lao động, trong đó 870 ngàn lao động trực tiếp. Với nhu cầu như vậy, mỗi năm, hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên ngành du lịch phải đáp ứng khoảng 30.000 người tốt nghiệp ở các trình độ khác nhau, trong khi đó, con số đào tạo nghề liên quan đến lĩnh vực này chỉ đạt khoảng 18.000 người. b) Về chất lượng, lao động trong ngành du lịch còn thấp và mất cân đối, với tỷ lệ: + Đại học và sau đại học: 7,4% tổng số lao động toàn ngành, + Trung cấp và sơ cấp:47,30% tổng số lao động toàn ngành, + Lao động quản lý: 1,9% so với 98,1% lao động hoạt động trong kinh doanh. (nguồn: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020,tầm nhìn 2030) Những thống kê trên đây mới chỉ thể hiện bức tranh bên ngoài của nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Trong thực tế, chất lượng thực của nguồn nhân lực còn nhiều vấn đề đáng quan tâm hơn. Có nhiều ý kiến cho rằng, lao động ngành du lịch Việt Nam còn xa mới đạt chuẩn trong khu vực, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao. Một hình ảnh thực tế là hầu hết các khách sạn cao cấp ở nước ta đều do chuyên gia nước ngoài quản lý.Ông Philip Jones - Giám đốc khách sạn Movenpick Hà Nội - nhận định: “Ưu điểm của lao động ngành du lịch tại thị trường Việt Nam là tinh thần học hỏi và trau dồi kiến thức luôn ở mức cao. Tuy nhiên khả năng sử dụng ngoại ngữ hiện đang là rào cản và là một trong những hạn chế của lao động ngành này. Mỗi đợt tuyển dụng của chúng tôi thường thu hút rất nhiều hồ sơ tham gia nhưng chất lượng thường không đạt được yêu cầu. Hiện nay, tại Việt Nam cũng có rất nhiều cơ sở chuyên đào tạo nhân lực cho ngành du lịch nhưng những học viên sau khi tốt nghiệp vẫn thiếu những điều rất cơ bản đó là sự chuyên nghiệp, bài bản và khả năng ngoại ngữ”(trích nguồn: NCSEIF,Tác giả: La Hoàn (tổng hợp) Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 241 Như vậy chúng ta đang đối diện với nguy cơ quản lý nguồn nhân lực du lịch sẽ thua ngay trên sân nhà, một khi Cộng đồng ASEAN sẽ đươc thành lập vào cuối năm nay. Sẽ không còn những hạn chế quốc gia đối với nguồn lao động này. Điều đó đồng nghĩa với việc người lao động của chúng ta và các nước ASEAN sẽ có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn những doanh nghiệp nào họ muốn ở bất cứ quốc gia nào trong cộng đồng ASEAN. Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp cũng làm điều tương tự. Đây rõ ràng là bài toán khó đối với việc đào tào nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và cạnh tranh với các nước trong khu vực. Chúng ta không phủ nhận những đóng góp to lớn của các cơ sở đào tạo trong nước thời gian qua như đã nêu ở trên. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy những bất cập, hạn chế tồn tại. Việc đào tạo của chúng ta vẫn nặng về lý thuyết, ít thực hành. Vì vậy, mặc dù bản chất sinh viên Việt Nam rất thông minh, nhưng hiểu biết thực tế yếu, bên cạnh những điểm yếu cố hữu về khả năng giao tiếp, làm việc nhóm và khả năng ngoại ngữ. Phải chăng những yếu kém này của sinh viên có một phần nguyên nhân từ cách đào tạo của chúng ta. Chúng ta thường đặt ra những mục tiêu lớn lao, trong khi cách làm của chúng ta còn thiếu bài bản, chưa gắn kết chặt chẽ với thực tế. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cũng đã nhận định:Các cơ sở đào tạo hiện có từ dạy nghề đến Đại học trong nước chưa có được chương trình, giáo trình đào tạo thống nhất, nhiều cơ sở đào tạo còn nặng về lý thuyết. Nhiều cơ sở đào tạo còn chưa xây dựng được các chương trình đào tạo chuyên môn về khách sạn, nhà hàng ở trình độ Đại học chuyên ngành. “Chương trình, giáo trình và chuyên ngành đào tạo du lịch đang trong quá trình xây dựng và thống nhất.Chưa xây dựng được những tiêu chí cụ thể về chuyên môn làm căn cứ cho các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình, giáo trình dẫn đến nội dung đào tạo của các cơ sở đào tạo không thống nhất, không có quy chuẩn tối thiểu về nội dung Nhiều trường đào tạo du lịch vẫn còn tình trạng đào tạo lý thuyết là chính, phương tiện thực hành hạn chế”. (tr. 20) Trong bối cảnh đó, đào tạo nguồn nhân lực du lịch buộc phải điều chỉnh kịp thời các mục tiêu hết sức thực tế để bắt kịp tình hình. 2. Mục tiêu Với tình hình thực tế trên, đào tạo cử nhân du lịch của Đại học Thăng Long nên định hướng theo những mục tiêu thực tế sau: a) Đào tạo du lịch Thăng Long cần hướng đến mục tiêu cung cấp cho thị trường lao động du lịch những cử nhân vừa có năng lực quản trị, vừa có khả năng thực hành nghề. Nghĩa là sinh viên du lịch Thăng Long tốt nghiệp ra trường vừa có khả năng làm thầy, vừa có khả năng làm thợ. Lâu nay dường như chúng ta đã quen với quan niệm rằng, việc đao tạo “thợ” đã có các trường trung cấp hoặc các trung tâm dạy nghề đảm trách, còn các trường đại học thì phải chú trọng đến đào tạo các nhà quản trị với các kiến thức chung về lý thuyết là chính, việc thực hành nghiệp vụ có đưa vào chương trình cũng chỉ để mang tính minh họa cho những vấn đề lý thuyết mà thôi. Rất hiếm các trường đại học có các cơ sơ sở thực hành đi kèm. Quan niệm này cần phải thay đổi. Sinh viên ra trường nếu chỉ giỏi lý thuyết mà năng lực thực hành yếu, sẽ khó trở thành nhà quản lý giỏi. b) Mục tiêu thứ hai là: Sinh viên du lịch Thăng Long tốt nghiệp ra trường phải có khả năng hội nhập cao. Nghĩa là sinh viên phải sử dụng thành thạo được ít nhất một ngoại ngữ - quốc tế ngữ. Bên cạnh đó có khả năng sử dụng thanh thạo vi tính với kiến thức cập nhật mới Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 242 nhất về ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh nghề du lịch. Việc nắm vững ngoại ngữ và vi tính được coi là đặc biệt quan trọng và tối cần thiết đối với sinh viên nói chung và sinh viên du lịch nói riêng. Nó gần như là chìa khóa mở vào bất cứ cánh cửa nào tương lai. Việc này đôi khi bị chúng ta coi nhẹ, hay nói đúng hơn, coi trọng chưa đúng mức cần thiết. Vì thế, đa số sinh viên tốt nghiệp ra trường hiện nay chưa sử dụng được ngoại ngữ trong công việc. Trình độ tin học cũng chỉ ở mức trung bình. c) Mục tiêu thứ ba đối với đào tạo cử nhân du lịch của Trường đại học Thăng Long là: sinh viên tốt nghiệp ra trường, ngoài những kiến thức được trang bị, còn được trang bị những kỹ năng sống cơ bản trong điều kiện hội nhập quốc tế. Đó là những kỹ năng tổ chức làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng xử lý tình huống với một phong cách chuyên nghiệp. 3. Giải pháp Để thực hiện những mục tiêu cụ thể trên, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau: a) Cần chuẩn hóa chương trình đào tạo, cân bằng giờ lý thuyết và giờ thực hành. Như đã đề cập ở trên, hiện nay chưa có được chương trình, giáo trình đào tạo thống nhất, nhiều cơ sở đào tạo còn nặng về lý thuyết. Nhiều cơ sở đào tạo còn chưa xây dựng được các chương trình đào tạo chuyên môn về khách sạn, nhà hàng ở trình độ Đại học chuyên ngành. Vì vậy nhiệm vụ đầu tiên, trước mắt của Bộ môn du lịch là phải xây dựng ngay được một chương trình đào tạo phù hợp vừa đáp ứng yêu cầu của Bộ GDĐTvề đào tạo bậc đại học hệ chính quy, vừa phải đáp ứng nhu cầu thực tế về nguồn nhân lực chất lượng cao lại phù hợp với thực tế Việt Nam. Có một thực tế là thời gian qua, chúng ta xây dựng chương trình, giáo trình không theo một tiêu chí thống nhất nào về nghiệp vụ.Ông Lê Văn Hùng - Phó Vụ trưởng, Phó Giám đốc phụ trách cơ quan đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, sắp tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ đưa ra bộ Tiêu chí kỹ năng nghề Quốc Gia gồm tám lĩnh vực từ dịch vụ nhà hàng, kỹ thuật chế biến món ăn đến các ngành quản trị khác. Bộ tiêu chí này sẽ hiện thực hóa tiêu chuẩn quốc gia về lĩnh vực đào tạo nghề từ đó góp phần nâng cao năng lực nguồn nhân lực ngành du lịch. Việc xây dựng chương trình giáo trình của Bộ môn du lịch của trường Đại học Thăng Long sắp tới sẽ được tiến hành dựa trên các tiêu chí nghề mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành, do EU tài trợ. Hiện tại các giáo viên chuyên ngành của Bộ môn đều đã trải qua các lớp tập huấn: “Đào tạo đào tạo viên” do Dự án EU tài trợ. (Trainers training). Một điểm được coi là khác biệt trong xây dựng chương trình đào tạo du lịch của Trường đại học Thăng Long là việc sắp xếp các môn học sao cho sinh viên được sớm tiếp cận với các môn học chuyên ngành. Bởi thông thường, sinh viên các trường đại học chỉ được bắt đầu học các môn chuyên ngành từ sau năm thứ hai. Đối với sinh viên du lịch Thăng Long, chương trình đào tạo sẽ nghiên cứu sắp xếp để các em có thể được học một số môn chuyên ngành ngay từ học kỳ III. Như vậy sinh viên sẽ thấy hứng thú hơn trong học tập, mặt khác có thể tạo cho các em cơ hội thực hành nghề sớm hơn. b) Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong đào tạo Muốn đào tạo được những sinh viên không chỉ vững về lý thuyết mà còn thạo về nghiệp vụ chuyên ngành, nhà trường cần thiết phải có được mối liên kết chặt chẽ với các Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 243 doanh nghiệp du lịch, những người hưởng lợi trực tiếp từ chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo. Việc liên kết với các doanh nghiệp du lịch sẽ tạo điều kiện để sinh viên có cơ hội thực tập, thực hành, trực tiếp cảm nhận được những yêu cầu thực tế về chuyên môn nghiệp vụ của ngành. Từ đó các em sẽ định hướng tốt hơn trong học tập. Mặt khác, việc liên kết có thể sẽ là một hướng mở tạo cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường. c) Cải tiến và nâng cao chuẩn đầu ra đối với việc dạy và học các môn ngoại ngữ của sinh viên du lịch. Vấn đề ngoại ngữ vẫn luôn là điểm yếu của sinh viên Việt Nam trong các trường đại học và là rào cản lớn nhất trong bước đầu lập nghiệp. Giữa hai sinh viên có kết quả học tập gần ngang nhau, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên chọn người có ngoại ngữ tốt hơn, cho dù điểm chuyên môn của người này thấp hơn. Hiện nay chúng ta vẫn đang dạy ngoại ngữ trong trường cho sinh viên, nhưng dường như sinh viên chỉ học chiếu lệ, đối phó cho qua. Đã đến lúc cần thay đổi tư duy trong giảng dạy và học ngoại ngữ. Đặc biệt đối với sinh viên du lịch, yêu cầu ngoại ngữ càng đòi hỏi nghiêm ngặt hơn. Thứ nhất, trong tuyển chọn đầu vào đối với sinh viên du lịch, điểm ngoại ngữ cần được đặc biệt chú ý. Ngay tại đợt tuyển sinh đầu tiên, tiêu chí này đã được đặt ra và những sinh viên có điểm thi ngoại ngữ cao đã được ưu tiên xem xét trong tuyển chọn. Thứ hai, cần nâng cao chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đối với sinh viên du lịch. Nếu như yêu cầu về ngoại ngữ đối với sinh viên các khoa ngành khác có thể chỉ là một kỹ năng bổ trợ cho giao tiếp, thì đối với sinh viên du lịch, yêu cầu về ngoại ngữ đặt ra phải như một nội dung chuyên môn cần phải học, sử dụng thành thạo, chủ động và linh hoạt trong mọi tình huống, đáp ứng mục tiêu đào tạo thực tế của ngành. Thứ ba, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa Khoa ngoại ngữ và Bộ môn du lịch để thống nhất về mục tiêu, nội dung và tài liệu giảng dạy đáp ứng yêu cầu khắt khe của ngành du lịch. Thứ tư, cần mở rộng liên kết hợp tác quốc tế, tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo du lịch trong khu vực, nhằm trao đổi các chương trình đào tạo, đồng thời tạo điều kiện để sinh viên được giao lưu học tập. d) Giải pháp thứ tư là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ giảng dạy, thực hành nghiệp vụ du lịch tại trường. Trường đại học Thăng Long có thể tự hào vì là một trong số ít trường có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt nhất trong số các trường ngoài công lập. Đặc biệt là hê thống phòng khách sạn và bếp, bar rất thuận lợi cho sinh viên du lịch thực hành. Tuy nhiên cần đầu tư thêm một số phòng thực hành cùng các trang thiết bị cần thiết cho các môn quản trị lữ hành và hướng dẫn du lịch. e) Đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo khả năng chủ động, sáng tạo trong sinh viên Cần khuyến khích khả năng tự chủ và sáng tạo của sinh viên trong các giờ lên lớp thông qua các hình thức thảo luận nhóm. Làm như vậy, sẽ tạo cho sinh viên những kỹ năng làm việc nhóm (team building group working) và các kỹ năng thuyết trình, kỹ năng thu hút, chinh phục người nghe. Đây là những tố chất rất cần thiết đối với sinh viên du lịch. Vì du lịch là một ngành dịch vụ và con người là một mắt xích trọng yếu trong chuỗi giá trị của sản phẩm. Mọi kỹ năng cần được học và rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trong giảng đường đại học. Kỷ yếu công trình khoa học 2015 - Phần II Trường Đại học Thăng Long 244 4. Kết luận Tóm lại, trong bối cảnh chuyển đổi của ngành du lịch Việt Nam từ phát triển theo diện rộng sang phát triển theo chiều sâu theo hướng chuyên nghiệp; trong bối cảnh ngay trước thềm hình thành Cộng đồng các nước ASEAN vào cuối năm nay và trước thực trạng đào tạo nguồn nhân lực du lịch hiên nay, việc mở ngành đào tạo du lich của Đại học Thăng Long cần xác định những mục tiêu hết sức thực tế nhằm đào tạo nên những lớp cử nhân du lịch vừa giỏi về lý thuyết, vừa giỏi về thực hành, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động du lịch trong nước và quốc tế./. 5. Tài liệu tham khảo [1]. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Ban hành theo quyết định số: 47 /QĐ-TTg, ngày 30/12/2011. [2]. La Hoàn (tổng hợp): “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Du lịch”; Website của Trung tâm thông tin và dự báo Kinh tế - xã hội Quốc gia. [3]. Phát triển nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển bền vững ngành du lịch Khánh Hòa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; Kỷ yếu hội thảo; th.5-2012 [4]. UNWTO Barometer , Volume 13, April 2015. UNDERGRADUATE EDUCATION IN TOURISM AT THANG LONG UNIVERSITY - THE DEFINITE OBJECTIVES Abstract: The Ministry of Education and Training has issued Decision No. 2414 / QD-BGDDT dated July 9th 2015 topermit Thang Long University commencing the regular undergraduate education in Tourism – Travelling Service Management with the code of 52340103. Upon this beginning, after 27 years of establishment, construction and development, Thang Long University has moved further, expanded the scale of education by opening a new professional education branch. The opening of tourism training divisionat Thang Long University is a litlle late compared to other educational institutions at the moment, yet in terms of present actual context, this launch of tourism education is almost quite timely.Because this is an important "turning point" of Vietnam tourism industry - turning from extensive growth to professional and comprehensive development. In such context, the orientation of tourism education at Thang Long University should have the very realistic goals. Keywords: Thang Long University, undergraduate education in tourism, training objectives, human resources in tourism, tourism - traveling services management.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfng_van_binh_7801.pdf
Tài liệu liên quan