Đầu tư công: Những vấn đề đặt ra cho năm 2020

Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cần thu hút có chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có sức cạnh tranh và phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế của từng ngành, từng vùng. Đặc biệt thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Đồng thời chuyển dần thu hút vốn FDI với lợi thế nhân công giá rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn nhân lực chất lượng cao. Mở rộng các hình thức đầu tư, tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư nhằm tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời huy động nguồn lực đất đai, tài nguyên cho đầu tư phát triển và đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với các dịch vụ công cộng, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, các công trình dự án cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân ở nông thôn.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư công: Những vấn đề đặt ra cho năm 2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
33TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ I. NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU NĂM 2020 Tiếp tục đà tăng trưởng kinh tế năm 2019, năm 2020 sẽ được xem như là năm quan trọng trong việc củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô: kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả, thực chất hơn các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,8% QUẢN LÝ - KINH TẾ ĐẦU TƯ CÔNG: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NĂM 2020 Đỗ Tuấn Vũ Đại học Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Hà Nội Email: Dotuanvu237@gmail.com Tóm tắt: Đầu tư công từ trước đến nay vẫn luôn là một vấn đề nóng đối với nhiều quốc gia mà Việt nam không phải là ngoại lệ. Có thể khẳng định rằng: đây là bài toán không hề mới song chưa bao giờ khiến các chuyên gia kinh tế và những nhà chính sách ngừng đi tìm kiếm lời giải. Đánh giá một cách khách quan: đầu tư công của Việt Nam mặc dù trong vài năm trở lại đây đã có sự cải thiện nhất định song nhìn chung vẫn còn rất nhiều điều bất cập. Bài viết này sẽ giới thiệu một số nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của năm 2020 và chỉ ra những vấn đề cần thay đổi trong lĩnh vực đầu tư công để góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ mới năm 2020. Từ khóa: Đầu tư công, Kinh tế đầu tư, Kinh tế Việt Nam. Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế thường niên, điểm nhấn đáng lưu ý năm 2020 là phải tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện ba đột phá chiến lược: đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, tinh thần chung của năm 2020 sẽ là: Đổi mới, sáng tạo, tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, bền vững hơn. Nhiệm vụ này gắn liền với những yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ toàn bộ nền kinh tế nói chung, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư công nói riêng. 34 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG 2.1. Tổng quát tình hình đầu tư công thời gian qua: Luật Đầu tư công của Việt Nam năm 2014 (số 49/2014/QH13) quy định: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội”. Đầu tư công là một bộ phận quan trọng của tổng cầu. Kinh tế học chính thống cho rằng, đầu tư công có tác dụng thúc đẩy tổng cầu thông qua số nhân tài chính và do vậy, đầu tư công có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, đầu tư công còn có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật. Giá trị và cơ cấu đầu tư công theo khu vực kinh tế của Việt Nam từ năm 2010 đến 2017 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều nền kinh tế, nhất là những nước đang phát triển, đặc biệt là nhìn từ góc độ 1 ĐẦU TƯ CÔNG: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NĂM 2020 Đỗ Tuấn Vũ Dotuanvu237@gmail.com Đại học Công nghệ và quản lý Hữu Nghị Hà Nội Tóm tắt: Đầu tư công từ trước đến nay vẫn luôn là một vấn đề nóng đối với nhiều quốc gia mà Việt nam không phải là ngoại lệ. Có thể khẳng định rằng: đây là bài toán không hề mới song chưa bao giờ khiến các chuyên gia kinh tế và những nhà chính sách ngừng đi tìm kiếm lời giải. Đánh giá một cách khách quan: đầu tư công của Việt Nam mặc dù trong vài năm trở lại đây đã có sự cải thiện nhất định song nhìn chung vẫn còn rất nhiều điều bất cập. Bài viết này sẽ giới thiệu một số nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của năm 2020 và chỉ ra những vấn đề cần thay đổi trong lĩnh vực đầu tư công để góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ mới năm 2020. Từ khóa: Đầu tư công, Kinh tế đầu tư, Kinh tế Việt Nam. I. NHIỆM VỤ KINH TẾ - XÃ HỘI CHỦ YẾU NĂM 2020 Tiếp tục đà tăng trưởng kinh tế năm 2019, năm 2020 sẽ được xem như là năm quan trọng trong việc củng cố vững chắc nền tảng kinh tế vĩ mô: kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế; thực hiện hiệu quả, thực chất hơn các đột phá chiến lược, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; phát huy vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm và các đô thị lớn; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững; phấn đấu năm 2020 đạt tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,8% Bên cạnh các chỉ tiêu kinh tế thường niên, điểm nhấn đáng lưu ý năm 2020 là phải tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện ba đột phá chiến lược: đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Vì vậy, tinh thần chung của năm 2020 sẽ là: Đổi mới, sáng tạo, tăng trưởng kinh tế nhanh hơn, bền vững hơn. Nhiệm vụ này gắn liền với những yêu cầu tiếp tục đổi mới mạnh mẽ toàn bộ nền kinh tế nói chung, đặc biệt là lĩnh vực đầu tư công nói riêng. II. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ CÔNG 2.1. Tổng quát tình hình đầu tư công thời gian qua: Luật Đầu tư công của Việt Nam năm 2014 (số 49/2014/QH13) quy định: “Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế – xã hội”. Đầu tư công là một bộ phận quan trọng của tổng cầu. Kinh tế học chính thống cho rằng, đầu tư công có tác dụng thúc đẩy tổng cầu thông qua số nhân tài chính và do vậy, đầu tư công có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, đầu tư công còn có tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và góp phần nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật. Đầu tư cô g có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều nền kinh tế, nhất là những nước đang phát triển, đặc biệt là nhìn từ góc độ đảm bảo cơ sở cho phát triển bền vững. Ở Việt Nam, số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng giá trị đầu tư công tăng đều qua các năm từ 830,3 nghìn tỷ năm 2010 đến 1.668,6 ng ìn tỷ năm 2017. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư có sự thay đổi rõ nét. Tỷ trọng đầu tư công cho khu vực Kinh tế nhà nước & Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng đầu tư công cho khu vực Kinh tế ngoài nước tăng rõ rệt. Cơ cấu của 3 nguồn vốn này thay đổi lần lượt từ 38,1%; 25,6% và 36,1% (năm 2010) đến 35,7%; 23,7% và 40,6% (năm 2017). Giá trị và cơ cấu đầu tư công theo khu vực kinh tế của Việt Nam từ năm 2010 đến 2017 (Nguồn: Tổng cục thống kê) đảm bảo cơ sở cho phát triển bền vững. Ở Việt Nam, số liệu Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng giá trị đầu tư công tăng đều qua các năm từ 830,3 nghìn tỷ năm 2010 đến 1.668,6 nghìn tỷ năm 2017. Tuy nhiên, cơ cấu đầu tư có sự thay đổi rõ nét. Tỷ trọng đầu tư công cho khu vực Kinh tế nhà nước & Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng giảm dần, trong khi tỷ trọng đầu tư công cho khu vực Kinh tế ngoài nước tăng rõ rệt. Cơ cấu của 3 nguồn vốn này thay đổi lần lượt từ 38,1%; 25,6% và 36,1% (năm 2010) đến 35,7%; 23,7% và 40,6% (năm 2017). Giá trị và cơ cấu đầu tư công theo nhóm ngành của Việt Nam từ năm 2010 đến 2017 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Vốn đầu tư công phần lớn được dành cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, gồm cả hạ tầng cứng (đường giao thông, sân bay, bến cảng, cấp thoát nước, điện, viễn thông), lẫn hạ tầng mềm (y tế, giáo dục). Trong đó vốn đầu tư dành cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành vận tải, kho bãi chiếm tỷ trọng lớn nhất. Nguồn vốn cho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo không những tăng mạnh về tổng giá trị (161,9 nghìn tỷ năm 2010 lên 465,5 nghìn tỷ năm 2017), mà tỷ trọng so với các ngành khác cũng tăng đáng kể (19% năm 2010 lên 28% năm 2017). Tổng nguồn vốn dành cho ngành vận tải, kho bãi cũng 35TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ tăng gần gấp đôi từ 95,8 nghìn tỷ năm 2010 lên 171 nghìn tỷ năm 2017. Điều này nằm trong lộ trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2016 - 2020 của chính phủ về việc tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ năm 2020 khoảng 85% tổng GDP. Nguồn vốn cho xây dựng cũng được chú trọng, đạt mức 103,5 nghìn tỷ trong năm 2017, gấp 3 lần so với năm 2010. Một số công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn như các tuyến đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển được đầu tư, nâng cấp, nâng cao năng lực kết nối giữa các vùng miền trong nước và giao thương quốc tế. Đến nay, đã hoàn thành nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ; Nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên; Hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng 746 km đường cao tốc, đang tiếp tục đầu tư xây dựng 513 km; Hoàn thành các công trình cảng hàng không quan trọng như Nội Bài (nhà ga T2, nhà khách VIP), Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinh, Phú Quốc (xây mới), Liên Khương, Pleiku, Thọ Xuân; Hoàn thành đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) và nhiều cảng khác, đưa tổng công suất các cảng lên khoảng 470 triệu tấn năm 2015. Đồng thời, hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm khác có quy mô lớn đang được đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn. Tại các thành phố lớn, nhà nước đầu tư nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị như các trục giao thông hướng tâm, các đường vành đai, các nút giao lập thể tại các giao lộ lớn, tuyến tránh đô thị, đặc biệt ưu tiên là các vành đai, các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh các công trình cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất thải rắn cũng được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Hạ tầng giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch... được quan tâm đầu tư: Nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành Giáo dục được thực hiện, kể cả tại các vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn, đến nay một số tỉnh, thành phố đã quy hoạch các khu đô thị đại học và triển khai thực hiện như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam, Hưng Yên; Các công trình hạ tầng y tế đang thi công được đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành, sớm đưa vào hoạt động. Đang triển khai đầu tư xây dựng 05 bệnh viện hiện đại, kỹ thuật cao, ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, góp phần giảm quá tải các bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện tuyến cuối; Các thiết chế văn hóa, thể thao từ Trung ương đến địa phương được quan tâm đầu tư và tăng cường, một số công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn kiến trúc đẹp được đầu tư xây dựng (nhà văn hóa, sân vận động...). Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016–2020 đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể: Một là, việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn phần nào khắc phục các tồn tại của việc lập ngân sách kép, tức là tình trạng tách biệt giữa chức năng quản lý ngân sách chi tiêu thường xuyên (thuộc Bộ Tài chính) và chức năng quản lý chi tiêu đầu tư (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Việc lập kế hoạch đầu tư công đã khắc phục được một số những tồn tại như: (1) Đầu tư công quá mức và dàn trải; (2) Đầu tư công không gắn kết với khả năng ngân sách (dẫn đến tình trạng nợ công cao); (3) Đầu tư công không cân nhắc đầy đủ các tác động dài hạn tới việc gia tăng chi tiêu thường xuyên (không cân nhắc đầy đủ các chi phí bảo trì, bảo dưỡng, vận hành sau khi dự án hoàn thành); (4) Không có sự cân bằng phù hợp giữa chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư, giữa đầu tư hạ tầng vật chất và đầu tư hạ tầng xã hội. Hai là, khắc phục tình trạng chuẩn bị đầu 36 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ tư kém chất lượng bằng quy định pháp lý như: yêu cầu các dự án phải được thẩm định, phê duyệt chủ trương và hiện đại hóa công tác thẩm định, lựa chọn các dự án. Luật Đầu tư công đã quy định toàn bộ các dự án đầu tư công phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên (Điều 52) và được phê duyệt chủ trương (Điều 55). Điều này làm thay đổi đáng kể nhận thức của các cấp, các ngành về tầm quan trọng của khâu chuẩn bị đầu tư, nhất là đề cao vai trò của khâu xác định chủ trương đầu tư. Đây là điều kiện rất cần thiết đảm bảo các dự án có chất lượng, hiệu quả, đúng định hướng phát triển. Ba là, công tác thẩm định kế hoạch đầu tư công được quy định khá chặt chẽ tại Luật Đầu tư công và Nghị định 77/2015/NĐ-CP. Theo đó, kế hoạch đầu tư công được thẩm định nội bộ tại cơ quan, đơn vị sử dụng vốn và được thẩm định chính thức bởi cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư các cấp. Việc thẩm định kỹ lưỡng đã giúp các dự án được đảm bảo về nguồn vốn và bố trí theo đúng các nguyên tắc, tiêu chí, định mức và thứ tự ưu tiên đã đề ra. Bốn là, việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn bước đầu góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, được thể hiện quả chỉ số Đầu tư tăng trưởng ICOR. Theo báo cáo Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018 của Tổng cục thống kê, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư thể hiện qua chỉ số ICOR đang dần được cải thiện, từ mức 6,42 năm 2016 giảm xuống còn 6,11 năm 2017 và ước tính năm 2018 là 5,97, bình quân giai đoạn 2016-2018 hệ số ICOR ở mức 6,17, thấp hơn mức 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn đã tăng cường sự công khai, minh bạch trong phân bổ nguồn lực, thúc đẩy tái cơ cấu đầu tư công. Nếu so sánh với khung phân tích đánh giá PIMA về Quản lý đầu tư công của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, việc ban hành và thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn có tiềm năng góp phần cải thiện 6 trong số 15 chỉ tiêu của PIMA, bao gồm: (1) Tăng cường kỷ luật ngân sách; (2) Thiết lập kế hoạch đầu tư công quốc gia và đầu tư công từng ngành; (3) Tăng cường sự phối hợp giữa trung ương và địa phương trong quản lý đầu tư công; (4) Góp phần xây dựng khuôn khổ minh bạch để lựa chọn, giám sát và quản lý Hợp tác công tư (PPP); (5) Lập kế hoạch ngân sách trung hạn; (6) Tăng cường sự toàn diện và thống nhất của ngân sách, tránh tính trạng ngân sách song trùng, phân tách giữa lập ngân sách chi thường xuyên và chi đầu tư. 2.2. Một số tồn tại, hạn chế Thứ nhất, tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư công còn diễn biến phức tạp: Tình trạng lãng phí, thất thoát, chi chưa đúng chế độ, chính sách, không bố trí đủ nguồn vốn, chất lượng công trình thấp trong đầu tư xây dựng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong chỉ thị 16/CT-TTg về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ tướng, Thủ tướng vẫn nhấn mạnh thủ tục hành chính, quy định pháp lý trong các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, đất đai, các quy định pháp luật, các trình tự, thủ tục còn chưa rõ ràng, chồng chéo trong phân cấp trách nhiệm, quyền hạn và cơ chế phối hợp dẫn đến việc chậm tiến độ rất nhiều dự án. Thứ hai, tình trạng giải ngân chậm, chưa giao hết vốn vẫn tồn tại. Nguyên nhân chủ yếu là do một số bộ, ngành, địa phương chưa chủ động, tích cực trong chỉ đạo triển khai và một phần do các dự án, gói thầu mới cần được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về đấu thầu, xây dựng, đất đai... Thành phố Hồ Chí Minh mới giải ngân được 26% trong tổng số 33.170 tỷ đồng của năm 2019. Vốn ODA thì khá hơn khi giải ngân được khoảng 50% trong tổng số 800 tỷ đồng. Hà Nội mới giải ngân được 24,7% kế hoạch vốn giao cũng vì nguyên nhân chậm chi trả giải phóng mặt bằng và các thủ tục đầu tư 37TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ phải tuân thủ trình tự, quy định của pháp luật. Hiện nay vẫn còn hơn 35.000 tỷ đồng chưa được Bộ KH&ĐT tổng hợp nhu cầu của các bộ, ngành, địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ giao vốn, mà lẽ ra việc này phải hoàn thành trong tháng 5/2019 (vốn ngân sách Trung ương là gần 16.500 tỷ đồng, vốn trái phiếu Chính phủ là hơn 4.200 tỷ đồng và vốn nước ngoài là hơn 14.300 tỷ đồng). Thứ ba, hệ thống pháp luật về ĐTC còn phức tạp và thiếu tính đồng bộ. Đơn cử, Luật ĐTC có nhiều điểm không phù hợp với Luật NSNN khi vẫn còn hai cơ quan tổng hợp về ngân sách. Luật NSNN quy định chu kỳ ổn định ngân sách là 3 năm, còn kế hoạch và đầu tư trung hạn là 5 năm. “Trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự thảo Luật ĐTC sửa đổi, Chính phủ đã từng trình Quốc hội dự thảo quy định việc lập kế hoạch 3 năm theo phương thức cuốn chiếu với quan điểm nhằm tạo sự thống nhất với kế hoạch tài chính – ngân sách 3 năm. Tuy nhiên, rất tiếc đề xuất này chưa được cơ quan chủ trì soạn thảo luật bảo vệ thành công, nên đã không đưa vào nội dung dự thảo Luật ĐTC. III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CÔNG TRONG NĂM 2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO Các dự án ĐTC từ nguồn NSNN chính là sử dụng tiền đóng thuế của người dân, nên tính minh bạch, công khai của các dự án ĐTC là vấn đề cử tri, dư luận hết sức quan tâm. Do đó, cần nâng cao, tăng cường tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình đối với các dự án ĐTC. Những nội dung công khai, minh bạch cũng cần mở rộng hơn, đặc biệt là tình hình triển khai thực hiện và hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư. Phương thức công khai minh bạch cần được đổi mới để mọi người dân đều có thể tham gia giám sát hoạt động ĐTC. Đặc biệt, cần xây dựng và chuẩn hóa các chỉ tiêu, tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động ĐTC. Nếu có thể, cần luật hóa một số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội hoạt động ĐTC. Bởi trên 80% vốn đầu tư từ NSNN là do địa phương quản lý, nên trong Luật ĐTC cần tạo ra cơ chế tự chủ cho địa phương. Có thể nghiên cứu cơ chế khoán cho địa phương để họ chủ động thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giới hạn ngân sách (địa phương chủ động hơn nhưng họ cũng thận trọng hơn). Trung ương chỉ quản lý hiệu quả đầu tư theo các mục tiêu đã xác định. Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Trong đó, đối với vốn đầu tư công, cần tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu và dự án trọng điểm, có ý nghĩa lớn, lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và liên vùng, liên địa phương. Đối với các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (ODA, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước...), cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại; phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức. Về đầu tư khu vực tư nhân và dân cư, khuyến khích đầu tư tăng cường trang thiết bị có công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển những sản phẩm có giá trị cao; đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghiệp phụ trợ,... Khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư có chiều sâu vào các cơ sở nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho sản xuất nông nghiệp. 38 TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cần thu hút có chọn lọc các dự án có chất lượng, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có sức cạnh tranh và phù hợp với định hướng cơ cấu lại nền kinh tế của từng ngành, từng vùng. Đặc biệt thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới. Đồng thời chuyển dần thu hút vốn FDI với lợi thế nhân công giá rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn nhân lực chất lượng cao. Mở rộng các hình thức đầu tư, tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư nhằm tạo đột phá thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời huy động nguồn lực đất đai, tài nguyên cho đầu tư phát triển và đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với các dịch vụ công cộng, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, các công trình dự án cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân ở nông thôn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thành Chung (2019). Phó Thủ tướng: 'Giải ngân đầu tư công là vấn đề cấp bách, nóng bỏng'. [online]. Xem: vn/Kinh-te/Pho-Thu-tuong-Giai-ngan-dau-tu- cong-la-van-de-cap-bach-nong-bong/373232. vgp 2. Mạnh Hùng (2019). Nâng cao hiệu quả đầu tư công. [online]. Xem: http:// dangcongsan.vn/thoi-su/nang-cao-hieu-qua- dau-tu-cong-510026.html 3. Ban Chấp hành Trung ương, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 4. Luật Đầu tư công 49/2014/QH13 5. Nghị quyết số 26/2016/QH14 của Quốc hội về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (11/2016) 6. Nghị định số 77/2015/NĐ-CP của Chính phủ về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm 7. Tổng cục thống kê (2018), Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2018. [online]. Xem https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tab id=382&idmid=2&ItemID=19041

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdau_tu_cong_nhung_van_de_dat_ra_cho_nam_2020.pdf
Tài liệu liên quan