Đây là bản báo cáo khảo sát hàng năm do Grant
Thornton Việt Nam thực hiện, dựa trên ý kiến phản hồi
từ những người ra quyết định đầu tư trong lĩnh vực
Đầu tư tư nhân, cư trú ở cả trong và ngoài Việt Nam.
Trong bản báo cáo này chúng tôi, một lần nữa, tìm hiểu
quan điểm hiện tại của các nhà đầu tư tại Việt Nam về
tình hình kinh tế nói chung, những ngành kinh tế thu
hút đầu tư và các trở ngại đối với việc đầu tư.
Cuộc khảo sát này được thực hiện trong tháng 2 và
tháng 3 năm 2018.
26 trang |
Chia sẻ: huongthu9 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đầu tư tư nhân ở Việt Nam Kỳ vọng tăng trưởng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Đầu tư tư nhân ở Việt Nam
Kỳ vọng tăng trưởng
Tháng 4/2018
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
LỜI NÓI ĐẦU
Lĩnh vực Đầu tư tư nhân (Private
Equity) được xem là nhân tố quan
trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế tại Việt Nam. Mục tiêu của báo cáo
này nhằm thu thập nhận xét và ý kiến
phản hồi từ những người tham gia
vào lĩnh vực đầu tư, về triển vọng về
lĩnh vực Đầu tư tư nhân tại Việt Nam.
Trong cuộc khảo sát lần thứ 17 của chúng
tôi về lĩnh vực Đầu tư tư nhân được thực
hiện vào tháng 3 năm 2018, 84% các ý
kiến phản hồi có nhận định tích cực về nền
kinh tế Việt Nam.
Năm 2017 rõ ràng là một năm tốt đẹp đối
với Việt Nam, khi mà tăng trưởng kinh tế
và FDI đều ghi nhận mức cao kỷ lục trong
suốt một thập kỷ qua. Tâm lý thị trường
được củng cố trong bối cảnh tăng trưởng
kinh tế toàn cầu được cải thiện, lạm phát
ổn định, và hiệp định thương mại TPP
được xúc tiến trở lại, đổi tên thành CPTPP
với sự tham gia của 11 nước thành viên.
Đa số ý kiến tham gia khảo sát lần này bày
tỏ tâm lý lạc quan đối với triển vọng đầu tư
vào Việt Nam, với dự báo mức độ hoạt
động đầu tư sẽ tăng lên, và Việt Nam được
chọn là điểm đến hấp dẫn nhất đối với các
nhà đầu tư tư nhân so với các quốc gia
Đông Nam Á khác.
Với dân số gần 95 triệu người, tầng lớp
trung lưu tăng lên và thu nhập khả dụng
ngày càng cải thiện, những ngành nghề
dẫn dắt bởi tiêu dùng sẽ tiếp tục thu hút
đầu tư trong năm 2018, bao gồm Thực
phẩm và đồ uống, Chăm sóc sức khỏe và
dược phẩm, và Bán lẻ. Đồng thời, chúng
tôi cũng ghi nhận ngành Giáo dục và Năng
lượng tái tạo cũng là những lĩnh vực nhận
được nhiều quan tâm từ các nhà đầu tư tư
nhân trong năm tới.
Năm nay, kỳ vọng về nguồn giao dịch đầu
tư từ các doanh nghiệp tư nhân/gia đình
đã tăng lên đáng kể, xếp hạng tương
đương với nguồn giao dịch từ các Doanh
nghiệp nhà nước thoái vốn, với cả 2 đều
chiếm 33% số ý kiến khảo sát.
Ở cấp độ doanh nghiệp, các nhà đầu tư tư
nhân quan tâm nhiều nhất đến các yếu tố
như “Đội ngũ quản lý mạnh”, “Tính minh
bạch”, “Sự phù hợp về chiến lược”, và “Sự
phù hợp về văn hóa” khi cân nhắc đầu tư
Bức tranh đầu tư tư nhân ở Việt Nam sẽ
không hoàn chỉnh nếu không đề cập đến
những thách thức chính được nhà các nhà
đầu tư nêu tên, bao gồm Sự thiếu minh
bạch và thiếu nhất quán trong các quy
định/thủ tục đầu tư, tham nhũng, và thiếu
minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
Một lần nữa, chúng tôi nhấn mạnh tầm
quan trọng của quản trị doanh nghiệp và
tính minh bạch đối với sự thành công của
giao dịch. Đây cũng là một trong số những
lĩnh vực mà các nhà đầu tư PE đang cố
gắng cải thiện khi tham gia vào doanh
nghiệp nhận đầu tư.
Với quan điểm tích cực như trên, chúng tôi
tiếp tục kỳ vọng về sự phát triển ổn định và
bền vững trong lĩnh vực Đầu tư tư nhân
trong 12 tháng tới.
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
3
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Mức tăng cao nhất
trong vòng 10 năm
qua
Số ý kiến khảo sát lựa chọn “Sự thiếu
minh bạch và nhất quán trong các quy
định/thủ tục đầu tư” là rào cản lớn nhất
khi đầu tư ở Việt Nam
Số ý kiến khảo sát thể hiện tích
cực về triển vọng kinh tế Việt
Nam trong 12 tháng tới
Số ý kiến khảo sát lựa chọn “Sự tăng
trưởng của tầng lớp trung lưu và thu
nhập khả dụng” là yếu tố thúc đẩy hoạt
động đầu tư ở Việt Nam
6,81%
Tốc độ tăng trưởng
GDP 2017
96%
84%
100%
Việt Nam đứng số 1
về mức độ hấp dẫn đầu tư so với các nước ASEAN khác
4
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Triển vọng kinh tế Việt Nam 12 tháng tới
Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt
Nam đạt 6,81% trong năm 2017.
Đây là mức cao nhất trong 10 năm
qua và vượt 0,1% so với mục tiêu
ban đầu của Chính phủ. Tốc độ tăng
trưởng GDP đạt thấp trong Q1’2017
(5,1%) nhưng tăng trở lại vào Q3
(7,46%) và Q4 (7,65%). Điều này
giúp Việt Nam trở thành một trong
những nền kinh tế có tốc độ tăng
trưởng nhanh nhất Đông Nam Á –
theo Bloomberg.
Mức tăng trưởng kinh tế thần kỳ của
mà Việt Nam đạt được là nhờ động
lực từ xuất khẩu, đầu tư trực tiếp
nước ngoài, và tăng trưởng khu vực
sản xuất. Tổng vốn FDI đăng ký đạt
35,9 tỷ USD trong năm 2017 - mức
kỷ lục trong một thập kỷ qua. Doanh
thu xuất khẩu đạt 214 tỷ USD, tăng
21% so với năm 2016, thặng dư
thương mại đạt 2,7 tỷ USD. Sản
lượng ngành sản xuất đạt mức tăng
trưởng 14,4%1
Nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng
là sẽ tiếp tục tăng trưởng tích cực.
Năm 2018, tăng trưởng GDP được
dự báo đạt 6,5 – 6,7%. Tỷ lệ lạm
phát được dự báo ở mức 4%, cao
hơn mức lạm phát của năm 2017
(tức 3,5%) do rủi ro tăng giá cả hàng
hóa.
Tuy nhiên, những thách thức đối với
nền kinh tế vẫn còn tồn tại, và có
nguy cơ đang đe dọa triển vọng kinh
tế năm 2018. Những thách thức đó
bao gồm vấn đề nợ xấu của các
Ngân hàng, thị trường bất động sản
tăng trưởng chậm lại, và sự gia tăng
của các chính sách bảo vệ thương
mại của các nền kinh tế phát triển.
TRIỂN VỌNG KINH TẾ VIỆT NAM TRONG 12 THÁNG TỚI
1 Tổng cục thống kê
Tích cực hơn
84% ý kiến khảo sát cho rằng triển
vọng kinh tế Việt Nam năm 2018 sẽ
tích cực, tăng 6,2% so với khảo sát
năm 2017.
78%
84%
20%
13%
2% 2%
2017 2018
Tích cực Trung lập Tiêu cực
5
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Sự kiện thế giới ảnh hưởng đến nền kinh
tế Việt Nam
Theo lời tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng sẽ coi “Nước Mỹ trên hết” trong các
chính sách thương mại của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình
Dương (TPP). Tuy nhiên, TPP vẫn tiếp tục được các bên thúc đẩy tại hội nghị APEC tổ chức tại
Việt Nam năm 2017, với sự tham gia của 11 nước thành viên và được đổi tên thành Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đa số những người tham gia
khảo sát cho rằng CPTPP sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho Việt Nam. Theo Ngân hàng Thế giới,
CPTPP sẽ giúp tăng GDP của Việt Nam lên 1,1% vào năm 2030. Với giả định năng suất lao
động được cải thiện ở mức vừa phải nhờ CPTPP, mức tăng này có thể đạt 3,5%.
Các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới đang tiếp tục ghi nhận mức cao kỉ lục, trong bối
cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu được cải thiện, ước tính đạt 3,7% vào năm 2017 - cao hơn
0,5% so với năm 2016. Theo báo cáo gần nhất từ Qũy tiền tệ quốc tế (IMF) hồi tháng 01/2018,
tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 3,9% vào năm 2018 và 2019, nhờ các điều
kiện tài chính toàn cầu trở nên thuận lợi hơn, chính sách cải cách thuế của Mỹ và niềm tin được
củng cố sẽ giúp tăng đầu tư và nhu cầu. Tuy nhiên, IMF cũng thể hiện quan ngại rằng chu kỳ suy
thoái kinh tế tiếp theo có thể sẽ tới nhanh hơn do sự điều chỉnh của thị trường chứng khoán thế
giới và việc Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ tăng lãi suất nhanh hơn.
Sự phục hồi của kinh tế toàn cầu trong năm 2017 chịu ảnh hưởng của sự gia tăng chủ nghĩa bảo
hộ và chủ nghĩa dân tộc trên toàn thế giới, bao gồm việc Vương Quốc Anh kích hoạt Điều 50 của
Hiệp Ước Lisbon để đàm phán các điều kiện rời khỏi EU; và chiến dịch “Nước Mỹ trên hết” của
tổng thống Trump. Tuy nhiên, đối với Việt Nam, những sự kiện này có tác động không lớn tới tâm
lý thị trường.
TÁC ĐỘNG CỦA CÁC SỰ KIỆN QUỐC TẾ DIỄN RA TRONG NĂM 2017 TỚI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ CỦA VIỆT NAM
72,3% ý kiến khảo sát xếp hạng TPP-
11 (CPTPP) là sự kiện quốc tế có tác
động đáng kể nhất tới môi trường đầu
tư của Việt Nam năm 2018
CPTPP được coi là sự
kiện kinh tế quốc tế có
ảnh hưởng lớn nhất tới
nền kinh tế Việt Nam
34%
30%
30%
6%
38%
19%
13%
30%
17%
23%
19%
40%
11%
28%
38%
23%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
CPTPP
Sự hồi phục của kinh tế toàn cầu
Gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và chủ
nghĩa dân tộc
Gía dầu phục hồi
Tác động lớn nhất Tác động đáng kể Tác động ít Không tác động
6
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Triển vọng đầu tư
Năm 2018, mức độ tự tin vào triển vọng đầu tư tại Việt Nam tăng lên đáng kể
so với năm 2017. Trong khi 86,7% ý kiến khảo sát (tương đương với kết quả
khảo sát năm ngoái) dự báo mức độ hoạt động đầu tư ở Việt Nam sẽ gia tăng,
tỷ lệ số người dự báo ‘Tăng đáng kể’ đã tăng từ mức 8,7% lên 28,9% theo kết
quả khảo sát năm nay.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục là động lực chính cho nền kinh tế.
Tổng vốn FDI đăng kí đã đạt mức cao kỷ lục 35,9 tỉ USD vào năm 2017, tăng
44,4% so với năm 2016. Trong đó, đầu tư FDI trong ngành công nghiệp chế
biến và chế tạo đóng góp tỷ trọng cao nhất (44,3%). Nhật Bản và Hàn Quốc
tiếp tục là nguồn tài trợ FDI lớn nhất, chiếm lần lượt 25,4% và 23,7% tổng vốn
FDI đăng ký năm 2017. Đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) cũng đã ghi nhận
mức cao nhất trong 10 năm trở lại đây khi giá trị mua ròng của nhà đầu tư
nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD.
Năm 2018, tổng vốn FDI giải ngân được kỳ vọng sẽ tăng trưởng ở mức hai
chữ số, nhờ lượng lớn FDI đã đăng ký năm 2017. Việc đàm phán một số hiệp
định thương mại bao gồm CPTPP, RCEP và EVFTA dự kiến kết thúc năm
2018 sẽ trở thành động lực tăng FDI. Trái lại, việc Hoa Kỳ cắt giảm thuế thu
nhập doanh nghiệp có thể sẽ đẩy nguồn vốn ra khỏi các đối tác thương mại
của Mỹ, trong đó có Việt Nam.
DỰ BÁO VỀ MỨC ĐỘ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM MỨC ĐỘ HẤP DẪN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ, SO VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á KHÁC
Hoạt động đầu tư tiếp tục gia tăng
87% ý kiến khảo sát tin tưởng rằng hoạt động đầu tư tại Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng
Việt Nam tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư
khi so sánh với các nước láng giềng. “Việt Nam” được lựa chọn là
điểm đến hấp dẫn nhất, với 28% ý kiến khảo sát, tiếp theo sau là
“Myanmar” và “Indonesia” cùng với 15% ý kiến lựa chọn
Theo Báo cáo Cạnh tranh Toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
(WEF) 2017-2018, Việt Nam xếp thứ 55 trong số 138 nền kinh tế
được xếp hạng về năng lực cạnh tranh, tăng 5 bậc so với năm
2016-2017.
28%
15%
15%
9%
8%
7%
6%
6%
4%
1%
Việt Nam Indonesia
Myanmar Trung Quốc
Thái Lan Philippines
Campuchia Malaysia
Lào Khác
29%
58%
9%
2%
2%
Tăng đáng kể
Tăng
Giữ nguyên
Giảm
Giảm đáng kể
7
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Những yếu tố thúc đẩy đầu tư
Phần lớn ý kiến khảo sát chọn “Sự gia tăng
của tầng lớp trung lưu và thu nhập khả
dụng” là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy đầu
tư ở Việt Nam.
Một nghiên cứu từ Nhóm tư vấn Boston
(BCG) dự báo rằng số lượng người tiêu
dùng trung lưu và khá giả ở Việt Nam sẽ
tăng gấp đôi từ 12 triệu người vào năm 2012
lên 33 triệu người vào năm 2020.
Trong giai đoạn từ 2010 đến 2016, GDP
bình quân đầu người Việt Nam đã tăng 64%,
trong khi thu nhập khả dụng bình quân hộ
gia đình đã tăng khoảng 46% từ 2.613 USD
lên 3.822 USD (theo Ngân hàng Thế giới và
Euromonitor).
Tăng trưởng thu nhập khả dụng, cùng với
triển vọng kinh tế sáng sủa của Việt Nam và
mức lạm phát ổn định trong nhiều năm qua
đã góp phần tăng sự tự tin của người tiêu
dùng, và nhờ đó, tăng mức độ chi tiêu của
họ. Tổng chi tiêu của người tiêu dùng tăng
hơn 80% từ mức 80 tỷ USD năm 2010 lên
mức 146 tỷ USD trong năm 2016.
Với tốc độ tăng trưởng này, Việt Nam đã trở
thành một thị trường tiềm năng cho các sản
phẩm tiêu dùng, và các ngành thúc đẩy bởi
tiêu dùng như thực phẩm và đồ uống, bán
lẻ, dịch vụ, và các sản phẩm công nghệ cao.
Ngoài ra, “Tăng trưởng kinh tế cao và ổn
định”, cùng với “mức lạm phát ổn định” là hai
yếu tố được đánh giá có ảnh hưởng lớn tới
quyết định đầu tư vào Việt Nam theo kết quả
khảo sát. Những yếu tố tích cực này góp
phần giảm đáng kể đánh giá rủi ro đối với
các khoản đầu tư vào Việt Nam.
NHỨNG YẾU TỐ THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
“Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và thu nhập khả dụng” là yếu tố chính
Các yếu tố “Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và thu nhập khả dụng”, “Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định”, “Giá nhân
công cạnh tranh”, và “Mức lạm phát ổn định” được chọn là bốn tác nhân chủ yếu thúc đẩy hoạt động đầu tư vào Việt Nam.
69%
60%
24%
13%
11%
7%
27%
38%
58%
47%
76%
31%
4%
2%
18%
40%
13%
62%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và thu nhập khả dụng
Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định
Chi phí lao động cạnh tranh
Ưu đãi đầu tư và trợ cấp từ chính phủ
Lạm phát ổn định
Tài nguyên thiên nhiên dồi dào
Quan trọng nhất Quan trọng Ít quan trọng
8
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Những trở ngại đầu tư
Trong năm 2017, chính phủ đã có những
nỗ lực đáng kể để cải thiện môi trường kinh
doanh và thu hút đầu tư. Vào tháng 9, Bộ
Công Thương đã ban hành Quyết định số
3610a/QĐ-BCT nhằm đơn giản hóa quy
trình, thủ tục đầu tư bằng việc cắt giảm 675
điều kiện đầu tư, chiếm 55% tổng số điều
kiện hiện hành. Chính phủ cũng mở một số
ngành để thu hút đầu tư thông qua hình
thức M&A và liên doanh. Mặc dù vậy, các
rào cản đối với hoạt động đầu tư vẫn còn
tồn tại, đáng kể nhất là sự thiếu nhất quán
và minh bạch của các chính sách, quy trình
và quy định đầu tư.
Mặc dù quy định không có phân biệt đối xử
đối với các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng
cơ hội đầu tư vào Việt Nam vẫn bị hạn chế
bởi sự thiếu minh bạch trong quy trình làm
việc với các cơ quan quản lý, bởi nhiều khi
các thủ tục cấp phép phức tạp đòi hỏi các
nhà đầu tư phải được sự chấp thuận của
nhiều Bộ, cơ quan và chính quyền địa
phương khác nhau, cũng như cách xử lý
khác biệt của các Cơ quan này trong cách
diễn giải các luật và quy định đầu tư (Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ - Báo cáo Môi trường
kinh doanh Việt Nam – tháng 6/2017)
Liên quan đến vấn đề tham nhũng, chỉ số
Nhận thức tham nhũng (CPI) của Việt Nam
đã tăng từ 33 điểm (năm 2016) lên 35 điểm
(năm 2017) và xếp hạng 107 trong số 180
nước - tăng 6 bậc so với năm 2016, theo
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI). Điều này
đã cho thấy những bước đi tích cực trong
quá trình chống tham nhũng. Tuy nhiên,
xếp hạng 107 trên 180 trong một chỉ số
toàn cầu cho thấy tham nhũng vẫn là một
trong những thách thức đáng kể.
Giới hạn đầu tư nước ngoài cũng là vẫn
còn một vấn đề trở ngại. Mặc dù Chính phủ
đã có những nỗ lực để tháo bỏ hoặc nâng
giới hạn sở hữu nước ngoài nhằm thúc đẩy
quá trình cổ phần hóa và bán vốn Doanh
nghiệp nhà nước, giới hạn sở hữu nước
ngoài vẫn còn tồn tại đối với một số công ty
niêm yết và ngành dịch vụ được coi là hấp
dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
NHỮNG TRỞ NGẠI KHI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
Các nhà đầu tư bày tỏ quan ngại về các quy định
đầu tư và vấn nạn tham nhũng
“Quy định/Thủ tục” và “Tham
nhũng” là 2 thách thức quan
trọng nhất
47%
31%
31%
18%
9%
4%
53%
58%
42%
53%
33%
42%
0%
11%
27%
29%
58%
53%
0% 50% 100%
Thiếu minh bạch và nhất quán trong các quy
định/thủ tục đầu tư
Tham nhũng
Hạn chế đầu tư nước ngoài
Cơ sở hạ tầng kém phát triển
Năng suất lao động thấp
Hệ thống tài chính kém phát triển
Quan trọng nhất Quan trọng Ít quan trọng
9
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved. 10
QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Quyết định đầu tư
Số ý kiến khảo
sát kỳ vọng sẽ
là người mua
ròng trong 12
tháng tới
Số ý kiến khảo
sát cho rằng
“Thoái vốn
Doanh
nghiệp Nhà
nước” sẽ là
một trong
những nguồn
cung giao dịch
lớn nhất
Số ý kiến khảo
sát kỳ vọng “Các
Doanh nghiệp
tư nhân/gia
đình” sẽ là một
trong những
nguồn cung giao
dịch lớn nhất
Thực phẩm và đồ
uống
Chăm sóc sức khỏe
và dược phẩm
Bán lẻ
Ngành hấp dẫn đầu tư nhất
Số ý kiến khảo
sát coi “Thiếu
minh bạch” là
yếu tố chính
khiến giao dịch
thất bại
Số ý kiến khảo
sát cho rằng
“Đội ngũ quản
lý mạnh” là
nhân tố quan
trọng nhất khi
cân nhắc đầu tư
tư nhân
62%
33%
87%
21%
33%
11
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Nguồn cung các giao dịch đầu tư
DỰ ĐOÁN HOẠT ĐỘNG MUA RÒNG HAY BÁN RÒNG
TRONG 12 THÁNG TIẾP THEO?
NGUỒN CUNG CÁC GIAO DỊCH ĐẦU TƯ
“Thoái vốn các Doanh nghiệp Nhà nước” và “Các doanh nghiệp tư nhân” là 2 nguồn cung lớn nhất
“Thoái vốn các Doanh nghiệp Nhà nước” tiếp tục là nguồn cung được mong đợi nhất trong năm 2018. Tuy vậy kỳ vọng về nguồn
cung từ các “Doanh nghiệp tư nhân/gia đình” đã tăng đáng kể.
62% ý kiến khảo sát kỳ vọng sẽ nắm vị trí
“mua ròng“ trong năm 2018, giảm 8% so
với cuộc khảo sát trước đó. Thay vào đó,
tỷ lệ số nhà đầu tư trung lập giữa vị thế
mua ròng và bán ròng tăng lên so với khảo
sát năm 2017.
33% số người được phỏng vấn cho rằng
các “Doanh nghiệp tư nhân/gia đình" là
nguồn giao dịch đầu tư quan trọng nhất
trong năm nay, trong khi con số này năm
ngoái chỉ có 24%.
Thoái vốn của các Doanh nghiệp Nhà
nước (DNNN), đúng như dự kiến, là nguồn
cung giao dịch đáng kể trong năm 2017.
Theo một báo cáo chính thức, Chính phủ
đã huy động thành công khoảng 6,4 tỷ
USD từ việc thoái vốn các DNNN trong
năm 2017; cao gấp 2,4 lần so với chỉ tiêu
Quốc Hội đặt ra. Một số giao dịch nổi bật
bao gồm việc bán 53,6% cổ phần tại Tổng
công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco) với số tiền thu được là 4,8 tỷ
USD; bán 3,3% tại CTCP Sữa Việt Nam
Vinamilk thu về 390 triệu USD và bán
49,65% trong Tổng CTCP Đầu tư Phát
triển Xây dựng (DIG) thu về 80 triệu USD.
Năm 2018 được kỳ vọng tiếp tục là một
năm sôi động của cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước. Trong năm nay, Chính
phủ có kế hoạch cổ phần hóa 64 DNNN và
thoái vốn tại 181 DNNN, tương đương
50% và 44% kế hoạch cổ phần hóa và
thoái vốn giai đoạn 2017-2020. Con số này
là còn chưa bao gồm các Doanh nghiệp
nằm trong danh sách phải cổ phần hóa và
thoái vốn năm 2017 nhưng không thành
công.
Tổng vốn thu được từ việc cổ phần hóa
DNNN đạt khoảng 940 triệu USD trong
Q1’2018, bao gồm IPO của một số tên tuổi
lớn như CTCP Lọc Hóa Dầu Bình Sơn
(BSR) thu về 245 triệu USD, CTCP Dầu
Nhờn (PVOIL – 184 triệu USD) và Tổng
Công ty Điện lực dầu khí Việt Nam (POW
– 308 triệu USD). Trong thời gian tới, thị
trường đang mong chờ IPO của các tên
tuổi lớn khác như Tổng Công ty Bia Rượu
Nước giải khát Hà Nội (Habeco), TCT
Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) và TCT
Lương thực Miền Nam (Vinafood II)
Những con số này, cùng với kết quả khảo
sát của chúng tôi, cho thấy rằng việc cổ
phần hóa và thoái vốn của các DNNN vẫn
sẽ tiếp tục là câu chuyện đáng chú ý trong
năm 2018
12
70%
20%
11%
62%
31%
7%
Mua ròng Cân bằng Bán ròng
2017 2018
7% 33%
24%
20%
11%
7%
11%
33%
52%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
2018
2017
Thoái vốn từ các doanh nghiệp
Doanh nghiệp tư nhân/gia đình
Thị trường chứng khoán niêm yết
Giao dịch mua bán thứ cấp
Thoái vốn các DNNN
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Các ngành hấp dẫn đầu tư
Với dân số 95 triệu người1 cùng với sự gia tăng
của tầng lớp thu nhập trung lưu, “Thực phẩm
và đồ uống” vẫn là ngành có tốc độ tăng
trưởng cao và thu hút đầu tư nước ngoài nhất.
Tiếp theo là ngành chăm sóc sức khỏe và
dược phầm và Bán lẻ. Đây cũng là những
ngành có liên hệ chặt chẽ với thị trường tiêu
dùng Việt Nam.
Đầu tư tư nhân vào ngành Thực phẩm và đồ
uống vẫn tiếp tục sôi động. Các nhà đầu tư tích
cực nhất đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản,
Singapore, Thái Lan và một số nhà đầu tư trong
nước. Một số giao dịch lớn bao gồm Tập đoàn
CJ (Hàn Quốc) mua 64,9% Công ty TNHH
Thực phẩm Minh Đạt và 71,6% CTCP Thực
phẩm Cầu Tre; Kido mua lại 65% cổ phần của
CTCP Dầu Tường An; Tập đoàn Earth
Chemical (Nhật Bản) mua lại 100% CTCP Á Mỹ
Gia; và tập đoàn Daesang (Hàn Quốc) đã mua
100% cổ phần của CTCP Đức Việt.
Nhu cầu đầu tư vào giáo dục tại Việt Nam cũng
đang ngày càng gia tăng. Hệ thống các chuẩn
mức xã hội và đạo đức của Việt Nam chú trọng
tầm quan trọng của giáo dục; trong khi thu nhập
của người dân ngày càng tăng. Nhờ đó, ngày
càng có nhiều gia đình có đủ khả năng chi trả
cho các hình thức giáo dục chất lượng cao. Hai
năm qua đã chứng kiến một số lượng đáng kể
các khoản đầu tư cá nhân vào lĩnh vực giáo
dục, đặc biệt phải kể đến là thương vụ Mekong
Capital đầu tư 4,9 triệu USD vào CTCP Giáo
dục Yola; EQT Capital Partners đầu tư vào
Trung tâm Đào tạo Anh ngữ ILA; và TPG mua
lại cổ phần của Trường quốc tế Việt Úc (VAS)
từ Mekong Capital và quỹ Maj Invest
Mặc dù không phải là ngành được lựa chọn cao
trong danh sách cách ngành, song, chúng tôi
cho rằng Năng lượng xanh/Năng lượng tái
tạo đặc biệt là năng lượng mặt trời sẽ có mức
hoạt động đầu tư rất tích cực trong năm 2018,
với các ưu đãi do Chính phủ đưa ra. Tiêu biểu
mức giá mua điện cam kết 9.35 cent/kWh cố
định cho 20 năm cho các dự án điện mựt trời có
ngày bắt đầu hoạt động trước 30/06/2019 sẽ là
động lực thúc đẩu nhiều dự án tăng tốc trong
năm 2018 để đạt được sự ưu đãi này.
CÁC NGÀNH ĐẦU TƯ HẤP DẪN NHẤT
1 Số liệu của Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam
13%
13%
12%
9%
9%
7%
7%
7%
7%
6%
6%
4%
1%
0% 2% 4% 6% 8% 10% 12% 14% 16%
Thực phẩm và đồ uống
Chăm sóc sức khỏe và dược phẩm
Bán lẻ
Vận chuyển và logistics
Giáo dục
Bất động sản
Dịch vụ tài chính
CNTT, truyền thông và viễn thông
Khách sạn và Giải trí
Năng lượng xanh/ năng lượng tái tạo
Nông nghiệp
Xây dựng và vật liệu xây dựng
Dầu khí và tài nguyên thiên nhiên
13
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Các yếu tố chính dẫn đến thất bại của
giao dịch
Theo kết quả khảo sát của Chúng tôi, Sự
khác biệt trong kỳ vọng về giá của bên mua
và bên bán là yếu tố lớn nhất dẫn đến thất bại
của giao dịch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến
việc các bên có thể có kỳ vọng khác nhau về
giá. Ví dụ: kỳ vọng khác nhau về triển vọng
kinh doanh, áp dụng các phương pháp định
giá khác nhau, giả định khác nhau. Hay hỳ
vọng giá của một nhà đầu tư tài chính cũng
có thể khác biệt rất nhiều so với kỳ vọng của
một nhà đầu tư ngành. Việc bên mua và bên
bán có kỳ vọng giá khác nhau là rất thường
xuyên, tuy nhiên, điều quan trọng là hai bên
cố gắng hiểu quan điểm của bên kia và cùng
nhau cố gắng thu hẹp cách biệt về giá.
Thiếu minh bạch trong hoạt động kinh doanh
cũng là yếu tố có thể khiến giao dịch thất bại.
Đây là vấn đề thường xuyên gặp phải ở các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh
nghiệp nhà nước với hệ thống quản trị cũ kỹ.
Đối với các đối tượng này quản trị doanh
nghiệp vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ
đối với nhiều doanh nghiệp.
Ngoài ra, một số các yếu tố quan trọng khác
được đa số người tham gia phỏng vấn chỉ ra,
bao gồm các vấn đề khó khăn về pháp lý
(59,6%) hay sự khác biệt về văn hoá doanh
nghiệp (48,9%) dẫn đến sự thất bại của giao
dịch.
CÁC YẾU TỐ DẪN ĐẾN THẤT BẠI CỦA GIAO DỊCH
Thiếu minh bạch và
Khác biệt trong kỳ
vọng định giá
“Thiếu minh bạch” và “Khác biệt trong
kỳ vọng định giá” là 2 yếu tố khiến
thương vụ thất bại, theo 87,2% và
76,6% ý kiến khảo sát.
68%
68%
23%
9%
9%
9%
4%
11%
9%
19%
36%
21%
17%
21%
38%
38%
6%
6%
11%
34%
13%
15%
9%
6%
13%
4%
28%
26%
47%
23%
30%
30%
4%
2%
2%
11%
15%
32%
19%
15%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Sự khác biệt trong kỳ vọng định giá
Thiếu minh bạch
Vấn đề pháp lý
Thiếu sự chuẩn bị từ phía bên bán
Vấn đề thuế
Quá trình giao dịch kéo dài
Thiếu quyết tâm hoàn thành giao dịch
Sự khác biệt về văn hóa doanh nghiệp
Rất quan trọng Khá quan trọng Trung lập Quan trọng Ít quan trọng
14
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Các yếu tố chính cần quan tâm khi đầu tư
vào Doanh nghiệp tư nhân
“Đội ngũ Quản lý mạnh” là yếu tố quan trọng
nhất khi cân nhắc đầu tư vào các doanh
nghiệp tư nhân của Việt Nam, với lựa chọn
bởi 21% số người tham gia khảo sát. Yếu tố
quan trọng kế tiếp là “Sự phù hợp về mặt
chiến lược” và “Tính minh bạch trong hoạt
động kinh doanh”
“Tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh”
thường xuyên được xem là một trong ba yếu
tố quan trọng nhất cần cân nhắc khi đầu tư
vào Việt nam, theo các khảo sát gần đây của
chúng tôi. Việc minh bạch hệ thống quản lý tài
chính, hoạt động kinh doanh và quy trình kinh
doanh sẽ giúp tăng mức độ tự tin của nhà đầu
tư vào giao dịch và tăng khả năng thành công
cho giao dịch.
“Sự phù hợp về mặt chiến lược” và “Sự phù
hợp về mặt văn hóa” cũng là hai yếu tố cốt
yếu khi nhà đầu tư chiến lược xem xét một cơ
hội đầu tư, chiếm tương ứng 17,2% và 16,4%
trong số các yếu tố quan trọng khác cần xem
xét.
CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG NHẤT CẦN XEM XÉT KHI ĐẦU TƯ VÀO VIỆT NAM
21%
17%
16%
11%
10%
7%
7%
7%
2%
0% 5% 10% 15% 20% 25%
Đội ngũ quản lý mạnh
Sự phù hợp về mặt chiến lược
Tính minh bạch trong hoạt động
Sự phù hợp về văn hóa
Vị trí/thương hiệu mạnh
Khả năng tăng trưởng ấn tượng
Kết quả kinh doanh quá khứ
Dòng tiền mạnh
Lợi ích về thuế
15
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved. 16
DANH MỤC ĐẦU TƯ
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Danh mục đầu tư
Lựa chọn
Quản trị chiến lược
15% - 20%
Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu bởi 44% số ý
kiến khảo sát
20% - 25%
Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu được lựa chọn bởi
50% số nhà đầu tư là các Quỹ đầu tư
Đóng góp của nhà đầu tư đối với
các doanh nghiệp nhận đầu tư
Lựa chọn
Quản trị doanh
nghiệp
21%
19%
17
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với danh
mục đầu tư tư nhân
Đa số những người được khảo sát vẫn kỳ vọng có mức
tỷ suất lợi tức từ 15% đến 20%.
Dữ liệu của chúng tôi cũng cho thấy các nhà quản lý quỹ
và các nhà đầu tư là các doanh nghiệp (nhà đầu tư
ngành) có yêu cầu rất khác nhau về tỷ suất lợi tức.
Phần lớn (71%) các quỹ đầu tư và các nhà quản lý quỹ
yêu cầu mức suất lợi nhuận tối thiểu là 20%, trong đó
21% yêu cầu mức suất lợi nhuận đạt trên 25%. Trong khi
đó, suất lợi nhuận yêu cầu của 75% các nhà đầu tư là
các doanh nghiệp là từ 15 đến 20%.
TỶ SUẤT LỢI TỨC YÊU CẦU ĐỐI VỚI DOANH MỤC ĐẦU TƯ TƯ NHÂN
Tỷ suất lợi nhuận yêu cầu lớn hơn 15%
Phần lớn nhà đầu tư kỳ vọng suất lợi nhuận từ 15-20%. Các quỹ đầu tư (nhà đầu tư tài chính) nói chung có yêu cầu lợi tức cao hơn các
nhà đầu tư ngành
7%
44%
36%
13%
2018
Dưới 15% Từ 15% đến 20% Từ 20% đến 25% Trên 25%
75%
29%
25%
50% 21%
0% 20% 40% 60% 80% 100%
Nhà đầu tư tổ chức/ doanh nghiệp
Quỹ Đầu tư / Công ty quản lý Quỹ
Từ 15% đến 20% Từ 20% đến 25% Trên 25%
18
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Các lĩnh vực điều hành nhà đầu tư muốn
tham gia vào tại các công ty đầu tư
Để đạt được mức sinh lời cao trong
đầu tư PE, các nhà đầu tư cần
tham gia vào quá trình điều hành
của các Doanh nghiệp nhận đầu tư.
Kết quả khảo sát của chúng tôi cho
thấy Quản trị chiến lược là lĩnh vực
cần đến đóng góp của các nhà đầu
tư nhất, tiếp theo là quản trị doanh
nghiệp và lập kế hoạch tài chính.
Mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam
phải đối mặt với những vấn đề
quan trọng trong quản trị doanh
nghiệp và minh bạch trong kinh
doanh, những đóng góp này có thể
giúp các Doanh nghiệp nâng cao
hiệu quả hoạt động, và nhờ đó gia
tăng giá trị cho các cổ đông.
So với kết quả khảo sát năm ngoái,
yếu tố “quản trị vận hành" đã tăng
từ 3.2% lên 13,3 %. Điều này cho
thấy các nhà đầu tư PE đang ngày
càng quan tâm hơn đến việc cải
thiện hiệu quả hoạt động, hơn việc
chỉ đơn thuần cấu trúc lại về mặt tài
chính.
NHỮNG LĨNH VỰC CẦN ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
Quản trị chiến lược
“Quản trị chiến lược“ và "Quản trị doanh nghiệp" là 2 lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà đầu tư
22%
19%
13%
13%
11%
8%
7%
4%
2%
Quản trị chiến lược
Quản trị doanh
nghiệp
Quản trị hoạt động
Lập kế hoạch tài
chính
Kiến thức về ngành
Cải tiến và đổi mới
Tiếp cận nguồn vốn
Kiểm soát chi phí
Quản lý quan hệ với
ngân hàng
Khác
19
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved. 20
KẾ HOẠCH THOÁI VỐN
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Kế hoạch thoái vốn
Kỳ vọng hệ số nhân
thoái vốn trong
khoảng 5X-10X
EBITDA
Kỳ vọng mức độ
thoái vốn trên thị
trường sẽ giữ
nguyên trong 12
tháng tiếp theo
Cho rằng “Bán lại cho
nhà đầu tư ngành” là
hình thức thoái vốn
được ưa chuộng nhất
đối với các khoản đầu
tư tư nhân
49% 38%
38%
21
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Hệ số nhân thoái vốn
Đa số ý kiến vẫn cho rằng hệ số thoái vốn kỳ vọng ở
mức từ “5X đến 10X EBITDA”. Tuy nhiên, kết quả khảo
sát năm nay cho thấy rất nhiều người đã nâng kỳ vọng
về hệ số thoái vốn lên. 15,6% số người được hỏi mong
đợi hệ số thoái vốn EBITDA từ 15x đến 20x, trong khi
con số này năm ngoái chỉ ở mức 2,4%.
HỆ SỐ NHÂN THOÁI VỐN KỲ VỌNG ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ PE
9%
18%
38%
18%
16%
2%
0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40%
<3x EBITDA
3x - 5x EBITDA
5x - 10x EBITDA
10x - 15x EBITDA
15x - 20x EBITDA
>20x EBITDA
22
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Các chiến lược thoái vốn
CHIẾN LƯỢC THOÁI VỐN HẤP DẪN CHO ĐẦU TƯ PE
DỰ BÁO MỨC ĐỘ THOÁI VỐN TRONG 12 THÁNG TỚI
IPO và Bán lại cho nhà đầu tư ngành là hai Phương án
thoái vốn hấp dẫn nhất
Nhà đầu tư PE cần lập kế
hoạch thoái vốn sớm. Các quỹ
đầu tư PE thường thoái vốn
sau 3-5 năm. Do đó, mức độ
thoái vốn phụ thuộc rất lớn
vào chu kỳ kinh doanh của
quỹ.
Đa số ý kiến khảo sát vẫn cho
rằng mức độ thoái vốn sẽ
không thay đổi trong năm
2018 (48,9%). Tuy nhiên, con
số này thể hiện sự sụt giảm
đáng kể so với kết quả khảo
sát năm ngoái (61,9%). Kết
quả này được đưa ra sau một
loạt các sự kiện thoái vốn vào
năm 2017 như việc ngoái vốn
trong ngành ngân hàng hoặc
các thương vụ thoái vốn của
các quỹ đầu tư lớn.
Phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng (IPO) và Bán lại
cho nhà đầu tư ngành vẫn là
hai chiến lược thoái vốn được
sử dụng nhiều nhất. Trong đó,
“Bán lại cho nhà đầu tư
ngành” vẫn là phương án
thoái vốn được lựa chọn
nhiều nhất, kế đến là IPO
đứng vị trí thứ hai.
Thoái vốn bằng cách IPO và
niêm yết tuy vậy vẫn có nhiều
thách thức để có thể có một
sự “thoái vốn hoàn toàn”, khi
thị trường vốn Việt nam vẫn
còn chưa phát triển, và
khoảng cách lớn về yêu cầu
quản trị doanh nghiệp đối với
một doanh nghiệp tư nhân để
có thể sẵn sàng niêm yết.
Ngoài ra, nhà đầu tư chính
thường không thể bán hết
phần sở hữu của mình tại thời
điểm IPO do việc tiếp tục duy
trì một phần sở hữu lớn sẽ
cần để đảm bảo niềm tin cho
các nhà đầu tư tổ chức và nhà
đầu tư khác, cũng như trước
yêu cầu của thị trường chứng
khoán rằng họ không được
bán phần sở hữu trong một
khoảng thời gian nhất định
sau IPO
Mặc khác thì việc giữ lại một
khoản sở hữu trong công ty
mới niêm yết cũng đem lại cơ
hội cho nhà đầu tư tiếp tục có
được lợi ích từ sự gia tăng giá
trị của công ty.
31% 38%
62% 49%
7% 13%
2017 2018
Tăng Giữ nguyên Giảm
36% 33%
33% 38%
24% 13%
7%
7% 7%
2017 2018
IPO hoặc niêm yết Bán lại cho nhà đầu tư ngành
Bán lại cho nhà đầu tư tài chính Ban lãnh đạo mua lại
Tái cấu trúc vốn Khác
23
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved. 24
THÔNG TIN KHẢO SÁT
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Grant Thornton và khảo sát về Đầu tư tư nhân
Tháng 3 năm 2017
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA KHẢO SÁT PE VÀO THÁNG 3 NĂM 2018
Đây là bản báo cáo khảo sát hàng năm do Grant
Thornton Việt Nam thực hiện, dựa trên ý kiến phản hồi
từ những người ra quyết định đầu tư trong lĩnh vực
Đầu tư tư nhân, cư trú ở cả trong và ngoài Việt Nam.
Trong bản báo cáo này chúng tôi, một lần nữa, tìm hiểu
quan điểm hiện tại của các nhà đầu tư tại Việt Nam về
tình hình kinh tế nói chung, những ngành kinh tế thu
hút đầu tư và các trở ngại đối với việc đầu tư.
Cuộc khảo sát này được thực hiện trong tháng 2 và
tháng 3 năm 2018.
31%
9%
4%
33%
9%
4%
9%
Quỹ đầu tư/ Công ty Quản lý
quỹ
Ngân hàng
Công ty chứng khoán
Công ty tư vấn/ pháp lý
Nhà đầu tư tổ chức/ doanh
nghiệp
Nhà đầu tư tư nhân
Khác
25
©2018 Grant Thornton Vietnam Limited. All rights reserved.
Liên hệ
Nguyễn Chí Trung
Tổng giám đốc
T +84 24 3850 1616
E ChiTrung.Nguyen@vn.gt.com
Nguyễn Thị Vĩnh Hà
Giám đốc khối dịch vụ tư vấn
T +84 24 3850 1600
E VinhHa.Nguyen@vn.gt.com
Kenneth Atkinson
Chủ Tịch
T +84 28 3910 9108
E Ken.Atkinson@vn.gt.com
26
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dau_tu_tu_nhan_o_viet_nam_ky_vong_tang_truong.pdf