Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng hội nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC)

Giải pháp đào tạo: Các trường đào tạo khối văn hóa, du lịch sẽ có những cơ hội lựa chọn ngành nghề để đào tạo phù hợp phục vụ cho thị trường lao động trước bối cảnh hội nhập AEC. Nhiều trường đại học đã sáng tạo bằng cách cho sinh viên học thêm các chứng chỉ nghề theo kỹ năng mà xã hội cần tại các trung tâm của trường. Trong đó, các kỹ năng ngoại ngữ được người học chọn theo dự kiến tương lai thị trường của họ chọn. Các kỹ năng quản trị, kinh doanh, tổ chức du lịch, quan hệ quốc tế cũng được người học chú trọng. Hy vọng rằng, với việc Việt Nam đã cam kết tham gia nhiều tổ chức kinh tế thế giới (TPP, FTA, AEC), đây sẽ là tác nhân quan trọng thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam quyết tâm đổi mới hơn nữa. Đặc biệt là khối trường lĩnh vực văn hóa, thương mại, du lịch sẽ có cơ hội đào tạo nhân lực chất lượng cao cho thị trường khối AEC đầy năng động.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng hội nhập cộng đồng kinh tế Asean (AEC), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC c h ấ t l ư ợ n g c a o ĐỂ ĐÁP ỨNG HỘI NHẬP CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) NGND.PGS TS Lê Văn Tạo* Tóm tắt: Trước thềm hội nhập Cộng đồng kinh tế AEC (Asean Economic Community), mỗi ngành, mỗi đơn vị, mỗi cá nhân trong mỗi nước trong cộng đồng ASEAN nếu chuẩn bị tốt cho hội nhập vào cuối năm 2015 thì sẽ thành công và ngược lại. Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao là một yếu tố quyết định làm cho việc chuyển dịch lao động và thu hút đầu tư trong các nước ASEAN trở nên sôi động hơn. Mỗi trường đại học ở Việt Nam đều có cơ hội đổi mới chất lượng đào tạo để sinh viên sau tốt nghiệp có thể tham gia một cách hiệu quả nhất vào thị trường lao động AEC vốn rất năng động nhưng cũng đầy khắc nghiệt. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được các nguyên thủ 10 quốc gia ASEAN ký vào tháng 12 năm 2015, có hiệu lực từ năm 2016 sẽ đưa ASEAN thành một khu vực ổn định, thịnh vượng, và có tính cạnh tranh cao. Với 3 trụ cột: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội, ASEAN sẽ là một khu vực năng động do sự tự do di chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động có kỹ năng cũng như dịch chuyển tự do hơn về vốn1... Chúng tôi xin đưa một số nội dung liên quan đến đào tạo, dịch chuyển lao động trong lĩnh vực du lịch - thương mại và dịch vụ văn hóa phẩm để bàn luận như sau: 1. Vài nét chung về tác động của AEC trong lĩnh vực chuyển dịch lao động có chất lượng cao ở ASEAN khi AEC có hiệu lực Một viễn cảnh của ASEAN sau năm 2015 sẽ có nhiều nét tương tự như không gian kinh tế, văn hóa, xã hội của 29 nước khối EEC (European Economic Community). Đó là một xu hướng tất yếu khi các vấn đề nội khối thừa nhận các giá trị của nhau về chương trình giáo dục, tương đồng chính sách, miễn thị thực, thuế suất bằng 0 . Mẫu số quy đồng chung ngày một lớn, tuy nhiên giá trị khác biệt về văn hóa, chính trị vẫn được tôn trọng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ban hành quyết định số 142/2009/QĐ- TTg về quy chế phối hợp tích cực hội nhập AEC của các cơ quan, ngành liên quan, *1 * Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 1 Theo TS Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Trung ương tại Hội thảo “Thách thức và cơ hội từ cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ” ngày 25 - 9 - 2014. 13 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO đồng thời đề nghị tích cực tuyên truyền phổ biến cho doanh nghiệp, cộng đồng nhận thức tích cực. Đây là vấn đề của thị trường tự do lưu thông, dịch chuyển, trao đổi sẽ dễ dàng khi thuế suất hàng hóa thương mại và lao động trở về số 0. Rất nhiều câu chuyện về nhận thức của nhà quản lý các cấp và doanh nhân cần được tiếp cận đầy đủ về cơ hội và thách thức trước thềm Việt Nam hội nhập TPP, FTA và đặc biệt là AEC2. Tuy nhiên, theo nhiều nhà khoa học, thông qua khảo sát nông dân Thái Lan, Camphuchia cho thấy, họ đều hiểu rất rõ lợi ích của AEC mang lại cho cộng đồng, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng, nhiều lĩnh vực đào tạo nhân lực và quản lý vẫn còn mơ hồ hay nói đúng hơn là thờ ơ với AEC. Hiện nay, có tới 76% doanh nghiệp Việt Nam chưa biết về cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), 94% không nắm được các nội dung trong AEC, gần 63% không nắm được cơ hội, thách thức của AEC. Trong khi đó, các doanh nghiệp, giáo dục nghề nghiệp của các nước như Thái Lan, Singapore, Malaysia đã tích cực tìm hiểu, kết nối thị trường Việt Nam và có nhiều chính sách khuyến khích thu hút lao động có tay nghề cao từ bên ngoài3. Vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt, chương trình đào tạo từng bước phải tương thích với chuẩn mực quốc tế, trước tiên cần được các nước trong khối công nhận lẫn nhau. Đồng thời, trước bối cảnh hội nhập AEC cần có môi trường, chính sách tích cực đãi ngộ, tránh “chảy máu chất xám”, bởi sự cạnh tranh thị trường sản phẩm và thị trường lao động nội khối cũng sẽ diễn ra rất đa dạng và quyết liệt. Có lẽ, chúng ta vẫn cần suy ngẫm câu nói của Tổng thống Mỹ Obama khi các nguyên thủ 12 nước ký kết xong đàm phán Hiệp ước đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) ngày 6/10/2015: “Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương sẽ tạo ra dây chuyền sản xuất quốc tế dựa trên công nghệ Mỹ, hoặc Nhật và tài nguyên Úc cùng với lao động Việt Nam”4. Vấn đề ở đây là, liệu hơn 40 triệu lao động 2 TPP: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương. FTA: Free trade agreement - Hiệp định thương mại tự do. 3 Theo báo cáo đánh giá tình hình thực hiện AEC của Bộ KH&SĐT năm 2014. 4 Nguyên văn: “Le TPP va permettre de créer des chaînes de production basées sur des technologies américaines ou japonaises, des ressources australiennes et des travailleurs vietnamiens” (Trích Commerce mondial: Obama Réplique à la Chine- Le Point internatinal, October/6/2015) 14 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO Việt Nam sẽ đóng vai trò đến đâu ở thị trường chiếm đến 60% GDP thế giới này là hoàn toàn phụ thuộc chất lượng của lao động Việt Nam. 2. Những thách thức trong đào tạo nhân lực lao động có trình độ cao, trước bối cảnh tham gia AEC Tại phiên họp Chính phủ tháng 5/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu lên vấn đề suy giảm của ngành du lịch và yêu cầu các Bộ, ngành cùng ngành du lịch chấn chỉnh, nâng cao chất lượng đội ngũ, dịch vụ và đổi mới thủ tục xuất nhập cảnh cho du khách. Những con số rất đáng quan tâm như sau: - Theo Tổng cục Du lịch, trong 10 tháng gần đây ngành du lịch Việt Nam liên tục giảm sút du khách quốc tế. Từ tháng 5/2014 đến nay, mức sụt giảm du khách quốc tế mỗi tháng lún sâu từ 12 đến 14%, nguyên nhân từ đâu cần được nghiên cứu tháo gỡ, nhưng rõ ràng yếu tố thân thiện, cởi mở của thị trường, đặc biệt thị thực nhập cảnh, giá cả dịch vụ du lịch, sự nghèo nàn trong liên kết chuỗi sản phẩm, nhân lực du lịch yếu kém của Việt Nam là những điểm cản trở chính. - Trong khi đó, ngành du lịch - thương mại của Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, thậm chí Lào và Campuchia lại liên tục tăng. Ví dụ: UNWTO vừa công bố thông tin du lịch năm 2014 cho thấy “Thái Lan đã tăng 2 hạng lên hạng 7/10 về chi tiêu du lịch quốc tế, và lọt vào top 10 nước có số lượt khách du lịch quốc tế cao. Năm 2014, Thái Lan có 27 triệu lượt du khách quốc tế (tăng 19%) và thu nhập du lịch 42 tỷ USD (tăng 23%). Năm 2014, Campuchia thu hút 4,7 triệu lượt khách du lịch quốc tế trên một đất nước chỉ có 7 triệu dân và doanh thu trên 5 tỷ USD. Mỗi năm ngành du lịch Campuchia đã tạo ra thêm 500.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp. Du lịch Campuchia góp phần cho tăng trưởng kinh tế năm 2014 là 7,4% (cao nhất Đông Nam Á). - Về lao động Việt Nam làm việc tại Đông Nam Á vẫn rất khiêm tốn. Theo thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: năm 2014 chỉ có 5.481 lao động Việt Nam đi làm việc tại thị trường này, chiếm 5,13% tổng số lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động. Trong đó, lao động sang làm việc tại Lào là 200 người; Campuchia: 50 người; và Malaysia là 5.139 người, tại Singapore là 92 lao động. Thái Lan có hàng ngàn lao động tự do bất hợp pháp cần được đăng ký hợp pháp. Hiện nay, 3 nước có nhu cầu lớn về lao động người Việt Nam là Malaysia, Thái Lan, Singapore nhưng vấn đề chất lượng lao động là thách thức to lớn. Chất lượng lao động Việt Nam tại thị trường Đông Nam Á hạn chế phần lớn là do sự chưa tương thích chương trình đào tạo và dạy nghề, cùng với năng lực ngoại ngữ yếu kém, sự kén chọn thị trường của lao động Việt Nam. 15 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO - Về thu hút sinh viên quốc tế đến Việt Nam và sinh viên Việt Nam sang học ở nước ngoài: Hiện nay, nhiều trường đại học, cao đẳng ở Malaysia, Thái Lan, Singapore đã chú trọng việc thu hút sinh viên Việt Nam đến học tập và nghiên cứu. Trong đó, phải kể đến những trường danh tiếng có thương hiệu và được Tổ chức Giáo dục quốc tế xếp hạng (Commission on Higher Education). Tiêu chí xếp hạng chủ yếu về học thuật và nghiên cứu, chất lượng đội ngũ giảng viên, nhà khoa học và chất lượng sinh viên, xin liệt kê nhóm trường trên để tham khảo: Nanyang Technological University (1), National University of Singapore (2), Chualalongkorn - Thailand (3), Universiti Kebangsaan Malaysia - UKM(4), Universiti Teknologi Malaysia (5), International Islamic University Malaysia (5), Chiang Mai University - Thailand (6)5 . Theo thông báo của Cục Đào tạo với nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2014: Việt Nam hiện có trên 100.000 lưu học sinh đang học tập tại nước ngoài. Nước có sức hút cao nhất là Úc (25.000 sinh viên), Mỹ (14.500 sinh viên), Trung Quốc (12.500 sinh viên), Singapore (7.000 sinh viên), tiếp sau là Pháp, Nga, Nhật, các nước Thái Lan, Malaysia mỗi nước có trên 1.000 sinh viên. Việc thu hút sinh viên nước ngoài đến Việt Nam học tập có thể nói là khá mờ nhạt, chưa có chiến lược ở phần lớn các trường đại học Việt Nam. Hiện nay, mới có Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thông báo mỗi năm có chừng 300 sinh viên các nước Mỹ, Pháp, Anh, Trung Quốc, Nhật, Hàn đến học chủ yếu ngành Việt Nam học, Ngữ văn Anh, Quan hệ Quốc tế. Nhiều trường đại học có sinh viên nước ngoài, nhưng đa phần là theo chương trình hợp tác, trao đổi theo Hiệp định nhà nước. Việt Nam hiện có trên 450 trường đại học và cao đẳng, trong năm 2015 Luật Giáo dục nghề nghiệp thực thi sẽ phân hóa khối trường dạy nghề (cao đẳng, trung cấp) và khối trường đại học chỉ còn khoảng hơn 200 trường, đó là một con số không nhỏ đối với quy mô của một nước 90 triệu dân. Điều đáng nói là đến nay vẫn chưa có một trường đại học Việt Nam nào có tên trong hệ thống xếp hạng trường ở châu Á và thế giới, điều đó cũng đồng nghĩa với việc sẽ thua thiệt trong việc thu hút sinh viên và giảng viên nước ngoài. Vấn đề đánh giá tiêu chí nghiên cứu khoa học và chất lượng đội ngũ giảng viên là điểm mà các trường đại học Việt Nam luôn luôn thua thiệt. sDẫn nguồn theo The Asia University Rankings 2013 - 2014, Times Higher Education. Retrieved 14 March 2015 và The OECD’s comprehensive world education ranking report, PISA, is out. Find out how each country compares - Jessica Shepherd, GML, Tuesday 20 May 2014. 16 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO 3. Những cơ hội và giải pháp đối với đào tạo du lịch - thương mại và dịch vụ văn hóa phẩm Giải pháp định hướng: Doanh nghiệp du lịch Việt Nam ngoài việc chú trọng sự khác biệt về tôn giáo, văn hóa, lịch sử... thì việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã, đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng là chính yếu, mới có thể cạnh tranh với nước ngoài hiệu quả. Mặt khác, phải có nguồn nhân lực chất lượng cao mới có thể vận hành tốt thị trường khi hội nhập AEC, đồng thời hướng đến thị trường TPP và FTA. Các trường đại học luôn mong muốn gắn bó với thị trường lao động, để nắm bắt được nhu cầu, đào tạo sinh viên có kiến thức, kỹ năng nghề cao, đặc biệt hướng tới đạt chuẩn quốc tế. Tuy nhiên, doanh nghiệp và đại học Việt Nam vẫn còn những khoảng cách nhất định, lý do là thị trường lao động sử dụng nhân lực trình độ cao chưa sẵn sàng, hơn nữa các đại học vẫn chưa đổi mới đầy đủ, chưa bứt phá khỏi lối đào tạo truyền thống, lối đào tạo nặng về bằng cấp và ỷ lại đầu ra bó hẹp cho khối công chức nhà nước. Cần nhìn nhận với 90 triệu dân đang ở “thời kỳ dân số vàng”, sinh viên Việt Nam tốt nghiệp với ngưỡng 35.000 sinh viên/năm, nền kinh tế nội địa hấp thụ hiện nay chỉ đạt 60%, còn lại nếu không nhìn ra thị trường lao động khối ASEAN và các nước khác là một thiếu sót. Nhưng chất lượng đào tạo sẽ là mấu chốt cần xem xét (hiện nay số sinh viên có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ ở độ tuổi 21 - 29 thất nghiệp hơn 70 nghìn người)6. Giải pháp phát huy lợi thế: Việt Nam ngoài lợi thế thời kỳ dân số vàng, hệ thống giáo dục đang chuyển động theo hướng tích cực thì tài nguyên du lịch, môi trường ổn định chính trị, xã hội là những thế mạnh. Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2014 được WEF công bố Việt Nam đứng thứ 6 trong ASEAN (tăng 5 bậc), xếp sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines. Đồng thời, Việt Nam là một trong 10 điểm đến hấp dẫn và an toàn nhất hành tinh của nhiều tổ chức báo chí, hiệp hội du lịch quốc tế bình chọn7. So với các nước Đông Nam Á thì Việt Nam đến năm 2015 có đến 19 di sản thế giới, trong đó có 02 di sản thiên nhiên tuyệt vời: vịnh Hạ Long, rừng Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và 01 di sản hỗn hợp vô cùng độc đáo là Quần thể Thắng cảnh Tràng An - Ninh Bình cùng với 3.000 di tích cấp quốc gia, 30 vườn Quốc gia và trên 3.260 km bờ biển với nhiều vịnh đẹp và 125 bãi tắm là những sản phẩm thu hút du khách đặc biệt. Điểm hạn chế của du lịch Việt Nam chính là chất lượng nguồn lực, đặc biệt sự kết nối không chỉ theo chiều 6 Dẫn nguồn theo TS Nguyễn Thị Xuân Mai, Bộ KH&ĐT, Báo Phụ nữ Online số 28/2014. 7 Theo Teleraph (Anh), Star (Malaysia), Forbes (Mỹ) năm 2014. 17 QUẢN LÝ - ĐÀO TẠO không gian (các vùng, miền) mà cần kết nối theo chiều sâu giữa các lĩnh vực ngành, nghề kinh tế, văn hóa với du lịch một cách hiệu quả hơn. Chỉ khi nào du lịch trở thành động lực của một hệ thống (thương mại trong du lịch, di sản văn hóa, thiên nhiên cho du lịch, hạ tầng giao thông, kinh tế hướng về du lịch) thì khi đó du lịch mới có tính hiệu quả cao nhất. Bài học từ Thái Lan, Trung Quốc, Singapore cho thấy rất nhiều ngành nghề, dịch vụ thương mại phát triển nhờ du lịch và ngược lại. Giải pháp đào tạo: Các trường đào tạo khối văn hóa, du lịch sẽ có những cơ hội lựa chọn ngành nghề để đào tạo phù hợp phục vụ cho thị trường lao động trước bối cảnh hội nhập AEC. Nhiều trường đại học đã sáng tạo bằng cách cho sinh viên học thêm các chứng chỉ nghề theo kỹ năng mà xã hội cần tại các trung tâm của trường. Trong đó, các kỹ năng ngoại ngữ được người học chọn theo dự kiến tương lai thị trường của họ chọn. Các kỹ năng quản trị, kinh doanh, tổ chức du lịch, quan hệ quốc tế cũng được người học chú trọng. Hy vọng rằng, với việc Việt Nam đã cam kết tham gia nhiều tổ chức kinh tế thế giới (TPP, FTA, AEC), đây sẽ là tác nhân quan trọng thúc đẩy các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam quyết tâm đổi mới hơn nữa. Đặc biệt là khối trường lĩnh vực văn hóa, thương mại, du lịch sẽ có cơ hội đào tạo nhân lực chất lượng cao cho thị trường khối AEC đầy năng động. TRAINING HIGH QUALITY HUMAN RESOURCE TO MEET THE INTEGRATION REQUIREMENT OF AEC People’s Teacher. Assoc. Prof. Dr. Le Van Tao Abstract: In the threshold o f AEC (ASEAN Economic Community), i f all the nations o f AEC make good preparation for its integration, they will be successful. Training high quality human resource is a decisive factor that makes labor transformation and investment attraction among ASEAN nations busier. Each university in Vietnam has chance to renew training quality that can help students after graduation effectively take part into the busy and strict labor market o f AEC. 18

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdao_tao_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_de_dap_ung_hoi_nhap_co.pdf
Tài liệu liên quan