Theo khuyến cáo của Chức Y Tế Thế Giới,
lịch chủng ngừa chuẩn là 0 – 1 – 6, lịch chủng
ngừa 0 – 1 – 2 – 12 dùng với thuốc chủng ngừa
ENGERIX B sẽ tạo miễn dịch nhanh áp dụng cho
các nước có tỉ lệ vi rút viêm gan B lưu hành cao.
Có nhiều nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của
hai phác đồ là như nhau(3). Tuy nhiên, G. Hess và
cộng sự so sánh hiệu quả của hai phác đồ 0 – 1 –
6 và 0 – 1 – 2 ở những trẻ có mẹ HBsAg(+) cho
thấy tỉ lệ trẻ bị HBsAg(+) lần lượt là 10% và 3,6%,
và tỉ lệ hiệu quả lần lượt là 89,2% và 95%(4).
Chúng tôi sử dụng phác đồ 0–1–2 cho thấy tỉ lệ
đáp ứng miễn dịch là 96,2%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bú mẹ
không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch,
điều này phù hợp với nghiên cứu của Beasley
RP, Stevens CE(1).
Nghiên cứu tại Indonesia, cho thấy hiệu quả
bảo vệ của vắc xin của những bà mẹ có
HBeAg(+) là 85% và hiệu quả bảo vệ là 100% ở
những bà mẹ có HBsAg(+) và HBeAg(-). So sánh
với kết quả chúng tôi dù có 24 sản phụ có
HBeAg(+) chiếm 30,8% nhưng không có trẻ nào
bị nhiễm vi rút viêm gan B. Tỉ lệ đáp ứng miễn
dịch của chúng tôi ở những bà mẹ có HBeAg(+)
là 91,7%. Tỉ lệ này gần bằng với một nghiên cứu
ở HongKong 96,5%(2).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ có cân
nặng lúc sanh thấp nhất là 2600g và cân nặng
cao nhất là 4100gram, không có sự khác biệt về tỉ
lệ đáp ứng miễn dịch giữa các nhóm cân nặng.
Điều này cũng giống như nghiên cứu của Lilian
S. R. Sadeck thực hiện tại Brazil.
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 259 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp ứng miễn dịch đối với chủng ngừa viêm gan siêu vi b ở trẻ nhũ nhi có mẹ mang HBsAg dương tính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 1
ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH ĐỐI VỚI CHỦNG NGỪA VIÊM GAN SIÊU VI B
Ở TRẺ NHŨ NHI CÓ MẸ MANG HBsAg DƯƠNG TÍNH
Trần Thị Lợi*, Lê Thị Hoàng Uyên**
TÓM TẮT
Mục tiêu: khảo sát tỉ lệ đáp ứng miễn dịch ở trẻ nhũ nhi, sanh ra từ những bà mẹ có HBsAg(+), đã
được tiêm một liều globulin miễn dịch 200IU ngay sau sanh và 3 liều vắc xin viêm gan siêu vi B theo phác
đồ 0 – 1 – 2.
Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian 1 năm từ tháng 3/2006 đến tháng 3/2007, một nghiên cứu
cắt ngang được thực hiện trên 78 trẻ nhũ nhi được sanh từ những bà mẹ có mang HBsAg(+) tại bệnh viện
Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, được tiêm ngừa vắc xin vim gan B theo phác đồ 0–1–2 tháng và một
mũi globulin miễn dịch kháng viêm gan B ngay lúc sanh. Khi trẻ được 6 tháng tuổi sẽ thử máu định lượng
HBsAb bằng phương pháp ELISA. Được xem là có đáp ứng miễn dịch khi định lượng HBsAb≥10mUI/ml,
nếu đáp ứng miễn dịch không đủ, sẽ thử HBsAg xem bé có bị lây nhiễm viêm gan B hay không.
Kết quả: Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch là 75/78 (96,2%) và không có trẻ nào bị HBsAg(+). Nồng độ kháng
thể trung bình là 448,55±389,02mIU/mL. Các yếu tố bú mẹ, tuổi thai, giới tính, cân nặng lúc sanh không
ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch.
Kết luận: Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch của trẻ ≥6 tháng tuổi con các bà mẹ có HBsAg(+)khi được tiêm một
liều globulin miễn dịch 200IU ngay sau sanh và 3 liều vắc xin viêm gan siêu vi B theo phác đồ 0 – 1 – 2 là:
75/78 (96,2%).
ABSTRACT
IMMUNE RESPONSE TO HEPATITIS B VACCINE IN INFANTS BORN BY HBsAg(+) MOTHERS
T ran Thi Loi, Le Thi Hoang Uyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 1 - 2008: 148 - 151
Objective: To determine immune response to 0–1–2 month schedule hepatitis B vaccination with a
combination of hepatitis B immune globulin (HBIG) immediately after delivery of newborns whose mothers
have HBsAg(+)
Methods: In 1 year, since 3/2006 to 3/2007, a cross sectional study was done in Medical University
Hospital of Ho Chi Minh City for 78 infants, who were born by HbsAg positive mothers to determine
immune response to 0–1–2 month schedule hepatitis B vaccination with a combination of hepatitis B
immune globulin (HBIG) immediately after delivery. The efficacy of hepatitis B vaccine was 96,2% and no
infant has HBsAg positive. Mean antibody titer is 448.55 ± 389.02mIU/mL. The following factors: breast–
feeding, birthweight, gestational age don’t influence the immune response.
Conclusion: Immune response to 0–1–2 month schedule hepatitis B vaccination with a combination of
hepatitis B immune globulin (HBIG) immediately after delivery of infants whose mothers have HBsAg(+) is
96.2% (75/78).
ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm gan siêu vi B là một bệnh truyền nhiễm
quan trọng trên thế giới. Theo số liệu của Tổ
Chức Y Tế Thế Giới, hiện nay ước tính có
khoảng 2 tỉ người đã nhiễm viêm gan siêu vi B,
và khoảng 350 triệu người đang mang mầm
*
Bộ môn Sản – Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
** Khoa Phụ Sản - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 2
bệnh. Mỗi năm có từ 500 ngàn đến một triệu
người tử vong vì các bệnh do viêm gan siêu vi B
gây ra, và nhiễm viêm gan siêu vi B là nguyên
nhân gây tử vong đứng hàng thứ 10 trên thế
giới. Việt Nam nằm trong vùng lưu hành cao
của viêm gan siêu vi B với tỉ lệ HBsAg(+) vào
khoảng 8 – 15 %, với đặc điểm dịch tễ học quan
trọng là nhiễm viêm gan siêu vi B thường gặp ở
trẻ em và lây nhiễm quan trọng là qua đường
chu sinh. Tuy nhiên viêm gan siêu vi B có thể
ngăn ngừa được bằng chủng ngừa hiệu quả và
an toàn. Cho đến nay chưa có nghiên cứu nào
khảo sát tỉ lệ đáp ứng miễn dịch của tiêm ngừa
viêm gan siêu vi B trong phác đồ tiêm chủng mở
rộng ở trẻ nhũ nhi tại Việt Nam, ở trẻ sinh ra từ
những bà mẹ có HBsAg(+). Vì vậy nghiên cứu
này được tiến hành nhằm khảo sát tỉ lệ đáp ứng
miễn dịch ở trẻ nhũ nhi, sanh ra từ những bà mẹ
có HBsAg(+), đã được tiêm một liều globulin
miễn dịch 200IU ngay sau sanh và 3 liều vắc xin
viêm gan siêu vi B theo phác đồ 0 – 1 – 2 (mũi
thứ nhất tiêm cùng lúc với globulin miễn dịch,
mũi tiêm thứ 2 và thứ 3 lúc trẻ 1 tháng tuổi và 2
tháng tuổi. Thuốc sử dụng là Engerix liều 10 µg
(0.5 ml).
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Từ tháng 3/2006 đến tháng 3/2007, chúng tôi
thực hiện một nghiên cứu cắt ngang trên 78 trẻ
có mẹ mang HBsAg(+) tại bệnh viện Đại Học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh. Tất cả các trẻ trên có độ
tuổi từ 6 đến 24 tháng, được lấy khoảng 2mL
máu để xét nghiệm nồng độ kháng thể anti-HBs
sau khi được sự đồng ý của mẹ bé. Được gọi là
có đáp ứng miễn dịch khi nồng độ kháng thể
anti-HBs ≥10mUI/mL. Nếu trẻ có nồng độ kháng
thể anti-HBs<10mUI/mL, trẻ sẽ được thử tiếp
HBsAg. Các dữ kiện được thu thập nhờ một
bảng câu hỏi, số liệu được nhập và phân tích
bằng phần mềm SPSS 11.5. Nghiên cứu không vi
phạm y đức vì giúp mẹ bé biết được con mình có
được bảo vệ chống nhiễm viêm gan siêu vi B hay
không và các số liệu được giữ bí mật chỉ dùng
cho mục đích nghiên cứu.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong 78 trẻ được thử máu định lượng nồng
độ anti-HBs, có 75 trẻ có nồng độ anti-HBs
>10mUI/mL. Không có trẻ nào bị HBsAg(+). Do
đó tỉ lệ đáp ứng miễn dịch là 96,2% (75/78).
Trong số 78 trẻ được nghiên cứu này, 40
trường hợp là bé gái, chiếm tỉ lệ 51,28% và 38 bé
trai, chiếm tỉ lệ 48,72%.
Tuổi trung bình của các bé tính theo tháng
tuổi: nam: 14,17±4,86 (nhỏ nhất: 6; lớn nhất: 24
tháng), nữ: 13,72±4,50 (nhỏ nhất: 8,53; lớn nhất:
24 tháng)
Bảng 1: Một số đặc điểm của trẻ và bà me trong lô
nghiên cứu
Đặc điểm Số ca Tỉ lệ
<3000g 18 23%
3000-3500g 45 57,7% Cân nặng lúc sanh
>3500g 15 19,3%
Sanh giúp 3 3,85%
Sanh thường 61 78,21% Phương pháp sanh
Sanh mổ 14 17,95%
<37,5 tuần 14 17,9% Tuổi thai
≥38 tuần 64 82,1%
<35 tuổi 63 80,8% Tuổi mẹ
≥35 tuổi 15 12,9%
Con so 62 79,5%
Con lần 2 12 15,4% Tiền thai
Con lần 3 4 5,1%
Độ tuổi trung bình của mẹ trong nhóm
nghiên cứu là: 30,27 ± 4,22. Trong đó mẹ có tuổi
lớn nhất là 40 tuổi và nhỏ nhất là 22 tuổi.
Tất cả bà mẹ đều có HBsAg(+), và không có
bà mẹ nào bị viêm gan siêu vi B cấp trong thai
kỳ. Trong đó, có 54 bà mẹ có HBeAg(-) chiếm
tỉ lệ 69,20% và 24 bà mẹ có HBeAg (+) chiếm tỉ
lệ 30,80%.
Cân nặng trung bình của bé trong nhóm
nghiên cứu (đơn vị tính bằng gram) là:
3,227± 345g.
Trẻ được lấy máu xét nghiệm có độ tuổi thấp
nhất là 6 tháng, và cao nhất là 24 tháng, trong đó
trung bình là 13,94 ± 4,65 tháng.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 3
Tất cả trẻ trong nhóm nghiên cứu đều có
Apgar lúc sanh 1phút bằng 7-8 và 5 phút bằng 8-
9 và không có bé nào bị béo phì hay suy dinh
dưỡng. Tuổi thai trung bình là 39±1,33 tuần,
trong đó tuổi thai thấp nhất là 36 tuần và cao
nhất là 41,5 tuần. Trong mẫu nghiên cứu của
chúng tôi, tỉ lệ bú mẹ chiếm 79,50% (62 trẻ bú
mẹ) và 16 trẻ không bú mẹ chiếm 20,50%.
Nồng độ kháng thể trung bình của bé trong
nhóm nghiên cứu (đơn vị tính bằng mIU/ml) là:
448,55 ± 389,02mUI/ml.
Bảng 2: Liên quan giữa trẻ có đáp ứng miễn dịch theo
bú mẹ
Bú mẹ Số trẻ Tỉ lệ đáp ứng p
Không 16 100%
Có 59 95,2% 0,370
Tỉ lệ đáp ứng miễn dịch trong nhóm bú mẹ
là 95,2% so với nhóm không bú mẹ là 100%, với
p=0.37, cho thấy không có mối liên quan giữa bú
mẹ hay không bú mẹ với đáp ứng miễn dịch.
Khảo sát về liên quan giữa đáp ứng miễn
dịch theo cách sanh, theo giới tính của trẻ được
trình bày trong bảng 3
Bảng 3: Phân bố trẻ có đáp ứng miễn dịch theo cách
sanh, theo giới tính của trẻ
Cách sanh Số trẻ Tỉ lệ đáp ứng P= 0,370
Sanh ngả âm đạo 61 95,3%
Mổ lấy thai 14 100%
Giới tính trẻ
Trai 38 100%
Gái 37 92,5%
P= 0,085
Sự đáp ứng miễn dịch của trẻ đối với cách
sanh, với giới tính của trẻ, khác biệt không có ý
nghĩa về phương diện thống kê. Có thể với cỡ
mẫu lớn hơn sẽ phát hiện được sự khác biệt có ý
nghĩa về phương diện thống kê.
Bảng 4: Phân bố trẻ có đáp ứng miễn dịch theo
HBeAg của mẹ
HBeAg Số trẻ Tỉ lệ đáp ứng p
Âm tính 22 91,7%
Dương tính 53 98,1% 0,169
Trẻ có mẹ mang HBeAg(-) có khuynh hướng
đáp ứng miễn dịch cao hơn trẻ có mẹ mang
HBeAg(+) (98,1% so với 91,7%). Tuy nhiên với
p=0,169 thì sự khác biệt này không có ý nghĩa về
phương diện thống kê.
Phân tích 2 mức độ đáp ứng 91,7% và 98,1%
có vẻ khác biệt đáng kể nhưng vì cỡ mẫu nhỏ
nên p=0,169. Có thể nếu cỡ mẫu lớn hơn thì sự
khác biệt này sẽ có ý nghĩa.
Tỉ lệ đáp ứng trong nhóm cân nặng từ 2.500
đến 3.000 gram là 90,9%, nhóm cân nặng từ 3.000
đến 3.500 gram là 97,6%, nhóm lớn hơn 3.500
gram là 100%. Tuy nhiên với p=0,293 thì không
có mối liên quan giữa cân nặng và đáp ứng miễn
dịch với chủng ngừa.
BÀN LUẬN
Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã chứng
minh được nếu người mẹ vừa mang HBsAg(+),
vừa mang HBeAg(+) thì tỉ lệ lây cho con là 80% –
90% trong đó 10% lây lan lúc trẻ còn là bào thai.
Nếu có chủng ngừa tỉ lệ lây lan giảm xuống
còn 10%. Tuy nhiên, nếu trẻ bị lây lúc bào thai
thì có vừa tiêm kháng thể gây miễn dịch thụ
động vừa chủng ngừa chủ động vẫn không
ngăn được lây lan.
Tại Senegal, McMahon đã thực hiện một
nghiên cứu so sánh đáp ứng miễn dịch của 66 trẻ
nhỏ hơn 2 tuổi, khả năng bảo vệ lên đến 97%. Kết
quả của chúng tôi gần giống với kết quả này(5).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi
tất cả 3 trẻ có nồng độ kháng thể nhỏ hơn
10mIU/ml, đều được thử HBsAg, kết quả cả ba
đều âm tính. Nghiên cứu của Lemon S.M. đã cho
thấy có khoảng 2,5% số người bình thường
nhưng vẫn không tạo kháng thể sau ba mũi tiêm
chủng vi rút viêm gan B. Theo Bertoletti A., nếu
tái chủng ngừa thì khả năng đáp ứng của những
người này lên đến 40%(2).
Theo khuyến cáo của Chức Y Tế Thế Giới,
lịch chủng ngừa chuẩn là 0 – 1 – 6, lịch chủng
ngừa 0 – 1 – 2 – 12 dùng với thuốc chủng ngừa
ENGERIX B sẽ tạo miễn dịch nhanh áp dụng cho
các nước có tỉ lệ vi rút viêm gan B lưu hành cao.
Có nhiều nghiên cứu đã so sánh hiệu quả của
hai phác đồ là như nhau(3). Tuy nhiên, G. Hess và
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 4
cộng sự so sánh hiệu quả của hai phác đồ 0 – 1 –
6 và 0 – 1 – 2 ở những trẻ có mẹ HBsAg(+) cho
thấy tỉ lệ trẻ bị HBsAg(+) lần lượt là 10% và 3,6%,
và tỉ lệ hiệu quả lần lượt là 89,2% và 95%(4).
Chúng tôi sử dụng phác đồ 0–1–2 cho thấy tỉ lệ
đáp ứng miễn dịch là 96,2%.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bú mẹ
không làm ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch,
điều này phù hợp với nghiên cứu của Beasley
RP, Stevens CE(1).
Nghiên cứu tại Indonesia, cho thấy hiệu quả
bảo vệ của vắc xin của những bà mẹ có
HBeAg(+) là 85% và hiệu quả bảo vệ là 100% ở
những bà mẹ có HBsAg(+) và HBeAg(-). So sánh
với kết quả chúng tôi dù có 24 sản phụ có
HBeAg(+) chiếm 30,8% nhưng không có trẻ nào
bị nhiễm vi rút viêm gan B. Tỉ lệ đáp ứng miễn
dịch của chúng tôi ở những bà mẹ có HBeAg(+)
là 91,7%. Tỉ lệ này gần bằng với một nghiên cứu
ở HongKong 96,5%(2).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, trẻ có cân
nặng lúc sanh thấp nhất là 2600g và cân nặng
cao nhất là 4100gram, không có sự khác biệt về tỉ
lệ đáp ứng miễn dịch giữa các nhóm cân nặng.
Điều này cũng giống như nghiên cứu của Lilian
S. R. Sadeck thực hiện tại Brazil.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu đáp ứng miễn dịch với chủng
ngừa viêm gan B theo phác đồ 0 – 1 – 2 tháng và
globulin miễn dịch lúc sanh, 78 trẻ sanh từ
những bà mẹ có HBsAg(+) được lấy máu xét
nghiệm định lượng nồng độ kháng thể anti-HBs,
tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược từ tháng 03 năm 2
đến 03 năm 2007. Chúng tôi có kết luận như sau:
- Tỉ lệ trẻ có đáp ứng miễn dịch sau khi
được chủng ngừa theo phác đồ chủng ngừa 0 –
1 – 2 là 96,2%.
- Các yếu tố trẻ cân nặng lúc sanh, cho con
bú, mẹ có HBeAg(+) không làm ảnh hưởng đến
đáp ứng miễn dịch đối với chủng ngừa vi rút
viêm gan B.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Beasley RP, Stevens CE, Shiao IS, Meng HC(1975." Evidence
against breastfeeding as a mechanism for vertical transmission of
hepatitis B." Lancet 2(7938): 740 -1.
2 Bertoletti A. and A. J. Gehring (2006). "The immune
response during hepatitis B virus infection." J Gen Virol
87(6): 1439-1449.
3 CDC (2005). "Update recommendations to prevent
Hepatitis B virus transmission." MMWR 44: 574.
4 Hess G., Cseke V. H., J., Bock H. L. and Clemens R. (1992).
"Influence of vaccination schedules and on antibody
response following hepatitis B vaccination" European
Journal of Clinical Microbiology & Infectious Diseases
11(4): 334 - 340.
5. McMahon BJ, W. R. B. (1998). "Protective efficacy of
Hepatitis B Vaccines in Infants, and Children." Hepatitis B
Vaccines In Clinical Practice Marcel Decker: 351 - 382.
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 5
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 12 * Phụ bản Số 1 * 2008 Nghiên cứu Y học
Sản Phụ Khoa 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dap_ung_mien_dich_doi_voi_chung_ngua_viem_gan_sieu_vi_b_o_tr.pdf