Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Bộ: Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững vùng

Để thu hút FDI bền vững và hiệu quả, vùng Đông Nam Bộ cần chuyển từ việc tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp với những gì mình đang có (tổng hợp các yếu tố của môi trường đầu tư có lợi cho nhà đầu tư) sang xây dựng môi trường đầu tư và phát triển các yếu tố phù hợp cho loại hình đầu tư. Các tỉnh cần đặt ra chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, tập trung vào chất lượng dự án, nên thay đổi phương thức thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên cho công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp công nghệ cao với các tiêu chí đặt ra là bảo đảm môi trường, sử dụng ít năng lượng, khai thác gắn với chế biến. Bên cạnh nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã được các đối tác chú trọng đầu tư, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ chú trọng và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ và nông - lâm nghiệp, bởi các nhóm ngành này ở các tỉnh hiện nay chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư trong khi đó tiềm năng khai thác lợi thế lớn. Bên cạnh đó, Bình Phước và Tây Ninh là hai tỉnh đi sau trong quá trình thu hút đầu tư, từ những kinh nghiệm thu hút FDI của các tỉnh đi trước, Bình Phước và Tây Ninh hoàn toàn có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc để thu hút FDI bền vững trong tỉnh.

pdf13 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Bộ: Những vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững vùng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
27 CHUYÊN MỤC KINH TẾ HỌC - XÃ HỘI HỌC ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở ĐÔNG NAM BỘ: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG NGUYỄN THỊ VÂN* Trong 30 năm (1988 - 2018) kể từ khi đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có mặt tại Việt Nam, vùng Đông Nam Bộ luôn dẫn đầu cả nước về số dự án và tổng vốn đầu tư. Tuy FDI có sự chênh lệch cao giữa các tỉnh, thành trong vùng nhưng FDI đã phát triển được nhiều ngành nghề ở mọi lĩnh vực, trong đó công nghiệp - xây dựng có ưu thế vượt trội về số lượng dự án cũng như nguồn vốn FDI. Bên cạnh đó, FDI tạo nhiều việc làm góp phần hạn chế tình trạng thất nghiệp của người lao động, từng bước hình thành một đội ngũ quản lý và công nhân có tay nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật Tuy nhiên vùng cần có giải pháp phù hợp để đảm bảo thu hút FDI và phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ. Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, phát triển bền vững, Đông Nam Bộ Nhận bài ngày: 10/7/2019; đưa vào biên tập: 15/7/2019; phản biện: 21/7/2019; duyệt đăng: 4/9/2019 1. GIỚI THIỆU Sau hơn 30 năm kể từ khi Quốc hội ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, dù trải qua những bước thăng trầm, nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã không ngừng được mở rộng và phát triển, trở thành bộ phận ngày càng quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào công cuộc đổi mới đất nước. Việt Nam từ một quốc gia nghèo với GDP bình quân đầu người năm 1989 là 100U SD đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình đạt mức GDP bình quân đầu người năm 2018 là 2.587 USD (Thụy Miên, 2018), là quốc gia có tốc độ hội nhập ấn tượng, là đối tác chiến lược của các quốc gia lớn, có vị thế trong khu vực và thế giới. * Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ. NGUYỄN THỊ VÂN – ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 28 Hiện nay, FDI đã có mặt ở 63 tỉnh, thành của Việt Nam nhưng có sự chênh lệch lớn về số dự án và lượng vốn đầu tư giữa các vùng. Với những điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, nhiều tài nguyên quý giá, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển, là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước Đông Nam Bộ là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy FDI tại Đông Nam Bộ luôn dẫn đầu cả nước về tổng số vốn đăng ký và số dự án đầu tư. Lũy kế đến 20/12/2018, tổng số dự án FDI tại Đông Nam Bộ là 14.089 dự án chiếm 51,5% tổng số dự án FDI trong cả nước với tổng số vốn đăng ký đạt 143.288 triệu USD chiếm 42,1% (Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018). Bằng phương pháp phân tích số liệu thứ cấp, bài viết trình bày bức tranh chung về thực trạng FDI tại vùng Đông Nam Bộ, hiệu quả mà FDI đã đạt được trong thời gian qua và gợi mở những vấn đề đặt ra cho sự phát triển bền vững vùng. 2. TỔNG QUAN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Cho đến nay, FDI là bộ phận quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Dòng vốn FDI vào Việt Nam ngày càng gia tăng, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, FDI đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp quan trọng khác. Trong hơn 30 năm qua, các dự án đầu tư tại Việt Nam liên tục tăng, cùng với đó là sự gia tăng về tổng lượng vốn đầu tư. Biểu đồ 1 cho thấy, những năm đầu tiên kể từ khi có Luật đầu tư (1988 - 1990), tổng số dự án đầu tư tại Việt Nam là 211 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1.603,5 triệu USD, đến năm 2018 số dự án đầu tư trong năm đạt 3.046 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 35.465,6 triệu USD. Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2018), tính đến hết năm 2018, FDI đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành trong cả nước. Phần lớn các dự án tập trung đầu tư tại các Biểu đồ 1. Tình hình thu hút FDI tại Việt Nam qua 30 năm (1988 - 2018) Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2017; Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 29 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước là Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ, trong đó Đông Nam Bộ luôn là vùng có số dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký cao nhất so với các vùng khác trong cả nước. Giai đoạn từ năm 1988 - 2018 số dự án FDI trong cả nước đạt 27.353 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt 340.159,5 triệu USD. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có số dự án cũng như vốn đăng ký đầu tư thấp nhất cả nước qua các năm. Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 20/12/2018 Trung du và miền núi phía Bắc có 915 dự án, chiếm 3,3% tổng số dự án đầu tư trong cả nước với số vốn đăng ký 16.177 triệu USD, chiếm 4,8% tổng số vốn đăng ký của cả nước; vùng Tây Nguyên có 144 dự án, chỉ chiếm 0,5% tổng số dự án của cả nước, số vốn đăng ký 909,1 triệu USD chiếm 0,3% vốn đăng ký của cả nước. Lý do các nhà đầu tư chưa chú trọng đến hai vùng này là hệ thống giao thông còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa phát triển, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được cho quá trình phát triển công nghiệp vì vậy chi phí đầu tư vào hai vùng này tăng cao hơn rất nhiều so với các địa phương khác. Tính đến nay đã có 130 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đầu tư FDI vào Việt Nam. Trong đó, quốc gia có vốn FDI lớn nhất là Hàn Quốc với 7.459 dự án và tổng số vốn đăng ký là 62.567 triệu USD; thứ hai là Nhật Bản với 3.996 dự án và tổng số vốn đăng ký là 57.018,4 triệu USD; tiếp theo là Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Anh và nhiều quốc gia vùng lãnh thổ khác đã, đang chú trọng đầu tư tại Việt Nam (Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018). Hiện nay, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút nhiều dự án và có tổng vốn đầu tư là 195.388,8 triệu USD (chiếm 57,4% tổng lượng vốn đầu tư). Tiếp theo là lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng, dịch vụ lưu trú, thông tin truyền thông Nông, lâm nghiệp và thủy sản là ngành có số dự án và vốn đầu tư rất thấp, năm 2018 cả nước chỉ thu hút được 491 dự án với tổng lượng vốn là 3.455,7 triệu USD (chiếm 1,01% tổng vốn FDI đăng ký) (Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018). So với các ngành kinh tế khác, số dự án đầu tư vào ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản còn rất khiếm tốn, chưa thu hút được nhiều dự án và nguồn vốn đầu tư phát triển. Đây là một khó khăn lớn trong việc khai thác lợi thế tiềm năng để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Có thể nhận thấy, giai đoạn đầu của quá trình mở cửa thu hút FDI trong bối cảnh kinh tế Việt Nam còn nhiều khó khăn, FDI đã tạo bước đột phá, là đòn bẩy trong việc khai thác các tiềm năng và cơ hội đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Những năm tiếp theo, thu hút FDI hướng vào xuất khẩu hàng hóa, tăng thu ngoại tệ, tạo việc làm, nâng cao năng lực quản lý, đóng góp ngân sách và nâng cao đời sống của người dân. Tỷ trọng vốn FDI NGUYỄN THỊ VÂN – ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 30 trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng dần qua các năm, từ 15% năm 2005 lên 23,7% năm 2017 (Nguyễn Trí Dũng, 2018). Đóng góp của FDI trong GDP của Việt Nam tăng cao trong những năm gần đây. Giai đoạn năm 1995 - 1996, đóng góp của FDI trong GDP của Việt Nam chỉ đạt 5,6% đến thời kỳ 2017 - 2018 đã tăng lên 16,4% khẳng định vai trò quan trọng của FDI trong nền kinh tế Việt Nam (Biểu đồ 2). 3. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Vùng Đông Nam Bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, là vùng hội tụ đủ các điều kiện và lợi thế để phát triển công nghiệp, dịch vụ, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Năm 2017, vùng Đông Nam Bộ đóng góp 40% GDP, gần 60% thu ngân sách quốc gia. Cùng với đó, mức GDP tính theo đầu người cao gấp gần 2,5 lần mức bình quân cả nước. Tốc độ tăng trưởng luôn cao hơn 1,6 lần tốc độ tăng trưởng bình quân chung cả nước (Mạnh Tiến, 2017). Đạt được những kết quả ấn tượng đó có sự đóng góp không nhỏ của các dự án FDI đối với sự phát triển chung của vùng. 3.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Đông Nam Bộ theo vốn đăng ký và số dự án đầu tư Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài được thực hiện, Đông Nam Bộ luôn là vùng dẫn đầu cả nước về thu hút các dự án và nguồn vốn FDI. Số liệu Bảng 1 cho thấy, FDI có sự chênh lệch cao giữa các tỉnh trong vùng. TPHCM dẫn đầu về FDI trong vùng với 8.092 dự án (chiếm 57,4%), tổng số vốn đăng ký 45.069,5 triệu USD chiếm 31,5% vốn đầu tư, tiếp theo là Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai. Hai tỉnh Tây Ninh và Bình Phước lần lượt chiếm 4% và 1,7% tổng vốn đầu tư của cả vùng giai đoạn lũy kế các dự án còn hiệu lực từ năm 1988 đến hết năm 2018. Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh có vốn đăng ký trung bình/dự án cao nhất với 72,2 triệu USD/dự án, tiếp theo là Tây Ninh với 19,7 triệu USD/dự án, Đồng Nai với 18,4 triệu USD/dự án. TPHCM tuy có tổng số dự án và số vốn FDI lớn nhất vùng nhưng đa phần là các dự án nhỏ vì vậy, vốn đăng ký trung bình/dự án đạt thấp nhất vùng với 5,6 triệu USD/dự án, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình chung của cả vùng là 10,2 triệu USD/dự án. Năm 2018, các dự án FDI vẫn tiếp tục đầu tư vào vùng Đông Nam Bộ với 1.437 dự án đăng ký chiếm 48,4% tổng số dự án và 31,1% tổng số vốn Biểu đồ 2. Đóng góp của các doanh nghiệp FDI vào GDP của Việt Nam Nguồn: Minh Sơn - Anh Minh, 2018. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 31 FDI của cả nước. Tuy nhiên, vốn đăng ký trung bình/dự án ở mức rất thấp, chỉ 3,8 triệu USD/dự án, trong đó TPHCM số lượng dự án đầu tư cao nhất chiếm 69,9% số dự án của cả vùng nhưng vốn đăng ký đầu tư thấp, vốn đăng ký trung bình/dự án thấp nhất vùng với 0,8 triệu USD/dự án, trong khi tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đạt 40,1 triệu USD/dự án - giữ vị trí đứng đầu về vốn đăng ký đầu tư (Bảng 1). Do khó khăn về cơ sở hạ tầng cũng như vị trí địa lý không thuận lợi và các điều kiện thu hút đầu tư khác, tỉnh Bình Phước và Tây Ninh vẫn chưa thu hút được nhiều dự án và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tổng nguồn vốn của các dự án được cấp phép năm 2018 của hai tỉnh này là 348,6 triệu USD và 453,3 triệu USD, chiếm 6,2% và 8,1% tổng vốn đầu tư được cấp phép của toàn vùng. Đây là một trong những khó khăn lớn nhất để phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới vốn đăng ký trung bình tại TPHCM thấp bởi các dự án FDI đầu tư vào TPHCM chủ yếu tập trung ở lĩnh vực dịch vụ nên vốn đầu tư không nhiều, bên cạnh đó nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư tại TPHCM. Với vị trí địa kinh tế thuận lợi thu hút đầu tư, Bà Rịa - Vũng Tàu tập trung đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng như các dịch vụ nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng vì vậy đã thu hút được nguồn vốn đầu tư cao hơn rất nhiều so với các tỉnh khác. 3.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Đông Nam Bộ phân theo nhóm ngành kinh tế Bảng 1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Đông Nam Bộ Các tỉnh Đầu tư trực tiếp nước ngoài lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 20/12/2018 Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép năm 2018 Số dự án Vốn đăng ký Số dự án Tổng vốn đăng ký Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ lệ (%) (*) Triệu USD Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng (triệu USD) Tỷ lệ (%) (*) Triệu USD Vùng Đông Nam Bộ 14.089 100 143.288 100 10,2 1.473 100 5.595,8 100 3,8 Bình Phước 229 1,6 2.382,4 1,7 10,4 29 2,0 348,6 6,2 12,0 Tây Ninh 294 2,1 5.799,6 4,0 19,7 30 2,0 453,3 8,1 15,1 Bình Dương 3.508 24,9 31.721,0 22,1 9,0 215 14,6 1.216,6 21,7 5,7 Đồng Nai 1.555 11,0 28.638,2 20,0 18,4 125 8,5 989,0 17,7 7,9 Bà Rịa - Vũng Tàu 411 2,9 29.677,5 20,7 72,2 45 3,1 1.803,5 32,2 40,1 TPHCM 8.092 57,4 45.069,5 31,5 5,6 1.029 69,9 784,8 14,0 0,8 (*) Vốn đăng ký trung bình/dự án. Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2018. NGUYỄN THỊ VÂN – ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 32 Vùng Đông Nam Bộ đã thu hút và phát triển được nhiều ngành nghề ở mọi lĩnh vực, trong đó công nghiệp - xây dựng có ưu thế vượt trội về số lượng dự án cũng như nguồn vốn FDI. Số liệu Niên giám thống kê các tỉnh, thành vùng Đông Nam Bộ năm 2017 (Bảng 2) cho thấy các dự án đầu tư tập trung nhiều nhất vào ngành công nghiệp - xây dựng, trong đó chiếm ưu thế là công nghiệp chế biến - chế tạo, một số tỉnh cũng có nhiều dự án đầu tư một số ngành nghề mũi nhọn khác, như: khai thác và chế biến dầu khí, luyện cán thép, năng lượng điện, công nghệ tin học, hóa chất cơ bản, phân bón và vật liệu điều đó đã tạo động lực cho sự phát triển công nghiệp hóa của toàn vùng và góp phần thúc đẩy sự phát triển công nghiệp chung của cả nước. Qua số liệu (Bảng 2): Tây Ninh là tỉnh dẫn đầu với 94,5% dự án đầu tư trong tỉnh tập trung vào công nghiệp - xây dựng, đứng thứ hai là Bình Dương với 92,4%, thứ ba là Đồng Nai với 91,6%, tiếp theo là Bình Phước với 85,5%, Bà Rịa - Vũng Tàu với 72,1%, riêng TPHCM chỉ chiếm 28,9%. Tuy nhiên, đối với nhóm ngành dịch vụ, TPHCM là nơi tập trung các dự án đầu tư nhiều nhất với 5.281 dự án được cấp phép đầu tư (lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2017), chiếm 71% tổng dự án đầu tư toàn thành phố. Đứng thứ hai là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với 27,3% dự án đầu tư, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước số dự án đầu tư ở lĩnh vực dịch vụ chỉ chiếm lần lượt là 7,1%, 7,2%, 2,2% và 2,2% tổng số dự án đầu tư trong tỉnh. Nông - lâm nghiệp - thủy sản là nhóm ngành có ít dự án đầu tư nhất. Tính đến hết năm 2017, toàn vùng chỉ có 71 dự án chiếm tỷ lệ rất nhỏ chỉ 0,6% Bảng 2. Các dự án đầu tư vào vùng Đông Nam Bộ phân theo ngành kinh tế (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến hết ngày 31/12/2017) Các tỉnh Nông - lâm nghiệp - thủy sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ Tổng Số lượng dự án Tỷ lệ (%) Số lượng dự án Tỷ lệ (%) Số lượng dự án Tỷ lệ (%) Số lượng dự án Tỷ lệ (%) Vùng Đông Nam Bộ 71 0,6 6.951 54,6 5.704 44,8 12.726 100 Bình Phước 16 11,9 115 85,8 3 2,2 134 100 Tây Ninh 9 3,3 257 94,5 6 2,2 272 100 Bình Dương 14 0,5 2.608 92,4 200 7,1 2.822 100 Đồng Nai 21 1,2 1.583 91,6 124 7,2 1.728 100 Bà Rịa - Vũng Tàu 2 0,6 238 72,1 90 27,3 330 100 TPHCM 9 0,1 2.150 28,9 5.281 71,0 7.440 100 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ Tổng hợp từ niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ năm 2017. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 33 trong cơ cấu ngành. Đồng Nai có số lượng dự án đầu tư vào lĩnh vực này cao nhất vùng với 21 dự án nhưng chỉ chiếm 1,2% tỷ lệ dự án phân theo cơ cấu ngành trong tỉnh. Bình Phước là tỉnh có tỷ lệ dự án đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản đứng thứ hai của vùng nhưng cũng chỉ đạt 11,9% với 16 dự án đầu tư. Các tỉnh, thành khác, số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản chiếm tỷ lệ không đáng kể (Bảng 2). 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Đông Nam Bộ phân theo đối tác đầu tư Theo số liệu thống kê của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ năm 2017, lũy kế đến hết năm 2017 có khoảng hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ đã và đang đầu tư tại vùng Đông Nam Bộ. Trong đó các nước Châu Á đầu tư tại vùng Đông Nam Bộ nhiều nhất, đứng đầu là Hàn Quốc với 2.627 dự án chiếm 20,6%, tiếp theo là Đài Loan với 1.719 dự án chiếm 13,5%, Nhật Bản đứng vị trí thứ ba với 1.642 dự án chiếm 12,9%. Riêng khu vực Đông Nam Á đã và đang có nhiều dự án đầu tư tại Đông Nam Bộ như Singapore, Malaysia, Philippin, trong đó Singapore đứng đầu Đông Nam Á và đứng thứ tư thế giới về số lượng dự án đầu tư tại Đông Nam Bộ với 1.279 dự án chiếm 10,1% tổng số dự án đầu tư của các nước (Biểu đồ 3). Bên cạnh các nước Châu Á và các nước trong khu vực, nhiều nước Châu Âu và Châu Mỹ cũng đã có nhiều dự án đầu tư vào Đông Nam Bộ, Hoa Kỳ có tổng số 526 dự án đầu tư chiếm 4,1%, vương quốc Anh có 222 dự án đầu tư chiếm 1,7% (Biểu đồ 3). Ngoài ra còn có rất nhiều dự án từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Đức, Hà Lan, Nga, Tiểu vương quốc Ả Rập, Quần đảo Vigin thuộc Anh, Pháp, Đan Mạch (Tổng hợp từ niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ năm 2017). 4. HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VÙNG ĐÔNG NAM BỘ Qua 30 năm thu hút FDI, vùng Đông Nam Bộ đã nắm bắt thời cơ, phát huy tiềm năng, lợi thế nên đã đạt được Biểu đồ 3. Các đối tác đầu tư chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ năm 2017 Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ năm 2017. NGUYỄN THỊ VÂN – ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 34 một số hiệu quả tích cực, đóng góp cho sự phát triển chung của toàn vùng: Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần giải quyết và hạn chế tình trạng thất nghiệp, đồng thời từng bước hình thành đội ngũ quản lý và công nhân có tay nghề. Biểu đồ 4 cho thấy lao động làm việc trong khu vực FDI vùng Đông Nam Bộ chiếm tỷ lệ từ 7,8% đến 38,06%, đặc biệt ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và Tây Ninh lần lượt là 38,06%, 29,75% và 14,61%. Tuy không cao bằng khu vực ngoài nhà nước nhưng lao động làm việc trong khu vực FDI tại các tỉnh này cũng chiếm tỷ lệ khá cao và cao hơn tỷ lệ lao động làm việc trong khu vực nhà nước. Thứ hai, các doanh nghiệp FDI góp phần chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ. Tuy chưa đạt được nhiều kết quả như kỳ vọng nhưng các doanh nghiệp FDI đã có đóng góp quan trọng trong việc chuyển giao những công nghệ sản xuất tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ. Một số ngành đã đạt hiệu quả cao trong việc tiếp thu công nghệ tiên tiến của thế giới như: bưu chính viễn thông, ngân hàng, dầu khí, xây dựng, giao thông, cầu đường Sự xuất hiện của các công ty kinh doanh sản xuất quy mô đa quốc gia, các tập đoàn công nghệ lớn đã mang đến nguồn vốn đầu tư lớn cho nền kinh tế của các tỉnh, thành phố, cải thiện môi trường đầu tư. Ngoài ra, với sự chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp FDI trong quá trình đầu tư còn làm tăng giá trị sản phẩm trên thị trường quốc tế, điển hình là các doanh nghiệp FDI tại khu công nghệ cao TPHCM. Sau 15 năm thành lập, đến tháng 8/2018 khu công nghệ cao TPHCM có Biểu đồ 4. Cơ cấu lao động làm việc hàng năm theo loại hình kinh tế ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ năm 2017 Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ năm 2017. TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 35 khoảng 130 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 7 tỷ USD từ những Tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn như Intel, Microsoft, Nidec, Sanofi, Nipro, Samsung Đặc biệt, việc Samsung đưa vào hoạt động một trung tâm nghiên cứu và phát triển với số vốn đầu tư hàng trăm triệu USD đã khẳng định được hướng đi đúng đắn của khu công nghệ cao TPHCM (Trần Văn Tùng, 2018). Thứ ba, FDI tham gia đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải giúp giảm bớt một phần gánh nặng đầu tư công, đặc biệt là tính hiệu quả quản lý, tiếp cận thị trường quốc tế và chuyển giao công nghệ. Trong thời gian qua, nhiều tập đoàn hàng đầu thế giới trong lĩnh vực vận tải và điều hành khai thác cảng biển trên thế giới đã hình thành các liên doanh đầu tư xây dựng và khai thác cảng biển tại vùng Đông Nam Bộ, như Hutchison, PSA, DP World, SSA Nguồn vốn huy động ngoài ngân sách để đầu tư các cảng trên khu vực sông Cái Mép - Thị Vải khoảng 7,88 tỷ USD, chiếm khoảng 70 - 80% vốn đã đầu tư (Vũ Ngọc Đông, 2018) (trong đó bao gồm nguồn vốn FDI và nguồn vốn doanh nghiệp tự huy động). Hoạt động của các doanh nghiệp FDI đã tác động, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ và phương thức quản lý để nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp FDI có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp cùng ngành. Nhìn chung, cùng với các loại hình doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp FDI góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh, thành trong vùng phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG Biểu đổ 5. Tỷ lệ vốn FDI trong tổng vốn phát triển toàn xã hội của các tỉnh vùng Đông Nam Bộ Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê của các tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ năm 2017. NGUYỄN THỊ VÂN – ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 36 ĐÔNG NAM BỘ Để góp phần tạo nên sự phát triển bền vững vùng Đông Nam Bộ, các dự án FDI trong vùng phải phát triển toàn diện dựa trên ba trụ cột chính là kinh tế, xã hội, môi trường. Qua phân tích tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam nói chung và tại vùng Đông Nam Bộ nói riêng, có thể nhận thấy một số vấn đề đặt ra như sau: - Về kinh tế: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng Đông Nam Bộ phát triển không đều giữa các tỉnh, thành phố. Bình Phước và Tây Ninh có số dự án và số vốn đăng ký đầu tư rất thấp. Để tăng cường các dự án và nguồn vốn FDI, hai tỉnh này cần cải thiện môi trường cạnh tranh, đó là đầu tư cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, chuẩn bị tốt nhất các điều kiện khác; đồng thời, tạo mối liên kết giữa các địa phương, tổ chức, quảng bá, giới thiệu tiềm năng và thế mạnh riêng của mỗi tỉnh để mời gọi các nhà đầu tư tìm hiểu và đầu tư. Thời gian tới, khi quỹ đất cũng như không gian đô thị bị hạn chế tại những tỉnh, thành có nhiều dự án đầu tư FDI, thì luồng đầu tư tiếp theo có xu hướng dịch chuyển đến những vùng ngoại vi liền kề các khu kinh tế phát triển, trong đó, Bình Phước, Tây Ninh có lợi thế, có khả năng tạo nên gia tốc mới trong thu hút FDI. Bên cạnh đó, các dự án FDI trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp - thủy sản của vùng Đông Nam Bộ còn quá thấp. Trong khi Đông Nam Bộ có thế mạnh về sản xuất cây công nghiệp lâu năm do đất đai, khí hậu và hệ sinh thái cây trồng rất đa dạng. Cao su, điều, tiêu là 3 nông sản công nghiệp lâu năm, có sản phẩm chủ yếu làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu. Tuy nhiên các dự án đầu tư vào nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản rất thấp, chỉ chiếm 0,6% tổng số dự án đầu tư toàn vùng tính đến hết năm 2017 (Bảng 2). Vì đầu tư vào nông nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi thời tiết, thiên tai, dịch bệnh nên nhiều doanh nghiệp trong nước và nước ngoài khá dè dặt khi đầu tư vào lĩnh vực này nếu như doanh nghiệp không có thế mạnh về công nghệ và nguồn vốn không đủ lớn. Thời gian qua Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, chính sách, luật và các văn bản dưới luật nhằm thu hút vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực nông nghiệp, điển hình là Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, nhiều chính sách này vẫn chưa trở thành đòn bẩy. Vùng còn thiếu những chính sách đặc thù, chiến lược, định hướng rõ ràng cho việc thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, nhất là các lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh. Bên cạnh đó, việc thu hút dòng vốn FDI vào nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như cơ sở hạ tầng, tích tụ đất đai, nguồn nhân lực, nguồn cung cấp nguyên liệu, quy mô sản xuất... Tuy tại vùng Đông Nam Bộ cây công nghiệp phát triển mạnh và chiếm tỷ lệ lớn diện tích cả nước TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 37 nhưng nhóm ngành nông - lâm nghiệp - thủy sản vẫn chưa hấp dẫn và chưa thu hút được các dự án FDI, đây là khó khăn lớn cần tháo gỡ để phát triển vùng Đông Nam Bộ một cách toàn diện và bền vững. - Về xã hội: Đông Nam Bộ thu hút các dự án FDI cao nhất nước, kéo theo tỷ lệ người nhập cư, người lao động, tốc độ phát triển giao thông, cơ sở hạ tầng cao. Sự gia tăng liên tục hai nhân tố đầu vào này giúp Đông Nam Bộ duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm của vùng (GRDP) cao hơn mặt bằng chung cả nước. Tuy nhiên, sự gia tăng đó làm cho Đông Nam Bộ phải đối diện một thực tế là dư địa vốn, tài nguyên đất, nước và lao động sẽ dần cạn kiệt, đồng thời dẫn tới gia tăng kẹt xe và áp lực quá tải hạ tầng giao thông vốn đang là lực cản tăng trưởng rất lớn của toàn vùng. Điển hình là TPHCM, tuy mức độ gia tăng dân số rất cao, nhưng tăng trưởng chủ yếu dựa vào các ngành công nghiệp, dịch vụ thu hút nhiều lao động, trong khi đô thị lại chưa được chuẩn bị sẵn về cơ sở hạ tầng, do đó gây kẹt xe, ngập nước, ô nhiễm môi trường, gia tăng tội phạm và các tệ nạn xã hội những vấn đề này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của TPHCM cũng như vùng Đông Nam Bộ. Thời gian qua Đông Nam Bộ đã xảy ra một số cuộc đình công, ngừng việc tập thể. Do tập trung nhiều doanh nghiệp với lực lượng lao động đông đảo nên các cuộc đình công và ngừng việc tập thể xảy ra trong vùng chiếm tỷ lệ cao nhất cả nước. Nghiên cứu của Bảo Duy (2016) cho thấy gần 80% các cuộc đình công xảy ra ở vùng Đông Nam Bộ, tập trung ở các tỉnh Bình Dương, TPHCM, Đồng Nai. Trong đó, đình công, ngừng việc tập thể xảy ra ở các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ lệ cao nhất với 75%. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều phía, chủ yếu do quyền và lợi ích của người lao động không được chủ doanh nghiệp đáp ứng. Nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện đúng theo pháp luật lao động trong áp dụng các chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, phụ cấp, điều kiện làm việc của người lao động dẫn đến mâu thuẫn và xung đột trong quan hệ lao động ở doanh nghiệp. Những cuộc đình công xảy ra ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh cũng như toàn vùng Đông Nam Bộ. - Về môi trường: Thu hút FDI tại Việt Nam nói chung và tại vùng Đông Nam Bộ nói riêng đều chưa có tính chọn lọc. Trong 30 năm qua, FDI phát triển mạnh ở vùng Đông Nam Bộ song thu hút đầu tư FDI là một quá trình chưa kiểm soát tốt, hiệu quả chưa thật sự cao. Đông Nam Bộ đã thu hút nhiều đầu tư vào những ngành thâm dụng lao động nhưng giá trị gia tăng không cao như dệt nhuộm, hóa chất, tái chế, sản xuất bột giấy điển hình như một số dự án FDI ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở khu vực lân NGUYỄN THỊ VÂN – ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 38 cận. Nhiều sản phẩm công nghệ cao đã được doanh nghiệp FDI đưa vào sản xuất một công đoạn, chủ yếu là gia công lắp ráp, không tạo ra nhiều giá trị gia tăng, thực chất chỉ là hoạt động gia công trên cơ sở nguồn nhân công giá rẻ và các chi phí rẻ khác của địa phương. Để thu hút FDI bền vững và hiệu quả, vùng Đông Nam Bộ cần chuyển từ việc tìm kiếm nhà đầu tư phù hợp với những gì mình đang có (tổng hợp các yếu tố của môi trường đầu tư có lợi cho nhà đầu tư) sang xây dựng môi trường đầu tư và phát triển các yếu tố phù hợp cho loại hình đầu tư. Các tỉnh cần đặt ra chiến lược thu hút đầu tư có chọn lọc, tập trung vào chất lượng dự án, nên thay đổi phương thức thu hút đầu tư theo hướng ưu tiên cho công nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp công nghệ cao với các tiêu chí đặt ra là bảo đảm môi trường, sử dụng ít năng lượng, khai thác gắn với chế biến. Bên cạnh nhóm ngành công nghiệp - xây dựng đã được các đối tác chú trọng đầu tư, các tỉnh vùng Đông Nam Bộ chú trọng và có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào nhóm ngành dịch vụ và nông - lâm nghiệp, bởi các nhóm ngành này ở các tỉnh hiện nay chưa thu hút được nhiều dự án đầu tư trong khi đó tiềm năng khai thác lợi thế lớn. Bên cạnh đó, Bình Phước và Tây Ninh là hai tỉnh đi sau trong quá trình thu hút đầu tư, từ những kinh nghiệm thu hút FDI của các tỉnh đi trước, Bình Phước và Tây Ninh hoàn toàn có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc để thu hút FDI bền vững trong tỉnh.  TÀI LIỆU TRÍCH DẪN 1. Bảo Duy. 2016. “Để đình công đúng luật”, 500/de-dinh-cong-dung-luat-125532.tld, truy cập ngày 9/6/2019. 2. Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2018. 6108/Tinh-hinh-thu-hut-Dau-tu-nuoc-ngoai-nam-2018, truy cập ngày 25/01/2019. 3. Cục Thống kê TPHCM. 2018. Niên giám thống kê TPHCM năm 2017 (tr. 85-116). Hà Nội: Nxb. Thanh niên, 2017, truy cập ngày 4/10/2018. 4. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương. 2018. Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2017. Hà Nội: Nxb.Thanh niên. 5. Cục Thống kê tỉnh Bình Phước. 2018. Niên giám thống kê tỉnh Bình Phước 2017. Hà Nội: Nxb.Thanh niên. 6. Cục Thống kê tỉnh Đồng Nai. 2018. Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai 2017. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 7. Cục Thống kê tỉnh Tây Ninh. 2018. Niên giám thống kê tỉnh Tây Ninh 2017. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 8. Cục Thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 2018. Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI số 9 (253) 2019 39 2017. Hà Nội: Nxb. Thống kê. 9. Mạnh Tiến. 2017. “Đông Nam Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng”. nang-post3560.html, truy cập ngày 26/8/2018. 10. Minh Sơn - Anh Minh. 2018. “Những viên gạch đầu tiên trong hành trình 30 năm thu hút FDI”. https://vnexpress.net/longform/nhung-vien-gach-dau-tien-trong-hanh-trinh-30- nam-thu-hut-fdi-3818834.html, truy cập ngày 4/10/2018. 11. Nguyễn Minh Thưởng. 2019. “Tạo “xung lực” mới từ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”. moi-tu-thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-viet-nam-309948.html, truy cập ngày 16/7/2019. 12. Nguyễn Trí Dũng. 2018. “Tầm nhìn mới, cơ hội mới cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Trong Kỷ yếu hội thảo 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr. 4-11. 13. Phạm Thị Thanh Bình. 2016. “Phát triển bền vững ở Việt Nam: tiêu chí đánh giá và định hướng phát triển”. Tạp chí Cộng sản. tapchicongsan.org.vn/Home/PrintStory. aspx?distribution=41199&print=true, truy cập ngày 19/6/2019. 14. Tổng cục Thống kê Việt Nam. 2017. https://www.gso.gov.vn, truy cập ngày 27/12/2018. 15. Thụy Miên. 2018. Thu nhập bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.587USD. 2018122715235412.htm, truy cập ngày 27/12/2018. 16. Trần Văn Tùng. 2018.” Đầu tư nước ngoài trong hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ”. Trong Kỷ yếu hội thảo 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr. 34-39. 17. Vũ Ngọc Đông. 2018. “Đầu tư nước ngoài với phát triển kết cầu hạ tầng giao thông tại Việt Nam”. Trong Kỷ yếu hội thảo 30 năm thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Tầm nhìn và cơ hội mới trong kỷ nguyên mới. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tr. 28-33.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_dong_nam_bo_nhung_van_de_dat_r.pdf
Tài liệu liên quan