Đặt nội khí quản nhanh trong phẫu thuật cấp cứu

Phương pháp phẫu thuật Tỷ lệ mổ mở và mổ nội soi gần tương nhau, phẫu thuật nội soi trong nghiên cứu này có 74 bệnh nhân (46,3%) (bảng 6) bao gồm: cắt ruột thừa, thủng dạ dày, tắc ruột do dính, thai ngoài tử cung, cắt túi mật với phương pháp phẫu thuật nội soi có bơm thán khí vào ổ bụng; thời gian gần đây, phẫu thuật nội soi là một xu hướng tiến bộ của ngoại khoa, đang được ưa như tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi cũng được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như có diễn tiến hậu phẫu khá nhẹ nhàng, ít gây đau đớn cho người bệnh, giúp rút ngắn thời gian nằm viện, giảm đáng kể chi phí điều trị cho bệnh nhân , nên đang được ưa chuộng, nhưng phẫu thuật nội soi có bơm hơi vào ổ bụng gây ra nhiều xáo trộn, biến đổi các chức năng sinh học và cũng như gây ra nhiều tai biến, biến chứng so với phẫu thuật mở để điều trị bệnh cấp cứu như từ trước đến nay nên cần nắm vững những nguyên tắc căn bản, những thay đổi về sinh lý, thực hiện phương pháp vô cảm, sử dụng thuốc mê thích hợp để hạn chế những nguy cơ, tai biến cho bệnh nhân(10). Thời gian phẫu thuật (phút) Thời gian phẫu thuật đa số là < 90 phút, chiếm khoảng 90% (bảng 7). Điều này cũng phù hợp cho các loại phẫu thuật cấp cứu. Những trường hợp như mổ nội soi như viêm ruột thừa, cắt túi mật, thai ngoài tử cung, thủng dạ dày hay mổ mở như mở thận ra da, dẩn lưu thận, viêm phúc mạc khu trú thì thời gian phẫu thuật đều < 90 phút mà lại là những bệnh cấp cứu thường gặp. Hơn nữa, các loại phẫu thuật nội soi hiện nay do đa phần các phẫu thuật viên đã quen với thao tác, thuần thục hơn nên cũng rút ngắn rất nhiều thời gian phẫu thuật.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 26/01/2022 | Lượt xem: 291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đặt nội khí quản nhanh trong phẫu thuật cấp cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 94 ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN NHANH TRONG PHẪU THUẬT CẤP CỨU Nguyễn Văn Chinh*, Nguyễn Văn Chừng* TÓM TẮT Đặt vấn đề Một loại thuốc dãn cơ thuộc nhóm không khử cực đầu tiên có thời gian khởi phát ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho đặt nội khí quản nhanh nhưng ít có tác dụng phụ bất lợi đó là Rocuronium. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về Rocuronium nhưng chưa có báo cáo về việc sử dụng thuốc này trong bối cảnh gây mê phẫu thuật cấp cứu. Mục đích nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả của Rocuronium dùng trong đặt nội khí quản nhanh trong phẫu thuật cấp cứu. Phương pháp Nghiên cứu tiền cứu, thử nghiệm lâm sàng. Nghiên cứu ghi nhận các thông số về thời gian đặt nội khí quản, lý do chọn lựa thuốc dãn cơ, thời gian khởi phát liệt, các tai biến biến chứng. Sử dụng thang điểm 9 để đánh giá độ giãn cơ hàm, dây thanh âm và các đáp ứng đặt nội khí quản. Kết quả: - Tỷ lệ phân loại theo ASA I & II: 80%. Rocuronium được sử dụng trên 132 trường hợp (82,5%), Vecuronium sử dụng trên 19 trường hợp (11,9%) và Atracurium được sử dụng trên 9 trường hợp (5,6%). Tình trạng đặt nội khí quản tốt: 95% theo lâm sàng và 90% theo máy TOF – Watch. - Rocuronium khởi phát tác động nhanh và đáng tin cậy, thích hợp cho đặt nội khí quản nhanh trong phẫu thuật cấp cứu. Không ghi nhận các tai biến, biến chứng liên quan đến nhóm sử dụng Rocuronium. Kết luận Sử dụng Rocuronium trong gây mê cho các phẫu thuật cấp cứu an toàn và hiệu quả. Đây là thuốc dãn cơ rất dễ mua và đang sử dụng rộng rãi trong nước. Việc chuẩn bị tốt trước phẫu thuật và theo dõi chặt chẽ trong và sau phẫu thuật sẽ làm giảm các tai biến, biến chứng, đồng thời làm tăng tỷ lệ thành công của phẫu thuật. Từ khóa Đặt nội khí quản nhanh, phẫu thuật cấp cứu, dây thanh âm. ABSTRACT RAPID TRACHEAL INTUBATION IN ANESTHESIA FOR EMERGENCY SURGERY Nguyen Van Chinh, Nguyen Van Chung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 4 - 2011: 94 - 100 Introduction Rocuronium is a recently synthesized non – depolarizing neuromuscular blocking agent (NMBA) that has been demonstrated to have a faster onset of action than any other non – depolarizing NMBA. Although widely studied in the operating room, there are no reports regarding its use for rapid tracheal intubation in anesthesia for emergency surgery. Purpose This study is performed to look for the effects of Rocuronium for rapid tracheal intubation in anesthesia for emergency surgery. Methods Prospective study was performed using a data collection form completed at the time of intubation. Data collected included the reason for the neuromuscular – blocking agent chosen, the time to onset of paralysis and any complications encoutered. The nine – point numerical descriptor scales recorded the degree of body movement, vocal cord movement and the physician’s overall satisfaction with the extent of paralysis. Tỷ lệ phân loại theo ASA I & II: 80%. Rocuronium được sử dụng trên 132 trường hợp (82,5%), Vecuronium sử dụng trên * Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh Tác giả liên lạc: TS.BS. Nguyễn Văn Chinh ĐT: 0903885497 Email: chinhnghiem2006@yahoo.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 95 19 trường hợp (11,9%), và Atracurium được sử dụng trên 9 trường hợp (5,6%) Results: - Classify of ASA I & II: 80%. Rocuronium was used in 132 patients (82.5%), Vecuronium was used in 19 patients (11.9%) and Atracurium was used in 9 patients (5.6%). Good condition for rapid tracheal intubation: 95% in clinical appreciate and 90% in TOF – Watch. - Rocuronium produced fast and reliable paralysis for rapid tracheal intubation in anesthesia for emergency surgery. Of the complications reported, none appeared to be related to Rocuronium. Conclusions Use of Rocuronium in anesthesia for emergency surgery is safe and effective. This is the drug to be buying easily and widely in condition of our country. A well – prepared surgery and a close careful monitoring during and after the surgery must be applied in order to detect and manage in time complications. It will contribute to succesful method. Key word: Rapid Tracheal Intubation, Emergency Surgery, Vocal Cord. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chuyên ngành gây mê hồi sức, giai đoạn khởi mê được xem là thời điểm nguy hiểm vì những phản xạ tự bảo vệ cơ thể của người bệnh bị ức chế nên khả năng trào ngược dịch dạ dày và hít phải chất nôn ói vào khí phế quản thường xảy ra, nhất là trong những trường hợp gây mê để mổ những trường hợp (TH) cấp cứu. Do đó, khoảng thời gian này được mong muốn càng ngắn càng tốt mà Succinylcholine đã được xem là thuốc dãn cơ duy nhất đáp ứng yêu cầu này(8). Tuy nhiên, Succinylcholine lại có những tác dụng phụ bất lợi với nguy cơ phát triển thành những biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tính mạng người bệnh. Chính điều này đã làm hạn chế tính thông dụng của nó trên thực hành lâm sàng và là động lực thúc đẩy sự ra đời của những thuốc dãn cơ mới khác. Đó là Rocuronium, một loại thuốc dãn cơ thuộc nhóm không khử cực có thời gian khởi phát ngắn, tạo điều kiện thuận lợi cho đặt nội khí quản (NKQ) nhanh tương tự như Succinylcholine nhưng ít có tác dụng phụ bất lợi như Succinylcholine(5). Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về Rocuronium nhưng chưa có báo cáo nào về việc sử dụng thuốc này trong bối cảnh gây mê phẫu thuật cấp cứu và đó cũng chính là lý do chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá hiệu quả đặt NKQ nhanh và những tác dụng phụ của Rocuronium trong gây mê để phẫu thuật cấp cứu. Đề xuất sử dụng thuốc dãn cơ thích hợp cho người bệnh trong gây mê phẫu thuật cấp cứu. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp nghiên cứu Tiền cứu, mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu Những bệnh nhân được gây mê để phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân và Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP. Hồ Chí Minh từ tháng 12/2008 đến tháng 02/2010. Tiêu chuẩn chọn - Chỉ định gây mê toàn diện qua NKQ. - Bệnh nhân thuộc nhóm ASA I, II, III. - Tuổi từ 15 tuổi trở lên. Tiêu chuẩn loại - Có tiên lượng đặt NKQ khó. - Có bệnh lý thần kinh – cơ. - Đang dùng thuốc có tác dụng tương tác với thuốc dãn cơ. - Đang có thai. Phương pháp tiến hành - Thăm khám và chuẩn bị bệnh nhân như khi gây mê - phẫu thuật cấp cứu thông thường. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 96 - Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ và thuốc men đầy đủ. - Chuẩn bị người bệnh thuận lợi cho máy kích thích thần kinh cơ hoạt động, kích thích tại thần kinh trụ và theo dõi những đáp ứng của cơ khép ngón cái. - Thực hiện phương pháp gây mê toàn diện qua NKQ với. Tiền mê: Midazolam 0,04 – 0,05 mg/kg và Fentanyl 1 – 2 mcg/kg. Dẫn đầu mê: Propofol hoặc Etomidate. Khi người bệnh bắt đầu mất ý thức, chích dãn cơ Rocuronium với liều 1 mg/kg. Sau 60 giây, tiến hành đặt NKQ và đánh giá tình trạng đặt NKQ trên lâm sàng và trên máy kích thích thần kinh cơ (TOF – Watch). Duy trì mê bằng thuốc mê hô hấp Isoflurane, Sevoflurane. Đánh giá tình trạng đặt NKQ trên lâm sàng. Độ dãn cơ hàm Dây thanh âm Đáp ứng đặt NKQ 0 điểm Không thể mở hàm Đóng kín Ho, gồng dữ dội 1 điểm Khó mở hàm Khép Ho nhẹ 2 điểm Mở được Cử động Cử động cơ hoành nhẹ 3 điểm Mở dễ Mở Nằm im Rất tốt: đạt 9 điểm Tốt: từ 6 đến 8 điểm Đạt: từ 3 đến 5 điểm Không đạt: từ < 3 điểm - Duy trì huyết động học ổn định trong phẫu thuật. - Theo dõi bệnh nhân trong, sau gây mê - phẫu thuật tới cho tới khi người bệnh xuất viện; xử lý tình huống bất thường xảy ra. - Thu thập và xử lý số liệu theo phương pháp thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Từ tháng 12/2008 đến tháng 02/2010, chúng tôi đã khảo sát, thực hiện, theo dõi gây mê toàn diện cho 160 trường hợp phẫu thuật cấp cứu tại Bệnh viện Bình Dân và bệnh viện Nguyễn Tri Phương, kết quả nghiên cứu như sau. Bảng 1: Đặc điểm chung Đặc điểm chung Số TH Tỷ lệ% Giới tính Nam 49 30,6 Nữ 111 69,4 Tuổi 16-30 38 23,8 31-45 65 40,6 46-60 35 21,9 >60 22 13,7 Phân loại ASA Độ I 27 16,9 Độ II 99 61,9 Độ III 34 21,2 N 160 100 Bảng 2: Các bệnh kèm theo Bệnh kèm theo Số TH Tỷ lệ% Tuần hoàn 28 17,5 Hô hấp 7 4,4 Tuần hoàn & Hô hấp 4 2.5 Tiểu đường 18 11,2 Bệnh khác 15 9,4 Bảng 3: Các thuốc gây mê đã dùng Số TH Tỷ lệ% Thuốc gây mê Propofol +Sevoflurane 142 88,7 Propofol+ Isoflurane 18 11,3 Thuốc dãn cơ Vecuronium 19 11,9 Atracurium 9 5,6 Rocuronium 132 82,5 Bảng 4: Thay đổi huyết động học trong lúc phẫu thuật Thay đổi huyết động Mạch HA trung bình SpO2 Trước khi tiền mê 76,6 ± 3,7 11,6 ± 1,6 98,1 ± 3,2 Trước khi khởi mê 74,2 ± 3,4 10,2 ± 1,8 99,1 ± 3,1 Sau khi đặt NKQ 86,4 ± 4,9 12,4 ± 2,8 99,2 ± 4,1 Khi BN thở lại 77,5 ± 5,8 10,7 ± 1,5 97,2 ± 3,8 Bảng 5: Tình trạng đặt NKQ Tình trạng đặt NKQ Lâm sàng TOF - Watch Số TH Tỷ lệ% Số TH Tỷ lệ% Rất tốt 133 83,1 99 61,9 Tốt 20 12,5 43 26,8 Đạt 7 4,4 18 11,3 Bảng 6: Phương pháp phẫu thuật Phương pháp phẫu thuật Nội soi Mổ mở Tổng Số TH 74 86 160 Tỷ lệ% 46,3 53.7 100 Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 97 Bảng 7: Thời gian phẫu thuật (phút) Thời gian phẫu thuật 90 Tổng Số TH 14 95 34 17 160 Tỷ lệ% 8,8 59,3 21,3 10,6 100 NHẬN XÉT VÀ BÀN LUẬN Đặc điểm chung Giới tính Bệnh nhân giới nữ chiếm đa số (69,4%), tỷ lệ nữ/nam: 2.27. (bảng 1). Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm các bệnh nhân cấp cứu nhưng tỷ lệ nữ/nam vẫn không khác biệt so với các nghiên cứu khác vì giới nữ thường bị các bệnh cấp cứu về ruột thừa và bệnh đường mật nhiều hơn nam giới. Một số tác giả cho rằng, có sự khác biệt trong đáp ứng giữa nam và nữ đối với Rocuronium (nữ > nam) nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi thì không có sự khác biệt nào trong đáp ứng của Rocuronium liên quan đến giới tính(11). Tuổi bệnh nhân Đa số tập trung 85%) (bảng 1). Đáp ứng của Rocuronium với nhóm cao tuổi (>60 tuổi) và nhóm trẻ tuổi cũng rất khó đánh giá do số bệnh nhân > 60 tuổi chiếm thấp (13,7%). Hơn nữa, quá trình tích tuổi cũng sẽ thay đổi sinh lý và giải phẫu cùng với những bệnh lý đi kèm cũng nhiều hơn mà trong nhóm nghiên cứu chúng tôi chọn những bệnh nhân xếp loại ASA ≤ III nên phần nào cũng hạn chế bệnh nhân cao tuổi. Phân loại bệnh theo ASA Đa số thuộc nhóm ASA I và II: có 126 bệnh nhân (gần 80%) được đánh gía tình trạng chung tốt, trong đó số bệnh nhân được phân loại ASA II; có 99 bệnh nhân (61,9%) và số bệnh nhân được phân loại ASA III (bảng 1): 34 (21,2%), tức là thuộc loại bệnh nhân có nguy cơ khi phải chịu cuộc gây mê phẫu thuật. Điều này càng nói lên tính phức tạp của công tác gây mê cho những phẫu thuật cấp cứu: bệnh nhân chưa được chuẩn bị trước mổ, bệnh đi kèm chưa được kiểm soát, dạ dày đầy Bệnh kèm theo Kết quả thăm khám trước mổ cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mang những bệnh kèm theo khá cao (45%), thường gặp là những bệnh thuộc về các cơ quan tuần hoàn chiếm đa số như tim mạch có 28 TH (17,5%) như: cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, bệnh hô hấp như viêm phổi, hen suyển: có 7 bệnh nhân (4,4%), bệnh tiểu đường: 18 TH (11,2%) và bệnh khác: 15 TH (9,4%) (bảng 2). Theo y văn, ở bệnh nhân cấp cứu thì các rối loạn về hệ thống tim mạch, hô hấp chiếm tỷ lệ hàng đầu trong các bệnh lý đi kèm với quá trình tích tuổi. Chỉ riêng những vấn đề bệnh lý kèm theo này đã gây nhiều khó khăn trong công tác gây mê hồi sức nhằm giữ vững độ an toàn cho bệnh nhân, chưa kể đến tình trạng bệnh lý mà bệnh nhân đang có cần phải phẫu thuật(6). Các thuốc gây mê đã dùng Trong nghiên cứu, phần lớn các trường hợp (gần 90%) (bảng 3), chúng tôi duy trì mê bằng thuốc mê bay hơi Sevoflurane. Đây là loại thuốc mê giúp ổn định huyết động học, tác dụng ức chế tim mạch ít nhất trong các thuốc mê hô hấp họ Halogen, rất ít tính chất làm thiếu máu cơ tim do hiện tượng “ăn cắp“ lượng máu nuôi cơ tim, có lẽ đây là thuốc thích hợp để gây mê cho bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân phải phẫu thuật bệnh nặng, một đặc điểm thuận lợi của thuốc Sevoflurane là nó ít gây rối loạn nhịp tim khi dùng chung với Epinephrine. Thuốc mê tĩnh mạch Propofol, chúng tôi sử dụng trong 100% các TH (bảng 3), là thuốc gây giảm huyết áp động mạch đáng kể nên khi dùng cần chú trọng về đặc điểm này và nên bắt đầu với liều lượng thấp và tăng lên từ từ để đạt được kết quả mong muốn, tuy nhiên với kích thích khi đặt nội khí quản hoặc phẫu thuật có thể làm đảo ngược tác dụng dãn mạch của Propofol, thêm vào đó Propofol được biến dưỡng nhanh, ít gây tích lũy thuốc và khi ngưng cung cấp thuốc thì bệnh nhân sẽ tỉnh dậy trong thời gian ngắn cũng như sự phục hồi Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 98 tri giác hoàn toàn so với những thuốc khác. Hơn nữa, hiện nay có phương pháp gây mê tĩnh mạch kiểm soát nồng độ đích (TCI), vừa phát huy tác dụng tối ưu của Propofol, vừa hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc này nên nhiều tác giả khuyến cáo sử dụng(3). Đa số các trường hợp dùng phối hợp Propofol + Rocuronium và duy trì Sevoflurane + Fentanyl (gần 90%) (bảng 3). Với hai tính chất giảm đau và dãn cơ thì hầu hết thuốc gây mê đều có, nhưng muốn đạt yêu cầu phải dùng một lượng thuốc mê rất cao, nên cách thuận lợi hơn hết là dùng kết hợp vừa thuốc giảm đau trung ương và thuốc dãn cơ sẽ tăng mục đích yêu cầu và hạn chế những tác dụng không thuận lợi do thuốc mê gây ra. Với những chất thuốc mê, nhất là thuốc an thần Midazolam giúp cho người bệnh đi vào một giấc mê êm diệu, ít xáo trộn huyết động, lại có tính làm quên thuận chiều rất cao sẽ giúp ổn định được hệ thần kinh cao cấp, hệ thần kinh tự trị. Vì vậy, một cuộc gây mê muốn đạt được cùng lúc nhiều mục đích: giảm đau, dãn cơ, an định thần kinh trong hoàn cảnh hiện tại chỉ có phương pháp gây mê phối hợp nhiều loại thuốc để sử dụng được tính chất chính, tính ưu việt của mỗi loại thuốc với liều lượng thích hợp của từng loại thuốc để hạn chế những tác dụng không mong muốn của những thuốc này. Thuốc dãn cơ Vecuronium được xem là ít phóng thích histamin và ảnh hưởng lên tim mạch ít nhất trong các thuốc dãn cơ không khử cực mà chúng tôi đã sử dụng trong 19 TH (11,9%) (bảng 3) cho những bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch. Ngoài ra, thuốc dãn cơ Atracurium chuyển hoá hầu như không phụ thuộc chức năng gan và chức năng thận, hệ số đào thải không giảm theo tuổi như hầu hết các thuốc dãn cơ khử cực khác, là thuốc dãn cơ thích hợp nhất để gây mê cho các bệnh nhân lớn tuổi kèm bệnh lý gan mật. Có 9 TH (5,6%) (bảng 3) dùng Atracurium trong nghiên cứu là cũng vì mục đích đó(1, 7). Thay đổi huyết động học trong thời gian phẫu thuật Trong nghiên cứu, thay đổi về SpO2 không đáng kể. Thay đổi về mạch và huyết áp tập trung vào thời điểm trước khi khởi mê và sau khi đặt NKQ (bảng 4), tuy nhiên sự thay đổi này không có ý nghĩa về mặt thống kê. Giải thích điều này có lẽ do còn phụ thuộc nhiều yếu tố như: kích thích lúc đặt NKQ, độ giảm đau, các thuốc gây mê, bệnh lý đi kèmTheo đa số các tác giả thì Rocuronium không có hoặc rất ít tác dụng lên hệ tim mạch ngay cả với liều cao 0.9 hoặc 1.2mg/kg, thậm chí trong trường hợp bệnh nhân đã có tăng kali/máu(3). Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi. Ngoài ra, trong nghiên cứu chúng tôi cũng ghi nhận có 6 trường hợp phải dùng Atropine sau khởi mê do nhịp tim chậm <50 lần / phút và có 3 trường hợp phải dùng Avlocardyl sau khởi mê do nhịp tim nhanh >140 lần / phút. Tình trạng đặt NKQ Hiệu quả đặt NKQ nhanh trên lâm sàng đạt mức rất tốt và tốt là 95,6% (Bảng 5), có 7 trường hợp đặt NKQ sau 90 giây. Kết quả này cao hơn các tác giả khác, như theo Hoàng Thị Xuân là 93,2%, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Hiệu quả đặt NKQ nhanh đánh giá theo máy TOF - Watch đạt mức rất tốt và tốt là 88,7% (Bảng 5) thấp hơn so với kết quả đánh giá trên lâm sàng và tỉ lệ đạt là 18 trường hợp (11,3%) cao hơn so với kết quả đánh giá trên lâm sàng (4,4%)(9). Trong nghiên cứu này, đa số các trường hợp chúng tôi đặt nội khí quản dễ dàng ở thời điểm 60 giây sau chích dãn cơ với liều 1 mg/kg. So với các tác giả khác thì đây là liều trung bình để đặt nội khí quản nhanh, một số các tác giả(4), khi dùng so sánh hiệu quả đặt nội khí quản nhanh của Rocuronium và Suxamethonium thì dùng liều Rocuronium lớn hơn (1 – 1,2 mg/kg) và cho thấy Rocuronium có thể dùng thay thế Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 99 Suxamethonium trong các trường hợp cần đặt nhanh nội khí quản trong gây mê để phẫu thuật cấp cứu(3). Như vậy, so sánh hiệu quả đặt nội khí quản trên lâm sàng và trên máy TOF – Watch thì chúng tôi nhận thấy: thực tế lâm sàng có thể đặt nội khí quản tốt và dễ dàng khi giá trị trên máy chưa cho phép, nghĩa là khoảng giá trị dao động trên máy tương đối rộng để ta chọn lựa thời điểm thích hợp để đặt nội khí quản. Phương pháp phẫu thuật Tỷ lệ mổ mở và mổ nội soi gần tương nhau, phẫu thuật nội soi trong nghiên cứu này có 74 bệnh nhân (46,3%) (bảng 6) bao gồm: cắt ruột thừa, thủng dạ dày, tắc ruột do dính, thai ngoài tử cung, cắt túi mật với phương pháp phẫu thuật nội soi có bơm thán khí vào ổ bụng; thời gian gần đây, phẫu thuật nội soi là một xu hướng tiến bộ của ngoại khoa, đang được ưa chuộng và áp dụng rộng rãi. Ở các nước cũng như tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi cũng được áp dụng rộng rãi trong các bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh. Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như có diễn tiến hậu phẫu khá nhẹ nhàng, ít gây đau đớn cho người bệnh, giúp rút ngắn thời gian nằm viện, giảm đáng kể chi phí điều trị cho bệnh nhân, nên đang được ưa chuộng, nhưng phẫu thuật nội soi có bơm hơi vào ổ bụng gây ra nhiều xáo trộn, biến đổi các chức năng sinh học và cũng như gây ra nhiều tai biến, biến chứng so với phẫu thuật mở để điều trị bệnh cấp cứu như từ trước đến nay nên cần nắm vững những nguyên tắc căn bản, những thay đổi về sinh lý, thực hiện phương pháp vô cảm, sử dụng thuốc mê thích hợp để hạn chế những nguy cơ, tai biến cho bệnh nhân(10). Thời gian phẫu thuật (phút) Thời gian phẫu thuật đa số là < 90 phút, chiếm khoảng 90% (bảng 7). Điều này cũng phù hợp cho các loại phẫu thuật cấp cứu. Những trường hợp như mổ nội soi như viêm ruột thừa, cắt túi mật, thai ngoài tử cung, thủng dạ dày hay mổ mở như mở thận ra da, dẩn lưu thận, viêm phúc mạc khu trú thì thời gian phẫu thuật đều < 90 phút mà lại là những bệnh cấp cứu thường gặp. Hơn nữa, các loại phẫu thuật nội soi hiện nay do đa phần các phẫu thuật viên đã quen với thao tác, thuần thục hơn nên cũng rút ngắn rất nhiều thời gian phẫu thuật. KẾT LUẬN Rocuronium có khởi phát tác động nhanh hơn các thuốc dãn cơ không khử cực khác mà chúng ta đang có và ít bệnh nhân cần đến thông khí trợ giúp trước khi đặt nội khí quản. Hơn nữa, dùng Rocuronium ít tác dụng phụ và không có biến chứng nào được ghi nhận trong nghiên cứu. Do đó, chúng tôi nhận thấy sử dụng Rocuronium đem lại sự an toàn, hiệu quả và thích hợp cho các phẫu thuật cấp cứu. Trong phẫu thuật cấp cứu, thường bệnh nhân nằm trong bệnh cảnh nhiễm trùng, sốc nhiễm trùng hay thiếu khối lượng tuần hoàn, rất dễ đưa đến các biến chứng về tim mạch, hô hấp, rối loạn đông máu, suy chức năng gan, thận Điều này cũng chính là thách thức cho những người làm công tác gây mê hồi sức phải nắm vững, tuân thủ những nguyên tắc căn bản, dùng những dược chất thích hợp cho từng loại bệnh lý, ít làm xáo trộn chức năng sinh lý của các cơ quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chu Mạnh Khoa, Nguyễn Quang Bình (1997). Use of Esmeron (Rocuronium) for intubation and it cardiovascular effect. The 10th Asean Congress of Anesthesiologist. Chiang Mai, Thailand, 3 – 7 2. Dufour DG, Larose DL, Clement SC (2005). Rapid sequence intubation in the emergency department. J Emerg Med, 13: 705 – 710. 3. Erik GL, John CS, Edward AP, Aaron AR, Jason R (2000). Conparison of Succinylcholine and Rocuronium for Intubation of Emergency Deparment Patients. Acad Emerg Med, 7: 1362 – 1369. 4. Huizinga ACT, Vandenborm RHG, Wierda JMKH (1992). Intubating conditions and onset of neuromuscular block of Rocuronium (Org 9426), a comparison with suxamethonium. Acta Aneasth Scand, 36: 463 – 468. 5. Hunter J (1996). Neuromuscular Blockade. Textbook of Anesthesia, third edition, A.R Aitkenhead. G. Smith, pp. 20 – 44. 6. Ma OJ, Bently BII, Debehnke DJ (1995). Airway management practises in emergency medicine residencies. J Emerg Med, 13: 501 – 504. Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 4 * 2011 Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 100 7. Martyn JAJ, Standaert FG, Miller RD (2000). Neuromascular physiology and pharmacology. Anesthesia. Fifth Edition, pp. 735 – 751. Churchill Livingstone. 8. Morgan GE, Mikhail MS (1996). Muscle Relaxants. Clinical Aneasthesiology, second edition, pp.149 – 164. 9. Nguyễn Quang Bình (1998). Đánh giá tác dụng phong bế thần kinh cơ của Esmeron bằng máy Monitoring dãn cơ TOF – Guard. Hội nghị gây mê hồi sức toàn quốc lần thứ III ở Huế, 49 – 54. 10. Nguyễn Thụ, Đào Văn Phan, Công Quyết Thắng (2000). Dược lý lâm sàng của các thuốc ức chế dẫn truyền thần kinh cơ (dãn cơ) và các thuốc kháng Cholinesterase. Thuốc sử dụng trong gây mê. Nhà xuất bản y học, 236 – 268. 11. Sakles JC, Laurin EG, Rantapaa AA, Panacek EA (1998). Airway management in the emergency department: a one – year study of 610 tracheal intubations. J Emerg Med, 31: 325 – 332.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdat_noi_khi_quan_nhanh_trong_phau_thuat_cap_cuu.pdf
Tài liệu liên quan